Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP BAO BÌ BICICO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.1 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI
XÍ NGHIỆP BAO BÌ BICICO

TRẦN THỊ YẾN LY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Tình Hình
Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Xí Nghiệp Bao Bì Bicico” do Trần Thị Yến Ly, sinh viên
khóa 35, chuyên ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày ___________________.
TS. THÁI ANH HÒA
Người hướng dẫn
(Chữ ký)

________________________
Ngày

tháng

năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký)

(Chữ ký)

________________________

________________________

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên, con xin gửi lòng biết ơn đến ông bà, ba mẹ và gia đình đã sinh ra
và nuôi dạy, luôn ở bên động viên, chăm sóc con trong những ngày tháng trưởng thành

để con có được như ngày hôm nay.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô trường đại học Nông Lâm TP.HCM đã
truyền đạt kiến thức quý báu của mình để tôi có thể bước vững vào đời, đặc biệt là
thầy Hòa, người đã luôn hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình làm đề tài.
Tôi xin cảm ơn đến Ban lãnh đạo của Xí nghiệp bao bì Bicico, đặc biệt là anh
Minh, người đã hướng dẫn tôi nhiệt tình trong quá trình thực tập.
Tôi xin cảm ơn đến những người bạn của tôi, đã luôn ở bên và cùng nhau trải
qua những kỷ niệm khó quên trong suốt thời gian học đại học.
Xin chúc cho mọi người luôn nhiều sức khỏe.

Sinh viên

Trần Thị Yến Ly


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ YẾN LY. Tháng 12 năm 2012. “Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ
Sản Phẩm Tại Xí Nghiệp Bao Bì Bicico”.
TRẦN THỊ YẾN LY. December 2012.“Analysis of Product Marketing of
Bicico Packing Enterprise”.
Bằng các phương pháp nghiên cứu như thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp
so sánh các số liệu, khóa luận đã tìm hiểu về tình hình sản xuất cũng như về tiêu thụ
sản phẩm của xí nghiệp Bicico trong 2 năm gần đây 2010 – 2011. Trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp trong những
năm tới.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp khá tốt
nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế: công tác quảng bá sản phẩm còn chưa cao,quy mô
của Xí nghiệp chưa lớn, giá cả nguyên vật liệu tăng cao…Năm 2011 do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế kéo dài nên tình hình tiêu thụ gặp khó khăn, cụ thể doanh thu vẫn
tăng so với năm 2010 nhưng sản lượng tiêu thụ lại giảm so với năm 2010.

Thông qua những ngiên cứu và phân tích, đề tài đã đề xuất một số giải pháp
nhằm cải thiện công tác tiêu thụ sản phẩm cho Xí nghiệp: củng cố thị trường truyền
thống, mở rộng thị trường mới, đầu tư thêm máy móc hiện đại, nắm bắt tình hình biến
động giá cả nguyên vật liệu đầu vào, tăng cường khuyến mãi thu hút khách hàng.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii 

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix 

DANH MỤC CÁC HÌNH



CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU



1.1 Đặt vấn đề



1.2 Mục tiêu nghiên cứu




1.2.1 Mục tiêu chung



1.2.2 Mục tiêu cụ thể



1.3 Phạm vi nghiên cứu



1.3.1 Thời gian nghiên cứu



1.3.2 Không gian nghiên cứu



1.4 Cấu trúc của khóa luận



CHƯƠNG 2TỔNG QUAN



2.1. Giới thiệu chung về công ty Bicico




2.2. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp



2.2.1. Tên gọi và trụ sở



2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp



2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp



2.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của xí nghiệp
2.3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức



2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban



2.4. Quy trình sản xuất bao bì của XN


10 

CHƯƠNG 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

12 
12 

3.1.1. Một số khái niệm liên quan

12 

3.1.2. Vai trò của thị trường tiêu thụ

12 

3.2.Những yếu tố ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp
3.2.1. Môi trường vi mô ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm
v
 



