CÙNG EM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Chủ đề 8: Mùa Tết yêu thương
Tiết PPCT 19: Ngày Tết trên tờ lịch.
I/ MỤC TIÊU
Khám phá những đặc trưng thú vị của Tết trên quê hương em.
Có ý thức, biết tư làm và làm ra sản phẩm ý nghĩa để đón Tết.
Chia sẻ yêu thương đến gia đình và những người khác qua các hoạt động đón
Tết.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: bảng đánh giá, lịch, SGK.
- HS: SGK, tranh ảnh về ngày Tết.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
-
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
- Hát
2. Bài mới (Giới thiệu bài)
- GV nêu mục tiêu. Giới thiệu chủ đề: - HS lắng nghe
Mùa Tết yêu thương.
- HS nhắc tựa
A - Ngày Tết trên tờ lịch
Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu: Tết cổ truyền của - Nêu yêu cầu
nước ta có những tên gọi nào khác?
- HS trả lời
- Em hãy tìm hiểu và đánh dấu chọn
Tết Âm lịch, Tết Nguyên đán, Tết ta. Tết
những tên khác nhau của Tết cổ truyền:
Cả, Tết Nguyên Tiêu
- Em hãy tìm hiểu xem tại sao Tết lại có
Tết hay gọi là Tiết (theo tiếng Hán), là
tên gọi như thế?
ngày đầu tiên bắt đầu 1 năm
- Nhận xét
Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu: Một số ngày lễ Tết
phổ biến ở em.
- Ngoài Tết cổ truyền, Việt Nam còn
những lễ Tết khác. Em đánh dấu những
lễ Tết phổ biến mà em biết.
- Em hãy hỏi ba mẹ, thầy cô để biết Tết
Dương lịch có phải là một lễ Tết cổ
truyền của Việt Nam hay không?
- Nêu yêu cầu
Tết Đoan Ngọ, Tết Dương lịch, Tết
Trung Thu.
- Không
- Nhận xét
Bài 3:
- Yêu cầu HS nêu: Em hãy xem lịch để
thấy: có 1 số (cỡ lớn) chỉ ngày (hiện tại)
và 1 cỡ nhỏ đi kèm. Em hãy tìm hiểu và
cho biết tại sao như thế.
- Nhận xét
Bài 4:
- Yêu cầu HS nêu: Tết Dương lịch và Tết
Âm lịch.
- GV hỏi: Em hãy xem lịch để biết trong
năm học này, Tết Dương lịch và Tết Âm
lịch là những thứ, ngày, tháng nào?
- Em hãy tìm lại lịch của năm trước và
cho biết Tết Dương lịch, Tết Âm lịch
năm trước khác hay giống ngày tháng ở
trên.
- Nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:
- Hỏi lại tựa bài.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương
- Chuẩn bị bài sau:
- Nêu yêu cầu
- HS thực hành
- Chữ lớn thể hiện ngày Tây (theo Công
giáo), ngày chữ nhỏ là ngày ta theo âm
lịch
- Nêu yêu cầu
- Thảo luận nhóm 4
- Tết Dương lịch: thứ bảy ngày 1/1/2019
- Tết Âm lịch: thứ ba ngày 5/2/2019
- Năm 2019 khác với năm 2018
CÙNG EM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Chủ đề 8: Mùa Tết yêu thương
Tiết PPCT 20: Phong tục truyền thống ngày Tết.
I/ MỤC TIÊU
Khám phá những đặc trưng thú vị của Tết trên quê hương em.
Có ý thức, biết tư làm và làm ra sản phẩm ý nghĩa để đón Tết.
Chia sẻ yêu thương đến gia đình và những người khác qua các hoạt động đón
Tết.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: bảng đánh giá.
- HS: SGK, vật liệu làm bao lì xì, thiệp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
-
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
- Hát
2. Bài mới (Giới thiệu bài)
- HS lắng nghe
- GV nêu mục tiêu.
- HS nhắc tựa
B - Phong tục truyền thống ngày Tết
Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu: Ẩm thực Tết.
- Gv hỏi: Em hãy tìm hiểu và kể ra ít nhất
ba món ăn đặc trứng trong ngày Tết tại
địa phương em.
- Món ăn đặc trứng trogn ngày Tết ở gia
đình em có gì khác các món trên?
- Em hãy vẽ hoặc dán hình (từ báo, tạp
chí, internet, hình chụp) để minh họa
những món đăc trưng này.
