Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN TẠI THỊ XÃ TÂN CHÂU TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.33 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MÔ HÌNH CÁNH
ĐỒNG MẪU LỚN TẠI THỊ XÃ TÂN CHÂU
TỈNH AN GIANG

VÕ THÀNH PHƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

VÕ THÀNH PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MÔ HÌNH CÁNH
ĐỒNG MẪU LỚN TẠI THỊ XÃ TÂN CHÂU
TỈNH AN GIANG

Ngành: Kinh Doanh Nông Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Giáo viên hướng dẫn : TRANG THỊ HUY NHẤT

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013
 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN TẠI THỊ XÃ TÂN CHÂU
TỈNH AN GIANG” do Võ Thành Phương, sinh viên khóa 36, ngành Kinh Doanh
Nông Nghiệp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
.

.
Trang Thị Huy Nhất
Giảng viên hướng dẫn

Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày


Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gửi những dòng tri ân đến Ba Mẹ và gia đình, những người
đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Em xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ
Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến
thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc vô cùng quý báu trong thời gian học tập
vừa qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trang Thị Huy Nhất đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các cô, chú, bác, anh, chị
nông hộ trồng lúa tại Tân Châu, Trạm BVTV Tân Châu, Các Hợp Tác Xã trên địa bàn
và các phòng ban Ủy Ban Nhân Dân thị xã Tân Châu đã hết lòng chỉ dẫn, giúp đỡ tôi
trong quá trình thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài có hạn cộng với trình độ hiểu biết và
tầm nhìn chưa rộng. Vì thế, luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong
được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, tháng 12 năm 2013

Sinh viên: Võ Thành Phương


NỘI DUNG TÓM TẮT
VÕ THÀNH PHƯƠNG, Tháng 12 năm 2013. “Đánh Giá Tình Hình Thực
Hiện Mô Hình “Cánh Đồng Mẫu Lớn” tại thị xã Tân Châu, Tỉnh An Giang”.
VO THANH PHUONG, December, 2013.“Assessing the current situation on
implementing Great Field model at Tan Chau Town, An Giang province”.
Khóa luận tập trung nghiên cứu đặc điểm, tình hình thực hiện mô hình “Cánh
đồng mẫu lớn” tại địa bàn thị xã Tân Châu. Cụ thể khóa luận đi sâu vào nghiên cứu
các mặt sau: phân tích tình hình thực hiện mô hình, trong đó làm nổi bật lên mối liên
kết giữa nông dân và doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa,
vai trò của hợp tác xã và một số mối quan hệ khác. Khóa luận còn so sánh hiệu quả sản
xuất giữa hai nhóm nông hộ từ đó đưa ra kết luận mô hình mang lại hiệu quả cao hơn.
Đồng thời phân tích những mặt đã đạt được cũng như những hạn chế cần khắc
phục…và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện và mở rộng mô hình.
Khóa luận đã sử dụng kết quả bảng câu hỏi điều tra 60 nông hộ có tham gia mô
hình và 30 hộ trồng lúa không tham gia mô hình, bên cạnh đó là nguồn số liệu thứ cấp
tại các cơ quan chính quyền địa phương. Các phương pháp đã sử dụng: thống kê mô
tả, so sánh, phân tích tổng hợp,…
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm
hoàn thiện mô hình.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. xi
DANH MỤC PHỤ LỤC .............................................................................................. xii
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................1

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1

Đặt vấn đề ..........................................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2

1.2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................3
1.3.1 Phạm vi thời gian .............................................................................................3
1.3.2 Phạm vi không gian .........................................................................................3
1.4

Cấu trúc khóa luận .............................................................................................3

CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................4
TỔNG QUAN..................................................................................................................4
2.1 Giới thiệu đôi nét về thị xã Tân Châu ....................................................................4
2.1.1 Điều kiện tự nhiên............................................................................................4
2.1.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................4
2.1.1.2 Khí hậu – thời tiết ......................................................................................5
2.1.1.3 Địa hình – Đất đai – Sông ngòi .................................................................5
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................6
2.1.2.1 Dân số lao động .........................................................................................6
v



