Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.18 KB, 8 trang )

THÀNH ĐOÀN HÀ NỘI
BCH ĐOÀN TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI
Số: 259 - XIV/BC-TNSP

ĐOÀN T.N.C.S HỒ CHÍ MINH
Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2008

BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC ĐOÀN
VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN NĂM HỌC 2007 - 2008
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi
- Năm học 2007 - 2008 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết
Đại hội Đoàn trường khóa XIV (nhiệm kỳ 2007 - 2009). Đại hội Đoàn Thành phố Hà
Nội lần thứ XIII và Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX thành công, đã đưa ra những
định hướng mới cho sự phát triển của công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong
thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
- Công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương Đoàn, Thành Đoàn Hà
Nội.
- Đảng ủy, Ban Giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị và cán bộ giảng viên trong
toàn Trường luôn quan tâm, coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức Đoàn có
nhiều cơ hội tham gia trực tiếp vào công tác đào tạo toàn diện cho học sinh, sinh viên
của Trường.
- Nhà trường có số lượng đoàn viên thanh niên đông (hơn 10.000) nên có
nhiều thuận lợi về nhân lực trong việc triển khai các phong trào, hoạt động của Đoàn
trường.
2. Khó khăn
- Trong bối cảnh chung của sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất
nước, công tác Đoàn và phong trào thanh niên cũng gặp không ít khó khăn trong việc
thu hút đoàn viên, thanh niên nhiệt tình tham gia vào các hoạt động tập thể vì lợi ích


chung của cộng đồng, Nhà trường.
- Đa số đoàn viên thanh niên, sinh viên phải ở ngoại trú (chiếm hơn 70% tổng
số đoàn viên, sinh viên) nên công tác quản lý và tập hợp đoàn viên thanh niên của
Đoàn trường và các cơ sở đoàn còn nhiều hạn chế, bất cập.
- Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động chung của Đoàn trường còn nhiều khó
khăn về cơ sở vật chất và địa điểm như hội trường, sân khấu,...
II. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống
cho đoàn viên thanh niên
Thực hiện tinh thần Nghị quyết Đại hội Đoàn trường nhiệm kỳ XIV: “Giáo
dục đoàn viên, thanh niên vững vàng về chính trị tư tưởng, gương mẫu về đạo đức
tác phong”, trong một năm qua, Đoàn trường đã chủ động đề xuất với Nhà trường,
1


phối hợp cùng các phòng ban chức năng kịp thời nắm bắt và cung cấp những thông
tin cần thiết, đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên
sinh viên. Các hoạt động tiêu biểu:
- Duy trì thường xuyên hoạt động của website Đoàn thanh niên Trường nhằm
tuyên truyền và phổ biến các kế hoạch, hoạt động cũng như lịch công tác hằng tuần
của Đoàn trường, đưa tin tức về hoạt động của các cơ sở đoàn trực thuộc.
- Tham gia tổ chức tốt Tuần lễ sinh hoạt chính trị công dân đầu năm cho sinh
viên khóa 57.
- Tổ chức thành công “Hội thi Tuyên truyền viên và kể chuyện về tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo bước chuyển tích cực về tư tưởng, tình cảm và hành
động trong đoàn viên thanh niên Nhà trường, có tiếng vang lớn trong và ngoài
Trường. SV Hà Thị Duyên - K54 khoa Địa lý đạt giải Nhất cấp Trường, giải Nhất
cấpCụm đoàn Cầu Giấy - Từ Liêm và đạt giải Nhì cấp Khối trường đại học, cao đẳng
Thành phố Hà Nội.

