Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN CHƠN THÀNH TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.09 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA
HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN CHƠN THÀNH
TỈNH BÌNH PHƯỚC

TRẦN PHI PHONG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Các Yếu Tố
Ảnh Hưởng Đến Thu Nhập Của Hộ Gia Đình Tại Huyện Chơn Thành, Tỉnh Bình Phước”
do TRẦN PHI PHONG, sinh viên khóa K35, ngành Kinh tế nông lâm, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày ___________________.

ĐỖ MINH HOÀNG
Người hướng dẫn

________________________
Ngày

tháng


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012.

năm 2012

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012.


 


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài này, không những là sự nỗ lực của bản thân tôi mà còn là sự
giúp đỡ của rất nhiều người. Qua đây tôi xin nói lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ
tôi.
Trước hết “Cho con gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cha – Mẹ, các Chú và gia đình,
người đã sinh ra con và nuôi dạy con khôn lớn, là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần cho
con, là niềm tự hào của bản thân con”. Chúc cho gia đình ta luôn mạnh khỏe, hành
phúc…

Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy – Cô Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM nói
chung và Khoa Kinh Tế nói riêng, đã truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm cho tôi
trong suốt những năm tháng ở giảng đường đại học.
Đặc biệt, tôi xin trân thành cám ơn Cô Đỗ Minh Hoàng, người đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
Cho tôi gửi lời cám ơn tới quý Cô – Chú, Anh – Chị ở Phòng Thống Kê, Phòng
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Phòng Văn Thư trực thuộc UBND Huyện Chơn
Thành đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn cho tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Ngoài ra cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý anh chị, bạn bè… những người đã luôn
quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Cuối cùng cho tôi gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới Trường ĐH Nông Lâm, UBND
Huyện Chơn Thành. Chúc quý Thầy, quý Cô, quý Anh Chị và toàn thể bạn bè mạnh khỏe,
hạnh phúc và thành đạt.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
TRẦN PHI PHONG

i
 


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN PHI PHONG. Tháng 12 năm 2012. “Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng
Tới Thu Nhập Của Hộ Gia Đình Tại Huyện Chơn Thành, Tỉnh Bình Phước”.
TRAN PHI PHONG. DECEMBER 2012. “Analysis of factors affecting the
income of households in Chon Thanh District, Binh Phuoc Province”.
Đề tài “Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Thu Nhập Của Hộ Gia Đình Tại
Huyện Chơn Thành, Tỉnh Bình Phước” tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới thu
nhập của hộ gia đình. Cụ thể đề tài đi sâu vào nghiên cứu các mặt sau:
- Phân tích thực trạng thu nhập của hộ gia đình tại huyện Chơn Thành.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ gia đình tại huyện Chơn
Thành
- Phân tích thực trạng bất bình đẳng trong thu nhập của các hộ gia đình tại huyện
Chơn Thành
- Đề xuất 1 số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình tại huyện
Chơn Thành.
Qua đó phản ánh một cách chân thực về tình hình đời sống cũng như sự bất bình
đẳng trong thu nhập, xác định xem những yếu tố nào tác động mạnh mẽ nhất tới thu nhập
của hộ gia đình… Từ đó đề xuất một 1 số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ
gia đình tại huyện Chơn Thành.
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã thu thập số liệu, thông tin từ các phòng ban
thuộc UBND Huyện Chơn Thành, qua báo chí và internet. Số liệu sơ cấp được thu thập
thông qua việc điều tra phỏng vấn 90 hộ nông dân trên địa bàn Huyện. Phân tích số liệu
bằng phương pháp so sánh, thống kê mô tả, phân tích tổng hợp.... cũng như sử dụng các
công cụ đo lường mức độ bất bình đẳng như tỉ lệ thu nhập 20% cao so với 20% thấp,
ii
 


đường cong Lorenz, hệ số Gini…và sử dụng phần mềm eview để phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ gia đình.