2.1.2.2 Dân tộc – Tôn giáo ....................................................................................7
2.1.2.3 Giáo dục – Đào tạo ....................................................................................7
2.1.2.4 Y tế ............................................................................................................8
2.1.2.5 Văn hóa – Thể thao ...................................................................................8
2.1.2.6 Cơ sở hạ tầng .............................................................................................9
2.1.2.7 Tình hình kinh tế .....................................................................................11
2.1.3. Đánh giá chung .............................................................................................13
2.2 Tổng quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa lúa gạo ở Việt Nam ..................14
2.2.1 Tình hình sản xuất .........................................................................................14
2.2.2 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam .........................................................15
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................16
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................16
3.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................................16
3.1.1 Giới thiệu mô hình “Cánh Đồng Mẫu Lớn” ..................................................16
3.1.1.1 Định nghĩa mô hình .................................................................................16
3.1.1.2 Điều kiện hình thành mô hình .................................................................17
3.1.1.3 Mục tiêu của mô hình ..............................................................................18
3.1.1.4 Mối liên kết trong mô hình “Cánh Đồng Mẫu Lớn” ...............................18
3.1.2 Một số khái niệm ...........................................................................................22
3.1.2.1 Kết quả sản xuất ......................................................................................22
3.1.2.2 Hiệu quả kinh tế ......................................................................................23
3.1.2.3 Hợp đồng kinh tế .....................................................................................23
3.1.3 Một số chỉ tiêu đo lường kết quả - hiệu quả kinh tế ......................................24
3.1.3.1 Chỉ tiêu đo lường kết quả kinh tế ............................................................24
3.1.3.2 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế ..........................................................25
vi


3.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................25
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................25

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................26
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................................27
4.1 Đặt điểm mô hình “Cánh Đồng Mẫu Lớn” tại Tân Châu ....................................27
4.1.1 Tình hình thực hiện mô hình “Cánh Đồng Mẫu Lớn” trong sản xuất và tiêu
thụ lúa ở Tân Châu thời gian gần đây .....................................................................27
4.1.2 Tiến trình thực hiện........................................................................................28
4.2 Đặc điểm mẫu điều tra .........................................................................................30
4.2.1 Độ tuổi chủ hộ................................................................................................30
4.2.2 Trình độ học vấn của chủ hộ điều tra ............................................................30
4.2.3 Thâm niên canh tác ........................................................................................31
4.2.4 Đặc điểm nhân khẩu và lao động ...................................................................32
4.2.5 Quy mô sản xuất ............................................................................................33
4.2.6 Cơ cấu giống lúa gieo sạ ................................................................................34
4.2.7 Tình hình tham gia khuyến nông ...................................................................35
4.2.8 Tình hình ghi chép Sổ tay sản xuất của hộ nông dân tham gia mô hình .......36
4.2.9 Lý do tham gia mô hình .................................................................................37
4.3 Phân tích mối liên kết giữa các nhà trong mô hình “Cánh Đồng Mẫu Lớn” .......38
4.3.1 Mối liên kết giữa nhà Nông và nhà Doanh nghiệp ........................................38
4.3.1.1 Mối liên kết giữa nông dân và công ty cổ phần Toàn Cầu......................40
4.3.1.2 Mối liên kết giữa nông dân và công ty cổ phần nông dược HAI ............42
4.3.2 Mối liên kết giữa nông dân và HTX NN .......................................................43
4.3.2.1 Vai trò kết hợp tổ chức của HTX NN .....................................................45
vii


4.3.2.2 Vai trò trung gian giữa nông dân và doanh nghiệp .................................45
4.3.2.3 HTX đầu tư phân bón cho nông dân .......................................................45
4.3.3 Mối liên kết giữa cán bộ kỹ thuật (nhà Doanh nghiệp, nhà Khoa học, Nhà
Nước) đối với nông dân ..........................................................................................46

4.4 So sánh kết quả, hiệu quả sản xuất trên 1 Ha lúa giữa nông hộ tham gia mô hình
với hộ nông dân không tham gia mô hình..................................................................47
4.4.1 Tổng hợp chi phí sản xuất trên 1 Ha lúa của hai nhóm nông hộ ...................47
4.4.2 Giá thành sản phẩm .......................................................................................49
4.4.3 So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất trên 1 ha của hai nhóm hộ ..................49
4.5 Đánh giá của nông dân về mô hình “Cánh Đồng Mẫu Lớn” ...............................50
4.5.1 Đối với doanh nghiệp cung ứng đầu vào .......................................................50
4.5.2 Đối với việc thu mua đầu ra...........................................................................52
4.5.3 Đối với sự hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật ............................................................53
4.6 Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình ..........................................53
4.6.1 Thuận lợi ........................................................................................................53
4.6.2 Khó khăn ........................................................................................................54
4.7 Xu hướng phát triển của mô hình.........................................................................55
4.8 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình ...............................56
CHƯƠNG 5 ...................................................................................................................58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................58
5.1 Kết luận ................................................................................................................58
5.2 Kiến nghị ..............................................................................................................58
5.2.1 Đối với Nhà nước ..........................................................................................59
5.2.2 Đối với nông dân ...........................................................................................60
5.2.3 Đối với nhà Khoa học ....................................................................................60
5.2.4 Đối với Nhà Doanh nghiệp ............................................................................60
viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế


BVTV

Bảo vệ thực vật

CBKT

Cán bộ kỹ thuật

CPLĐ

Chi phí lao động

CPSX

Chi phí sản xuất

CPVC

Chi phí vật chất

DT

Doanh thu

ĐBSCL

Đồng bằng sông cửu long

HTX


Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LN

Lợi nhuận

NN

Nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

THCS

Trung học cơ sở

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

THPT

Trung học phổ thông


TN

Thu nhập

TM

Thương mại

UBND

Ủy ban nhân dân

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2. 1. Cơ Cấu Dân Số Tại Địa Phương, 2012

6

Bảng 2.2. Diện Tích Gieo Trồng Lúa-Năng Suất-Sản Lượng Qua Các Năm

13

Bảng 2.3. Diện Tích, Năng Suất và Sản Lượng Lúa qua Các Năm (2008-

15

2012)

Bảng 4.1. Diện Tích và Số Hộ Tham Gia Mô Hình qua Các Năm.

28

Bảng 4.2. Độ Tuổi của Chủ Hộ

30

Bảng 4.3. Trình độ Học Vấn của Chủ Độ

31

Bảng 4.4. Thâm Niên Canh Tác của Chủ Hộ

32

Bảng 4.5. Đặc Điểm Nhân Khẩu và Lao Động của Nông Hộ

33

Bảng 4.6. Quy Mô Sản Xuất của Nông Hộ

34

Bảng 4.7. Tình Hình Tham Gia Tập Huấn Khuyến Nông của Nông Hộ

35

Bảng 4.8. Tình Hình Ghi Chép Sổ Tay Sản Xuất của Hộ Nông Dân Tham


37

Gia Mô Hình
Bảng 4.9. So Sánh Chi Phí Sản Xuất Trung Bình Trên 1 Ha Lúa giữa Hộ

45

Tham Gia Mô Hình Và Không Tham Gia Mô Hình
Bảng 4.10. So Sánh Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất Trên 1 Ha Lúa Giữa Hộ
Tham Gia Mô Hình và Hộ Không Tham Gia Mô Hình
 

x

47


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2. 1. Bản Đồ Vị Trí Thị Xã Tân Châu

4

Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Tôn Giáo thị xã Tân Châu, 2012

7

Hình 2.3. Cơ Cấu Kinh Tế Phân Theo Khu Vực Thị xã Tân Châu Năm 2012

12


Hình 2.4. Cơ Cấu Đất Phân Theo Mục Đích Sử Dụng

12

Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn Của Mẫu Điều Tra

31

Hình 4.2 Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Giống Lúa của Nhóm Trong Mô Hình

34

và Ngoài Mô Hình
Hình 4.3. Mô Hình Liên Kết trong “Cánh Đồng Mẫu Lớn”.

xi

38


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Nông Hộ Sản Xuất Lúa Trong Mô Hình “Cánh
Đồng Mẫu Lớn”
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Nông Hộ Sản Xuất Lúa Không Tham Gia Mô
Hình “Cánh Đồng Mẫu Lớn”
Phụ lục 3. Hợp Đồng Tiêu Thụ Nông Sản Hàng Hóa

xii



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nông nghiệp lâu đời, cuộc sống người dân chủ yếu sống
nhờ vào sản xuất nông nghiệp, ngành Nông nghiệp nước ta trong nhiều năm vẫn giữ
được vị trí hết sức trọng yếu trong nền kinh tế của cả nước, là tiền đề cho các ngành
kinh tế khác phát triển. Nước ta là một nước xuất khẩu lúa gạo đứng nhì trên thế giới
hiện nay. Lúa không chỉ là nguồn cung cấp lương thực mà còn là nguồn xuất khẩu thu
ngoại tệ. Do đó việc sản xuất lúa đang được sự quan tâm rất lớn từ các ngành, các cấp.
Tuy nhiên, ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đã và đang đối mặt với những
hạn chế khá lớn, chưa thực sự phát huy hết thế mạnh của mình. Hiện nay sản xuất dưới
hình thức nhỏ lẻ,ruộng đất manh mún, thiếu liên kết; làm tăng chi phí sản xuất, khó
chuyển dịch lao động nông nghiệp sang ngành khác, cơ giới hóa chậm chạp, khó áp
dụng công nghệ mới, khó quy hoạch vùng sản xuất thương mại, khó quy hoạch sử
dụng đất, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng, xây dựng thương hiệu, đầu ra cho hạt
lúa hiện còn là vấn đề nan giải. Điệp khúc trúng mùa mất giá luôn đeo đẳng nông dân
trồng lúa qua nhiều năm qua,… Làm thế nào để cải thiện thu nhập cho người trồng lúa,
nâng tầm sản xuất, xuất khẩu lúa gạo Việt Nam lên vị trícao hơn là mối quan tâm hàng
đầu của ngành nông nghiệp.
Từ những khó khăn trên, mô hình cánh đồng mẫu lớn được đưa vào áp dụng.
Mô hình cánh đồng mẫu lớn là những cánh đồng có thể có một hoặc nhiều chủthể canh
tác nhưng có cùng quy trình sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cung ứng đồng đều
và ổn định về số lượng và chất lượng theo yêu cầu thị trường và một thương hiệu nhất
định. Mô hình là sự liên kết giữa nhà nông – nhà quản lý – nhà khoa học – nhà doanh
nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu đặt ra của mô hình.


