Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.77 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH

TRẦN BẢO SANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY
NINH”, do Trần Bảo Sang, sinh viên khoá 35, Ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày

.

GV: PHẠM THỊ NHIÊN
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm 2012

tháng

năm 2012

Thư ký hội đồng chấm báo

Ngày

tháng

năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, trước hết con xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến Bố, Mẹ, Anh chị em trong gia đình đã nuôi nấng và ủng hộ để con có được
như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh
Tế, Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đó sẽ là
hành trang vững chắc cho tôi bước vào đời.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Phạm Thị Nhiên, người đã tận
tình giảng dạy, chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công ty Cổ Phần Cao Su Tây

Ninh cùng tất cả các cô chú, anh chị tại các phòng ban của Công ty đã tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực tập tại Công ty.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2012
Sinh viên
Trần Bảo Sang


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN BẢO SANG. Tháng 12 năm 2012. “Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh
Doanh tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Tây Ninh”.
TRAN BAO SANG. December 2012. “Analysis of the Efficiency of Business
Activities at the Tay Ninh Rubber Joint Stock Company”.
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty cổ phần Cao Su Tây Ninh, chủ yếu dựa trên các số liệu của năm 2010 – 2011, để
tìm ra các mặt mạnh hay yếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời
tìm ra các phương hướng khắc phục và những định hướng phát triển trong thời gian
tới.
Để phân tích và đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, Đề tài tập trung sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên
hoàn. Qua phân tích, đề tài cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả qua các năm,
doanh thu và lợi nhuận đều tăng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những mặt cần phải
quan tâm hơn như chi phí bán hàng, tốc độ luân chuyễn vốn lưu động… Từ đó giúp
cho hoạt động của công ty ngày càng phát triển hơn nữa.
Đề tài đánh giá thông qua các chỉ tiêu như lao động, nguồn vốn,… Để từ đó
đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng chúng tại công ty. Sau cùng, luận văn cũng
có một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời tìm ra những
phương án hạn chế rủi ro và phát huy hơn nữa những mặt mạnh của công ty để công ty

ngày càng phát triển hơn nữa.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................xv 
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... xvii 
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... xviii 
DANH MỤC PHỤ LỤC........................................................................................... xix 
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................1 
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2 
1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................................. 2 
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2 
1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 3 
1.4. Cấu trúc của khóa luận .............................................................................................. 3 

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ........................................................................................4 
2.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty................................................................ 4 
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty .............................................................................. 4 
2.1.2. Tình hình chứng khoán của công ty ................................................................. 6 
2.1.3. Sản phẩm của công ty ...................................................................................... 7 
2.1.4 Triển vọng phát triển cao su trong các năm tới ................................................. 7 
2.1.5 Các nhân tố rủi ro .............................................................................................. 8 
2.1.6 Nguyên vật liệu ................................................................................................. 8 
2.2. Thực trạng công ty Cao Su Tây Ninh ....................................................................... 8 
2.2.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty ....................................................................... 8 
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty .............................................................................. 9 
2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ ban giám đốc và các phòng ban .................................. 11 
2.2.4. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đường tinh luyện của công ty ........ 15 

2.2.5. Thị trường của công ty ................................................................................... 16 
2.2.6 Tình hình nhân sự của công ty ........................................................................ 17 
2.2.7. Vốn và nguồn vốn của công ty....................................................................... 18 
2.2.8 Trình độ công nghệ ......................................................................................... 19 
2.3. Thuận lợi và khó khăn của công ty ......................................................................... 19 
2.3.1. Thuận lợi ........................................................................................................ 19 
xii


2.3.2. Khó khăn ........................................................................................................ 20 

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................21 
3.1. Cơ sở lý luận................................................................................................21 
3.1.1 Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................. 21 
3.1.2. Khái niệm phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ..... 21 
3.1.3 Ý nghĩa của phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh... 22 
3.1.4. Nhiệm vụ của phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 23 
3.1.5 Khái niệm vốn ................................................................................................. 23 
3.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 24 
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 24 
3.2.2 Phương pháp sử lý số liệu ............................................................................... 24 
3.2.3. Phương pháp so sánh...................................................................................... 24 
3.2.4. Phương pháp thay thế liên hoàn ..................................................................... 25 
3.3. Các chỉ tiêu trong phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh .................... 25 
3.3.1. Các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận .................................................................... 25 
3.3.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn........................................................................ 26 
3.3.3. Chỉ tiêu về TSCĐ ........................................................................................... 27 
3.3.4. Chỉ tiêu về lao động ....................................................................................... 27 
3.3.5. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán .............................................................. 27 


