ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐÀO MỸ HẰNG
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
VỚI DI TÍCH Ở HUYỆN GIA LÂM TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 7 TRUNG HỌC CƠ SỞ
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ
HÀ NỘI – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐÀO MỸ HẰNG
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
VỚI DI TÍCH Ở HUYỆN GIA LÂM TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 7 TRUNG HỌC CƠ SỞ
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN LỊCH SỬ
Mã số: 60 14 01 11
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH
HÀ NỘI – 2016
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên của luận văn, cho phép tôi bày tỏ lòngbiết ơn sâu sắc tớiTS.
Nguyễn Thị Bích, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và làm đề tài này.s
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Lịch sử, phòng thư
viện trường Đại học giáo dục – Đại học quốc gia đã tận tình quan tâm góp
ý và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô cùng các em học
sinh trường THCS Kim Sơn – Gia Lâm – Hà Nội đã tạo điều kiên thuận lợi
tham gia hoạt động nhiệt tình buổi hoạt động ngoại khóa được diễn ra thành
công tốt đẹp.
Lời cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn đối với những người thân trong gia
đình đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận
văn.
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và năng lực nghiên cứu cóhạn, chắc
chắn đề tài luận văn nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót.Rất mong
nhận đượcsự góp ý, bổ sung của quý thầy cô, các cơ quan chuyên môn về di
tích ở huyện Gia Lâm và các bạn bè đồng nghiệp cũng như các em học sinhđể
đề tài thêm hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Gia Lâm,tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn
Đào Mỹ Hằng
i
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
DHLS:
Dạy học lịch sử
GV:
Giáo viên
HS:
Học sinh
LSĐP:
Lịch sử địa phương
THCS:
Trung học cơ sở
THPT:
Trung học phổ thông
TNST:
Trải nghiệm sáng tạo
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ........................................... ii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............... Error! Bookmark not defined.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................. Error! Bookmark not defined.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứuError! Bookmark not defined.
6. Giả thuyết khoa học .................................... Error! Bookmark not defined.
7. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài ................... Error! Bookmark not defined.
8. Cấu trúc luận văn ........................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VỚI DI TÍCH LỊCH SỬĐỊA
PHƢƠNG – LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........ Error! Bookmark not defined.
1.1. Cơ sở lí luận ............................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Một số quan niệm về hoạt động TNST trong chương trình giáo dục
phổ thông ......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Cơ sở xuất phát của vấn đề tổ chức hoạt động TNST cho HS trong
dạy học lịch sử ở trường THCS ...................... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động TNST cho học sinh
THCS với các di tích lịch sử địa phương ........ Error! Bookmark not defined.
1.1.4.Các hình thức tổ chức hoạt độngTNST trong DHLS ở nhà trườngError! Bookmar
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................... Error! Bookmark not defined.
iii
1.2.1.Thực trạng việc tổ chức hoạt động TNST cho HS THCS với các di
tích lịch sử địa phương ở huyện Gia Lâm - Thành phố Hà NộiError! Bookmark not def
1.2.2. Nguyên nhân và định hướng ................................................................. 39
Chƣơng 2.QUI TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THCS VỚI DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA
PHƢƠNG HUYỆN GIA LÂM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................ 45
2.1. Các di tích lịch lịch sử tiêu biểu ở huyện Gia Lâm.................................. 45
2.1.1. Đền Gióng ............................................................................................. 45
2.1.2. Đền Bà Tấm .......................................................................................... 48
2.1.3. Đền thờ công chúa Lê Ngọc Hân .......................................................... 55
2.1.4.Khu tưởng niệm Cao Bá Quát ................................................................ 57
2.2. Một số yêu cầu khi tổ chức hoạt động TNSTvới các di tích LSĐP tiêu
biểu ở huyện Gia Lâm – Hà Nội ..................................................................... 58
2.2.1. Tổ chức hoạt động TNST tại các di tích LSĐP phải bám sát mục
tiêu dạy học, phát huy tính tích cực của HS.................................................... 58
2.2.2. Kế hoạch tổ chức hoạt độngTNST tại các di tích ở huyện Gia Lâm
phải được xây dựng chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng ................................................. 59
2.2.3. Hoạt động TNST tại các di tích phải thu hút đông đảo HS tham gia ... 60
2.2.4. Tổ chức hoạt động TNST về các di tích ở khu lịch sử phải phát huy
tính tích cực, tạo hứng thú cho HS .................. Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Tổ chức trong khoảng thời gian nhất định, phải tiết kiệm, an toàn
mà hiệu quả cao ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Qui trình tổ chức cáchoạt động TNST cho học sinh THCS tại các di
tích LSĐP ở huyện Gia Lâm – Thành phố Hà NộiError! Bookmark not defined.
