Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA ONG Anagyrus dactylopii Howard (HYMENOPTERA: ENCYRTIDAE) KÍ SINH RỆP SÁP GIẢ DỨA Dysmicoccus brevipes Cockerell (HOMOPTERA: PSEUDOCOCCIDAE)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC
CỦA ONG Anagyrus dactylopii Howard (HYMENOPTERA:
ENCYRTIDAE) KÍ SINH RỆP SÁP GIẢ DỨA Dysmicoccus
brevipes Cockerell (HOMOPTERA: PSEUDOCOCCIDAE)

NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA : 2009 – 2013
SVTH

: ĐẶNG THIÊN ÂN

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08/2013


i

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC
CỦA ONG Anagyrus dactylopii Howard (HYMENOPTERA:
ENCYRTIDAE) KÍ SINH RỆP SÁP GIẢ DỨA Dysmicoccus
brevipes Cockerell (HOMOPTERA: PSEUDOCOCCIDAE)

Tác giả
ĐẶNG THIÊN ÂN


Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sƣ ngành Bảo vệ Thực vật

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN:
TS. TRẦN THỊ THIÊN AN
KS. TRẦN THỊ THÚY AN
KS. NGUYỄN THỊ PHỤNG KIỀU

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08/2013


ii

LỜI CẢM ƠN
Con cảm ơn ba má đã nuôi dạy và tạo mọi điều kiện cho con ăn học. Ba má là
tấm gƣơng sáng và là nguồn động lực lớn nhất trong cuộc đời con. Con sẽ cố gắng
sống chân thành và ngay thẳng, nỗ lực hơn nữa để khẳng định chính mình. Em cảm ơn
các anh chị Cƣờng, Bích, Ngân, các em Học, Trúc và cháu Huy Minh đã động viên và
giúp đỡ tôi trong quá trình làm khoá luận.
Em bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Trần Thị Thiên An, cô đã nhiệt tình góp ý cho
em trong khóa luận tốt nghiệp. Nhƣng hơn hết cô là ngƣời truyền đạt cho em nhiệt
huyết, tình thần tự lực và lòng đam mê nghề nghiệp. Qua đề tài em đã tự tin và có định
hƣớng rõ ràng hơn cho tƣơng lai.
Đồng cảm ơn đến quý thầy cô khoa Nông Học đã truyền đạt kiến thức cho em
khi còn học đại học.
Cảm ơn KS. Trần Thị Thúy An và KS. Nguyễn Thị Phụng Kiều đã đóng góp ý
kiến và hƣỡng dẫn tôi các kĩ năng trong phòng thí nghiệm. Cảm ơn anh Hƣng (Chi cục
BVTV Tây Ninh)), anh Hạnh (lớp DH07BV), anh Lộc (công ty hoá nông Thanh Sơn),
hai bạn Kiệt, Khoa (lớp DH09BV), em Giang (lớp DH10BV) đã hỗ trợ tôi trong quá
trình thu thập mẫu. Cảm ơn các bạn Lâm, Thiện, Khoa, Tự, Thanh, Kiệt, Thanh Tuấn

và Châu (lớp DH09BV) đã cùng tôi có nhiều kỉ niệm đẹp nhất trong đời sinh viên.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 8/2013
Sinh viên thực hiện

Đặng Thiên Ân


iii

TÓM TẮT
ĐẶNG THIÊN ÂN, Đại Học Nông Lâm TP. HCM tháng 8/2013, đề tài: “
Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của ong Anagyrus dactylopii
Howard (Hymenoptera: Encyrtidae) kí sinh rệp sáp giả dứa Dysmicoccus brevipes
Cockerell (Homoptera: Pseudococcidae)".
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. TRẦN THỊ THIÊN AN, KS. TRẦN THỊ THÚY AN
và KS. NGUYỄN THỊ PHỤNG KIỀU.
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của ong A. dactylopii kí
sinh rệp sáp giả dứa D. brevipes nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho những nghiên cứu
tiếp theo về loài ong kí sinh A. dactylopii. Đồng thời góp phần xây dựng biện pháp
sinh học quản lý rệp sáp giả dứa Dysmicoccus brevipes gây hại trên các loại cây trồng.
Đề tài đƣợc thực hiện tại phòng thí nghiệm côn trùng, bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa
Nông Học, Trƣờng Đại Học Nông Lâm TP. HCM từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2013
nhằm góp phần giải quyết mục đích nêu trên.
Đề tài đã ghi nhận đƣợc một số kết quả:
Ong A. dactylopii (Encyrtidae : Hymenoptera) là loài ong nội kí sinh rệp sáp giả
dứa Dysmicoccus brevipes. Ong cái có kích thƣớc chiều dài là 0,473 ± 0,068 mm,
chiều rộng là 0,175 ± 0,031 mm lớn hơn ong đực có chiều dài là 0,208 ± 0,016 mm,
chiều rộng là 0,09 ± 0,015 mm. Cơ thể ong cái có màu vàng nâu, roi râu có 9 đốt, phần
cuống râu phình to dạng trăng khuyết. Ong cái có máng đẻ trứng dài, dạng lƣỡi kiếm.
Cơ thể ong đực có màu đen, roi râu có 8 đốt, các đốt roi râu có dạng sợi chỉ và có

nhiều lông. Ong A. dactylopii thuộc dạng côn trùng biến thái hoàn toàn. Trứng hình
trụ, màu trắng đục, sâu non dạng không chân đầu bụng phát triển, nhộng trần.


