Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CÂY MÍA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THÀNH AN THỊ XÃ AN KHÊ TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.29 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM


PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CÂY MÍA TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ THÀNH AN THỊ XÃ AN KHÊ TỈNH GIA LAI

TRẦN THỊ MỸ HẠNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CÂY MÍA TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ THÀNH AN THỊ XÃ AN KHÊ TỈNH GIA LAI

TRẦN THỊ MỸ HẠNH

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS.THÁI ANH HÒA

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012




Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Hiệu Qủa Kỹ
Thuật Cây Mía Trên Địa Bàn Xã Thành An Thị Xã An Khê Tỉnh Gia Lai” do Trần Thị
Mỹ Hạnh, sinh viên khóa 35, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày ___________________.

TS. Thái Anh Hòa
Người hướng dẫn

________________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)


Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ba mẹ, người đã sinh thành, nuôi
dưỡng, động viên, cổ vũ, tạo điều kiện tốt nhất cho con có được như ngày hôm nay.
Em cũng xin trân trọng cám ơn tới tập thể quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô
giảng viên khoa kinh tế trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã truyền đạt cho em những
kiến thức quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy Thái Anh
Hòa, thầy đã tận tình giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Qua đây em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đếnthầy cố vấn học tập Trần Hoài
Namvà tất cả các bạn học trong lớp DH09KT đã quan tâm, cùng giúp đỡ em trong thời
gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn quý cô chú ở UBND xã Thành An đã cung cấp cho con
những số liệu thứ cấp quan trọng để con có thể hoàn thành tốt khóa luận.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các nông hộ trồng mía tại xã Thành An
đã quan tâm giúp đỡ, chia sẻ với tôi trong quá trình phỏng vấn.
Việc học tập và tiếp thu kiến thức nhằm nâng cao hiểu biết để đạt kết quả cao và
đó cũng chính là nguyên nhân cho sự tiến bộ của bản thân. Tuy nhiên, do nhận thức và

trình độ hiểu biết của bản thân còn hạn chế. Vì thế, luận văn còn nhiều thiếu sót. Rất
mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.
Kính chúc tập thể quý thầy cô và các bạn trường Đại học Nông Lâm lời chúc sức
khỏe và thành công!

Sinh viên thực hiện
Trần Thị Mỹ Hạnh


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ MỸ HẠNH. Tháng 12 năm 2012. “Phân Tích Hiệu Quả Kỹ Thuật
Cây Mía Trên Địa Bàn Xã Thành An Thị Xã An Khê Tỉnh Gia Lai”.
TRAN THI MY HANH. December 2012. “Analysis of Technical Eficiency
ofSugarcane Production in Thanh An Commune, An Khe District, Gia Lai
Province”.
Khóa luận tìm hiểu về hiệu quả kỹ thuật của cây mía trên cơ sở phân tích số liệu
điều tra 60 hộ trồng mía trên địa bàn xã Thành An thị xã An Khê tỉnh Gia Lai.Nội dung
của khóa luận tập trung vào phân tích kết quả hiệu quả kỹ thuật của cây mía. Mô hình
kinh tế lượng dưới dạng hàm Cobb - Douglas được sử dụng trong đề tài này nhằm phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của bà con nông dân ở các yếu tố khác
nhau nhằm đưa ra một số giải pháp và kiến nghị phù hợp cho việc phát triển sản xuất
mía.Qua kết quả nghiên cứu thì điều kiện tự nhiên ở đây rất thuận lợi cho việc phát triển
sản xuất mía. Từ phân tích đánh giá cho thấy hiệu quả kỹ thuật của cây mía là khá cao TE
= 88,73%. Do đó nếu có đầy đủ điều kiện sản xuất thì nông dân nên tập trung phát triển
nhiều hơn.Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, nông dân cũng gặp không ít khó khăn do
thời tiết diễn biến thất thường.Cùng với những vấn đề như điều kiện thời tiết, thông tin
giá cả, thị trường tiêu thụ thì giá cả đầu ra là vấn đề mà nông dân quan tâm nhiều nhất.


