Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT CƠ KHÍ NGHIỆP THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH
XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT CƠ KHÍ NGHIỆP THÀNH

PHAN THỊ THIÊN KIM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ THIÊN KIM

KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH
XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT CƠ KHÍ NGHIỆP THÀNH

Ngành: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GV hướng dẫn: HOÀNG OANH THOA

Thành Phố Hồ Chí Minh


Tháng 12/2013


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “KẾ TOÁN NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT CƠ KHÍ NGHIỆP
THÀNH” do PHAN THỊ THIÊN KIM, sinh viên khóa 36, ngành kế toán đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày ___________________

HOÀNG OANH THOA
GV hướng dẫn
________________________
Ký tên, Ngày

tháng

năm

Chủ Tịch Hội Đồng Chấm Thi

Thư Ký Hội Đồng Chấm Thi

Ký tên, Ngày

Ký tên, Ngày

tháng

năm


tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia
đình, bạn bè, thầy cô, những người đã giúp đỡ tôi.
Lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu nhà trường, các thầy cô khoa Kinh tế và các
giảng viên trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến
thức, chỉ bảo trong suốt thời gian tôi theo học tại trường. Đặc biệt là cô Hoàng Oanh
Thoa người đã hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề
tài.
Cảm ơn Ban giám đốc Công ty TNHH Xây Dựng và Sản Xuất Cơ Khí Nghiệp
Thành, Chú 6, anh Hải, Chú Bình, các anh chị Phòng Kế Toán đã giúp đỡ và tạo điều
kiện để tôi tiếp xúc với thực tế khi thực tập tại công ty.
Cảm ơn ba mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy bảo con nên người, bạn bè đã
nhiệt tình giúp đỡ, động viên cùng đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn.

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 24 tháng 12 năm 2013
Sinh viên
PHAN THỊ THIÊN KIM


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHAN THỊ THIÊN KIM. Tháng 12 năm 2013. “Kế Toán Nguyên Vật Liệu
tại Công Ty TNHH Xây Dựng và Sản Xuất Cơ Khí Nghiệp Thành”.
PHAN THI THIEN KIM. December 2013. “Raw Materials Accounting at
NGHIEP THANH Limited Construction


and Manufacturing Engineering

Company”.
Công ty TNHH Xây Dựng và Sản Xuất Cơ Khí Nghiệp Thành chuyên xây dựng
các công trình và gia công sản xuất cửa nằm ở địa bàn tỉnh Bính Dương – nơi tập trung
nhiều Công ty kinh doanh cùng ngành, việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển là vấn
đề tất yếu không tránh khỏi. Vì thế các phòng ban cần phải có sự phối hợp để việc
kinh doanh ở công ty hoạt động có hiệu quả.
Do nhu cầu kinh doanh ở Công ty là xây dựng nên chi phí đầu vào rất lớn, việc
thu mua, dự trữ, sử dụng và quản lý vật tư là một trong những vấn đề quan trọng mà
công ty cần quan tâm. Đặc biệt Phòng kế toán là nơi thu thập, xử lý số liệu các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh, cung cấp thông tin cho ban giám đốc để có những chiến lược cụ
thể trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, kế toán nguyên vật liệu cũng là
một nội dung quan trọng của công tác kế toán.
Từ những vấn đề trên nội dung nghiên cứu bao gồm: Mô tả quá trình nhập xuất
vật tư tại công ty, các vấn đề liên quan đến nguyên vật liệu sử dụng tại công ty. Từ dó
nhận xét về công tác kế toán của công ty và đưa ra những kết luận, đề nghị nhằm cải
thiện công tác kế toán.


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC .......................................................................................................................v 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii 
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii 
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix 
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...................................................................................................1 
1.1. Đặt vấn đề ..........................................................................................................1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................1 
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận ....................................................................2 

1.4. Cấu trúc của khóa luận .......................................................................................2 
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ...........................................................................................3 
2.1. Khái quát về Công ty TNHH Xây Dựng và Sản Xuất Cơ Khí Nghiệp Thành ..3 
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................3 
2.1.2. Tính chất pháp lý của công ty ..................................................................5 
2.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban ................................................6 
2.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức ...............................................................................6 
2.2.2. Chức năng các phòng ban ........................................................................6 
2.3. Tổ chức công tác kế toán của công ty ................................................................7 
2.3.1. Hình thức ..................................................................................................7 
2.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ..................................................................7 
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................10 
3.1. Những vấn đề chung ........................................................................................10 
3.1.1.Khái niệm ................................................................................................10 
3.1.2. Nhiệm vụ kế toán ...................................................................................10 
3.2. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu ..............................................................11 
3.2.1. Phân loại vật liệu ...................................................................................11 
3.2.2. Tính giá vật liệu ......................................................................................12 
3.3. Kế toán tình hình nhập xuất vật liệu ................................................................15 
3.3.1. Chứng từ sử dụng ...................................................................................15 
3.3.2. Kế toán chi tiết tình hình nhập, xuất vật liệu .........................................16 
3.3.3. Kế toán tổng hợp tình hình nhập, xuất vật liệu ......................................20 
3.3.4. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho ............................................25 
v


