Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH MARKETING MIX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CHOLIMEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 103 trang )

 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH MARKETING - MIX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THỰC PHẨM CHOLIMEX

PHAN THỊ MỸ LÝ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012 

 
 


 
 

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế,
trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “THỰC
TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
MARKETING - MIX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CHOLIMEX”
do Phan Thị Mỹ Lý, sinh viên khóa 35, ngành Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp, đã


bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Thầy TRẦN MINH HUY
Giáo viên hướng dẫn

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

năm 2012

Ngày

 
 

 
 

năm 2012

tháng


năm 2012


 
 

LỜI CẢM TẠ
Lời cảm ơn đầu tiên con xin gửi đến Ba Mẹ và tất cả những người thân của tôi.
Những người đã sinh thành, nuôi dưỡng, chăm lo dạy bảo tôi từ khi còn bé cho đến lúc
trưởng thành.
Trong suốt bốn năm học vừa qua là khoảng thời gian không dài nhưng cũng
không ngắn để bất cứ một ai có thể tự trang bị cho mình một phần vốn kiến thức
chuyên môn. Đối với tôi, để có được những kiến thức ấy đòi hỏi phải có sự nỗ lực học
tập, tư duy và đào sâu nghiên cứu cũng như sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình từ các
giảng viên của Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM đặc biệt là các giảng viên ở khoa
Kinh Tế, những người đã không ngừng đưa ra những phương pháp giảng dạy khác
nhau để sinh viên chúng tôi có thể tiếp thu cũng như ứng dụng được những kiến thức
ấy vào bài Khóa Luận Tốt Nghiệp của mình và sau này có thể áp dụng tốt những kiến
thức đó vào trong thực tế.
Để có thể hoàn thành khóa luận này, thầy Trần Minh Huy luôn tận tình hướng
dẫn, sửa chữa những sai sót từ khi nó còn là một đề cương chi tiết cho đến khi hoàn
chỉnh như bây giờ. Đồng thời Cô cũng đã đưa ra những ý kiến đóng góp chân thành để
giúp tôi có những định hướng đúng đắn về bài khóa luận của mình. Tôi xin gửi đến Cô
lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Bên cạnh đó, tôi cũng mong muốn bày tỏ lời cảm ơn đến anh Trần Minh Trí
giám đốc kinh doanh và các Cô Chú, các Anh Chị ở các phòng ban, đặc biệt các anh,
chị trong phòng kinh doanh nội địa thuộc Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Cholimex đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu hoạt động kinh doanh thực tế của Công
Ty cũng như việc thu thập những số liệu cần thiết.

Và sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các tác giả các tác phẩm, các tư liệu đã
được sử dụng trong khóa luận này. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !!!
Tp.HCM, tháng 12 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Mỹ Lý

 
 


 
 

NỘI DUNG TÓM TẮT 
 

PHAN THỊ MỸ LÝ. Tháng 11 năm 2012. “Thực Trạng Và Một Số Giải
Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Marketing - Mix Tại Công Ty Cổ Phần Thực
Phẩm Cholimex”.

PHAN THI MY MY. November 2012. “Situation And A Number Of
Solution Complete Marketing Policy - Mix At Cholimex Food Joint Stock
Company”.

Khóa luận đi sâu vào vào tìm hiểu và phân tích các hoạt động Marketing - mix,
dựa trên cơ sở phân tích đánh giá những số liệu được Công ty cung cấp. Ngoài ra,
khóa luận còn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing - mix. Từ đó
biết được thực trạng Marketing - mix hiện tại của Công ty để có những giải pháp tốt
hơn nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu Công ty rộng khắp. Nội dung cụ thể của
Khóa luận bao gồm:

- Tình hình chung về thị trường tiêu thụ thực phẩm hiện nay
- Tình hình hoạt động kinh của Công Ty cổ phần thực phẩm Cholimex
- Thực trạng hoạt động Marketing - mix của Công ty cổ phần thực phẩm
Cholimex
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing - mix của Công ty
- Phân tích SWOT
- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing - mix nhằm mở rộng
thị trường của Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex.

