Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

KẾ HOẠCH CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN PHÒNG ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 TẦM NHÌN ĐẾN 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.38 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KẾ HOẠCH CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
PHÒNG ĐÀO TẠO
GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
TẦM NHÌN ĐẾN 2030

TP. HỒ CHÍ MINH 1 – 2016


Kế hoạch chiến lược phòng Đào tạo giai đoạn 2016-2020

1

I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT
1. THÔNG TIN CHUNG:
1.1 Tên đầy đủ:
-

Tên tiếng Việt: Phòng Đào tạo

-

Tên tiếng Anh: Office of Academic Affairs

1.2 Tên viết tắt:
-

Tên tiếng Việt: PĐT


-

Tên tiếng Anh:

1.3. Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
1.4.Thông tin liên lạc:
-

Phòng B001, 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành
phố Hồ Chí Minh.

-

Điện thoại: 08-38293828- ext: 112,113,173

-

Webiste:

-

Email:

2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
3.1. Chức năng:
Phòng Đào tạo có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng xây dựng kế
hoạch và triển khai thực hiện các chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của
Đại học Quốc gia TP.HCM về đào tạo đại học; tổ chức thực hiện và giám sát

công tác giảng dạy và học tập của các hệ đào tạo đại học trong Trường theo quy
định.
3.2. Nhiệm vụ:
-

Tham mưu, giúp Hiệu trưởng trong việc xác định mục tiêu đào tạo, quy mô
đào tạo, cơ cấu ngành nghề, xây dựng các ngành hoặc chuyên ngành mới;
nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến và hoàn thiện nội dung,
chương trình, quy trình, giáo trình, phương pháp đào tạo và quản lý chất
lượng đào tạo đại học;

-

Xây dựng kế hoạch giảng dạy chung của toàn Trường, cho từng khoá học,
năm học, học kỳ; lập thời khoá biểu, bố trí và điều hành lịch trình giảng dạy
– học tập;


Kế hoạch chiến lược phòng Đào tạo giai đoạn 2016-2020
-

2

Theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giảng dạy, chương trình
đào tạo và quy chế giảng dạy – học tập ở các khoa; đề xuất, bổ sung hoặc
điều chỉnh khi cần thiết để Hiệu trưởng xem xét quyết định;

-

Quản lý hành chính về giáo vụ và học vụ các hệ đào tạo của Trường theo các

quy chế về đào tạo bậc đại học do Bộ GD&ĐT và Đại học Quốc gia
TP.HCM ban hành; tập hợp, thống kê và xử lý các thông tin về giáo vụ và
học vụ;

-

Tham mưu cho Hiệu trưởng các chế độ chính sách đối với cán bộ giảng dạy
trong Trường và cán bộ thỉnh giảng, phục vụ giảng dạy; kiểm tra báo cáo
thống kê khối lượng giảng dạy của các khoa để Nhà trường trả thù lao; đề
xuất ý kiến về nhu cầu cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác nhằm
phục vụ hoạt động giảng dạy – học tập;

-

Phối hợp với Phòng Kế hoạch – Tài chính quản lý ngân sách Nhà nước và
các nguồn thu khác của Trường dành cho đào tạo đại học và đề xuất thanh
toán tiền giảng cho giáo viên theo quy định của Nhà trường;

-

Tổ chức hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của sinh viên về quy chế học tập,
kiểm tra, thi,…;

-

Phối hợp với các khoa/bộ môn hướng dẫn việc đăng ký học phần, cố vấn
việc học tập của sinh viên;

-


Lập kế hoạch, phối hợp với các đơn vị tổ chức, triển khai công tác tuyển
sinh các hệ đào tạo đại học hàng năm.

4. CƠ CẤU TỔ CHỨC:
4.1. Nhân sự: 19 người, trong đó có 01 TS, 05 ThS và 13 ĐH.
4.2. Cơ cấu tổ chức: 01 Trưởng phòng, 03 Phó trưởng phòng và 15 chuyên viên.