MỤC LỤC


Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................................ x
DANH MỤC PHỤ LỤC .............................................................................................................xi
CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 2
1.3.1. Phạm vi không gian ........................................................................................ 2
1.3.2. Phạm vi thời gian............................................................................................ 3
1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ................................................................................... 3
1.5. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2TỔNG QUAN ......................................................................................................... 4
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ............................................................................ 4
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 4
2.2.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 5
2.2.2. Các điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................... 8
CHƯƠNG 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 14
3.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 14
3.1.1. Giới thiệu về cây mía ................................................................................... 14
3.1.2. Khái quát về nông hộ.................................................................................... 17
v


3.1.3. Khái niệm về hàm sản xuất .......................................................................... 18
3.1.4. Hiệu quả kỹ thuật ......................................................................................... 18

3.1.5. Kết quả sản xuất ........................................................................................... 21
3.1.6. Hiệu quả kinh tế ........................................................................................... 22
3.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật ............................................. 23
3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 23
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 23
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 23
3.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy .................................................................... 23
CHƯƠNG 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................ 28
4.1. Thực trạng sản xuất mía của các hộ điều tra ......................................................... 28
4.1.1. Tình hình sản xuất mía của cả nước qua những năm 2009, 2010, 2011 ...... 28
4.1.2. Tình hình sản xuất mía trên địa bàn xã qua những năm 2009, 2010, 2011 . 29
4.2. Đặc điểm của nông hộ được điều tra thực tế tại xã Thành An. ............................ 30
4.2.1. Độ tuổi của chủ hộ........................................................................................ 30
4.2.2. Cơ cấu giới tính của chủ hộ .......................................................................... 30
4.2.3. Lao động ....................................................................................................... 31
4.2.4. Phân hữa cơ .................................................................................................. 31
4.2.5. Phân vô cơ .................................................................................................... 32
4.2.6. Trình độ học vấn........................................................................................... 32
4.2.7. Quy mô canh tác của nông hộ ...................................................................... 33
4.2.8. Thâm niên sản xuất mía................................................................................ 33
4.2.9. Năng suất bình quân của mía ....................................................................... 34
4.2.10. Tình hình tham gia khuyến nông................................................................ 34
4.2.11. Tình hình sử dụng vốn của nông hộ ........................................................... 35
4.2.12. Tình hình tiêu thụ mía của nông hộ............................................................ 36
4.3. Phân tích hiệu quả trong sản xuất mía .................................................................. 37

vi


4.4. Phân tích hiệu quả kỹ thuật của Cây mía .............................................................. 38

4.4.1. Mô hình hồi quy hàm năng suất. .................................................................. 38
4.4.2. Kiểm định mô hình ....................................................................................... 40
4.4.3. Kết quả phân tích hồi quy và ý nghĩa của mô hình ...................................... 40
4.4.4. Phân tích hiệu quả kỹ thuật .......................................................................... 42
4.5. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các yếu tố đầu vào trong sản
xuất mía tại xã............................................................................................................. 45
4.5.1. Đối với người nông dân................................................................................ 45
4.5.2. Đối với khuyến nông .................................................................................... 46
CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 48
5.1. Kết luận ................................................................................................................. 48
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 49
5.2.1. Đối với nông hộ ............................................................................................ 49
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương .................................................................. 49
5.2.3. Đối với nhà máy đường ................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 51
PHỤ LỤC ..................................................................................................................................... 52