- Nhận xét
Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu: Trang trí nhà Tết.
- GV hướng dẫn, phân công
- Hoa, cây cảnh: Em hãy đánh dấu chọn
và viết tên ít nhất hoai loại hoa (cây
cảnh) đặc trưng ngày Tết tại địa phương
em. Hãy tìm hiểu ý nghĩa của mỗi loài
cho ngày Tết.
- Nêu yêu cầu
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS dán hình ảnh đã chuẩn bị.
- Nêu yêu cầu
- Thảo luận nhóm 4: Tổ 1&2 làm hoa
(cây cảnh), Tổ 3&4 làm trái cây.
Hoa mai: tượng trưng cho phú quý, giàu
sang
Hoa đào: đem đến nguồn sinh khí mới,
tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở.
Quất (tắc): tượng trưng cho sự thu hoạch
và khởi đầu tốt đẹp cho một năm.
- Mâm ngũ quả: Tại địa phương em,
những loại trái cây nào thường được
chọn bày trong mâm ngũ quả ngày Tết.
Hãy tìm hiểu xem mỗi loại có ý nghĩa gì
cho ngày Tết.
Nụ tầm xuân: mang ý nghĩa may mắn,
thịnh vượn, niềm tin và nghị lực mạnh
mẽ.
Phật thủ: Bàn tay phật che chở cho cả gia
đình.
Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh
vượng.
Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành
đạt.
Lê: Vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng
trơn tru, suôn sẻ.
Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn
cháu đống.
Táo: Phú quý, giàu sang.
- Gợi ý HS có thể vẽ hoặc cắt dán hình
(từ báo chí, internet, hình chụp) để minh
họa một số mâm ngũ quả mà em thấy đẹp
và ý nghĩa.
- GV hỏi: Gia đình em có trưng bày mâm
ngũ quả trong ngày Tết không?
- Mâm ngũ quả thường đặt ở vị trí nào?
- Nhận xét
- GV hỏi: Ngoài những cách trang trí
trên, trong ngày Tết, gia đình em hoặc
người ở địa phương em còn trang trí,
trưng bày những thứ gì (bánh, mứt, câu
đối, thiệp,…)?
Thanh long : Rồng mây hội tụ, thể hiện
sự phát tài phát lộc.
Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn
sự ngọt ngào, may mắn.
Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn, sức
khỏe và tiền bạc.
Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy.
Xoài (phát âm giống như “xài”): Cầu
mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn
- Các nhóm trình bày - NX
Bài 3:
- HS trả lời
- Yêu cầu HS nêu: Phong tục ngày Tết
- GV hướng dẫn: Em hãy tìm hiểu, đánh
dấu x và viết thêm những phong tục phổ
biến ở quê em trong ngày Tết.
- GV hỏi: Hãy tô đỏ ít nhất một phong
tục em yêu thích và cho biết tại sao.
- GV giải thích thêm (nếu cần)
- Câu đối đỏ: treo phòng khách
- Cây nêu: trước nhà
- Bánh, mứt: bàn tiệc đãi khách
4. Củng cố - dặn dò:
- Hỏi lại tựa bài.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương
- Chuẩn bị bài sau:
- Nêu yêu cầu
- HS trả lời - NX
- Chơi hoa Tết: nhà thêm đẹp, mỗi cây
mang ý nghĩa riêng đem đến bình an,
hạnh phúc cho gia đình.
- Đón giao thừa: là thời điểm chuyển
giao giữa năm mới và năm cũ, là thời
gian quan trọng khi đất trời giao hòa. Lễ
cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch
diễn ra vào phút cuối cùng của năm với ý
nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của
năm cũ để đón những điều tốt đẹp của
năm mới. Lễ cúng giao thừa được thực
hiện ở ngoài trời.
- Xông đất: Sau thời điểm giao thừa,
bước sang năm mới, ai là người đầu tiên
bước vào nhà cùng với lời chúc mừng
năm mới thì đó là người xông đất.
CÙNG EM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Chủ đề 8: Mùa Tết yêu thương
Tiết PPCT 21: Giúp đỡ gia đình chuẩn bị đón Tết.
Em chuẩn bị đón Tết.
I/ MỤC TIÊU
Khám phá những đặc trưng thú vị của Tết trên quê hương em.
Có ý thức, biết tư làm và làm ra sản phẩm ý nghĩa để đón Tết.