3.4. Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ ..........................26 
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................28 
4.1. Những vấn đề chung về nguyên vật liệu tại Công ty TNHH XD và SXCK
Nghiệp Thành ................................................................................................................28 

4.1.1. Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu ..................................................28 
4.1.2. Tài khoản sử dụng ..................................................................................31 
4.1.3. Chứng từ kế toán công ty sử dụng..........................................................32 
4.2. Phương pháp kế toán Nguyên vật liệu .............................................................33 
4.3. Quản lý và đánh giá nguyên vật liệu................................................................33 
4.3.1. Tổ chức công tác quản lý nguyên vật liệu ..............................................33 
4.3.2. Đánh giá nguyên vật liệu ........................................................................33 
4.3.3. Phương pháp hạch toán ..........................................................................34 
4.4. Qui trình tạo thành sản phẩm ...........................................................................35 
4.5. Qui trình nhập kho nguyên vật liệu .................................................................36 
4.5.1. Mua Nguyên vật liệu nhập kho ..............................................................36 
4.5.2. Mua NVL không nhập kho, sử dụng ngay ............................................40 
4.5.3. Mua NVL nhập kho dùng sản xuất cơ khí .............................................42 
4.5.4. Mua hàng bằng tiền tạm ứng ..................................................................45 
4.6. Qui trình xuất kho nguyên vật liệu ..................................................................46 
4.6.1. Xuất NVL xây dựng ...............................................................................46 
4.6.2. Xuất NVL sản xuất cơ khí ......................................................................50 
4.6.3. Xuất trả hàng cho người bán ..................................................................52 
4.6.4. Tình hình sử dụng Nguyên Vật Liệu ......................................................53 
4.7. Kiểm kê nguyên vật liệu ..................................................................................54 
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................58 
5.1. Kết luận và nhận xét ........................................................................................58 
5.2. Kiến nghị ..........................................................................................................59 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................61 

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DNTN


Doanh Nghiệp Tư Nhân

NVL

Nguyên Vật Liệu

SXKD

Sản Xuất Kinh Doanh

HĐ GTGT

Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng

SXSP

Sản Xuất Sản Phẩm

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

TSCĐ

Tài Sản Cố Định

CP

Cổ Phần


PT

Phát Triển

TK

Tài Khoản



Quyết Đinh

BTC

Bộ Tài Chính

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
 
Bảng 4.1: Một Số Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty ........................................................29 
Bảng 4.2. Danh sách NVL .............................................................................................42 
Bảng 4.3. Nguyên Vật Liệu Làm Cửa Motor ................................................................52 
Bảng 4.4: Kết Quả Kiểm Nghiệm .................................................................................56 
 

 


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
 
Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Của Công Ty ...........................................................6 
Hình 2.2: Sơ Đồ Bộ Máy Kế Toán ..................................................................................7 
Hình 3.1: Sơ Đồ Tóm Tắt Quá Trình Nhập Xuất Vật Liệu...........................................26 
Hình 4.1: Phương Pháp Hạch Toán Thẻ Song Song .....................................................34 
Hình 4.2. Quá Trình Tạo Thành Sản Phẩm Xây Dựng .................................................36 
Hình 4.3: Qui Trình Nhập Kho NVL ............................................................................36 
Hình 4.4. Qui Trình Nhập Kho Dùng Cho Sản Xuất Cơ Khí .......................................42 
Hình 4.5: Nhận Gia Công Từ Khách Hàng ...................................................................44 
Hình 4.6. Quy Trình Xuất Kho Nguyên Vật Liệu .........................................................47 
Hình 4.7. Xuất Kho Sản Xuất Cơ Khí ...........................................................................51 
 

 