13 
13 


3.2.2. Môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm
3.3. Các chiến lược Marketing – mix


14 
16 

3.3.1. Chiến lược sản phẩm

17 

3.3.2. Chiến lược giá

17 

3.3.3. Chiến lược phân phối

18 

3.3.4. Chiến lược xúc tiến

18 

3.4. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm

19 

3.4.1. Số lượng sản phẩm bán ra

19 

3.4.2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm

19 


3.4.3. Lợi nhuận sản phẩm

20 

3.4.4. Tổng chi phí tiêu thụ sản phẩm

20 

3.5. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả

20 

3.5.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

20 

3.5.2. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

20 

3.6. Phương pháp nghiên cứu

21 

3.6.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

21 

3.6.2. Phương pháp phân tích số liệu


21 

CHƯƠNG 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

22 

4.1. Tình hình bao bì giấy Việt Nam

22 

4.2. Một số thị trường tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp

23 

4.2.1. Thị trường thùng carton

23 

4.2.2. Các ngành công nghiệp chế biến chủ lực có nhu cầu sử dụng bao bì carton
tập trung vào một số ngành nghề sau

23 

4.2.3. Các phân khúc thị trường của bao bì carton.

24 

4.3. Giới thiệu các mặt hàng của Xí nghiệp


25 

4.4. Đánh giá về kết quả HĐKD của Xí nghiệp

27 

4.4.1. Tình hình kinh doanh qua các năm từ 2007 – 2011

27 

4.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của XN năm 2010 – 2011

27 

4.4.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí ngiệp năm 2010 – 2011

29 

4.4.4. Kết quả của công tác tiêu thụ tại XN

30 

4.5. Khái quát về tình hình tiêu thụ sản phẩm tại XN
vi
 

30 


4.5.1. Tình hình thực hiện doanh thu và lợi nhuận qua 2 năm 2010 -2011


30 

4.5.2. Số lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2010 và 2011

31 

4.5.3. Doanh thu tiêu thụ theo từng sản phẩm 2010 – 2011

33 

4.5.4. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ

34 

4.6. Thị trường và thị phần tiêu thụ của XN
4.6.1. Thị trường tiêu thụ của XN

37 

4.6.2. Thị phần của XN

39 

4.6.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo KH của Xí nghiệp

40 

4.7. Các đối thủ cạnh tranh của Xí nghiệp


42 

4.8. Các chiến lược Marketing của XN

44 

4.8.1. Chiến lược sản phẩm

44 

4.8.2. Chiến lược giá

44 

4.8.3. Chiến lược phân phối

45 

4.8.4. Chiến lược xúc tiến

46 

4.9. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp

46 

4.9.1. Thuận lợi

46 


4.9.2. Khó khăn

47 

4.10. Một số đề xuất

47 

CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

49 

5.1. Kết luận

49 

5.2. Kiến nghị

50 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

51 

vii
 

37 



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of Southeast

Asian Nations).
DN

Doanh nghiệp

DNVN

Doanh nghiệp Việt Nam

GDP

Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HĐSXKD

Hoạt động sản xuất kinh doanh

IIP

Chỉ số sản xuất công nghiệp (Index of Industrial Production)


KH

Khách hàng

KHKT – CN

Khoa học kỹ thuật – công nghệ

NSX Nhà sản xuất
NTD Người tiêu dùng
NVL Nguyên vật liệu
PPCN Phân phối công nghiệp
QLDN
SP
SXKD
XN

Quản lý doanh nghiệp

Sản phẩm
Sản xuất kinh doanh
Xí nghiệp

viii
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của XN qua 2 năm 2010 - 2011


28 

Bảng 4.2. Một Số Chỉ Tiêu Về Hiệu Quả SXKD của XN năm 2010 – 2011

29 

Bảng 4.3. Tình Hình Thực Hiện Kinh Doanh Năm 2010 – 2011

30 

Bảng 4.4: Số Lượng SP Tiêu Thụ Qua 2 Năm Từ Năm 2010 – 2011

32 

Bảng 4.5: Sản lượng tiêu thụ thùng carton theo công nghệ hiện đại và truyền thống qua
năm 2010 và 2011

33 

Bảng 4.6: Doanh thu tiêu thụ theo từng SP 2010 – 2011

34 

Bảng 4.7: Tình Hình Thực Hiện Kế Hoạch Tiêu Thụ SP Năm 2010 và 2011

35 

Bảng 4.8: Biến Động Doanh Thu Theo Từng Tháng Của Năm 2010 và Năm 2011

36 


Bảng 4.9 : Doanh Thu Theo Địa Phương Qua Năm 2010 và 2011

38 

Bảng 4.10: Tỷ Trọng Doanh Thu Của Địa Phương Theo Năm 2010 - 2011

39 

Bảng 4.11. Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Xí Nghiệp

42 

Bảng 4.12: Giá Bán Của Xí Nghiệp Qua 2 Năm 2010 – 2011

45 

ix
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Xí nghiệp bao bì Bicico



Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Xí Nghiệp Bao Bì Bicico




Hình 2.3. Quy Trình Sản Xuất Bao Bì

10 

Hình 3.1 Cấu Trúc Kênh Phân Phối Sản Phẩm Công Nghiệp

18 

Hình 4.1 Dự Báo Xu Hướng Chuyển Dịch Cơ Cấu Sản Phẩm Của Thị Trường Bao Bì
Carton Qua Các Năm Từ 2010 – 2025 của cả nước