Tại An Giang, mô hình được áp dụng đầu tiên và nổi bật nhất do Công ty Bảo

vệ thực vật An Giang thực hiện vào vụ đông xuân năm 2010 – 2011, với diện tích
1200 Ha của hơn 400 hộ nông dân tại huyện Châu Thành, tại đây mô hình đã mang lại
năng suất trung bình 9 – 11 tấn/Ha (lúa tươi), với giá thành sản xuất: 2.200 đồng/Kg
lúa, giá bán cho nhà máy là 6.000 đồng/kg lúa. Từ đó nông dân lãi từ 38 đến 44 triệu
đồng/ha gieo trồng (theo PGS,TS Vũ Trọng Khải, 6/2012)
Từ đó, mô hình cánh đồng mẫu lớn này đã được nhân rộng ra trên các huyện
khác. Tại thị xã Tân Châu, mô hình cánh đồng mẫu lớn được áp dụng từ năm 2011 và
cũng còn khá xa lạ đối với nông dân tại địa bàn. Vậy lý do mô hình này chưa phổ biến
là gì ? Thực chất mối liên kết giữa 4 nhà trong mô hình này là như thế nào ? Mô hình
có triển vọng phát triển không ?
Xuất phát từ yêu cầu trên, đồng thời được sự đồng ý của Khoa Kinh Tế, Trường
Đại Học Nông Lâm TP.HCM, sự chấp nhận của UBND thị xã Tân Châu, Trạm Bảo
Vệ Thực Vật thị xã Tân Châu và theo sự hướng dẫn của cô Trang Thị Huy Nhất, tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá tình hình thực hiện mô hình cánh đồng mẫu
lớn tại thị xã Tân Châu tỉnh An Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài “ Đánh giá tình hình thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn tại thị xã Tân
Châu tỉnh An Giang” được thực hiện nhằm đưa ra những điểm mạnh và điểm yếu của
mô hình cánh đồng mẫu lớn, góp phần định hướng sản xuất cho địa phương, từ đó góp
phần cải thiện thu nhập cho người dân trồng lúa trên địa bàn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả thực trạng áp dụng mô hình cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn.
- Nêu đặc điểm các hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn và ngoài mô hình.
- So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất lúa giữa nông dân tham gia mô hình với
nông dân không tham gia mô hình.
- Nhận xét mối liên kết giữa “các nhà” trong mô hình.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của mô hình “cánh đồng mẫu lớn” từ
đó nhận định triển vọng phát triển của mô hình và đề xuất giải pháp hoàn thiện mô
hình.

2


1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi thời gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 8/2013 đến tháng 12/2013.
1.3.2 Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn thị xã Tân Châu tỉnh An Giang. Số liệu sơ
cấp được lấy từ điều tra 90 hộ nông dân sản xuất lúa. Trong đó, có 60 hộ tham gia mô
hình “cánh đồng mẫu lớn” và 30 hộ không tham gia mô hình.
1.4 Cấu trúc khóa luận
Nội dung đề tài được thể hiện qua 5 chương và được khái quát như sau
Chương 1. Mở đầu: Đề cập đến sự cần thiết của đề tài, cho biết lý do chọn đề
tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc khóa luận.
Chương 2. Tổng quan: nêu lên một cách tổng quan về Tân Châu – nơi thực hiện
đề tài và giới thiệu tổng quan về tình hình lúa gạo của Việt Nam.
Chương 3: Giới thiệu về mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” về định nghĩa mô hình,
điều kiện hình thành mô hình, mục tiêu của mô hình, đồng thời là vai trò, lợi ích của
các mối liên kết trong mô hình. Những khái niệm về kết quả, hiệu quả sản xuất như
doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận trên chi phí sản xuất,… cùng một số khái niệm khác
như khái niệm kinh tế hộ, hợp đồng kinh tế, mô hình kinh tế,… được phân tích trong
bài và các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong luận văn.
Chương 4: Trình bày, giải thích những kết quả thu được thông qua việc sử dụng
các phương pháp đã được đề cập trong chương 3, cho biết mối quan hệ giữa các kết
quả và mục tiêu đề ra của khóa luận ở chương 1.
Chương 5: Dựa vào những phân tích đã được đề cập, trình bày những kết quả
chính ở chương 4, đồng thời đưa ra những hạn chế và đề xuất kiến nghị đối với các
chủ thể liên quan nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả của mô hình.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu đôi nét về thị xã Tân Châu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Hình 2. 2. Bản Đồ Vị Trí Thị Xã Tân Châu