iv

Tại điều kiện nhiệt độ 30 ± 2oC, ẩm độ 65 ± 5%, thời gian phát triển vòng đời
của ong A. dactylopii trung bình là 11,71 ± 0,47 ngày. Trong điều kiện không tiếp xúc
với kí chủ đồng thời đƣợc ăn thức ăn thích hợp nhất là mật ong 50% thì tuổi thọ trung
bình của ong cái và ong đực lần lƣợt là 22,4 ± 0,52 ngày và 8,2 ± 0,92 ngày. Hoạt
động kí sinh rất ảnh hƣởng đến tuổi thọ của ong cái. Khi đƣợc ăn thêm mật ong 50%
và tham gia hoạt động kí sinh thì tuổi thọ trung bình của ong cái là 3,3 ± 0,48 ngày.
Rệp sáp giả dứa tuổi 3 là vật chủ mà ong A. dactylopii kí sinh hiệu quả với tỷ lệ kí sinh
trung bình là 42,8 ± 5,3 %; tỷ lệ vũ hóa trung bình là 80,3 ± 11,5%; tỷ lệ ong cái trung
bình là 74,2 ± 2,9%. Số trứng trung bình ong cái A. dactylopii đẻ là 25,8 ± 3,33 trứng.
Ngoài hoạt động đẻ trứng kí sinh, ong cái A. dactylopii có tập tính ăn thêm
dung dịch từ cơ thể rệp sáp giả dứa D. brevipes.


v

MỤC LỤC

TRANG TỰA .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT .................................................................................................................. iii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... x
DANH SÁCH VIẾT TẮT........................................................................................... xi
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1

1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài .............................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................... 2
Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3
2.1 Một số kết quả nghiên cứu về thiên địch của rệp sáp giả dứa Dysmicoccus brevipes
Cockerell (Homoptera: Pseudococcidae)...................................................................... 3
2.1.1 Thành phần thiên địch của rệp sáp giả dứa D. brevipes ....................................... 3
2.1.2 Đặc điểm hình thái, sinh học đối với một số thiên địch của rệp sáp giả dứa D.
brevipes ....................................................................................................................... 4
2.2 Giới thiệu chung về giống ong kí sinh Anagyrus (Hymenoptera: Encytidae ........... 5
2.2.1 Thành phần loài và phân bố của nhóm ong kí sinh Anagyrus .............................. 5
2.2.2 Khả năng kí sinh rệp sáp giả của nhóm ong Anagyrus ......................................... 6
2.2.3 Một số đặc điểm hình thái chung của nhóm ong Anagyrus .................................. 7
2.2.4 Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của một số loài ong kí sinh thuộc giống
Anagyrus ..................................................................................................................... 7
2.2.4.1 Ong Anagyrus pseudococci (Hymenoptera: Encyrtidae) - Hình 2.1 .................. 7
2.2.4.2 Ong Anagyrus kamali (Hymenoptera: Encyrtidae) - Hình 2.2.......................... 8


vi

2.2.4.3 Ong Anagyrus dactylopii (Hymenoptera: Encyrtidae) - Hình 2.3..................... 9
2.2.4.4 Ong Anagyrus loecki (Hymenoptera: Encyrtidae) - Hình 2.4 ......................... 10
2.3 Một số kết quả nghiên cứu về rệp sáp giả dứa Dysmicoccus brevipes Cockerell
(Homoptera: Pseudococcidae).................................................................................... 11
2.3.1 Nguồn gốc, phân bố và kí chủ của rệp sáp giả dứa D. brevipes ......................... 11
2.3.2 Sự gây hại của rệp sáp giả dứa D. brevipes trên một số kí chủ........................... 12
2.3.3 Đặc điểm hình thái, sinh học của D. brevipes. ................................................... 14
Chƣơng 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 18

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 18
3.2 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 18
3.3 Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 18
3.3.1 Nhân nuôi rệp sáp giả dứa D. brevipes và ong A. dactylopii .............................. 18
3.3.2 Thí nghiệm mô tả đặc điểm hình thái của ong A. dactylopii .............................. 20
3.3.3 Thí nghiệm xác định thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời của ong A.
dactylopii ................................................................................................................... 21
3.3.4 Thí nghiệm xác định ảnh hƣởng của thức ăn thêm đến tuổi thọ ong kí sinh
A. dactylopii............................................................................................................... 22
3.3.5 Thí nghiệm xác định tuổi vật chủ thích hợp cho ong A. dactylopii kí sinh ........ 23
3.3.6 Thí nghiệm xác định ảnh hƣởng của hoạt động kí sinh đến tuổi thọ của ong cái A.
dactylopii ................................................................................................................... 24
+ Chỉ tiêu theo dõi: tuổi thọ trung bình của ong cái (ngày) đối với từng nghiệm thức
thí nghiệm.................................................................................................................. 24
3.3.7 Thí nghiệm xác định khả năng đẻ trứng kí sinh và phát triển sau đẻ trứng của ong
A. dactylopii .............................................................................................................. 24
3.3.8 Phƣơng pháp thống kê xử lý số liệu .................................................................. 25
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 26
4.1. Đặc điểm hình thái của ong Anagyrus dactylopii................................................. 26
4.2 Hoạt động của ong Anagyrus dactylopii ............................................................... 35
4.3 Thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời của ong Anagyrus dactylopii ....... 37
4.4 Ảnh hƣởng của thức ăn thêm đến tuổi thọ của ong Anagyrus dactylopii ............... 39


vii

4.5 Tuổi vật chủ thích hợp cho ong Anagyrus dactylopii kí sinh ................................ 40
4.6 Ảnh hƣởng của hoạt động kí sinh đến tuổi thọ của ong Anagyrus dactylopii ........ 43
4.7 Khả năng đẻ trứng và phát triển sau đẻ trứng của ong Anagyrus dactylopii ......... 44
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 45

