Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

NGHIÊN CỨU TÍNH HÖT NƢỚC, HÖT ẨM, DÃN NỞ CỦA GỖ CAO SU (Hevea brasiliensis Muell Arg) BIẾN TÍNH BẰNG NATRI SILICAT (Na2SiO3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******************

ĐOÀN LÊ ĐÔNG PHƢƠNG

NGHIÊN CỨU TÍNH HÖT NƢỚC, HÖT ẨM, DÃN NỞ
CỦA GỖ CAO SU (Hevea brasiliensis Muell Arg)
BIẾN TÍNH BẰNG NATRI SILICAT (Na2SiO3)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

ĐOÀN LÊ ĐÔNG PHƢƠNG

NGHIÊN CỨU TÍNH HÖT NƢỚC, HÖT ẨM, DÃN NỞ
CỦA GỖ CAO SU (Hevea brasiliensis Muell Arg)
BIẾN TÍNH BẰNG NATRI SILICAT (Na2SiO3)

Ngành: Công nghệ Chế biến lâm sản

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Giáo viên hướng dẫn: ThS. BÙI THỊ THIÊN KIM

Thành phồ Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp tôi luôn nhận
được sự dạy bảo của thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ động viên của gia đình và bạn
bè. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến:
- Ban giám hiệu và toàn thể thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh, đặc biệt là quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp và bộ môn Chế Biến Lâm Sản đã
tận tình truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt khóa học.
- Xin cảm ơn DNTN TM – DV Hưng Thịnh đã cung cấp gỗ làm thí nghiệm.
Đồng thời xin cảm ơn anh chị em trong Công ty Trường Tiền đã giúp tôi gia công
mẫu.
- Đặc biệt xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến cô ThS. Bùi Thị Thiên Kim đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
- Cuối cùng xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Tường Vy, cảm ơn gia
đình và các bạn lớp chế biến lâm sản khóa 35 đã động viên tôi trong suốt quá
trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.
Sinh viên thực hiện
Đoàn Lê Đông Phương

ii


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu tính hút nước, hút ẩm, dãn nở của gỗ Cao su
(Hevea brasiliensis Muell Arg) biến tính bằng Natri silicat (Na2SiO3)”, đã được tiến
hành tại phòng thí nghiệm bộ môn Chế Biến Lâm sản, khoa Lâm nghiệp trường đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian 01/03/2013 đến 30/06/2013.
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp quy hoạch thực nghiệm.
Kết quả thu được sau thí nghiệm đã cho thấy nồng độ Natri silicat và thời gian
xử lí có ảnh hưởng đến tính hút nước, hút ẩm, dãn nở của gỗ. Mối quan hệ được thể
hiện qua các phương trình tương quan hồi quy như sau:
Đối với hàm độ hút nước:
Y2hn = 53,86 - 10,2379.x1 - 0,729197.x2 - 0,5125.x1.x2 - 0,57875.x12 + 1,17875.x22
Đối với hàm độ hút ẩm: Y2ha = 10,9335 - 3,49928.x1 - 0,491562.x2 + 0,791848.x22
Đối với hàm tỉ lệ dãn nở theo chiều tiếp tuyến:
Y2tt = 4,89348 - 1,9401.x1 - 0,43163.x2 - 0,200652.x12
Đối với hàm tỉ lệ dãn nở theo chiều xuyên tâm:
Y2xt = 2,4087 - 1,25333.x1 - 0,179409.x2 + 0,24337.x22
Đối với hàm tỉ lệ dãn nở theo chiều dọc thớ: Y2dt = 0,38 - 0,161066.x1 - 0,0506066.x2
Bài toán tối ưu được thiết lập trên cơ sở các hàm Yhn, Yha, Ytt, Yxt, Ydt, kết quả
tối ưu đạt được như sau: Y2hn= 37,7782 % với nồng độ 37,175 % và thời gian xử lý là
2 ngày 14,8008 giờ. Y2ha = 5,8720 % với nồng độ 37,175 % và thời gian xử lý là 2
ngày 7,368 giờ. Y2tt = 1,1387 % với nồng độ 37,175 % và thời gian xử lý là 3 ngày
9,936 giờ. Y2xt = 0,6204 % với nồng độ 37,175 % và thời gian xử lý là 2 ngày 8,8464
giờ. Y2dt = 0,0807 % với nồng độ 37,175 % và thời gian xử lý là 3 ngày 9,936 giờ. Gỗ
Cao su sau khi xử lí Natri silicat có độ hút nước, hút ẩm, dãn nở thấp hơn mẫu đối
chứng. Như vậy, gỗ Cao su sau khi được xử lý Natri silicat sẽ có khả năng làm giảm
độ hút nước, hút ẩm và dãn nở.

