Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG “GIẤY PHÉP XẢ THẢI BOD CÓ THỂ MUA BÁN” CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TP. BIÊN HÒA – ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

TRỊNH THÙY TRANG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG “GIẤY PHÉP XẢ THẢI BOD CÓ
THỂ MUA BÁN” CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở
TP. BIÊN HÒA – ĐỒNG NAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

TRỊNH THÙY TRANG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG “GIẤY PHÉP XẢ THẢI BOD CÓ
THỂ MUA BÁN” CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở
TP. BIÊN HÒA – ĐỒNG NAI

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: ĐẶNG MINH PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Xây Dựng Hệ Thống
Giấy Phép Xả Thải BOD Có Thể Mua Bán Cho Các Khu Công Nghiệp Ở TP.
Biên Hòa-Đồng Nai” do Trịnh Thùy Trang, sinh viên khóa 2009 – 2013, ngành Kinh
Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
_____________________________.

Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn,

____________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng


năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó
cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của
nhiều cá nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Gửi đến thầy TS. Đặng Minh Phương lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn
Thầy đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và
sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường khóa 35 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn các anh chị, cô chú thuộc Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Đồng Nai
đã nhiệt tình cung cấp số liệu và hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành nghiên cứu
này.
Sau cùng, để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ
đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con
được bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân
trong gia đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Trịnh Thùy Trang


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRỊNH THÙY TRANG. Tháng 12 năm 2012. “Xây Dựng Hệ Thống Giấy
Phép Xả Thải BOD Có Thể Mua Bán Cho Các Khu Công Nghiệp Ở TP. Biên
Hòa-Đồng Nai”
TRINH THUY TRANG. December 2012. “Building BOD5 Tradable Permits
System for Industrial Zones in Bien Hoa city- Dong Nai Province”
Dựa vào tính toán và phân tích số liệu thu thập từ Sở Tài nguyên Môi trường và
Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Đồng Nai, đề tài đã tiến hành dự báo chất lượng
nước mặt sông Đồng Nai đoạn qua TP. Biên Hòa đến quý IV năm 2014 đối với nồng
độ BOD5. Mô hình dự báo được xác định như sau:
Y = 2.803571429 + 0.5797619048*T
Kết quả dự báo cho thấy nồng độ BOD5 có xu hướng tăng dần, nếu không có
biện pháp kiểm soát kịp thời lượng xả thải của các KCN thì sông Đồng Nai sẽ bị ô
nhiễm trong tương lai. Từ đó đề tài áp dụng một công cụ quản lý mới với nhiều ưu
điểm thay cho các công cụ quản lý môi trường hiện đang được sử dụng tại thành phố
Biên Hòa. Đó là “Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng” cho 5 KCN tại thành phố
Biên Hòa. Kết quả đạt được là đề tài đã tính toán được lượng giấy phép ban hành là
11.152.483 giấy phép, tính theo TCVN 5945:2005 cho nồng độ BOD5 và xác định
được mức giá cho mỗi giấy phép xả thải là khoảng 613 đồng, mỗi giấy phép xả thải
tương ứng với 1m3 nước thải. Song song đó, đề tài cũng đề xuất các giải pháp cụ thể
mang tính thực tiễn để việc áp dụng hệ thống giấy phép xả thải vào thành phố Biên
Hòa đạt hiệu quả cao, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường đồng thời
cung cấp cho các cơ quan quản lý một công cụ quản lý mới nhằm quản lý chặt chẽ lưu
lượng xả thải và nồng độ các chất ô nhiễm tại các KCN ở thành phố Biên Hòa trước
khi thải ra môi trường sông Đồng Nai.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii 

