Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.65 KB, 30 trang )

PHẦN I:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
I. Tính cấp thiết của đề tài
Thu nhập của người dân ở mọi nơi đều là vấn đề thu hút sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu. Dù cho đó là một quốc gia giầu mạnh hay nghèo đói,
cho đến những địa phương lớn hay nhỏ. Bởi vì chính nó là chỉ báo quan trọng
có ý nghĩa kinh tế để đánh giá về mức sống của người dân.
Tình trạng giầu nghèo nước ta phân hóa ngày càng sâu sắc. Khoảng
cách ngày một tăng cao, chi tiêu bình quân đầu người năm 2007, nhóm giầu
gấp nhóm nghèo là 4,7 lần, đến năm 2009 khoảng cách này đã tăng lên 5,5
lần, đến năm 2011 đã tăng lến 6,03 lần.
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X đã quyết định chiến lược
phát triển kinh – xã hội mười năm đầu của thế kỷ XXI là “ Chiến lược đẩy
mạnh Công nghiệp hóa- hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây
đựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp”.
Mục tiêu là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống
văn hóa tinh thần của nhân dân, nâng cao vị thế của đất nước.
Để đạt được sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước nói trên thì thu nhập
người dân là vấn đề cần quan tâm, bởi vì Việt Nam là một nước đang phát
triển. Theo báo cáo của đồng chí Trần Đình Hoan (ủy viên Trung ương Đảng)
tại học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tháng 2 năm 2011 thì thu nhập
bình quân đầu người nước ta khoảng từ 400-450USD/người/năm, tuy vậy con
số này vẫn còn quá xa vời, với phần lớn bộ phận dân cư nước ta bởi vì thu
nhập giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch khá cao.
Muốn giảm bớt tình trạng mất cân bằng về thu nhập giữa nông thôn và
thành thị và để làm tăng GDP cả nước thì phải có sự quan tâm thích đáng đến
vấn đề mức thu nhập của người dân, đặc biệt là với người dân nông thôn.
Trong giai đoạn hiện nay, nông thôn trong cả nước hiện nay đang diễn ra sự
thay đổi mọi mặt về đời sống kinh tế- xã hội cũng như sự thay đổi về cơ cấu
nghề nghiệp, lao động, dân số, chính sách xã hội làm đa dạng và nâng cao
mức thu nhập của các hộ gia đình nông thôn. Các gia đình đang tự tìm con


đường đi bằng năng lực của bản thân mình, trong đó thu nhập trong hộ gia
đình chịu ảnh hưởng không nhỏ các yếu tố như tuổi, học vấn, nghề nghiệp,
vốn và thực tế những năm qua để đạt được mục tiêu: “ Dân giầu, nước
mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh” Đảng và nhà nước đã có nhiều
chính sách hỗ trợ nông thôn như: đầu tư vốn, khuyến nông, tạo công ăn việc
làm nhằm nâng cao mức sống của người dân nông thôn.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình nông
thôn nhằm tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố và khả năng cải thiện
thu nhập của họ, với ý nghĩa đó tôi quyết định chọn đề tài “ Những yếu tố
ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn hiện nay” để nghiên
cứu.
Nghiên cứu được tiến hành tại xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh
Hóa. Đây là một xã ven biển, bởi vậy người dân ở đây rất năng động và nhạy
bén với sự thay đổi của đất nước trong tình hình mới hiện nay.
*câu hỏi nghiên cứu
Những nhân tố cơ bản nào ảnh hưởng đến thu nhập của người dân
nông thôn hiện nay ?
II.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1. Ý nghĩa khoa học
* Nhằm củng cố lý thuyết xã hội đại cương và lý thuyết xã hội học
chuyên ngành, xã hội học kinh tế, xã hội học gia đình.
* Qua việc tìm hiểu thu nhập của các hộ gia đình nông thôn sẽ cho ta
thấy được đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội đúng đắn của Đảng
và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
* Qua báo cáo cũng nhằm khẳng định tính ưu việt của phương phát
nghiên cứu xã hội học trong nghiên cứu thực tiễn xã hội.
2. Ý nghĩa thực tiễn
* Trong khuôn khổ một báo cáo thực tập, hy vọng sẽ giúp chúng ta có
thể nhìn nhận sơ bộ về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình
nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Điều này giúp các hộ gia đình nghiên cứu

tham khỏa vận dụng vào cuộc sống của mình, mặt khắc cũng giúp cho các nhà
hoạch định chính sách nêu rõ định hướng phát kinh tế cho các hộ gia đình
nông thôn.
* Trên cơ sở đưa ra một số giải pháp và khuyên khích nhằm nâng cao
thu nhập của người dân.
III. Mục tiêu: Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
*Mục tiêu
Tìm hiểu thu nhập và những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
*Nhiệm vụ
1. Mô tả thực trạng thu nhập của các hộ gia đình nông thôn và sự phân
hóa trong thu nhập.
2. Chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình
nông thôn, ví dụ như: nghề nghiệp, học vấn, giới tính va mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đó.
3. Đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp có tính khả thi nhằm nâng
cao thu nhập của người dân nông thôn.
IV. Đối tương, khách thể, phạm vi nghiên cứu và mẫu nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu.
Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình ở xã Hải
Hòa, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
2. Khách thể nghiên cứu.
Các hộ gia đình nông thôn tại xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
3. Phạm vi nghiên cứu.
* Phạm vi thời gian
Cuộc khảo sát diễn ra từ ngày 21/8/2011 đến 25/8/2011.
* Phạm vi không gian
Tại Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa
4. Mẫu nghiên cứu.
Gồm 450 hộ gia đình nông thôn được chọn ngẫu nhiên tại 3 thôn trong
xã.