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CPSX

Chi phí sản xuất

CPVC


Chi phí vật chất

CPLD

Chi phí lao động

CPLĐN

Chi phí lao động nhà

DT

Doanh thu

ĐVT

Đơn vị tính

HC

Hữu cơ

KN

Khuyến nông

LD

Lợi nhuận


TTTH

Tính toán tổng hợp

THCS

Trung học cơ sở

TN

Thu nhập

UBND

Uỷ ban nhân dân

VC

Vô cơ

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Tình Hình Sử Dụng Đất ở Xã Thành An, 2011....................................................... 7
Bảng 2.2: Tình Hình Sản Xuất Một Số Cây Trồng Chính Hàng Năm ở Xã Năm 2011 .... 11
Bảng 2.3: Tình Hình Chăn Nuôi Một Số Con Chính ở Xã Năm 2011................................. 12
Bảng 4.1: Tình Hình Sản Xuất Mía Chung của Cả Nước trong Giai Đoạn 2009 – 2011 .. 28
Bảng 4.2: Tình Hình Sản Xuất Mía trên Địa Bàn Xã ............................................................. 29
Bảng 4.3: Độ Tuổi của Các Hộ Điều Tra ................................................................................ 30
Bảng 4.4: Cơ Cấu Giới Tính của Chủ Hộ ................................................................................ 30
Bảng 4.5: Tình Hình Sử Dụng Lao Động Bình Quân của Các Hộ Điều Tra ...................... 31
Bảng 4.6: Tình Hình Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ của Các Hộ Điều Tra ............................ 31
Bảng 4.7: Tình Hình Sử Dụng Phân Bón Vô Cơ của Các Hộ Điều Tra .............................. 32
Bảng 4.8: Trình Độ Học Vấn của Các Hộ Điều tra ................................................................ 32
Bảng 4.9: Thâm Niên Sản Xuất của Các Hộ Được Khảo Sát ............................................... 33
Bảng 4.10: Năng Suất Bình Quân Các Loại Mía (Tuổi Mía) của Nông Hộ........................ 34
Bảng 4.11: Tình Hình Tham Gia Khuyến Nông của Các Hộ Điều Tra ............................... 35
Bảng 4.12: Tình Hình Vay Vốn của Nông Hộ ........................................................................ 35
Bảng 4.13: Kết Quả - Hiệu Quả Sản Xuất Mía tại Xã Thành An (1000m2) ....................... 37
Bảng 4.14: Bảng Ước Lượng Các Biến của Mô Hình Hồi Quy ........................................... 39
Bảng 4.15: Bảng Ước Lượng Các Biến của Mô Hình MLE ................................................. 42
Bảng 4.16: Kết Qủa Hàm Sản Xuất Trung Bình (OLS) và Hàm Năng Suất Tối Đa (MLE)
của Các Hộ Nông Dân Trồng Mía ............................................................................................ 43
ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1: Bản Đồ Tỉnh Gia Lai ................................................................................................... 5
Hình 2.2: Bản Đồ Thị Xã An Khê .............................................................................................. 6
Hình 3.1: Đồ Thị Thể Hiện Đường Biên Sản Xuất ................................................................ 20
Hình 4.1: Quy Mô Trồng Mía của Các Hộ Điều Tra ............................................................. 33

Hình 4.2: Tình Hình Tiêu Thụ Mía của Nông Hộ .................................................................. 36 

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết Xuất Hàm Hồi Quy
Phụ lục 2. Kiểm Định Sự Phù Hợp của Các Biến Trong Mô Hình
Phụ lục 3. Kiểm Định Sự Phù Hợp Của Mô Hình
Phụ lục 4. Kiểm Tra Hiện Tượng Đa Cộng Tuyến
Phụ lục 5. Kiểm Tra Hiện Tượng Phương Sai Sai Số Thay Đổi
Phụ lục 6. Kiểm Tra Hiện Tượng Tự Tương Quan
Phụ lục 7. Mô Hình MLE
Phụ lục 8. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Nông Hộ

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong thời kỳ hội nhập cùng với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt
Nam, nông nghiệp luôn được coi là ngành quan trọng hàng đầu bởi nó ảnh hưởng trực
tiếp đến an ninh lương thực của quốc gia, cho nên Nhà nước ta đã chú trọng đầu tư và
quan tâm nhiều hơn tới nông nghiệp. Song nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và
thách thức lớn như khả năng cạnh tranh so với các nước trong khu vực, gặp nhiều rủi ro,
bất lợi do thời tiết, thị trường,…Những rủi ro, bất lợi này tác động rất lớn tới người nông
dân. Đối với nông dân Việt Nam hiện nay thu nhập của họ chủ yếu từ những cây trồng,
vật nuôi phù hợp và dễ phát triển trên vùng đất của mình như Đà Lạt thế mạnh với các

loại rau củ, Đồng Nai, Bình Phước với các rừng cao su, cây ăn trái, Gia Lai thích hợp với
cà phê, cây mía,…Mía là loại cây công nghiệp khoẻ, dễ tính, không kén đất, cho nên có
thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau. Ngày xưa cây mía được khai thác và chế biến
từ phương thức truyền thống cho ra các sản phẩm mật mía, đường mía với thời gian sử
dụng và bảo quản ngắn thì ngày nay mía là một trong các loại cây công nghiệp được đưa
vào nhà máy và cho ra đời các sản phẩm đa dạng như đường tinh luyện, mì chính, nguyên
liệu làm bánh kẹo,…Cây mía đã trở thành nguồn thu nhập chính của nông dân ở một số
tỉnh vùng Tây Nguyên và Miền Trung. Trong đó thị xã An Khê là vùng trọng điểm sản
xuất mía của tỉnh Gia Lai.
Triển vọng phát triển cây mía tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai là rất lớn. Thị xã An
Khê có điều kiện khí hậu đất đai phù hợp cho cây mía sinh trưởng phát triển đem lại năng
suất cao. Trong đó xã Thành An là vùng trồng mía điển hình của thị xã An Khê. Người
1