Nguồn: tanchau.angiang.gov.vn
Tân Châu là một huyện biên giới phía bắc tỉnh An Giang, có diện tích tự nhiên
là 176,65 Km2, nằm giửa hai sông lớn của ĐBSCL là Sông Tiền và Sông Hậu.
Phía Bắc giáp quận Lecdec-kandal (Campuchia);
 


Phía Nam giáp huyện Phú Tân;
Phía Đông giáp Sông Tiền;
Phía Tây giáp Sông Hậu và huyện An Phú.
Tân Châu là địa phương đầu nguồn, có đường biên giới dài 6,33 Km giáp
kandal – Vương Quốc Campuchia, có vị trí chiến lược về kinh tế chính trị, văn hóa –
xã hội và quốc phòng an ninh của Tỉnh, là một trong những địa bàn trọng điểm kinh tế
biên giới của tỉnh, có cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương , có hệ thống giao thông thủy bộ
thuận lợi cho hoạt động giao thương giữa các tỉnh ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh
với Vương quốc Campuchia và các nước Asean; là nơi người Việt đến sinh sống rất
sớm của vùng dọc sông Tiền (trên 300 năm).
2.1.1.2 Khí hậu – thời tiết
Ngành sản xuất lúa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện của thời tiết và khí hậu,
sự biến đổi của thời tiết hay khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây lúa
và năng suất thu hoạch. Thị xã Tân Châu nằm trong vùng khí hậu đồng bằng sông cửu

long, mỗi năm chia hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, hướng gió chính
là đông bắc; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, hướng gió chính tây nam, gây lũ lụt,
ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của người dân.
Nhiệt độ trung bình hằng năm của thị xã cao đều trong năm (26,70C), lượng
mưa trung bình khoảng 1400 mm, độ ẩm không khí trung bình là 79,3%.
Với những điều kiện nhiệt đới gió mùa như trên rất thuận lợi cho việc phát triển
sản xuất nông nghiệp, đặt biệt là canh tác lúa.
2.1.1.3 Địa hình – Đất đai – Sông ngòi
Địa hình lảnh thổ chủ yếu của thị xã là đồng bằng phù sa sông Mêkông bồi đắp
nên, cao độ nền thấp trũng, là vùng ngập sâu của ĐBSCL, đất đai màu mỡ thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,…
Thị xã Tân Châu nằm lọt giữa hai sông lớn của ĐBSCL là sông Tiền và sông
Hậu (đầu nguồn sông Cửu Long chảy vào Việt Nam) đây là hai tuyến liên vận quốc tế
cùng với kênh Xáng và kênh Vĩnh An nối hai sông Tiền và sông Hậu và nhiều kênh
rạchlớn nhỏ phân bố trên địa bàn, tạo thành hệ thống giao thông thủy hoàn chỉnh, hiện
đảm nhận phần lớn khối lượng hàng hóa và hàng khách của thị xã đi các địa phương
khác trong khu vực và các nước Đông Nam Á. Hằng năm sông Cửu Long mang phù sa
5


phủ ngập hết ruộng đồng, đất đai màu mỡ, cho những ruộng lúa nương dâu mượt mà
tươi tốt, sản xuất ra lụa Tân Châu nổi tiếng khắp vùng gần xa.
Chính những lợi thế đó mà Tân Châu có tiềm năng rất lớn về thương mại dịch
vụ, xuất nhập khẩu với các nước thuộc tiểu vùng sông Mêkông và có chiến lượcvề
kinh tế chính trị, văn hóa – xã hội, quốc phòng an ninh được xác định là một cực tăng
trưởng của tỉnh An Giang.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Dân số lao động
Theo niên giám thống kê năm 2012, toàn thị xã Tân Châu có dân số trung bình
là 172.359 người với 43.791 hộ dân (Niên giám thống kê năm 2012 thị xã Tân Châu).