Đặc điểm mẫu khảo sát:
*Cơ cấu giới tính
Nữ 223 người 49,8%
Nam 225 người 50,2%
Như vậy trong cơ cấu giới tính nữ chiếm nhiều hơn nam
* Cơ cấu tuổi
Dưới 35 tuổi 20,9%
Từ 35- 44 tuổi 30,8%
Từ 45- 54 tuổi 34.2%
Trên 55 tuổi 13,7%
Như vậy trong cơ cấu tuổi chủ yếu trong độ tuổi từ 35 đến 54 tuổi.
* Cơ cấu học vấn
Tiểu học trở xuống 23,3%
Trung học cơ sở 67,0%
Phổ thông trung học 9,7%
Trong cơ cấu học vấn thì chủ yếu là ở bậc trung học cơ sở.
* Cơ cấu nghề nghiệp
Trước 2005
Như vậy trước năm 2005 nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ
cấu nghề nghiệp
Từ 2005 đến nay
Nông nghiệp 89,0%
Cán bộ CNVC 2,4%
Dịch vụ, buôn bán 5,4%
Tiểu thủ công nghiệp 0,3%
Nghề khác 2,9%
Nông nghiệp 81,9%
Cán bộ CNVC 2,6%
Dịch vụ, buôn bán 9,0%
Tiểu thủ công nghiệp 2,1%

Nghề khác 4,4%
Như vậy từ năm 2005 đến nay nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong cơ cấu nghề nghiệp
So sánh cơ cấu nghề nghiệp từ trước 2005 và từ 2005 đến nay có sự
khác biệt rõ rệt; giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng cơ cấu dịch vụ buôn bán và
tiểu thủ công nghiệp. Cán bộ công nhân viên chức của xã từ 2005 đến nay có
tăng nhưng không đáng kể; các nghề khác đều tăng. Xét cơ cấu nghề nghiệp
của xã giảm tỷ trong nông nghiệp, tăng cơ cấu dịch vụ buôn bán và tiểu thủ
công nghiệp nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nghề
nghiệp.
* Loại hộ
Thuần nông 18,6%
Phi nông 62,3%
Hỗn hợp 20,1%
Các hộ phi nông chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
* Số thành viên
Dưới 3 người 18,0%
Từ 4- 6 người 77,1%
Trên 6 người 4,9%
Các hộ gia đình ở đây có số thành viên từ 4 – 6 người chiềm tỷ lệ cao
nhất.
* Số thế hệ
1 thế hệ 5,2%
2 thế hệ 70%
3 thế hệ 24,4
4 thế hệ 0,4%
Chủ yếu các hộ gia đình ở đây có 2 thế hệ
V. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp luận
a. Phương pháp luận của đề tài, dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-

Lênin về vấn đề xã hội, bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử.
* Quan tâm nhận thức trong xã hội học chỉ dừng lại ở bên ngoài sự vật hiện
tượng, vận dụng vào báo cáo này thì thu nhập của hộ gia đình không chỉ thể
hiện mức sống của hộ gia đình mà còn cho thấy khả năng nội lực của mỗi
thành viên trong gia đình, thu nhập chịu sự tác động của các yếu tố khách
quan và chủ quan.
* Các hiện tượng xã hội cần phải xem xét đánh giá trong mỗi liên hệ phụ
thuộc lẫn nhau, đồng thời phải chỉ ra trong yếu tố trong mối liên hệ số.
* Mọi cơ cấu xã hội những quy luật của sự vận động phát triển xã hội cũng
như là đối tượng nghiên cứu của xã hội học phải được xem xét nó đàng tồn tại
khách quan, chứ không phải theo ý muốn chủ quan.
b. Lý thuyết cấu trúc chức năng coi đối tượng như một hệ thống có cấu
trúc. Trong đề tài coi hộ gia đình và cá nhân thành viên là chủ thể thu nhập, từ
đó xét rộng cơ cấu các khối liên hệ vững chắc các thành tố trong hệ thống xã
hội: như nghề nghiệp, học vấn, giới tính đây là yếu tố của cấu trúc tăng thu
nhập của các hộ gia đình, cũng như quy định mức thu nhập của các chủ thể.
Từ cơ cấu đó chỉ ra nguyên nhân của thu nhập cao hay thấp. Các yếu tố
nguyên nhân này được xem như biến số độc lập.
c. Lý thuyết phân tầng xã hội của Mar- Weber cho rằng phân tầng xã
hội chịu tác động của các yếu tố kinh tế và các yếu tố phi kinh tế. Nói một
cách cụ thể thì sự khác biệt giữa các giai cấp tầng lớp trong xã hội là do hoàn
cảnh kinh tế của cá nhân trên thị trường như các yếu tố nguồn gốc gia đình,
nghề nghiệp, trình độ học vấn vận dụng vào báo cáo ta thấy thu nhập chịu
ảnh hưởng của các yếu tố đó, thu nhập cao thấp tạo ra sự chênh lệch làm cho
can người có những tài năng khác nhau và tạo ra những hoàn cảnh khác nhau.
2. Phương pháp nghiên cứu xã hội học
* Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: Với 450 phiếu được tiến hành với
đại diện 450 hộ gia đình nông thôn độ tuổi từ dưới 35 đến trên 55 Nội dung
bảng hỏi: mỗi bảng hỏi gồm 69 câu hỏi khác nhau đề cập đến các lĩnh vực:

lao động việc làm, đất đai và nhà ở gia đình, văn hóa và thể thao kinh tế.của
các yếu tố nghề nghiệp, trình độ học vấn Người đi phỏng vấn là tập thể sinh
viên lớp K52-PN2 xã hội học, dưới sự hướng dẫn của nhóm giáo viên khoa xã
hội học Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn- Hà Nội
Số liệu được xử lý vi tính theo Chương trình SPSS
* Phương pháp phỏng vấn sâu: được tiến hành phỏng vấn với đại diện 5
hộ gia đình tại xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Thông tin thu được làm rõ các thông tin định lượng.
* Phương pháp thảo luận nhóm: với mục đích tìm hiểu sâu hơn về các
thông tin định tính
* Phương pháp quan sát: Nhằm thu thập thông tin để trợ giúp cho đề tài
để chỉ ra mức sống của các hộ gia đình nông thôn.
* Phương pháp phân tích tài liệu: Báo cáo đã sử dụng các tài liệu sau:
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội- an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm
2011, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp 6 tháng cuối năm 2011 của Ủy ban
nhân dân xã xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
VI. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
1. Giả thuyết nghiên cứu.
- Thu nhập ở các hộ từ rất nhiều nguồn khác nhau tuy nhiên không cao.
- Thu nhập của các hộ gia đình ở nơi khảo sát chịu sự ảnh hưởng của một
số nhân tố cơ bản sau: Trình độ học vấn, nghề nghiệp, giới tính, tuổi, số lao
động trong hộ.
2.Khung lý thuyết.
Điều kiện kinh tế xã
hội
PHẦN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
A.Tổng quan địa bàn nghiên cứu
I. Tổng quan địa bàn
1. Vị trí địa lý, dân số