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix 

DANH MỤC CÁC HÌNH



DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

xi 

CHƯƠNG 1



MỞ ĐẦU



1.1. Đặt vấn đề




1.2. Mục tiêu nghiên cứu



1.2.1. Mục tiêu chung



1.2.2. Mục tiêu cụ thể



1.3. Phạm vi nghiên cứu



1.3.1. Phạm vi không gian



1.3.2. Phạm vi thời gian



1.3.3. Phạm vi nội dung



1.4. Cấu trúc của đề tài




CHƯƠNG 2



TỔNG QUAN



2.1. Tổng quan về sông Đồng Nai đoạn qua TP. Biên Hòa



2.1.1. Tổng quan về sông Đồng Nai



2.1.2. Tổng quan về sông Đồng Nai đoạn qua TP. Biên Hòa



2.2. Tổng quan về thành phố Biên Hòa



2.2.1. Đặc điểm tự nhiên




2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên



2.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

10 

2.3. Thông tin chung về các khu công nghiệp dọc sông Đồng Nai đoạn qua TP.Biên
Hòa

11 
2.3.1. Khu công nghiệp AMATA

11 
v


2.3.2. Khu công nghiệp Biên Hòa 1

12 

2.3.3. Khu công nghiệp Biên Hòa 2

13 

2.3.4. Khu công nghiệp LOTECO

14 


2.3.5. Khu công nghiệp Tam Phước

15 

2.4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

16 

2.4.1. Kinh nghiệm ứng dụng TEPs trong quản lý ô nhiễm nước trên thế giới 16 
2.4.2. Tài liệu trong nước

22 

CHƯƠNG 3

24 

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24 

3.1. Cơ sở lý luận

24 

3.1.1. Ô nhiễm môi trường nước, nhu cầu ôxy sinh hóa BOD

24 

3.1.2. Các công cụ quản lý ô nhiễm


25 

3.1.3. Các chương trình nền tảng cho hệ thống giấy phép phát thải có thể
chuyển nhượng được

28 

3.1.4. Thực tiễn ứng dụng hệ thống giấy phép phát thải kiểm soát ô nhiễm trên
thế giới
3.2. Phương pháp nghiên cứu

28 
34 

3.2.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu

34 

3.2.2. Phương pháp mô tả

34 

3.2.3. Phương pháp phân tích thống kê

34 

3.2.4. Phương pháp xây dựng đường chi phí xử lý ô nhiễm biên MAC

34 


3.2.5. Phương pháp phân tích xu hướng theo thời gian

35 

CHƯƠNG 4

37 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

37 

4.1. Tình hình ô nhiễm sông Đồng Nai đoạn qua TP. Biên Hòa

37 

4.1.1. Hiện trạng môi trường nước tại sông Đồng Nai đoạn qua TP. Biên Hòa 37 
4.1.2. Các nguồn gây ô nhiễm sông Đồng Nai đoạn qua TP. Biên Hòa

39 

4.1.3. Diễn biến nước sông Đồng Nai đoạn qua TP. Biên Hòa năm 2006 –
2011
4.2. Phân tích và dự báo chất lượng nước mặt sông Đồng Nai
4.2.1. Phân tích diễn biến chất lượng nước mặt sông Đồng Nai
vi

46 
49 

49 


4.2.2. Dự báo chất lượng nước mặt sông Đồng Nai

50 

4.3. Xây dựng hệ thống giấy phép xả thải BOD5 có thể chuyển nhượng cho sông
Đồng Nai đoạn qua TP.Biên Hòa

51 

4.3.1. Ước tính tổng lượng giấy phép ban hành

51 

4.3.2. Ước tính giá giấy phép ban hành

53 

4.3.3. Áp dụng hệ thống giấy phép vào TP. Biên Hòa

56 

4.3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống giấy phép có
thể mua bán vào TP. Biên Hòa

63 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


65 

5.1. Kết luận

65 

5.2. Kiến nghị

66 

5.2.1. Về phía nhà nước

66 

5.2.2. Về phía các KCN

67 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69 

PHỤ LỤC

71 

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

Nhu Cầu Ôxy Sinh Hóa

NSW

Bang New South Wales

NSW EPA

Cở Quan Bảo Vệ Môi Trường Của Bang New South Wales

SWC

Công Ty Sydney Water Corporation

MEC

Chi Phí Ngoại Tác Biên

MAC

Chi Phí Làm Giảm Biên

TCVN

Tiêu Chuẩn Việt Nam

XLNT


Xử Lý Nước Thải

HTXLNT

Hệ Thống Xử Lý Nước Thải

XLNTTT

Xử Lý Nước Thải Tập Trung

KCN

Khu Công Nghiệp

DN

Doanh Nghiệp

TP

Thành Phố

BVMT

Bảo Vệ Môi Trường

BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường


WWF

Quỹ Quốc Tế Và Bảo Vệ Thiên Nhiên

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Tổng Lượng Xả Thải Của Các Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn TP. Biên
Hòa

40 

Bảng 4.2. Tải Lượng Ô Nhiễm Nước Thải Phát Sinh Từ Các KCN Trên Địa Bàn TP.
Biên Hòa

41 

Bảng 4.3. Tải Lượng Ô Nhiễm Do Nuôi Cá Lồng, Bè Tại TP. Biên Hòa

42 

Bảng 4.4. Tải Lượng Ô Nhiễm Phát Sinh Từ Các Khu Đô Thị, Dân Cư Trên Địa Bàn
Tp.Biên Hòa

43 

Bảng 4.5. Tải Lượng Ô Nhiễm Phát Sinh Từ Các Trang Trại Chăn Nuôi Heo Trên Địa

Bàn TP. Biên Hòa

44 

Bảng 4.6. Lưu Lượng Nước Thải Từ Các Bệnh Viện Trên Địa Bàn Thành Phố

46 

Bảng 4.7. Các Số Liệu Quan Trắc Sông Đồng Nai Đoạn Qua TP. Biên Hòa Từ Năm
2006 – 2011

46 

Bảng 4.8. Diễn Biến Nồng Độ BOD5 Tại Sông Đồng Nai

49 

Bảng 4.9. Dự Báo Chất Lượng Nước Mặt Sông Đồng Nai Giai Đoạn Qúy I Năm 2013
Đến Qúy IV Năm 2014

