Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

PHÂN TÍCH CHIẾN LƢỢC MARKETING MIX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VĨNH HUÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
********************

ĐẶNG NGỌC SƠN CA

PHÂN TÍCH CHIẾN LƢỢC MARKETING MIX TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN GIẤY VĨNH HUÊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
********************

ĐẶNG NGỌC SƠN CA

PHÂN TÍCH CHIẾN LƢỢC MARKETING MIX TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN GIẤY VĨNH HUÊ

Ngành: Công nghệ sản xuất Giấy và Bột giấy

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS TRẦN THỊ HIỀN


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2013

i


LỜI CẢM ƠN
Bốn năm con đi học trên Sài Gòn là khoảng thời gian con nhìn thấy nỗi lo lắng
hiện lên trong ánh mắt của cha, nhiều sợi tóc bạc hơn trên mái đầu của mẹ, con
gái xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, người đã nuôi dạy con khôn lớn, tạo
điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để con có được như ngày hôm nay.
Và em xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm Bộ Môn Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy, cùng tất cả quý thầy cô đã
truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tại trường.
Cô Th.S Trần Thị Hiền đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Các cô, chú, anh, chị kỹ sư, công nhân trong công ty cổ phần giấy Vĩnh
Huê đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn cho em trong suốt thời gian thực tập tại công ty.
Các bạn bè thân yêu của lớp DH09GB đã chia sẽ cùng mình những vui
buồn và những khó khăn trong thời gian học tập. Dù mai đây mỗi người có một
hướng đi riêng thì những kỉ niệm vui buồn suốt bốn năm qua vẫn luôn còn mãi
trong lòng mình.

ii


TÓM TẮT
Đề tài thực tập “phân tích chiến lược Marketing – mix tại công ty cổ phần giấy
Vĩnh Huê” được tiến hành tại phòng tiêu thụ - Xuất nhập khẩu, Công ty cổ phần

giấy Vĩnh Huê, thời gian từ ngày 25/02/2013 đến ngày 20/04/2013.
Nội dung của bài luận chủ yếu là tìm hiểu, phân tích về hoạt động của hệ
thống marketing – mix tại công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê. Trong đó, tôi chú trọng
đến 4 nội dung cơ bản sau: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân
phối và chiến lược truyền thông. Chiến lược sản phẩm thì giới thiệu về sản phẩm
của công ty, các sản phẩm công ty đang nghiên cứu, những dự định của công ty về
từng sản phẩm trong thời gian tới. Chiến lược giá thì tìm hiểu về cách thức định
giá sản phẩm, so sánh giá của công ty với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Chiến lược phân phối, công ty có hệ thống phân phối ra sao, cách thức giao hàng,
sản lượng tiêu thụ trong các năm qua. Chiến lược truyền thông nêu lên được cách
thức truyền thông sản phẩm của công ty đối với khách hàng cũng như trên thị
trường tiêu thụ của công ty và hiệu quả thu được.
Qua đó, tôi có thể củng cố được những kiến thức đã học được từ nhà trường so
với thực tế có gì khác và biết được việc ứng dụng marketing – mix ở ngành giấy.
Điều này sẽ giúp ích cho công việc của tôi sau này và hơn hết là giúp tôi hoàn thành
tốt khóa luận Tốt nghiệp.

iii


ABSTRACT
Topic practice “ analysis Marketing strategy – mix in a joint stock company
Vinh Hue Paper” was conducted at room consumption – Im port Export,
Corporation Vinh Hue Paper, the time from the date of 25.02.2013 until 20.04.2013.
The content of the essay is primarily to learn, analyze the operation of the
marketing system - mix in a joint stock company Vinh Hue Paper. In particular, I
focus on the following four basic content: product strategy, pricing strategy,
distribution strategy and media strategy. Product strategy is to introduce the
company's products, the company's products are studying, the company intends on
each product in the future. Pricing strategy is the way to learn about the product,

compare prices for the company's competitors in the market. Distribution strategy,
the company distributing the star system, the way of delivery, consumption in the
past year. The communication strategy is yet to communicate how the company's
products to customers in the market as well as the company's sales and gain
efficiency.
Through that, I can consolidate the knowledge learned from school than
anything else and the fact that the application of marketing - mix in the paper
industry. This will be helpful for my future work and above all to help me fulfill
graduation thesis.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa .................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .............................................................................................................. ii
Tóm tắt ...................................................................................................................iii
Abstract .................................................................................................................. iv
Mục lục ................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ..................................................................................... vii
Danh sách các bảng .............................................................................................. viii
Danh sách các hình ................................................................................................. ix
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2