Hải Hòa là xã ven biển bãi ngang, có diện tích 640,3ha địa hình phía
Bắc giáp với Ninh Hải, phía Tây giáp Quốc lộ 1A thị trấn Tĩnh Gia, phía Nam
giáp với xã Bình Minh, phía Đông giáp biển Đông; có hai đồi núi đó núi Nồi
Hộ gia đình
Nghề nghiệp,
việc làm
Các yếu tố ảnh
hưởng
Trình độ Tuổi, giới
tính
Lao động
trong hộ
Thu nhập của hộ gia đình
và núi Chay với tổng số dân 1700 hộ với 7400 nhân khẩu, trên địa bàn ưu
điểm là phát triển khu du lịch biển, với lợi thế gâng trung tâm huyện có quốc
lộ 1A đi qua
2 Kinh tế - xã hội
Là xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp theo báo cáo tình hình kinh tế -
xã hội, an ninh - quốc phòng 6 tháng đầu năm 2011 của UBND xã, với tổng
diện tích đất gieo trồng: 605 ha, cây lúa là: 71,3 ha, cây lạc: 215 ha, cây ngô:
10 ha và đặc biệt là phát triển chăn nuôi; tổng đàn lợn: 742 con, đàn trâu bò:
599 con. Đối với việc đánh bắt hải sản đến nay toàn xã có 171 tầu thuyền,
khai thác hải sản hàng nghìn tấn. Xã cũng có chủ trương tổ chức xây dựng các
nhà văn hóa thôn, các đoạn đường liên xóm đã được bê tông hóa. Việc kiên
cố hóa kênh mương, lắp đặt ống dẫn nước cung cấp nước sạch cho nhân dân
theo Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND xã đề ra đã được thực hiện tốt.
Năm 2009 xã có 11 chi bộ với 316 Đảng viên, Đảng bộ xã phấn đấu
giữ vững là đảng bộ trong sạch vững mạnh. Hệ thống chính trị của xã bao
gồm các hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên.
3. Về giáo dục

Hệ thống giáo dục của xã có các cấp từ Mầm Non đến Phổ thông trung
học. Xã đã có đầu tư kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị đồ
dùng dạy và học cho cả 3 cấp đáp ứng nhu cầu cơ bản dạy và học cho học
sinh
Công tác phổ cập trung học phổ thông và dạy nghề được triển khai thực
hiện tốt.trường trung học cơ sở, trường tiểu học,mẫu giáo,mầm non nhiều
năm đạt trường tên tiến cấp huyện.
4. Về y tế
Xã có một trạm y tế với đội ngũ y bác sỹ tận tình. Cơ sở vật chất của
trạm đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
nhân dân, không có dịch bệnh xuất hiện trên địa bàn xã. Năm 2009 có nghìn
lượt người đến khám và chữa bệnh tại trạm y tế. Trạm cũng phối kết hợp với
hội chữ thập đỏ và hội cao tuổi khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho
hàng trăm lượt người. Trạm đã được bộ y tế đánh giá là trạm y tế đủ điểm đạt
chuẩn quốc gia về y tế cơ sở.
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình cũng thường xuyên được quan
tâm, khám và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và trẻ em, tỷ lệ sinh,
khoảng cách giữa các lần sinh, hạn chế sinh con thứ ba được thực hiện tốt
theo Pháp lệnh dân số.
5 Văn hóa
Các hoạt động văn hóa, thông tin được đẩy mạnh phong phú và đa dạng
hơn. Các chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,
các quy định của địa phương, bằng nhiều hình thức đã chuyển tải nhanh đến
mọi người dân và thực hiện đạt hiệu quả. Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện nếp sống mới
trong việc cưới hỏi, việc tang. Phong trào văn hóa, văn nghệ ở các thôn, các
ngành đoàn thể phát triển mạnh.
6. An ninh quốc phòng
Do tình hình tội phạm diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng.
Lực lượng Công an xã, các tổ an ninh trật tự thôn là nòng cốt có sự lãnh đạo

của Đảng, có sự phối kết hợp với ban ngành đoàn thể. Các tổ chức chính tri
xã hội và gia đình dòng họ để vận động mọi tầng lớp nhân dân chấp hành
pháp luật đấu tranh với các loại tội phạm, nâng cao cảnh giác, tăng cường
tuần tra canh gác nên năm 2009 an ninh quốc phòng trên địa bàn được ổn
định.
II. Các khái niệm công cụ.
1:Khái niệm Gia đình: Gia đình là một nhóm xã hội có đặc điểm cư trú
chung và giống nhau về huyết thống, mỗi gia đình đều có một hoạt động kinh
tế chung, là nhằm thỏa mãn nhu cầu và phúc lợi vật chất cho các thành viên
trong gia đình, nhằm tái tạo sức lao động cũng như thỏa mãn những nhu cầu
văn hóa tinh thần của gia đình và chi phí sản xuất.
(Tống Văn Chung – XHH nông thôn, trang 227)
. Hộ gia đình: Là một đơn vị quản lý, có hoạt động kinh tế chung, lấy gia đình
làm nền tảng cơ sở.
(Tống Văn Chung – XHH nông thôn, trang 226)
2.Khái niệm Nông thôn: Là một phân hệ xã hội có lãnh thổ xác định
hình thành từ lâu trong lịch sử, có đặc trưng là sự thống nhất của môi trường
nhân tạo với các điều kiện địa lý – tự nhiên ưu trội với kiểu loại xã hội phân
tán về mặt không gian, ở nông thôn loại hình hoạt động lao động kém đa dạng
so với đô thị, tính thần nhất về mặt nghề nghiệp và xã hội cao hơn. Nông thôn
là đô thị hợp lại thành chỉnh thể xã hội và lãnh thổ của cơ cấu xã hội.
(Tống Văn Chung – XHH nông thôn, trang 115)
3.Khái niệm Thu nhập:
Thu nhập và nhận được tiền bạc của cải vật chất từ 1 hoạt động vật chất
nào đó. Người thu nhận và các khoản thu nhập nhận được trong 1 khoản thu nhập
nhất định thường tính theo tháng, theo năm. Hay nói cách khác thu nhập là toàn
bộ khoản tiền mà gia đình thu được từ các hoạt động sản xuất và kinh doanh của
hộ gia đình đem lại.
(Theo từ điển tiếng Việt – Nxb giáo dục 1994, trang 925)
4.Khái niệm lao động.