50 

Bảng 4.10. Tương Quan Giữa Nồng Độ BOD5 Và Lượng Xả Thải

52 

Bảng 4.11. Chi Phí Xử Lý Trung Bình Và Lượng Xả Thải

53 


Bảng 4.12. Kết Quả Ước Lượng Các Tham Số Trong Mô Hình Đường MAC

54 

Bảng 4.13. Dự Đoán Lượng Giấy Phép Phân Phối Ban Đầu

58 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Biên Hòa



Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Hoạch Khu Công Nghiệp Amata

12 

Hình 2.3. Sơ Đồ Quy Hoạch Khu Công Nghiệp Biên Hòa 1

13 

Hình 2.4. Sơ Đồ Quy Hoạch Khu Công Nghiệp Biên Hòa 2

14 

Hình 2.5. Sơ Đồ Quy Hoạch Khu Công Nghiệp Loteco


14 

Hình 2.6. Sơ Đồ Quy Hoạch Khu Công Nghiệp Tam Phước

15 

Hình 3.1. Giấy Phép Phát Thải Có Thể Chuyển Nhượng

27 

Hình 3.2. Giá Giấy Phép Sun-Phua

32 

Hình 4.1. Sông Đồng Nai Đoạn Cống Xả Thải Tân Mai Đang Bị Ô Nhiễm Nặng

37 

Hình 4.2. Cá Nuôi Bè Trên Sông Đồng Nai Chết Do Nước Thải Công Nghiệp Gây Ô
Nhiễm

38 

Hình 4.3. Kiểm Tra Xử Lý Nước Thải Tại Một Nhà Máy Trong Khu Công Nghiệp
Biên Hòa 1

40 

Hình 4.4. Nuôi Cá Bè Trên Sông Đồng Nai đoạn qua TP. Biên Hòa


41 

Hình 4.5. Suối Săn Máu Ngập Rác, Bốc Mùi Hôi Thối Nồng Nặc

43 

Hình 4.6. Nước Thải Được Các Hộ Chăn Nuôi Heo Xả Trực Tiếp Ra Môi Trường

44 

Hình 4.7. Chất Thải Y Tế Không Được Xử Lý Đúng Cách Gây Ô Nhiễm Môi Trường 45 
Hình 4.8. Diễn Biến Nồng Độ PH

47 

Hình 4.9. Diễn Biến Hàm Lượng TSS

47 

Hình 4.10. Diễn Biến Hàm Lượng COD

48 

Hình 4.11. Diễn Biến Hàm Lượng BOD5

48 

Hình 4.12. Dự Báo Nồng Độ BOD5 Tại Sông Đồng Nai Giai Đoạn Từ Qúy I Năm
2013 Đến Qúy IV Năm 2014


51 

Hình 4.13. Tương Quan Giữa Nồng Độ BOD5 Và Lượng Xả Thải

52 

Hình 4.14. Đường Chi Phí Xử Lý Ô Nhiễm MAC

55 

x


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết Quả Ước Lượng Của Mô Hình Đường MAC
Phụ lục 2. Kiểm Định Phương Sai Sai Số Thay Đổi
Phụ lục 3. Kiểm Định Hiện Tượng Tương Quan Chuỗi Của Mô Hình
Phụ lục 4. Mô Hình Dự Báo Chất Lượng Nước Mặt Sông Đồng Nai
Phụ lục 5. Kiểm Định Hiện Tượng Tương Quan Chuỗi Của Mô Hình
Phụ lục 6. Kiểm Định Phương Sai Sai Số Thay Đổi

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nước là tài nguyên thiên nhiên quý giá, là thành phần thiết yếu của sự sống và

môi trường. Nước không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật và
nhân loại trên Trái Đất. Nước quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước.
Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1500 lít nước cho hoạt động công
nghiệp và 2000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 90% trọng lượng sinh vật
sống trong môi trường nước và 40% trọng lượng cơ thể con người. Theo tính toán tài
nguyên nước trên trái đất hiện nay là 1,39 tỷ km3 , tập trung trong thủy quyển 97,2%, (
1,35 tỷ km3 ), phần còn lại chứa trong khí quyển và thạch quyển, 97% lượng nước của
Trái Đất là nước mặn , 3% là nước ngọt, trong đó có khoảng 3/4 lượng nước con người
không thể sử dung được vì nó nằm quá sâu trong lòng đất, bị đóng băng, ở dạng hơi
trong khí quyển và ở dạng tuyết ở lục địa. Chỉ có 0,5% nước ngọt hiện diện trong
sông, suối, ao, hồ mà con người đã và đang sử dụng. Lượng nước trong khí quyển
chiếm khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng
lượng nước trên Trái Đất. Có thể nói lượng nước có thể sử dụng phục vụ cho nhu cầu
của con người là rất ít ỏi. Nhưng cùng với tốc độ phát triển kinh tế xã hội và gia tăng
dân số một cách mạnh mẽ, tài nguyên nước đang đứng trước nguy cơ suy thái cạn kiệt.
Sự suy thoái tài nguyên nước cùng với sự gia tăng ô nhiễm khiến cho nguồn nước sạch
đang một ngày một giảm sút rất nhanh chóng tại nhiều nơi. Nước là một tài nguyên có
thể tái tạo nhưng dễ bị tổn thương nếu khai thác sử dụng không hợp lý. Do đó vấn đề
bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước là vấn đề rất cấp thiết hiện nay. Bên cạnh đó
nước còn là một tài nguyên có giá trị kinh tế nên trong sử dụng phải coi trọng giá trị
kinh tế của tài nguyên nước.