5.1 Kết luận ............................................................................................................... 45
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 47
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 51


viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Ong cái Anagyrus pseudococci ................................................................... 8
Hình 2.2 Ong cái Anagyrus kamali ........................................................................... 9
Hình 2.3 Ong cái Anagyrus dactylopii ...................................................................... 9
Hình 2.4 Ong cái Anagyrus loecki........................................................................... 10
Hình 2.5 Rệp sáp D. brevipes gây hại trên cây dứa ................................................. 13
Hình 2.6 Rệp sáp D. brevipes gây hại trên trái mãng cầu ta..................................... 14
Hình 2.7 Rệp sáp D. brevipes.................................................................................. 15
Hình 3.1 Nhân nuôi D. brevipes với thức ăn là bí đỏ ............................................... 19
Hình 3.2 Hộp lƣới thu ong A. dactylopii ................................................................. 20
Hình 3.3 Ong A. dactylopii ăn thêm và bắt cặp ....................................................... 20
Hình 3.4 Thí nghiệm cho ong A. dactylopii tiếp xúc với rệp sáp giả dứa tuổi 3 ....... 21
Hình 3.5 Bố trí thí nghiệm về thức ăn thêm đến tuổi thọ của ong A. dactylopii ....... 22
Hình 3.6 Bố trí thí nghiệm xác định tuổi vật chủ của ong A. dactylopii ................... 23
Hình 4.1 Ong A. dactylopii trƣởng thành ............................................................... 27
Hình 4.2 Đầu của ong A. dactylopii ....................................................................... 27
Hình 4.3 Râu đầu của ong cái A. dactylopii............................................................. 28
Hình 4.4 Râu đầu của ong đực A. dactylopii ........................................................... 28
Hình 4.5 Các đặc điểm định danh cánh trƣớc ong A. dactylopii .............................. 29
Hình 4.6 Cấu tạo chân trƣớc của ong A. dactylopii.................................................. 30
Hình 4.7 Bộ phận sinh dục của ong cái A. dactylopii .............................................. 31
Hình 4.8 Trứng của ong A. dactylopii ..................................................................... 31

Hình 4.9 Sâu non tuổi 1 của ong A. dactylopii ........................................................ 32
Hình 4.10 Sâu non tuổi 2 của ong A. dactylopii....................................................... 33
Hình 4.11 Sâu non tuổi 3 của ong A. dactylopii....................................................... 33
Hình 4.12 Tiền nhộng của ong A. dactylopii ........................................................... 34
Hình 4.13 Nhộng của ong A. dactylopii .................................................................. 35


ix

Hình 4.14 Ong A. dactylopii giao phối .................................................................... 35
Hình 4.15 Ong cái A. dactylopii lựa chọn vật chủ ................................................... 36
Hình 4.16 Vòng đời của ong A. dactylopii .............................................................. 39


x

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Kích thƣớc các pha cơ thể ong A. dactylopii ............................................ 26
Bảng 4.2 Thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời của ong A. dactylopii ....... 37
Bảng 4.3 Ảnh hƣởng của thức ăn thêm đến tuổi thọ ong A. dactylopii .................... 40
Bảng 4.4 Tỷ lệ kí sinh của ong A. dactylopii trên các nghiệm thức thí nghiệm ........ 41
Bảng 4.5 Tỷ lệ vũ hóa của ong A. dactylopii trên các nghiệm thức thí nghiệm ........ 42
Bảng 4.5 Tỷ lệ ong cái A. dactylopii trên các nghiệm thức thí nghiệm .................... 42
Bảng 4.7 Ảnh hƣởng của hoạt động kí sinh đến tuổi thọ của ong A. dactylopii ....... 44
Bảng 4.8 Khả năng đẻ trứng và phát triển sau đẻ trứng của ong A. dactylopii ......... 44


xi


DANH SÁCH VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
SAG: Cục bảo vệ thực vật Chi Lê
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh


1

Chƣơng 1:
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Dysmicoccus brevipes Cockerell (Homoptera: Pseudococcidae) là một loài rệp
sáp đa thực, kí chủ chính là cây dứa. Ngoài dứa, D. brevipes còn tấn công trên 200 cây
trồng khác. Tại Việt Nam D. brevipes thƣờng gây hại trên dứa, ca cao, mãng cầu,
chuối, xoài, đu đủ, cà phê, mè, đậu nành (Vũ Thị Nga và ctv, 2004).
Trên các vƣờn mãng cầu ta, D. brevipes hút nhựa các bộ phận cây nhƣ lá, đọt
non, hoa, trái để sống. Triệu chứng gây hại của chúng đã làm cho lá non bị quắn, đọt
bị thui chột, làm rụng hoa và trái non, làm trái chậm lớn hoặc bị chai. Rệp còn bám
đầy kẽ của vỏ trái làm cho cuống trái và trái bị đen, không đẹp mắt. Trong quá trình
gây hại, D. brevipes còn tiết ra dịch ngọt thu hút nấm bồ hóng phủ đen cành lá, làm
giảm khả năng quang hợp của cây. D. brevipes sống quanh năm và gây hại nặng vào
mùa nắng nóng từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Biện pháp quản lý chính D. brevipes
hiện đƣợc bà con nông dân áp dụng là biện pháp hóa học. Việc phun thuốc với cƣờng
độ và liều lƣợng cao có thể không đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn đồng thời làm
bùng phát dịch hại và giết chết thiên địch, gây mất cân bằng sinh thái và ảnh hƣởng
đến sức khỏe của chính ngƣời nông dân, ngƣời tiêu dùng và làm ô nhiễm môi trƣờng
sống (Trịnh Tấn An, 2010).
Theo Mau và ctv (1992 ) thành phần thiên địch ăn mồi và kí sinh trong tự nhiên
của rệp sáp D. brevipes là tƣơng đối đa dạng và phong phú. Do đó các biện pháp
nghiên cứu về bảo tồn thiên địch của nhóm dịch hại này đƣợc ghi nhận là có nhiều

triển vọng. Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về biện pháp sinh học để quản lý
rệp sáp giả họ Pseudococcidae nói chung và rệp sáp dứa D. brevipes nói riêng chƣa