1.4.1 Nguồn thông tin ............................................................................................ 2
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
Chƣơng 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 4
2.1 Giới thiệu về Marketing – Mix .......................................................................... 4
2.1.1 Thế giới ........................................................................................................ 4
2.1.2 Việt Nam ...................................................................................................... 5
2.2 Giới thiệu về công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê .................................................... 6
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty..................................................... 6
2.2.4 Vị thế của công ty trong ngành và thành tích đạt được ................................ 10
2.2.5 Hiệu quả kinh doanh của công ty trong các năm qua ................................. 11
2.2.6 Tình hình nhân sự ....................................................................................... 12
Chƣơng 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 15
3.1 Marketing và vai trò của nó ............................................................................ 15
3.1.1 Một số quan niệm về marketing ................................................................. 15

v


3.1.2 Vai trò của marketing ................................................................................. 16
3.2 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 16
3.2.1 Marketing – mix ......................................................................................... 16
3.2.2 Chiến lược sản phẩm .................................................................................. 18
3.2.2.1 Vai trò, vị trí của chiến lược sản phẩm ....................................................... 18
3.2.2.2 Cấp độ các yếu tố cấu thành của sản phẩm ................................................. 18
3.2.2.3. Quyết định về bao bì và nhãn hiệu của sản phẩm ..................................... 19
3.2.3 Chiến lược giá............................................................................................. 20
3.2.3.1. Những căn cứ cơ bản để ra quyết định giá ................................................. 21
3.2.3.2. Phân tích chi phí giá thành và phương pháp định giá................................. 21
3.2.4 Chiến lược phân phối .................................................................................. 23
3.2.5 Chiến lược truyền thông.............................................................................. 25

Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 28
4.1 Chiến lược sản phẩm ....................................................................................... 28
4.1.1 Lựa chọn nhãn hiệu cho sản phẩm .............................................................. 28
4.1.2 Thiết kế bao bì sản phẩm ............................................................................ 31
4.1.3 Cải tiến bao bì qua các năm ........................................................................ 32
4.1.4 Cải tiến chất lượng và khối lượng sản xuất qua các năm ............................. 32
4.3 Chiến lược phân phối ...................................................................................... 36
4.4 Chiến lược truyền thông .................................................................................. 43
4.5 Phân bổ ngân sách ........................................................................................... 46
4.6 Áp dụng ma trận SWOT để tìm hiểu những điểm, mạnh điểm yếu và đưa ra
những kế hoạch ngắn hạn cho công ty ................................................................... 47
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 49
5.1 Nhìn lại kết quả hoạt động của công ty ............................................................ 49
5.2 Kết luận .......................................................................................................... 51
5.3 Kiến nghị ......................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 53

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO (World Trade Organization) : Tổ chức Thương mại thế giới
CTCP: Công ty cổ phần
GCN: Giấy chứng nhận
UBCK: Ủy ban chứng khoán
HĐQT: Hội đồng quản trị
ĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đông
TCHC: Tổ chức hành chính
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
GTGT: Giá trị gia tăng (VAT)

CPCB: Chi phí cận biên
TT-XNK: Tiêu thụ-xuất nhập khẩu
CSKH: Chăm sóc khách hàng
CB-CNLĐ: Cán bộ công nhân lao động
HĐKD: Hoạt động kinh doanh
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
CSVC: Cơ sở vật chất

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Kích thước tập hợp sản phẩm giấy .......................................................... 9
Bảng 2.2: Tình hình tài chính của công ty năm 2011-2012. .............................. 11
Bảng 2.3: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước: .................. 12
Bảng 2.4: Bảng phân loại nhân sự của công ty: ..................................................... 12
Bảng 2.5: Thu nhập bình quân của của người lao động trong công ty: .................. 13
Bảng 4.1: Danh mục giấy carton ........................................................................... 28
Bảng 4.2: Cải tiến bao bì từ năm 2010-2011 ......................................................... 32
Bảng 4.3: Hiệu suất sử dụng máy móc năm 2010-2012 ......................................... 32
Bảng 4.4: Khối lượng sản xuất giấy carton các loại từ năm 2010-2012: ................ 33
Bảng 4.5: Giá bán giấy carton từ năm 2010 - 2012 ............................................... 34
Bảng 4.6: Giá giấy của Sài Gòn, An An, Linh xuân năm 2010, 2011: ................... 36
Bảng 4.7: Doanh số bán giấy carton các loại qua các quý năm 2012 ..................... 36
Bảng 4.8 a: Khối lượng đặt hàng của Công ty CP Phú Long ................................. 40
Bảng 4.8 b: Khối lượng đặt hàng của Công ty CP Tân Tấn Lộc ............................ 40