Việt Nam là quốc gia có nguồn nước phong phú, dồi dào từ hệ thống sông ngòi
kênh rạch chằng chịt. Một trong những sông lớn phải kể đến là lưu vực sông Đồng Nai
– đóng một vai trò vô cùng đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng kinh
tế phía Nam và của cả nước như cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ, thủy điện
– thủy lợi, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải thủy. Tuy nhiên song song với quá
trình phát triển, các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước đã nảy sinh và ngày càng
phức tạp, môi trường nước bị ô nhiễm có xu thế nghiêm trọng, đây là vùng từng được

xem là có nguồn nước dồi dào nhưng hiện nay đang tiếp cận dần với ngưỡng hạn chế
về nguồn nước. Ngày nay, con sông phải oằn mình hứng chịu hàng triệu mét khối
nước thải chứa tải lượng lớn các chất độc hại phát sinh từ các hoạt động khác nhau,
bao gồm khai thác khoáng sản, hoạt động của các khu công nghiệp, nước thải sinh
hoạt, y tế, làng nghề, giao thông vận tải thủy, bãi chôn lấp rác , nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản. Theo kết quả quan trắc mới đây của sở Tài Nguyên và Môi Trường,
nước sông Đồng Nai đoạn qua TP Biên Hòa đang bị ô nhiễm nặng, nồng độ DO, dầu
mỡ chỉ đạt tiêu chuẩn loại B, nồng độ vi sinh vượt tiêu chuẩn loại B hơn 2 lần thay vì
phải đạt loại A. Riêng nhu cầu oxy sinh hóa BOD5 tại sông Đồng Nai đoạn qua
Tp.Biên Hòa vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép chứng tỏ lượng chất hữu cơ có khả
năng phân hủy sinh học ô nhiễm trong nước rất cao. Điều này đe dọa đến cuộc sống
của hàng triệu người dân đang sử dụng nguồn nước từ sông Đồng Nai.
Hiện nay có nhiều phương pháp để kiểm soát ô nhiễm như tiêu chuẩn phát thải,
thuế và lệ phí, giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng. Nhiều nơi trên thế giới đã áp
dụng mô hình giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng nhằm kiểm soát ô nhiễm một
cách hiệu quả (ở Mỹ đã áp dụng hệ thống này và thành công rất lớn, mang lại lợi ích
lớn hơn những công cụ kiểm soát ô nhiễm khác như thuế, lệ phí và tiêu chuẩn phát
thải). Mô hình này cho phép các hãng sản xuất linh hoạt thay đổi quy mô sản xuất,
khuyến khích đầu tư công nghệ làm giảm ô nhiễm. Trước nguy cơ ô nhiễm ngày càng
gia tăng, đề tài “Xây Dựng Hệ Thống Giấy Phép Xả Thải BOD Có Thể Mua Bán Cho
Các Khu Công Nghiệp Ở TP. Biên Hòa-Đồng Nai” có thể đưa ra một công cụ quản lý
mới nhằm giảm lượng nước thải gây ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường và có
hiệu quả cao.
2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng hệ thống giấy phép xả thải cho nhu cầu ôxy sinh hóa BOD5 có thể
mua bán cho các doanh nghiệp xả nước thải vào sông Đồng Nai đoan qua TP. Biên

Hòa.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Phân tích tình trạng ô nhiễm tại sông Đồng Nai đoạn qua TP. Biên Hòa

-

Dự báo chất lượng nước mặt sông Đồng Nai đoạn qua TP. Biên Hòa

-

Xây dựng hệ thống giấy phép có thể mua bán cho các doanh nghiệp xả nước
thải vào sông Đồng Nai đọan qua TP. Biên Hòa.

-

Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện hệ thống giấy phép một cách hiệu quả
vào trong thực tế.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
TP. Biên Hòa tỉnh Đồng Nai
1.3.2. Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện nghiên cứu là từ 10/08/2012 – 10/12/2012
1.3.3. Phạm vi nội dung
Xác định giá và tổng lượng giấy phép xả thải BOD5 có thể mua bán cho toàn bộ
sông Đồng Nai đoạn qua TP. Biên Hòa.
1.4. Cấu trúc của đề tài
Luận văn bao gồm 5 chương

Chương 1. Mở đầu
Tài nguyên nước đang ngày một bị ô nhiễm và khan hiếm dần. Đặc biệt tình
trang ô nhiễm sông ngòi là một vấn đề nghiêm trọng cần phải được quan tâm và giải
quyết triệt để ở nước ta. Điển hình là trường hợp sông Đồng Nai đoạn qua TP.Biên
Hòa đạng bị ô nhiễm nghiêm trọng gây ra những hậu quả về môi trường và đe dọa đến
cuộc sống của hàng triệu người dân đang sử dụng nguồn nước tại sông Đồng Nai.
Nguyên nhân là do nước thải từ các khu công nghiệp và rác thải sinh hoạt từ các hộ
dân ở gần đó, ngoài ra do công cụ quản lý của nhà nước chưa hiệu quả khiến cho tình
trạng ô nhiễm ngày một trầm trọng hơn. Trước nguy cơ ô nhiễm ngày càng gia tăng,
3