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản
phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội.
Như vậy khi nói đến việc làm người ta thấy hội tụ 3 khía cạnh là:
Lao động tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần
Có mục đích tạo ra hoặc nhận được thu nhập bằng tiền bạc, hiện vật.
Trong đề tài này, tôi sử dụng việc làm theo nghĩa chung nhất, đó là hoạt
động của 1 cá nhân, tập thể tao ra nguồn thu nhập mà không bị pháp luật ngăn
cấm.
B. Kết quả nghiên cứu, phân tích thực nghiệm.
I. Sơ lược tình hình thu nhập
Với chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong công
cuộc đổi mới đất nước, Hải Hòa đã đạt được những thành tựu nhất định: cơ
cấu thu nhập được mở rộng, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
Theo báo cáo của xã thì năm vừa qua cả xã có 15% hộ nghèo (theo tiêu
chí mới) và không có hộ đói. Là một xã ven biển, trước đây vốn là xã thuần
nông nên việc làm tạo thu nhập chính của người dân ở đây vẫn là nông nghiệp
chiếm 81,9%. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát được thì chỉ có 18,6% gia đình
là thuần nông, có đến 62,3% hộ gia đình phi nông và hỗn hợp chiếm 20,1%.
Điều đó cho thấy người dân ở đây rất năng động trong việc chuyển đổi cơ cấu
nghề nghiệp để tạo cho mình những nguồn thu nhập khác ngoài làm nông nghiệp.
Bảng 1: Mô tả cơ cấu thu nhập đầu người của hộ gia đình trong năm qua
(000/người/năm)
Bình quân thu nhập Số lượng %
Dưới 2400 38 8,5
>2400-3400 25 5,6
>3400-4800 302 67,9
>4800-6860 79 17,8
>6860 1 0,2
Theo chuẩn nghèo quốc gia (2006) thì những hộ có BQTN đầu người
dưới 200.000/người/tháng thì được coi là nghèo. Đối chiếu vào bảng tren ta

thấy có tới 5,8% số hộ gia đình có BQTNdưới chuẩn nghèo(có nhgiã là dưới
200.000/ người/tháng ). Kết quả điều tra BQTN đầu người cho thấy hộ gia
đình có BQTN thấp nhất là 1.050/người /năm và hộ gia đình có BQTN cao
nhất là 14.200.000/người/năm. Như vậy là giã hộ gia đình có BQTN thấp nhất
và hộ gia đình có BQTN cao nhất có sự chênh lệch khá lớn. Nhưng nếu xét
một cách tổng thể giữa nhóm những hội gia đình có BQTN 2400 000/người/
năm và nhóm những hộ có BQTN trên 6.680.000/người /năm là 0,2% chứng
tỏ mức sống của người dân ở đây đang được nâng cao. Sự chênh lệch trong
bình quân thu nhập đầu người ở các hộ gia đình ở đây có thể được giải thích
như sau: những hộ có BQTN chủ yếu là thần nông với nguồn thu nhập chính
là nông nghiệp, gia đình lại có đông người mà làm ăn không có hiệu quả do
chưa biết áp dụng KHKT vào sản xuất, chưa năng động nhạy bén và mạnh
dạn đưa vào những cái mới, cộng thêm với thiên tai, lũ lụt, sâu bệnh nên thu
nhập chưa cao.
Bảng 2: Mô tả cơ cấu nghề
Nghề nghiệp %
Nông nghiệp 81,9
BCCNVC Nhà nước 2,6
Công nhân 9,0
Buôn bán nhỏ 2,1
Nghề khác 4,4
Bảng trên cho thấy việc làm tạo thu nhập chính cho các hộ gia đình ở
đây có cơ cấu đa dạng. Nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 81%. Thu nhập
chính từ làm công nhân chiếm 9,0 % làm công nhân cho các công ty trong và
ngoài nước, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp là 10,1% những hộ kinh
doanh chủ yếu sống ở ven biển làm dịch vụ ăn uống và nhà nghỉ cho khách
tham quan du lịch.Một số hộ htu nhập chính từ nghề khác như xe ôm, đống
nát, thợ xây, kéo lưới thuê chiếm tỷ lệ 4,4%. Theo quan sát của chúng tôi thì
ở xã có nghề phụ như thợ Mộc, làm viêm cớm đối với nam giới. còn chị em
phụ nữ ngoài làm ruộng là nguồn thu nhập chủ yếu thì đi chợ buôn bán hoa

quả cá tôm ở ven biển để tăng thêm thu nhập.
Qua hai bảng số liệu trên có thể nhận xét rằng những hộ gia đình có
BQTN ở mức thấp thì chủ yếu làm nông nghiệp là những hộ thuần nông.
Những hộ có BQTN cao là do kinh doanh, buôn bán, làm việc công chức Nhà
nước. Xét nhóm hộ có BQTN cao nhất với nhóm hộ có BQTN thấp nhất cho
thấy tỷ lệ tương đương nhau, nên sự phân tầng thu nhập ở chỉ là tương đối.
Nguyên nhân của sự phân tầng thu nhập của các hộ gia đình nông thôn có rất
nhiều tự các yếu tố bên ngoài như thiên tai, dịch bệnh đến các yếu tố bên
trong như tri thức, kinh nghiệm, nhân lực, trình độ kỹ thuật, cơ may.
Bảng 3a: Bảng thời gian trước năm và sau năm 2005 thu nhập của từng
lao động ở từng ngành nghề
Nghề
nghiệp
Trước năm 2005
Tổng
số
người
làm
nghề
Khá Trung bình Dưới TB Nghèo
Số
lượng
Tỷ
lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số

lượng
Tỷ
lệ %
Số
lượng
Tỷ
lệ
%
Nông
nghiệp
242 30 47.6 167 64.0 13 65 32 86.5
Đánh bắt
hải sản
92 14 22.2 68 20.6 4 20 5 13.5
Chăn nuôi 7 1 1.6 5 1.9 1 5 0 0
Dịch vụ du
lịch
5 4 6.3 1 0.4 0 0 0 0
Buôn bán 16 5 7.9 11 4.2 0 0 0 0
CB viên
chức
8 4 6.3 4 1.5 0 0 0 0
Công nhân 1 0 0.0 1 0.4 1 5 0 0
Làm thuê 6 1 1.6 4 1.5 0 0 0 0
Khác 5 4 6.3 0 0.0 1 5 0 0
Bảng 3b: Bảng thời gian sau năm và sau năm 2005 thu nhập của từng lao
động ở từng ngành nghề
Nghề nghiệp
Sau năm 2005
Tổng số

người làm
nghề
Khá Trung bình Dưới TB Nghèo
Số
lượng
Tỷ
lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ
lệ %
Số
lượng
Tỷ
lệ
%
Nông nghiệp 175 14 21.5 125 47.3 10 47.6 28 75.7
Đánh bắt hải
sản
126 19 29.2 95 36.5 5 23.8 7 18.9
Chăn nuôi 14 3 4.6 8 3.1 3 14.3 0 0
Dịch vụ du
lịch
16 11 16.9 5 1.9 0 0 0 0
Thủ công 7 1 1.5 6 2.3 0 0 0 0