Bảng 4.9: Cơ cấu khách hàng dùng sản phẩm Vĩnh Huê năm 2010-2012 .............. 41
Bảng 4.10: Kế hoạch sự kiện tri ân khách hàng ..................................................... 45
Bảng 4.11: Phân bổ ngân sách cho sự kiện: ........................................................... 46

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ............................................................ 7
Hình 3.1: Các bộ phận hợp thành của Marketing - mix (4P) .................................. 17
Hình 3.2: Các cấp độ cấu thành sản phẩm ............................................................. 18
Hình 3.3: Mô hình phân phối với các cấp độ khác nhau....................................... 24
Hình 4.1: Một số sản phẩm giấy của công ty. ........................................................ 28
Hình 4.2: Mức độ đánh giá của khách hàng về nhãn hiệu giấy Vĩnh Huê .............. 30
Hình 4.3: Mẫu bao bì của Giấy ăn (Winner ) nội địa và xuất khẩu. ....................... 31
Hình 4.4: Giá giấy carton biến động trong năm 2012 ............................................ 34
Hình 4.5: Giá giấy ăn từ 2010-2012 ...................................................................... 35
Hình 4.6: Kênh phân phối của công ty CP giấy Vĩnh Huê..................................... 37
Hình 4.7: Nhận biết của khách hàng về khăn ăn Vĩnh Huê.................................... 42
Hình 4.8: Nhận biết của khách hàng với giấy Sài Gòn .......................................... 42
Hình 4.9: Nhận biết của khách hàng về giấy Vĩnh Huê qua .................................. 43

ix


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đã 6 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, những rào cản về thương mại đã
bị xóa bỏ, sản phẩm giấy của các nước có sức cạnh tranh cao được đưa vào Việt
Nam. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư thông thoáng và cởi mở hơn, sẽ thu hút các
nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất giấy.
Điều này sẽ tạo ra khó khăn cho các cơ sở sản xuất giấy của Việt Nam. Công
ty cổ phần giấyVĩnh Huê là công ty lâu năm trong ngành giấy, sản phẩm của
công ty tuy đã có chổ đứng trên thị trường nhưng trong điều kiện kinh tế hội
nhập hiện nay công ty cũng gặp ít nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài. Do đó để tăng lượng sản phẩm tiêu thụ, tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao vị thế thương hiệu và tăng sức cạnh tranh
của mình trong giai đoạn hiện nay, công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê cần phải có
chiến lược kinh doanh rõ ràng, đặt biệt là chiến lược Marketing – Mix để đạt các
mục tiêu về doanh số tiêu thụ, lợi nhuận, sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tạo
chổ đứng, tiếp cận và khai thác thị trường mới trong giai đoạn hội nhập...
Nếu làm tốt công việc trên, Marketing sẽ đóng một vai trò quan trọng
trong mạng lưới kinh doanh. Chức năng quan trọng của nó không chỉ làm cho
mọi người biết đến sản phẩm, mà còn tạo một ấn tượng sâu sắc đối với người tiêu
dùng, tạo được niềm tin của khách hàng về sản phẩm của công ty. Sự thành
công của công ty trên thương trường không chỉ là lợi nhuận mà còn là chiếm
thị phần trong trái tim của khách hàng.
Vì vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Phân tích chiến lược
Marketing – Mix tại công ty cổ phần Giấy Vĩnh Huê”.