2

đƣợc nghiên cứu nhiều. Gần đây chỉ có một số kết quả nghiên cứu về nhóm thiên địch
ăn mồi của rệp sáp giả đƣợc công bố (Nguyễn Thị Chắt và ctv, 1997 - 2000).
Vì vậy, để có thêm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu nhóm ong kí sinh của
rệp sáp D. brevipes, 1 loài dịch hại quan trọng và phổ biến trên 1 số loại cây trồng, đề
tài “Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của ong Anagyrus dactylopii
Howard (Hymenoptera: Encyrtidae) kí sinh rệp sáp giả dứa Dysmicoccus brevipes
Cockerell (Homoptera: Pseudococcidae)” đƣợc thực hiện.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Các kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho những
nghiên cứu tiếp theo về loài ong kí sinh A. dactylopii đồng thời góp phần xây dựng cơ
sở dữ liệu công việc cho các công trình nghiên cứu về biện pháp sinh học quản lý rệp
sáp dứa D. brevipes gây hại trên các loại cây trồng.
1.2.2 Yêu cầu
1. Mô tả đƣợc một số đặc điểm hình thái của ong A. dactylopii ở các pha trứng, sâu
non, nhộng và trƣởng thành.
2. Xác định đƣợc thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời của ong A. dactylopii.
3. Xác định đƣợc ảnh hƣởng của thức ăn thêm đến tuổi thọ của ong A. dactylopii.
4. Xác định đƣợc ảnh hƣởng hoạt động kí sinh đến tuổi thọ của ong cái A. dactylopii.
5. Xác định đƣợc tuổi vật chủ thích hợp cho ong A. dactylopii kí sinh.
6. Xác định đƣợc khả năng đẻ trứng kí sinh của ong A. dactylopii.
7. Xác định đƣợc khả năng phát triển sau đẻ trứng của ong A. dactylopii.



3

Chƣơng 2:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Một số kết quả nghiên cứu về thiên địch của rệp sáp giả dứa Dysmicoccus
brevipes Cockerell (Homoptera: Pseudococcidae)
2.1.1 Thành phần thiên địch của rệp sáp giả dứa D. brevipes
Theo Mau và ctv (1992), thiên địch của rệp sáp giả dứa D. brevipes khá phong
phú. Nhóm kí sinh gồm: Aenasius cariiocus Compere, Aenaisus colombiensis
Compere, Anagyrus ananatis Gahan, Euryhopauus propinquus Kerrich, Hambletonia
pseudococcina Compere, Ptomastidae abnormis (Girault). Nhóm ăn mồi gồm:
Cryptolaemus montrouzieri Mulsant, Lobodiplosis pseudococci Felt, Nephus
bilucernarius Mulsant, Scymnus (Pullus), Scymnus pictus Gorhan.
Theo Henry (1941), với cơ thể mềm, ít di chuyển và dễ bị phát hiện thì nhóm
rệp sáp giả rất dễ bị tấn công bởi thiên địch. Một số thiên địch ăn mồi bao gồm:
Cryptolaemus montrouzieri Muls., Scymnus bipunctatus Kel., Scymnus sordidus
Horn., Sympherobius barberi Banks… và một số thiên địch kí sinh nhƣ Coccophagus
gurneyi Compere, Tetracnemus pretiosus Timberlake…
Theo báo cáo của Đỗ Văn Quý (2009), thành phần thiên địch nhóm rệp sáp giả
bao gồm: bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus Kel., bọ rùa chóp cánh vàng
Diomus terminatus Say., bọ cánh lƣới phủ sáp Plesiochrysa ramburi Schneider, bọ
cánh lƣới đeo rác Malada basalis Okamoto, sâu ăn rệp sáp Spalgis epius Westw., muỗi
ăn rệp họ Cecidomydae, ong kí sinh lƣng vàng Aphelinus sp., ong kí sinh đen
Coccophalus gurneyi Comp., ong nâu kí sinh Anagyrus ananatis Ganhan.


4

Thành phần thiên địch của rệp sáp giả dứa D. brevipes tại khu vực Bình Chánh

bao gồm: bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus Kugel, chuồn chuồn cỏ Chrysopa
sp 1., chuồn chuồn cỏ Chrysopa sp 2., sâu ăn rệp sáp Spalgis epius Westw, sâu ăn rệp
sáp Eublemma amabilis Moore, ong vàng Anagyrus kamali Moursi, ong râu đầu gối
Anagyrus ananatis Gah. Trong đó ấu trùng tuổi 4 của bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus
bipunctatus Kugel và chuồn chuồn cỏ Chrysopa sp 1. cho kết quả rất tốt trong công
tác kiểm soát sinh học rệp sáp giả dứa D. brevipes (Vũ Thị Nga, 2006).
2.1.2 Đặc điểm hình thái, sinh học đối với một số thiên địch của rệp sáp giả dứa
D. brevipes
Theo Vũ Thị Nga và ctv (2006), sâu ăn rệp sáp Eublemma amabilis có thể tấn
công các loại rệp sáp nhƣ D. brevipes, Planococcus lilacilus, Ceroplastes rusci,
Pulvinaria sp., Crystallotesta sp. Một ấu trùng tuổi cuối trong vòng 24 giờ có thể ăn
đƣợc 11,4 - 12,8 cá thể rệp sáp giả P. lilacilus hoặc 6,3 - 8,6 cá thể rệp sáp giả D.
brevipes.
Ấu trùng Chrysopa sp 1. mới nở rất linh hoạt, chúng tấn công rệp giả cũng rất
đặc biệt. Đầu tiên chúng dùng cặp càng lớn gom sáp của con mồi, ngửa cổ đặt sáp đã
đƣợc gom lại trên lƣng để ngụy trang. Sáp của rệp sáp giả đƣợc giữ trên lƣng
Chrysopa sp 1. nhờ nhiều sợi lông dài, sau đó chúng dùng cặp càng ghim thủng và giữ
chặt con mồi rồi hút dịch của cơ thể con mồi, chúng dùng cặp chỉ của cơ thể rệp sáp
giả và bỏ xác lại. Một ấu trùng Chrysopa sp 1. có thể ăn đƣợc 27 con D. brevipes
trƣởng thành. Ấu trùng Chrysopa sp2. tấn công các loài rệp sáp giả trong họ họ
Pseudococcidae nhƣ: D. brevipes, Ferrisia virgata, Maconellicoccus hirsutus. Ấu
trùng có đặc điểm săn mồi tích cực, chúng bò rất nhanh và khi gặp rệp sáp giả thì tấn
công liền. Trên đƣờng đi tìm con mồi, chúng có thể gom những mẫu rác nhỏ đặt trên
lƣng để ngụy trang nhƣng phần ngụy trang này không che kín hết cơ thể nên vẫn có
thể thấy nhiều phần cơ thể lộ ra. Khi gặp con mồi chúng tấn công ngay bằng cách dùng
cặp ghim thủng và giữ chặt con mồi rồi bắt đầu hút dịch của cơ thể con mồi, sau khi ăn
thƣờng bỏ phần dƣ của con mồi trên lƣng để ngụy trang thêm (Vũ Thị Nga, 2006).