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới để đưa nền kinh tế
nước nhà phát triển theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phấn
đấu trở thành một đất nước có nền công nghiệp phát triển vào năm 2020. Đất nước ta
đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã góp

phần để nước ta ngày càng chủ động hội nhập sâu hơn vào mọi hoạt động thế giới, đặc
biệt là lĩnh vực kinh tế.
Để tạo lợi thế cạnh tranh, các công ty phải biết rõ tình hình tài chính của mình,
về các khoản thu – chi nhằm xác định lãi – lỗ trong kinh doanh, bên cạnh cần phát huy
những mặt thuận lợi, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt
hơn.Thực hiện tốt vấn đề này sẽ góp phần tạo chổ đứng và tiến tới đứng vững trên thị
trường. Trong đó việc xác định các yếu tố đầu vào sao cho kết quả đầu ra cao nhất với
giá cả và chất lượng sản phẩm có sức hút đối với người tiêu dùng là vấn đề quan tâm
hàng đầu của các nhà quản lý. Vì vậy việc quản lý chặt chẽ vật liệu trong quá trình thu
mua, dự trữ bảo quản và sử dụng có ý nghĩa lớn trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá
thành sản phẩm, tiết kiệm vốn.
Nhận thức được vấn đề trên và ý nghĩa quan trọng của công tác kế toán Nguyên
Vật Liệu ở các DN, em xin chọn đề tài “ Kế Toán Nguyên Vật Liệu tại Công Ty Trách
Nhiệm Hữu Hạn Xây Dựng và Sản Xuất Cơ Khí Nghiệp Thành” làm khóa luận tốt
nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và mô tả chi tiết công tác Kế toán Nguyên Vật Liệu tại Công ty
TNHH Xây Dựng và Sản Xuất Cơ Khí Nghiệp Thành. Đưa ra nhận xét về ưu và nhược
điểm của công tác kế toán hiện tại, qua đó đề xuất các ý kiến để hoàn thiện công tác kế

1


toán nguyên vật liệu tại công ty, đồng thời trong quá trình thực tập, em có cơ hội tiếp
cận với thực tế để có kinh nghiệm hơn trong công việc sau này.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Phòng Kế Toán
Công ty TNHH Xây Dựng và Sản Xuất Cơ Khí Nghiệp Thành.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ
11/09/2013 đến 11/11/2013.

1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Mở Đầu:
Nêu lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu, chương này cũng nêu lên phạm
vi nghiên cứu và cấu trúc khóa luận.
Chương 2: Tổng Quan:
Nêu tổng quan về tài liệu nghiên cứu và quá trình hình thành, phát triển, chức
năng và nhiệm vụ cũng như những vấn đề liên quan đến bộ máy tổ chức, quản lý, bộ
máy kế toán của Công ty TNHH Xây Dựng và Sản Xuất Cơ Khí Nghiệp Thành.
Chương 3: Nội Dung và Phương Pháp Nghiên Cứu:
Trình bày một số khái niệm, phương pháp hạch toán của quá trình kế toán
Nguyên Vật Liệu.
Chương 4: Kết Quả và Thảo Luận:
Trình bày các kết quả nghiên cứu và thảo luận về công tác kế toán Nguyên vật
liệu tại công ty, đưa ra nhận xét, phân tích, đánh giá.
Chương 5: Kết Luận và Kiến Nghị:
Tổng hợp, đánh giá lại những vấn đề nghiên cứu, nêu ra những nhận xét về kết
quả nghiên cứu. Từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiệt công tác kế toán tại
Công ty.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Khái quát về Công ty TNHH Xây Dựng và Sản Xuất Cơ Khí Nghiệp Thành
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 13/12/2007 Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương đã có quyết định
thành lập doanh nghiệp tại quyết định số 4602002694 ngày 13/12/2007.

Tên công ty: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Xây Dựng và Sản Xuất Cơ Khí
Nghiệp Thành.
Nội dung: Xây dựng công nghiệp, công trình dân dụng, cầu đường, san lắp mặt
bằng. Kinh doanh vật liệu xây dựng, máy móc xây dựng. Sản xuất sản phẩm cơ khí,
khung nhà kho, xưởng, gia công làm cửa,…
Vốn điều lệ: 10.000.000.000 tỷ
Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty:
+ Xây dựng các công trình dân dụng
+ Kinh doanh các vật liệu xây dựng
+ Sản xuất cửa cuốn, cửa nhôm.
a) Nhiệm vụ của Công ty
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch
khác có liên quan.
- Tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và sử dụng có hiệu quả các nguồn
vốn hiện có để đầu tư, mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật, nâng
cao chất lượng sản phẩm, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiết kiệm chi phí
để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
- Quản lý và sử dụng đúng mục đích các nguồn vốn, tài sản công ty, thực hiện
chế độ báo cáo kế toán thống kê và quyết toán đúng định kỳ theo quy định hiện hành.