1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu, phân tích và đánh giá hệ thống Marketing – mix của Công Ty
Cổ Phần Giấy Vĩnh Huê.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá hoạt động tiếp thị của công ty.
- Phân tích các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài tác động đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động marketing của công ty.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Ngành hàng: giấy carton và giấy vệ sinh, giấy ăn hai nhóm sản phẩm chiến
lược của công ty.
- Thị trường nghiên cứu: tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến thời điểm thực tập tại công ty.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giúp đề tài đi đúng hướng, không sai lệch với thông tin của công ty và có thể
tiềm hiểu và nghiên cứu chiến lược marketing của công ty hiện nay như thế nào. Vì
vậy cần sử dụng một số phương pháp để nghiên cứu như sau:
1.4.1 Nguồn thông tin
Sử dụng thông tin cụ thể từ những nguồn sau:
 Thông tin nội bộ của công ty
 Sách: marketing căn bản và một số sách chuyên ngành giấy
 Báo, Internet: tuổi trẻ, thanh niên, sài gòn tiếp thị..
 Tạp chí, các tờ tạp chí chuyên ngành..
 Quan sát từ thực tế: quá trình sản xuất tại các phân xưởng và việc kinh doanh
doanh mua bán tại phòng Tiêu thụ - Xuất nhập khẩu của công ty.
 Phỏng vấn: thăm dò ý kiến của khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty.

2



1.4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phương pháp tại bàn: thu thập các tài liệu, thông tin có sẵn từ nội bộ công ty,
từ sách báo, internet... Các thông tin về cơ cấu tổ chức, hoạt động của công ty, thông
tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh…để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
 Phương pháp phỏng vấn: nhằm thăm dò ý kiến và tìm hiểu thái độ khách hàng
sử dụng sản phẩm của công ty cụ thể có nội dung như sau:
-

Phạm vi lấy mẫu: Quận Thủ Đức, TP.HCM.

-

Đối tượng phỏng vấn: Các bạn sinh viên tại Kí Túc Xá Đại học Quốc Gia

TP.HCM: 60 người
-

Thời gian thực hiện: ngày 21- 22/04/2013

 Phương pháp phân tích và tổng hợp: Sau khi thu thập tất cả những thông tin
cần thiết sau đó phân tích các thông tin thu thập được và tổng hợp thành bài viết hoàn
chỉnh.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về Marketing – Mix
2.1.1 Thế giới

Vẫn còn không ít người cho rằng marketing là “tiếp thị, chào hàng”, là “bán
hàng” và “các hoạt động kích thích tiêu thụ”. Thực ra, tiếp thị (với nghĩa chào hàng)
và kích thích tiêu thụ chỉ là một trong những khâu cuối cùng của một chuỗi các hoạt
động marketing. Hơn nữa đó không phải là khâu then chốt nhất của marketing. Nếu
sản phẩm không phù hợp với yêu cầu của khách hàng, chất lượng thấp hoặc giá cả
không hợp lý…thì dù cho doanh nghiệp có tốn thật nhiều công sức và tiền bạc để
thuyết phục khách hàng thì lượng sản phẩm được bán ra vẫn rất hạn chế. Nhưng nếu
xuất phát từ nhận thức chính xác về nhu cầu của khách hàng và tạo ra những sản
phẩm phù hợp với một mức giá hợp lý cùng phương thức phân phối hiệu quả, các
chương trình truyền thông hấp dẫn thì chắc chắn việc tiêu thụ sản phẩm đó sẽ không
quá khó khăn. Đó là những biểu hiện cụ thể của marketing hiện đại.
Khi nền kinh tế thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, có nhiều doanh nghiệp
dù đã cố gắng hết sức để phục vụ khách hàng nhưng vẫn gặp khó khăn trong tiêu
thụ sản phẩm. Với tư tưởng định hướng khách hàng, doanh nghiệp đã thực hiện
nhiều phương pháp quyết liệt hơn nhằm thức tỉnh khát khao mua hàng như: bán
hàng có quà tặng, giải thưởng hay giảm giá...bên cạnh đó, việc gắn sản xuất với nhu
cầu thị trường sẽ tiết kiệm nguồn lực và đạt được mục tiêu trong kinh doanh. Quá
trình tìm kiếm các giải pháp tốt hơn thúc đẩy sản xuất kinh doanh đã làm cho
marketing ngày càng phát triển và hình thành khoa học marketing hoàn chỉnh. Đầu
thế kỉ XX, môn học marketing dần được đưa vào giảng dạy trong các trường đại
học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo chuyên ngành kinh tế và kinh
doanh tại Mỹ, Anh rồi Pháp và ở hầu hết các quốc gia có nền kinh tế thị trường.