dân nơi đây có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc mía, sản xuất cây mía
tạixã Thành An phù hợp với quy mô kinh tế hộ gia đình, phần nào giải quyết công ăn việc
làm cho lượng lớn lao động nông nghiệp ở địa phương, góp phần nâng cao đời sống kinh
tế của người dân. Tuy nhiên, do việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
cũng như việc sử dụng các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
công lao động…. của các hộ gia đình không giống nhau nên dẫn đến hiệu quả kinh tế, kỹ
thuật đạt được có sự chênh lệch đáng kể. Từ những vấn đề nêu trên và dưới sự hướng dẫn
của thầy Thái Anh Hòa khoa kinh tế trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, đề tài “Phân
Tích Hiệu Qủa Kỹ Thuật Cây Mía Trên Địa Bàn Xã Thành An Thị Xã An Khê Tỉnh
Gia Lai” được chọn và nghiên cứu. Để thấy được thực trạng sản xuất nơi đây, xác định
sự ảnh hưởng của các biến kỹ thuật đến năng suất, đề ra những giải pháp, chính sách đúng
đắn để nâng cao năng suất mía, để từ đó giúp những hộ nông dân trồng mía yên tâm hơn
trong việc sản xuất của mình, giúp cải thiện đời sống của các hộ nông dân tại địa phương.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu chính của khóa luận nhằm phân tích hiệu quả kỹ thuật cây mía trên địa
bàn xã Thành An thị xã An Khê tỉnh Gia Lai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Trình bày thực trạng sản xuất mía tại xã Thành An thị xã An Khê tỉnh Gia Lai.
Phân tích tác động của các yếu tố đầu vào đến năng suất mía.
Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ sản xuất mía.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật sản xuất mía.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện nghiên cứu trên địa bàn xã Thành An thị xã An Khê tỉnh
Gia Lai.

2


1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 8/2012 đến
tháng 12/2012.
1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài có thể giúp người dân có thể sử dụng các yếu tố
đầu vào một cách tốt hơn để đạt được năng suất cao và từng bước cải thiện đời sống
người dân trồng mía.
1.5. Cấu trúc luận văn
Chương 1 Mở đầu: Chương này bao gồm phần đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và cấu trúc khóa luận.
Chương 2 Tổng quan: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu, tổng quan về tài liệu
nghiên cứu.
Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Bao gồm giới thiệu về cây mía,
giới thiệu một số khái niệm chung về chỉ tiêu kinh tế, chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật, chỉ tiêu
hiệu quả kinh tế, phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu.

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Chương này bao gồm các phần: Tìm
hiểu tình hình chung về sản xuất mía trên địa bàn xã, đánh giá kết quả và hiệu quả cây
mía mang lại, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của cây mía, phân tích hiệu
quả kỹ thuật trong quá trình sản xuất mía, đề xuất giải pháp.
Chương 5 Kết luận và kiến nghị: Chương này đưa ra kết luận sau quá trình nghiên
cứu. Đồng thời cũng đề xuất những kiến nghị làm sao cho cây mía đem lại hiệu quả cao.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Để tiến hành đề tài này có nhiều tài liệu có liên quan được tham khảo bao gồm
những đề tài tốt nghiệp của các khóa trước, các bài giảng của thầy cô có liên quan đều là
nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho đề tài.
TheoNguyễn Thị Kiều (2007), khi phân tích hiệu quả kinh tế của cây mía tại thị xã
Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa bằng phương pháp hồi quy, tác giả đã xây dựng mô hình LogLog về năng suất mía tại địa phương nghiên cứu để xem xét những yếu tố nào ảnh hưởng
đến năng suất mía. Bên cạnh đó, với cách thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp, phân tích, dùng
công cụ Excel và qua việc điều tra 65 nông hộ trồng mía tại thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh
Hòa.
Theo Nguyễn Thị Mai Anh (2011), với mục tiêu phân tích hiệu quả kỹ thuật trong
sản xuất dưa hấu tại xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An. Là cơ sở để đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật của cây dưa hấu tại địa bàn xã Trung
Sơn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An, nhằm giúp cho người dân có thể sử dụng các yếu tố
đầu vào một cách tốt hơn để đạt được năng suất cao và từng bước cải thiện đời sống
người dân trồng dưa hấu.