3


- Xây dựng công nghiệp, công trình dân dụng, cầu đường, san lấp mặt bằng.
Kinh doanh vật liệu xây dựng, máy móc xây dựng. Sản xuất sản phẩm cơ khí, khung
nhà kho, nhà xưởng.
- Thực hiện đúng chính sách cán bộ, chế độ tiền lương, phân phối lao động,
chăm lo đời sống vật chất tinh thần, đào tạo bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình
độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên tại công ty.
b) Những thuận lợi và khó khăn của công ty

- Những thuận lợi:
+ Từ khi thành lập đến nay sau hơn 6 năm hoạt động, tình hình kinh doanh của
công ty ngày càng đi lên. Vững chắc với đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên
môn cao, nhiều năm kinh nghiệp trong ngành xây dựng.
+ Phát triển lĩnh vực kinh doanh mới, giữ tốt các mối quan hệ, tạo uy tính cho
đơn vị và được sự hỗ trợ của các đối tác, đảm bảo việc làm cho người lao động.
+ Quá trình hoạt động của công ty đã được lực lượng công nhân có tay nghề
cao, tổ chức công tác lao động ngày càng hoàn thiện, hợp lý, đó cũng là yếu tố giúp
công ty đứng vững trên thị trường. Công ty ngày được mở rộng quy mô thay thế dần
các thiết bị máy móc cũ, lạc hậu, từng bước hiện đại và đồng bộ thiết bị để công trình
đạt được chất lượng cao hơn, tiến bộ nhanh hơn.
- Những khó khăn:
+ Bên cạnh những thuận lợi trên, công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất
định, về các phòng chức năng chưa mạnh dạng giải quyết công việc, chưa tham mưu
kịp thời và thiếu chủ động đề xuất trước ban giám đốc công ty những vấn đề thuộc
phần hành.
+ Cán bộ quản lý chưa đủ kinh nghiệm, trình độ xử lý công việc kém, thiếu biện
pháp triển khai phần việc có liên quan.
+ Mối quan hệ phối hợp của các bộ phận, đơn vị trong công ty thiếu đồng bộ,
chưa đảm bảo yêu cầu đổi mới và phát triển của công ty, từ đó ảnh hưởng đến chiến
lược chung của công ty.
c) Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty:
+ Hiện nay có những khó khăn với những nguyên nhân khách quan tác động tới
tổ chức và hoạt động của công ty. Do đó chúng ta cần có những giải pháp thích hợp để
4


các tác động ấy không trở thành nguy cơ thật sự ảnh hưởng đến công ty. Ví dụ như:
trên địa bàn Bình Dương hiện nay, các công ty xây dựng thành lập ngày càng nhiều,
qui mô tổ chức đa dạng, nhu cầu xây dựng công trình cũng nhiều (xí nghiệp, trường

học, nhà ở, đường phố, khu chung cư đô thị,…). Yêu cầu công ty phải quản lý và thực
hiện công việc có hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ thi công, hoàn thành đúng thời hạn,.. để
chủ đầu tư tin tưởng và hợp tác lâu dài không tìm các nhà thầu khác hợp tác, lúc đó kết
quả kinh doanh của công ty ngày càng đi xuống.
+ Mục tiêu đề ra là phải hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh trong mọi
điều kiện:
. Về con người: Chú trọng phát triển đội ngũ các bộ kỹ thuật, coi đây là mục
đích chính phát triển của công ty, những nội dung sinh hoạt và làm việc tại công ty
phải phù hợp, thường xuyên đào tạo bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của
xã hội trong tình hình mới.
. Về tổ chức sản xuất: Để có được hiệu quả hoạt động quản lý, công ty cần đổi
mới cơ cấu tổ chức để tránh nguy cơ tục hậu khi nền kinh tế xã hội đang phát triển, đội
ngũ cán bộ và công nhân lao động phải có tay nghề cao, nếu muốn mở rộng quy mô
hoạt động, công ty phải làm từ cái dễ đến khó, như xây dựng các công trình đơn giản
đến phức tạp, gia công sản xuất mặt hàng có nhiều loại,… Thực hiện được điều này,
ban lãnh đạo phải phân minh, thẳng thắng, không thiên vị bất kỳ ai, người nào phù hợp
với việc nào tránh lãng phí nhân lực, quá trình làm việc cần được giám sát chéo, không
có tình trạng vừa làm vừa kiểm tra.
2.1.2. Tính chất pháp lý của công ty
Tên Công ty: Công Ty THNN Xây Dựng và Sản Xuất Cơ Khí Nghiệp Thành.
Tên viết tắt: NT
Địa chỉ trụ sở chính: Số 1/281 Đường B2, Khu dân cư Thuận Giao 3, Huyện
Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
Điện thoại giao dịch: 06503711272
Giấy chứng nhận số: 4602001694 ngày 13/12/2007
Vốn pháp định: 10.000.000.000 (mười tỷ đồng)
Email:
Giám Đốc: Hoàng Quang Long
5



2.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban
2.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức
Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Của Công Ty
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KỸ
THUẬT –
VẬT TƯ