 

 
 

 


 
 

MỤC LỤC
_Toc343158095

DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ xi
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................. xii

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ................................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................3

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................3
1.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3
1.3.1.Thời gian nghiên cứu ..........................................................................................3
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................................3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................3
1.4. Cấu trúc luận văn .....................................................................................................4
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN .......................................................................................5
2.1. Sơ lược về Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex..................................................5
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex 5
2.1.2. Mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh doanh.................................................7
2.1.3. Sản phẩm và thị trường kinh doanh......................................................................8
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty....................................................................9
2.1.5 Năng lực kinh doanh của Công ty .........................................................................9
2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty ......................................................................12
2.2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý .........................................................................................12
2.2.2. Chức năng của các bộ phận ................................................................................12
CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................16
vi 


 
 

3.1. Các khái niệm ........................................................................................................16
3.1.1. Khái niệm và vai trò của Marketing ...................................................................16
3.1.2. Nội dung của quản trị Marketing trong doanh nghiệp .......................................18
3.2. Phát triển chính sách Marketing - mix để mở rộng thị trường ..............................23
3.2.1. Tổng quan về chính sách Marketing - mix trong doanh nghiệp.........................23
3.2.2 Tổng quan về chiến lược mở rộng thị trường ......................................................33

3.2.3 Phát triển chính sách Marketing - mix để mở rộng thị trường ............................37
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...............................41
4.1. Tình hình chung về thị trường tiêu thụ thực phẩm tại Việt Nam hiện nay. ..........41
4.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm Cholimex ........42
4.3 Thực trạng hoạt động Marketing - mix của Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex
......................................................................................................................................47
4.3.1. Đánh giá chung về hoạt động Marketing của Công ty .......................................47
4.3.2. Thực trạng hoạt động Marketing - mix của Công ty ..........................................48
_Toc3431581354.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing - mix của Công ty64

4.4.1 Môi trường vĩ mô.................................................................................................65
4.4.2. Môi trường vi mô................................................................................................68
4.5. Ma trận .................................................................................................................73
4.6. Một số giải pháp nhằm Hoàn thiện chính sách Mareting - mix để Mở rộng thị
trường ...........................................................................................................................74
4.6.1 Định hướng phát triển của Công ty đến năm 2015 .............................................74
4.6.2. Đề xuất một số giải pháp về Marketing - Mix cho công ty nhằm mở rộng thị
trường ...........................................................................................................................77
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................86
5.1. Kết luận..................................................................................................................86
5.2. Kiến nghị ...............................................................................................................87
5.2.1 Đối với Công ty....................................................................................................87
5.2.2. Đối với nhà nước ................................................................................................87
vii 


 
 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 

BH

Bán hàng

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CCDV

Cơ cấu dịch vụ

CHOLIMEX FOOD

Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex

CLM

Cholimex Food

CPKM

Chi phí khuyến mãi

CPQC

Chi phí quảng cáo

DN


Doanh nghiệp

DT

Doanh thu

ĐVT

Đơn vị tính

EU

Khối Liên Minh Châu Âu

HACCP

Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn

(Hazard Analysis and Critical Control Point)
GMP

Tiêu chuẩn chất lượng thực hành sản xuất tốt (Good

Manufacturing Practice)
HC - TC

Hành chính - tài chính

HĐQT


Hội đồng quản trị

KT - XH

Kinh tế - xã hội

NTD

Người tiêu dùng

NXB

Nhà xuất bản



Quyết định

QĐUB

Quyết định ủy ban

SHTT

Sở hữu trí tuệ
viii 


 
 


SSOP

Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh

(Sanitation Standard Operating Procedures)
SX

Sản xuất

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TM - DV

Thương mại dịch vụ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành Phố

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh


TTTH

Tính toán tổng hợp

TV

Tivi

UBND

Ủy ban nhân dân

USA

Nước Mỹ (United States of America)

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade

Organization)
XNK

Xuất nhập khẩu

ix 


 
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Các Chiến Lược Mở Rộng Thị Trường ........................................................33
Bảng 4.1 Kết Quả Hoạt Động Sxkd .............................................................................43
Bảng 4.2 Kết Quả Kinh Doanh Xuất Khẩu Sang Các Nước ........................................45
Bảng 4.3 So Sánh Các Dòng Sản Phẩm Chính Của Công Ty Với Các Đối Thủ Cạnh
Tranh .............................................................................................................................49
Bảng 4.4 Cơ Cấu Doanh Thu Thep Sản Phẩm .............................................................52
Bảng 4.5 Chiết Khấu Của CácĐại Lý Cấp ..................................................................55
Bảng 4.6 Kết Quả Kinh Doanh Nội Địa .......................................................................57
Bảng 4.7 Doanh Số Xuất Khẩu Theo Thị Trường .......................................................58
Bảng 4.8 Chi Phí Quảng Cáo Và Khuyến Mãi Của Công Ty ......................................60
Bảng 4.9 Chương Trình Khuyến Mãi ...........................................................................62
Bảng 4.10 Bảng Tương Quan So Sánh Năng Lực Của Công Ty .................................70
Bảng 4.11 Danh Sách Các Nhà Cung Cấp Nguyên Vật Liệu Chính ...........................71
Bảng 4.12 Ma Trận Swot..............................................................................................72