iii


SUMMARY

Abstract study: "Research of water absorption, moisture absorption, swelling of
rubber wood (Hevea brasiliensis Muell Arg) denatured with sodium silicate (Na2SiO3)",
was conducted in the laboratory Export Processing Faculty of Forestry, University of
Agriculture and Forestry in Ho Chi Minh City, during 03/01/2013 to 06/30/2013.
Results obtained from experiments showed that sodium silicate concentration
and treatment time may affect water absorption, moisture absorption, swelling of the
wood. The relationship is expressed by the correlation regression equation as follows:
For water absorption function:
Y2hn = 53,86 - 10,2379.x1 - 0,729197.x2 - 0,5125.x1.x2 - 0,57875.x12 + 1,17875.x22
For the moisture content: Y2ha = 10,9335 - 3,49928.x1 - 0,491562.x2 + 0,791848.x22
For proportional swelling tangential direction:
Y2tt = 4,89348 - 1,9401.x1 - 0,43163.x2 - 0,200652.x12
For proportional swelling in the radial direction:
Y2xt = 2,4087 - 1,25333.x1 - 0,179409.x2 + 0,24337.x22
For proportional swelling of vertical grain wood: Y2dt = 0,38 - 0,161066.x1 - 0,0506066.x2
Optimization problem is established on the basis of the function Y2hn, Y2ha, Y2tt,
Y2xt, Y2dt, optimal results are achieved as follows: Y2hn = 37,7782 % at a concentration of
37,175 % and the processing time is 2 days 14,8008 hours. Y2ha = 5,8720 % at a
concentration of 37,175 % and the processing time is 2 days of 7,368 hours. Y2tt =
1,1387 % at a concentration of 37,175 % and the processing time is 3 days 9,936 hours.
Y2xt = 0,6204 % at a concentration of 37,175 % and the processing time is 2 days 8,8464
hours. Y2dt = 0,0807 % at a concentration of 37,175 % and the processing time is 3 days
9,936 hours. Rubber wood after treatment with sodium silicate for water absorption,
moisture absorption, swelling is lower than the control sample. Thus, after the rubber
wood is treated with sodium silicate will be able to reduce water absorption, moisture
absorption and swelling.

iv



MỤC LỤC
TRANG
TRANG TỰA ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii
TÓM TẮT .................................................................................................. iii
SUMMARY ................................................................................................ iv
MỤC LỤC ................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU............................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................... x
DANH SÁCH CÁC HÌNH ......................................................................... xi
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................... xiii
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết đề tài .......................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 2
1.5. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 3
Chƣơng 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 4
2.1. Cơ sở lý thuyết về biến tính gỗ ......................................................................... 4
2.2. Một số phương pháp biến tính gỗ...................................................................... 6
2.2.1. Biến tính nhiệt ............................................................................................... 6
2.2.2. Biến tính cơ ................................................................................................... 6

v


2.2.3. Biến tính cơ nhiệt........................................................................................... 6

2.2.4. Biến tính hóa cơ ............................................................................................. 6
2.2.5. Biến tính gỗ theo phương pháp enzim ............................................................ 7
2.2.6. Biến tính gỗ theo phương pháp di truyền gen và biện pháp lâm sinh .............. 7
2.2.7. Biến tính gỗ theo phương pháp hóa học ......................................................... 7
2.3. Các thông số công nghệ ảnh hưởng đến hiệu quả biến tính gỗ theo phương pháp
hóa học .................................................................................................................... 9
2.3.1. Chất xúc tác ................................................................................................... 9
2.3.2. Nhiệt độ ....................................................................................................... 10
2.3.3. Thời gian ..................................................................................................... 10
2.3.4. Loại gỗ ........................................................................................................ 10
2.4. Khái quát về Cây Cao su................................................................................. 11
2.4.1. Đặc điểm sinh trưởng cây Cao su ................................................................. 11
2.4.2. Đặc điểm cấu tạo gỗ Cao su ......................................................................... 12
2.4.2.1. Cấu tạo thô đại .......................................................................................... 12
2.4.2.2. Cấu tạo hiển vi .......................................................................................... 12
2.4.3. Tính chất của gỗ Cao su ............................................................................... 14
2.4.3.1. Tính chất vật lí .......................................................................................... 14
2.4.3.2. Tính chất cơ học ....................................................................................... 14
2.4.3.3. Thành phần hóa học .................................................................................. 15
2.5. Tình hình nghiên cứu biến tính gỗ .................................................................. 15
2.5.1. Nghiên cứu ngoài nước ................................................................................ 15
2.5.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................................ 17
Chƣơng 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 20
3.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 20
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 20
3.2.1. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................... 20
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 23
3.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ............................................................ 23

vi



3.2.2.2. Phương pháp quy hoạch thực nghiệm ....................................................... 23
3.2.3. Phương pháp đo đạc thực nghiệm ................................................................ 32
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm ....................................................... 35
3.2.5. Phương pháp giải bài toán tối ưu hóa ............................................................ 36
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 37
4.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm .................................................................... 37
4.1.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của hàm độ hút nước Yhn (%) ................... 37
4.1.1.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở mô hình thí nghiệm bậc nhất Y1hn ....... 37
4.1.1.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở mô hình thí nghiệm bậc hai Y2hn......... 37
4.1.1.3. Xác định các thông số tối ưu đối với hàm độ hút nước Y2hn ...................... 39
4.1.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của hàm độ hút ẩm Yha (%)....................... 40
4.1.2.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở mô hình thí nghiệm bậc nhất Y1ha ....... 40
4.1.2.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở mô hình thí nghiệm bậc hai Y2ha ......... 41
4.1.2.3. Xác định các thông số tối ưu đối với hàm độ hút ẩm Y2ha.......................... 43
4.1.3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của hàm tỉ lệ dãn nở theo chiều tiếp tuyến
Ytt (%) ................................................................................................................... 44
4.1.3.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở mô hình thí nghiệm bậc nhất Y1tt ........ 44
4.1.3.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở mô hình thí nghiệm bậc hai Y2tt .......... 44
4.1.3.3. Xác định các thông số tối ưu đối với hàm tỉ lệ dãn nở theo chiều tiếp tuyến
Y2tt......................................................................................................................... 47
4.1.4. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của hàm tỉ lệ dãn nở theo chiều xuyên tâm
Yxt (%) ................................................................................................................... 47
4.1.4.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở mô hình thí nghiệm bậc nhất Y1xt ....... 47
4.1.4.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở mô hình thí nghiệm bậc hai Y2xt ......... 48
4.1.4.3. Xác định các thông số tối ưu đối với hàm tỉ lệ dãn nở theo chiều xuyên tâm
Y2xt ........................................................................................................................ 50
4.1.5. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của hàm tỉ lệ dãn nở theo chiều dọc thớ Ydt
(%) ........................................................................................................................ 51