PHÒNG
KẾ TOÁN

PHÒNG
KINH
DOANH

PHÒNG
NHÂN SỰ

2.2.2. Chức năng các phòng ban
Phòng Giám Đốc: Là người chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật, đồng
thời cũng chịu trách nhiệm trước tập thể cán bộ công nhân viên của công ty. Giám đốc
chỉ đạo trực tiếp các phòng ban trong công ty.
Phòng Phó Giám Đốc: Phụ trách Tài Chính: Là người chịu trách nhiệm trước
Giám đốc công ty và chỉ đạo phần hành chuyên môn, lập kế hoạch tài chính quản trị,
quản lý các đội thi công.
Phòng Kỹ Thuật – Vật tư: Có nhiệm vụ giám sát kỹ thuật, chất lượng sản phẩm;

theo dõi kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa, vật tư khi mua vào hoặc xuất ra; thiết
kế triển khai thi công, lên danh mục, hạng mục sản xuất sản phẩm; nghiên cứu cải tiến
mặt hàng để nâng cao chất lượng thành phẩm; nghiệm thu chất lượng và chịu trách
nhiệm chính về mặt kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất xưởng.
Phòng Kế Toán: Là phòng chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, đầu tư tài sản
nguồn vốn nắm đầy đủ chính xác số liệu kiểm tra, kiểm soát ngăn ngừa tiêu cực. Có
nhiệm vụ tính toán ghi chép phản ánh chính xác số liệu và tình hình tài chính của công
ty. Ngoài ra cùng các phòng ban làm các hoạt động kinh tế, kỹ thuật, thực hiện các chế
độ thuế cho nhà nước.

6


Phòng Nhân Sự: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác quy hoạch cán bộ;
quản lý đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ; tuyển dụng lao động, lập kế
hoạch tiền lương, tiền thưởng, chế độ phụ cấp.
Phòng Kinh Doanh: Tham mưu cho Giám đốc quản lý công tác xây dựng kế
hoạch, chiến lược; điều độ sản xuất kinh doanh; lập dự toán; quản lý hợp đồng kinh tế;
đấu thầu và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2.3. Tổ chức công tác kế toán của công ty
2.3.1. Hình thức
Hình thức tổ chức kế toán là toàn bộ nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại phòng kế
toán, định kỳ hàng tháng kế toán trưởng đối chiếu với các kế toán phần hành tương
đương với tổng hợp chi phí tính giá thành, hoạch toán lãi, lỗ trong kỳ qua đó cũng
đánh giá, giám sát, kiểm tra việc ghi sổ.
2.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Hình 2.2: Sơ Đồ Bộ Máy Kế Toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN

TIỀN
MẶT,
NGÂN
HÀNG

KẾ
TOÁN
VẬT


KẾ TOÁN
CÔNG NỢ
TỔNG
HỢP

KẾ TOÁN
TSCĐ,
THỦ QUỶ

Chức năng hoạt động:
- Phòng Kế Toán Trưởng: Có nhiệm kiểm tra tất cả các kế toán viên của từng
phần hành về nghiệp vụ, kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm trực tiếp ở tổ chức
điều hành toàn bộ công tác kế toán tại công ty, là người đề ra biện pháp tháo gỡ khó
khăn và vạch ra những phương pháp trong lĩnh vực kế toán.
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ lập phiếu thu, phiếu chi với
khách hàng và cán bộ công nhân viên, theo dõi thu, chi, tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi, và
các tài khoản tiền đang chuyển. Đồng thởi kiểm tra sự chấp hành các chính sách về
quản lý chi tiêu của công ty.

7



- Kế toán công nợ tổng hợp: Tính toán các khoản nợ với khách hàng với người
bán và kế toán tổng hợp ghi chép, theo dõi sổ cái đối chiếu số liệu tổng hợp, lập báo
cáo kế toán.
- Kế toán vật tư: Theo dõi và ghi chép, phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn
nguyên vật liệu trong kỳ của công ty.
- Kế toán TSCĐ kiêm thủ quỹ: Theo dõi giá trị hiện có, chi tiết về kết quả quản
lý, nhượng bán tài sản cố định, trích khấu hao tài sản cố định của công ty, đồng thời
quản lý và nắm vững tiền mặt, thực hiện xuất nhập thông qua phiếu thu, chi hợp lý,
hợp lệ.
2.3.3. Hình thức, Hệ thống chứng từ, Sổ sách, Báo cáo kế toán áp dụng tại Doanh
nghiệp
Hình 2.3. Sơ Đồ Hình Thức Chứng Từ Ghi Sổ