4



2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
 Vị trí địa lý tỉnh Gia Lai
Hình 2.1: Bản Đồ Tỉnh Gia Lai

Nguồn: Google.com.vn
Tỉnh Gia Lai là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía
Nam giáp tỉnh Ðăk Lăk, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia, chiều dài của biên giới là
90 km, phía Ðông giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Ðịnh và tỉnh Phú Yên…Diện tích tự nhiên
toàn tỉnh là 15.495,71 km2, chiếm 4,71% tổng diện tích tự nhiên cả nước.
Vị trí địa lý địa bàn xã
Thị xã An Khê nằm phía Đông của tỉnh Gia Lai, đi qua thị xã có Quốc lộ 19 - trục
giao thông huyết mạch quan trọng nối các tỉnh Duyên hải Miền Trung với Tây Nguyên và
các tỉnh Đông Bắc CamPuChia và nằm gần với huyện Tây Sơn - nơi có nhiều công trình
công nghiệp và du lịch của tỉnh Bình Định. Thành An là một xã nằm phía Bắc thị xã An
Khê, là xã giáp ranh với huyện K’Bang. Phía Bắc giáp xã Xuân An thị xã An Khê, xã
5


KôngBla và ĐăkHlơ - K’Bang. Phía Nam giápphường An Bình thị xã An Khê. Phía Đông
giáp phường Ngô Mây, phường An Phước và phường An Tân thị xã An Khê.Phía Tây
giáp xã Cư An huyện ĐăkPơ.
Với lợi thế là xã tiếp giáp thị xã, chỉ cách trung tâm thị xã khoảng 6 km cho nên
việc đi lại trao đổi, mua bán hàng hóa tương đối là thuận lợi, đây cũng là lợi thế lớn để xã
có thể phát triển về thương mại, sản phẩm nông nghiệp người dân sản xuất ra cũng có đầu
ra dễ dàng hơn, việc tiếp cận công nghệ thông tin cũng như cập nhập các tiến bộ về khoa
học để ứng dụng vào sản xuất của người dân cũng tương đối dễ dàng hơn so với các xã

khác trong thị xã.
Hình 2.2: Bản Đồ Thị Xã An Khê

Nguồn: Google.com.vn
b) Địa hình - đất đai
 Địa hình: Nằm trong vùng lòng chảo An Khê – KaNát nên xã Thành An có địa
hình tương đối bằng phẳng, độ cao thoải dần từ hướng Tây sang Đông đổ ra Sông Ba
chạy trên địa giới hành chính phía Đông giáp phường Ngô Mây, An phước và xã Xuân
6


An. Khu vực cao nhất có độ cao khoảng 580m (khu vực phía Tây Nam, đỉnh Hòn Cong),
nơi thấp nhất có độ cao khoảng 420m (lưu vực sông Ba), độ cao trung bình khoảng 500m.
 Hiện trạng sử dụng đất
Với tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.226,67 ha, bao gồm: Đất dùng cho sản xuất
nông nghiệp 1.479,75 ha, chiếm 66,46% diện tích đất tự nhiên; Đất phi nông nghiệp:
732,94 ha, chiếm 32,92% và Đất chưa sử dụng có13,98 ha, chiếm 0,63% (UBND xã
Thành An, 2011). Bảng 2.1 cho ta thấy rõ hơn về tình hình sử dụng đất ở xã Thành An
năm 2011.
Bảng 2.1: Tình Hình Sử Dụng Đất ở Xã Thành An, 2011
Hạng mục