 
 

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Của Công Ty .......................................................................12
Hình 3.1 Mô Hình 4P Của Phức Hợp Marketing - Mix ...............................................25
Hình 3.2 Mô Hình 3c’s .................................................................................................29
Hình 4.1 Tỷ Trọng Kinh Doanh Xuất Khẩu So Với Tổng Doanh Thu ........................45
Hình 4.2 Đồ Thị Cơ Cấu Doanh Thu Theo Sản Phẩm .................................................53
Hình 4.3 Đồ Thị Cơ Cấu Doanh Thu Theo Kênh Phân Phối .......................................57

Hình 4.3 Tỷ Trọng Doanh Số Xuất Khẩu Theo Thị Trường........................................59

xi 


 
 

DANH MỤC PHỤ LỤC
 

Phụ lục 1: Quy trình sản xuất các loại sản phẩm Sauce, gia vị
Phụ lục 2: Tất cả sản phẩm của Cholimex Food
Phụ lục 3: Một số hình ảnh sản phẩm của Cholimex Food

 

xii 


 
 

CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
 

1.1.Đặt vấn đề
“Cuộc đời là một biển cả - nếu không tự bơi lên, bạn sẽ bị nó nhấn chìm” Điều
này đã trở thành quy luât, ngay cả với hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế hàng

hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
Mô hình kinh tế mà Việt Nam đang áp dụng trên con đường phát triển. Nếu chừng một
hai thập niên trước đây, thuật ngữ “Marketing” còn rất xa lạ, thì ngày nay nó đã trở
thành một danh từ quen thuộc, được sử dụng trong cả môi trường học thuật, kinh
doanh cũng như các hoạt động phi lợi nhuận khác. Từ khi xuất hiện đến nay đã gần
một thế kỷ, Marketing đã luôn luôn khẳng định và ngày càng tỏ rõ vai trò cũng như lợi
ích của nó đối với các hoạt động KT - XH. Khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát
triển, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì thuật ngữ Marketing trở nên quen thuộc hơn,
đặc biệt là Marketing -mix được xem như một công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp
phát triển, nâng cao vị thế trên thương trường.
Là môn khoa học bổ trợ cho hoạt động kinh doanh, thế giới của Marketing rất
rộng lớn và phức tạp. Marketing hiện đại bắt đầu từ nhu cầu thị trường đến sản xuất,
phân phối và bán hàng hoá để thoả mãn nhu cầu đó “bán cái mà thị trường cần”.
Marketing hiên đại cũng đòi hỏi nhiều thứ hơn là tạo ra hàng hoá tốt, định giá hấp dẫn
và thiết kế kênh phân phối hợp lý. Để hiểu và áp dụng được Marketing, chúng ta cần
hiểu các luận thuyết, triết lý và bản chất của Marketing từ đó mới có thể đi đến việc áp
dụng các phương pháp Marketing vào thực tế được đúng đắn và mang tính khoa học.
Tuy nhiên, Marketing không chỉ là một môn học mà nó còn có thể được xem như một
loại hình nghệ thuật. Do đó, các nhà kinh doanh không thể và không nên áp dụng một
cách cứng nhắc những gì được học mà phải biết kết hợp tính sáng tạo, sự mềm dẻo của
nghệ thuật kinh doanh cùng với những cảm nhận và kinh nghiệm bản thân. Trên cơ sở

 


 
 

những kiến thức về bản chất của Marketing, phương pháp tiến hành Marketing, nhà
kinh doanh lập kế hoạch, đề ra đường lối Marketing thích ứng với tình hình môi