- Tổ chức thành công Hội nghị chuyên đề: “Nâng cao chất lượng chuyên môn
và đạo đức nghề nghiệp, đẩy mạnh công tác Đoàn trong Cán bộ trẻ” từ cấp khoa tới
cấp Trường, tạo sự chuyển biến tích cực đáng kể trong học tập, giảng dạy, tu dưỡng
và cống hiến của đội ngũ cán bộ trẻ toàn Trường. Tiêu biểu là Hội nghị các khoa:
Lịch sử, Hoá học, Tâm lý Giáo dục - Giáo dục Mầm non, Giáo dục Chính trị, Quản
lý Giáo dục và Khối Phổ thông chuyên.
- Duy trì thường xuyên hoạt động của Đội thăm dò dư luận sinh viên (10 đ/c),
nắm bắt kịp thời những biến động tư tưởng trong sinh viên để Đoàn trường có các
biện pháp giải quyết hiệu quả.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị định hướng công tác tư tưởng về chủ
quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam cho đội ngũ cán bộ đoàn,
cán bộ lớp toàn Trường, góp phần bảo đảm an ninh chính trị - xã hội trong khu vực
Trường.
- Tuyên truyền, giáo dục về ý thức pháp luật, kỷ cương lối sống, văn minh sư
phạm trong đoàn viên, học sinh, sinh viên Nhà trường, như: triển khai các cuộc vận
động “Đoàn viên, học sinh, sinh viên gương mẫu thực hiện và vận động gia đình
nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông”, “Xây dựng văn minh học đường và văn
minh công sở”, “Xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương Ký túc xá”,...
- Đoàn trường phối hợp với Nhà Văn hoá điện ảnh và Viện phim Việt Nam tổ
chức các buổi chiếu phim miễn phí phục vụ cán bộ và sinh viên nhằm nâng cao đời
sống tinh thần cho tuổi trẻ Nhà trường.
- Chỉ đạo các cơ sở tổ chức nhiều hoạt động Tháng Thanh niên, tạo không khí
thi đua và phấn đấu trong tuổi trẻ Nhà trường. Liên chi đoàn các khoa: Vật Lý, Toán
tin, Sinh học, Việt Nam học và Đoàn trường Nguyễn Tất Thành được Trung ương,
Thành đoàn và Nhà trường khen thưởng.
- Tổ chức thành công Ngày hội Thanh niên Sư phạm, Lễ míttinh kỷ niệm 76
năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Lễ trao Giải thưởng 26 tháng 3
cho 5 cán bộ đoàn xuất sắc.

2



- Thành lập và đưa vào hoạt động Câu lạc bộ “Bạn - Tôi và chiếc ô” nhằm
thiết thực hỗ trợ cho đoàn viên, thanh niên về kỹ năng sống và nâng cao, cập nhật
thông tin, kiến thức về giới tính, sức khoẻ sinh sản, phòng chống HIV/AISD.
- Tổ chức cho 35 sinh viên tham gia Hội trại truyền thống của Trung ương
Đoàn (tại Tuyên Quang) nhân dịp kỷ niệm 33 năm ngày giải phóng hoàn toàn Miền
Nam.
- Đoàn trường đã tổ chức chuyến thăm và tặng quà cho đ/c Nguyễn Ngọc Sơn
(cựu SV K49 khoa Lịch sử) tại Phú Thọ, là tấm gương về nghị lực không thể gục ngã
trước căn bệnh hiểm nghèo.
- Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhân dịp kỷ niệm ngày Thương
binh, Liệt sĩ, Đoàn trường đã đi thăm và tặng quà của Nhà trường cho các Trung tâm
điều dưỡng thương binh ở Duy Tiên (Hà Nam), Thuận Thành (Bắc Ninh) và Tân Yên
(Bắc Giang).
- Tiếp tục phát động và đẩy mạnh tinh thần tương thân tương ái trong đoàn
viên, thanh niên. Quỹ Vòng tay thân ái của Đoàn trường đã cấp 26 xuất học bổng cho
26 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 7.800.000đ. BCH Đoàn trường cũng
tích cực xin các nguồn học bổng của các cá nhân, tổ chức ngoài Trường như: Học
bổng Tiếp sức đến trường của Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh (14 xuất cho
sinh viên K57); Học bổng của Việt kiều Canada (12 xuất cho sinh viên các khoa);
phối hợp với phòng Đào tạo xét và trao Học bổng Sinh viên nghèo học giỏi cho 20
sinh viên với tổng số tiền 100.000.000đ của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thoa.
Ngoài ra, Đoàn trường còn tổ chức cho hàng nghìn lượt sinh viên tham gia các
hoạt động do Thành đoàn phát động, như: Toạ đàm giữa thanh niên Thủ đô với lãnh
đạo Trung ương và Thành phố Hà Nội, Triển lãm Môi trường Xanh,…
Nhìn chung, trong năm học vừa qua, Đoàn trường đã làm tốt công tác giáo dục
chính trị tư tưởng trong đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên, góp phần đáng kể
vào công tác giáo dục toàn diện của Nhà trường, đảm bảo an ninh chính trị và an toàn
xã hội trong phạm vi Trường.