5


Sau 10 thế hệ nhân nuôi bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus Kel. cho thấy
thời gian phát triển trung bình của trứng từ 3,25 ± 0,41 ngày đến 3,60 ± 0,49 ngày, thời
gian phát triển của ấu trùng từ 14,65 ± 0,55 đến 14,98 ± 0,38 ngày, thời gian phát triển
nhộng từ 6,33 ± 0,60 đến 6,64 ± 0,57 ngày, thời gian tiền đẻ trứng từ 4,26 ± 0,39 ngày
đến 4,60 ± 0,50 ngày; thời gian hoàn thành vòng đời của bọ rùa 2 chấm vàng từ 28,19
± 4,00 đến 30,35 ± 0,81 ngày. Thời gian đẻ trứng của thành trùng bọ rùa 2 chấm vàng
ở các thế hệ dao động từ 28,90 ± 1,37 đến 30,20 ± 1,48 ngày; tuổi thọ của thành trùng
cũng không thay đổi nhiều qua 10 thế hệ từ 56,80 ± 4,29 đến 59,10 ± 3,18 ngày. Mỗi
cặp thành trùng từ thế hệ F1 đến thế hệ F10 sinh sản trung bình đƣợc 95,30 ± 8,11 đến
107,50 ± 10,83 ấu trùng (Võ Văn Đông, 2010).
Bọ rùa chóp cánh vàng Diomus terminatus Say có kích thƣớc nhỏ. Ở chóp cánh
và các đốt cuối bụng đều có màu vàng liên tục. Màu vàng chiếm 1/4 diện tích cánh. Ấu
trùng có kích thƣớc nhỏ, cơ thể thon dài có nhiều lông sáp trắng. Đây là đặc điểm nhận
diện bọ rùa chóp cánh vàng. Nhộng có hình dạng tƣơng đối giống ấu trùng. Cả ấu
trùng và trƣởng thành của bọ rùa chóp cánh vàng đều tấn công rệp sáp. Giai đoạn
trƣởng thành có khả năng tấn công rệp sáp tốt hơn giai đoạn ấu trùng. Khi thức ăn
khan hiếm chúng có thể di chuyển rất xa để tìm kiếm thức ăn và thiết lập thế hệ sau
(Đỗ Văn Quý, 2009).
Đỗ Văn Quý (2009) cho biết ong kí sinh lƣng vàng Aphelinus sp. có kích thƣớc
nhỏ khoảng 2mm, phần lớn cơ thể màu đen riêng phần lƣng màu vàng, rầu đầu hình
chùy. Ong trƣởng thành đẻ trứng kí sinh vào cơ thể rệp sáp giả và hoàn thành vòng đời
ngắn hơn vòng đời của rệp sáp giả. Giai đoạn ấu trùng của rệp sáp bị tấn công nhƣng
rệp sáp vẫn tiếp tục gây hại cho đến chết, vì vậy ong kí sinh lƣng vàng làm giảm mật
số rệp sáp ở thế hệ sau.
2.2 Giới thiệu chung về giống ong kí sinh Anagyrus (Hymenoptera: Encytidae
2.2.1 Thành phần loài và phân bố của nhóm ong kí sinh Anagyrus