4


Lý thuyết marketing lúc đầu cũng chỉ gắn với khâu tiêu thụ, nhưng theo thời
gian nó ngày càng được hoàn thiện, bao quát cả những hoạt động trước sản xuất,
trong sản xuất và sau sản xuất; trước tiêu thụ, trong tiêu thụ và sau tiêu thụ như:
nghiên cứu thị trường, thiết kế và sản xuất sản phẩm, định giá và tổ chức hệ thống

phân phối, chăm sóc khách hàng...Thậm chí marketing còn gắn liền với tiêu dùng và
sau tiêu dùng để đảm bảo khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong cả ngắn hạn
và dài hạn.
Marketing ngày nay đã và đang được các doanh nghiệp coi như một công cụ cơ
bản tạo nên lợi thế cạnh tranh. Không những thế, các lĩnh vực phi thương mại như
xã hội hay chính trị cũng đã và đang coi marketing như là công cụ giúp chủ thể thực
hiện được mục tiêu của mình một cách hiệu quả nhất.
2.1.2 Việt Nam
Các hoạt động marketing thực ra đã được thể hiện một cách khá rõ nét khi các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Họ đã
có các chương trình nghiên cứu thị trường, thăm dò thị hiếu khách hàng trước khi ra
quyết định đầu tư kinh doanh. Khi có sản phẩm, họ thực hiện các chương trình
quảng cáo, khuyến mãi nhằm giới thiệu sản phẩm rộng rãi trên phương tiện thông
tin đại chúng. Vào những năm đầu của thập kỷ 90 ( trong thế kỷ XX), nhiều người
Việt Nam khi xem một thông điệp quảng cáo trên ti vi thì luôn tự nhủ ( hoặc nói với
nhau) rằng, “dào ôi, lại hàng tồn kho, không bán được mới quảng cáo đó thôi”.
Nhưng dần dần, nhận thức của xã hội đã thay đổi. Ngày nay, không chỉ các doanh
nghiệp mà kể cả người dân nói chung cũng đã xem quảng cáo như “một phần tất
yếu của cuộc sống”. Các doanh nghiệp cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của
marketing đối với sự tồn vong của họ. Các công ty đa quốc gia như Unilever, P&G,
Coca Cola…là những doanh nghiệp tiên phong đưa marketing vào thị trường Việt
Nam, tạo áp lực buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tư duy và hành động sáng
tạo hơn, định hướng khách hàng hơn trong một môi trường cạnh tranh ngày càng
khốc liệt hơn.

5


2.2 Giới thiệu về công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty

- Nhà máy Giấy Vĩnh Huê ra đời vào cuối tháng 08 năm
1965 với tên gọi là : COGIVIHU do tập đoàn kinh tế tư nhân
xây dựng và quản lý.
- Ngày 26/01/1978 được quốc hữu hóa và đổi thành Xí nghiệp Quốc doanh giấy
Vĩnh Huê trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin TP và đến 1984 trực thuộc Sở Công
Nghiệp TPHCM.
- Tháng 02/1992, UBND/TPHCM nâng cấp thành Công ty Giấy Vĩnh Huê trực
thuộc Sở Công Nghiệp TP.HCM.
- Ngày 01/04/2002 chuyển đổi tên gọi thành Công ty cổ phần (CTCP) Giấy
Vĩnh Huê.
- Sau đợt tăng vốn vào tháng 12/2006 và tháng 12/2007 CTCP Giấy Vĩnh Huê
đã tăng vốn điều lệ từ 8 tỷ lên 12 tỷ đồng.
- Sau hơn 10 năm công ty đi vào hoạt động, đến nay chất lượng sản phẩm ngày
càng ổn định và tốt hơn với giá thành hợp lý là điều kiện để Công ty tiếp tục giữ vững
vị thế của mình trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng như phát triển trên thị
trường trong và ngoài nước.
- Cuối năm 2012 CTCP Giấy Vĩnh Huê chào bán cổ phiếu ra công chúng (giấy
chứng nhận đăng ký chào bán số 68/GCN UBCK do chủ tịch Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước cấp ngày 28/12/2012).
- Công ty tọa lạc tại : 66/5 Quốc lộ 1K, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TP
Hồ Chí Minh

6


2.2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
-


Đại hội đồng cổ đông:
Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của

công ty, quyết định những vấn đề thuộc quyền và nhiệm vụ được luật pháp và Điều
lệ công ty quy định.
-

Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định,

thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội
đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị công ty có 5 thành viên và có nhiệm kỳ là 5 năm.