Kế hoạch chiến lược phòng Đào tạo giai đoạn 2016-2020

3

5. PHÂN TÍCH SWOT
5.1. Điểm mạnh:
-

Có được sự quyết tâm nâng cao chất lượng đào tạo của toàn trường.

-

Công tác tín chỉ hoá hoạt động đào tạo theo đúng kế hoạch, tiến độ.

-

Quy mô đào tạo ổn định ở các hình thức đào tạo.

-

Công tác tuyển sinh nghiêm túc, đúng quy chế.


5.2. Điểm yếu:
-

Hoạt động quản lý đào tạo còn thiếu chuyên nghiệp.

-

Tin học hoá thiếu đồng bộ giữa các bộ phận, chưa theo kịp tốc độ phát triển.

-

Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chưa theo kịp yêu cầu phát triển.

-

Sự liên thông đã được chú ý nhưng thiếu chiều sâu.

5.3. Cơ hội:
-

Có sự quan tâm và tạo điều kiện của Đảng Ủy, Ban Giám hiệu về công tác
đào tạo.

-

Chất lượng đào tạo được toàn trường đặc biệt quan tâm.

-

Công tác quản lý đào tạo ngày càng được cải thiện.


-

Hội nhập quốc tế về đào tạo đang diễn ra một cách mạnh mẽ.

5.4. Thách thức:
-

Việc áp dụng công nghệ vào trong quản lý đào tạo chưa thật sự đáp ứng nhu
cầu đổi mới trong công tác đào tạo.

-

Đội ngũ cán bộ, chuyên viên quản lý đào tạo còn mỏng, chưa đáp ứng tốt
được nhu cầu quản lý đào tạo hiện đại.

-

Phương tiện kỹ thuật phục vụ đào tạo, môi trường làm việc còn nhiều hạn
chế.

-

Công tác tuyển sinh đại học có nhiều biến động.

6. TẦM NHÌN, SỨ MẠNG, MỤC TIÊU
6.1. Tầm nhìn:
Là đơn vị quản lý đào tạo chuyên nghiệp, hiện đại, là làm đầu mối cho việc
chuẩn hóa và hội nhập các chương trình đào tạo trong nước và ngoài nước.
6.2. Sứ mạng:

Đơn vị tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
bậc đại học, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
6.3. Mục tiêu:


Kế hoạch chiến lược phòng Đào tạo giai đoạn 2016-2020

4

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo, nhằm phục vụ cho việc nâng
chất lượng đào tạo của trường ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và
trên thế giới.


Kế hoạch chiến lược phòng Đào tạo giai đoạn 2016-2020

5

PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHIẾN LƢỢC
GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
1. Chƣơng trình đào tạo
1.1. Thành quả:
Nhìn chung, chương trình đào tạo của một số ngành đã xây dựng không
chỉ đáp ứng nhu cầu xã hội mà còn tiệm cận với định hướng nghiên cứu. Các
ngành Báo chí, Quan hệ quốc tế, Ngữ văn Anh, Đông phương học, Hàn Quốc
học, Nhật Bản học, Tâm lý học, Du lịch,... ngày càng được củng cố và phát
triển, thu hút được nhiều thí sinh đăng ký dự thi. Song song đó Trường cũng
đã kịp thời mở ngành học mới như Ngữ văn Italia, thu hút được sinh viên đầu
vào, nhập học đạt 90% chỉ tiêu.
14 chương trình đào tạo đang triển khai tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn

AUN-QA của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (100% kế hoạch),
bao gồm: Văn học, Lịch sử, Ngữ văn Anh, Ngữ văn Đức, Đông phương học,
Xã hội học, Nhân học, Quan hệ quốc tế, Việt Nam học, Báo chí và Truyền
thông, Lưu trữ và Quản trị văn phòng, Công tác xã hội, Giáo dục, Thư việnThông tin học, trong đó có 7 chương trình đã đánh giá ngoài nội bộ cấp
ĐHQG-HCM là: Nhân học, Quan hệ quốc tế, Ngữ văn Anh, Việt Nam học,
Báo chí và Truyền thông, Văn học, Lịch sử và 3 chương trình đã đánh giá
ngoài chính thức và đạt chuẩn AUN là Việt Nam học, Ngữ văn Anh và Quan
hệ quốc tế.
Trường đã triển khai thực hiện đề án CDIO cho hai khoa Báo chí-Truyền
thông, Giáo dục và được ĐHQG-HCM nghiệm thu.
Công tác rà soát, chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo, xây dựng
chuẩn đầu ra theo góp ý của nhà tuyển dụng và cựu sinh viên được định kỳ
thực hiện nghiêm túc và hiệu quả.
1.2. Hạn chế:
Việc triển khai mở ngành mới còn gặp nhiều khó khăn, trong đó khó khăn
nổi bật là một số ngành mới cần mở không có trong danh mục mã ngành cấp 4
của Bộ Giáo dục và đào tạo và chưa có cán bộ (đạt chuẩn) theo quy định để
mở ngành học mới. Tính đến nay, vẫn còn 7/8 ngành học mới chưa thực hiện


Kế hoạch chiến lược phòng Đào tạo giai đoạn 2016-2020

6

triển khai xây dựng đề án mở ngành như: Khoa học quản lý, Khoa học chính
trị, Hành chính công, Nghệ thuật học, Xuất bản - Phát hành, Trung Quốc học,
Ấn Độ học.
Chương trình và nội dung đào tạo một số ngành chưa thật sự chú ý đến
việc trang bị kỹ năng (đặc biệt là kỹ năng mềm) cho sinh viên.
2. Loại hình đào tạo

2.1. Thành quả:
Ổn định và phát triển quy mô đào tạo hợp lý ở tất cả các hình thức đào tạo
(chính quy, cử nhân tài năng, văn bằng 2, liên thông, vừa làm vừa học), bảo
đảm chất lượng đào tạo; sản phẩm đào tạo của nhà trường được xã hội thừa
nhận.
Các chỉ tiêu
CQ
Chỉ
CNTN
tiêu
VB2
Tuyển
LT
mới
VLVH
Tổng số SV
Chỉ
tiêu
theo
hệ ĐT

CQ
CNTN
VB2
LT
VLVH

Năm 2015

Kết quả


Mức độ hoàn thành (%)

3.150
170
1.216
365

3.118
50
1.000
140

99,0
29,4
82,2
38,4

2.010

900

44,8

26.051
12.308
430
3.476
712
8.600


21.535
12.119
110
3.678
140
5.488

82,7

98,5
25,6
105,8
19,7
63,8

(Số liệu so sánh mức độ hoàn thành chỉ tiêu về quy mô- loại hình đào tạo)
Liên kết đào tạo có hiệu quả với các đơn vị trong và ngoài nước, đáp ứng
kịp thời yêu cầu bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí cho
TPHCM và các địa phương.
Sau một thời gian đào tạo, Chương trình đào tạo cử nhân tài năng đã
chuyển sang giai đoạn đào tạo mới, giai đoạn 2013-2017 đối với khoa
VH&NN và Lịch sử.
Triển khai thành công 2/6 chương trình đào tạo chất lượng cao với học phí
tương ứng đối với hai ngành Báo chí và Quan hệ quốc tế.
2.2. Hạn chế:


Kế hoạch chiến lược phòng Đào tạo giai đoạn 2016-2020


7

Do còn vướng mắc về mặt pháp lý nên trường chưa thực hiện được
chương trình liên kết đào tạo ngành thứ 2 với Trường ĐH Kinh tế - Luật.
Chưa hoàn thành đề án thành lập chương trình đào tạo từ xa ngành Việt
Nam học để trình ĐHQG-HCM phê duyệt.
3. Hoạt động đào tạo
3.1. Thành quả:
Triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ các hệ đào tạo theo đúng lộ trình
và thu được những kết quả bước đầu.
Triển khai đầy đủ nghiêm túc và có hiệu quả các quy chế, quy định về đào
tạo của Bộ GD&ĐT, của ĐHQG-HCM và của Trường.
Công tác tuyển sinh ở tất cả các hệ đào tạo được thực hiện nghiêm túc,
đúng quy chế, đảm bảo chỉ tiêu.
Tổ chức thành công chương trình đào tạo chất lượng cao, đảm bảo thực
hiện đúng quy định, cũng như các cam kết của trường với người học, thu hút
được sinh viên tham gia đào tạo, cụ thể là 388 sinh viên từ khóa 2012 đến
khóa 2015.
Việc phối hợp với trung tâm Ngoại ngữ giảng dạy ngoại ngữ không
chuyên đã dần đi vào ổn định.
Bước đầu triển khai thành công chương trình dạy ngoại ngữ chuyên ngành
cho 7 khoa/bộ môn.
3.2. Hạn chế:
Việc thay đổi trong hoạt động đào tạo còn chậm.
Việc liên thông ngang giữa các ngành học trong trường còn chưa đa dạng,
chủ yếu ở các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương.
Một bộ phận GV chưa thật sự coi trọng việc phát triển tính chủ động, sáng
tạo và rèn luyện kỹ năng cho SV thông qua việc áp dụng các PPGD mới. Các
khoá tập huấn về PPGD chưa thật chuyên sâu và thiếu đồng bộ.
4. Quản lý đào tạo

4.1. Thành quả:


Kế hoạch chiến lược phòng Đào tạo giai đoạn 2016-2020

8

Các quy trình, văn bản hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ ngày càng
hoàn thiện.
Kế hoạch học tập tất cả các môn đại cương và chuyên ngành của các hệ
đào tạo được xây dựng và triển khai thực hiện nghiêm túc và có sự giám sát
của phòng Thanh tra pháp chế.
Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo (phòng học, phòng nghiên cứu, phòng tra
cứu dữ liệu, thư viện, giáo trình, tài liệu, trang thiết bị…) có chuyển biến khá
tích cực.
Việc triển khai và đưa vào sử dụng hệ thống thông tin, cổng thông tin giúp
cho việc cung cấp thông tin cho sinh viên ngày càng dễ dàng, góp phần tăng
cường hiệu lực quản lý đào tạo.
4.2. Hạn chế:
Hoạt động quản lý đào tạo ở một số mặt còn thiếu tính chuyên nghiệp; các
phương tiện kỹ thuật phục vụ, trang thiết bị, cơ sở vật chất còn thiếu.
Đội ngũ chuyên viên còn mỏng, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thích ứng
kịp quá trình hiện đại hóa công tác quản lý đào tạo hiện đại.
Công tác theo dõi, kiểm tra giờ giảng chưa mang lại hiệu quả cao, còn
lúng túng trong việc chọn lựa phương thức quản lý.
Việc triển khai hệ thống thông tin cho toàn trường diễn ra còn chậm, chưa
đáp ứng được yêu cầu quản lý đào tạo hiện đại, các khoa/bộ môn chưa thể tiếp
cận và sử dụng hệ thống này.



Kế hoạch chiến lược phòng Đào tạo giai đoạn 2016-2020

9

PHẦN III: KẾ HOẠCH CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
Chiến lược phát triển Phòng Đào tạo giai đoạn 2016-2020 được xây dựng
trên cơ sở triển khai chương trình 2 (mảng đào tạo đại học) trong “Kế hoạch chiến
lược trung hạn phát triển Trường ĐHKHXH&NV giai đoạn 2016-2020”, gồm 4
lĩnh vực:
1. Chương trình đào tạo
2. Quy mô, loại hình đào tạo
3. Hoạt động đào tạo
4. Quản lý đào tạo
Ngoài mục tiêu chung của toàn bộ kế hoạch chiến lược, mỗi lĩnh vực được
trình bày theo bố cục: mục tiêu cụ thể, các giải pháp/nhóm giải pháp nhằm đạt được
mục tiêu đề ra và chỉ tiêu định lượng, thời gian thực hiện.
1. Mục tiêu chung: Thực hiện tốt vai trò tham mưu cho Ban Giám hiệu trong
công tác tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo, cũng như xây dựng chương
trình đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể:
-

Tiếp tục triển khai Chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận mô hình CDIO và xây

dựng các ngành học đạt chuẩn khu vực AUN-QA.