Chứng từ gốc
Sổ chi tiết

Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký
CTGS

Sổ cái

Bảng tổng hợp chi
tiết

Bảng cân đối tài khoản


Báo cáo kế toán

Nguồn: Phòng kế toán
Ghi hàng ngày (định kỳ)
Ghi vào cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
- Hiện nay công ty trang bị rất nhiều máy tính để tạo điều kiện thuận lợi cho
công việc kế toán, hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, chứng minh nghiệp vụ kinh tế
8


phát sinh, kế toán nhập vào sổ, máy tính ở mục sổ của từng nhóm tương ứng, đến cuối
kỳ tổng hợp lại từng phần rồi trình nộp cho kế toán trưởng. Kế toán dùng thêm sổ nhật
ký chung ghi chứng từ gốc được nhập vào sổ nhật ký chung sau đó mới đưa sang
chứng từ ghi sổ.
- Từ sổ cái tổng hợp sẽ so với bảng tổng hợp chi tiết rồi tiến hành lập bảng cân
đối kế toán số phát sinh làm căn cứ để lập báo cáo tài chính.
a) Hệ Thống Chứng Từ
- Kế toán tiền mặt: Có phiếu thu, chi, sổ quỹ.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng: Có giấy báo nợ, báo có, sổ phụ ngân hàng, ủy
nhiệm thu, chi.
- Kế toán vật tư: Có phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu đề nghị cấp vật tư.
- Kế toán công nợ: Có bảng nợ, phiếu thu, phiếu chi.
b) Hệ Thống Sổ Sách Công Ty Đang Sử Dụng:
- Các loại sổ chi tiết: Sổ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, sổ thanh toán tạm ứng, sổ
theo dõi công nợ, vật tư, tài sản cố định, sổ quỹ.
- Sổ tổng hợp: Sổ nhật ký chung, sổ cái.
c) Hệ thống báo cáo công ty đang sử dụng:
- Bảng cân đối kế toán.
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty được soạn thảo và công bố theo định kỳ nhằm cung cấp những thông tin cần
thiết, kịp thời cho việc điều hòa hoạt động của công ty.

9


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Những vấn đề chung
3.1.1.Khái niệm
Vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh,
tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng của sản phẩm được sản xuất.
Vật liệu là đối tượng lao động nên có các đặc điểm: tham gia vào một chu trình
sản xuất, thay đổi hình dáng ban đầu sau quá trình sử dụng và chuyển toàn bộ giá trị
vào giá trị của sản phẩm được sản xuất ra.
Thông thường trong cấu tạo của giá thành sản phẩm thì chi phí về vật liệu
chiếm tỷ trọng khá lớn, nên việc sử dụng tiết kiệm vật liệu và sử dụng đúng mục đích,
đúng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm và thực
hiện tốt kế hoạch SXKD.
3.1.2. Nhiệm vụ kế toán
a. Phản ánh chính xác, kiệp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp vật liệu trên
các mặt: Số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp.
b. Tính toán và phân bổ chính xác kịp thời trị giá vật liệu xuất dùng cho các đối
tượng khác nhau, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức tiêu hao vật liệu, phát hiện
và ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng vật liệu sai mục đích, lãng phí.
c. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu, phát hiện kịp
thời các loại vật liệu ứ đọng, kém chất lượng, chưa cần dùng và có biện pháp giải

phóng để thu hồi vốn nhanh chóng, hạn chế các thiệt hại.
d. Thực hiện việc kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý, lập các báo cáo về vật
liệu, tham gia công tác phân tích việc thực hiện kế hoạch thu mua, dự trữ, sử dụng vật
liệu.
10


3.2. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu
3.2.1. Phân loại vật liệu
Vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có công dụng khác
nhau, được sử dụng ở nhiều bộ phận khác nhau, có thể được bảo quản, dự trữ trên
nhiều địa bàn khác nhau. Do vậy để thống nhất công tác quản lý vật liệu giữa các bộ
phận có liên quan, phục vụ cho yêu cầu phân tích, đánh giá tình hình cung cấp, sử
dụng vật liệu cần phải có các cách phân loại thích ứng.
Nếu căn cứ vào công dụng chủ yếu của vật liệu thì vật liệu được chia thành các
loại:
+ Nguyên vật liệu chính: bao gồm các loại nguyên liệu, vật liệu tham gia trực
tiếp vào quá trình sản xuất để cấu tạo nên thực thể bản thân của sản phẩm.
+ Vật liệu phụ: bao gồm các loại vật liệu được sử dụng kết hợp với vật liệu
chính để nâng cao chất lượng cũng như tính năng, tác dụng của sản phẩm và các loại
vật liệu phục vụ cho quá trình hoạt động và bảo quản các loại tư liệu lao động, phục vụ
cho công việc lao động của công nhân.
+ Nhiên liệu: bao gồm các loại vật liệu được dùng để tạo ra năng lượng phục vụ
cho sự hoạt động của các loại máy móc thiết bị và dùng trực tiếp cho sản xuất (nấu
luyện, sấy ủi, hấp…)
+ Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại vật liệu được sử dụng cho việc thay thế,
sửa chữa các loại tài sản cố định là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn.
+ Các loại vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu không thuộc những loại vật
liệu đã nêu trên như bao bì đóng gói sản phẩm, phế liệu thu hồi được trong quá trình
sản xuất và thanh lý sản phẩm.