trường kinh doanh hiện tại.
Như chúng ta đã biết, năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập Tổ Chức
Thương Mại Thế Giới WTO. Từ đó đến nay, Việt Nam đã có những bước chuyển
mình rõ rệt. Trong đó, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao và người
dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe. Điều này được thể hiện trong việc quyết định
chọn mua một sản phẩm nào đó. Có thể nói rằng, hàng hóa được người dân mua nhiều
nhất là thực phẩm. Mặc khác, từ bao đời nay, lương thực thực phẩm được xác định là
mặt hàng thiết yếu, là vấn đề được quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Nó đóng vai
trò chủ đạo đảm bảo sự phát triển kinh tế của đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng,
phục vụ đắc lực và có hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Bên cạnh đó, lương thực thực phẩm không chỉ đáp ứng cho nhu cầu tất yếu trong đời
sống hằng ngày của con người mà nó còn là nguồn nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho
hoạt động sản xuất trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, theo đánh giá
chung thì ngành chưa thực sự khẳng định được vai trò to lớn của mình trong sự nghiệp
phát triển của đất nước. Phải chăng, các doanh nghiệp ngành thực phẩm chưa phát
triển tương xứng với tiềm năng của mình là do hầu hết đều chưa chú trọng đến công
tác Marketing, chưa có được một chiến lược Marketing - Mix hoàn thiện để chiếm lĩnh
thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ. Sự khắc nghiệt của
thương trường đã giúp các nhà kinh doanh nhận thức một điều thấm thía rằng những
cơ hội thì không nhiều còn những nguy cơ và rủi ro thì lại không thiếu. Càng ngày,
những người làm kinh doanh càng nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc nắm
bắt thông tin, thị trường, giá cả, cung cầu, cạnh tranh, tổ chức bán hàng, các hoạt động
xuất nhập khẩu.
Trước tình hình đó, muốn dành được ưu thế cạnh tranh, đứng vững và phát triển
Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Cholimex (Cholimex food) cần phải xây dựng và phát
triển một chính sách Marketing - Mix (hỗn hợp) giúp Công ty mở rộng thị trường,
giành thị phần khẳng định vị trí trên thương trường.


 



 
 

Nhận thức được vấn đề đó, sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thực
phẩm Cholimex, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo - Ths. Trần Minh Huy, tác
giả quyết định chọn đề tài “Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện chính sách
Marketing - mix tại Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex” để làm luận văn tốt nghiệp
của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Khóa luận tập trung tìm hiểu thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện chính
sách Marketing - mix tại Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về Marketing - mix, đề tài làm rõ
vai trò và chức năng của Marketing - mix trong việc mở rộng thị trường
- Phân tích thực trạng hoạt động Marketing và chính sách Marketing - mix đối
với việc mở rộng thị trường của Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex từ đó đánh giá
những tồn tại và từ đó đưa ra giải pháp khắc phục.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách Marketing - mix để mở
rộng thị trường của công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1.Thời gian nghiên cứu
- Số liệu thu thập trong 3 năm 2009 - 2011
- Thời gian thực hiện: từ tháng 8/2012 đến 11/2012
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Tại Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
- Ngành hàng nghiên cứu: Ngành hàng thực phẩm Việt Nam.

- Nhãn hàng nghiên cứu: Cholimex


 


 
 

1.4. Cấu trúc luận văn
- Chương I: MỞ ĐẦU
Khái quát lý do chọn đề tài nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu trong phạm vi
giới hạn về địa bàn và thời gian định sẵn.
- Chương II: TỔNG QUAN
Giới thiệu sơ lược về Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex, mô tả những đặc
trưng cơ bản về Công như: quá trình hình thành và phát triển của công ty, lĩnh vực
kinh doanh, sản phẩm và thị trường tiêu thu, chức năng và nhiệm vụ của Công ty, sơ
đồ cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận; phòng ban trong Công ty.
- Chương III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trình bày những khái niệm về Marketing, Marketing - mix và các chiến lược
nhằm mở rộng thị trường.
- Chương IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU
Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thực phẩm
Cholimex, thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của Công ty,
những mặt đạt được và chưa đạt được.Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện
chính sách Marketing - mix của Công ty.
- Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Thông qua các kết quả phân tích được từ đó đưa ra các kết luận và kiến nghị để
Công Ty có cơ sở áp dụng.



 


 
 

CHƯƠNG II
TỔNG QUAN

2.1. Sơ lược về Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thực phẩm
Cholimex
a) Giới thiệu về Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex
- Tên Công ty

: Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex

- Tên giao dịch: Cholimex food joint stock company
- Tên viết tắt: Cholimexfood JSC
- Hình thức sở hữu: Tập thể (Nhà nước nắm cổ phần chi phối 41% vốn điều lệ)
- Ngày thành lập: 02 – 06 – 1983
- Trụ sở chính

: Đường số 7, KCN Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, TP

HCM
- Điện thoại: (08) – 37 653315 – 37 653389 – 37 653390 – 37 653391
- Fax: (08) – 37 653025
- Địa chỉ giao dịch: 629B Nguyễn Trãi – Quận 5, TP HCM

- Điện thoại: (08) – 38550649 – 3 38552724
- Fax: (08) – 38 551908
- E-mail:
- Mã số thuế: 0304475742
- Số tài khoản : 025.1.00.0000526 Tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bình
Tây TP HCM

 


 
 

- Vốn điều lệ :

81.000.000.000 (Tám mươi mốt tỷ đồng)