Chia sẻ yêu thương đến gia đình và những người khác qua các hoạt động đón
Tết.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: bảng đánh giá.
- HS: SGK, vật liệu làm bao lì xì, thiệp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
-
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
- Hát
2. Bài mới (Giới thiệu bài)
- HS lắng nghe
- GV nêu mục tiêu.
- HS nhắc tựa
C - Giúp đỡ gia đình chuẩn bị đón Tết
Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu: Em đã phụ giúp ba mẹ
(người thân) chuẩn bị những gì cho ngày - Nêu yêu cầu
- HS trả lời
Tết?
- Nhận xét
Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu: Em có thể làm những
gì để em và người thân yêu đón Tết sắp
đến?
- Gv hỏi: Em có thể làm những việc gì
khác?
- Nhận xét
- Nêu yêu cầu
- HS trả lời
- Cùng gói bánh, trồng hoa, thăm mộ tổ
tiên.
D - Em chuẩn bị đón Tết
Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu: Những việc em làm để
phụ giúp ba mẹ (người thân) chuẩn bị
đón Tết.
- Nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn: Từ mục 2 phần C, em - HS làm việc nhóm đôi liệt kê theo mẫu
hãy chọn ra ít nhất một cộng việc em phụ tr.32
giúp ba mẹ (người thân). Sau khi làm
xong, em tự đánh giá mình đã nỗ lực làm
như thế nào.
- Nhận xét.
Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu: Em cùng nhóm chọn
làm một trong những việc sau đây hoặc
theo những đề nghị của thầy cô:
- Nêu yêu cầu
+ Hãy đánh dấu chọn những mục tiêu
của nhóm
+ Xác định số lượng cần làm;
+ Liệt kê những nguyên liệu, dụng cụ cần - HS xác định rõ mục tiêu khi thực hành.
có;
+ Phân công, thực hiện và đánh giá mức
- Phân công thực hiện theo mẫu SGK.
độ hoàn thành (tốt, đạt, chưa đạt).
- Thực hành nhóm 4 làm thiệp xuân, bao
lì xì, viết thư pháp.
- Nhận xét
- Em tự dánh giá sau khi làm việc nhóm - Mỗi tổ chỉ thực hành một nội dung theo
để lần sau làm tốt hơn.
yêu cầu của GV.
- Trình bày - NX
- HS đánh giá mức độ hoàn thành theo
các tiêu chí:
+ Giúp đỡ bạn trong nhóm.
+ Lắng nghe ý kiến các bạn.
+ Chia sẻ ý kiến với bạn trong nhóm.
Bài 3:
- Yêu cầu HS nêu: Cảm nhận của em khi
làm việc để chuẩn bị đón Tết.
- Gv hỏi: Em có thể làm những việc gì
khác? Nếu được làm lại những việc trên,
em sẽ làm như thế nào?
- Nhận xét
+ Tôn trọng bạn trong nhóm.
+ Nỗ lực hoàn thành tốt việc đã nhận.
+ Đóng góp nguyên vật liệu sẵn có.
+ Tiết kiệm nguyên vật liệu.
- Nêu yêu cầu
Bài 4:
- HS đánh dấu vào ý kiến đúng
- Yêu cầu HS nêu: Còn nhiều bạn nhỏ - 1-2 HS trình bày lại quá trình thực hiện
đang gặp khó khăn, thiếu thốn, đói ăn,
- Nhận xét
đau bệnh… nên khó có được ngày Tết no
ấm, an vui. Em có thể làm gì để chia sẻ
với các bạn?
- GV cho HS xem hình ảnh, video cảnh
- Nêu yêu cầu
trẻ em khó khăn thiếu quần áo, nhà cửa.
- Nhận xét
- HS trả lời
4. Củng cố - dặn dò:
- Hỏi lại tựa bài.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương
- Chuẩn bị bài sau:
- HS quyên góp ủng hộ gây quỹ.
CÙNG EM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Chủ đề 8: Mùa Tết yêu thương
Tiết PPCT 22: Em vui đón Tết
Em đã học và làm được những gì?
I/ MỤC TIÊU
Khám phá những đặc trưng thú vị của Tết trên quê hương em.
Có ý thức, biết tư làm và làm ra sản phẩm ý nghĩa để đón Tết.
Chia sẻ yêu thương đến gia đình và những người khác qua các hoạt động đón
Tết.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: bảng đánh giá.
