Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Báo cáo tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của luật việc làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.04 KB, 7 trang )

BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT VIỆC LÀM
Cục Việc làm
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Thực hiện Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành
Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 hướng dẫn thực hiện Điều 52 của
Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP; để triển khai thực hiện
các quy định nêu trên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức tập huấn và
triển khai việc tuyên truyền, phổ biến các quy định; các địa phương đã chủ động triển
khai theo quy định tại địa phương và đạt được kết quả sau:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT
NGHIỆP
1. Tham gia và đóng bảo hiểm thât nghiệp
Kết quả thu bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2009 đến nay có nhiều chuyển
biến tích cực, số lượng người tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm sau đều cao
hơn năm trước và luôn đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch Chính phủ giao. Số người
tham gia bảo hiểm thất nghiệp hiện nay chiếm gần 81% trong tổng số người
tham gia BHXH bắt buộc (11.451.531 người). Cụ thể như sau:
- Năm 2009: có 5,993 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, tổng số
thu là 3.510,7 tỷ đồng;
- Năm 2010: số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp 7,206 triệu người
tăng 20,24% so với năm 2009, tổng số thu là 5.400,3 tỷ đồng;
- Năm 2011: số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 7,968 triệu người
tăng 10,06% so với năm 2010, tổng số thu là 6.747,11 tỷ đồng
- Năm 2012: số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 8,269 triệu người
tăng 4,22% so với năm 2011, tổng số thu là 8.664,81 tỷ đồng.
- Năm 2013: số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 8,676 triệu người
tăng 4,9% so với năm 2012, tổng số thu là 10.094 tỷ đồng


- Năm 2014: số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 9,213 triệu người
tăng 6,19% so với năm 2013, tổng số thu là 11.812 tỷ đồng
- Năm 2015: số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 10,308 triệu người
tăng 11,88% so với năm 2014, tổng số thu là 9.939 tỷ đồng

1


Đơn vị tính: triệu đồng, người
Nội dung
Số
người
tham
gia
BHTN
Tổng số tiền
thu BHTN
Số nợ đọng
BHTN
- NSNN (hỗ
trợ 1%)
- Đơn vị
SDLĐ

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011


Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

5.993.300

7.206.163

7.968.231

8.269.552

8.676.081

9.213.302

10.308.180

3.510.651

5.400.307

6.747.116

8.664.818


10.094.742

11.812.738

43.198

308.476

374.735

545.943

301.877

336.354

311.034

232.010

278.259

372.201

144.122

151.953

37.196


76.466

96.476

173.742

157.755

184.401

273.838

43.198

9.939.530

(Nguồn: báo cáo số liệu Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
2. Tiếp nhận và giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được giao nhiệm vụ tiếp nhận đăng ký thất
nghiệp, hồ sơ hưởng BHTN, xem xét và thực hiện các thủ tục giải quyết các chế
độ bảo hiển thất nghiệp đối với NLĐ. Tổng hợp tình hình thực hiện BHTN trên
toàn quốc từ năm 2010 đến tháng 3/2016 như sau:
TT

NỘI DUNG

Năm
2010


Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

125.562

215.498

342.145

397.338

457.273

Đơn vị: người
3 tháng
Năm
đầu năm
2015
2016
463.85
139.691

9
24.363
5.263

1

Số người được tư vấn GTVL

2

Số người được hỗ trợ học nghề

270

1.036

4.763

10.610

19.796

3

Số người nộp hồ sơ hưởng bảo
hiểm thất nghiệp

162.711

295.416


432.356

464.573

516.483

527.33
2

95.463

156.765

289.181

421.048

454.839

514.853

526.30
9

84.090

26.666

56.574


91.066

30.108

3.697

2.249

490

20.749

50.085

79.666

29.999

3.173

2.109

457

4
5
6

Số người có QĐ hưởng trợ cấp

thất nghiệp
Số người đề nghị chuyển
hưởng
Số người nhận chuyển hưởng

(Nguồn: tổng hợp số liệu tình hình thực hiện BHTN của các địa phương)

Đánh giá về tình hình thực hiện BHTN theo quy định của Luật Việc làm
từ 01/01/2015 đến 31/03/2016:
2.1. Tư vấn, giới thiệu việc làm
Thực hiện công tác tư vấn, giới thiệu việc làm tại Khoản 2 Điều 42 Luật
Việc làm, trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội (đơn vị được giao thực hiện bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2
2