6


Theo Noyes và ctv (1994), giống Anagyrus bao gồm 248 loài ong kí sinh thuộc
họ ong nhỏ nhảy Encyrtidae.
Cũng theo Noyes và ctv (1994), giống Anagyrus đƣợc ghi nhận có mặt tại các
khu vực nhiệt đới, bán nhiệt đới và một phần ôn đới. Tỷ lệ ong kí sinh thuộc giống
Anagyrus xuất hiện cao nhất tại các khu vực có sự phận biệt rõ ràng giữa mùa khô và
mùa mƣa. Hầu hết những nơi có mặt của các loại rệp sáp giả đều xuất hiện ong kí sinh
của giống Anagyrus.
Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2002), các loài ong kí sinh đối với nhóm rệp sáp
giả tại Việt Nam đƣợc ghi nhận có sự hiện diện của giống Anagyrus.
Đỗ Đình Quý (2009) khi nghiên cứu về nhóm rệp sáp giả gây hại trên cây mãng
cầu ta tại Vũng Tàu cho biết ong Anagyrus ananatis kí sinh trên nhóm rệp sáp giả có
tỷ lệ xuất hiện khoảng 5% .
2.2.2 Khả năng kí sinh rệp sáp giả của nhóm ong Anagyrus
Theo Noyes và ctv (1994), Anagyrus là giống ong nội kí sinh đã đƣợc ghi nhận
để kiểm soát nhóm rệp sáp giả. Tuỳ theo đặc tính riệng biệt của từng loài trong giống
Anagyrus mà chúng có thể kí sinh trên trứng, rệp non các tuổi, rệp trƣởng thành. Việc
sử dụng ong kí sinh thuộc giống Anagyrus để quản lý nhóm rệp sáp giả chỉ có ý nghĩa
khi mật số rệp sáp giả còn thấp.
Noyes và ctv (1994) cho biết tỷ lệ kí sinh rệp sáp giả của các loài ong thuộc
giống Anagyrus cao vào mùa nắng, thấp dần trong mùa mƣa và tăng dần lại vào cuối
mùa mƣa. Điều này có lẽ là do mật số rệp sáp giả trong mùa nắng cao hơn mùa mƣa,
cũng có thể do nhiệt độ và ẩm độ trong mùa mƣa không phù hợp cho hoạt động kí
sinh. Tỷ lệ kí sinh của giống Anagyrus đối với nhóm rệp sáp giả cũng phụ thuộc vào
thành phần và mật số cỏ lá rộng tại vùng địa lý có sự có mặt của nhóm rệp sáp giả. Vì
mật hoa từ các loại cỏ này đƣợc cho là thức ăn thêm cho ong cái, nếu không đƣợc ăn
thêm ong cái có xu tính tìm thức ăn hơn là tìm kiếm kí chủ.


7


2.2.3 Một số đặc điểm hình thái chung của nhóm ong Anagyrus
Noyes (1994) cho biết, phần lớn ong cái của giống Anagyrus có một số đặc
điểm nhận diện nhƣ sau: đốt chân râu hầu nhƣ luôn mở rộng và bề mặt phẳng, thông
thƣờng chiều dài đốt chân râu gấp 2-3 lần chiều rộng đốt chân râu và rất hiếm khi
chiều dài đốt chân râu xấp xỉ chiều rộng. Đốt đầu tiên của râu nhỏ nhất, các đốt tiếp
theo lớn dần và lớn nhất ở đốt cuối cùng của râu. Đốt cuối cùng của râu đầu phân
thành 3 đoạn nhỏ bởi 2 vết hằn nhỏ kéo dài hoàn toàn trên tiết diện tròn của đoạn cuối
rầu. Râu đầu ong cái dài hơn ong đực và phần lớn có màu trắng trong. Đôi cánh phân
biệt rõ ràng với màu trắng trong và trên cánh có nhiều lông nhỏ. Ở ong đực: đốt chân
râu hơi mở rộng và phẳng, các phần khác nhìn chung tƣơng tự nhƣ ong cái nhƣng màu
sắc cơ thể con đực không giống nhƣ con cái. Con đực có kích thƣớc cơ thể nhỏ hơn
con cái, các lông trên râu của ong đực là lông cứng.
2.2.4 Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của một số loài ong kí sinh thuộc
giống Anagyrus
2.2.4.1 Ong Anagyrus pseudococci (Hymenoptera: Encyrtidae) - Hình 2.1
Hcidari và Jahan(2000) cho biết ong A. pseudococci đƣợc sử dụng nhƣ một tác
nhân sinh học để quản lý rệp sáp Planococcus citri và Pseudococcus affinis gây hại tại
các vùng trồng nho của Pháp và Thái Lan. Mỗi ong đẻ một trứng trên kí chủ tại vị trí
thích hợp. Thông thƣờng ong tiến hành đẻ trứng trên các đốt lƣng của kí chủ. Các kí
chủ có hoạt động tự vệ bằng cách uốn cong cơ thể và nhanh chóng di chuyển vùng
bụng lên và xuống nhằm đẩy văng ong. Mỗi ong cái chỉ đẻ 1 trứng duy nhất lên cơ thể
vật chủ. Sau khi kết thúc hoạt động kí sinh, ong dùng râu và cánh làm sạch cơ thể rồi
bay đi.
Ong A. pseudococci thuộc loại nội kí sinh đơn phôi. Trong điều kiện nhiệt độ
25,7oC và ẩm độ không khí 70% thì vòng đời ong là 15,5 ngày, biến động từ 14 đến
16 ngày. Tuổi thọ của ong cái không giao phối và ong cái có giao phối tƣơng ứng là
8,2 và 6,9 ngày. Ong cái không giao phối chỉ có thể sinh ra ong đực. Ong A.



8

pseudococci đƣợc tìm thấy ở cơ thể rệp sáp P. citri qua tất cả các tuổi (Chandler và
ctv, 1980).

Hình 2.1 Ong cái Anagyrus pseudococci
(Nguồn: Daane và ctv, 2003)
Daane và ctv (2003) cho biết, nhiệt độ tối ƣu, tối đa, tối thiểu cho hoạt động kí
sinh của ong A. pseudococci lần lƣợt là 24,70C; 36,0oC và 11,6°C. Nhìn chung ong cái
có màu cam nâu nhạt, bàn chân màu trắng. Đốt chân râu có màu đen, đốt đầu tiên của
râu có màu xám, các phần lại của râu có màu trắng, râu có 6 đốt. Cơ thể ong đực có
màu đen. Râu dài hơn ong cái và có 9 đốt. Trên râu có nhiều lông cứng, râu có màu
nâu xám.
2.2.4.2 Ong Anagyrus kamali (Hymenoptera: Encyrtidae) - Hình 2.2
Sagarra (1999) cho biết ong A. kamali đƣợc sử dụng thành công là một tác nhân
sinh học để kiểm soát dịch hại do Maconellicoccus hirsutus (Homoptera:
Pseudococcidae) gây ra trên các loại cây rừng, cây cảnh và cây trồng nông nghiệp tại
Ấn Độ và Trung Mỹ.
Tuổi 1 và tuổi 2 của M. hirsutus là vật chủ thích hợp cho ong A. kamali kí sinh.
Pha nhộng của ong A. kamali đƣợc bảo quản thích hợp ở nhiệt độ 18 đến 25 oC. Trung
bình một ong cái A. kamali đẻ từ 29,1 đến 51,2 trứng. Thời gian ong đẻ trứng kí sinh
dao động từ 2,17 đến 9,2 ngày sau khi vũ hóa và đạt cao nhất vào 3 ngày sau khi vũ
hóa. Nhân nuôi A. kamali trong điều kiện phòng thí nghiệm tại nhiệt độ 25,6oC và ẩm