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................29 
4.1 Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .............................. 29 
4.2. Phân tích tình hình doanh thu của công ty .............................................................. 32 
4.2.1. Phân tích tình hình biến động doanh thu và lợi nhuận của công ty qua 3 năm
2009 – 2011 .............................................................................................................. 32 
4.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu ........................................... 33 
4.3 Phân tích tình hình chi phí của công ty .................................................................... 37 
4.3.1. Kết cấu chi phí qua 2 năm 2010-2011 ........................................................... 38 
4.3.2. Chi phí bán hàng ............................................................................................ 39 
4.3.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp ........................................................................ 40 
4.4. Phân tích yếu tố lao động ........................................................................................ 41 
4.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động ............................................................. 42 
4.4.2. Phân tích khoản mục chi phí tiền lương ......................................................... 42 
4.4.3. Phân tích năng suất lao động tại công ty ........................................................ 43 
xiii


4.5. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định ............................................................ 43 
4.6. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty ............................................................... 46 
4.6.1. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty ...................................................... 46 
4.6.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận............................................... 48 
4.7. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.............................. 49 
4.7.1. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh .................................................... 49 
4.7.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ..................................................................... 51 
4.8. Phân tích khả năng thanh toán của công ty ............................................................. 57 
4.8.1. Phân tích khả năng thanh toán hiện thời ........................................................ 58 
4.8.2. Phân tích khả năng thanh toán nhanh............................................................. 58 
4.9. Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh .......................................... 60 
4.9.1. Tăng vòng quay vốn lưu động ....................................................................... 60 
4.9.2. Thành lập phòng marketing riêng biệt ........................................................... 62 


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIỀN NGHỊ ............................................................66 
5.1 Kết luận .................................................................................................................... 66 
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................. 67 
5.2.1. Đối với công ty............................................................................................... 67 
5.2.2 Đối với nhà nước............................................................................................. 67 

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................69 
PHỤ LỤC4 
 

xiv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BBĐG

Bao bì đóng gói

b/q

Bình quân

CCDV

Cung cấp dịch vụ

DCQL

Dụng cụ quản lý


CP

Chi phí

CSH

Chủ sở hữu

DT

Doanh thu

ĐHCĐ

Đại hội cổ đông

ĐVT

Đơn vị tính

HTK

Hàng tồn kho

KKDXD&DVTH

Khu kinh doanh xây dựng và dịch vụ tổng hợp

KPYT


Kinh phí y tế



Lao động

LN

Lợi nhuận

MMTB

Máy móc thiết bị

NMCB

Nhà máy chế biến

NSLĐ

Năng suất lao động

NT.Bộ

Nông trường bộ

NVL

Nguyên vật liệu


P.TGĐ

Phó tổng giám đốc

PTVT

Phương tiện vận tải

QLCL

Quản lý chất lượng

SL

Số lượng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TC-KT

Tài chính – kế toán

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TS

Tài sản

TSCĐ

Tài sản cố định
xv


TSLĐ

Tài sản lưu động

TT

Thành tiền

TTTH

Tính toán tổng hợp

VCĐ

Vốn cố định

VKT


Vật kiến trúc

VLĐ

Vốn lưu động

XDCB

Xây dựng cơ bản

XN

Xí nghiệp

XNCB

Xí nghiệp chế biến

XNCK

Xí nghiệp cơ khí

xvi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh qua 2 Năm 2010 - 2011 ............................29 
Bảng 4.2. Phân Tích Tỷ Suất Chi Phí/Doanh Thu Thuần ............................................31 