Điều 38 Luật Việc làm) xác định đây là công việc trọng tâm và đẩy mạnh công
tác tư vấn, giới thiệu việc làm để hỗ trợ người thất nghiệp. Theo báo cáo tổng
hợp của các Trung tâm, số lượng người thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc
làm tăng qua các năm, trong năm 2015 là: 463.859 người, chiếm 88% so với số
người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, 3 tháng đầu năm 2016 là:
139.691 người, bằng 146,3% so với số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất
nghiệp, tăng 90% so với cùng kỳ năm 2015.
Hiện nay, các trung tâm dịch vụ việc làm đã sử dụng nhiều hình thức tư
vấn phù hợp với người lao động tư vấn trực tiếp, tư vấn trực tuyến qua mạng
Internet, thư điện tử, các công cụ giao tiếp trên mạng máy tính (Yahoo, Skype,
…), tổng đài tư vấn (Hà Nội, Cần Thơ,…). Nguồn dữ liệu việc làm được trung
tâm dịch vụ việc làm lấy từ các doanh nghiệp, người sử dụng lao động đến đăng
ký tuyển dụng tại trung tâm, sàn giao dịch việc làm, đăng ký trực tuyến trên
website, sau đó thống kê và lập bảng danh sách việc làm trống để giới thiệu đến

người lao động.
2.2. Hỗ trợ học nghề
Hỗ trợ học nghề là một trong các chế độ bảo hiểm thất nghiệp được quy
định tại Điều 42 Luật Việc làm. Năm 2015, số người có quyết định hỗ trợ học
nghề là 23.914 người, tăng 20% so với năm 2014 (19.796 người). 3 tháng đầu
năm 2016, số người có quyết định hỗ trợ học nghề là 5.263 người, tăng 6% so
với cùng kỳ năm 2015.
Công tác hỗ trợ học nghề đã có những chuyển biến tích cực sau khi Quyết
định 77/2014/QĐ-TTg được ban hành, đặc biệt số người được hỗ trợ học nghề
tăng nhanh tại một số địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tuy nhiên, tại
nhiều vùng, số người được hỗ trợ học nghề chưa cao, nhất là vùng Tây Bắc, Tây
Nguyên và Bắc Trung Bộ.
Những ngành nghề người lao động đăng ký học là tin học văn phòng, các
nghề về ẩm thực và thẩm mỹ, sửa chữa máy vi tính, điện dân dụng, điện công
nghiệp, thiết kế quảng cáo, lái xe,...
Số người được hỗ trợ học nghề tăng so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn
còn thấp do những nguyên nhân sau:
- Đa số lao động thất nghiệp là lao động phổ thông, đời sống khó khăn
không có nguồn dự trữ hoặc hỗ trợ khác nên khi bị mất việc người lao động chỉ
quan tâm đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vì vậy, tâm lý chung là dành thời
gian kiếm sống tìm các công việc khác để duy trì cuộc sống rồi mới tính đến
việc học nghề. Mặt khác, một số công ty ở các khu công nghiệp khi tuyển dụng
chủ yếu là tuyển lao động phổ thông nên người lao động có thể kiếm được việc
làm mới ngay sau khi mất việc mà không cần học nghề khác;

3


- Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam cao (trên 55% lực lượng lao
động) do đó đa số người thất nghiệp đã được đào tạo nghề nên không có nhu cầu

học nghề;
- Người lao động nghỉ việc có xu hướng chuyển về địa phương mình để
tìm việc làm mới nhằm giảm chi phí sinh hoạt, hợp lý hóa gia đình nên không
có nhu cầu học nghề;
- Xu hướng nghỉ việc về làm nông nghiệp hoặc tự tạo việc làm (mở tạp
hóa, buôn bán nhỏ,...);
- Một bộ phận lao động lớn tuổi, vì lý do sức khỏe hay trở về quê làm
nông nghiệp hoặc nội trợ nên không có nhu cầu học nghề;
- Người lao động ít có cơ hội lựa chọn nghề vì các danh mục nghề đào
tạo của cơ sở dạy nghề chưa phong phú, trang thiết bị dạy nghề lạc hậu, chưa
được hỗ trợ tiền ăn, đi lại trong thời gian học nghề. Một số cơ sở dạy nghề
không tiếp nhận do chiêu sinh không đủ.
2.3. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để
duy trì việc làm cho người lao động
Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc
làm cho người lao động là một chế độ mới của chính sách bảo hiểm thất nghiệp
được quy định tại Điều 42 Luật Việc làm. Đây là một chế độ hỗ trợ người lao
động thông qua người sử dụng lao động để phòng ngừa nguy cơ thất nghiệp khi
người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trong năm 2015, theo báo cáo
của các địa phương không có người sử dụng lao động hưởng chế độ hỗ trợ đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người
lao động do một số nguyên nhân như: hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đã được duy trì ổn định, các doanh nghiệp không gặp khó khăn do suy
giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác theo quy định để được hưởng chế
độ này.
2.4. Tiếp nhận và giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ hưởng
bảo hiểm thất nghiệp, xem xét và thực hiện các thủ tục giải quyết các chế độ bảo
hiển thất nghiệp đối với người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Luật