nghiệp
Buôn bán 19 6 9.2 12 4.6 1 4.8 0 0
CB viên
chức
7 5 7.7 2 0.8 0 0 0 0
Công nhân 3 1 1.5 2 0.8 0 0 0 0
Làm thuê 12 2 3.1 7 2.7 1 4.8 1 2.7
Khác 5 3 4.6 0 0 1 4.8 1 2.7
Trong báo cáo này chỉ xin đề cập đến một số những yếu tố có tác động rõ rệt
nhất đến thu nhập của người dân nông thôn hiện nay.
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập
1. Nghề nghiệp việc làm chi phối thu nhập.
Nghề nghiệp việc làm là nhân tố ảnh trực tiếp đến thu nhập của người
dân. Trong cơ cấu những việc làm tạo thu nhập chính thì có 81, 9% là những
người làm nông nghiệp, làm dịch vụ 9,0% làm dịch vụ, công nhân viên chức
Nhà nước chiếm 2,6%, tiểu thủ công nghiệp 2,1% các công ty nhỏ trên địa
bàn sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, còn lại là nghề khác chiếm
4,4%. Tuy nhiên thu nhập của người dân còn chưa cao nhưng người dân đã có
ý thức vươn lên, chịu khó tìm hướng làm ăn mới để nâng cao thu nhập; điều
này được thể hiện trong chủ trương chuyển dịch cơ cấu thu nhập và chuyển
dịch cơ cấu thâm canh tăng vụ, phong trào cải tạo vườn tạp để trồng các giống
cây ăn quả cho năng suất cao của xã. Điều này tạo được sự tin tưởng của nhân
dân để từng bước làm thay đổi bộ mặt của xã nhà.
Bảng 4: Tương quan giữa việc làm chính hiện tại với bình quân thu nhập
(%) (nghìn/người/năm.
Việc làm chính hiện
tại
Bình quân thu nhập
<2400
>2400-

3400
>3400
-4800
>4800
-6860
>6860 Tổng
Nông nghiệp 37,3% 25% 18,3% 13,8% 5,6% 100
CBCNVC Nhà nước 10,7% 5,7% 12,3% 23% 48,4% 100
Công nhân 18,4% 14,5% 29% 17,1% 21% 100
Kinh doanh 7,9% 4,8% 11,1% 19% 57,1% 100
Buôn bán nhỏ 21,1% 23,1% 18,1% 15,4% 22,1% 100
Nghề khác 23% 15,9% 23% 16,7% 21,4% 100
Bảng kết quả trên cho thấy viêc làm tạo thu nhập chính cho hộ gia đình
là nông nghiệp, thì tỷ lệ BQTN ở mức cao nhất chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ có
5,6%, trong khi đó nếu là kinh doanh thì BQTN ở mức cao nhất chiếm 57,1%.
Với hộ gia đình có việc làm tạo thu nhập chính là nông nghiệp thì BQTN ở
mức thấp nhất (2.400.000/ người/năm), cũng chiếm tỷ lệ cao nhất. Nói cụ thể
hơn thì có tới 37,3% số hộ có thu nhập từ nông nghiệp có bình quân dưới
chuẩn nghèo (dưới 200.000/người/tháng). So với những nghề khác ở mức
BQTN này thì ta thấy nghèo đói rơi vào người làm nông nghiệp là chính. Bởi
người làm nông nghiệp thường phải chịu rủi ro tự thiên nhiên như lũ lụt, sâu
bệnh, mất mùa mặt khác nông dân ở đây bị thu hồi ruộng làm khu du lịch
nên diên tích đất canh tác bị thu hẹp, cộng với giá thành nông sản thấp, chi
phí sản xuất như phân bón lại cao nên người nông dân làm ăn không có hiệu
quả.chăn nuôi cũng không phát triển được do thiếu vốn nên người nông dân
đã nghèo lại càng nghèo hơn.
Những hộ có bình quân thu nhập từ 2.400.000- 4.800.000/người/năm
(200.000 – 400.000/người/tháng) chiếm 43,3%. Như vậy BQTN của các hộ
gia đình có nguồn thu chính từ nông nghiệp dưới 400.000/người/tháng chiếm
80,6%. Con số này cho ta thấy rằng dù ở đâu thì người làm nông nghiệp vẫn

là người thu nhập thấp nhất.
Chỉ có 5,6% số hộ có thu nhập chính từ nông nghiệp là BQTN trên
6.860.000/người/năm (khoảng 570.000/người/tháng). Con số này là do những
hộ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng,
kết hợp làm nhiều nghề để thu nhập cao, biết vận dụng nguồn vốn có hiệu
quả.
Cán bộ công nhân viên chức nhà nước chiếm 16.1% trong cơ cấu mẫu,
một tỷ lệ không phải là nhiều. Có gần một nửa trong số những hộ có thu nhập
chính từ làm nghề này có BQTN ở mức cao nhất. Mức BQTN từ
400.000/người/tháng trở lên đối với những hộ gia đình này chiếm 71,4%.
Điều đó cho thấy thu nhập của những hộ làm CBCNVC Nhà nước là khá ổn
định.
Những hộ làm viên chức Nhà nước ở đây là giáo viên, cán bộ xã, cán
bộ cơ quan Nhà nước nên họ thường có thu nhập cao.
Công nhân ở trên địa bàn xã chiếm tỷ lệ không cao, những hộ có thu
nhập chính từ công nhân thường làm cho các Công ty liên doanh, công ty
nước ngoài, công ty tư nhân công nhân thường ăn lương theo sản phẩm và
phụ thuộc vào kinh doanh tốt hay xấu của các công ty nên thu nhập thường
không ổn định, do vậy mà ở các mức BQTN không có sự chênh lệch nhau
lớn. Tỷ lệ BQTN ở mức cao nhất chiếm 11% cũng là tỷ lệ khá cao so với mức
khác, nhưng vẫn đứng sau mức bình quân thu nhập trên 3.400.000đ-
4.800.000đ/người/năm. Tỷ lệ các hộ có thu nhập chính từ làm công nhaanowr
mức từ 4800.000/người/năm trở lên chiếm 38,1% cho thấy làm công nhân
cũng có thể đem lại thu nhập cao cho các hộ gia đình. Điều đó cho thấy mức
lương của công nhân ngày càng được cải thiện và phù hợp hơn so với mức lao
động của họ bỏ ra.
Với những hộ có thu nhập chính từ kinh doanh họ thường có cửa hàng
riêng kinh doanh đại lý, vị vậy mà BQTN ở mức cao nhất chiếm tỷ lệ lớn
57,1%.
Điều đó cho thấy việc kinh doanh ở đây rất thuận lợi và đem lại thu