7


-

Ban kiểm soát:
Là cơ quan thực hiện giám sát HĐQT, giám đốc trong việc quản lý và điều hành

công ty; chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo
cáo tài chính.
Ban kiểm soát công ty có 3 thành viên; nhiệm kỳ không quá 5 năm; thành viên
Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
-


Ban Giám đốc:
Cơ cấu Ban Giám đốc công ty gồm có 3 người, trong đó:
 Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty: là người có thẩm quyền

cao nhất công ty, là người ra quyết định cuối cùng về các biện pháp, hình thức sản
xuất kinh doanh, là người chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động và kết quả kinh
doanh của toàn Công ty trước HĐQT và cơ quan chủ quyền.
 Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó Giám đốc công ty kiêm Trưởng
phòng TCHC: giúp Giám đốc phụ trách khối nhân sự, tổ chức hành chính.
 Phó Giám đốc Kinh Tế - Kỹ Thuật: giúp Giám đốc hoạch định các kế hoạch
về kỹ thuật, máy móc. Là người chịu trách nhiệm về mẫu mã, chất lượng hàng hóa.
-

Phòng Tiêu thụ - Xuất nhập khẩu:
Thu nhập và nghiên cứu tình hình biến động trong các chính sách của Nhà

Nước và các vấn đề có liên quan đến xuất nhập khẩu.
Hoàn thành các thủ tục xuất nhập khẩu, kiểm tra và chịu trách nhiệm về thực
hiện hợp đồng trước Giám đốc và các đơn vị có liên quan, cung cấp vật tư, trang
thiết bị cho toàn Công ty.
Phụ trách xem xét thị trường tiêu thụ các mặt hàng đã sản xuất, quảng cáo tiếp
thị sản phẩm của Công ty.
-

Phòng Tổ chức Hành chính:
Phụ trách công tác nhân sự, các chính sách của lao động. Có nhiệm vụ tuyển
dụng, sắp xếp, bố trí, đào tạo bồi dưỡng công nhân viên. Xây dựng các quy chế

8



tuyển dụng. Nắm bắt triển khai các chủ trương chính sách của Nhà Nước đối với
Công ty.
Quản lý con dấu, lưu trữ các loại tài liệu công văn giấy tờ…liên quan đến công
tác hành chính.
Đảm trách những công việc mang tính phục vụ cho các hoạt động của toàn
Công ty và các phòng ban chức năng khác.
-

Phòng Kế toán Tài chính:
Là nơi lên kế hoạch tài chính nhằm đáp ứng kế hoạch của các phòng ban, các

xưởng trực thuộc, phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và
xác định hiệu quả kinh tế thông qua hệ thống kế toán.
Quản lý thi hành các công tác kế toán theo đúng nguyên tắc và chế độ của
ngành kế toán quy định.
-

Phòng Kinh tế - Kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, máy móc thiết bị của Công ty, quản lý năng

suất, hướng dẫn sử dụng máy móc thiết bị, bồi dưỡng đào tạo cán bộ kỹ thuật.
Kiểm tra thực hiện tiến độ khoa học sản xuất và chịu trách nhiệm về chất lượng,
mẫu mã hàng hóa.
2.2.3. Sản phẩm tham gia trên thị trƣờng
Hiện nay trên thị trường có gần 100 sản phẩm của công ty đa dạng về sản phẩm,
phong phú về chủng loại đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Cụ thể được thể hiện
ở bảng sau:
Bảng 2.1: Kích thước tập hợp sản phẩm giấy
Xuất khẩu

Giấy
tiêu
dùng

Nội

Khăn

địa

giấy

Carina 6cuộn, VibesCarina, Gleen, Wonderful,
Softy, Silky, Comfort, Winner
Khăn hộp 100g, 120g, 150g, khăn xốp không
hộp, khăn rút đa dụng, khăn lau cuộn, khăn
giấy viền, khăn lau tay 250g, khăn cuộn máy tự
động, khăn trẻ em, khăn y tế, khăn giấy quán
ăn, khăn giấy bàn

9


Trắng trơn 1lớp, 2lớp, Trắng Bông Gai, cúc
vàng, Cam 6cuộn, Hướng dương 4 cuộn, Hoa
Giấy lan, OP 4 cuộn, Hồng 4 cuộn, Hoa mai, Trắng
vệ sinh BB, VS cao ốc, Hồng 6 cuộn, VS 1 cuộn,
Trắng 6 cuộn, VS Hồng, Giấy dùng trong bếp,
Giấy 6 cuộn in hoa.
Văn phòng phẩm