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

1.479,75

66,46


732,94

32,92

13,98

0,63

2.226,67

100

Đất sản xuất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng
Tổng

Nguồn: UBND xã Thành An, 2011
c) Điều kiện khí hậu - thuỷ văn
Khí hậu:Mang tính chất khí hậu vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên và đồng
bằng, tuy nhiên chịu ảnh hưởng rất lớn khí hậu vùng duyên hải miền Trung, đặc biệt là
khí hậu khu vực tỉnh Bình Định, Phú Yên. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,60C.
Lượng mưa trung bình năm từ 1.475 mm. Độ ẩm trung bình 81%. Tốc độ gió trung bình
3,5m/s, hướng gió chính là đông bắc - tây nam. Thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt trong
năm gồm: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11, có khi kéo dài tới
tháng 12. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.
Thủy văn: Có trữ lượng khá phong phú, dồi dào với hệ thống suối tương đối
dày, phân bố tương đối đồng đều. Bên cạnh đó, với lượng mưa phân bố khá đều trong
năm và lớp thổ nhưỡng giữ nước khá tốt nên lượng dòng chảy của sông, suối được điều
hoà, cung cấp một lượng nước mặt ổn định, thường xuyên cho nhu cầu sản xuất và sinh

hoạt của người dân.
7


Tổng diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 87,29 ha trong đó: đất
sông ngòi, kênh, rạch, suối là 40,02 ha; đất có mặt nước chuyên dùng 47,27 ha. Nhưng
thực tế chỉ khoảng 7,87 ha được sử dụng để nuôi trồng thủy sản.
2.2.2. Các điều kiện kinh tế xã hội
a) Dân số - lao động
Dân số: Thành An là xã có dân số vào dạng trung bình của thị xã. Năm 2011 xã
Thành An có tổng số nhân khẩu là 4.948 người với 1.157 hộ.
Lao động: Theosố liệu thống kê tháng 6/2011 toàn xã có 3.464 người trong độ
tuổi lao động, trong đó có 2.702 lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp
chiếm 78% tổng số lao động trong độ tuổi lao động, 450 lao động đang làm việc trong
lĩnh vực lâm nghiệp chiếm 13% tổng số lao động trong độ tuổi lao động. Như vậy trong
toàn xã tỷ lệ lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là 91% tổng số
lao động trong độ tuổi.
Nguồn nhân lực dồi dào, trẻ là điều kiện tốt để phát triển kinh tế bền vững. Tuy
nhiên trình độ của người lao động còn thấp, số lao động đã qua đào tạo chưa cao, chủ yếu
là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp với các công cụ sản xuất thô sơ lạc hậu, sản xuất
mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún. Trong tương lai để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển
thì việc đào tạo, nâng cao trình độ lao động là vấn đề cấp thiết.
b) Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông
Mạng lưới giao thông trên địa bàn xã Thành An trong thời gian qua phát triển rất
nhanh. Tổng số km đường giao thông trong xã (gồm đường liên xã, trục xã; đường liên
thôn, trục thôn; đường xóm, ngõ; đường nội đồng): 58,03 km. Hầu như các tuyến đường
liên xã, liên thôn được nhựa hóa hoặc bêtông hóa, cơ bản phục vụ cho nhu cầu đi lại và
lưu thông hàng hóa của người dân trên địa bàn xã và giữa xã với các nơi khác.


8


Hệ thống thuỷ lợi
Hiện tại trên địa bàn xã Thành An có 3 đập đất, 3 kênh đất. Bao gồm: Đập Bàu
Lớn tổng diện tích là 7,8 ha, đập Ba Thảo diện tích 3,7 ha, đập ông Đào diện tích 1,5 ha,
ngoài ra có 0,73 km kênh mương được kiên cố hóa, được đào đắp tu bổ hàng năm đảm
bảo cung cấp đủ lượng nước phục vụ việc tưới tiêu cho sản xuất.
Hệ thống điện dân dụng
Hệ thống điện Quốc gia đã được đầu tư trên địa bàn xã, 100% số thôn sử dụng điện
lưới quốc gia. Số hộ sử dụng điện 1.157hộ/ 1.157hộ. Tỷ lệ hộ dùng điện thường xuyên an
toàn các nguồn là 96%. Hệ thống trạm biến áp có tất cả 12 trạm với tổng dung lượng 2500
kVA trong đó có 10 trạm đang dùng tốt, 2 trạm cần cải tạo nâng cấp. Đường dây trung,
cao thế: toàn xã có 11,4 km. Trong đó có 10 km (87,72%) đảm bảo yêu cầu; 1,4 km
(12,28%) cần cải tạo nâng cấp. Cần đầu tư xây dựng mới 0,9 km. Đường dây hạ thế tổng
số có 18,57 km. Trong đó 14,13 km (76,09%) đảm bảo yêu cầu; 4,44 km (23,91%) cần
cải tạo, nâng cấp. Cần xây dựng mới 3,66 km.
c) Công tác văn hóa xã hội
Y tế
Xã có 1 trạm y tế, trong đó có 1 y sĩ, 1 nữ hộ sinh, 1 điều dưỡng, 1 trung cấp dược,
1 cán bộ dân số kế hoạch hóa gia đình. Nhìn chung về cơ bản trạm y tế xã đã được xây
dựng kiên cố xong vẫn chưa đạt tiêu chuẩn so với tiêu chuẩn của Bộ xây dựng cần đầu tư
cải tạo nâng cấp thêm, trang thiết bị còn thiếu thốn không đảm bảo, đội ngũ cán bộ y, bác
sỹ còn thiếu.Toàn xã có 711 người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế chiếm
khoảng 14 %. Các chương trình tiêm chủng thường xuyên được tổ chức, trong đó có
98%trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin.
Giáo dục
Toàn xã có 3 trường học trong đó: 1 trường THCS, 1 trường Tiểu học, 1 trường
Mẫu giáo với tổng số 33 lớp học, 1.003 học sinh. Hiện tại xã đã thực hiện xong phổ cập
giáo dục THCS. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học lên trung học phổ