Được phân chia cụ thể như sau:
Bảng 2. 2. Cơ Cấu Dân Số Tại Địa Phương năm 2012
Theo giới tính
STT
Tên xã, phường
Tổng số
Nam
Nữ
1

Phường Long Thạnh 15.719

7.672

8.047

2

Phường Long Hưng

13.368

6.542

6.826

3

Phường Long Châu


9.872

4.889

4.983

4

Phường Long Phú

14.411

7.170

7.241

5

Phường Long Sơn

10.815

5.362

5.453

6

Xã Phú Lộc


4.925

2.416

2.509

7

Xã Vĩnh Xương

14.818

7.323

7.495

8

Xã Vĩnh Hòa

10.808

5.415

5.393

9

Xã Tân Thạnh


7.591

3.762

3.829

10

Xã Tân An

13.642

6.804

6.838

11

Xã Long An

10.960

5.463

5.497

12

Xã Châu Phong


24.736

12.267

12.469

13

Xã Phú Vĩnh

11.795

5.924

5.871

14

Xã Lê Chánh

8.899

4.453

4.446

172.359

85.462


86.897

Tổng

Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2012 thị xã Tân Châu.
6


Về lao động, Tân Châu có 113.025 người nằm trong độ tuổi lao động (Nam từ
15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi). Nhìn chung, thị xã có nguồn lao động dồi dào.
2.1.2.2 Dân tộc – Tôn giáo
Trong tổng số 172.359 người trên địa bàn thì có 166.552 người là người kinh,
chiếm 96,6% trong tổng số; người hoa có 1005 người, chiếm 0,6%; người chăm có
4657 người, chiếm 2,7%; còn lại là dân tộc khác có 145 người chiếm 0,1%.
Về tôn giáo, trên địa bàn thị xã có 8 đạo chính và một số đạo khác (gồm một số
đạo khác và không đạo), là đạo có số tín đồ cao nhất trong thị xã theo chi cục thống kê
thị xã Tân Châu, đạo Hòa Hảo có 72.748 tín đồ, chiếm 42,21% trong cơ cấu tôn giáo
của thị xã, kế đến là Phật giáo có 65.242 tín đồ, chiếm 37,85%; có số lượng tín đồ thấp
hơn đạo Hòa Hảo và Phật Giáo là đạo Cao Đài có 14218 tín đồ, chiếm 8,25%; và một
số đạo khác chiếm một phần nhỏ.
Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Tôn Giáo thị xã Tân Châu, 2012

001%

001% 006%

Phật giáo

000%
003%


Công giáo

008%

Hòa Hảo
038%

Hồi giáo
Cao Đài
Tinh lành
Hiếu nghĩa

042%

Bửu Sơn Kỳ Hương

001%

Khác
Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Tân Châu
2.1.2.3 Giáo dục – Đào tạo
Học vấn là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và
trong sản xuất, quyết định hiệu quả sản xuất của nông hộ. Do đó giáo dục là vấn đề
luôn được các cấp chính quyền quan tâm hàng đầu, cơ sở vật chất luôn được cải thiện.
Toàn thị xã có 1 trường trung cấp nghề, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 5 trường

7



trung học phổ thông, 13 trường trung học cơ sở, 32 trường tiểu học, 30 trường mẫu
giáo và 16 nhà trẻ.
Công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều hoạt
động nhằm đổi mới phương pháp dạy và học, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục
cũng đã được ngành tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc, từ đó chất lượng giáo
dục có bước chuyển biến đáng kể, tỷ lệ học sinh yếu kém giảm rõ rệt, học sinh giỏi cấp
thị xã và cấp tỉnh được duy trì ở mức cao. Trong năm 2012, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp
THPT đạt 98,1% cao hơn so với năm trước 8,6%; tỷ lệ học sinh lớp 5 được công nhận
hoàn thành chương trình tiểu học, đạt 99,74%, học sinh lớp 9 được xét công nhận tốt
nghiệp THCS, đạt 99,77%. Công tác huy động học sinh đến trường đạt kết quả khá tốt,
tỷ lệ học sinh đến trường ở các cấp học đều đạt so kế hoạch; trong đó bậc Mầm non
99,91%; Tiểu học 101,43%; THCS 101,8%; THPT 96,7%.
2.1.2.4 Y tế
Trong những năm gần đây công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã
được chính quyền địa phương hết sức quan tâm. Toàn thị xã có 1 bệnh viện đa
khoa, 1 phòng khám khu vực, 1 trung tâm y tế, 14 trạm y tế với 210 giường bệnh,
số trạm y tế xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.
Các bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa khu vực và
trạm y tế xã, phường đang được nâng cấp, trang bị đầy đủ những trang thiết bị
phục vụ cho yêu cầu chuyên môn.
Trong năm 2012 y tế thị xã đã thực hiện tốt công tác khám và điều trị bệnh.
Tổ chức công tác tuyên truyền và phòng chống dịch bệnh hiệu quả như bệnh sốt
xuất huyết, tay chân miệng… Số lượt bệnh nhân khám chữa bệnh tại bệnh viện và
các trạm y tế là 792.898 lượt người; trong đó khám BHYT hộ nghèo, cận nghèo 2.131
lượt, trẻ em dưới 6 tuổi 15.962 lượt, khám chữa bệnh người Campuchia 1.337 lượt.
Công suất sử dụng giường bệnh 103,3%, tăng 18,9% so năm 2011.
2.1.2.5 Văn hóa – Thể thao
Các hoạt động thông tin văn hóa, thông tin tuyền truyền kịp thời truyền tải các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các ngày lể, kỷ niệm đến tận người
dân. Toàn thị xã có 8 nhà văn hóa cấp xã, không có nhà văn hóa cấp thị xã.