Bảng 4.3. Sản Lượng Tiêu Thụ của Công Ty qua 2 Năm 2010-2011 .........................34 
Bảng 4.4. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Doanh Thu Tiêu Thụ SP là Mủ Cao Su Năm
2010-2011.....................................................................................................................37 
Bảng 4.5; Kết Cấu Chi Phí của Công Ty qua 2 năm 2010 - 2011 ...............................38 
Bảng 4.6. Chi Phí Bán Hàng ........................................................................................39 
Bảng 4.7. Chi Phí Puản Lý Doanh Nghiệp ..................................................................40 
Bảng 4.8. Tình Hình Bố Trí Lao Động tại Công Ty qua 2 Năm 2010-2011 ...............41 
Bảng 4.9. Hiệu Quả Sử Dụng Lao Động tại Công Ty qua 2 Năm 2010- 2011 ...........42 
Bảng 4.10. Phân Tích Khoản Mục Chi Phí Tiền Lương ..............................................42 
Bảng 4.12. Năng Suất Lao Động của Công Ty Qua 2 Năm 2010 - 2011 ....................43 
Bảng 4.13. Tình Hình Biến Động Cơ Cấu Tài Sản Cố Định Qua 2 Năm 2010-2011 .44 
Bảng 4.14. Tình Trạng Kỹ Thuật TSCĐ của Công Ty qua Hai Năm 2010 - 2011 .....45 
Bảng 4.15. Hiệu Suất và Hiệu Quả Sử Dụng TSCĐ....................................................46 
Bảng 4.16. Tình Hình Lợi Nhuận của Công Ty Qua 2 Năm 2010-2011 .....................47 
Bảng 4.17. Phân Tích các Nhân Tố Ảnh Hưởng đến Lợi Nhuận ................................48 
Bảng 4.18. Các Nhân Tố Ảnh Hưởng đến Lợi Nhuận .................................................49 
Bảng 4.19. Phân Tích các Chỉ Tiêu Hiệu Quả Kinh Doanh ........................................50 
Bảng 4.20. Phân Tích Cơ Cấu Vốn của Công Ty Qua 2 Năm 2010-2011 ..................51 
Bảng 4.21. Hiệu Suất và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn .......................................................52 
Bảng 4.22. Tốc Độ Luân Chuyển Vốn Lưu Động .......................................................53 
Bảng 4.23. Tình Hình Kinh Doanh và Tiêu Thụ Sản Phẩm Qua 2 Năm 2010-2011 ..55 
Bảng 4.24. Bảng So Sánh Số Vòng Quay Hàng Tồn Kho ...........................................56 
Bảng 4.25. Bảng So Sánh Khả Năng Thanh Toán Hiện Thời .....................................58 
Bảng 4.26. Bảng So Sánh Khả Năng Thanh Toán Nhanh ...........................................59 
Bảng 4.27. Bảng Đánh Giá Kì Thu Tiền Bình Quân ...................................................59 
xvii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang 

Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty Cổ Phần Cao Su Tây Ninh ...........................10 
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Mủ Cốm: ......................................15 
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ Latex (mủ kem): ...........................16 
Hình 2.4. Trình Độ Học Vấn của Công Nhân ..............................................................17 
Hinh 2.5. Biểu Đồ thay đổi về Lao Động từ Năm 2007 - 2011 ...................................18 
Hình 4.1. Tình Hình Biến Động Doanh Thu và Lợi Nhuận qua 3 Năm 2009-2010 ...33 
Hình 4.2. Biểu Đồ Sản Lượng Xuất Khẩu và Nội Địa Năm 2010-2011 .....................34 
Hình 4.3. Biểu Đồ Doanh Thu Xuất Khẩu và Nội Địa Năm 2010-2011 .....................35 
Hình 4.4. Diễn Biến Giá Cao Su Tự Nhiên..................................................................57 
 

xviii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Rút gọn) 
Phụ lục 2. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Rút gọn) 
Phụ lục 3. BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 
Phụ lục 4. BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 

xix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Năm 2011 là một năm nền kinh tế thế giới có nhiều biến động mang tính toàn
cầu với nhiều khó khăn như thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật Bản cùng với
cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu, sự tăng trưởng có su hướng chậm lại của các