9


thông, bổ túc hoặc học nghề là 84%.Về đội ngũ giáo viên có 66 giáo viên, trong đó: Mầm
non có 11 giáo viên, tiểu học 22 giáo viên, trung học cơ sở 33 giáo viên.
Văn hóa
Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” ở xã đã
mang lại nhiều kết quả trong đời sống xã hội, động viên nhân dân phấn đấu thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - văn hóa - xã hội - quốc phòng an ninh, cải thiện đời sống
vật chất tinh thần của nhân dân, làm thay đổi diện mạo đời sống tinh thần địa phương, góp
phần to lớn trong việc giữ gìn phát huy nền tảng văn hóa tốt đẹp của dân tộc, góp phần
tích cực trong việc xây dựng con người phát triển toàn diện về tư tưởng đạo đức, ý thức
cộng đồng, lòng nhân ái, góp phần phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải
quyết việc làm, xóa hộ đói giảm hộ nghèo, hộ có cuộc sống khá giả ngày càng tăng. Tình
hình chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, giải quyết tốt một số vấn đề
bức xúc trong nhân dân như: nâng cấp, cải tạo đường ngõ xóm, bêtông hóa một số tuyến
đường trục xã, đưa lưới điện quốc gia về từng hộ gia đình, cải tạo nâng cấp xây dựng trạm
y tế, trường học….
Năm 2011 toàn xã có 5 thôn đạt tiêu chuẩn thôn văn hóa, chiếm 100% tổng số thôn
của xã. Có 903 hộ/1.157 hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” chiếm 78,05% tổng số hộ
của xã.
d) Thực trạng phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn xã
 Ngành trồng trọt
Những năm gần đây, mặc dù sản xuất còn gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng
của thiên tai hạn hán, sâu bệnh nhưng nhờ nâng cao hệ số mùa vụ, chuyển dịch cơ cấu cây
trồng đúng hướng, phù hợp với tiềm năng và nhu cầu thị trường nên ngành trồng trọt ở xã
vẫn đạt mức tăng trưởng khá.Dưới đây là tình hình sản xuất một số cây trồng chính hàng
năm ở xã trong vụ 2011.


10


Bảng 2.2: Tình Hình Sản Xuất Một Số Cây Trồng Chính Hàng Năm ở Xã Năm 2011
Diện tích

Diện tích

2010(ha)

2011(ha)