8


Thư viện: toàn thị xã có 23 thư viện, trong đó: cấp thị xã 1 thư viện và 22 thư
viện cấp xã, phường với hơn 4.000 đầu sách
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được củng
cố và nâng chất, đến cuối năm 2012 toàn thị xã có trên 90% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn
văn hóa; 3/14 xã phường đạt xã văn hóa; 95% cơ quan, trường học, doanh nghiệp đạt
danh hiệu văn hóa.
Thể thao: toàn thị xã có các cơ sở hạ tầng phục vụ thể dục thể thao như: 5 sân
bóng đá, 15 sân bóng đá mini, 19 sân bóng chuyền, 16 sân cầu lông, 07 sân quần vợt,
02 phòng võ thuật, 01 hồ bơi và 01 câu lạc bộ thể hình. Qua đó, cũng đáp ứng nhu cầu
tập luyện thể dục thể thao cho mọi người và yêu cầu tập luyện phục vụ cho yêu cầu thi
đấu các giải trong và ngoài tỉnh, một số đạt thành tích cao. Phong trào tập luyện thể
dục thể thao trong quần chúng tiếp tục phát triển từ thành thị đến nông thôn và đa dạng
về đối tượng, cho đến nay có khoảng 29,2% dân số tập thể dục thể thao thường xuyên,
từ đó nâng cao sức khỏe cộng đồng.
2.1.2.6 Cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
 Đường bộ
Tân Châu là khu vực giao giữa 2 trục hành lang đô thị lớn của tỉnh An Giang:
trục đô thị Đông – Tây với Châu Đốc – Tân Châu theo đường tỉnh 953 và trục Bắc –
Nam bao gồm các đô thị ven sông Tiền theo dường tỉnh 954 và 952, nối các đô thị Phú
Mỹ - Chợ Vàm – Tân Châu – cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương.
Đường tỉnh 952, 953, 954 là các tuyến giao thông huyết mạch, quan trọng của
Tân Châu, song các đường tỉnh này còn hẹp, cầu phà liên tục bị tắc nghẽn, không đáp
ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời gia tới.
Giao thông nội thị có 46 tuyến đường, tổng chiều dài 21,7 km. Các tuyến này
hầu hết đã được nhựa hóa, chất lượng ở mức trung bình thấp, gây khó khăn cho lưu
thông của người và phương tiện các loại, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Nói chung,

mạng lưới đường giao thông nội thị còn thiếu và chưa được quy hoạch đồng bộ.
Giao thông nông thôn có tổng chiều dài hơn 157 km, Toàn thị xã có 05 xã có
đường đến trung tâm xã đạt chuẩn, còn lại 04 xã đã có đường đến trung tâm xã nhưng
9


chưa đạt chuẩn (đường loại AH). Hệ thống cầu trên các tuyến (hiện có 04 cầu với tổng
chiều dài 134 m) chưa đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới.
Bến xe: Hiện thị xã chỉ có 1 bến xe Tân Châu. Do nhu cầu vận chuyển và luân
chuyển hàng hóa, hành khách trên địa bàn ngày càng cao nên thường bến xe không
đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hành khách trong những lúc cao điểm.
 Đường thủy
Có 2 tuyến giao thông thủy quốc tế theo sông Tiền và sông Hậu. Tuyến sông
Tiền dài 17,5 km cho phép tàu có trọng tải từ 100 – 5.000 tấn hoạt động. Hiện 2 tuyến
giao thông này đang đảm nhận phần lớn khối lượng vận chuyển hàng hóa, xuất nhập
khẩu của thị xã đi các nơi. Ngoài ra còn hệ thông kênh giao thông thủy khác là sông
Cái Vừng, kênh Xáng, kênh Vĩnh An tạo thành hệ thống liên hoàn thuận lợi trong việc
vận tải hàng hóa và hành khách giao lưu giữa các xã, phường trong thị xã, giữa Tân
Châu với các vùng trong tỉnh, ngoài tỉnh và với quốc tế qua Campuchia.
Bến tàu-phà: Bộ Giao thông vận tải đã ký Quyết định số 2831/QĐ-BGTVT
ngày 01/10/2009 cho phép lập Dự án xây dựng bến phà Tân Châu – Hồng Ngự và giao
cho Sở Giao thông vận tải của tỉnh quản lý và trực tiếp điều hành.
Bến cảng: đang triển khai dự án xây dựng Cảng Tân Châu (đã lập xong dự án
và đang chờ Ngân hàng thế giới chấp nhận ghi vốn đầu tư). Trong giai đoạn I, dự kiến
cầu cảng dài 100m, công suất phục vụ cho 2 xà lang 400 tấn.
b) Điện
Tân Châu sử dụng lưới điện quốc gia phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất; 100%
xã, phường của thị xã có điện lưới quốc gia. Sản lượng điện thương phẩm năm 2010 là
95 triệu Kwh. Đến nay thị xã có 158,3 km đường dây truyền tải điện trung thế, 1.657,8
km đường truyền tải điện hạ thế, 329 trạm điện, 560 máy biến áp với tổng dung lượng