nền kinh tế như Trung Quốc hay Ấn Độ, đà phục hồi chậm sau khủng hoảng kinh tế ở
Mỹ và tình trạng chính trị bất ổn ở các quốc gia Phi châu… đã gây ảnh hưởng rất lớn
đến Việt Nam. Kèm theo đó là những khó khăn mà nền kinh tế đang đối mặt đã ảnh
hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trong nước ở giai đoạn hiện nay, Những thách thức
mà nước ta đang phải đương đầu như tỷ lệ lạm phát tăng cao (Theo Tổng cục thống kê
lạm phát năm 2011 chính thức là 18,13%), đầu tư kém hiệu quả từ các dự án của các
Tập đoàn, Tổng công ty, đơn vị sử dụng vốn nhà nước như Tập đoàn Vinashin hay
Tập đoàn Điện Lực Việt Nam EVN… đã khiến chính phủ đưa ra các biện pháp thắt
chặt tiền tệ, lãi suất tăng cao, kiềm hãm nhập siêu, giảm đầu tư công đã tạo ra thách
thức lớn cho các doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp Việt Nam trong đó có ngành cao su trong năm
2011 đã đạt được những thành tựu đáng kể. Theo Báo cáo ngành cao su đến hết năm
2011, diện tích cao su Việt Nam xấp xỉ 850.000 ha, sản lượng cao su nước ta đạt được
811.600 tấn. Năng suất khai thác cao su việt nam xếp thứ 2 trên thế giới, xếp thứ 5 về
sản lượng sản xuất và đứng thứ 4 về lượng cao su xuất khẩu trên thế giới.
Công Ty Cổ Phần Cao Su Tây Ninh (TRC) là thành viên của Tập Đoàn Công
Nghiệp Cao Su Việt Nam (VRG). Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh lực khai
thác và sơ chế mủ cao su. Công ty có những thuận lợi cơ bản như: Hoạt động sản xuất
kinh doanh ổn định trong nhiều năm, có nguồn lực dồi giàu, tăng trưởng nhanh của
ngành cao su trong các năm qua cũng khuyến khích công ty này ngày càng phát triển.
Bên cạnh những thuận lợi trên công ty cũng vướng phải không ít khó khăn như: giá cả


cao su phụ thuộc vào giá cả cao su thế giới và năng xuất khai thác mủ còn phụ thuộc
nhiều vào thời tiết, trong những năm gần đây thời tiết diển biến thất thường đều này
cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Về việc mở rộng đầu tư của
công ty cũng gặp nhiều khó khăn như thiếu nguồn vốn và quỹ đất ngày càng bị thu
hẹp.
Trước những thuận lợi và khó khăn như trên các nhà đầu tư càng nên quan tâm
hơn nữa đến hoạt động kinh doanh của mình. Dù hoạt động kinh doanh có lời đi chăng

nữa cũng cần quan tâm đến chi phí vì chưa hẳn kinh doanh có lời là đã quản lý tốt chi
phí vì kinh doanh lãi hay lỗ còn phụ thuộc vào giá cả. Vấn đề đặt ra ở đây là: Làm thế
nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh đến mức cao nhất?. Nhằm hoàn thành mục tiêu
kinh doanh với chi phí bỏ ra ít nhất mà đạt hiệu quả cao. Đồng thời cũng tìm ra những
phương án mới, khả thi hơn để giải quyết tốt bài toán chi phí khi giá cao su xuống
thấp.
Xuất phát từ những nhận thức trên cùng với sự đồng ý của Khoa Kinh tế
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, sự hổ trợ tận tình của Bam Giám Đốc
Công Ty Cao Su Tây Ninh và sự hướng dẫn tận tụy của cô PHẠM THỊ NHIÊN, em tiến
hành thực hiện đề tài : “Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công ty
Cổ Phần Cao Su Tây Ninh”, Đề tài này có liên quan đến nhiều môn học có tính thực
tiển cao, em mong rằng đề tài này sẽ đáp ứng được yêu cầu đặt ra ở trên và sẽ góp
phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tập trung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, qua đó đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Cao Su Tây Ninh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty qua hai năm 2010 – 2011;
- Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua hai năm
2010 – 2011;
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
qua hai năm 2010 – 2011;
2


- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong những
năm tới.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Công ty Cổ Phần Cao Su Tây Ninh – Xã Hiệp Thạnh –

Huyện Gò Dầu – Tỉnh Tây Ninh.
Phạm vi thời gian: 1/8/2012 đến 11/12/2012.
Nội dung: Đề tài nghiên cứu kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty Cổ Phần Cao Su Tây Ninh.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương, bố cục như sau:
Chương 1. Mở đầu Trình bài lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu phạm vi
nghiên cứu và sơ lược cấu trúc luận văn.
Chương 2.Tổng quan Giới thiệu chung về Công ty, lịch sử hình thành và phát
triển của Công ty Cổ Phần Cao Su Tây Ninh. Trình bài tình hình chứng khoán, sản
phẩm, triển vọng phát triển, các nhân tố rủi ro, nguyên vật liệu, lĩnh vực hoạt động,
chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban công ty, quy
trình sản xuất, công nghệ đánh giá thuận lợi và khó khăn trong tình hình hiện tại.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Trình bày những khái
niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, sự
cần thiết của việc phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với
công ty, những phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng để phân tích, diễn
giải nhằm tìm ra kết quả nghiên cứu của đề tài.
Chương 4. Kết quả và thảo luận Thông qua việc nêu tình hình chung về hoạt
động kinh doanh chương 4 đã đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu của quá trình hoạt động
kinh doanh của công ty trong giai đoạn năm 2010 – 2011 để từ đó có những giải pháp
phát triển nhằm thúc đẩy và hoàn thiện quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Bên đó tìm kiếm những phương án mới giúp hạn chế rủi ro cho công ty.