24 

Hình 4.2 Thùng Carton Gợn Sóng 3 lớp, 5 lớp

25 

Hình 4.3 Pallet

26 

Hình 4.4 Tình Hình Kinh Doanh Qua Các Năm 2007 – 2011

27 

Hình 4.5: Thị Phần Sản Phẩm Của XN Ở Khu Vực TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương

40 


Hình 4.6: Khách Hàng Chủ Yếu Của XN

41 

Hình 4.7: Kênh Phân Phối Của XN:

46 

x
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì đòi hỏi các doanh nghiệp
cần phải nỗ lực hơn trong các chiến lược của doanh nghiệp mình để có thể đứng vững
trên thị trường, các sản phẩm làm ra không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà
phải liên tục cải tiến chất lượng cũng như mẫu mã…sản phẩm phải có khả năng cạnh
tranh với các sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Vì vậy, việc tiêu thụ sản phẩm
đang ngày càng khó khăn hơn cho các doanh nghiệp trong thời gian sắp tới.
Là khâu cuối cùng để kết thúc một chu trình sản xuất, tiêu thụ có vai trò hết sức
quan trọng.Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Khi sản phẩm
được tiêu thụ thì doanh nghiệp đó mới thu hồi được vốn, đồng thời thu được lợi nhuận
để tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, thông qua quá trình tiêu
thụ doanh nghiệp có thể đánh giá được nhu cầu thị trường và xác định năng lực sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình cho phù hợp.
Xí nghiệp bao bì Bicico được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1975, trong quá
trình thành lập và phát triển, xí nghiệp đã cùng chứng kiến và trải qua nhiều thăng

trầm với bao thế hệ lãnh đạo và người lao động để phát triển.
Để đảm bảo kinh doanh liên tục và phát triển thì đòi hỏi xí nghiệp nói riêng và
công ty Bicico nói chung cần phải tìm hiểu, phân tích tình hình tiêu thụ để nhằm giúp
cho xí nghiệp phát hiện được ưu điểm cũng như nhược điểm, nhằm khắc phục mặt còn
tồn tại, khai thác tiềm năng sẵn có, giúp cho công tác tiêu thụ ngày càng được hoàn
thiện hơn, tiến bộ hơn, đồng thời đem lại lợi nhuận cao hơn cho xí nghiệp nói riêng và
công ty Bicico nói chung, nhất là trong xu thế hội nhập như hiện nay.
Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với sự đồng ý của Khoa Kinh Tế trường
Đại Học Nông Lâm, TP Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Thái Anh
1
 


Hòa, tôi tiến hành nghiên cứu để tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại xí
nghiệp bao bì Bicico”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích về tình hình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp Bicico, từ đó đưa ra một
số biện pháp nhằm đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ của xí nghiệp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá khái quát về tình hình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp qua 2 năm
2010 – 2011.

-

Nghiên cứu các chiến lược tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp.

-


Phân tích các thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.

-

Đề ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của xí
nghiệp.

1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 8/2012 đến tháng 11/2012.
1.3.2 Không gian nghiên cứu
Xí nghiệp sản xuất bao bì Bicico.
1.4 Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan
Chương này giới thiệu khái quát về công ty Bicico, xí nghiệp sản xuất bao bì
giấy Bicico – quận Thủ Đức, lịch sử hình thành và phát triển, các thành tích đạt được,
chiến lược phát triển sản phẩm, bộ máy tổ chức của xí nghiệp.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2
 


Chương này nêu lên một số lí thuyết, khái niệm liên quan tới tiêu thụ, tiêu thụ
sản phẩm, vai trò của thị trường, các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ sản phẩm
của xí nghiệp và phương pháp phân tích để đưa ra kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận

Đưa ra kết quả nghiên cứu và thảo luận, khái quát chung về quá trình tiêu thụ
sản phẩm, đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ, phân tích đánh giá các chiến
lược mà Xí nghiệp sử dụng. Từ đó có những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công
tác tiêu thụ sản phẩm.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Đưa ra nhận xét về tình hình tiêu thụ sản phẩm qua 2 năm của Xí nghiệp, từ đó
đưa ra một số kiến nghị và phương pháp áp dụng trong những năm tới.