31.932 KVA.
Đến năm 2012 trên địa bàn thị xã Tân Châu, tất cả các trung tâm xã, phường
đều được ngành điện đầu tư lưới điện trung, hạ thế phủ kín, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
ngành điện, vận hành an toàn, ổn định và phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng điện cho
ánh sáng sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp tại địa
phương. Tuy nhiên, do ý thức sử dụng điện an toàn của người dân chưa cao, công tác
quản lý tại địa phương còn lỏng lẻo, còn trường hợp câu chuyền sau điện kế không an
10


toàn, kéo điện vượt lộ, vượt kênh không đúng quy định. Bên cạnh đó, người dân tự ý
xây dựng nhà, lều quán bao ôm trụ điện, trồng cây dưới đường dây,…
Mạng lưới điện đã được phủ kín 14/14 xã, phường. Toàn thị xã có tỷ lệ hộ dân
sử dụng điện thường xuyên chiếm 99%. Riêng 9 xã: tổng số hộ: 27.059, hộ sử dụng
điện: 26.542 hộ, chiếm tỷ lệ: 98,09%.
c) Hệ thống nước sạch
Cấp nước sạch: hiện nay Thị xã đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng 10 trạm
cấp nước và 9 trạm đầu nối, tổng công suất 9.500 m3/ngày đêm, phục vụ đến các xã,
phường và vùng nông thôn. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 93,5% (trong đó,
thành thị là 100%, Nông thôn 87%).
d) Thủy lợi
Toàn thị xã có 6 kênh cấp I với tổng chiều dài 46 km, 9 kênh cấp II tổng chiều
dài 36,5 km và 8 kênh cấp III với tổng chiều dài 30 km. Tổng cộng 23 kênh tưới tổng
chiều sày 102,5 km, nhưng có một số kênh khi cạn chậm được nạo vét. Tính bình quân
9 xã, hệ thống thủy lợi chỉ mới đáp ứng được 82,2%. Có 49 đường cộ nội đồngvới
tổng chiều dài 77 km có mặt 2-6m và 15 tuyến đê với tồng chiều dài 48 km có mặt 45m. Tính bình quân 9 xã tỷ lệ chiếm 52,33% tất cả các xã đều vượt chỉ tiêu, trong đó
có 3 xã Vĩnh Hòa, Phú Vĩnh và Lê Chánh có giao thông nội đồng cơ bản hoàn chỉnh
nhất.
2.1.2.7 Tình hình kinh tế
a) Cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá so sánh) ước đạt 14,73%. Trong đó khu vực I
(Nông - lâm - thủy sản) tăng 0,90%, khu vực II (Công nghiệp – xây dựng) tăng
17,35%, khu vực III (Thương mại – dịch vụ) tăng 18,68%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo đúng định hướng; trong đó khu vực I chiếm tỷ trọng 23,42%, khu vực II chiếm
18,53%, khu vực III chiếm 58,05%. GDP bình quân đầu người đạt 29,254 triệu đồng,
tăng 4,264 triệu đồng (tương đương 17,1%) so với năm 2011.

11


Hình 2.3. Cơ Cấu Kinh Tế Phân Theo Khu Vực Thị xã Tân Châu Năm 2012

23%

Khu vực I
Khu vực II
58%

Khu vực III

19%

Nguồn: UBND Thị xã Tân Châu, 2012
b) Tình hình sản xuất nông nghiệp
 Hiện trạng sử dụng đất
Trong tổng diện tích đất tự nhiên là 17.664,64 ha thì đất nông nghiệp chiếm
13933 ha, còn lại 3731,64 ha là đất phi nông nghiệp
Hình 2.4. Cơ Cấu Đất Phân Theo Mục Đích Sử Dụng

021%


Đất Nông Nghiệp
Đất Phi Nông Nghiệp
079%

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012

12


×