4.1.5.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở mô hình thí nghiệm bậc nhất Y1dt ....... 51

vii


4.1.5.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở mô hình thí nghiệm bậc hai Y2dt ......... 51
4.1.5.3. Xác định các thông số tối ưu đối với hàm tỉ lệ dãn nở theo chiều dọc thớ
Y2dt ........................................................................................................................ 54
4.2. Thảo luận........................................................................................................ 54
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 61
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 61
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO

64

PHỤ LỤC

68

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
ANOVA: Phương pháp phân tích phương sai
hn: hút nước
ha: hút ẩm
XT hoặc xt: xuyên tâm
TT hoặc tt: tiếp tuyến

DT hoặc dt: dọc thớ
STT: số thứ tự
SLLL: số lần lặp lại
n: số yếu tố đầu vào
Y: dạng mã hóa
A: dạng thực
S: nồng độ Natri silicat dạng thực
T: thời gian xử lý hóa chất dạng thực
Fb: Tiêu chuẩn Fisher tra theo bảng
Ft: Tiêu chuẩn Fisher tính theo công thức
MOR: Modulus Of Rupture: Độ bền uốn
MOE: Modulus Of Elasticly: Độ bền uốn tĩnh

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG ....................................................................................................... TRANG
Bảng 2.1: Tính chất vật lí của gỗ Cao su ............................................................... 14
Bảng 2.2: Tính chất cơ học của gỗ Cao su............................................................. 14
Bảng 2.3: Thành phần hóa học của gỗ Cao su ....................................................... 15
Bảng 2.4: Kết quả chất tan của gỗ Cao su (những chất không phải vách tế bào) .... 15
Bảng 3.1: Mức và khoảng biến thiên của các yếu tố nghiên cứu theo phương án bậc
nhất ....................................................................................................................... 28
Bảng 3.2: Mức và khoảng biến thiên của các yếu tố nghiên cứu............................ 29
theo phương án bậc hai bất biến quay .................................................................... 29
Bảng 3.3: Ma trận và kế hoạch thực nghiệm bậc 1 ................................................ 30
Bảng 3.4: Ma trận và kế hoạch thực nghiệm bậc hai ............................................. 31
Bảng 4.1: Giá trị tối ưu hàm độ hút nước Y2hn (%) ................................................ 40
Bảng 4.2: Giá trị tối ưu hàm độ hút ẩm Y2ha (%) ................................................... 43

Bảng 4.3: Giá trị tối ưu hàm tỉ lệ dãn nở theo chiều tiếp tuyến Y2tt (%) ................. 47
Bảng 4.4: Giá trị tối ưu hàm tỉ lệ dãn nở theo chiều xuyên tâm Y2xt (%) ............... 50
Bảng 4.5: Giá trị tối ưu hàm tỉ lệ dãn nở theo chiều dọc thớ Y2dt (%) .................... 54

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Cây Cao su ............................................................................................ 11
Hình 2.2: Cấu tạo thô đại của gỗ Cao su ............................................................... 12
Hình 2.3: Cấu tạo hiển vi của gỗ Cao su ............................................................... 13
Hình 3.1: Gỗ Cao su dùng trong thí nghiệm .......................................................... 21
Hình 3.2: Hóa chất Natri silicat............................................................................. 23
Hình 3.3: Dụng cụ thí nghiệm ............................................................................... 23
Hình 3.4: Mô hình biểu diễn quá trình nghiên cứu ................................................ 26
Hình 3.5: Mẫu xác định độ hút nước, độ hút ẩm, tỉ lệ dãn nở ................................ 35
Hình 4.1: Đồ thị 3D thể hiện mối quan hệ x1, x2 và Y2hn ....................................... 38
Hình 4.2: Đồ thị 2D thể hiện mối quan hệ giữa x1, x2 và Y2hn ............................... 39
Hình 4.3: Đồ thị 3D thể hiện mối quan hệ x1, x2 và Y2ha ....................................... 42
Hình 4.4: Đồ thị 2D thể hiện mối quan hệ X1, X2 và Y2ha...................................... 42
Hình 4.5: Đồ thị 3D thể hiện mối quan hệ x1, x2 và Y2tt ........................................ 45
Hình 4.6: Đồ thị 2D thể hiện mối quan hệ x1, x2 và Y2tt ........................................ 46
Hình 4.7: Đồ thị 3D thể hiện mối quan hệ x1, x2 và Y2xt ........................................ 49
Hình 4.8: Đồ thị 2D thể hiện mối quan hệ x1, x2 và Y2xt ........................................ 49
Hình 4.9: Đồ thị 3D thể hiện mối quan hệ x1, x2 và Y2dt ........................................ 52
Hình 4.10: Đồ thị 2D thể hiện mối quan hệ x1, x2 và Y2dt ...................................... 53

Hình 4.11: Diễn tiến độ hút nước (%) của gỗ Cao su ............................................ 55
biến tính bằng hóa chất Natri silicat (Na2SiO3) qua các ngày theo dõi ................... 55
Hình 4.12: Biểu đồ so sánh độ hút nước (%) ......................................................... 56
của mẫu Cao su biến tính tối ưu và mẫu đối chứng ................................................ 56

xi


Hình 4.13: Diễn tiến độ hút ẩm (%) của gỗ Cao su ............................................... 57
biến tính bằng hóa chất Natri silicat (Na2SiO3) qua các ngày theo dõi ................... 57
Hình 4.14: Biểu đồ so sánh độ hút ẩm (%) ............................................................ 58
của mẫu Cao su biến tính tối ưu và mẫu đối chứng ................................................ 58
Hình 4.15: Biểu đồ tỉ lệ dãn nở theo các chiều thớ (%) ......................................... 59
gỗ Cao su xử lý biến tính bằng Natri silicat của mẫu tối ưu và mẫu đối chứng. ...... 59