iii
 


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................... x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2
1.4. Cấu trúc đề tài ........................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ................................................................................................ 4
2.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................... 4
2.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 4
2.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng ...................................................................................... 5
2.1.3. Khí hậu và thời tiết ............................................................................................. 5
2.1.4. Nguồn nước ........................................................................................................ 6
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................................ 6
2.2.1. Dân số và lao động ............................................................................................. 6
2.2.2. Giáo dục và y tế .................................................................................................. 8
2.2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế ............................................................................... 9
2.2.4. Cơ sở hạ tầng .................................................................................................... 12
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 14
3.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 14
3.1.1. Một số khái niệm .............................................................................................. 14
3.1.2. Thực trạng thu nhập của Việt Nam................................................................... 15
iv
 


3.1.3. Thực trạng bất bình đẳng về thu nhập tại Việt Nam ........................................ 17
3.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 28
3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả ............................................................................ 28

3.2.2. Phương pháp so sánh ........................................................................................ 29
3.2.3. Thước đo xác định bất bình đẳng ..................................................................... 30
3.2.4. Phương pháp phân tích hồi quy ........................................................................ 33
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 40
4.1. Thực trạng thu nhập của hộ gia đình tại huyện Chơn Thành trong năm 2011 ....... 40
4.1.1. Tình hình thu nhập các hộ gia đình tại huyện Chơn Thành ............................. 40
4.1.2. Cơ cấu nghề nghiệp tại huyện........................................................................... 41
4.1.3. Cơ cấu thu nhập tại huyện ................................................................................ 42
4.2 Đặc điểm mẫu điều tra ............................................................................................. 43
4.2.1. Nhân khẩu và quy mô gia đình ......................................................................... 43
4.2.2. Trình độ văn hóa của chủ hộ............................................................................. 43
4.2.3. Độ tuổi và trình độ chuyên môn của người lao động trong hộ ......................... 44
4.2.4. Diện tích đất đai và tình hình vay tín dụng của các hộ..................................... 46
4.2.5. Phương tiện sinh hoạt và đời sống của người dân ............................................ 48
4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tại huyện Chơn
thành ............................................................................................................................... 49
4.3.1. So sánh thu nhập giữa hai nhóm hộ người kinh và dân tộc .............................. 49
4.3.2. Mô hình kinh tế lượng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ
gia đình 51
4.3.2. Kiểm định tính hiệu lực của mô hình ............................................................... 52
4.3.3. Kiểm định sự cần thiết trong mô hình .............................................................. 54
4.3.4. Kết quả phân tích hồi quy và ý nghĩa của mô hình .......................................... 54
4.4. Phân tích thực trạng bất bình đẳng trong thu nhập tại huyện Chơn Thành ............ 56
4.4.1. Tỷ lệ thu nhập 20% cao so với 20% thấp ......................................................... 56
4.4.2. Tỷ trọng 40% số hộ có thu nhập thấp ............................................................... 57
4.4.3. Phân tích đường cong Lorenz ........................................................................... 57
v
 



4.4.4. Phân tích hệ số Gini .......................................................................................... 62
4.4.5. Phân tích ảnh hưởng của các nguồn thu nhập đến sự bất bình đẳng trong thu
nhập của hộ gia đình tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước .................................. 62
4.4.6. Bất bình đẳng trong phân phối đất đai ảnh hưởng đến bất bình đẳng trong thu
nhập của người dân tại Huyện Chơn Thành, Tỉnh Bình Phước ................................. 65
4.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao mức thu nhập và giảm bất bình đẳng của hộ gia
đình trong huyện .......................................................................................................... 68
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 71
5.1. Kết luận ................................................................................................................... 71
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 73
PHỤ LỤC

vi
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NH NN&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