2.3.1. Công tác chuẩn bị .................................................................................. 62
2.3.2. Tiến trình tổ chức .................................................................................. 64
2.4. Thực nghiệm sư phạm về tổ chức HĐ TNST tại các di tích huyện Gia
Lâm – thành phố Hà Nội ................................................................................. 73
2.4.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 73
iv
2.4.2. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 73
2.4.3. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................ 73
2.4.4. Tiến hành thực nghiệm.......................................................................... 73
2.4.5. Kết quả thực nghiệm………………………………………………....74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 84
v
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang phát triển trước tác động ngày
càng mạnh của xu thế toàn cầu hóa sẽ có những cái mới, nhiều nét văn hóa khác
biệt du nhập vào ảnh hưởng đến nước ta. Nếu không khéo lựa chọn, không có bản
lĩnh tiếp thu tinh hoa, loại bỏ những mặt trái, những tiêu cực sẽ là một thảm họa
lớn đối với nền văn hóa dân tộc và khi văn hóa bị lai căng, xuống dốc, bản sắc dân
tộc sẽ dần mất đi. Trong đó có một nguyên nhân rất lớn là do chúng ta không nắm
được truyền thống và lịch sử dân tộc,văn hóa của con người Việt Nam.Trong thực
tế có rất nhiều HS cho rằng môn Lịch sử là môn phụ không quan trọng như các
môn Toán, Lý, Hoá, cho nên thường lơ là trong việc học tập và kết quả là chất
lượng học tập của các em ở môn này không cao. Bên cạnh đó, việc dạy Lịch sử
hiện nay chủ yếu thiên về truyền đạt kiến thức áp đặt theo kiểu bắt HS phải nhớ
nhiều sự kiện, ngày tháng, địa danh, nhân vật nên khiến HS phải học thuộc rất
nhiều và dễ dẫn đến tình trạng chán nản. Phương pháp truyền đạt chỉ theo hướng
một chiều là GV chỉ đứng bục giảng và trò ghi chép, vì vậy mà môn Lịch sử không
được coi trọng. Tuy nhiên. Lịch sử là môn học có vai trò to lớn trong việc hình
thành cho các em lòng yêu nước, tự hào về dân tộc, biết phát huy truyền thống tốt
đẹp của cha ông, góp phần rất lớn trong việc hoàn thiện nhân cách con người.
Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009, điều 28.2 đã nêu rõ: “ Phương pháp giáo dục
phải phát huy tích cực. tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học ; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hướng thú, học tập cho học sinh”. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
nêu rõ: “Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn lực là nhân tố quyết định sự
phát triển đấtnước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tạo chuyển
biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo...Đổi mới hoạt động dạy và học,
6
phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực
hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học
chay”[28,tr201,203 -204].Đổi mới phương pháp nói chung, PPDH môn Lịch sử
nói riêng là hướng hoạt động học tập của HS, GV là người tổ chức, hướng dẫn HS
học tập.
Dạy và học Lịch sử là giúp HS hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục
lòng yêu quê hương, đất nước, có được tinh thần, khí phách của lịch sử dân tộc,
khả năng nhìn nhận, đánh giá mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử dựa trên những cứ
liệu xác thực và tự liên hệ với thực tiễn để rút ra được bài học cho hiện tại và tương
lai. Từ đó hình thành nên năng lực và phẩm chất con ngườiđáp ứng yêu cầu trong
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Muốn để môn Lịch sử trở thành
môn học thực sự hấp dẫn đối với HS thì trong DHLS, cũng như các môn khác ở
trường phổ thông, ngoài việc tiến hành bài học nội khóa, còn có hoạt động ngoài
lớp. Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với
hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông. Hoạt động TNST là một bộ phận
của quá trình giáo dục được tổ chức ngoài giờ học và có mối quan hệ bổ sung, hỗ
trợ cho hoạt động dạy học, nó có ý nghĩa tích cực đối với giáo dưỡng, giáo dục và
phát triển toàn diện của HS. HS được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ
động, tự giác và sáng tạo của bản thân. HS được chủ động tham gia vào quá trình
hoạt động, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng
hoạt động, Từ đó, các em HS được hình thành và phát triển những giá trị sống và
năng lực cần thiết. Đưa hoạt động TNST vào trong chương trình giáo dục của nhà
trường góp phần khắc phục những tồn tại của chương trình dạy và học lịch sử hiện
nay, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Triển khai hoạt động giáo dục trải nghiệm
sáng tạo chính là thực hiện quan điểm“Học đi đôi với hành”.