xii


LỜI NÓI ĐẦU
Gỗ là nguồn nguyên liệu gần gũi được con người sử dụng từ lâu đời, có
phạm vi sử dụng phong phú và đa dạng. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về
đồ gỗ cả về mặt số lượng và chất lượng ngày càng cao. Trong những năm gần đây
ngành công nghiệp chế biến gỗ tăng trưởng mạnh mẽ, kim ngạch gỗ xuất khẩu tăng
mạnh. Trước nhu cầu đó thì lượng gỗ tự nhiên hiện có trong nước lại không đủ cung
cấp cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Hằng năm nước ta phải nhập khẩu hơn 80 %
nguyên liệu gỗ từ nước ngoài với giá thành tương đối cao vì vậy để đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng trong hiện tại cũng như tương lai về các sản phẩm gỗ, nhiều loại
gỗ rừng trồng đang được quan tâm như tràm bông vàng, bạch đàn, keo, Cao su,
thông...
Trong số các loại gỗ đó thì gỗ Cao su hiện đang là nguồn nguyên liệu khá

phong phú, Cao su là cây nhiệt đới được trồng với trữ lượng lớn, dễ trồng, tăng
trưởng nhanh, thêm vào đó hàng năm Tập Đoàn Công Nghiệp Cao su Việt Nam tiến
hành khai thác thanh lý hàng ngàn hecta gỗ Cao su quá tuổi cho mủ để trồng mới
nên đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ. Hiện nay, khoảng 70 – 80 %
các xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu ở các tỉnh phía Nam dùng nguyên liệu chính là
gỗ Cao su để sản xuất. Không những trong sản xuất mà trên thương trường quốc tế
hầu hết các mặt hàng làm từ gỗ Cao su đều được ưa chuộng. Tuy nhiên trong quá
trình chế biến và sử dụng gỗ Cao su dễ thấm hút nước dẫn đến trương nở, cong
vênh, … ảnh hưởng đến quá trình chế biến, công nghệ phun keo, tráng keo và chất
lượng sản phẩm. Vì vậy, để khắc phục những khuyết điểm trên của gỗ cần phải xây
dựng công nghệ biến tính gỗ Cao su góp phần tạo nền tảng cho việc nâng cao chất
lượng, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nguyên liệu cho tương lai.
Xuất phát từ những phân tích trên, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu
đề tài “Nghiên cứu tính hút nước, hút ẩm, dãn nở của gỗ Cao su (Hevea Brasiliensis
Muell Arg) biến tính bằng Natri silicat (Na2SiO3)”

xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết đề tài
Gỗ Cao su là một trong những loại gỗ hiện đang được sử dụng phổ biến trên
thị trường với nhiều ưu điểm như gỗ nhẹ, thớ thẳng, màu sắc đẹp, nhiều vân đáp
ứng được nhu cầu về trang trí, mỹ thuật và các kiểu hoàn thiện khác nhau cho sản
phẩm, … Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đó thì gỗ Cao su cũng tồn tại một số
nhược điểm như vì sinh trưởng nhanh, mềm, nhẹ nên tính chất cơ lý thấp, tỷ lệ biến
dạng cao, độ ổn định kích thước thấp dẫn đến khả năng sử dụng chưa cao trong
ngành sản xuất đồ mộc, đặc biệt là với khí hậu Việt Nam nóng ẩm mưa nhiều và gỗ
có khối lượng thể tích trung bình với cấu tạo lỗ mạch mật độ dày, đường kính lớn,

… tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thấm hút hơi nước dẫn đến dãn nở làm cho
kích thước thay đổi giảm khả năng chịu lực, dễ sinh ra các khuyết tật như cong
vênh, biến hình kèm theo đó là tạo điều kiện tốt cho sâu nấm phá hoại gỗ… ảnh
hưởng xấu đến phẩm chất gỗ trong quá trình sản xuất và sử dụng. Gỗ thấm hút nước
còn ảnh hưởng kỹ thuật đến công nghệ phun keo, tráng keo, kỹ thuật bảo quản gỗ
làm giảm giá trị cũng như thời gian sử dụng gỗ. Chính vì vậy việc nghiên cứu tìm ra
công nghệ cải thiện các tính chất vật lý cơ học nói chung và tính hút nước, hút ẩm,
dãn nở nói riêng nâng cao giá trị sử dụng của gỗ Cao su là vấn đề cấp thiết đang
được các doanh nghiệp quan tâm.
Biến tính gỗ là một trong những giải pháp có thể làm cải thiện được nhược
tính của gỗ qua sự thay đổi cấu trúc hoặc thành phần hóa học của gỗ. Biến tính gỗ
theo phương pháp cơ nhiệt, hóa học hoặc kết hợp cơ nhiệt hóa sẽ làm cho tổ thành
của gỗ tạo nên mối đan xen với nhau hoặc hóa chất xử lý lắng đọng trong vách tế

1


bào để ổn định kích thước, tăng khối lượng thể tích, ứng lực của gỗ, qua đó nâng
cao được tính chất cơ lý của gỗ.
Xuất phát từ thực tế đó và được sự phân công của bộ môn Chế Biến Lâm Sản
cùng sự hướng dẫn tận tình của quí thầy cô đặc biệt là cô ThS. Bùi Thị Thiên Kim
tôi tiến hành thực hiện đề tài «Nghiên cứu tính hút nước, hút ẩm, dãn nở của gỗ Cao
su (Hevea Brasiliensis Muell Arg) biến tính bằng Natri silicat (Na2SiO3)».
1.1.

Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng thay đổi một số tính chất vật lý của gỗ Cao su về độ

hút nước, độ hút ẩm, tỉ lệ dãn nở theo các chiều thớ qua xử lý bằng hóa chất Natri
silicat, nhằm cải thiện chất lượng gỗ sau khi biến tính, tăng khả năng sử dụng gỗ

cho các doanh nghiệp.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Xác định độ hút nước, độ hút ẩm, tỉ lệ dãn nở theo các chiều thớ của gỗ Cao

su sau khi biến tính bằng Natri silicat (Na2SiO3).
Xây dựng phương trình tương quan về mối quan hệ nồng độ hóa chất Natri
silicat (Na2SiO3), thời gian xử lý hóa chất với độ hút nước, độ hút ẩm và tỉ lệ dãn nở
của gỗ Cao su biến tính từ đó xác định các giá trị tối ưu về nồng độ (Na2SiO3) và
thời gian xử lý đạt hiệu quả trong việc biến đổi tính hút nước, hút ẩm và dãn nở theo
các chiều thớ của gỗ Cao su.
1.3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Gỗ Cao su tươi thành thục đã trích kiệt nhựa từ 20 – 30 tuổi được khai thác ở
các tỉnh miền Đông Nam Bộ ở độ ẩm 40 – 50 % được gia công cắt mẫu theo quy
cách 30x30x10 mm (10 mm theo chiều dọc thớ gỗ) và hóa chất biến tính là Natri
silicat (Na2SiO3).
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu biến tính gỗ đa dạng, có nhiều phương pháp nghiên cứu,
nhiều loại nguyên liệu nhưng để phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm, đề tài
chọn phương pháp biến tính gỗ Cao su bằng Natri silicat (Na2SiO3). Phạm vi đề tài

2


chủ yếu xác định các thông số cụ thể như nồng độ và thời gian xử lý hóa chất, còn

các thông số khác coi như không thay đổi. Sản phẩm gỗ sau khi thí nghiệm sẽ
hướng đến sử dụng trong sản xuất đồ mộc, ván ghép thanh, ván sàn, đồ dùng cho trẻ
em và các sản phẩm thân thiện với môi trường…
1.4.

Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu đã được thực hiện tại phòng thí nghiệm bộ môn chế biến lâm sản

khoa Lâm nghiệp - Đại học Nông lâm TPHCM.
1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài thực hiện thành công giúp làm phong phú cho công trình nghiên cứu

biến biến tính gỗ, những kết quả của quá trình nghiên cứu biến tính hóa học cho gỗ
Cao su này hoàn toàn có thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất ở nước ta. Gỗ sau xử lý
nâng cao chất lượng, giá trị sử dụng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường có
thể đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất, góp phần giải quyết vấn đề nguyên liệu
cho ngành chế biến gỗ Việt Nam, tận dụng nguồn nguyên liệu phẩm chất xấu góp
phần bảo vệ môi trường đồng thời giải quyết vấn đề việc làm tăng thu nhập cho
người dân.
Đề tài này cũng có thể được ứng dụng cho những loại gỗ khác có tính chất
tương đồng với gỗ Cao su.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở lý thuyết về biến tính gỗ

Khái niệm về biến tính gỗ được hiểu là sử dụng một tác nhân vật lý, hóa học,
cơ học, sinh học hoặc kết hợp nhiều tác nhân tác động vào vật liệu nhằm làm tăng
cường thuộc tính có lợi nào đó của gỗ được biến tính. Gỗ sau khi được biến tính cần
phải không gây độc trong sử dụng và không phát độc khi sử dụng lâu dài và trong
tái chế các tính chất cơ lý của gỗ.
Gỗ là một loại vật liệu tự nhiên, thành phần chủ yếu của gỗ là các hợp chất
hữu cơ: cellulose; lignin; hemicellulose và các chất chiết xuất trong gỗ. Thành phần
hóa học của gỗ gồm bốn nguyên tố chính đó là: cacbon, hydro, oxy, nitơ. Các loại
gỗ khác nhau, độ tuổi của cây khác nhau, ở các vị trí khác nhau trên thân cây có tỷ
lệ các thành phần hợp chất hữu cơ không giống nhau nhưng tỷ lệ thành phần các
nguyên tố hóa học cacbon, hydro, nitơ lại xấp xỉ nhau. Hàm lượng trung bình của
cacbon là 49,5 %, hydro là 6,4 %, oxy là 42,6 %, nitơ là 1 % và một số nguyên tố vi
lượng khác.
Mặt khác, gỗ được cấu tạo từ các tế bào, khi tế bào gỗ trưởng thành, có dạng
hình ống, như vậy tạo nên cấu trúc xốp trong gỗ, các ống mạch tạo thành hệ mao
dẫn có tính thẩm thấu nước từ môi trường vào gỗ, khi đó xảy ra hiện tượng trương
nở do tác động của nước với các cấu tử trong gỗ như cellulose, hemicellulose và
lignin làm cho cấu trúc và tính chất cơ học, vật lý, hóa học của gỗ thay đổi. Hiện
tượng này có ý nghĩa quan trọng trong công nghệ biến tính gỗ.
Ngoài ra, liên kết hoá học giữa các thành phần trong gỗ là những liên kết
yếu. Giữa các thành phần tạo nên gỗ luôn có liên kết vật lý, liên kết này cũng là
những liên kết yếu. Cơ tính, lý tính của gỗ sẽ thay đổi khi liên kết hoặc cấu trúc các

4


thành phần gỗ thay đổi. Liên kết giữa lignin và cellulose có ý nghĩa quyết định đến
tính chất cơ học, vật lý của gỗ. Lignin có vai trò như một chất liên kết các sợi
cellulose trong vách tế bào làm cho gỗ có tính chất cơ học, lý học nhất định. Liên
kết lignin và cellulose có ảnh hưởng lớn đến mức độ dãn nở và hút nước của gỗ.