UBND

Uỷ ban nhân dân


THCS

Trung học cơ sở

SEQAP

Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học

vii
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diện Tích, Dân Số và Mật Độ Dân Số Năm 2011 ............................................... 7
Bảng 2.2 Lao Động chính trên Địa Bàn Năm 2011 Phân Theo Ngành Kinh Tế ................ 8
Bảng 2.3 Cơ cấu cây trồng huyện Chơn Thành năm 2011Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.4 Tình hình chăn nuôi tại huyện Chơn Thành ...................................................... 12
Bảng 3.1 Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 người/ 1 tháng chia theo thành thị nông thôn
và các vùng từ 2008-2010 ................................................................................................. 16
Bảng 3.2 Thu Nhập Bình Quân Đầu Người/Tháng của Từng Nhóm ............................... 21
Bảng 3.4 Kỳ vọng dấu các biến trong mô hình ................................................................. 35
Bảng 4.2 Quy mô hộ hộ và tỷ lệ phụ thuộc các hộ gia đình trong mẩu điều tra ............... 43
Bảng 4.3 Trình độ văn hóa của chủ hộ trong mẩu điều tra ............................................... 44
Bảng 4.4 Độ Tuổi Trung Bình Của Người Lao Động Trong Mẫu Điều Tra .................... 45
Bảng 4.5 Trình Độ Chuyên Môn của Người trong Độ Tuổi Lao Động ............................ 45
Bảng 4.6 Tình hình sử dụng đất đai của các hộ gia đình .................................................. 46
Bảng 4.7 Tình hình vay tín dụng và thu nhập bình quân của nhóm hộ............................. 47
Bảng 4.8 Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay của Các Hộ Dân ................................................. 47
Bảng 4.9 Tình Hình Nhà Ở, Điện, Nước của Các Hộ Dân ............................................... 48

Bảng 4.10 Thu nhập bình quân 1 hộ/năm theo loại hộ...................................................... 49
Bảng 4.11 Kết quả ước lượng các thông số của mô hình thu nhập ................................... 51
Bảng 4.12 Hệ số xác định R2phụ của các mô hình hồi quy bổ sung ................................... 52
Bảng 4.13 Thu Nhập Bình Quân Đầu Người/Năm của Từng Nhóm ................................ 56
Bảng 4.14 Phân Phối Thu Nhập Bằng Đường Cong Lorenz ............................................ 58
Bảng 4.15 Phân Phối Thu Nhập Bằng Đường Cong Lorenz của Nhóm Hộ Người Kinh Và
Dân Tộc ............................................................................................................................. 58
Bảng 4.16 Thu Nhập Bình Quân Đầu Người/Năm theo Từng Nhóm............................... 63
Bảng 4.17 Cơ Cấu Thu Nhập Bình Quân Đầu Người/Năm theo Từng Nhóm ................. 64

viii
 


Bảng 4.18 Thu Nhập Bình Quân Đầu Người/Năm và Diện Tích Đất Bình Quân Đầu
Người/Năm trong Năm 2011 ............................................................................................. 66
Bảng 4.19 Bảng diện tích đất đai của các hộ gia đình phân theo 5 nhóm thu nhập ở huyện
Chơn Thành ....................................................................................................................... 67

ix
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Chơn Thành ............................................................... 4
Hình 3.1 Cơ cấu nguồn thu nhập trong năm 2010 ............................................................ 17
Hình 3.2. Mô hình đường cong Lorenz ............................................................................. 31
Hình 4.1. Cơ cấu nghề nghiệp tại huyện Chơn Thành ...................................................... 41
Hình 4.2 Cơ cấu thu nhập của huyện Chơn Thành ........................................................... 42

Hình 4.3 Đường Cong Lorenz Thể Hiện Sự Phân Phối Thu Nhập ở Huyện Chơn Thành59
Hình 4.4 Đường Cong Lorenz Thể Hiện Sự Phân Phối Thu Nhập của 2 Nhóm Hộ Gia
Đình Người Kinh và Dân Tộc ........................................................................................... 59