-

Nếu căn cứ vào nguồn cung cấp vật liệu thì vật liệu được phân thành:

+ Vật liệu mua ngoài
+ Vật liệu tự sản xuất
+ Vật liệu có từ nguồn gốc khác (được cấp, được nhận vốn…)
Tuy nhiên việc phân loại vật liệu như nêu trên vẫn mang tính tổng quát mà chưa
đi vào từng loại, từng thứ vật liệu cụ thể để phục vụ cho việc quản lý chặt chẽ và thống
nhất trong toàn doanh nghiệp.
11


Để phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chặt chẽ và thống nhất các loại vật liệu ở
các bộ phận khác nhau, đặc biệt là phục vụ cho yêu cầu xử lý thông tin trên máy tính
thì việc lập bảng (sổ) danh điểm vật tư là hết sức cần thiết. Trên cơ sở phân loại vật
liệu theo công dụng như nêu trên, tiến hành xác lập danh điểm theo loại, nhóm, thứ vật
liệu. Cần phải quy định thống nhất tên gọi, ký hiệu, mã hiệu, quy cách, đơn vị tính và
giá hoạch toán của từng thứ vật liệu.
Ví dụ:

TK 1521 dùng để chỉ vật liệu chính
TK 152101 dùng để chỉ vật liệu chính thuộc nhóm A
TK 15210101 dùng để chỉ vật liệu chính A1 thuộc nhómA

3.2.2. Tính giá vật liệu
Tính giá vật liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch toán đúng đắn tình
hình tài sản cũng như chi phí SXKD.
Tính giá vật liệu phụ thuộc vào phương pháp quản lý và hoạch toán vật liệu:
Phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ.

- Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp được áp dụng phổ biến
hiện nay. Đặc điểm của phương pháp này là mọi nghiệp vụ nhập, xuất vật liệu đều
được kế toán theo dõi, tính toán và ghi chép một cách thường xuyên theo quá trình
phát sinh.
- Phương pháp kiểm kê định kỳ có đặc điểm là trong kỳ kế toán chỉ theo dõi,
tính toán và ghi chép các nghiệp vụ nhập vật liệu, còn trị giá vật liệu xuất chỉ được xác
định một lần vào cuối kỳ khi có kết quả kiểm kê vật liệu hiện còn cuối kỳ.
Trị giá vật liệu

=

xuất trong kỳ

Trị giá vật liệu

+

tồn đầu kỳ

Trị giá vật liệu

-

nhập trong kỳ

Trị giá vật liệu
tồn cuối kỳ

a. Tính giá vật liệu nhập
Vật liệu mua ngoài:

Giá nhập
kho

Giá mua ghi
=

trên hóa đơn

Chi phí thu
+

12

mua thực tế

Khoản giảm giá
-

được hưởng


Lưu ý: Vật liệu mua từ nước ngoài thì thuế nhập khẩu được tính vào giá nhập
kho. Khoản thuế GTGT nộp khi mua vật liệu cũng được tính vào giá nhập kho nếu
doang nghiệp không thuộc diện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Vật liệu tự sản xuất : Giá nhập kho là giá thành thực tế sản xuất vật liệu.
Vật liệu thuê ngoài chế biến:
Giá xuất vật liệu

Giá nhập
kho


=

Tiền thuê

đem chế biến

+

chế biến

Chi phí vận chuyển, bốc
dỡ vật liệu đi và về

+

Vật liệu được cấp:
Giá nhập kho

Giá do đơn vị cấp
=

thông báo

Chi phí vận
+

chuyển, bốc dỡ

Vật liệu nhận vốn góp: Giá nhập kho là giá do hội đồng định giá xác định (được

sự chấp nhận của các bên có liên quan).
Vật liệu được biếu tặng: Giá nhập kho là giá thực tế được xác định theo thời giá
trên thị trường.
b. Tính giá vật liệu xuất kho
Doanh nghiệp có thể sử dụng một trong bốn phương pháp: thực tế đích danh;
nhập trước – xuất trước (FIFO); nhập sau – xuất trước (LIFO) và đơn giá bình quân.
Khi sử dụng phương pháp tính giá phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán.
Phương pháp kê khai thường xuyên:
+ Thực tế đích danh: Theo phương pháp này giá trị vật liệu nhập kho bao nhiêu
thì xuất vật liệu đó sẽ tính theo giá bấy nhiêu. Thích hợp với những doanh nghiệp bảo
quản vật tư theo từng lô hàng nhập riêng biệt.
+ PP nhập trước – xuất trước ( FIFO): Trị giá xuất vật liệu ưu tiên cho lần nhập
đầu kỳ nhất sau đó mới đến những lần nhập tiếp theo nếu nguyên vật liệu xuất chưa
đủ, nguyên liệu nào nhập trước thì xuất trước không phụ thuộc vào việc xuất kho thực
tế theo thẻ kho.
+ PP nhập sau – xuất trước (LIFO): Là vật liệu nhập kho sau sẽ tính trước. Trị
giá vật liệu xuất được tính bởi giá lần nhập gần nhất rồi mới đến những lần nhập trước
13