Tính chất cơ học và hiện tượng dãn nở của gỗ phụ thuộc vào mức độ liên kết, bản
chất hoá học của các thành phần có trong gỗ mà trước tiên phải kể đến vai trò của
nhóm hydroxyl, chiều dài các phân tử cellulose, hemicellulose, lignin và liên kết
giữa các thành phần đó.
Do đó, độ ổn định kích thước của gỗ kém và độ bền thấp, thường xảy ra
trong điều kiện không khí khác nhau, các nghiên cứu nhằm cải thiện độ bền của gỗ
được tiến hành trên cơ sở giới hạn mức độ hút ẩm bằng cách phá hủy hoặc kết hợp
các nhóm hydroxyl trong gỗ. Quá trình này được xem như một quá trình biến tính
trên gỗ, thay đổi tính chất của gỗ theo hướng có lợi và nâng cao hiệu quả sử dụng.
 Sự thay đổi tính chất gỗ khi có tác nhân xử lý:
Khi gỗ được xử lý hóa học, các tác nhân xử lý sẽ xâm nhập vào trong tế bào
gỗ, nó sẽ có những tương tác với những cấu tử gỗ ở dạng này hay dạng khác làm
cho cấu trúc liên kết, tính chất gỗ có sự thay đổi. Sự tác động của các tác nhân chủ
yếu vào các liên kết cầu hydro ngang giữa các cấu tử, đặc biệt và chủ yếu xét đến
liên kết hydro giữa các phân tử cellulose.
Khi có sự tác động của các tác nhân xử lý vào các cấu tử gỗ, giữa các cấu tử
sẽ có sự thay đổi như sự thay thế một số nhóm chức, khoảng cách giữa các cấu tử,
khối lượng phân tử, … sự biến đổi giữa các cấu tử trong gỗ làm cho tính chất cơ lý
của gỗ thay đổi theo, cụ thể là:
-

Sự biến đổi nhóm chức (chủ yếu nhóm hydroxyl), sẽ làm cho tính hút

nước, tính hút ẩm thay đổi.
-

Sự thay đổi khoảng cách giữa các phân tử dẫn đến nội lực (lực hấp dẫn

Vandecvan) thay đổi làm cho độ cứng vững, độ mềm dẻo của gỗ thay đổi theo. Sự
thay đổi tính chất gỗ diễn ra ở mức độ, tính chất nào đó tùy thuộc vào đặc điểm của

loại tác nhân sử dụng (khả năng phản ứng, kích thước phân tử, điều kiện xử lý).

5


-

Sự hạ bậc cấu tử trong gỗ sẽ làm cường độ gỗ yếu đi.

2.2. Một số phƣơng pháp biến tính gỗ
Có nhiều phương pháp kỹ thuật sử dụng trong biến tính gỗ, theo B. Stefke và
A. Teischinger (2002) các phương pháp biến tính gỗ có thể hệ thống như sau:
2.2.1. Biến tính nhiệt
Là quá trình làm thay đổi cấu trúc hóa học của gỗ bởi sự tác động của nhiệt
hoặc hơi nước. Điều này có thể dẫn đến phá vỡ vài hiện diện cấu trúc trong gỗ hoặc
làm nóng chảy các thành phần, sau đó chúng có thể đóng kết lại thành chất mới có
cấu trúc ổn định hơn.
2.2.2. Biến tính cơ
Là quá trình gỗ được xử lý theo phương pháp uốn nén đặc biệt theo hướng
xác định để làm thay đổi đặc tính cơ học của gỗ.
2.2.3. Biến tính cơ nhiệt
Dưới tác dụng của nhiệt độ trong môi trường ẩm sẽ làm cho các nguyên liệu
gỗ mềm ra, tính dẻo của nó cũng biến đổi theo. Căn cứ vào đặc điểm này người ta
nghiên cứu xử lý nhiệt dưới nhiều hình thức khác nhau: đốt nóng hoặc hấp nóng
trong các thiết bị kín, sau khi được làm mềm và làm dẻo, gỗ được nén trong các
khuôn nóng để ổn định về hình dạng và kích thước, quá trình nén làm giảm thể tích
gỗ, làm tăng khối lượng riêng. Điều cực kỳ quan trọng là phải giữ nguyên được cấu
trúc, không phá vỡ các vách tế bào, làm dập các mao mạch, mà chỉ thu hẹp kích
thước, nguyên liệu ban đầu tới giới hạn tùy ý. Phương pháp này cho phép sản xuất
ra các sản phẩm có những tính chất có thể dự đoán được, khối lượng riêng, độ nén,

độ trương nở và độ hút nước… của sản phẩm.
2.2.4. Biến tính hóa cơ
Biến tính gỗ bằng phương pháp hóa cơ tạo ra sản phẩm có chất lượng cao,
bằng cách đưa vào tế bào gỗ các monomer hoặc polymer, dưới tác dụng của nhiệt
hay các tác nhân hóa học làm cho nó đóng rắn bên trong vách tế bào gỗ. Đó là các
chất kết dính có nguồn gốc khác nhau, các loại nhũ dịch… Ngoài ra người ta còn
tiến hành làm mềm gỗ bằng các dung dịch amoniac, ure hoặc các chất khác… Xử lý