nhập cao cho người dân. Với những hộ có thu nhập chính từ kinh doanh mà
BQTN ở mức 2.400.000đ/người/năm chiếm tỷ lệ 7,9%, bằng khoảng ¼ hộ có
thu nhập chính từ làm nông nghiệp. Trong khi đó ở mức thu nhập cao nhất hộ
có thu nhập từ kinh doanh gấp tới hơn 10 lần so với hộ có thu nhập chính từ
nông nghiệp (57,1% với 5,6%). Từ đó cho thấy có sự phân hóa rõ rệt trong
thu nhập giữa người có thu nhập tự làm ruộng và người có thu nhập từ kinh
doanh. Cô Lê Thi H, 43 tuổi nông dân, tiểu học nói: “những hộ gia đình
trong thôn này thu nhập làm sao bằng dân ở ngoài ven biển được, mức chênh
lệch trong thu nhập ở đây khá lớn, họ làm ăn buôn bán, làm nhà nghỉ có hộ
thu nhập đến 2.000.000đ/người/tháng; còn dân ở trong thôn này chủ yếu vẫn
là nông nghiệp nên thấp hơn nhiều”
Những hộ gia đình có thu nhập chính từ buôn bán nhỏ thì chủ yếu là ở
trong thôn, họ vẫn làm ruộng nhưng thu nhập từ trồng lúa và hoa mầu không
đáp ứng được điều kiện sống nên tìm nghề khác để làm. Buôn bán nhỏ ở chợ
là nghề phụ mà người dân ở đây làm và đã đem lại thu nhập ổn định cho
nhiều gia đình. Như trường hợp của bác Nguyễn Đức T, 48 tuổi nông dân tiểu
học chẳng hạn: “ làm nông nghiệp thì đáng là bao nhiêu chứ. Ngày trước nhà
bác còn 1200m
2
đất nông nghiệp; bây giờ còn 478m
2
, xã họ lấy để làm khu du
lịch, họ nói là đền bù tiền nhưng đến nay nhà bác đã được đền bù đâu. Nhà
thì đông người, trồng trọt thì ít làm sao mà đủ ăn; vì vậy buôn bán thêm ở
ngoài chợ là nguồn thu nhập chính”. Các hộ có thu nhập chính từ buôn bán
nhỏ mức sống BQTN trên 6.860.000đ/người/năm chiếm tỷ lệ 22,1%, một tỷ
lệ không phải là nhỏ. Nhưng nhìn chung BQTN đối với các hộ gia đình làm
nghề này ở mức thấp và trung bình là chủ yếu.
Những phân tích trên cho thấy hộ gia đình nào có nhiều nguồn thu nhập
thì BQTN ở mức cao hơn, những gia đình chỉ có nguồn thu từ nông nghiệp thì

sẽ chiếm tỷ lệ nghèo cao nhất.
Bảng 5: Tương quan giữa BQTN – loại hộ (1000/người/năm) (%)
BQTN
Loại hộ <2400
>2400
-
3400
>3400
-
4800
>4800
-6860
>6860 Tổng
Thuần nông 39,5 23,3 12,4 14,7 10,1 100
Phi nông 13 6,1 16,5 19 45,5 100
Hỗn hợp 25,6 22,1 21,8 16 14,5 100
Bảng tương quan trên càng khẳng định cho nhận xét ở trên, hộ gia đình
thuần nông chỉ chiếm 17% trong cơ cấu mẫu nhưng có tới 75,2% là BQTN từ
400.000đ/người/tháng trở xuống; trong khi đó với hộ phi nông chỉ có 35,6% ở
mức thu nhập cao nhất, thì tỷ lện % cao rơi vào hộ phi nông. Điều đó cho thấy
những hộ như kinh doanh hay cán bộ viên chức mà không làm ruộng thì có
thu nhập cao và ổn định; những hộ hỗn hợp có thu nhập ở mức thấp cũng
chiếm tỷ lệ cao, bởi vì đây là những hộ có ít ruộng mà làm không đủ ăn nên
tìm thêm nghề phụ để làm như buôn bán nhỏ, nhưng thu nhập chính vẫn là từ
làm ruộng. Về hướng làm ăn chung thì các hộ gia đình đều mong tạo điều
kiện để xây dựng cơ sở vật chất, giúp đỡ vốn để sản xuất làm ăn nâng cao thu
nhập, họ muốn sử dụng vốn có hiệu quả để mở rộng quy mô sản xuất. “thực
ra thì chủ yếu là do gia đình chủ quay vòng vốn, đầu tư vốn tái sản xuất, vốn
của năm sau được đưa vào đầu tư lớn hơn năm trước. Ví dụ năm 2004 mình
chỉ nuối 15 con lợn, đến năm 2005 mình dùng toàn bộ số vốn và một phần lãi

năm 2004 để xây thêm chuồng trại, để mở rộng chăn nuôi mua thêm lợn
giống”. Đó là tâm sự của chú Hoàng Vĩnh L, 51 tuổi làm ruộng và buôn bán
nhỏ, PTTH. Điều này đã chứng tỏ cho sự dám nghĩ, dám làm nếu có điều kiện
và được tạo cơ hội của người dân địa phương.
2. Trình độ học vấn ảnh hưởng đến thu nhập
Hải Hòa tuy là một xã ven biển, giáp thị trấn huyện Tĩnh Gia nhưng
trình độ học vấn của người dân ở đây nhìn chung còn ở mức thấp. Trình độ
trên PTTH chỉ chiếm 9,7% thì đa số là cán bộ xã, giáo viên, công nhân viên
chức còn phần là người dân tốt nghiệp THCS 67,0%, đặc biệt là tỷ lệ tiểu
học trở xuống chiếm 23,3%. Lý do trình độ học vấn trên PTTH ở đây chưa
cao là do thu nhập của nhiều gia đình còn thấp, chưa có điều kiện cho con đi
học cao; do vậy mà chủ trương của xã là phấn đấu phổ cập THPT và Trung
học nghề là rất đúng đắn.
Bảng 6: Tương quan giữa trình độ học vấn của các thành viên
trong hộ gia đình với BQTN (%) (000/người/năm)
a. Tương quan giữa số thành viên mù chữ.
BQTN
Số thành viên <2400
>2400
-
3400
>3400
-
4800
>4800
-6860
>6860 Tổng
0 22,9 17,4 19 17,1 23,6 100
1 61,1 16,7 56 5,6 11,1 100
2 66,7 33,3 - - - 100