3
 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung về công ty Bicico
Tên gọi đầy đủ: Công ty Cổ phần Công nghệ Hóa Chất và Vi sinh (BICICO)
Tên công ty viết bằng tiếng anh: Microbiological And Chemical Industry Joint
Stock Company.
Trụ sở chính: 31 Hàn Thuyên – phường Bến Nghé – quận 1 – TP.Hồ Chí Minh.
Logo:

Điện thoại: (848). 3 8224456 – 3 8293117
Fax: (848) 3 8226013 – 3 8245734
Email:
Website:
Sau gần 10 năm hoạt động, Công ty chuyển thành Liên hiệp khoa sản xuất hóa
chất, là một trung tâm khoa học kỹ thuật của ngành hóa phía nam chuyên nghiên cứu,
sản xuất thử nghiệm và sản xuất công nghiệp các sản phẩm kỹ thuật mới. Ngày 26
tháng 01 năm 1995 Công ty chuyển đổi thành Công ty Công nghiệp Hóa chất và Vi

sinh (Bicico), là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, phát huy
mọi nguồn lực để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nhạy bén và chủ động trước biến
động của thị trường trong hoạch định phương thức hoạt động với các lĩnh vực:
-

Sản phẩm hóa chất: Keo sơn, mực in, chất tẩy rửa, Silicat và hóa mỹ phẩm

4
 


-

Sản phẩm sinh học: Các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp, công nghiệp
và môi trường sinh thái.

-

Sản phẩm bao bì, pallet bằng giấy, nhựa, kim loại. In ấn trên bao bì và sản
phẩm.

-

Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm máy móc thiết bị, hóa chất,
sinh học và bao bì phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.

-

Kinh doanh và dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, lắp đặt chế tạo thiết
bị; tư vấn đầu tư và xây dựng; cho thuê nhà xưởng văn phòng; đầu tư tài

chính….

2.2. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp
2.2.1. Tên gọi và trụ sở
Tên gọi: Xí nghiệp bao bì Bicico
Địa chỉ: 6/11 Khu phố 4, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 08 38967048
Email :
Fax: 08 38960111
Hình 2.1: Xí nghiệp bao bì Bicico

(nguồn:

/>
bao- bi.html)
5
 


2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp
-

Xí nghiệp Bao Bì – Bicico là đơn vị lớn thứ hai trực thuộc công ty Cổ phần
Công nghiệp Hóa chất và Vi sinh. Có mặt ngay từ ngày đầu thành lập công ty 22
tháng 12 năm 1975, với tên gọi ban đầu là xí nghiệp Hóa Chất I, trực thuộc
Công Ty Kỹ Thuật Hóa Chất ( thành lập theo QĐ số 523/HC – TCCB ngày
22/12/1975 của Tổng Cục Hóa Chất ). Xí nghiệp đã cùng chứng kiến và trải qua
nhiều thăng trầm với bao thế hệ lãnh đạo và người lao động để phát triển.

-


Đến năm 1984, Xí nghiệp Hóa Chất I thuộc Liên Hiệp Khoa Học Sản Xuất
Tp.HCM ( Theo quyết định thành lập trên cơ sở Công Ty Kỹ Thuật Hóa Chất, số
78/HC – TCCB ngày 30/1/1984 của Tổng Cục Hóa Chất )

-

Năm 1995, xí nghiệp đổi tên là xí nghiệp Sản Xuất Hóa Chất Bao Bì thuộc Công
ty Công Nghiệp Hóa Chất và Vi Sinh, theo quyết định thành lập lại doanh
nghiệp Nhà nước, số 82/QĐ/TCCBĐT ngày 26/01/1995 của Bộ Công nghiệp
Nặng.