6


gỗ bằng amoniac có sự tham gia của nước sẽ làm tăng độ dẻo nhờ thủy phân các
liên kết este phức tạp trong cấu trúc tế bào gỗ. Sau khi nén gỗ, nước và amoniac có
tác dụng như chất làm dẻo và chúng cũng được đẩy ra ngoài trong quá trình sấy.
Kết quả nén gỗ sẽ cho ra các sản phẩm với cấu trúc mới, ổn định và có tính chất cơ
lý cao.
2.2.5. Biến tính gỗ theo phƣơng pháp enzim
Là quá trình làm thay đổi cấu trúc và bản chất của những thành phần lignin
trong gỗ dưới sự biến đổi các hợp chất phenolic. Sự biến đổi này bắt đầu từ các
phản ứng nhóm chất trong gỗ và tự bản thân những nhóm chức này có thể phản ứng
với nhau để tạo ra cấu trúc phân tử mới.
2.2.6. Biến tính gỗ theo phƣơng pháp di truyền gen và biện pháp lâm sinh
Dưới sự tác động gen từ công đoạn tạo cây giống sẽ làm thay đổi được đặc
tính gỗ. Qua biến tính gen có thể làm thay đổi đến các chỉ tiêu đặc tính của gỗ như
hàm lượng cellulose, hàm lượng lignin, chiều dài sợi gỗ (Zobel và Jett, 1995). Bên
cạnh tác động gen thì biện pháp lâm sinh cũng có thể thay đổi được tính chất gỗ
(Wodzicki, 2001). Biện pháp lâm sinh là một trong những tác nhân ảnh hưởng rất
lớn đến tính chất gỗ. Vì vậy biến tính gỗ theo phương pháp di truyền gen và biện
pháp lâm sinh gen có ý nghĩa rất lớn đối với rừng trồng.
2.2.7. Biến tính gỗ theo phƣơng pháp hóa học

Là một quá trình gỗ được xử lý hóa chất để tạo ra sản phẩm có một vài thay
đổi trong cấu trúc tế bào. Những thay đổi này có thể là một kết quả gắn kết bên
trong cấu trúc của tế bào (gọi là sự thay đổi trực tiếp), hoặc là một sản phẩm không
có sự gắn kết mà chỉ là khối tiến triển hóa lý (gọi là sự thay đổi gián tiếp) (D. Jones,
2002).
 Sự thay đổi gián tiếp: đây là quá trình bổ sung một chất hóa học vào
trong gỗ, được gỗ hấp thụ nhưng không xảy ra phản ứng hóa học với gỗ hoặc có
xảy ra phản ứng nhưng chỉ tạo được liên kết hydro yếu hơn. Tuy vậy quá trình này
cũng tạo được sự thay đổi tính chất gỗ theo đề xuất. Bảo quản gỗ bằng xử lý hóa

7


chất được xem là hình thức biến tính gỗ theo phương pháp hóa học với sự thay đổi
gián tiếp (D. Jones, 2002).
 Sự thay đổi trực tiếp: đây là quá trình bổ sung một chất hóa học vào
trong gỗ và chất này sẽ tham gia vào một phản ứng hóa học. Phản ứng này sẽ tạo ra
một cấu trúc mới trong gỗ, chính vì thế làm thay đổi tính chất của vật liệu gốc. Có
rất nhiều khả năng có thể làm thay đổi cấu trúc trong gỗ, nhưng những khả năng
này phụ thuộc vào phản ứng của chất hóa học thêm vào với nhóm hydroxyl trong
cấu trúc gỗ. Kết quả là một liên kết cộng hóa trị, một liên kết chặt (tất cả các liên
kết này giữ những nguyên tử trong gỗ lại với nhau) và cũng khá ổn định. Có nhiều
loại chất phản ứng hóa học có khả năng tạo ra những liên kết cộng hóa trị với gỗ
như Isocyanate, Epoxide, Aldehyde, Formaldehyd, dimethyloldihy-droxyethyleneurea
(DMDHEU).
Những hóa chất được sử dụng trong biến tính gỗ loại thay đổi trực tiếp này
được phân loại theo các dạng, phản ứng tạo thành liên kết giữa chúng với nhóm
hydroxyl của vách tế bào gỗ. Các dạng phản ứng quan trọng và được sử dụng rất
nhiều trong biến tính gỗ theo phương pháp hóa học là ete hóa, acetal hóa và este
hóa.

 Đặc tính của gỗ biến tính theo phương pháp hóa học
 Độ bền sinh học (durability)
Gỗ biến tính hóa học có khả năng bảo vệ sự tấn công của nấm mốc vì sự hút
ẩm trong vách tế bào giảm và sự thay thế nhóm hydroxyl của những polymer vách
tế bào. Một khả năng khác nữa mà có thể cải thiện độ bền sinh học của gỗ biến tính
là sự phong tỏa lý học của những polymer vách tế bào theo một dãy rộng bao quanh
holocellulose và lignin (Militz, 1992).
 Sự ổn định kích thước (dimensional stability)
Một trong những mục tiêu của biến tính hóa học gỗ là nâng cao sự ổn định
kích thước gỗ. Điều này được nghĩ đến kết quả kháng ẩm của gỗ bởi vì những nhóm
hydroxyl hydrophylic được thay thế bới những nhóm có bề mặt kháng ẩm cao trong
vách tế bào.

8


 Tính chất cơ học (mechanical property)
Biến tính hóa học của gỗ có thể dẫn đến hiệu quả tích cực hoặc tiêu cực hay
không có ảnh hưởng đến tính chất cơ học của gỗ. Điều này phụ thuộc vào dạng biến
tính sử dụng. Chẳng hạn biến tính gỗ bằng epoxyd hóa sẽ làm giảm cơ tính của gỗ
khoảng 10 % (Norimoto và các cộng sự, 1992). Nhưng nếu dùng acetal hóa thì sẽ
làm tăng ứng lực của gỗ (Akitsu và các cộng sự, 1991).
Hầu như một trong những mục tiêu của việc xử lý biến tính là làm giảm độ
ẩm của gỗ trong môi trường không khí. Độ ẩm thấp hơn này có thể làm giảm ứng
lực của gỗ. Nói cách khác sự phân hủy do nhiệt và axit của các polymer vách tế bào
trong khi xử lý (như dùng e-te hóa bằng alkyl chloride hoặc este hóa bằng anhidrid)
có thể gây ra sự tổn thất của ứng lực gỗ.
Tuy vậy sự tăng khối lượng thể tích của gỗ sau biến tính sẽ cho hiệu quả tích
cực đến độ cứng của gỗ. Sự tăng khối lượng thể tích còn ảnh hưởng tốt đến các tính
chất cơ học khác của gỗ do hầu như các nhóm thay thế đều có bề mặt trực giao với