Gia Lâm là huyện cửa ngõ Đông Bắc của thủ đô, nằm trong vùng giao thoa của
văn hóa Thăng Long và văn hóa Kinh Bắc. Gia Lâm là mảnh đất địa linh nhân kiệt,
7
có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời,tự hào là quê hương của Thánh Gióng,
nguyên phi Ỷ Lan, Cao Bá Quát…Gia Lâm là nơi giàu di tích lịch sử co 250 di tích
lịch sử văn hóa, trong đó 98 di tích cấp quốc gia và thành phố, 8 di tích cách mạng
được gắn biển cách mạng kháng chiến như đền Phù Đổng, chùa Keo, đền Bà
Tấm…Qua nghiên cứu thực tiễn, tôi nhận thấy tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo cho học sinh các trường THCS ở huyện Gia Lâm còn nghèo nàn, hiệu quả chưa
cao. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tại trong dạy học Lịch sử là một
hướng đi nhằm nâng cao và góp phần thu hút đông đảo sự quan tâm của học sinh
vào môn học
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Tổ chức hoạt
động trải nghiệm sáng tạo với di tích ở huyện Gia Lâm trong DHLS Việt Nam
lớp 7 THCS” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình với mong muốn góp phần
vào việc đổi mới nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở các trường THCS huyện
Gia Lâm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học,
nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập tới việc tổ
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nói chung, tổ chức hoạt động trải nghiệm môn
lịch sử nói riêng như một số công trình nghiên cứu của cả trong nước và thế giới
2.1 Tài liệu nước ngoài
Trên thế giới, khẳng định tầm quan trọng của giáo dục toàn diện, Rabơle(1494
– 1553)nhà giáo dục thời kỳ Phục hưng đã nhấn mạnh việc tăng cường tổ chức các
hoạt động ngoài giờ lên lớp dưới hình thức trải nghiệm sáng tạo “Việc giáo dục
phải bao hàm các nội dung trí đức, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ…ngoài việc học ở
nhà, còn có các buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà
văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một
ngày”[48,18].
8
Rutxo – nhà tư tưởng người Pháp trong cuốn “Những cơ sở lí luận của việc
dạy học” tập 1 (1971) đã đề cao các hoạt động thực hành, thực nghiệm bởi nó có
tác dụng to lớn trong việc giáo dục trí tuệ và nhân cách cho HS. Ông nói “Đồ vật ,
đồ vật – hãy đưa ra đồ vật . Tôi không ngừng nhắc đi, nhác lại rằng chúng ta lạm
dụng quá mức lờinói. Bằng cách giảng dạy ba hoa, chúng ta chỉ tạo nên những
con người ba hoa”[3;30 -31]
Isma’il Al – Qabbami (1898 – 1963), nhà cải cách giáo dục tiên phong của Ai
Cập đã đưa chủ nghĩa thực dụng (do Jone Dewey – người Mỹ khởi sướng) đến với
nhân dân Ai Cập và áp dụng nó rất thành công, đó là: sử dụng phương pháp giảng
dạy theo nguyên tắc “học đi đôi với hành, tăng khả năng quan sát, nhận thức, phân
tích và đánh giá. Phương pháp này ngược với phương pháp truyền thống “đọc,
viết, nghe và đọc”. Phát triển tinh thần tự do, khuyến khích dân chủ, tự định hướng
và tôn trọng lẫn nhau giữa các trẻ, nuôi dưỡng khả năng sáng tạo” [14,100].
Giữa thế kỉ XX, nhà khoa học giáo dục nổi tiếng người Mĩ, John Dewey, với tác
phẩm “Kinh nghiệm và Giáo dục” đã chỉ ra hạn chế của giáo dục nhà trường và
đưa ra quan điểm về vai trò của kinh nghiệm trong giáo dục. Với triết lí giáo dục
đề cao vai trò của kinh nghiệm, Dewey cũng chỉ ra rằng, những kinh nghiệm có ý
nghĩa giáo dục giúp nâng cao hiệu quả giáo dục bằng cách kết nối người học và
những kiến thức được học với thực tiễn. Kolb (1984) cũng đưa ra một lí thuyết về
học từ trải nghiệm theo đó, học là một quá trình trong đó kiến thức của người học
được tạo ra qua việc chuyển hóa kinh nghiệm; nghĩa là, bản chất của hoạt động học
là quá trình trải nghiệm. Một số quan niệm khác của các học giả quốc tế cho rằng
giáo dục trải nghiệm coi trọng và khuyến khích mối liên hệ giữa các bài học trừu
tượng với các
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Lịch sử 7, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2006),Chương trình giáo dục phổ thông –
HĐGD ngoài giờ lên lớp.