3 100 - - - - 100
Bảng tương quan trên cho thấy hộ gia đình càng có nhiều thành viên
mù chữ thì BQTN càng thấp và ở mức cao hầu như không có với hộ có một
thành viên thì mù chữ BQTN ở mức cao nhất 6860.000đ/người/năm cũng có
nhưng chiếm tỷ lệ thấp. Điều này càng cho thấy rõ hơn ảnh hưởng của trình
độ học vấn với BQTN.
b. Tương quan giữa số thành viên có trình độ tiểu học -BQTN.
BQTN
Số thành viên <2400
>2400
-
3400
>3400
-
4800
>4800
-6860
>6860 Tổng
0 19,5% 16,7% 18,6% 18,1% 27,1% 100
1 34,8% 16,5% 24,3% 13,9% 10,6% 100
2 39,1% 25,6% 9,4% 12,5% 14,1% 100
3 60% 20% 10% - 10% 100
4 100 - - - - 100
Ở trình độ học vấn tiểu học cũng như với người mù chữ hầu như BQTN
của các hộ gia đình có thành viên ở bậc tiểu học là ở mức thu thấp, hộ gia
đình có càng nhiều thành viên có trình độ thấp thì mức thu nhập cũng thấp.
Những hộ có thành viên có trình độ tiểu học thì BQTN từ
400.000đ/người/tháng trở xuống chiếm 75,6%, hộ gia đình có có 2 thành viên
có trình độ tiểu học thì BQTN chiếm 74,1%; hộ gia đình có từ 3 thành viên có
trình độ tiểu học trở lên thì BQTN hầu như là ở mức dưới

400.000đ/người/tháng, mức thu nhập cao hầu như không có hoặc rất thấp.
Như vậy ở trình độ tiểu học trở xuống thì BQTN của các hộ gia đình
thường ở mức thấp và trung bình, tỷ lệ BQTN ở mức cao chiếm rất ít.
c.Tương quan giữa số thành viên có trình độ THCS -BQTN.
BQTN
Số thành viên <2400
>2400
-
3400
>3400
-
4800
>4800
-6860
>6860 Tổng
0 22,8% 11% 12,9% 19,2% 33,9% 100
1 21,2% 17,8% 22,9% 14,4% 23,7% 100
2 26,5% 23,5% 20,5% 17% 12,5% 100
3 28,5% 28,5% 25,7% 11,5% 5,7% 100
4 41,7% 16,7% 8,4% 25% 8,4% 100
5 60% 20% 20% - - 100
Theo mẫu khảo sát thì đa số nhưng người được hỏi có trình độ ở bậc
THCS, nhưng theo bảng tương quan trên ta nhận thấy ở những hộ gia đình có
thành viên có trình độ THCS thì BQTN ở mức trên 4.800.000đ/người/năm là
không có. Với hộ gia đình có 4 thành viên có trình độ THCS thì BQTN ở mức
3.400.000đ/người/năm trở xuống chiếm 58,4% hơn một nửa trong số tổng
những hộ gia đình có 4 thành viên có trình độ THCS. Các hộ gia có 1,2,3 có
trình độ ở bậc này cũng như vậy, hầu như là BQTN của các hộ ở mức dưới
4.800.000đ/người/năm. Ở mức BQTN trên 6.860.000đ/người/năm thì hộ có
một thành viên có trình độ ở bậc này có tỷ lệ chiếm cao nhất 23,7%; ở hộ có

hai thành viên là 12,5%; còn hộ 3,4 thành viên thì chiếm tỷ lệ thấp hơn. Ở đây
chúng ta có thể lý giải như sau: là do những hộ có nhiều thành viên ở bậc
THCS thì chủ yếu là các hộ thuần nông, thu nhập chính từ làm ruộng, gia đình
thì đông con, nên không có tiền đầu tư để cho con học lên cao. Ở nông thôn
thì học xong THCS mà không đi học tiếp thì các con, cháu thường đi cách ly
gia đình đến làm công nhân cho các công ty, xí nghiệp, nam giới thì đi làm
thợ xây, phụ vữa nữ giới thì làm may mặc, da giầy nên BQTN của các hộ
gia đình ở trường hợp này không cao và thu nhập cũng không ổn định. Điều
này cũng cho thấy thực tế chung của các vùng nông thôn ở Việt Nam đều như
vậy, với trình độ ở bậc THCS thì BQTN của các hộ gia đình thường thấp và ở
mức trung bình.
d. Tương quan giữa số thành viên có trình độ THPT- BQTN
Phổ thông trung học chiếm 24,2 trong cơ cấu mẫu, nhưng BQTN ở
những hộ có thành viên có trình độ ở bậc này cũng chỉ cao hơn ở bậc THCS
không đáng kể.
BQTN
Số thành viên <2400
>2400-
3400
>3400
-
4800
>4800
-6860
>6860 Tổng
0 23,6% 19,1% 20% 15,4% 21,8% 100
1 22% 15,3% 22% 15,3% 25,3% 100
2 21,2% 17,5% 13,1% 22,5% 25,6% 100
3 39,5% 15,8% 18,4 10,5 15,8 100
4 38,9% 16,7% 5,6% 22,3% 16,7% 100

5 66,7% - - - 33,3% 100
6 100 - - - - 100
Ở đây chúng ta có thể nhận thấy một điều đó là: có những gia đình có
rất nhiều thành viên có trình độ học vấn ở bậc THPT, chẳng hạn như có một
hộ gia đình có tới 6 thành viên có trình độ THPT, có 3 hộ có 5 thành viên
nhưng mâu thuẫn lại ở chỗ: các hộ này có BQTN ở mức thấp chiếm tỷ lệ cao
nhất. Theo quy luật chung thì người có trình độ học vấn cao có thu nhập cao,
nhưng ở trường hợp này ta thấy ngược lại. Ở điều này được lý giải như sau:
là do các hộ này có nhiều thế hệ cùng chung sống, số thành viên của hộ đông,
mà lại có nhiều người đang đi học, chẳng hạn như những thành viên đã tốt
nghiệp THPT nhưng vẫn đang học cao hơn chưa tạo ra thu nhập cho nên
BQTN của hộ gia đình thấp. Còn đối với những hộ cí 1,2 thành viên có trình
độ THPT thì nhìn chung BQTN của họ cũng khá, mức BQTN cao nhất chiếm
tỷ lệ cao hơn ở mức khác. Với những hộ có 3 - 4 thành viên có trình độ tốt
nghiệp THPT ta thấy BQTN ở mức cao nhất nhỏ hơn BQTN thấp nhất,
BQTN ở mức thấp nhất cũng chiếm tỷ lệ cao nhất; lý do được giải thích như
trường hợp 5, 6 thành viên có trình độ THPT là do gia đình nhiều người, mà
đa số chưa tạo ra thu nhập hoặc việc làm tạo ra thu nhập thấp nên BQTN của
hộ gia đình chưa cao.
e. Tương quan giữa số thành viên có trình độ CĐ-ĐH với BQTN.
Ở bậc trình độ CĐ – ĐH chúng ta thấy có sự khác biệt rõ rệt; dù số
người ở trình độ bậc này không nhiều nhưng BQTN của họ ở mức trên
6.860.000đ/người/ năm chiếm tỷ cao nhất.
BQTN
Số thành viên <2400
>2400
-
3400
>3400
-