Gần 30 năm hoạt động, thương hiệu Cholimex Food đã trở thành một thương hiệu
mạnh hàng đầu với các sản phẩm: tương ớt, tôm đông lạnh, các loại nông sản chế biến,
há cảo, chả giò…Sản phẩm công ty sản xuất hiện nay đã có chỗ đứng vững chắc trên
thị trường, với doanh thu và thị phần chiếm lĩnh, Cholimex Food được xem là thương
hiệu thông dụng và gần gũi trong nước và nước ngoài.
Phương châm hoạt động của công ty là uy tín, chất lượng và lợi ích chung của mọi
người. Công ty luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của quý khách hàng để xây
dựng thường hiệu, sản phấm thương hiệu ngày càng tốt hơn và tạo uy tín rộng lớn hơn.
Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Cholimex là tổ chức hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp và các luật khác có liên quan.
Công ty là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân độc lập phù hợp với pháp luật
Việt Nam, có con dấu riêng, hoạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, được phép
mở tài khoản tại các ngân hàng Việt Nam và nước ngoài, chịu trách nhiệm tài chính

hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ của Công ty.
b) Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex
Theo quyết định số 73/QĐUB ngày 15 – 04 – 1981, UBNDTP cho phép thành
lập Xí nghiệp Hợp Doanh Xuất Nhập Khẩu Trực Dụng trực thuộc quận 5 với tên gọi
tắt là Cholimex. Sự ra đời của Xí nghiệp dựa trên nền tảng từ những thế mạnh tiềm
năng của Việt Nam. Những ngày đầu thành lập, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
của Công ty mang tính tổng hợp đa ngành. Trong đó, các bộ phận chuyên ngành thu
mua và chế biến các mặt hàng thủy sản, nông, dược phẩm... nhằm phục vụ cho nhu
cầu sống của người dân thành phố cũng như của cả nước.
Cuối năm 1982 theo quyết định số 11/HĐQT của hội đồng bộ trưởng và chủ
trương của UBND quận ủy nhân dân quận 5 chỉ đạo cho Ban Giám Đốc Xí nghiệp
Hợp Doanh Xuất Nhập Khẩu Trực Dụng sang sản xuất bằng cách hình thành Xí
nghiệp hợp doanh chế biến hàng xuất khẩu.
Đến ngày 02 – 06 –1983 UBND TP. HCM ra quyết định 78/QĐUB chia Công
ty hợp danh xuất nhập khẩu Trực Dụng quận 5 ra làm 2 tổ chức:

 


 
 

Xí nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu quận 5
Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu quận 5
Năm 1988 để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tăng cường lực lượng sản
xuất cũng như tiếp nhận thêm cơ sở vật chất Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu quận 5
được chuyển thành Xí nghiệp chế biến hải sản và thực phẩm xuất khẩu và Xí nghiệp
vẫn là một đơn vị hoạch toán báo sổ.
Ngày 07/09/1989 UBND TP. HCM ban hành quyết định 172/QĐUB chuyển Xí
nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu quận 5 thành Liên Hiệp sản xuất kinh doanh xuất

nhập khẩu quận 5 và quyết định này nêu rõ Xí nghiệp chế biến hải sản và thực phẩm
xuất khẩu là một trong những Công ty hạch toán độc lập.
Ngày 20/12/2005 UBND TP. HCM ban hành quyết định số 6437/QĐUB về
việc chuyển Xí nghiệp chế biến hải sản và thực phẩm xuất khẩu Cholimex thành Công
ty cổ phần thực phẩm Cholimex.
Ngày 19/7/2006 Công ty chính thức họat động với tên mới: Công ty cổ phần
thực phẩm Cholimex theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số
4103005042 do Sở kế họach và đầu tư TP. HCM cấp và hoạt động cho đến nay.
2.1.2. Mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh doanh
a) Mục tiêu hoạt động
Công ty phấn đấu không ngừng để nâng cao uy tín thương hiệu, chất lượng sản
phẩm và dịch vụ, phát triển kinh doanh sản xuất ngày càng vững mạnh, bảo đảm lợi
ích chính đáng cho cổ đông và người lao động của Công ty, đóng góp cho sự phát triển
kinh tế của đất nước.
Nếu bất kỳ mục tiêu nào trong số những mục tiêu này cần phải có sự chấp nhận
của cơ có thẩm quyền thì Công ty chỉ có thể thực hiện mục tiêu đó sau khi được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt.
b) Ngành nghề kinh doanh


 


 
 

- Sản xuất chế biến, gia công (trong nước và quốc tế) và kinh doanh các loại
thực phẩm, suất ăn công nghiệp, thực phẩm đông lạnh, thủy hải sản…cho thị trường
nội địa và xuất khẩu.
- Nuôi trồng thủy hải sản.