Việc làm và Khoản 2 Điều 34 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm
thất nghiệp.
- Tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp: Tổng số người nộp hồ sơ đề
nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2015 là 527.332 người, tăng nhẹ 2,1% so với
năm 2014 (516.483 người) do số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp ngày càng
tăng dẫn tới số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng. Đồng thời, tình
hình kinh tế tuy đã ổn định nhưng còn nhiều khó khăn, tại các doanh nghiệp tình
4


trạng thu hẹp quy mô sản xuất vẫn tiếp diễn kéo theo việc cắt giảm lao động nên
số người thất nghiệp do đó tăng theo. 3 tháng đầu năm 2016 là 95.463 người nộp
hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 12,57% so với cùng kỳ năm 2015.
- Giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp: Tổng số người có quyết định
hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2015 là 526.309 người, tăng 2,2% với năm 2014
(514.853 người) và chiếm 99,8% số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất
nghiệp. 3 tháng đầu năm 2016 là 84.090 người, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm
2015.
Người lao động ở độ tuổi 24-40 hưởng trợ cấp thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao
vì đây là nhóm lao động đã có kinh nghiệm làm việc, có sức khỏe, năng động.
Do đó, xu hướng chuyển đổi công việc của nhóm này cao hơn các nhóm khác,
dẫn tới tỷ lệ hưởng trợ cấp thất nghiệp của nhóm tuổi này cao hơn các nhóm tuổi
khác. Lao động nữ mất việc làm nhiều hơn lao động nam, chủ yếu ở nhóm tuổi
24-40 tuổi do phải đối mặt với nhiều rào cản trên thị trường lao động- việc làm
như: tồn tại sự phân biệt đối xử giữa lao động nữ và nam; hạn chế trong lựa
chọn công việc (một số lĩnh vực lao động nữ không thể tham gia)…
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế: 100% người lao động đang hưởng trợ cấp thất
nghiệp đều được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế theo đúng quy
định hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thẻ khám chữa

bệnh và sớm trở lại thị trường lao động.
6. Chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 126 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, tổ
chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Thông qua nhiều hình thức khác nhau như: chi trả trực tiếp tại bảo hiểm xã hội
cấp huyện, cấp tỉnh, chi trả thông qua hợp đồng đại diện chi trả cấp xã, chi trả
thông qua tài khoản ngân hàng ATM và thí điểm chi trả thông qua hệ thống bưu
điện cấp xã ở một số tỉnh, thành phố. Kết quả chi trả bảo hiểm thất nghiệp từ
2010 đến nay như sau:
Đơn vị tính:triệu đồng, người
Năm 2011
Loại trợ
cấp
Số người Số tiền
Trợ cấp
thất
nghiệp
Hỗ
trợ
học nghề
Đóng bảo
hiểm y tế