-

Duy trì và ổn định quy mô của các hệ đào tạo; tiếp tục triển khai các loại hình đào


tạo mới, đáp ứng nhu cầu xã hội.

-

Hoạt động đào tạo theo hướng liên thông.

-

Quản lý đào tạo khoa học, hiện đại và hiệu quả.

2.1. Chƣơng trình đào tạo
2.1.1. Giải pháp:
-

Hỗ trợ các khoa/bộ môn xây và phát triển các ngành khoa học cơ bản theo

định hướng nghiên cứu (Văn học, Ngôn ngữ học, Lịch sử, Triết học, Địa lý học,
Nhân học, Văn hoá học….); đẩy mạnh đào tạo các ngành theo hướng ứng dụng
(Báo chí - Truyền thông, Quan hệ quốc tế, Ngữ văn Anh, Tâm lý học, Nhật Bản
học, Hàn Quốc học, Quản trị du lịch và lữ hành…).


Kế hoạch chiến lược phòng Đào tạo giai đoạn 2016-2020
-

10

Hỗ trợ các khoa/bộ môn nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo: Báo chí -


Truyền thông, Quan hệ quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Tâm lý học, Nhật Bản học, Hàn
Quốc học, Quản trị du lịch và lữ hành.
-

Tiếp tục định kỳ triển khai công tác rà soát, chuẩn hoá chuẩn đầu ra và

chương trình đào tạo cho tất cả các ngành/chuyên ngành theo hướng CDIO.
-

Phối hợp với các khoa Quản lý giáo dục, Báo chí và Truyền thông, Ngôn ngữ

Anh và các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai thí điểm chương trình đào tạo đạt
chuẩn đầu ra theo phương pháp tiếp cận CDIO.
-

Hỗ trợ các khoa/bộ môn trong việc xây dựng đề án mở ngành/chuyên ngành.

-

Phối hợp với khoa Ngữ văn Anh, Quan hệ quốc tế, Báo chí –Truyền thông,

Trường Đại học Kinh tế - Luật và các đơn vị có liên quan xây dựng và ban hành
quy định về đào tạo liên thông và xây dựng các chương trình đào tạo song bằng.
-

Hỗ trợ các khoa/bộ môn trong việc xây dựng chương trình đào tạo đạt chuẩn

khu vực AUN-QA.
2.2.2. Chỉ tiêu:
-


Mở thêm 02 ngành đào tạo mới thuộc lĩnh vực Truyền thông và Chính trị học.

-

Mở thêm các ngành đào tạo chất lượng cao: Nhật Bản học, Quản trị dịch vụ

du lịch và lữ hành, Ngôn ngữ Anh, Tâm lý học và Hàn Quốc học.
-

Trước mắt, thực hiện đào tạo song bằng với Trường Đại học Kinh tế - Luật

cho 03 ngành Quan hệ quốc tế, Ngôn ngữ Anh và Báo chí.
2. 2 Quy mô, loại hình đào tạo
2.2.1. Giải pháp:
-

Ổn định chỉ tiêu tuyển sinh hệ đào tạo chính quy; điều chỉnh chỉ tiêu của từng

ngành theo hướng ưu tiên chỉ tiêu cho các ngành học mới mà xã hội có nhu cầu.
-

Giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh đối với hệ vừa làm vừa học, chú trọng tuyển sinh

hệ này tại các địa phương.
-

Phối hợp khoa/bộ môn xây dựng và triển khai đào tạo từ xa, văn bằng hai, liên

thông đối với các ngành học mà xã hội có nhu cầu.