- Mua bán các loại giống, thiết bị, vật tư để nuôi trồng thủy sản.
- Dịch vụ khai thuế hải quan, dịch vụ môi giới vận tải, giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu.
- Mua bán thức ăn gia súc
- Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa
- Cho thuê kho bãi
- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa
Ngành nghề kinh doanh của Công ty ở trên có thể được điều chỉnh theo yêu cầu
phát triển của công ty và phù hợp với quy định của pháp luật.
2.1.3. Sản phẩm và thị trường kinh doanh
a) Sản phẩm chính
- Thuỷ hải sản: các loại thuỷ hải sản đông lạnh: tôm, cá, cua, mực, ghẹ…
- Thực phẩm tinh chế: chả giò, chạo tôm, hà cảo, hoành thánh,….
- Hàng khô: cá thiều, mực tẩm gia vị và các loại khác. Năng suất: 290 tấn/tháng
- Thực phẩm chế biến: tương ớt,tương ớt chua ngọt, tương ớt xí muội, tương cà,
nước mắm,… Năng suất: 3.500.000 chai/tháng.
* Năng lực sản xuất
- 3500 tấn hải sản và thực phẩm đông lạnh/năm
- 42.000.000 chai tương ớt, tương cà chua và nước chấm gia vị/năm
b) Thị trương kinh doanh
- Thị trường Quốc tế


 


 
 

Hiện tại thị trường kinh xuất khẩu của Công ty gồm có 32 nước. Trong đó thị

trường Châu Âu chiếm 80% tổng doanh thu xuất khẩu, một số nước Châu Á. Một số
nước thuộc thị trường kinh doanh của Cholimex food: Australia, Canada, Chile, China,
Campuchia, France, Garmany, Hongkong, Italia, Norway, Japan, Korea, Saudi Arabia,
USA…
- Thị trường nội địa:
Công ty hoạt động kinh doanh trong cả nước. Tuy nhiên, thị trường ở các tỉnh
vùng sâu, vùng xa bị hạn chế. Vì vậy, trong một vài năm tới, Công ty sẽ đẩy mạnh
công tác mở rộng thị trường đến với khách hàng thuộc các tỉnh này.
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
a) Chức năng
Theo giấy phép thành lập Công ty được phép kinh doanh các mặt hàng sau:
- Thuỷ hải sản: các loại thuỷ hải sản đông lạnh (tôm, cá, cua, mực, ghẹ).
- Thực phẩm tinh chế: chả giò, chạo tôm, hà cảo, hoành thánh,….
- Hàng khô: cá thiều, mực tẩm gia vị và các loại khác.
- Thực phẩm chế biến: tương ớt,tương ớt chua ngọt, tương ớt xí muội, tương cà,
nước mắm,…
b) Nhiệm vụ
Mục tiêu chiến lược của công ty là tạo lập và củng cố hình ảnh của công ty
trước xã hội và khách hàng, đảm bảo sự thành công nhất trí trong nội bộ của công ty
để hoàn thành sứ mệnh phát triển thị trường, ổn định và bền vững. Do môi trường kinh
doanh luôn biến động nên phải nghiên cứu , phát triển lĩnh vực chủ yếu để đạt mức lợi
nhuận, tăng doanh số bán, năng suất cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong tương lai.
2.1.5 Năng lực kinh doanh của Công ty
a) Năng lực tài chính
Tình hình tài chính của Công ty tương đối vững chắc
Vốn của Công ty gồm có:
Vốn được Công ty giao tại thời điểm thành lập Công ty, trong đó:

 



 
 

+ Giá trị TSCĐ:

50 tỷ VNĐ

+ Giá trị TSLĐ:

15 tỷ VNĐ

Vốn được Công ty bổ sung.
Phần lợi nhuận sau thuế được để lại để hình thành các quỹ xí nghiệp.
Mặc khác, Công ty đã thiết lập mối quan hệ với Ngân hàng Công Thương
Vietcombank, được ngân hàng cho vay theo đề nghị của Công ty và thực hiện trả nợ
đúng khế ước và trước hạn.
b) Nguồn nhân lực và công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Số lượng lao động trong Công ty đến thời điểm ngày 31/12/2011 là 958 người,
trong đó:
- Trình độ đại học và sau đại học: 102 người
- Trình độ cao đẳng: trình độ trung cấp:
- Trình độ trung cấp:
- Lao động phổ thông:

48 người

51 người
757 người


Nói chung, đội ngũ cán bộ công nhân viên có độ tuổi trung bình khá cao, đây là
những người có nhiều kinh nghiệm nên vẫn đáp ứng được nhu cầu công việc.
Công tác Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực luôn được chú trọng trên
nhiều lĩnh vực như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, văn hóa ngoại ngữ giao tiếp,
chính sách đãi ngộ trả lương trả thưởng hợp lý duy trì bầu không khí doanh nghiệp cởi
mở, tin cậy và hợp tác; đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên được
quan tâm chu đáo… là những yếu tố tích cực giúp mọi người phấn khởi lao động, yên
tâm công tác, học tập. Đây là một điểm thuận lợi lớn trong điều kiện kinh doanh của
công ty.
c) Năng lực thông tin
Hoạt động trong cơ chế thị trường ngoài việc mở rộng thị trường tiêu thụ ổn
định cần tích cực tìm kiếm các kẽ hở của thị trường để mở rộng thêm thị phần của
mình, đồng thời luôn phải nghiên cứu và tìm kiếm thị trường mới. Nhận thức được
điều này công ty luôn tìm cách nắm bắt các thông tin về thị trường như giá cả nhu cầu
10 
 


 
 

thị hiếu tiêu dùng của khách hàng; thông tin về tình hình sản xuất, sản phẩm, giá cả
tiêu thụ của các công ty và cơ sở sản xuất khác trong ngành. Nói chung công ty thường
xuyên nắm bắt các thông tin cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình, song việc
thu thập thông tin Marketing chưa được tổ chức một cách chặt chẽ và có hệ thống.
d) Năng lực quản lý
Tham gia điều hành và quản lý công ty gồm có Giám đốc, các Phó giám đốc và
các trưởng phó phòng nghiệp vụ chức năng. Công ty duy trì nề nếp kỷ luật làm việc
nghiêm ngặt trong bầu không khí đoàn kết dân chủ. Cán bộ công nhân viên trong công
ty được tạo điều kiện đối thoại trực tiếp với giám đốc để có sự thống nhất cao độ trong

giải quyết công việc. Đời sống vật chất tinh thần, được chăm lo đầy đủ, bầu không khí
làm việc thật sự dân chủ, tin cậy, hợp tác và có kỷ luật đã khiến CBCNV phát huy hết
khả năng của mình cho thấy công ty có năng lực quản lý tốt. Đây cũng là một điểm
mạnh của công ty.
e) Năng lực Marketing
Hoạt động Marketing được Công ty rất chú trọng, là bộ phận hoạt động rất năng
động và đòi hỏi hiệu quả cao, bộ phận Marketing chính là nguồn thông tin để Công ty
khai thác nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu sản phẩm mới và thực hiện các mục
tiêu phát triển sản xuất kinh doanh. Là doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng thực
phẩm nên giá cả được xem là một trong những yếu tố mang tính cạnh tranh của công
ty, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của
công ty. Vì thế, công ty rất chú trọng tìm hiểu nguồn thông tin như: thói quen sinh
hoạt, tập quán của thị trường, sở thích, thị hiếu từng mùa của thị trường… cũng như
sản lượng thu hoạch được ở các nơi nhằm mục đích đưa ra mức giá hợp lý và cạnh
tranh nhất.

11 
 


 
 

2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
2.2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý
Hình 2.1 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

THƯ KÝ HĐQT

ĐẠI DIỆN CHẤT LƯỢNG

PHÓ TỔNG GIÁM

PHÓ TỔNG

PHÓ TỔNG

ĐỐC KẾ HOẠCH

GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC

KINH DOANH

SẢN XUẤT

PHÒNG

PHÒNG

PHÒNG


PHÒNG

PHÒNG

XƯỞNG

XƯỞNG

XƯỞNG

KẾ

KINH

TÀI

QUẢN

KỸ

CHẾ

CHẾ

CƠ KHÍ

HOẠCH

DOANH


CHÍNH

TRỊ

THUẬT

BIẾN

BIẾN

BẢO

KINH

NỘI ĐỊA

KẾ

NHÂN

HẢI SẢN

THỰC

TRÌ

TOÁN

SỰ


DOANH
XNK

PHẨM

HÀNH

Nguồn: Phòng nhân
sự
2.2.2. Chức năng của các bộ phận
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, có
nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh
doanh; quyết định các chiến lược, phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư;
tiến hành thảo luận thông qua bổ sung, sửa đổi điều lệ của Công ty; bầu, bãi nhiệm Hội
đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty.
12 
 


 
 