đó nếu xuất chưa đủ, cho đến khi hết số lượng xuất kho, phương pháp này ngược lại so
với phương pháp nhập trước xuất trước.
+ PP đơn giá bình quân (bình quân gia quyền): Theo phương pháp này trong kỳ
chỉ theo dõi số lượng xuất kho, cuối tháng kiểm kê xác định số lượng tồn kho cuối kỳ
và tính giá nhập kho bình quân. Sau đó dựa trên số lượng tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ và
tồn cuối kỳ để tính lượng xuất kho và tính giá xuất kho theo giá bình quân.
+ Tính một lần vào cuối tháng:
ĐGBQ = Trị giá tồn đầu kỳ x

Trị giá của các lần nhập trong kỳ


Tổng số lượng tồn + nhập
+ PP giá bình quân sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn)
Trị giá vật liệu tồn kho + Trị giá vật liệu thực tế nhập kho

Đơn giá xuất kho
sau mỗi lần nhập

=

Số lượng vật liệu tồn kho + Số lượng vật liệu nhập kho

+ PP bình quân cuối kỳ trước
Trị giá vật liệu tồn kho cuối kỳ trước (đầu kỳ này)

Đơn giá bình quân cuối
kỳ trước (đầu kỳ này)

=

Số lượng vật liệu tồn kho cuối kỳ trước (đầu kỳ này)

Phương pháp kiểm kê định kỳ cũng tương tự phương pháp kê khai thường
xuyên nhưng khi sử dụng phương pháp tính giá nào thì xác định giá cho hợp lý.
Ngoài giá thực tế được sử dụng để phản ánh tình hình nhập, xuất vật liệu như
trên, doanh nghiệp còn có thể sử dụng giá hạch toán để phản ánh sự biến động của vật
liệu trong kỳ.
Giá hạch toán là giá được xác định trước ngay từ đầu kỳ kế toán và sử dụng liên
tục trong kỳ kế toán. Có thể lấy giá hạch toán hoặc giá cuối kỳ trước để làm giá hạch
toán cho kỳ này.

Giá hạch toán chỉ được sử dụng trong hạch toán chi tiết vật liệu, còn trong hạch
toán tổng hợp vẫn phải sử dụng giá thực tế. Giá hạch toán có ưu điểm là phản ánh kịp
thời sự biến động về giá trị của các loại vật liệu trong quá trình SXKD.
Khi sử dụng giá hạch toán để phản ánh vật liệu thì cuối kỳ kế toán phải tính hệ
số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của vật liệu tồn và nhập trong kỳ để
xác định giá thực tế của vật liệu xuất trong kỳ.
14


Giá hạch toán của

Số lượng VL xuất

=

VL xuất kho

X

kho

Đơn giá hạch toán

Cuối kỳ xác định hệ số chênh lệch cho từng nhóm vật liệu.
Trị giá thực tế của vật liệu
Hệ số chệnh
lệch

tồn đầu kỳ


+
=

Trị giá thực tế của vật liệu
+

Giá hạch toán của vật liệu
tồn đầu kỳ

nhập trong kỳ
Giá hạch toán của vật liệu

+

nhập trong kỳ

Điều chỉnh giá hạch toán của VL nhập kho, xuất kho về giá thực tế thông qua
hệ số chênh lệch.
Giá thực tế của vật
liệu xuất trong kỳ

Giá hạch toán của vật
=

liệu xuất trong kỳ

X

Hệ số chêch lệch


Sau khi xác định được giá thực tế chính thức, giá hạch toán tạm ghi kế toán mới
ghi phần chênh lệch vào sổ kế toán.
3.3. Kế toán tình hình nhập xuất vật liệu
3.3.1. Chứng từ sử dụng
- Phiếu nhập kho (mẫu số 01 –VT)
- Phiếu xuất kho (mẫu số 02 – VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu số 03 – VT)
- Phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức (mẫu số 04 – VT)
- Phiếu báo cáo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu số 07 – VT)
- Bảng phân bổ vật liệu sử dụng
- Thẻ kho
- Biên bản kiểm kê vật tư, tài sản, hàng hóa (mẫu số 08 – VT)

15


×