các polymer gỗ (Militz, 1993).
Ngoài các đặc tính trên, gỗ biến tính hóa học có khả năng chống đỡ được sự
phong hóa của thời tiết và đặc biệt chống sự phân hủy bề mặt gỗ do tia cực tím
(UV).
2.3. Các thông số công nghệ ảnh hƣởng đến hiệu quả biến tính gỗ theo phƣơng
pháp hóa học
2.3.1. Chất xúc tác
Hầu như các biến tính hóa học gỗ đều thực hiện trong sự hiện diện của một
chất xúc tác. Nhu cầu về chất xúc tác hoàn toàn phụ thuộc vào loại hóa chất sử dụng
và mục tiêu tạo cầu nối hóa học giữa gỗ và các chất hóa học. Vài loại phản ứng với
polymer vách tế bào có thể xảy ra mà có hoặc không có chất xúc tác tham gia.
Chẳng hạn oxyd hóa gỗ thì dùng chất xúc tác sodium periodate (Chen và Rowell,
1989, Goethals và Steven, 1994).

9


2.3.2. Nhiệt độ
Phần lớn các chất hóa học phản ứng nhanh với nhóm hydroxyl của gỗ ở nhiệt
độ cao. Nhiệt độ thường dùng trong phạm vi từ 80 - 1200C dường như cho tất các
biến tính. Oxyd hóa gỗ được thực hiện theo nhiệt độ phòng. Nhiệt độ trên 1400C
thường bắt đầu xảy ra các phản ứng phân hủy các polymer gỗ, đặc biệt là trước các
chất xúc tác là axit hay các axit từ sản phẩm phụ hình thành trong phản ứng như
HCl tạo thành trong ete hóa gỗ bằng alkyl chloride (Militz, 1997).
2.3.3. Thời gian
Đa phần nghiên cứu về biến tính gỗ được thực hiện để xác định xem hóa chất
này có phản ứng với thành phần của vách tế bào hay không. Vì vậy các giai đoạn
phản ứng kéo dài đến 24 giờ được áp dụng. Những trải nghiệm đã nhận thấy rằng
thời lượng này là thời lượng tối ưu cho việc xử lý, ví dụ là thực hiện cho biến tính
hóa gỗ bằng acetyl hóa (Beckers và các cộng sự, 1994).

2.3.4. Loại gỗ
Có hai đặc tính chính của các loại gỗ đóng vai trò quan trọng trong biến tính
hóa học gỗ. Đầu tiên là tính thẩm thấu (treatability/ permeability) của loại gỗ dùng
chọn biến tính. Nếu như trong cùng một điều kiện biến tính, loại gỗ có tính thẩm
thấu cao thì hiệu quả biến tính sẽ tốt hơn loại gỗ có tính thẩm thấu thấp. Theo kết
quả nghiên cứu của Beckers và Militz, 1994, về biến tính gỗ bằng acetyl hóa đã chỉ
ra rằng: các loại gỗ bạch đàn (eucalypt) hay gỗ thông rụng lá (larch) hấp thụ hóa
chất kém hơn gỗ thông giác (pine sapwood) và gỗ bạch dương (beech) nên mức độ
biến tính cũng đạt được thấp hơn trong cùng điều kiện công nghệ.
Kế đến là thành phần hóa học của các loại gỗ có ảnh hưởng đến khả năng sử
dụng hóa chất để biến đổi những thành phần vách tế bào. Các chất trích ly trong gỗ
có thể phản ứng với những hóa chất (dùng để biến tính) và mở đường cho việc biến
tính vách tế bào, hoặc dẫn đến sự tiêu tốn nhiều hóa chất mới đạt được mức độ xử
lý chắc chắn. Cũng theo kết quả nghiên cứu của Beckers và công sự (1994) về
acetyl hóa gỗ đã đưa ra giả thiết rằng sự khác nhau về lignin giữa gỗ giác và gỗ lõi

10


đã dẫn đến sự khác nhau về sự phân bố của nhóm acetyl trong lignin và
holocellulose.
2.4. Khái quát về Cây Cao su

Hình 2.1: Cây Cao su
Tên Việt Nam: Cao su
Tên khoa học: Hevea brasiliensis Muell Arg
Họ Thầu dầu: Euphorbiaceae
Tên thương mại: Rubber wood-the rubber tree
2.4.1. Đặc điểm sinh trƣởng cây Cao su
Cây Cao su phát triển tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình từ

220C đến 300C (tốt nhất ở 260C đến 280C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm)
nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây Cao su có thể chịu được nắng hạn
khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm. Cây Cao su chỉ được thu
hoạch 9 tháng, 3 tháng còn lại không được thu hoạch vì đây là thời gian cây rụng lá,
nếu thu hoạch vào mùa này, cây sẽ chết.
Thân mộc, ở trạng thái hoang dại, cây Cao su có thể sống đến 100 năm, với
chiều cao trên 40m. Khi trồng thành vườn, có cạo mủ cây thường không cao quá
25m. Cây Cao su thân thẳng, vỏ láng, gỗ tương đối mềm, thân là thành phần kinh tế
quan trọng nhất của cây vì lớp vỏ thân cây chứa nhiều mạch mủ, nguồn cung cấp
nhựa Cao su. Các mạch mủ xếp thành từng lớp nằm gần trong gần sát lớp gỗ.
Hoa thuộc loại hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn
chéo, vì hoa đực chín sớm hơn hoa cái.

11


×