- Hội đồng quản trị: Là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do Đại hội đồng
cổ đông bầu ra gồm 4 thành viên với nhiệm kỳ 5 năm. Hội đồng quản trị nhân danh
Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ giám sát
hoạt động của Tổng giám đốc và những cán bộ khác trong Công ty.
- Ban kiểm soát: Bao gồm 03 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm
với nhiệm kỳ 5 năm; Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong
hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành của Tổng giám đốc và

các báo cáo tài chính. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Tổng
giám đốc.
- Ban tổng giám đốc: Bao gồm 06 người (01 Tổng giám đốc, 04 Phó tổng giám
đốc, 01 trợ lý). Tổng giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đên hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về
việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó tổng giám đốc giúp việc
Tổng giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về
các nội dung công việc được phân công và những việc được Tổng giám đốc ủy quyền.
- Đại diện chất lượng của Công ty: Đại diện chất lượng về hệ thống quản lý
chất lượng do Tổng giám đốc bổ nhiệm, là người tham mưu cho Tổng giám đốc, được
Tổng giám đốc phân trách nhiệm, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc
về kết quả quản lý và điều hành các hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng.
- Thư ký Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị sẽ chỉ định người làm thư ký
Công ty. Vai trò và nhiệm vụ của Thư ký công ty bao gồm: Tổ chức các cuộc họp của
Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Đại hội cổ đông theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng
quản trị hoặc Ban kiểm soát; làm biên bản các cuộc họp; tư vấn về thủ tục các cuộc
họp; cung cấp các thông tin tài chính, bản sao biên bản họp Hội đồng quản trị và các
thông tin khác cho thành viên của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Thư ký công ty
có trách nhiệm bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.
- Phòng kế hoạch kinh doanh XNK: Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham
mưu cho Ban lãnh đạo công ty trong lĩnh vực kế hoạch, tổng hợp kế hoạch và kinh
doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm, nguyên phụ liệu, điều độ sản xuất phục vụ hoạt
13 
 


 
 

động sản xuất kinh doanh toàn công ty: Công tác xuất nhập khẩu, Phối hợp các phòng,

đơn vị trong công ty thực hiện chức năng XNK, tổng hợp xây dựng kế hoạch SXKD
ngắn hạn và dài hạn. Đánh giá hoàn thành kế hoạch, hỗ trợ các đơn vị trong công tác
triển khai thực hiện kế hoạch. Tổng hợp xây dựng các chiến lược SXKD của Công ty
- Phòng kế hoạch kinh doanh nội địa: Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham
mưu cho Ban lãnh đạo công ty trong lĩnh vực kế hoạch kinh doanh nội địa, tiếp thị,
phát triển thị trường, giao dịch kinh doanh, quản lý các cửa hàng, đại lý, siêu thị, hệ
thống kênh phân phối trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng quản trị nhân sự hành chính: Tham mưu giúp cho Tổng giám đốc về
công tác xây dựng, tổ chức bộ máy từ văn phòng Công ty đến các đơn vị trực thuộc;
Quản lý và sự dụng lao động một cách có khoa học, hợp lý, thực sự đáp ứng kịp thời
yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty; chịu trách nhiệm hướng dẫn và giám sát
công tác chuyên môn, nghiệp vụ của phòng HC-TC các đơn vị trực thuộc; tổ chức và
thực hiện tốt công tác hành chính quản trị, đối nội, đối ngoại; tiếp nhận và xử lý sơ bộ
các loại thông tin liên quan đên công ty đảm bảo kịp thời phục vụ cho hoạt động của
toàn Công ty.
- Phòng tài chính kế toán: Là bộ phận tham mưu giúp việc cho Ban Điều hành
trong lĩnh vực tài chính và hạch toán kinh tế nhằm giám sát phân tích, đánh giá hiệu
quả kinh tế của mọi hoạt động củacác bộ phận, đơn vị trực thuộc trong toàn công ty, tổ
chức huy động và quản lý tiềnvốn, tài sản, xuất nhập; quản lý tiền mặt qua quỹ; khai
thác, sử dụng có hiệu qủa cácnguồn vốn cho các hoạt động của công ty và kinh tế thị
trường có điều tiết; Tổ chức thực hiện công tác hạch toán và quyết toán toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh
- Phòng kỹ thuật: Là phòng chuyên môn kỹ thuật làm tham mưu cho Ban lãnh
đạo Công ty trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật sản xuất chế biến, môi
trường, quản lý chất lượng toàn diện, xây dựng, áp dụng, duy trì các chương trình quản
lý chất lượng HACCP,GMP, SSOP, BRC; Thiết lập các qui trình kỹ thuật công nghệ
sản xuất các sản phẩm và kiểm soát việc thực hiện trong toàn Công ty.
- Xưởng cơ khí bảo trị: Là bộ phận tác nghiệp kỹ thuật, giúp việc cho Ban
lãnh đạo công ty trong lĩnh vực gia công cơ khí, tu bổ, sửa chữa bảo trì thiết bị, thi
14 

 


×