9
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Đề án Đổi mới chương trì nh và sách giáo
khoa sau 2015, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Thông tư 38.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của HS
phổ thông, Kỷ yếu hội thảo Trường ĐHSP Hà Nội, tháng 8.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Hội thảo “Tổ chức hoạt động giáo dục
trải nghiệm sáng tạo khoa học kỹ thuật (KHKT) trong trường trung học".
Tổ chức ngày 7-3-2014 tại Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy,
TP Cần Thơ).
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2015), Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt
động TNST trong trường trung học, Tài liệu tập huấn.
8. Bộ KH – KT và Giáo dục Hàn Quốc(2009), Hoạt động trải nghiệm.
9. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội(2006), Một số vấn đề về lịch sử văn hóa
Thăng Long – Hà Nội(tài liệu học tập của học sinh lớp 6 - 12),NXB Hà Nội.
10.Dƣơng Thị Thùy Dƣơng(2015), Hoạt động trải nghiệm trong chương trình
địa lí lớp 10 – trung học phổ thông. Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Hà
Nội.
11.Đào Duy Anh(1964), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB khoa học xã
hội.
12.I.F. Kharlamôp(1978),Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế
nào (tập 1). NXB Giáo dục, Hà Nội.
13.Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Kim Dung, Quan niệm về hoạt động trải
nghiệm sáng tạo và một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
cho học sinh THPT, Kỉ yếu hội thảo phát triển chương trình nhà trường:
Những kinh nghiệm thực tiễn( Sơ kết một năm thực hiện “Xây dựng trường
phổ thông thực hành Nguyễn Tất Thành theo mô hình phát triển năng lực
học sinh), Hà Nội, tháng 8 năm 2014
10
14.Nguyễn Thị Kim Dung, Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo cho học sinh THPT, Viện nghiên cứu sư phạm- Trường
ĐHSP Hà Nội
15.Nguyễn Thị Kim Dung (chủ biên), (2006), Tài liệu hướng dẫn tổ chức
HĐGD ngoài giờ lên lớp, Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực GV các
tỉnh miền núi phía Bắc, Vụ Giáo dục Trung học- Dự án phát triển giáo dục
THPT – Trường ĐHSP Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Côi (chủ biên), (1995) “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm
môn Lịch sử”. NXB ĐHQG.
17.GS. TS Nguyễn Thị Côi(Chủ biên),(2008)Các con đường, biện pháp nâng
cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông.NXB ĐHSP.
18.GS.TS Nguyễn Thị Côi (Chủ biên),(2009),Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư
phạm môn Lịch sử. Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
19.Nguyễn Quốc Phong. Để lịch sử sống động.Báo Giáo dục và thời đại.số 38
ngày 03/09/2007.
20. Ngô Thị Hiền Thúy( Chủ biên), (2013), Tài liệu lịch sử Hà Nội, NXB Hà
Nội
21.Vũ Quang Hiển – Hoàng Thanh Tú (đồng chủ biên),(2014) Chương trình
phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
22.GS.TS Phan Ngọc Liên (Chủ biên), (2010).Phương pháp dạy học Lịch sử.
Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
23.GS.TS Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Nguyễn Phan Quang.Công tác
ngoại khóa thực hành môn Lịch sử ở trường phổ thông.NXB Giáo dục.
24.GS.TS Phan Ngọc Liên, PGS.TS Trịnh Đình Tùng (Chủ biên), (1999),
Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy lịch sử ở THCS: Sách bồi
dưỡng thường xuyên chu kì 1997-2000 cho giáo viên THCS. NXB Giáo dục.
11
25.GS.TS Phan Ngọc Liên, GS.TS Nguyễn Thị Côi, PGS.TS Trịnh Đình
Tùng, Trần Vĩnh Tƣờng(2002),Một số chuyên đề phương pháp dạy học
lịch sử. NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
26.GS.TS Phan Ngọc Liên (Chủ biên), (2012). Lịch sử Thăng Long tập 1,
NXB Hà Nội.
27. Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc Diệp, Tổ chức các hoạt động giáo dục
trong trƣờng trung học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh –
Bộ Giáo dục và Đào tạo – Tài liệu tập huấn.
28. Đinh Thị Kim Thao và các tác giả (2009), Tâm lý học đại cương, NXB
ĐHQGHN.
29.Hoàng Thanh Tú, Phương pháp ôn tập Lịch sử ở trường THPT, NXB Đại
học quốc gia Hà Nội
30.Nguyễn Huy Tú(2002),Về tiềm năng sáng tạo của học sinh hiện nay, Tạp
chí giáo dục số 25, tháng 3
31.Trang web:
.
.
12