Bột giấy
1.Giấy xốp
Nông lâm sản
Giấy carton
Dịch vụ
Ván sàn, Đũa tre

Tập học sinh, Giấy gói quà
Bột giấy CN
Giấy xốp XK AB, Giấy xốp XK AN
Cà phê, Bột mỳ tinh
Giấy xeo, Giấy carton 2da
Cho thuê nhà xưởng, kho lạnh, kho chứa hàng, cân xe
điện tử
Ván sàn bằng tre, Đũa tre, Xiên tre

Ống giấy công nghiệp
Nguồn: CTCP giấy Vĩnh Huê
2.2.4 Vị thế của công ty trong ngành và thành tích đạt đƣợc
CTCP Giấy Vĩnh Huê là một trong những công ty có thương hiệu lâu năm trong
ngành giấy. Được sự tin tưởng của khách hàng và người tiêu dùng trong và ngoài
nước, công ty có nhiều khách hàng truyền thống, sản xuất nhiều mặt hàng, sản xuất
theo mẫu, đơn đặt hàng của từng khách hàng. Bên cạnh đó công ty luôn giữ được
mối quan hệ tốt với các đối tác nên nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định, đảm
bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Các thành tích đã đạt được:
- Chứng chỉ ISO 9001 : 2000.
- Nhiều năm liền đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao.
- Huy chương vàng HC Quốc tế Quang Trung.
- Huy chương vàng HC Quốc tế Cần Thơ.
- Huy chương vàng hàng Việt Nam chất lượng cao TPHCM.


10


- Cúp vàng uy tín chất lượng.

Hình 2.2: Một số thành tích công ty đạt được
2.2.5 Hiệu quả kinh doanh của công ty trong các năm qua
Bảng 2.2: Tình hình tài chính của công ty năm 2011-2012.
(ĐVT: VNĐ)


Chỉ tiêu

Năm nay

Năm trước

01

1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

163.030.950.377

156.469.814.809

03

2.Các khoản giảm trừ


53.852.006

10

3.DT thuần về bán hàng & cung cấp dv

162.977.089.371

156.453.432.563

11

4.Giá vốn hàng hóa

135.402.053.237

131.749.519.773

20

5.Lợi nhuận gộp về bán hàng & cung cấp dv

27.575.045.134

24.703.912.790

21

6.Doanh thu hoạt động tài chính


109.239.576

22

7.Chi phí tài chính

6.181.378.003

7.167.636.247

23

- Trong đó: Chi phí lãi vay

6.082.240.213

6.023.933.045

24

8.Chi phí bán hàng

7.628.211.289

7.735.838.957

25

9.Chi phí quản lý doanh nghiệp


10.020.459.157

8.825.522.032

30

10.Lợi nhuận thuần từ h/đ kinh doanh

3.854.236.261

1.416.926.084

31

11.Thu nhập khác

30.075.842

32

12.Chi phí khác

-

40

13.Lợi nhuận khác

30.075.842


50

14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

3.884.312.103

51

15.Chi phí thuế TNDN hiện hành

707.064.512

số

11

16.382.246

442.010.530

187.445.829
50.756.303
136.689.526
1.553.615.610
275.370.859


52

16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại


-

60

17.Lợi nhuận sau thuế TNDN

3.177.247.591

70

18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu

2.681

1.278.244.751
1.079

Nguồn: CTCP Giấy Vĩnh Huê
Qua bảng trên ta nhận thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng
6.561.135.500 đồng so với năm 2011, lợi nhuận sau thuế tăng 1.899.002.840 đồng,
kết quả này phản ánh cho sự nỗ lực không ngừng của cán bộ, công nhân viên công
ty.
Bảng 2.3: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước:
(ĐVT: VNĐ)
Các khoản phải nộp

31/12/2010

31/12/2011


30/9/2012

Thuế thu nhập doanh nghiệp

1.111.834.838

989.656.045

133.145.811

Thuế GTGT

0

551.899.497

1.968.680.189

Thuế nhập khẩu

16.525.200

16.525.200

16.525.200

Thuế thu nhập cá nhân

160.438.072


123.687.751

187.417.725

Tổng cộng

1.288.798.110

1.681.768.493

2.305.768.925

Nguồn: CTCP Giấy Vĩnh Huê
Các loại thuế phải nộp theo luật định Công ty đã kê khai theo đúng các quy định
hiên hành và thanh toán cho cơ quan thuế đúng hạn.
2.2.6 Tình hình nhân sự
Bảng 2.4: Bảng phân loại nhân sự của công ty:
STT