x
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Phân hóa giàu nghèo là 1 vấn đề cơ bản mang tính thời đại của đời sống xã hội.
Trong những năm qua, nhờ tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế thế
giới có những bước phát triển nhảy vọt , tuy nhiên bên cạnh những thành tựu tăng trưởng
kinh tế, sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, nước giàu nước nghèo trên thế
giới ngày càng gia tăn. Ở nước ta khi thực hiện đường lối đổi mới của đảng, từ năm 1986
nền kinh tế có sự tăng trưởng mạnh và đã tạo ra được những thành tựu kinh tế xã hội rất
có ý nghĩa đối với gần như tất cả các nhóm dân cư ở tất cả các vùng. Tỷ lệ nghèo đói đã
giảm mức kỷ lục từ khoảng 75% vào giữa thập kỷ 80 xuống còn 58% năm 1993 tiếp tục
giảm còn 22% năm 2005, 9.45% năm 2010. Song bên cạnh đó, sự chênh lệch về thu nhập
dường như đang gia tăng đáng kể trên phạm vi cả nước trong thời gian gần đây.Việc thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế cùng với giảm bất bình đẳng và giảm đói nghèo là 1 nguyên lý
nền tảng của con đường phát triển mà Việt Nam đã lựa chọn.
Trong thập niên 90, tăng trưởng kinh tế kèm theo bất bình đẳng do 2 nguyên nhân
chính. Thứ nhất đó là tăng trưởng không đồng đều giữa nông thôn và thành thị làm tăng
khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa 2 vùng. Thứ 2 sự phát triễn không đồng đều giữa 7
vùng ở Việt Nam cũng tăng lên. Vùng tăng trưởng nhanh nhất là Đông Nam Bộ, năm
2010 hệ số Gini dựa trên thu nhập của Đông Nam Bộ là 0.424.Như vậy Đông Nam Bộ là
vùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và mức độ phân hóa giàu nghèo gia tăng đáng

kể, đó là vấn đề hết sức cấp bách mà đảng và nhà nước ta quan tâm hàng đầu.
Thu nhập của người dân là một trong những nguyên nhân dẩn đến bất bình đẳng
cho dù quốc gia đó là quốc gia giàu mạnh hay nghèo đói cho đến những địa phương nhỏ.


Bởi vì nó chính là báo cáo quan trọng có ý nghĩa kinh tế để đánh giá mức sống, sự phát
triển của mỗi khu vực cũng như đó là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội.
Chơn thành là một trong những huyện của Bình Phước nằm ở Đông Nam Bộ nằm
kề cận với thành phố Hồ Chí Minh nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng
trong thu nhập cao nhất.Vì nằm kề cận nên được hưởng nhiều thuận lợi từ thành phố hồ
chí minh trong việc phát triển công nghiệp, thương nghiệp ,nông nghiệp và dịch vụ. Bên
cạnh đó huyện chơn thành còn gặp nhiều thách thức vấn đề bất bình đẳng phân hóa giàu
nghèo ngày càng gia tăng, chênh lệch giữa các vùng còn khá lớn nguyên nhân chủ yếu là
do các nguồn thu nhập của người dân. Xuất phát từ thực trạng trên qua nghiên cứu và tìm
hiểu tại địa phương, tôi tiến hành thực hiện đề tài“ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới
thu nhập tại huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước” để tìm hiểu thu nhập của người dân
trong huyện có chênh lệch không và sự ảnh hưởng của nó đến người dân như thế nào?
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình tại huyện
chơn thành tỉnh bình phước.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên thì tôi tiến hành phân tích các mục tiêu cụ thể
sau:
- Thực trạng thu nhập của hộ gia đình tại huyện Chơn Thành
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tại huyện Chơn
Thành
- Phân tích thực trạng bất bình đẳng trong thu nhập của các hộ gia đình tại huyện
Chơn Thành
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của hộ gia đình tại huyện

Chơn Thành
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Trong khoảng thời gian từ tháng 08/2012 đến 12/2012
2
 


Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàng của huyệnChơn thành
Về đối tượng: chủ yếu là các hộ gia đình trong huyện.
1.4. Cấu trúc đề tài
Chương 1: Giới thiệu
Chương này giới thiệu sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu ý nghĩa cũng
như những hạn chế của đề tài
Chương 2: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương này giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộ của huyện
Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
Chương 3: Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày cơ sở lý luận, các khái niệm, phần tổng quan các tài liệu đã
nghiên cứu đồng thời trình bày tình trạng nghèo đói ơ huyện Chơn Thành, tỉnh Bình
Phước. Sau đó trình bày các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài
Chương 4:Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này trình bày nội dung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và
bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các hộ gia đình ở huyện Chơn Thành, tỉnh
Bình Phước. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao thu nhập của các hộ gia đình.
Chương 5:Kết luận và kiến nghị
Nêu tổng quát kết quả nghiên cứu đạt được cũng như những hạn chế của đề tài.
Ngoài ra còn đề xuất kiến nghị với các cơ quan liên quan để nâng cao mức thu nhập của
người dân, thúc đẩy kinh tế Chơn thành tăng trưởng nhanh một cách bền vững.

3

 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.

Điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Chơn Thành

Nguồn: chonthanh.binhphuoc.gov.vn/
4
 


Huyện Chơn Thành nằm ở phí Tây của tỉnh Bình Phước, phí Bắc giáp huyện Hớn
Quản, phía Nam giáp huyện Bến Cát, Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), phía Đông giáp huyện
Đồng Phú, thị xã Đồng Xoài, phía Tây giáp huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương).
Chơn Thành án ngữ Phía Nam Tây Nguyên và Đông Bắc Sài Gòn, nơi có hai tuyến
quốc lộ 13 và 14 đi qua, đồng thời tuyến đường Hồ Chí Minh cũng đang trong giai đoạn
thi công sắp hoàn chỉnh; những đường giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam chạy qua và giao nhau ở trung tâm thị trấn của huyện, đồng thời là huyết mạch
nối liền các tỉnh biên giới miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài hai trục đường chính, Chơn Thành còn có nhiều đường liên xã, hình thành một
mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa trong và
ngoài huyện.
Huyện Chơn Thành có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã Minh Long,

Minh Thành, Nha Bích, Minh Lập, Minh Thắng, Minh Hưng, Quang Minh, Thành Tâm
và thị trấn Chơn Thành.
2.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng
Là huyện trung du, địa hình Chơn Thành thoai thoải, độ cao trung bình từ 50 đến
55m. Vùng đất đỏ bazan ở phía Đông Bắc, vùng tiếp giáp với địa hình đồi núi lượn sóng
của huyện Hớn Quan có độ cao 70m. Còn lại là vùng đất xám phát triển trên phù sa cổ có
địa hình thấp, độ cao so với mực nước biển khoảng 50m, thấp nhất là 45m. Đất xám
chiếm hơn 87% diện tích, đất đỏ 10%, đất dốc tụ và đất sông suối ao hồ chiếm phần còn
lại.
2.1.3. Khí hậu và thời tiết
Chơn Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng của vùng Đông
Nam Bộ với hai mùa mưa và khô rõ rệt (mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa
khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Lượng mưa trung bình hàng năm khá cao
từ 2.000 – 3.000 mm/năm. Hướng gió chính là hướng Đông Bắc vào mùa khô và hướng
Tây Nam vào mùa mưa. Nhiệt độ trung bình khoảng 26oC, nhưng có sự chênh lệch nhiệt

5
 


độ giữa ngày và đêm từ 7 – 9oC. Biên độ chênh lệch này thuận lợi cho việc tăng năng suất
cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.
Huyện Chơn Thành mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, có nền nhiệt quanh năm cao, ít gió bão, thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và
đặc biệt là sản xuất nông – lâm nghiệp với các loại cây trồng nhiệt đới rất điển hình.
2.1.4. Nguồn nước
Nguồn nước bao gồm nước mặt và nước ngầm:
Nước mặt gồm hệ thống các sông suối nhỏ chia đều và nằm rải rác trên các địa bàn
tạo nguồn nước mặt phong phú cung cấp đủ, đảm bảo cây trồng không bị thiếu nước vào
mùa khô.