2. Công tác hỗ trợ học tập, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm và
nghiên cứu khoa học cho đoàn viên thanh niên
BCH Đoàn trường đã xác định rõ đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác
Đoàn trong Nhà trường nhằm hỗ trợ đoàn viên, sinh viên “tiên tiến về chuyên môn,
nghiệp vụ”. Tiêu biểu là các hoạt động sau:
- Tuyên truyền rộng rãi và tạo ra một dư luận tốt cho phong trào học tập, thi
cử nghiêm túc, có hiệu quả; chỉ đạo các Liên chi đoàn tổ chức cho 100% sinh viên
cam kết thực hiện Mùa thi nghiêm túc. Vì thế, hiện tượng sinh viên có những biểu
hiện tiêu cực trong học tập và vi phạm quy chế thi đã giảm đáng kể (vẫn còn 78 SV
bị kỷ luật với các mức độ khác nhau).
- Tham gia tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm cấp Trường nhân
dịp chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam - 20/11.
- Tổ chức cho sinh viên tham dự Hội nghị sinh viên Nghiên cứu Khoa học của
các trường Đại học Sư phạm toàn quốc lần thứ IV, tại TP. Huế, đạt kết quả cao nhất
trong số các trường tham dự.
3


- Tổ chức thành công Hội thảo Khoa học của cán bộ trẻ Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội năm 2008 (lần thứ nhất), có 16/21 khoa tổ chức Hội nghị. Trong đó, 52
báo cáo gửi tham dự Hội thảo cấp Trường trên tổng số 167 báo cáo cấp khoa (Kỷ yếu
toàn văn của Hội thảo đang được phòng Tạp chí &TTKHCN thẩm định, biên tập và
xuất bản trong tháng 9/2008). Các khoa tổ chức tốt Hội thảo cấp cơ sở: Toán tin, Vật
lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử,... Hội thảo cấp Trường được đánh giá cao,
tạo bước phát triển mới trong công tác chuyên môn, công tác cán bộ trẻ của Đoàn
trường.
- Tổ chức thành công Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học, 51 báo cáo
khoa học tiêu biểu trong tổng số 845 báo cáo cấp khoa được lựa chọn tham dự Hội
nghị cấp Trường, Kỷ yếu Hội nghị được NXB Đại học Sư phạm in ấn; hoàn thành
công tác tổ chức hướng dẫn sinh viên hoàn thiện các báo cáo được tuyển chọn gửi dự

thi Giải thưởng SVNCKH cấp Bộ năm 2008.
- Triển khai biên soạn Tài liệu Công tác Đoàn thanh niên trong trường Sư
phạm và triển khai thực hiện đề tài NCKH cấp Trường, dự kiến hoàn thành vào cuối
năm 2008.
Nhìn chung, với nội dung công tác đặc biệt quan trọng này, Đoàn trường đã
chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện được nhiều hoạt động hỗ trợ đoàn viên, học
sinh, sinh viên học tập, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và nghiên cứu khoa học, góp
phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và quản lý giáo dục học sinh,
sinh viên của Nhà trường.
3. Phong trào thanh niên tình nguyện
- Tổ chức cho hơn 1.000 lượt sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội tham gia hiến
máu nhân đạo (tính từ tháng 9/2007 - 5/2008).
- Duy trì tốt công tác xã hội tại Làng trẻ SOS, làng trẻ BIRLA - Hà Nội: có
hơn 100 lượt SVTN tham gia dạy học và tổ chức các CLB cho trẻ em ở hai làng trẻ
BIRLA và SOS. Các đội sinh viên tình nguyện này vẫn duy trì gia sư từ thiện, tổ
chức vui chơi thường xuyên cho các em vào các dịp lễ tết như: Vào Hạ, Rằm Trung
thu, Tết Thiếu nhi 1/6,...
- Duy trì thường xuyên hoạt động của đội Thanh niên xung kích (27 SV), góp
phần quan trọng vào sự thành công của các hoạt động do Đoàn trường tổ chức.
- Trong Chiến dịch Mùa hè thanh niên tình nguyện năm 2008, Đoàn trường
ĐHSP Hà Nội tổ chức 11 đội TNTN với tổng số 217 sinh viên tham gia. Trong đó,
có 06 đội TNTN công tác tại các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Tây, Hà Nam; 05
đội hoạt động tại Hà Nội. Kết quả cụ thể được nêu trong Báo cáo tổng kết Chiến
dịch.
- Đặc biệt, trong năm học này, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu,
Đoàn Thanh niên Nhà trường đã tích cực tham gia các hoạt động phục vụ Cuộc thi
Olympic Vật lý quốc tế (IPhO 2008), do Trường đăng cai tổ chức. Nhiều cán bộ Đoàn
và sinh viên, học sinh tham gia các hoạt động tình nguyện hết sức sôi nổi, nhiệt tình,
hiệu quả. Tiêu biểu là đồng chí Nguyễn Thị Thu Hoài (Phó Bí thư Đoàn trường), sinh
viên khoa Sư phạm Âm nhạc - Mỹ thuật, Đoàn trường THPT Nguyễn Tất Thành, đội