đề tài “Xây Dựng Hệ Thống Giấy Phép Xả Thải BOD Có Thể Mua Bán Cho Các Khu
Công Nghiệp Ở TP.Biên Hòa-Đồng Nai” có thể đưa ra một công cụ quản lý mới nhằm
giảm lượng nước thải gây ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường và có hiệu quả
cao.
Đồng thời giới thiệu mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài
Chương 2. Tổng quan
Tổng quan về sông Đồng Nai đoạn qua TP. Biên Hòa.
Tổng quan về TP.Biên Hòa.
Tổng quát về tình hình các khu công nghiệp dọc sông Đồng Nai đoạn qua TP.
Biên Hòa.
Tổng quan tài liệu nghiên cứu.
Chương 3. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Khái niệm về ô nhiễm nước, các công cụ kinh tế trong trong việc kiểm soát phát
thải cũng như kinh nghiệm của các nước sử dụng hệ thống “Giấy phép phát thải có thể
mua bán” trong việc bảo vệ và kiểm soát nguồn tài nguyên.
Cơ sở lựa chọn chỉ tiêu BOD5.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Đề tài tiến hành phân tích và dự báo chất lượng nước mặt sông Đồng Nai đoạn
qua TP.Biên Hòa đối với thông số BOD5. Với các số liệu tính toán và tổng hợp được
ước lượng số lượng giấy phép phát hành và giá giấy phép cho việc xả thải nước thải
công nghiệp có thể mua bán, theo TCVN 5945:2005 áp dụng đối với nồng độ chất
BOD5 cho 5 KCN thuộc thành phố Biên Hòa.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu cũng như các kiến nghị để
việc kiểm soát và quản lý lưu lượng xả thải, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải
cho các KCN trên địa bàn thành phố Biên Hòa đạt hiệu quả hơn.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về sông Đồng Nai đoạn qua TP. Biên Hòa
2.1.1. Tổng quan về sông Đồng Nai
Sông Đồng Nai là sông với trữ lượng rất lớn của khu vực Nam Bộ. Sông Đồng
Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai,
Bình Dương, Bà Rịa –Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài trên 437 km.
Tính từ đầu nguồn sông Đa Hưng dài khoảng 586 km. Sông Đồng Nai đổ vào biển
Đông tại khu vực huyện Cần Giờ. Các phụ lưu chính của nó gồm sông Đa Nhim, sông
Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đạ Huoai và sông Vàm Cỏ. Các phân lưu của nó
có tên gọi là sông Lòng Tàu (sông Ngã Bảy), sông Đồng Tranh, sông Thị Vải, sông
Soài Rạp. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên đổ ra cửa biển Soài Rạp,
đoạn chảy qua địa phận tỉnh Đồng Nai dài 220 km, ở bậc địa hình thứ 3 và là vùng
trung lưu của sông. Đoạn từ ranh giới Đồng Nai - Lâm Đồng đến cửa sông Bé Tân
Uyên, sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình lưu vực đoạn trung lưu
từ 100-300 m, đoạn từ Tà Lài đến Trị An có nhiều thác ghềnh. Đoạn sau hồ Trị An

sông chảy nhẹ, lòng sông mở rộng và sâu. Hai bên sông Đồng Nai có nhiều làng nghề
truyền thống, nhiều di tích lịch sử – văn hóa quan trọng của đất Đồng Nai và Nam Bộ.
2.1.2. Tổng quan về sông Đồng Nai đoạn qua TP. Biên Hòa
Sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa (sông Đồng Nai đoạn 3)
được xác định ranh giới thủy vực từ khu vực cách cầu Hoá An 1 km về phía thượng
lưu đến dưới cầu Đồng Nai 1 km về phía hạ lưu, bao gồm các phụ lưu là sông Cái và
các suối Linh, suối Săn Máu, suối Chùa, suối Bà Lúa và một số chi lưu là các suối,
rạch nhỏ thuộc địa phận tỉnh Bình Dương. Tổng chiều dài đoạn sông chính khoảng 8,8
km.


Đoạn sông thuộc khu vực có tính nhạy cảm môi trường do được bố trí hệ thống
cấp nước sinh hoạt như: Trạm bơm nước thô Hóa An và Trạm An Bình phục vụ cho
thành phố Hồ Chí Minh và Trạm bơm nước Biên Hòa phục vụ cho khu vực thành phố
Biên Hòa. Chưa kể đến hoạt động khai thác tài nguyên nước mặt phục vụ sản xuất sinh
hoạt của các cơ sở sản xuất công nghiệp như: Công ty Ajinomoto Việt Nam, Công ty
King Minh, Công ty Giấy Đồng Nai Cogido….
Đoạn sông là nguồn tiếp nhận nước thải thường xuyên và liên tục từ nghiều
nguồn khác nhau: nước thải của hộ gia đình, các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh,
bệnh viện, trường học, khu làng nghề truyền thống,…xen lẫn dân cư thành phố Biên
Hòa; làng cá bè trên sông Cái; nước thải công nghiệp của 5 khu công nghiệp: Biên
Hòa 1, Biên Hòa 2, Amata, Loteco và Tam Phước. Đồng thời tiếp nhận phần lớn lượng
nước thải của các khu công nghiệp khác, các vùng dân cư thuộc khu vực tỉnh Bình
Dương thông qua các kênh, rạch, các khu công nghiệp đổ trực tiếp vào đoạn sông
gồm: Rạch Bà Lồ, Lái Bông, Suối Siệp…
2.2. Tổng quan về thành phố Biên Hòa
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, nam giáp
huyện Long Thành, đông giáp huyện Trảng Bom, tây giáp thị xã Dĩ An, Tân Uyên tỉnh