+/- ∆

%

Lúa

35

45

10

28,57

Khoai mì

30


50

20

66,67

810

1.210

400

49,38

62

15

47

75,81

Chỉ tiêu

Mía
Dưa hấu

Chênh lệch

Nguồn: UBND xã Thành An, 2011

Qua bảng 2.2 phản ánh tình hình trồng trọt trên địa bàn xã năm 2010, 2011. Ta
thấy cây trồng chính ở xã là lúa, khoai mì, mía, dưa hấu. Nhìn chung tình hình trồng trọt
trên địa bàn xã tương đối ổn định. Năm 2011 diện tích lúa, khoai mì, mía đều tăng, duy
chỉ có diện tích dưa hấu giảm đáng kể từ 62 ha năm 2010 xuống còn 15 ha năm 2011
giảm 75,81%. Nguyên nhân do nông dân đã chuyển phần diện tích đất canh tác của mình
sang trồng mía vì mía được giá, lại đỡ tốn công chăm sóc. Điều này làm cho diện tích mía
tăng lên mạnh từ 810 ha năm 2010 lên 1.210 ha năm 2011 tăng 49,38% so với năm 2010.
 Ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi trên địa bàn xã cũng phát triển tương đối tốt. Số lượng đàn heo,
bò, gia cầm và dê đều tăng. Năm 2010 đàn bò là 1.950 con đến năm 2011 đàn bò tăng lên
thành 2.629 contăng 34,82%. Năm 2010 đàn heo là 1.970 con sang năm 2011 tăng lên
thành 2.300 con tức tăng 16,75% so với năm 2010. Đàn gia cầm tăng từ 11.500 con năm
2010 lên thành 15.800 con năm 2011 tăng 37,39%. Đàn dê cũng tăng từ 70 con năm 2010
lên 85 con năm 2011. Công tác phòng, chữa bệnh gia súc, gia cầm được các ngành, các
cấp và nhân dân chú trọng triển khai thường xuyên, nên dịch bệnh không xảy ra trên địa
bàn. Bảng 2.3 cho ta thấy rõ hơn về tình hình chăn nuôi trên địa bàn xã.

11


Bảng 2.3: Tình Hình Chăn Nuôi Một Số Con Chính ở Xã Năm 2011
Chỉ tiêu

Đvt

Năm 2010



Con


1.950

Heo

Con

Gia cầm


Chênh lệch

Năm 2011

+/- ∆

%

2.629

679

34,82

1.970

2.300

330


16,75

Con

11.500

15.800

4.300

37,39

Con

70

85

15

21,43

Nguồn: UBND xã Thành An, 2011
e) Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn của xã trong việc sản xuất
nông nghiệp.
Qua những tài liệu tổng kết của Ủy Ban xã, một số điểm thuận lợi và khó khăn
được rút ra như sau:
 Thuận lợi:
Với lợi thế về địa hình nằm trong vùng lòng chảo An Khê-Kanat tương đối bằng
phẳng, nguồn nước mặt dồi dào, lại được thiên nhiên ưu ái về khí hậu (lượng mưa dồi

dào, khí hậu tương đối mát mẻ…) nên đây cũng là một điều kiện vô cùng thuận lợi để
phát triển ngành nông nghiệp đặc biệt là trồng các cây công nghiệp ngắn ngày như mía,
mì… đây là những loại cây đem lại hiệu quả kinh tế tương đối cao mà ít tốn công trồng
trọt, chăm sóc lại đơn giản.
Diện tích tự nhiên mặc dù không lớn nhưng dân số ít chưa tới 5 ngàn dân nên diện
tích bình quân đầu người lớn, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông
nghiệp đặc biệt là hình thành các mô hình trang trại có quy mô lớn hiệu quả kinh tế cao.
Nguồn lao động dồi dào.
Nông dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc mía.
Nhà máy đường An Khê đóng chân trên địa bàn thị xã, đây cũng là một điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của xã, là nơi tiêu thụ nguồn nguyên liệu mà cụ thể là
cây mía do người dân làm ra, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân góp phần tăng thu

12


nhập cho các hộ dân, ngoài ra nhà máy còn hỗ trợ một phần kinh phí làm các tuyến đường
bê tông thuận lợi cho việc đi lại của người dân.
 Khó khăn
Xã là một vùng có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây mía, hoa màu
phụ khác, nhưng chưa được đầu tư đúng mức về tài chính và đặc biệt là kỹ thuật nên hiệu
quả do sản xuất mang lại chưa đúng với tiềm năng của vùng.
Thời tiết diễn biến thất thường, gây khó khăn trong quá trình sản xuất nông nghiệp
tại địa phương.
Đất đai không được màu mỡ, đây là một hạn chế trong quá trình sản xuất nông
nghiệp.
Công tác khuyến nông chưa phổ biến với người dân và chất lượng các buổi tập
huấn khuyến nông được đánh giá là chưa tốt nên việc tiếp cận với kỹ thuật chuyển giao
chưa thật sự đến được với người nông dân.


13


×