Nước ngầm tương đối dễ khai thác phục vụ sinh hoạt. Nước sinh hoạt là nước
giếng, độ sâu cách mặt đất từ 5 – 20 m, nước ít nhiễm phèn, đảm bảo sức khỏe cho người
dân cũng như đảm bảo đủ nước sinh hoạt.
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1. Dân số và lao động
a) Dân số
Năm 2011 tổng dân số toàn huyện là 68.854 người với mật độ dân số 177
người/km2. Dân số huyện Chơn Thành chủ yếu là dân số nông thôn, tỷ lệ dân số nông
thôn so với tổng dân số là 77,8% năm 2011.
Cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Chơn Thành gồm 12 dân tộc anh em như:
Kinh, XTiêng, Khơme, Tàmun, Châu Ro, Hoa… trong có các dân tộc thiểu số chiếm
khoảng hơn 9,8% dân số. Trên địa bàn huyện có hơn 30 cơ sở thờ tự, có ba tôn giáo chính
là Công giáo (chiếm hơn 10% dân số), Phật giáo (chiếm khoảng 3% dân số), Tin Lành
(chiếm khoảng gần 4% dân số). Ngoài ra còn một số ít người theo các tôn giáo khác như
Cao Đài, Hòa Hảo, Đạo Hồi …

6
 


Bảng 2.1. Diện Tích, Dân Số và Mật Độ Dân Số Năm 2011
Diện tích

Dân số trung bình

Mật độ dân số

(km2)

(người)


(người/km2)

389.836

68.854

177

31.936

15.228

477

Xã Thành Tâm

40.784

5.976

147

Xã Minh Lập

49.932

7.165

143


Xã Minh Hưng

62.057

16.294

263

Xã Minh Long

37.251

6.272

168

Xã Minh Thành

51.371

5.173

101

Xã Nha Bích

49.857

4.867


98

Xã Quang Minh

29.181

3.495

120

Xã Minh Thắng

37.467

4.384

117

TOÀN HUYỆN
Thị Trấn Chơn
Thành

Nguồn tin: Phòng Thống Kê Huyện Chơn Thành
b) Lao động
Năm 2011, lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao. Tổng số lao
động trong độ tuổi là 38.294 lao động, chiếm gần 55,6% dân số, trong đó lao động nông
nghiệp là 22.825 lao động chiếm 59,6%, còn lại là lao động khác chiếm 40,4%. Trình độ
lao động thấp, thiếu lao động kỹ thuật, lực lượng lao động giản đơn, lao động chân tay
chiếm tỷ lệ cao.

Cơ cấu lao động phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung ở các khu công nghiệp
trọng điểm của huyện. Dân cư trong huyện phần lớn cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, có khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ
thuật, và nhất là có nguồn lực lao động dồi dào. Tuy nhiên, trình độ dân trí bà con còn
thấp, cán bộ khoa học kỹ thuật vừa thiếu lại vừa yếu, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh
vực giáo dục đào tạo, y tế và quản lý nhà nước. Hằng năm số học sinh, sinh viên ra trường
7
 


trở về địa phương rất ít. Vì vậy, nâng cao dân trí, có chính sách hợp lý thu hút nhân tài là
một trong những yêu cầu bức bách trong chiến lược phát triển kinh tế_ xã hội huyện.
Bảng 2.2. Lao Động chính trên Địa Bàn Năm 2011 Phân Theo Ngành Kinh Tế
Đvt :người
Ngành nghề lao động
Lao động nông