Bình Dương và Quận 9 – thành phố Hồ Chí Minh. Biên Hòa ở hai phía của sông Đồng
Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ
1A), cách thành phố Vũng Tàu 90 km (theo Quốc lộ 51). Tổng diện tích tự nhiên là
264,08 km2, với mật độ dân số là 2970 người /km2. Thành phố Biên Hòa nằm phía tây
nam tỉnh Đồng Nai nên có vai trò và vị trí quan trọng.
Là tỉnh lỵ trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai.
Là thành phố lớn, đô thị loại II, trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước.
Đầu mối giao thông quan trọng của Quốc gia.
Cửa ngõ phía Đông Bắc, là bộ phận trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh-Biên
Hòa-Vũng Tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

6


Là một trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng, là đầu mối giao lưu đa dạng của
vùng Đông Nam Bộ. Đồng thời giữ vị trí an ninh – quốc phòng trọng yếu của vùng
Đông Nam Bộ.
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Biên Hòa

Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Biên Hòa, 2010
b. Địa hình
Phần đất phía Đông và Bắc thành phố có dạng đồi nhỏ, dốc thoải không đều,
nghiêng dần về sông Đồng Nai và các suối nhỏ. Nước lũ tràn bờ từ Bắc xuống Nam và
Đông Nam ven hai bờ sông là ruộng vườn bằng phẳng xen lẫn ao hồ do lấy đất làm
gạch tạo nên, cao độ lớn nhất là +70m, cao độ thấp nhất là ở vùng ven sông và cù lao
từ 0,5-0,8m, hầu hết là ruộng vườn xen lẫn dân cư. Khu vực trung tâm thành phố có đọ
cao trung bình 5-10m. Ngoài các khu vực xây dựng, phần phần đất đồi là rừng bạch
đàn, trồng hoa màu và hoang hóa.
c. Khí hậu
Nhiệt độ

Nhiệt độ không khí tương đối cao, nhưng chênh lệch trung bình giữa các tháng
thì ít. Tháng nóng nhất trong năm là tháng 3 và tháng 4, tháng có nhiệt độ thấp nhất là
tháng 12 và tháng 1. Nhiệt độ dao động 24-28,20C. Nhiệt độ trung bình năm là 26,70C.
Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là 32,50C. Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất là
230C.
Độ ẩm
7


Độ ẩm không khí khu vực thành phố Biên Hòa tương đối cao, biến đổi theo
mùa và theo vùng. Độ ẩm trung bình năm là 78,8%. Độ ẩm vào mùa mưa thường lên
tới 80-90%. Độ ẩm vào mùa khô khoảng 70-80%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 8 và
tháng 10. Độ ẩm thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2. Chênh lệch giữa vùng khô nhất và
ẩm nhất là 5%.
Lượng mưa
Lượng mưa vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) chiếm 85% lượng mưa
hàng năm. Lượng mưa trung bình dao động từ 1600-1800 mm/năm. Trong các tháng
mùa mưa, lượng mưa tương đối đều nhau (khoảng 300 mm/tháng), riêng tháng 10
lượng mưa tương đối nhiều khoảng 400 mm. Các tháng mùa khô (từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau) có lượng mưa nhỏ trung bình khoảng 50 mm/tháng, thậm chí có
tháng mưa chỉ 5 mm hoặc không có mưa. Tại khu vực thành phố Biên Hòa số ngày
mưa trung bình thường khoảng 130 ngày/năm.
Chế độ nắng
Khu vực Biên Hòa, thời gian nắng trung bình 2000-2200 giờ/năm. Số giờ nắng
trung bình hàng ngày từ 7-8 giờ khoảng thời gian mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4,
mùa mưa khoảng từ tháng 5 đến tháng 11 trên 5,4 giờ/ngày.
Gió và hướng gió
Hướng gió chính thay đổi theo mùa. Vào mùa khô, gió chủ yếu từ hướng Bắc
chuyển dần sang Đông – Đông Nam và Nam. Vào mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng
Tây Nam và Tây. Tần suất lặn gió trung bình hằng năm là 26%, lớn nhất là tháng 8