Thanh niên xung kích,... Sự tham gia của Đoàn trường và lực lượng thanh niên được
Ban Giám hiệu ghi nhận có đóng góp to lớn vào sự thành công của Cuộc thi.
4


Các hoạt động trên đã góp phần lớn trong việc giáo dục tinh thần tương thân
tương ái, đoàn kết, chia sẻ cộng đồng cho sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội. Các hoạt
động này được Đảng uỷ, Ban Giám hiệu và các phòng ban của Trường quan tâm, tạo
điều kiện về kinh phí và các điều kiện vật chất khác, được các địa phương có SVTN
Trường ĐHSP Hà Nội về hoạt động đánh giá cao. Thông qua phong trào tình nguyện,
đoàn viên thanh niên Nhà trường có cơ hội khẳng định mình và nâng cao trách nhiệm
đối với cộng đồng xã hội.
4. Công tác củng cố xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, phát huy vai trò
nòng cốt đối với tổ chức Hội sinh viên, tham gia xây dựng, phát triển Đảng
- Đoàn trường đã tiến hành kiểm tra, rà soát hoạt động của các đơn vị trực
thuộc Đoàn trường về công tác xây dựng tổ chức Đoàn cơ sở, đưa các hoạt động
Đoàn về cấp chi đoàn và công tác tham gia xây dựng Đảng.
- Tổ chức định kỳ các Hội nghị giao ban với đội ngũ Bí thư chi đoàn, Lớp
trưởng toàn Trường
- BCH Đoàn trường họp giao ban định kỳ với đội ngũ cán bộ đoàn chủ chốt
các đơn vị để triển khai các nội dung công tác trong tháng. Duy trì việc họp Ban
Thường vụ Đoàn trường hằng tuần.
- Thành lập và chỉ đạo hoạt động có hiệu quả 54 chi đoàn lâm thời trong thời
gian thực tập sư phạm ở các trường PTTH và CĐSP.
- Tổ chức được 02 lớp bồi dưỡng Đoàn viên ưu tú cho 450 đoàn viên toàn
Trường.
- Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú với tổ chức
Đảng. Xét giới thiệu kết nạp Đảng cho 113 ĐVƯT, trong đó có 67 đ/c (61 SV, 06
CB) được kết nạp Đảng (tính từ tháng 9/2007 - tháng 8/2008).
- Chỉ đạo các công tác của Hội Sinh viên Trường hoạt động có hiệu quả, đóng

góp đáng kể vào thành tích chung của phong trào thanh niên sinh viên Nhà trường.
Đặc biệt, Đoàn trường đã chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội sinh viên
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội lần thứ XIII (tháng 4/2008).
- Tổ chức thành công 02 khóa Tập huấn Kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn Hội (phối hợp với Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam) với tổng số 549 học viên
trong Trường được cấp chứng chỉ.
- Đoàn trường đã và đang tiến hành đổi Sổ đoàn viên mới cho đoàn viên trong
toàn Trường theo sự chỉ đạo của Thường vụ Trung ương Đoàn khóa IX.
Nhìn chung, trong năm học qua, tổ chức Đoàn các cấp được củng cố và phát
triển vững mạnh, vai trò nòng cốt của Đoàn đối với Hội sinh viên được phát huy,
công tác xây dựng và phát triển Đảng được chú trọng. Trong năm học qua, Đoàn
trường đã xét, đề nghị khen thưởng các cấp cho nhiều tập thể và cá nhân xuất sắc
trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên (Cấp Trung ương Đoàn: 09 tập thể và
12 cá nhân; cấp Thành Đoàn: 20 tập thể và 29 cá nhân; cấp Đoàn trường: 28 tập thể
và 238 cá nhân).
III. TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ

1. Đối với Đoàn trường
5


- Công tác chỉ đạo triển khai hoạt động còn chưa sát sao, công tác kiểm tra
đánh giá chưa kịp thời và nghiêm khắc nên một số hoạt động ở một vài đơn vị đoàn
trực thuộc thực hiện chưa đồng bộ, kết quả không cao, như: Chương trình Ngày thứ
hai thanh lịch; tập huấn về công tác điều hành, tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ
đoàn chủ chốt; tập huấn tổ chức các hoạt động tập thể và kỹ năng thực tập sư phạm;
chương trình Giáo dục âm nhạc; các cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh,...
- Một số hoạt động chưa đảm bảo tiến độ thực hiện theo đúng kế hoạch năm
học 2007 - 2008 đã đề ra, như: ban hành “Quy chế đánh giá, xếp loại đoàn viên và cơ
sở đoàn”; biên tập và phát hành Tài liệu công tác Đoàn Thanh niên trong trường sư
phạm; biên tập và in Kỷ yếu toàn văn Hội thảo Khoa học của cán bộ trẻ Trường

ĐHSP Hà Nội năm 2008;... Một số hoạt động không được triển khai theo kế hoạch
năm học 2007 - 2008, như: Các hội nghị chuyên đề: Giáo dục giới tính và sức khỏe
sinh sản trong trường sư phạm; Phát triển kỹ năng công tác Đoàn và công tác xã hội
trong trường sư phạm; Cuộc thi Học sinh, sinh viên tài năng lần thứ 2,...
- Hoạt động của Ban kiểm tra Đoàn trường vẫn còn mang tính kỳ cuộc, chưa
thường xuyên và chủ động nên công tác đoàn vụ và quản lý đoàn viên của các đơn vị
chưa đáp ứng được yêu cầu.
2. Đối với các cơ sở đoàn trực thuộc
- Một số đơn vị chưa triển khai nghiêm túc, kịp thời các hoạt động do Đoàn
trường chỉ đạo, như: Đại hội chi đoàn cán bộ, Hội nghị chuyên đề của cán bộ trẻ, Hội
thảo Khoa học của cán bộ trẻ năm 2008, chương trình Giáo dục âm nhạc,...
- Nhiều đơn vị chưa chủ động, kịp thời và thường xuyên báo cáo kế hoạch, kết
quả hoạt động lên Đoàn trường khiến cho công tác thông tin về đơn vị chưa được cập
nhật, website của Đoàn trường trở nên nghèo nàn.
3. Đối với cán bộ đoàn
- Một số uỷ viên BCH Đoàn trường thiếu tính chủ động trong công tác,
thường xuyên vắng mặt trong các hoạt động quan trọng của Đoàn trường; một số uỷ
viên Ban Thường vụ được giao phụ trách các Ban chưa tích cực triển khai công tác
cho các thành viên nên công việc không được thực hiện theo đúng tiến độ và đạt hiệu
quả chưa cao.
- Cán bộ đoàn chủ chốt ở một số cơ sở chưa có tinh thần xung kích, chủ động
triển khai kế hoạch của Đoàn trường, chưa sáng tạo trong cách thức chỉ đạo tổ chức
hoạt động của đơn vị.
IV. NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Nguyên nhân
Sở dĩ công tác Đoàn và phong trào thanh niên còn một số tồn tại và hạn chế
nêu trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
1.1. Nguyên nhân khách quan
- Những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ

đến ý thức, tâm lý, tư tưởng, sự nhiệt tình của đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh
viên, thậm chí cả với cán bộ đoàn khi tham gia các hoạt động đoàn thể.
6