Chương 5. Kết luận và đề nghị Chương này tóm tắt nội dung đã nghiên cứu ở
các chương trên, đưa ra nhận xét về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong hai năm qua, từ đó đưa ra kiến nghị và phương pháp áp dụng trong những năm
tới.
3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty
a. Giới thiệu về công ty
Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt
Nam, văn phòng tọa lạc tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, cách Thành
Phố Hồ Chí Minh khoảng 70km theo đường bộ nằm trên trục đường Xuyên Á. Với địa
hình bằng phẳng, đất đai, khí hậu phù hợp và thuận lợi để phát triển cây cao su.
Tên đầy đủ: Công ty Cổ Phần Cao su Tây Ninh.
Tên giao dịch quốc tế: Tay Ninh Rubber Joint Stock Company.
Tên viết tắt: TANIRUCO.
Giấy phép kinh doanh số 4503000058 cấp ngày 28/12/2006 có tài khoản và con
dấu riêng.
Trụ sở chính: Quốc lộ 22, xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Số điện thoại: (066). 3853. 232 – (066). 3853. 606
Số fax: (84.066) 3853. 608
Email: ,
Website: www.taniruco.com.vn
Vốn điều lệ: 300.000.000.000 đồng.
Địa bàn hoạt động: công ty hoạt động trong và ngoài lảnh thổ Việt Nam. Trong
đó công ty có 3 nông trường thuộc 3 khu vực chính:

4


-


Nông trường Cao Su Gò Dầu thuộc Xã Thạnh Đức, Huyện Gò Dầu, Tỉnh
Tây Ninh.

-

Nông trường Cao Su Cầu Khởi thuộc Xã Chà Là, Xã Cầu Khởi, Huyện
Dương Minh Châu, Tỉnh Tây Ninh. Một phần thuộc Xã Thạnh Đức Huyện
Gò Dầu.

-

Nông trường Cao Su Bến Củi thuộc Xã Bến Củi, Huyện Dương Minh
Châu, Tỉnh Tây Ninh.

Số tài khoản ngân hàng:
- Tại ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Gò Dầu:
5703201000625.
- Tại ngân hàng đầu tư và phát triển Tây Ninh: 66110000000983.
- Tại ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn chi nhánh Sài Gòn:
1600311000228
- Logo của công ty

b Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh
nghiệp Nhà nước với hình thức “bán bớt một phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp”.
Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định có liên
quan và điều lệ Công ty.
Trước năm 1975, công ty là đồn điền do người Pháp quản lý.
Sau năm 1975, các đồn điền trên được ban cao su Nam Bộ tiếp quản và đổi tên
thành Nông trường quốc doanh cao su Tây Ninh.


5


Tháng 02/1986, Nông trường quốc doanh cao su Tây Ninh được đổi tên thành
Xí nghiệp Liên hợp Cao su Tây Ninh theo quyết định QĐ 320/TB ngày 31/12/1986
của Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là thủ tướng chính phủ).
Năm 1994, Xí nghiệp Liên Hợp Cao su Tây Ninh đổi tên thành Công ty Cao su
Tây Ninh theo quyết định số 505/NN/TCCB/QĐ của Bộ Nông Nghiệp và Công
Nghiệp thực phẩm.
Ngày 01/01/2005, công ty Cao su Tây Ninh chuyển thành Công ty Trách nhiệm
hữu hạn một thành viên Cao su Tây Ninh.
Ngày 21/11/2006, chuyển công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn một thành viên Cao
su Tây Ninh thành công ty Cổ Phần Cao su Tây Ninh theo quyết định số
3549/QĐ/BNN/ĐMĐN của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
2.1.2. Tình hình chứng khoán của công ty
Mã chứng khoán: TRC
Tên chứng khoán: Cổ phiếu Công ty Cổ Phần Cao Su Tây Ninh
Loại chứng khoán: cổ phiếu phổ thông
Mệnh giá: 10.000 đồng
Tổng số lượng niêm yết: 30.000.000 cổ phiếu
Tổng giá trị niêm yết: 300.000.000.000 đồng
a. Danh sách cá cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của công ty:


Trịnh Văn Vĩnh: 50,01%



Hứa Ngọc Hiệp: 10%


b. Danh sách các cổ đông sáng lập:
-

Tổng Cty Cao Su Việt Nam: Trong đó đại điện giữ vốn như sau:
 Trịnh Văn Vĩnh: 50.01
 Hứa Ngọc Hiệp: 10%

-

Phạm Xuân Mai: 0.66%

-

Trần Văn Long: 1,33%

-

Đoàn Thế Đại: 0,33%

-

Bùi Đức Ngọc: 0.66%

6


2.1.3. Sản phẩm của công ty
 Mủ cao su SVR 3L
 Mủ cao su SVR 5

 Mủ cao su SVR 10
 Mủ cao su SVR 20
 Mủ cao su SVRCV 50
 Mủ cao su SVRCV 60
 Mủ Latex (dung dịch)
 Mủ Skim (tận thu)
Nhóm sản phẩm SVR 3L và Latex chiếm trên 70% cơ cấu sản phẩm doanh
nghiệp, đặc biệt sản lượng mủ Latex (dạng mủ nước có hàm lượng mủ cao su khoảng
60%) dùng để chế biến các loại sản phẩm cao su dạng nhúng, đổ khuôn… tăng dần
qua các năm chiếm tỉ trọng lớn gần 63%.
2.1.4 Triển vọng phát triển cao su trong các năm tới
Công ty Cổ Phần Cao Su Tây Ninh (TRC) thông báo việc phát triển dự án cao su
ra Campuchia với diện tích đầu tư 7.600 ha cao su, thời gian hoàn thành dự án 3 – 4
năm.
Theo nội dung công bố, dựa trên tinh thần Nghị Quyết ĐHCĐ thường niên và
sau nhiều lần sang Campuchia khảo sát để tìm vùng đất thích hợp cho việc phát triển
mở rộng thêm diện tích trồng cao su, đến nay TRC đã tìm được dự án phù hợp. Công
ty cũng đã được Chính phủ Vương quốc Campuchia cấp phép tô nhượng dự án với
thời hạn 70 năm.
TRC đã chính thức thành lập một công ty con với các thông tin như sau:
Tên công ty con: Công ty phát triển cao su Tây Ninh Siêm Riệp (TayNinh
SiemReap API II VATH CAOTCHOUC Co., ltd).
Vùng đất hoạt động: Thị trấn huyện Trapeng Prasat, tỉnh Oddad Meanchey,
CPC. Diện tích: 7.600 ha (đất tô nhượng trực tiếp với chính phủ Campuchia)
Hình thức sở hữu: Công ty con 100% vốn của TRC
Thời gian hoàn thành dự án: Dự kiến 3 – 4 năm (thời gian bắt đầu thực hiện là
1/1/2012).
7



2.1.5 Các nhân tố rủi ro
 Rủi ro kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng trực
tiếp và mạnh mẽ đến tốc đổ tăng trưởng của ngành công nghiệp, nông nghiệp.
 Rủi ro về pháp luật: Là công ty TNHH chuyển sang hoạt động theo hình
thức công ty cổ phần hoạt động của công ty chịu ảnh hưởng của các văn bản
pháp luật về Luật doanh nghiệp và Luật chứng khoán.
 Rủi ro đặc thù: là công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khai thác
cao su, trong thời gian qua diễn biến tích cực của ngành cao su thế giới đã tác
động đến sự tăng trưởng của ngành cao su Việt Nam và giá cả cao su Việt nam
phụ thuộc vào sự biến động của giá cả cao su thế giới, bên cạnh đó thị trường
xuất khẩu tập trung vào Trung Quốc (chiếm 60%) cũng mang đến nhiều rủi ro
nếu như có sự hạn chế xuất phát từ nước bạn.
 Rủi ro khác: năng suất khai thác mủ cao su phụ thuộc nhiều vào thời tiết
trong những năm gần đây thời tiết diễn biến thất thường nên điều này ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, bên cạnh đó thiên tai, dịch
họa… là những rủi ro bất khả kháng và khó dự đoán, nếu xảy ra thì sẽ gây thiệt
hại lớn cho tài sản, con người cũng như tình hình hoạt động chung của công ty.
2.1.6 Nguyên vật liệu
Mủ cao su là sản phẩm của cây cao su được trồng từ các nông trường trực thuộc
công ty đó là nguyên liệu chính để công ty chế biến, gia công mủ cao su xuất khẩu. Do
đó, công ty có thể chủ động về nguồn nguyên liệu nếu đảm bảo năng suất và diện tích
cây trồng cao su.
Diện tích khai thác của công ty khoảng gần 5.500 ha, quy mô tương đối nhỏ so
với các công ty khác thuộc Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam như: Cao Su Đồng Nai
(31.000ha), Cao Su Dầu Tiếng (27.000ha), Cao Su Phú Riềng (15.000ha)… và diện
tích khai thác có su hướng giảm.
2.2. Thực trạng công ty Cao Su Tây Ninh
2.2.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty

8



Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là trồng mới, chăm sóc, khai thác cao su về chế
biến mủ cao su sơ chế nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác, đáp ứng nhu
cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ngoài ra, công ty còn hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực sau:
 Công nghiệp hóa chất, phân bón vào cao su.
 Thương nghiệp buôn bán, kinh doanh vật tư tổng hợp, kinh doanh nhà đất.
 Khai hoang và sửa chữa xây dựng cầu đường.
 Xây lắp công trình công nghiệp, dân dụng, thi công công trình thủy lợi.
 Cưa xẻ gỗ cao su, đóng Pallet và đồ gia dụng.
 Mua bán xăng, dầu, nhớt, sản xuất thùng phi sắt.
 Khảo sát, thiết kế các công trình giao thông.
Thi công xây lắp các công trình giao thông, các công trình thể thao, cấp thoát
nước, xử lý nước thải, mạng lưới điện đến 35 KV, san lấp mặt bằng.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty

9


Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty Cổ Phần Cao Su Tây Ninh
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Tổng giám đốc

P.TGĐ nội
chính


P.TGĐ kỹ
thuật

P.TGĐ kỹ
thuật
Phòng kinh
doanh

Phòng
QTNS

Các dự án
đầu tư

Phòng kỹ
thuật

Phòng bảo
vệ

Trung tâm
y tế

Phòng TCKT

Phòng
QLCL

Phòng

XDCB

KKDXD&
DVTH

Nông trường
Gò Dầu
NT. Bộ

XN sx
thùng phuy
thép

Nông trường
Cầu Khởi
NT. Bộ

Đội sx

Đội sx

Tổ sx

Tổ sx

Nông trường
Bến Củi

XN Cơ khí
Chế biến


NT. Bộ
XNCK

XNCB

Tổ sx

Tổ sx

NMCBB
Đội sx
Tổ sx
10

Nguồn: Phòng tổ chức


Giải thích ý nghĩa sơ đồ tổ chức: Công ty cổ phần Cao Su Tây Ninh xây dựng
mô hình tổ chức theo cơ cấu quan hệ trực tuyến – chức năng giữa người lãnh đạo cao
nhất (Tổng Giám Đốc) và các cấp. Các bộ phận quản lý chức năng hình thành một mối
quan hệ hữa cơ chặc chẽ, các phòng ban chức năng đóng vai trò tham mưu giúp cho
các cấp lãnh đạo điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh được toàn diện trên tất cả
các lĩnh vực.
2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ ban giám đốc và các phòng ban
 Đại hội cổ đông (ĐHCĐ):
Theo luật doanh nghiệp thì Đại Hội Cổ Đông là cơ quan có quyền hạn cao nhất
trong công ty cổ phân. Đại Hội Cổ Đông có quyền quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy
của công ty, quyền thành lập và giải tán công ty, quyết định các kế hoạch dài hạn, cơ
cấu về vốn, bổ nhiệm hoặc bải bỏ chức vụ của giám đốc, tổng giám đốc, ban kiểm

soát.
 Hội đồng quản trị (HĐQT):
Hội Đồng Quản Trị là cơ quan điều hành của công ty, có đầy đủ quyền hạn để
thay mặt công ty quyết định các vấn đề có liên quan đến mục tiêu và lợi ích của công
tym ngoại trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại Hội Cổ Đông. Số thành viên của
hội đồng quản trị sẽ không ít hơn 5 người và không nhiều hơn 11 người do Đại Hội
Đồng Cổ đông bầu theo phương thức bầu dồn phiếu. Mỗi thành viên của một Hội
Hồng Quản Trị có nhiệm kỳ tối đa 5 năm và có thể được bầu lại tại Đại hội đồng cổ
đông tiếp theo.
 Ban kiểm soát (BKS):
Ban Kiểm Soát do Đại Hội Đồng Cổ Đông bầu ra. Vai trò của Ban kiểm soát là
đảm bảo các quyền lợi của cổ đông và giám sát các hoạt động của công ty. Ban kiểm
soát không được ít hơn 3 thành viên và không nhiều hơn 5 thành viên. Các thành viên
của Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu theo phương thức bầu dồn phiếu, có
nhiệm kỳ tối đa 5 năm và có thể được bầu lại vào kỳ Đại hội đồng cổ đông tiếp theo.
 Tổng giám đốc:
Phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh, phòng Tài chính – kế
toán, phòng Xây dựng Cơ bản, các nông trường, xí nghiệp sản xuất thùng phi thép.
11