Lao động phi nông

Lao động khác

nghiệp

nghiệp

TOÀN HUYỆN

22.825

12.319


3.150

TT Chơn Thành

2.440

4.282

1.520

Xã Thành Tâm

1.631

1.154

96

Xã Minh Lập

2.616

774

154

Xã Quang Minh

2.086


6

Xã Minh Hưng

4.591

3.919

796

Xã Minh Long

2.273

1.125

86

Xã Minh Thành

2.260

605

168

Xã Nha Bích

2.315


321

255

Xã Minh Thắng

2.613

133

75

Nguồn tin: Phòng Thống Kê Huyện Chơn Thành
2.2.2. Giáo dục và y tế
a) Giáo dục
Giáo dục - đào tạo là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng nhằm đào tạo
nguồn trí thức cho cả nước nói chung và Huyện Chơn Thành nói riêng, vì vậy công tác
giáo dục - đào tạo được Huyện quan tâm đầu tư, xây dựng. Nền giáo dục của Huyện trong
những năm qua có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, góp phần nâng
cao dân trí. Đảng bộ Huyện đã tập trung chỉ đạo công tác giáo dục từ cấp mầm non đến
Phổ thông trung học. Đã tổ chức thành công kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện bậc THCS, bé
thông minh vui vẽ cấp huyện, thi giáo viên giỏi bậc tiểu học, tổ chức thành công hội khỏe
8
 


phù đổng cấp huyện và tham gia cấp tỉnh đạt giải nhì. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu
học đúng độ tuổi năm 2012. Các trường tiếp tục triển khai thực hiện năm học 2011-2012.
Kết thúc học kỳ I, số học sinh bỏ học cấp tiểu học và THCS là 21 học sinh, nổi lên ở xã

Minh Hưng, Minh Lập và TT.Chơn Thành.
Trong quý I đã thống nhất chủ trương đầu tư một số hạng mục cở sở vật chất cho
các trường theo đề án chuẩn hóa quốc gia đến năm 2015. Hoàn chỉnh đề án thành lập
trường cấp 2-3 Minh Hưng; đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia 2011-2015. Kiện toàn
ban quan lý SEQAP và thống nhất giải quyết phụ cấp (30% mức lương hiện hưởng) cho
các thành viên.
b) Y tế
Năm 2012, hoạt động y tế cơ sở trên địa bàn Huyện Chơn Thành từng bước được
nâng cao chất lượng, duy trì kiểm tra và tổ chức họp giao ban luân phiên hàng tháng tại
các trạm y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các trạm học tập, trao đổi kinh nghiệm, để thực
hiện đạt 10 chuẩn y tế cơ sở theo quy định.
Công tác trực, tiếp nhận khám chữa bệnh cho nhân dân được đảm bảo, với tổng số
14.282 lượt khám chữa bệnh. Công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai hiệu quả,
không có diễn biến phức tạp. Trong quý phát sinh 24 ca sốt xuất huyết, 2 ca sốt rét;
không xảy ra ngộ độc thực phẩm. Nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày thầy thuốc Việt Nam,
Bệnh viện đa khoa và Trung tâm Y tế đả tổ chức họp mặt kỷ niệm với không khí ấm
cúng, vui tươi. Công tác kiểm tra vệ sinh àn toàn thực phẩm được quan tâm, nhất là trong
dịp tết nguyên đán Nhâm Thìn 2012, đã kiểm tra 259 cơ sở, phát hiện 2 cở sở vi phạm đã
sử phạt hành chính.
Triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn
2011-2020, với mục tiêu 2012 có 50% xã đạt chuẩn, đến 2015 là 70% và 2012 có 90% đạt
chuẩn.
2.2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế
Trong những năm qua kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu
kinh tế chuyển dịch đúng hướng; thu ngân sách tăng nhanh; kết cấu hạ tầng được quan
9
 


tâm đầu tư. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng công

nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
liên tục tăng, bình quân mỗi năm tăng 21,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011
đạt 38 triệu đồng.
a) Nông nghiệp
Hiện nay nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính của huyện (chiếm 33,3% GDP),
trong đó đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày như cây cao su,
hồ tiêu, điều, góp phần cung cấp nguồn hàng xuất khẩu cho tỉnh Bình Phước.
 Trồng trọt
Diện tích trồng cây hàng năm toàn huyện ước tính đạt 591 ha,bằng 103,8% kế
hoạch 2012(612ha), giảm 20 ha so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân là do chiu ảnh
hưởng ngập nước của dự án thủy lợi Phước Hòa. Diện tích cây lâu năm trồng mới 116ha
đạt 58% kế hoạch, tăng 58ha so với cùng kỳ. Vụ mùa tiêu , điều hoàn thành thu hoạch,
năng suất cây tiêu đạt khoảng 25,2 tạ/h, cây điều đạt khoảng 11 tạ/ha.