(33,5%), nhỏ nhất là tháng 4 (14,1%). Tốc độ trung bình 1,4-1,7 m/s. Hầu như không
có bão. Gió giật và gió xoáy thường xảy ra vào đầu và cuối mùa mưa.
Chế độ thủy văn
Chế độ thủy văn qua các thông số như lưu lượng nước trung bình nhiều năm là
477m3/s và tổng lượng nước trung bình nhiều năm là 15,05 tỷ m3, trong đó mùa lũ
chiếm trên 85% tổng lượng nước cả năm.
Do ảnh hưởng của các dạng địa hình đồi núi, bán đồi núi và bình nguyên và các
điều kiện khí tượng thủy văn, lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai có sự phân bố tài
nguyên nước mặt không đều theo không gian và thời gian. Theo không gian thì lượng
dòng chảy sinh ra trong lưu vực với những mức độ khác nhau, nơi mưa nhiều dòng
8


chảy mạnh, nơi mưa ít dòng chảy yếu. Theo thời gian trong năm có 2 mùa là mùa mưa
và mùa khô nên dòng chảy ở lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai cũng hình thành 2
mùa: mùa lũ và mùa kiệt.
Mùa lũ (khoảng 5, 6 tháng) thường bắt đầu khoảng tháng 6-7 (sau mùa mưa từ
1-2 tháng) và kết thúc vào tháng 11. Thời gian chuyển tiếp giữa 2 mùa kiệt và lũ là các
tháng đầu mùa mưa. Khi có mưa tương đối trong lưu vực thì dòng chảy cũng tăng dần
và cho lưu lượng vượt xa các tháng mùa kiệt tuy chưa được xem là tháng mùa lũ.
Mùa kiệt (khoảng 6, 7 tháng) thường bắt đầu khoảng tháng 12 kéo dài đến
tháng 5-6 năm sau. Dòng chảy kiệt ở lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai khá nhỏ do
mùa khô kéo dài và rất ít mưa.
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Thành phố Biên Hòa có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Theo nguồn gốc và
chất lượng đất có thể chia thành 2 nhóm chung sau:
Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như đất xám, nâu
xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên. Các loại đất này thường có độ phì nhiêu
kém, thích hợp cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ và một số cây ăn trái.

Các loại đất hình thành trên phù sa moa như đất phù sa, đất cáy. Phân bố chủ
yếu ven các sông như sông Đồng Nai. Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây
trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả.
Với nền đất lý tưởng, thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp.
b. Tài nguyên thủy sản
Biên Hòa phát triienr thủy sản chủ yếu dựa vào hệ thống hồ đập và sông ngòi.
Trong đó, có đoạn sông Đồng Nai chảy qua địa phận các phường Tân Mai, Thống
Nhất, An Bình, xã Hiệp Hòa rất thuận lợi cho việc phát triển một số thủy sản như: cá
nuôi bè, tôm nuôi.
c. Tài nguyên khoáng sản
Có nguồn tài nguyên khoáng sản với trữ lượng khai thác đáng kể, nhất là tài
nguyên khoáng sản về vật liệu xây dựng như cát, sét màu, đá xây dựng và ốp lát.
d. Tài nguyên nước
9


Có nguồn nước ngầm và nước mặt lấy từ lưu vực sông Đồng Nai, nguồn nước
dồi dào đủ cung cấp nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, thuận lợi về nguồn cung cấp điện.
2.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Tăng trưởng kinh tế
Trên lĩnh vực kinh tế, trong năm 2011, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do tác
động của biến động tăng giá trong nước và khủng hoảng kinh tế thế giới có làm ảnh
hưởng đến tình hình sản xuất trên địa bàn thành phố, nhưng nhiều doanh nghiệp đã
khắc phục khó khăn ổn định sản xuất. Trong đó, giá trị ngành sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tăng 16,9%, giá trị tổng sản phẩm quốc nội GDP trên địa bàn
Biên Hòa tăng 14,5%, tổng vốn đầu tư phát triển xã hội thực hiện là 14.740 tỷ đồng, cơ
cấu kinh tế chuyển dịch đúng theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ.
Đây cũng là ngành mũi nhọn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu phát triển kinh tế chung
của thành phố, trong đó giá trị ngành thương mại - dịch vụ tăng 15,5%. Hoạt động
ngành thương mại - dịch vụ phát triển mạnh với những dự án về thương mại tiếp tục

được đầu tư như: Trung tâm thương mại kết hợp chợ truyền thống Tân Hiệp, Trung
tâm thương mại dịch vụ Biên Hòa, Trung tâm thương mại và chợ Bửu Long, chợ Tân
Hạnh…
b. Y tế
Toàn thành phố có 100% trạm y tế và 6 bệnh viện với đội nhũ y bác sĩ có trình
độ cao. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho người trong mùa mưa, chủ
động triển khai các biện pháp phòng chống dịch, nhất là dịch Cúm A (H5N1), sốt xuất
huyết, các bệnh đường tiêu hóa, hội chứng tay – chân – miệng, bệnh thủy đậu.
Phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, bằng nhiều hình thức để tuyên truyền việc
phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay.
c. Văn hóa – du lịch – xã hội
Địa bàn thành phố có nhiều di tích lịch sử văn hóa quốc gia như: chiến khu D,
di tích nhà xanh, văn miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, đình Tân Lân. Hàng
năm, đều tổ chức lễ kỉ niệm trọng thể. Gắn với buổi lễ, nhiều hoạt động văn hóa, thể
thao được tổ chức với quy mô tương đối lớn. Cơ sở vật chất đầu tư cho các buổi lễ rất
khang trang. Thành phố Biên Hòa có những điểm du lịch khá hấp dẫn đã và đang được
10


khai thác như: tuyến du lịch trên sông Đồng Nai, cù lao Ba Xê, cù lao Tân Vạn, khu du
lịch Bửu Long, làng cá bè Tân Mai, làng bưởi Tân Triều.
Ngoài ra, còn có trung tâm văn hóa, nhà thi đấu, thư viện đọc sách, trạm thông
tin liên lạc, sân chơi thể dục thể thao nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho thanh thiếu niên.
d. Giáo dục
Toàn thành phố có 45 trường cấp I, 25 trường cấp II và 11 trường cấp III và 6
trung tâm Giáo dục thường xuyên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông trên 90%.
Thành phố có trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt
chuẩn Quốc gia.
e. Cơ sở hạ tầng
Hiện nay toàn thành phố có điện lưới Quốc gia, có đầy đủ điện nươc sinh hoạt.