-

Năm 2004, Công ty Công Nghiệp Hóa Chất và Vi Sinh chuyển thành Công ty
Cổ Phần theo quyết định số 231/2003/QĐ – BCN ngày 24/12/2003 của Bộ Công
Nghiệp và Xí nghiệp được quyết định thành lập lại với tên gọi là Xí nghiệp Bao
Bì BICICO (quyết định số 04/QĐ – HĐQT/2004 ngày 24 tháng 5 năm 2004 của
Hội đồng quản trị Công ty CP Công nghiệp Hóa Chất và Vi Sinh).
Xí nghiệp có đội ngũ công nhân lành nghề, kỹ thuật viên thiết kế tạo mẫu

-

chuyên nghiệp trên những thiết kế chuyên dùng cho bao bì. Với phương châm
“Luôn cùng đối tác thực hiện hơn những gì đã cam kết”.
2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp
a) Chức năng
-

Xí nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng sản phẩm từ nguyên liệu giấy như

thùng carton gợn sóng 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp, đặc biệt là sản phẩm pallet giấy nhận
được từ sự tín nhiệm cao từ khách hàng.

-

Nhận và quản lý các nguồn lực từ công ty để tổ chức sản xuất kinh doanh theo
phạm vi ngành nghề của đơn vị: sản xuất bao bì, pallet bằng giấy, in trên sản
phẩm do xí nghiệp sản xuất.
6

 


b) Nhiệm vụ
-

Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động tác nghiệp hàng ngày
của xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công ty về an toàn, vệ sinh
sức khỏe của công nhân, kết quả sản xuất kinh doanh và các mặt khác của Xí
nghiệp.

-

Xây dựng phương án phát triển, các kế hoạch, chương trình hoạt động của đơn
vị mình gửi các phòng ban liên quan của công ty xem xét để trình tổng giám
đốc phê duyệt. Được quyền quyết định kinh phí sửa chữa đột xuất với mức giá
trị theo ủy quyền cụ thể.

-


Chịu trách nhiệm triển khai hoạt động, kiểm tra thử nghiệm và kiểm soát sản
phẩm không phù hợp. Xác định các mục tiêu chất lượng của đơn vị trình tổng
giám đốc công ty phê duyệt.

-

Đề xuất với Ban giám đốc công ty các biện pháp cải tiến trong công tác quản lý,
tổ chức sản xuất, thị trường,…nhằm tăng hiệu quả kinh tế của đơn vị. Đồng
thời, tìm ra các giải pháp tốt nhất cho các doanh nghiệp lựa chọn các sản phẩm
tốt, giảm chi phí sản xuất, đạt hiệu quả tối ưu trong kinh doanh.

2.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của xí nghiệp
2.3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp bao gồm: Ban giám đốc, các phòng ban nghiệp
vụ và xưởng sản xuất. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp đã từng bước
điều chỉnh, hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý của mình ngày càng khoa học hơn. Sau
đây, là cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp bao bì Bicico.

7
 


Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Xí Nghiệp Bao Bì Bicico
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC XÍ NGHIỆP BAO BÌ – 2010
(đã được TGĐ duyệt ngày 21/6/2010)

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC


PHÓ GIÁM ĐỐC

(KỸ THUẬT)

PHÂN XƯỞNG SẢN
XUẤT

BỘ PHẬN KỸ
THUẬT

QA

TỔ
GỢN
SÓNG

Ghi chú

(KINH DOANH)