-

Phối hợp với các khoa/bộ môn triển khai các hình thức đào tạo bằng kép

2.2.2. Chỉ tiêu: (xem phụ lục 2)
-

Triển khai đề án đào tạo từ xa cho ngành Việt Nam học vào năm 2017 và
hướng đến xây dựng đề án cho ngành Ngôn ngữ Anh vào năm 2020.


Kế hoạch chiến lược phòng Đào tạo giai đoạn 2016-2020
-

11

Năm 2016, xây dựng và triển khai đề án đào tạo bằng kép đối với ngành Ngôn
ngữ Đức.

-

Năm 2016 xây dựng đề án đào tạo liên thông lên đại học đối với ngành Quản
trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

2. 3. Hoạt động đào tạo
2.3.1. Giải pháp:
-

Tiếp tục hoàn thiện các quy trình, biểu mẫu.


-

Tiếp tục tổ chức hội nghị nhà tuyển dụng ở cấp khoa/bộ môn.

-

Phối hợp phòng KT&ĐBCL tổ chức tập huấn chuyên sâu về đổi mới phương

pháp giảng dạy, cũng như kiểm tra đánh giá theo hướng hiện đại.
-

Chú trọng hơn nữa công tác tuyển sinh, đặc biệt là công tác truyền thông cho

học sinh các trường phổ thông trung học tại Tp.HCM và các tỉnh, thành phố.
-

Thống nhất với khoa/bộ môn trong việc rà soát, điều chỉnh và bổ sung kiến

thức trong các chương trình đào tạo theo hướng liên thông, liên kết giữa các nhóm
ngành hoặc khác nhóm ngành, giữa ngành chính và ngành phụ.
2.3.2. Chỉ tiêu:
-

Điều chỉnh và bổ sung học phần tự chọn, đảm bảo cho sinh viên giữa các

ngành có nhiều cơ hội để lựa chọn.
-

Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các học phần của tất cả chương trình đào tạo


thành chương trình đào tạo ngành chính – ngành phụ.
-

Điều chỉnh và bổ sung nội dung tất cả chương trình đào tạo ngành thứ nhất và

kiến thức của chương trình đào tạo ngành thứ hai để đào tạo ngành kép.
-

Tổ chức tập huấn về phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá, cấp chứng

chỉ cho giảng viên theo định kỳ 2 năm/lần.
-

Tổ chức hội nghị nhà tuyển dụng tại các khoa/bộ môn theo định kỳ 2 năm/lần.

2. 4. Quản lý đào tạo
2.4.1. Giải pháp:
-

Nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, chuyên viên trong quản lý

và phục vụ đào tạo.
-

Tăng cường nhân sự, tổ chức lại nhân sự và mô hình quản lý đào tạo theo

hướng hiện đại.


Kế hoạch chiến lược phòng Đào tạo giai đoạn 2016-2020

-

12

Tiếp tục phát triển các cơ sở dữ liệu về đào tạo, chú ý xây dựng CSDL cho các

hệ đào tạo và hình thức đào tạo mới như đào tạo từ xa và chất lượng cao.
-

Tăng cường cơ chế phối hợp giữa Phòng với các phòng/ban chức năng cũng

như khoa/bộ môn trong quản lý đào tạo.
-

Kiện toàn Ban cố vấn học tập và giáo vụ của các khoa/bộ môn.

2.4.2. Chỉ tiêu:
-

100% chuyên viên của Phòng hoàn thành công việc được giao.

-

Mỗi khoa/bộ môn trực có ít nhất 2 cố vấn học tập am hiểu quy chế, quy định

và tư vấn hiệu quả cho sinh viên các hệ đào tạo.
-

Thường xuyên trao đổi với các khoa/bộ môn về công tác quản lý đào tạo.


-

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác giáo vụ, công tác cố vấn học tập trong

toàn trường mỗi năm.



×