9

độ không khí 62% thì vòng đời của ong cái A. kamali 16,7 đến 20,2 ngày, ong đực là
14,75 đến 18,6 ngày. Thức ăn nhân tạo thích hợp cho A. kamali là mật ong 100%
(Sagarra, 1999).


Hình 2.2 Ong cái Anagyrus kamali
(Nguồn: Sagarra, 1999)
2.2.4.3 Ong Anagyrus dactylopii (Hymenoptera: Encyrtidae) - Hình 2.3
Theo Klaewklad (2004), ong A. dactylopii đã đƣơ ̣c nghiên cƣ́u sƣ̉ du ̣ng nhằ m
không chế dich
̣ ha ̣i do Nipaecoccus viridis (Homoptera: Pseudococcidae) gây ra trên
cây Sapoche, chôm chôm và cam quýt ta ̣i Thái Lan.

Hình 2.3 Ong cái Anagyrus dactylopii
(Nguồn: Klaewklad, 2004)
Ong A. dactylopii là ong nội kí sinh đơn phôi. Ong chỉ kí sinh trên ấ u trùng tuổ i
2 hoă ̣c tuổ i 3 của rệp sáp N. viridis. Nhân nuôi ong A. dactylopii trong phòng thí


10

nghiê ̣m vớ i điề u kiê ̣n nhiê ̣t đô ̣ tƣ̀ 25 đến 29oC và ẩ m đô ̣ không khí tƣ̀ 73 đến 77% thì
thời gian sống của ong đƣ̣c và o ng cái A. dactylopii lầ n lƣơ ̣t tƣơng ƣ́ng là 4 đến 9 ngày
và 13 đến 31 ngày. Thời gian kí sinh của A. dactylopii là 1,20 ± 0,42 ngày. Sâu non
của ong A. dactylopii có 3 tuổ i với thời gian tuổ i 1, tuổ i 2 và tuổi 3 lầ n lƣơ ̣t là 1,65 ±
0,47, 1,85 ± 0,37 và 2,20 ± 0,41 ngày. Giai đoạn tiền nhộng là 1,85 ± 0,37 ngày, giai
đoạn nhộng là 4,75 ± 0,44 ngày, vòng đời là 12,95 ± 2,48 ngày (Klaewklad, 2004).
2.2.4.4 Ong Anagyrus loecki (Hymenoptera: Encyrtidae) - Hình 2.4
Theo Chong (2001), ong kí sinh A. loecki đƣợc sử dụng để kiểm soát rệp sáp
Phenacoccus madeirensis Green (Homoptera: Pseudococcidae) gây hại trên các cây
trồng trong nhà lƣới tại Hoa Kỳ. Ong A. loecki đƣợc xem là một trong những loài ong
kí sinh để quản lý các đối tƣợng Ferrisia virgata, Phenacoccus solani, Planococcus
citri, Pseudococcus longispinus và Pseudococcus viburni.


Hình 2.4 Ong cái Anagyrus loecki
(Nguồn; Chong, 2001)
Ong A. loecki là ong nội kí sinh. Đối với P. madeirensis, ong A. loecki chỉ tiến
hành đẻ trứng kí sinh tại rệp sáp non tuổi 3 và rệp cái đang sinh sản. Tại nhiệt độ 25
đến 30oC và ẩm độ không khí từ 70 đến 73%, ong A. loecki hoàn thành vòng đời từ 13
đến 14 ngày. Phóng thích ong A. loecki ngay khi phát hiện P. madeirensis ở mật số
thấp thì một thế hệ A. loecki đủ sức kiểm soát một thế hệ P. madeirensis. Khi P.


11

madeirensis gia tăng mật số và trở thành dịch thì kiểm soát sinh học không có ý nghĩa
(Chong, 2001).
Cũng theo Chong (2001), ong cái A. loecki chƣa giao phối chỉ có khả năng sinh
ra ong đực. Những ong cái chƣa giao phối kí sinh lên vật chủ tích cực hơn ong cái đã
giao phối. Tuổi thọ của ong A. loecki tăng từ 6 đến 14 lần khi đƣợc cho ăn
carbohydrate trong hình thức mật ong so với những cá thể A. loecki không đƣợc cho
ăn. Nhiệt độ thích hợp cho A. loecki phát triển là 25-35oC. Tại 25oC và đƣợc cho ăn
mật ong 50%, A. loecki sinh sản gấp 7 lần so với những ong cái bị đói.
2.3 Một số kết quả nghiên cứu về rệp sáp giả dứa Dysmicoccus brevipes Cockerell
(Homoptera: Pseudococcidae)
2.3.1 Nguồn gốc, phân bố và kí chủ của rệp sáp giả dứa D. brevipes
Về nguồn gốc D. brevipes có hai ý kiến chính. Ý kiến đầu tiên cho rằng D.
brevipes bắt nguồn phía nam châu Mỹ vì khu vực này có khí hậu nhiệt đới thích hợp.
Ý kiến thứ hai kết luận D. brevipes bắt nguồn từ phía bắc châu Mỹ, sau đó lan rộng
xuống khu vực phía nam vì khu vực phía nam có nhiều kí chủ của D. brevipes hơn khu
vực phía bắc (ACIAR, 1998).
D. brevipes là một dịch hại lớn của nhóm rệp sáp gây hại cây trồng. Dịch hại
này lan rộng đến những vùng có khí hậu nhiệt đới và các quốc gia có toàn bộ hoặc một
phần diện tích trong khu vực nhiệt đới. Dịch hại do D. brevipes gây ra lan rộng trên