QC

AN TOÀN & MÔI
TRƯỜNG

KTBB

TỔ THÀNH PHẨM &
PALLET


BỘ PHẬN CƠ
ĐIỆN

BỘ PHẬN KẾ
TOÁN

BỘ PHẬN KINH
DOANH

ĐIỆN

CƠ KHÍ

TỔ IN

TỔ MUA
HÀNG

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Đang đào tạo

+ TC-HC-NS
+ KTBB

8
 

TC-HC-NS


TỔ BÁN HÀNG &
TIẾP THỊ

TỔ KHO & BỐC
XẾP

: Tổ chức-Hành chính-Nhân sự
: Kỹ thuật bao bì

Nguồn: Phòng Kinh Doanh


2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc.
Điều hành trực tiếp mọi hoạt động trong Xí nghiệp. Đưa ra các chiến lược kinh
doanh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty về việc thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ đối với Công ty và Nhà nước. Quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước,
trình ký duyệt các hợp đồng kinh tế.
Phó giám đốc kinh doanh .
Quản lý hệ thống phân phối và kết hợp với các phòng ban khác để đưa ra các
chiến lược kinh doanh, bán hàng cạnh tranh. Bên cạnh quản lý bộ phận điều vận để
đáp ứng nhu cầu bán hàng cho các cửa hàng của Xí nghiệp.
Phó giám đốc kỹ thuật.
Thực hiện nhiệm vụ quản lý kĩ thuật, quản lý chất lượng, áp dụng tiến bộ khoa
học công nghệ vào các hoạt động sản xuất của xí nghiệp.
Phân xưởng sản xuất: tổ gợn sóng, tổ thành phần và pallet, tổ in.
Là bộ phận sản xuất sản phẩm cho XN và hoàn thành được kế hoạch sản xuất
được giao, quản lý nhân sự và phục vụ sản xuất.
Bộ phận kỹ thuật: QA, QC, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Kiểm soát chất liệu và nguyên vật liệu đầu vào, kiểm soát chất liệu sản phẩm

trên dây chuyền sản xuất và chất lượng sản phẩm và giao cho kho hàng.
QA: Kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào và đầu ra.
QC: Kiểm tra chất lượng dây chuyền sản xuất.
Bộ phận an toàn và môi trường
Đưa ra các giải pháp an toàn và phòng tránh cháy nổ cho XN, các giải pháp xử
lý môi trường cho phù hợp với luật quy định của nhà nước. Bên cạnh đó phải đảm bảo
an toàn lao động và môi trường làm việc cho công nhân viên, đảm bảo các môi trường
sản xuất của XN.
Bộ phận cơ điện: cơ khí, điện
Duy trì hệ thống máy móc thiết bị, hoạt động ổn định, xây dựng các kế hoạch
bảo dưỡng thiết bị. Đồng thời khắc phục các sự cố hỏng của thiết bị nhằm đảm bảo
cho kế hoạch sản xuất không bị ngưng trệ.
9
 


Tổ chức hành chính nhân sự
Chịu trách nhiệm đưa ra các chính sách về nhân sự, tuyển dụng nhân sự, các
chính sách về lương, thưởng cũng như các chính sách về đào tạo để nâng cao trình độ,
kỹ năng làm việc của công nhân viên trong XN.
Bộ phận kế toán
Là bộ phận kiểm soát việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp các
thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Đồng
thời, kiểm soát được việc thu chi của XN đúng theo quy định của Nhà nước.
Bộ phận kinh doanh: tổ mua hàng, tổ bán hàng và tiếp thị, tổ kho và bốc xếp
Kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh của XN, đồng thời quản lý việc mua
và bán sản phẩm của XN.
2.4. Quy trình sản xuất bao bì của XN :
Hình 2.3. Quy Trình Sản Xuất Bao Bì
Nguyên Liệu ĐầuVào

- Giấy cuộn
- Bột mì
- Dầu FO
- Xút ……

Nhập Kho

Khâu Tạo Giấy
Tấm Gợn Sóng

Khâu Thành Phẩm
Đóng - Dán

Khâu Cắt Ép Bán
Thành Phẩm

Khâu In – Cắt Rãnh

Nguồn: Phòng kinh doanh
Nguyên liệu đầu vào :
-

Kiểm soát khổ, định lượng, trọng lượng, độ ẩm của giấy cuộn….

-

Kiểm soát độ ẩm, tinh bột khoai mì.

-


Kiểm soát xút ≥ 40 độ.

-

Kiểm soát hàm lượng nước của dầu FO ( kèm theo phiếu COA).

Khâu tạo giấy tấm :
-

Kiểm soát khổ, định lượng, độ ẩm giấy cuộn trong quá trình sản xuất.

-

Kiểm soát khổ - chiều dài của giấy.

-

Kiểm soát độ nhớt của hồ.
10

 


-

Kiểm soát áp lực hơi ≥ 5 KG/ cm2.

-

Kiểm soát tốc độ của máy : tấm giấy 3 lớp tốc độ từ 900v/p đến 1200v/p, giấy 5

lớp tốc độ từ 800v/p đến 900v/p…., độ phẳng mặt – đáy giấy tấm, độ cứng giấy
tấm.

Khâu cắt ép bán thành phẩm :
-

Kiểm soát quy cách sản phẩm : dài x rộng x cao.

-

Kiểm soát giấy bán thành phẩm không bị gãy, không bị bẹp song….

-

Kiểm soát khe cắt – lằn ép.

Khâu in – cắt rãnh :
-

Kiểm soát màu in, hình in so với mẫu.

-

Kiểm soát khe cắt – lằn ép.