4800
>4800
-6860
>6860 Tổng
0 26,6% 20,7% 17,9 16,4% 18,2% 100
1 23% 6,9% 26,4% 16,1% 27,6% 100
2 6,1 4,1 16,3 24,5 49 100
3 6,2 - 12,5 12,5 68,8 100
4 - - 10 10 80 100
Một điều rõ ràng cho chúng ta nhận thấy, là trình độ học vấn ở bậc cao
nhất có ảnh hưởng nhiều nhất đến BQTN của các hộ gia đình, nhưng cũng có
sự phân hóa rõ rệt giữa gia đình chỉ có một người có trình độ học vấn CĐ-ĐH
với hộ gia đình có 2, 3 thành viên. Hộ gia đình có 4 thành viên có trình độ
CĐ-ĐH thì BQTN ở mức trên 6.860.000đ/người/năm chiếm tới 80%. Hộ gia
đình có 3 thành viên thì BQTN ở mức cao nhất cũng chiếm tới 68,8%. Như
vậy hộ gia đình có càng nhiều thành viên hầu như rất thấp và không có,
BQTN ở mức cao là chủ yếu. Hộ gia đình chỉ có một thành viên có trình độ
CĐ-ĐH thì BQTN ở mức thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhưng cũng đã có sự thay
đổi so với hộ gia đình không có. Những hộ gia đình có thành viên có trình độ
CĐ-ĐH thì đa số là giáo viên, CBCNVC nên thu nhập ổn định
Cô Nguyễn Thị Mai H - 36 tuổi giáo viên CĐ đã trả lời phỏng vấn như sau:
“H. Cô dạy lâu chưa?
Đ. Cô dạy được 12 năm rồi
H. Thế thu nhập của cô bây chắc là ổn định lắm ạ?
Đ. Ừ, giáo viên thì ổn định
H. Thế giờ lương của cô là bao nhiêu?
Đ. 2,2 triệu đồng/ tháng”.
Với những người có trình độ học vấn cao thì họ dễ dàng tìm được một
công việc phù hợp và ổn định. Mặt khác họ cũng nhạy bén trong việc áp dụng
cái mới, có khả năng sáng tạo linh hoạt nên việc tăng thêm thu nhập đễ dàng

hơn. Tỷ lệ % những người có trình độ học vấn cao nhưng BQTN thấp là do
họ chỉ ăn lương mà không có thêm nguồn thu nhập khác.
Những phân tích trên cho thấy, học vấn có ảnh hưởng rất nhiều đến thu
nhập của người dân. Người có trình độ học vấn cao thi cho thu nhập cao và
ngược lại điều đó đã tạo ra sự phân hóa rõ rệt về thu nhập giữa trình độ học
vấn cao và trình độ học vấn thấp.
Do vậy mà trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo
dục là quốc sách hàng đầu, cần tăng cường đầu tư cở sở vật chất cho giáo dục
nhằm nâng cao học vấn cho mọi người dân để từ đó giúp cho họ cải thiện thu
nhập, nâng cao mức sống của mình.
3. Vấn đề giới và người tạo thu nhập chính ảnh hưởng đến thu nhập.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
vai trò của người phụ nữ ngày càng được quan tâm đúng mức hơn. Người phụ
nữ đã khẳng định được vai trò kinh tế trong gia đình, góp phần quan trong
trong việc nâng cao thu nhập cho gia đình. Phụ nữ cũng có quyền làm chủ gia
đình, không còn lệ thuộc vào chồng. Thực tế cho thấy hiện nay, người tạo thu
nhập chính trong gia đình là cả chồng và vợ, chứ không phải chỉ có người
chồng là chủ yếu như ngày trước.
Bảng 7: Yếu tố lao động ảnh hưởng đến thu nhập
BQTN
Người tạo TNC
<2400
>2400-
3400
>3400-
4800
>4800-
6860
>6860
Chồng 27,3% 25,8% 36,9% 28,3% 23,3%

Vợ 17,5% 17,4% 16,3% 15% 14,8%
Cả hai 38,8% 43,2% 34,8% 45,7% 48,3%
Con > 16 tuổi 14,8% 12,9% 11,3% 8,7% 11,4%
Con < 16 tuổi - - - 0,8% -
Người khác 1,6% 0,8% 0,7% 1,6% 2,3%
Tổng 100 100 100 100 100
Từ bảng tương quan trên chúng ta thấy người chồng là người tạo thu
nhập chính chiếm tỷ lệ cao hơn người vợ, là người tạo thu nhập chính ở tất cả
các mức BQTN. Điều này được lý giải người phụ nữ nông thôn phải giành
nhiều thời gian để chăm sóc chồng, con, dọn dẹp nhà cửa nên không có thời
gian tạo thêm thu nhập.
Mặt khác đại đa số chị em là làm nông nghiệp hoặc buôn bán nhỏ nên
mức thu nhập không cao. Những hộ mà vợ là người tạo thu nhập chính mà có
BQTN ở mức cao nhất thường rơi vào những hộ kinh doanh, buôn bán lớn
hoặc làm công chức. Những mức chênh lệch giữa chồng và vợ cũng không
phải là lớn lắm. Người phụ nữ vẫn khẳng định được vai trò kinh tế của mình
trong gia đình là “ tay hòm chìa khóa” qua các tỷ lệ % của người tạo thu nhập
chính là cả hai.
Người tạo thu nhập chính là cả vợ và chồng chiếm tỷ lệ cao nhất ở tất
cả các mức thu nhập cho thấy rằng người phụ nữ nông thôn ngày nay đã có
hiểu biết hơn, thấy rõ được vai trò của mình hơn và giảm được sự bất bình
đẳng với chồng trong làm ăn kinh tế. Điều đó cho thấy trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước đã có
tác dụng thực tế trong việc giải phóng cho phụ nữ, nhưng mặt khác cũng có
tác dụng to lớn khi phụ nữ có ý thức được vai trò của mình cùng chung sức
với chồng trong việc tạo thu nhập, phát triển kinh tế. Tỷ lệ % BQTN ở mức
6.860.000đ/người/năm cao nhất ở người tạo thu nhập chính là cả hai chiếm
tới 48,3% càng chứng minh cho nhận định trên là đúng.

×