- Chương trình học tập của học sinh, sinh viên và yêu cầu chuyên môn của
đoàn viên cán bộ ngày càng đòi hỏi đoàn viên cần phải dành hết tâm sức, thời gian
cho việc học tập, nâng cao trình độ nên ít có điều kiện, thời gian tham gia các hoạt
động phong trào, tập thể.
- Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền ở một số đơn vị chưa
được thường xuyên và kịp thời.
- Chế độ đãi ngộ và sự tạo điều kiện về vật chất và tinh thần đối với cán bộ
đoàn còn chưa được thoả đáng. Các tiêu chí ưu tiên trong việc đánh giá, bình xét các
danh hiệu thi đua đối với đoàn viên cán bộ và bình xét điểm rèn luyện đối với sinh
viên tham gia công tác Đoàn và phong trào thanh niên cũng chưa được cụ thể và
chưa khuyến khích được cán bộ tham gia hoạt động và cống hiến cho tập thể.
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, địa điểm để tổ chức các hoạt động của Đoàn
chưa phù hợp nên làm tăng sự khó khăn về kinh phí và thời gian đầu tư cho việc tổ
chức các hoạt động của Đoàn trường và của các cơ sở đoàn trực thuộc.
1.2. Nguyên nhân chủ quan
- Năng lực lãnh đạo của cán bộ đoàn chủ chốt Đoàn trường còn hạn chế nên
chưa thực sự đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động của đông đảo đoàn viên thanh niên.
- Đội ngũ cán bộ đoàn chủ chốt các đơn vị và Đoàn trường hầu hết là cán bộ
kiêm nhiệm nên có ít thời gian dành cho hoạt động Đoàn, năng lực chỉ đạo hoạt động
chưa được phát huy cao độ. Đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở còn thiếu nhiều kỹ năng tổ
chức, quản lý và điều hành các hoạt động.
- Tính cá nhân và thực dụng trong sinh viên, thanh niên ngày càng bộc lộ rõ
nét nên ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả các hoạt động phong trào chung của Đoàn
trường và các đơn vị.
2. Bài học kinh nghiệm

- Tổ chức Đoàn các cấp cần tuân thủ sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức Đảng,
tận dụng sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp chính quyền và các phòng ban chức
năng, các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài Trường.
- Đoàn trường và cơ sở đoàn trực thuộc cần chủ động đề xuất và sáng tạo tổ
chức các hoạt động có nội dung phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên
thanh niên, lồng ghép nội dung đào tạo của Nhà trường vào các hoạt động tập thể có
tính giáo dục cao.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý đoàn viên của các cơ sở
đoàn, đồng thời thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật đảm bảo công
bằng và tính kỷ luật nghiêm minh của tổ chức Đoàn.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác đoàn cho đội
ngũ cán bộ; có biện pháp động viên khuyến khích đội ngũ cán bộ trẻ tham gia công
tác Đoàn.
V. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Năm học 2007 - 2008, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng uỷ, Ban
Giám hiệu Nhà trường và Thành đoàn Hà Nội, sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi
của các phòng ban, các khoa, các đơn vị trong toàn Trường, công tác Đoàn và phong
trào thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã
7


đạt được nhiều kết quả tốt đẹp: Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội
Đoàn trường lần thứ XIV và các Nghị quyết của đoàn cấp trên; các hoạt động thường
niên và truyền thống được duy trì; công tác hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ được chú
trọng, nhiều hoạt động mới mang tính sáng tạo được triển khai rộng khắp ở hầu hết
các đơn vị; công tác cán bộ trẻ được quan tâm, khích lệ, nhất là trong sinh hoạt tư
tưởng, giảng dạy và NCKH;... Tuy còn một số tồn tại và hạn chế như đã nêu trên,
song về cơ bản, Kế hoạch công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm học 2007 2008 đã hoàn thành. Với kết quả đạt được, có thể khẳng định rằng, công tác Đoàn và
phong trào thanh niên do Ban Chấp hành Đoàn trường Đại học Sư phạm Hà Nội lãnh

đạo, tổ chức thực hiện đã tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng của Nhà trường,
xứng đáng là một trong những đơn vị đoàn xuất sắc, vững mạnh của Thành đoàn Hà
Nội, góp phần đáng kể vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2007 - 2008
của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
TM. BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN TRƯỜNG

Bí thư

Nơi nhận:
- Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội,
Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường
ĐHSPHN (để báo cáo)
- BCH Đoàn trường
- Cơ sở đoàn trực thuộc
- Lưu VPĐ

Nguyễn Bá Cường

8



×