-

Kiểm soát độ bẹp sóng do ép trục in – trục cuốn giấy quá sâu.

Khâu thành phẩm :

-

Kiểm soát đinh đóng phân bố điều theo tiêu chuẩn Xí nghiệp ban hành.

-

Kiểm soát chất lượng sản phẩm, số lượng thành phẩm.

Nhập kho :
-

Kiểm soát thành phẩm – nhập kho, độ ẩm của thùng thành phẩm.

11
 


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Một số khái niệm liên quan
Tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ là quá trình đưa sản phẩm tới tay người
tiêu dùng thông qua hình thức mua bán. (Philip Kotler,2005)
Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa,
là quá trình chuyển đổi tài sản từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc
vòng luân chuyển vốn. Sản phẩm tiêu thụ được thì mới tích lũy để tái sản xuất mở
rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại,
sản phẩm tiêu thụ chậm thì gây cản trở sản xuất, lợi nhuận thu được sẽ thấp.
Tuy nhiên trong thực tế quá trình sản xuất kinh doanh, mặc dù có những sản

phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lí nhưng vẫn không tiêu thụ hết hàng.
Do đó, đòi hỏi các nhà quản lí, các doanh nghiệp phải có những giải pháp đúng
đắn và hợp lí để giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng.
3.1.2. Vai trò của thị trường tiêu thụ
Thị trường là cầu nối trung gian giữa NSX và NTD, là chất xúc tác để kích
thích cung và cầu, khi sản phẩm không đáp ứng nhu cầu của khách hàng về nhu cầu và
thị hiếu, thì sẽ bị thị trường loại bỏ. Ngoài ra, thị trường còn chứa đựng những thông
tin cần thiết và quan trọng giúp cho NSX nắm bắt được biến động của thị trường.
Vì thế, cần phải nghiên cứu thị trường để xác định được mục tiêu và tìm kiếm
được những cơ hội để phát huy điểm mạnh và đề ra những chiến lược kinh doanh đúng
đắn, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.
12
 


3.2.Những yếu tố ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp
3.2.1. Môi trường vi mô ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm
a) Khách hàng
Khách hàng là đối tượng phục vụ của DN và là nhân tố tạo nên thị trường, là
yếu tố quan trọng nhất chi phối mang tính quyết định tới các hoạt động marketing của
DN. Do đó, DN cần phải nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình. Nhìn chung có
các dạng khách hàng là :
Người tiêu dùng: là những cá nhân, hộ gia đình mua sản phẩm để phục vụ cho
mục đích cá nhân và gia đình.
Nhà sản xuất: là các tổ chức mua sản phẩm cho mục đích sản xuất và hoạt động
của mình.
Trung gian phân phối: là các tổ chức hay cá nhân mua sản phẩm với mục đích
bán hàng để kiếm lời.
Các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp phi lợi nhuận: những tổ chức mua sản

phẩm để sử dụng trong cơ quan công quyền hoặc chuyển giao cho những người cần nó
với mục đích xã hội.
Khách hàng quốc tế: những người mua ở nước ngoài bao gồm người tiêu thụ,
người sản xuất, người bán lại và các cơ quan nhà nước.
b) Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh được coi là những nhà cung ứng luôn trình rập và mong
muốn sẽ “giành giật” được KH của DN. Mỗi DN tùy hoàn cảnh có những hình thức
đối thủ cạnh tranh khác nhau:
-

Đối thủ cạnh tranh về ước muốn: đó là sự cạnh tranh từ tất cả các DN ở các
ngành nghề khác nhau về các ước muốn tức thời mà người tiêu thụ muốn thỏa
mãn.

-

Đối thủ cạnh tranh về loại sản phẩm: là sự cạnh trranh về các loại sản phẩm có
thể thỏa mãn được một ước muốn đặc thù nào đó.

-

Đối thủ cạnh tranh về hình thái sản phẩm: là sự cạnh tranh của những hãng sản
xuất về các hình thái sản phẩm khác nhau.