355.691 1.075.301

489

629
44.805


Năm 2012
Số người

Năm 2013

Số tiền

583.645 2.314.686

2.259

Số người

Số tiền

523.965 3.549.338

Năm 2014
Số người

Số tiền

785.789 4.317.799

Năm 2015
Số người

Số tiền

658.870 4.588.210


2.156

7.793

4.430

10.845

11.546

24.818

31.489

111.442

473.777

148.025

342.959

198.726

270.830

213.698

5



(Nguồn: báo cáo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

7. Thuận lợi, khó khăn trong nhiệm vụ triển khai chính sách bảo
hiểm thất nghiệp
7.1. Thuận lợi
- Các cơ quan từ Trung ương đến địa phương đã nhận thức đúng vai trò,
vị trí của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, thường xuyên phối hợp chặt chẽ
giữa các ngành, các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội.
- Việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã
được chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất và nhân lực ở cả Trung ương và địa
phương đảm bảo giải quyết đúng đối tượng, đúng chế độ và đúng thời hạn cho
người lao động.
- Công tác triển khai được thực hiện đồng bộ, kịp thời và có sự phối hợp
tốt giữa các ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt
Nam, Tài chính, Nội vụ, Công đoàn,... trong việc tuyên truyền, tập huấn, đào
tạo cán bộ, hướng dẫn thực hiện, chia sẻ thông tin, giải quyết các vướng mắc
trong thực tế phát sinh.
7.2. Khó khăn, vướng mắc
- Người lao động không trung thực khi khai báo tình trạng việc làm.
- Các doanh nghiệp phần lớn chưa thực hiện thông báo định kỳ về tình
hình biến động lao động theo quy định tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP nên không
cập nhật được số liệu về tình hình lao động tại địa phương;
- Doanh nghiệp chậm đóng và nợ đọng BHXH, BHTN nên không chốt
được sổ BHXH gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của NLĐ, ảnh hưởng đến công
tác thực hiện chính sách BHTN;
- NLĐ đến làm hồ sơ hưởng TCTN phần lớn là lao động phổ thông, chưa
nhận thức rõ về quyền và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chính sách
BHTN;

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất
nghiệp và các văn bản có liên quan: tổ chức rà soát, phát hiện, sửa đổi và bổ sung
kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; hoàn
thiện các văn bản xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp.
2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về bảo hiểm thất
nghiệp: thông tin tuyên truyền về bảo hiểm thất nghiệp với nhiều hình thức
phong phú và phù hợp cho từng đối tượng là người sử dụng lao động và người
lao động, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm và
6


thường xuyên tổ chức các cuộc tuyên truyền - đối thoại trực tiếp với doanh
nghiệp và người lao động.
3. Tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ các quy định hiện hành về bảo
hiểm thất nghiệp và các quy định có liên quan: rà soát các đối tượng tham gia
bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện việc thông báo biến động lao động của các
doanh nghiệp; thực hiện việc thông báo hằng năm cho từng người lao động về
việc đóng bảo hiểm thất nghiệp; chốt sổ bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất
nghiệp; tiếp nhận và giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo phương châm
3 đúng ”đúng đối tượng, đúng chế độ và đúng thời hạn”. Tăng cường tư vấn về
chính sách, dạy nghề và việc làm giúp người thất nghiệp sớm qua trở lại thị
trường lao động, đẩy mạnh các giải pháp tích cực để tư vấn, giới thiệu việc làm
và hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệp ngay từ khi người lao động đến nộp hồ
sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, chú trọng công tác thông tin thị trường lao động để
hỗ trợ cho người thất nghiệp, tổ chức có hiệu quả các sàn giao dịch để người thất
nghiệp tham gia; đồng thời có các biện pháp để hạn chế việc sa thải lao động của
các doanh nghiệp.
4. Tổ chức sắp xếp các hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, xây
dựng mô hình hoạt động chuẩn và xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả

hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm: việc tổ chức thực hiện phải phù
hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đảm bảo tính hiệu quả trong việc
cung cấp dịch vụ cho người lao động thất nghiệp.
5. Nâng cao năng lực cán bộ thuộc các trung tâm dịch vụ việc làm:
thực hiện nâng cao năng lực thông qua các hoạt động như tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc.
6. Tiếp tục rà soát, sửa đổi quy chế phối hợp: quy chế phối hợp giữa Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội tỉnh, Liên đoàn lao động
tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan cần thường xuyên rà soát để sửa đổi
cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm tăng cường phối hợp và xác định rõ
trách nhiệm của các đơn vị trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, xử lý
các vi phạm theo quy trình thống nhất trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm
thất nghiệp.
7. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra: tổ chức thanh tra pháp luật
lao động trong đó có lồng ghép nội dung về bảo hiểm thất nghiệp hoặc thanh tra
chuyên đề thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhằm phát hiện những
vướng mắc, những vi phạm hay trục lợi bảo hiểm thất nghiệp kịp thời xử lý và
tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động khi tham gia và thụ hưởng chế độ bảo
hiểm thất nghiệp.
8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thực hiện bảo hiểm thất
nghiệp: xây dựng và hoàn thiện phần mềm bảo hiểm thất nghiệp, chia sẻ dữ liệu
thu, chi và giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhằm phát hiện các sai phạm,
trục lợi về bảo hiểm thất nghiệp để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời./.

7



×