 Phó tổng giám đốc:
Là người giúp việc cho Tổng giám đốc, được ủy quyền và chịu trách nhiệm
trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với Tổng giám
đốc về phần công việc được phân công.
 Phó Tổng giám đốc kỹ thuật:
Có nhiêm vụ nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, đề xuất các quy trình công nghệ mới.
Trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra quá trình công nghệ ở nhà máy chế biến và quy trình kỹ
thuật trên vườn cây cao su, đưa ra kế hoạch và chỉ đạo phòng bệnh trên vườn cây cao
su.

Xây dựng và điều chỉnh các định mức kinh tế kỹ thuật
Được phân công chỉ đạo phòng kỹ thuật, phòng Quản lý chất lượng, xí nghiệp
chế biến. Tham gia hội đồng quản trị các công ty bên ngoài mà công ty góp vốn theo
sự phân công của chủ tịch Hội Đồng Quản Trị.
 Phó tổng giám đốc nội chính:
Công tác tổ chức và nhân sự, quản trị hành chính, thực hiện chế độ chính sách
tiền lương, tiền thưởng; chăm sóc đời sống, sức khỏe cho người lao động.
Công tác bảo vệ nội bộ, an ninh quốc phòng tại địa phương nơi có diện tích
vườn cây cao su và trụ sở làm việc của công ty.
Trực tiếp chỉ đạo, quản lý nhà, đất, cơ sở vật chất trong toàn công ty.
Được Tổng giám đốc phân công, chỉ đạo phòng Quản trị nhân sự, phòng bảo
vệ, trung tâm y tế, khu kinh doanh xăng dầu và dịch vụ tổng hợp, và tham gia vào Hội
đồng quản trị của các công ty bên ngoài theo sự phân công của công ty.
 Phó tổng giám đốc đầu tư:
Quản lý và theo dõi tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư mở rộng
trồng cao su trong và ngoài nước.
 Phòng quản trị nhân sự:
Tham mưu cho Tổng giám đốc về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, bố trí
nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty.

12


Quản lý giấy tờ, sổ sách, hồ sơ, lý lịch của cán bộ công nhân viên trong công ty;
tổ chức tuyển dụng, cho thôi việc, khen thưởng..
Quy hoạch cán bộ, đánh giá, nhận xét cán bộ.
Lập kế hoạch lao động tiền lương.
Quản lý, xây dựng kế hoạch tiền lương, kiểm tra thực hiện định mức lao động,
đơn giá tiền lương.
Tổ chức đón tiếp khách đến công ty, liên hệ công tác, bố trí nơi ăn ở cho khách.

 Phòng kinh doanh:
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tiếp thị
Chịu trách nhiệm về quản lý hàng hóa, vật tư, kho hàng, thủ tục xuất nhập vật tư.
Được quyền yêu cầu các phòng nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc cung cấp các số
liệu cần thiết phục vụ công tác
 Phòng kỹ thuật:
Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật trong công tác trồng,
chăm sóc, khai thác chế biến cao su và quy trình sử dụng máy móc.
Quản lý các định mức kỹ thuật; kiểm tra các thiết bị máy móc thiết bị xe máy,
kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Quy hoạch, khảo sát, thiết kế đất đai trồng cao su.
Lập dự án trồng mới, nhu cầu vật tư, phân bón phục vụ sản xuất; kiểm tra việc
bón phân, quy trình, phương pháp phòng bệnh cho vườn cây cao su.
Được quyền đình chỉ những công việc trái với quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn
định mức.
Được quyền yêu cầu các phòng nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc cung cấp số liêu
cần thiết nhằm phục vụ cho công tác chung.
 Phòng tài chính – kế toán:
Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động của công ty; tổng hợp kết quả hoạt
động kinh doanh, lập báo cáo thống kê, quyết toán tài chính.
Ghi chép, phản ánh chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Theo dõi công
nợ, đề xuất các kế hoạch thu tiền, chi tiền, hình thức thanh toán.
13


×