13
 


-


Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu sản phẩm: đó là sự cạnh tranh từ các DN sản
xuất sản phẩm cùng loại với nhãn hiệu khác nhau.

c) Nhà cung ứng
Những nhà cung ứng là những DN kinh doanh và những cá thể cung cấp cho
công ty và các đối thủ cạnh tranh các nguồn vật tư cần thiết để sản xuất ra những mặt
hàng cụ thể hay dịch vụ nhất định. Việc tăng giá các vật tư mua về có thể buộc phải
nâng giá sản phẩm của DN mình. Thiếu một chủng loại vật tư nào đó có thể làm rối
loạn về cung ứng cho khách đặt hàng. Trong kế hoạch ngắn hạn sẽ bỏ lỡ những khả
năng tiêu thụ và trong kế hoạch dài hạn sẽ làm mất đi thiện cảm của khách hàng đối
với DN.
d) Các yếu tố thuộc về Doanh Nghiệp
Năng lực sản xuất, tình trạng máy móc, thiết bị, tình hình lao động của công
ty… ảnh hưởng đến tình hình hoạt động SXKD của công ty. Việc phân tích và đánh
giá năng lực nhằm biết được khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của DN. Từ đó, có
những kế hoạch thích hợp đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ SP của công ty.
3.2.2. Môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm
Môi trường vĩ mô là những yếu tố xã hội rộng lớn tác động đến các yếu tố môi
trường vi mô của DN. Đó là các yếu tố như dân số, kinh tế, tự nhiên, công nghệ, pháp
luật và văn hóa.
a) Mội trường dân số
Môi trường dân số bao gồm các yếu tố như quy mô dân số, mật độ dân số, tuổi
tác, giới tính, chủng tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp…Đó là các khía cạnh được
người làm Marketing quan tâm nhiều nhất bởi nó liên quan trực tiếp đến con người và
con người cũng chính là tác nhân tạo ra thị trường.
Những sự biến động về dân số có thể làm thay đổi về mặt lượng của thị trường
(làm tăng hoặc giảm quy mô dân số sẽ dẫn đến tăng hoặc giảm quy mô thị trường),
đồng thời nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mặt chất của thị trường (tuổi trung bình cao
hơn trong cơ cấu dân số sẽ dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu liên quan đến sức khỏe
trong cộng đồng dân chúng).


14
 


b) Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố tác động đến khả năng chi tiêu của
KH và tạo ra những mẫu tiêu dùng khác biệt. Việc hiểu thị trường không chỉ biết rõ về
yếu tố mong muốn của con người mà còn nắm được khả năng chi tiêu của họ. Khả
năng chi tiêu này ngoài việc phụ thuộc vào nhu cầu và giá cả, còn phụ thuộc rất nhiều
vào tình hình kinh tế, mức thu nhập của người dân, nhu cầu tiết kiệm và các điều kiện
tài chính – tín dụng.
Xu hướng tăng lên về thu nhập trung bình trong dân chúng ngoài việc sẽ tạo ra
một sức mua cao hơn trên thị trường còn dẫn đến những nhu cầu, mong muốn khác
biệt hơn từ phía người tiêu dùng.
c) Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên được xem là
những nhân tố đầu vào cần thiết cho hoạt động của DN và còn có những ảnh hưởng
nhất định tới hoat động Marketing của DN đó. Môi trường tự nhiên hình thành nên đặc
điểm của các khu vực thị trường và những lợi thế trong cung ứng hàng hóa và ảnh
hưởng tới vị thế cạnh tranh của DN.
Sự khan hiếm nguồn nguyên vật liệu là hệ quả của việc khan thác quá mức
nguồn lực thiên nhiên của các ngành công nghiệp – dịch vụ. Sự thiếu hụt này ảnh
hưởng khá lớn đến các hoạt động của một DN như làm tăng chi phí sản xuất, tăng chi
phí nổ lực nghiên cứu tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới.
Sự gia tăng chi phí năng lượng làm tăng chi phí hoạt động sản xuất của một
DN, đồng thời làm tăng chi phí sinh hoạt, sử dụng sản phẩm – dịch vụ của người tiêu
dùng.
d) Môi trường công nghệ
Tốc độ phát triển của KHKT – CN đang được các DN quan tâm rất nhiều, thậm

chí sự cạnh tranh giữa các DN giờ đây phần lớn là sự cạnh tranh về công nghệ. KHKT
– CN phát triển tạo cơ hội cho DN đầu tư, ứng dụng công nghệ tiên tiến, gia tăng sức
cạnh tranh của DN, đa dạng hóa sản phẩm.
Sự phát triển công nghệ làm chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn lại. Sự ra đời
ngày càng nhiều và với tốc độ ngày càng cao của các sản phẩm mới ưu việt hơn thay
15
 


×