Tiêu chí

Số lượng (người)

Tỷ trọng (%)

I

Theo trình độ lao động


375

100

1

Trình độ trên đại học

0

0

2

Trình độ đại học, cao đẳng

25

6,67

3

Trình độ trung cấp

32

8,53

4


Trình độ sơ cấp

45

12,00

5

Công nhân kỹ thuật

132

35,20

12


6

Lao động phổ thông

141

37,60

II

Theo loại hợp đồng lao động

375


100

1

Hợp đồng không thời hạn

255

68

2

Hợp đồng thời vụ

22

5,87

3

Hợp đồng xác định từ 1-3 năm

98

26,13

III

Theo giới tính


375

100

1

Nam

236

62,93

2

Nữ

139

37,07

IV

Theo tính chất lao động

375

100

1


Lao động trực tiếp

345

92

2

Lao động gián tiếp

30

8
Nguồn: CTCP Giấy Vĩnh Huê

Công ty luôn xem lực lượng lao động là yếu tố quan trọng nhất mang tính
quyết định đến sự phát triển bền vững của công ty nên mục tiêu tuyển dụng của
công ty là thu hút người lao động có năng lực. Tùy theo từng vị trí cụ thể mà công
ty đề ra những tiêu chuẩn bắt buộc riêng, song tất cả các chức danh điều phải đáp
ứng các yêu cầu cơ bản như: có trình độ chuyên môn cơ bản, cán bộ quản lý phải tốt
nghiệp đại học chuyên ngành, nhiệt tình, yêu thích công việc, chủ động trong công
việc, có ý tưởng sáng tạo. Đối với các vị trí quan trọng, các yêu cầu tuyển dụng khá
khắt khe, các tiêu chuẩn về kinh nghiệm công tác, khả năng phân tích và trình độ
ngoại ngữ, tin học.
Bảng 2.5: Thu nhập bình quân của của người lao động trong công ty:
Chỉ tiêu

Đơn vị


Năm 2010

Năm 2011

Tháng
9/2012

Thu nhập bình Đồng/người/tháng 3.150.000

3.800.000

3.950.000

quân
Nguồn: CTCP Giấy Vĩnh Huê

13


Công ty đã xây dựng chính sách lương, thưởng phù hợp với đặc trưng ngành
nghề hoạt động và bảo đảm cho người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ theo
quy định của Nhà nước như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn…
Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động trong Công ty năm 2011
là 3.800.000 đồng/người. Đây là mức thu nhập trung bình so với các doanh nghiệp
khác trong ngành.

14


Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Marketing và vai trò của nó
3.1.1 Một số quan niệm về marketing
Trong quá trình phát triển marketing đã trải 5 quan niệm gắn với từng thời kỳ
phát triển của kinh tế thế giới. Đó là các quan niệm marketing sau:
 Quan niệm hoàn thiện sản xuất
 Quan niệm hoàn thiện hàng hóa
 Quan niệm tăng cường nỗ lực thương mại
 Quan niệm marketing
 Quan niệm marketing đạo đức xã hội
Ta nhận thấy rằng với các quan niệm hoàn thiện sản xuất, quan niệm hoàn thiện
hàng hóa và quan niệm tăng cường nỗ lực thương mại thì đối tượng được các nhà
lãnh đạo quan tâm ở đây là “hàng hóa”, họ cố gắng cải thiện sản xuất, tăng năng
suất, tăng cường chất lượng, nỗ lực trong khâu bán hàng để làm sao tiêu thụ càng
nhiều hàng hóa càng tốt.
Đến khi nền kinh tế có nhiều thay đổi, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, người dân
phải thắt chặt chi tiêu để vượt qua thời kỳ lạm phát thì việc tiêu thụ sản phẩm ngày
càng trở nên khó khăn hơn và quan niệm marketing ra đời. Lúc này các nhà lãnh
đạo mới nhận thấy rằng chỉ khi nào khách hàng hài lòng về mọi mặt của “hàng hóa”
họ mới có ý định mua chúng và từ đó trong khâu sản xuất họ chú trọng đến nhu cầu,
mong muốn của khách hàng trong từng sản phẩm.
Qua một thời gian các công ty đua nhau thúc đẩy sản xuất thì nguồn tài nguyên
thiên nhiên suy giảm, môi trường thì ô nhiễm nghiêm trọng đến lúc này quan niệm
marketing đạo đức xã hội được hình thành, ngoài việc hướng tới nhu cầu của người

15


×