- HS: SGK, giấy vẽ, màu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
-
HOẠT ĐỘNG DẠY
1. Ổn
định
2. Bài
cũ
HOẠT ĐỘNG HỌC
- Hát
3. Bài mới
- Giới thiệu bài
E - Em vui đón Tết
Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu: Ứng xử ngày Tết.
- GV hướng dẫn: Em hãy viết những cách ứng
xử để có được những ngày Tết hạnh phúc và vui
tươi. Mỗi ngày em tự nhìn lại để đánh giá hành
vi. Hãy vẽ mặt cười nếu em đã làm tốt.
- Nhận xét.
Bài 2, 3
- Yêu cầu HS nêu:
+ Em hãy viết lời chúc Tết dành cho ba mẹ
(người thân).
+ Em hãy viết ra lời chúc Tết và mong ước
trong năm mới cho chính mình (trong học tập, ở
gia đình, nơi trường lớp,…).
- Nhận xét
Bài 4:
- Nhắc tựa
- Nêu yêu cầu
- HS nêu cách ứng xử và đánh giá cho
phần ứng xử của mình theo mẫu SGK.
- Chúc Tết người thân
- Lịch sự khi nhận quà và lì xì
- Ứng xử lúc ăn uống
- Hiểu ý nghĩa của ngày Tết
- Nêu yêu cầu
Con kính chúc mẹ sống lâu trăm tuổi
và mãi là người mẹ tốt nhất của chúng
con! Con yêu mẹ!
- HS viết lời chúc, mong ước ra giấy
- Yêu cầu HS nêu: Lời chúc Tết dành cho những
bạn gặp khó khăn.
- GV hướng dẫn: Em hãy nghĩ đến cảnh những
người bạn kém may mắn mà em đã gặp, nhìn
thấy trên đường đi, trên truyền hình, qua báo
chí,…Hãy dành cho những người bạn này lời
chúc Tết.
- Nhận xét
Bài 5:
- Yêu cầu HS nêu: Em hãy viết hoặc vẽ để diễn
tả cảm nhận của em về những ngày Tết sắp qua.
- GV hướng dẫn
- Nhận xét
- Nêu yêu cầu
- Nêu yêu cầu
- HS đóng vai chúc bạn kém may
mắn.
Mình thấy bạn Hoa trên ti vi, nhà bạn
vừa bị bão làm ngã, mình rất đồng
cảm với bạn. Mình chúc bạn thêm
nhiều nghị lực để vượt qua khó khăn
và mong mọi điều tốt lành sẽ đến với
bạn
- Nêu yêu cầu
- HS vẽ vào SGK
F - Em đã học và làm được những gì?
- GV yêu cầu HS đánh giá theo các mục ở bảng
đánh giá. Sau đó, tổ chức cho HS trình bày
trước lớp.
- HS nhắc lại những việc đã làm tương ứng với
từng đánh giá trong bảng mẫu.
- Nếu HS chọn cần cố gắng, HS cần đưa ra biện
pháp thực hiện hiệu quả hơn.
- GV nhận xét
- Trình bày sản phẩm - HS thuyết
trình về bài vẽ của mình- Em nhìn lại
những hoạt động em đã trải nghiệm
trong chủ đề này. Hãy đánh dấu x vào
cột hợp với nhận xét của em. Trong
những điều em có thể làm, em vui
nhất về (một) điều nào? Hãy đánh
thêm dấu x vào ô thích hợp trong cột
“Em vui nhất”.
- 2-3 HS trình bày trước lớp tổng hợp
các đánh giá của mình.
- Nhận xét
Điều em có thể
Tốt
Đạt
Cần
cố gắng
Em vui nhất
Nhận biết về Tết cổ truyền, các tên gọi của Tết; phân biệt những lễ Tết trong năm.
Nhận biết những phong tục, cách trang trí, ẩm thực,… trong ngày Tất cổ truyền.
Biết phụ giúp, biết cách chuẩ bị Tết.
Tự làm được một số việc, sản phẩm phù hợp để đón Tết.
Ý thức và ứng xử để đón tết vui và hạnh phúc.
Biết quan tâm đến gai đình và cả nhwunxg người bạn kém may mắn.
4. Củng cố - Dặn dò
- Nhắc tựa
- Nhận xét, tuyên dương
- Về nhà: Xin ý kiến ba mẹ về những nỗ lực và
niềm vui của bé trong dịp Tết năm nay.