10
 


Bảng 2.3. Cơ cấu cây trồng huyện Chơn Thành năm 2011
Diện tích

Sản lượng

Năng suất

(ha)

(Tấn)

(Tạ/ha)


Cây hàng năm

1.091,0

19.381,48

Cây lương thực

1.042,0

19.139,18

89,0

168,00

18,9

2,9

12,18

42,0

950,2

18.959,00

199,5


47,0

242,30

51,4

Chỉ tiêu

Lúa
Bắp vàng
Mì cao sản
Cây thực phẩm
Cây hàng năm khác

1,8
27.718,8

41.138,80

Tiêu

377,3

725,70

25,2

Điều


147,2

1.548,00

11,0

Cà phê

15,6

13,10

11,0

Cao su

25.852,0

37.653,20

19,6

2,2

23,10

105,0

467,4


1.175,70

Cây công nghiệp lâu năm

Cây dừa
Cây ăn quả

Nguồn tin: Phòng Thống Kê Huyện Chơn Thành
Công tác bảo vệ thực vật : cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh ( như bệnh
phấn trắng gây hại trên cây cao su; rầy nâu, đạo ôn trên cây lúa; bọ xít muỗi và bệnh thán
thư trên điều....) và hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu
bệnh trên cây trồng. Công tác khuyến nông tổ chức tập huấn và phổ biến cho nông dân về
kỷ thuật chăm sóc cây trồng ( điều, tiêu, cao su...) sau thu hoạch.
 Chăn nuôi
Toàn huyện có 217 trang trại theo tiêu chí mới, tổng diện tích sử dụng 1107 ha,
giải quyết việc làm cho 629 lao động. Tổng đàn gai súc và gia cầm duy trì phát triển ổn
định ( đàn trâu bò khoảng 2160 con, đàn heo 23900 con, đàn gia cầm các loại khoảng
269000 con).
11
 


Bảng 2.4: Tình hình chăn nuôi tại huyện Chơn Thành
Số lượng

Sản lượng thịt

(con)

(Tấn)


575

16



1.884

85

Heo

23.610

3.943



258.330

951

411

18

Chỉ tiêu
Trâu


Vịt, Ngan, Ngỗng

Nguồn tin: Phòng Thống Kê Huyện Chơn Thành
b) Công nghiệp
Tình hình cung cấp điện ổn định thuận lợi cho sản xuất nhưng do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế, giá cả nguyên nhiên vật liệu biến động tăng nên hầu hết các doanh
nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng, nhiều doanh nghiệp ứ đọng hàng hóa phải ngừng hoạt
động, đã ảnh hưởng đến tăng trưởng của nghành. Giá trị sản xuất công nghệp năm 2011
đạt 355,28 tỷ chỉ đạt 28,2 % kế hoạch năm( 1258 tỷ đồng), song vẫn tăng 18,7% so với
cùng kỳ năm 2010(299,2 tỷ đồng).
2.2.4. Cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
Đường trục xã, liên xã: Toàn huyện hiện có 6 tuyến đường trục xã, liên xã với tổng
chiều dài 38 km, chủ yếu là đường sỏi đỏ, đường đất.Đường trục thôn, xóm: Có tổng
chiều dài 366,5 km đường thôn xóm của 8 xã, chủ yếu là đường đất.Đường ngõ, xóm,
đường trục chính nội đồng: chủ yếu được hình thành trong quá trình sản xuất, đi lại của
người dân, đường đất do nhân dân tự làm là chủ yếu.
Mạng lưới giao thông của huyện tương đối phát triển, hệ thống đường ô tô đến
được tất cả các xã trong huyện, có 02 quốc lộ giao nhau và hệ thống các đường tỉnh,
12
 


×