Hơn 90% các hộ trong thành phố đều có điện thoại. Có trạm y tế, trường học cho mỗi
phường, xã. Đường xá được tráng nhựa. Giao thông thủy trên sông Đồng Nai đã tạo
cho thành phố mạng lưới giao thông thủy, bộ thuận lợi cho việc lưu thông, giao lưu
kinh tế - thương mại dịch vụ của người dân trong nội bộ thành phố với các huyện khác
và các vùng lân cận.
f. Giao thông vận tải
Nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của khu vực kinh tế trọng điểm, Đồng
Nai có nhiều điều kiện thuận lợi cả về đường bộ, đường thủy và đường hàng không để
thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong
nhiều năm qua ngành Giao thông Vận tải đã không ngừng phấn đấu, từng bước xây
dựng hoàn thiện hệ thống giao thông, phục vụ kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương và khu vực.
2.3. Thông tin chung về các khu công nghiệp dọc sông Đồng Nai đoạn qua
TP.Biên Hòa
2.3.1. Khu công nghiệp AMATA
Khu công nghiệp AMATA tọa lạc tại Phường Long Bình – TP.Biên Hòa – Tỉnh
Đồng Nai. Do Công ty liên doanh Phát triển Khu công nghiệp Long Bình hiện đại
(Liên doanh giữa Công ty SONADEZI và Công ty Amata Corp.Public- Thái Lan) làm
chủ đầu tư.
11


Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Hoạch Khu Công Nghiệp Amata

Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Biên Hòa, 2010
Diện tích : 410 ha, trong đó giai đoạn 1 phát triển 129ha, diện tích dùng cho
thuê 100 ha, đã được phát triển toàn bộ với các tiện ích hạ tầng chất lượng. Tỉ lệ đất đã
cho thuê chiếm trên 90%. Giai đoạn 2 phát triển 261 ha và khu dịch vụ, đang được
phát triển theo từng giai đoạn.
Vị trí : khoảng cách theo đường bộ từ KCN Amata đến các thành phố lớn, ngà

ga, bến cảng và sân bay quốc tế như sau :
+ Cách trung tâm TP.HCM 32 Km
+ Cách ga Sài Gòn 32 Km
+ Cách cảng Đồng Nai 4 Km, Tân Cảng 26 Km, Cảng Sài Gòn 32 Km, Cảng
Phú Mỹ 40 Km.
+ Cách Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất 32 Km.
Ngành nghề thu hút đầu tư : Máy vi tính và các phụ kiện; thực phẩm, chế biến
thực phẩm; chế tạo, lắp ráp điện, cơ khí, điện tử; sản phẩm da, dệt, may mặc, len, giày
dép; hàng nữ trang, mỹ nghệ; dụng cụ thể thao, đồ chơi; sản phẩm nhựa, các loại bao
bì; sản phẩm công nghiệp từ cao su, gốm sứ, thuỷ tinh; kết cấu kim loại; vật liệu xây
dựng; phụ tùng xe hơi, chế tạo ô tô, dược phẩm, v.v
2.3.2. Khu công nghiệp Biên Hòa 1
Khu công nghiệp Biên Hòa 1 tọa lạc tại đường số 1 – KCN Biên Hòa 1 –
Phường An Bình – Biên Hòa – Đồng Nai. Do Công ty Phát triển KCN Biên Hòa
(SONADEZI) làm chủ đầu tư.
12


Hình 2.3. Sơ Đồ Quy Hoạch Khu Công Nghiệp Biên Hòa 1

Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Biên Hòa, 2010
Diện tích : 335 ha, trong đó diện tích dùng cho thuê 231,08 ha, diện tích đã thuê
231 ha đạt 100%.
Vị trí : Khoảng cách theo đường bộ từ KCN Biên Hòa I tới các thành phố lớn,
nhà ga, bến cảng và sân bay quốc tế như sau :
+ Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km.
+ Cách ga Sài gòn 30 km.
+ Cảng Đồng Nai 2 km, Tân cảng 25 km; cảng Sài Gòn 30 km; cảng Phú Mỹ
44 km.
+ Sân bay Quóc tế Tân Sơn Nhất: 30 km.

Ngành nghề thu hút đầu tư : Chế biến thực phẩm, hoá chất, vật liệu xây dựng,
cơ khí luyện kim, gia công kim loại, điện tử, giấy, dịch vụ.
2.3.3. Khu công nghiệp Biên Hòa 2
Khu công nghiệp Biên Hòa 2 được thành lập vào năm 1995. Do Công ty Phát
triển KCN Biên Hòa (SONADEZI) làm chủ đầu tư.

13


×