các khu vực thuộc châu phi, Mautitius, khu vực bán nhiệt đới, Đông Nam Á, các đảo
thuộc Thái Bình Dƣơng, miền nam nƣớc Mỹ, khu vực tây Ấn Độ, miền trung và nam
châu Mỹ (Culik và ctv, 2005).
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003), D. brevipes có kí chủ chính là
cây dứa, ngoài ra D. brevipes còn xuất hiện và gây hại trên ca cao, cọ dầu, chuối, đậu
phộng, chà là, xoài, đậu nành, mía, cà phê, mè.


12

Nguyễn Thị Chắt (2008) ghi nhận D. brevipes gây hại nặng trên dứa, mãng cầu
ta, mãng cầu xiêm. Trên dứa D. brevipes xuất hiện chủ yếu tại gốc và bẹ lá, còn trên
mãng cầu chúng chủ yếu gây hại trên trái và đọt.
Theo Đỗ Văn Quý (2009), trên cây mãng cầu ta có tổng cộng 6 loại rệp sáp giả
gây hại. Nhƣng D. brevipes là gây hại nhiều nhất, bộ phận gây hại nặng là trái và mặt
dƣới lá non.
2.3.2 Sự gây hại của rệp sáp giả dứa D. brevipes trên một số kí chủ
D. brevipes đƣợc coi là dịch hại quan trọng đối với dứa tại Hawaii và là môi
giới truyền bệnh virus héo đỏ lá dứa. D. brevipes còn đƣợc coi là đối tƣợng côn trùng
gây hại nặng nhất Brazil vì tại đây trồng nhiều dứa, cà phê, mía, cọ dầu (Beardsley,
1958).
D. brevipes và D. neobrevipes đƣợc coi là những đối tƣợng dịch hại chính trên
cây dứa tại Hawaii. Những cây dứa bị rệp sáp hại thƣờng còi cọc, héo đi. Ngoài ra D.
brevipes còn truyền bệnh virus héo đỏ cho cây khiến lá dứa đỏ và xoăn lại. Dịch ngọt
từ rệp sáp là môi trƣờng cho nấm bồ hóng phát triển khiến cây khó quang hợp. Dịch
ngọt này còn hấp dẫn Carpophiluss sp., một loại côn trùng bộ cánh cứng đến gây hại
trên trái khi trái già và chín (ACIAR consultant in plant protection, 1998).
Theo Williams (2006), D. brevipes gây hại nặng trên cây chuối tại Iran, gây hại
nặng trên dừa và cây cảnh tại các quốc gia Đông Nam Á. D. brevipes đƣợc coi là loại
sâu hại có tiềm năng phá hoại lớn tại phía nam Iran và biện pháp kiểm dịch tại biên

giới là cần thiết.
Theo Nguyễn Văn Kế (2000), D. brevipes phát triển trong điều kiện nóng và
ẩm. Thiệt hại phổ biến trong mùa khô do D. brevipes tập trung phá hại ở phía gốc cây
dứa và cuống quả. Khi D. brevipes chích hút nhựa cây chúng truyền virus làm rễ cây
bị hại trƣớc. Khi nhổ cây lên xem, lấy tay tuốt rễ thì phần vỏ rễ tuột ra khỏi phần lõi
rất dễ dàng. Lá bị đỏ đầu, bắt đầu từ lá phía dƣới đi lên, bìa lá cuốn về mặt dƣới, đầu lá


13

cong xuống đất, chuyển qua nâu rồi hoại dần. Thời gian từ khi nhiễm virus cho tới lộ
bệnh ra ngoài mất 1 – 3 tháng tuỳ theo từng giống trồng.
D. brevipes sống tập trung ở rễ, gốc, chân lá và quả. Chúng dùng vòi chích hút
chọc thủng lớp biểu bì lá, vỏ rễ, quả...để hút nhựa cây dứa. Các vết châm của rệp làm
cho mô cây bị thâm nâu, hạn chế quá trình vận chuyển chất trong cây. Các cây dứa bị
rệp gây hại sinh trƣởng phát triển yếu, cây còi cọc, lá chuyển màu xanh vàng có ánh
đỏ, có thể bị héo. Quả bị rệp hại có nhiều vết bẩn trên quả, chất lƣợng suy giảm nhiều
(Chi cục BVTV TP. HCM, 2010).

Hình 2.5 Rệp sáp D. brevipes gây hại trên cây dứa
(Chi cục BVTV TP. HCM, 2010)
Một trong số những loài sâu hại gây thiệt hại kinh tế lớn cho cây mãng cầu
xiêm tại Bình Chánh TP. HCM là D. brevipes. Rệp sáp dứa D. brevipes thƣờng tập
chung gây hại nặng trên hoa quả, sau đó là cành lá và thân. Khi phát sinh gây hại với
mật độ cao, rệp sáp D. brevipes có thể làm cho hoa rụng, quả chậm phát triển. Ngoài ra
chất bài tiết của D. brevipes là môi trƣờng dinh dƣỡng tốt cho nấm bồ hóng sinh sôi
tạo thành lớp muội đen trên quả hay cành lá. Lớp muội đen này làm giảm khả năng
quang hợp của cây, gây ảnh hƣởng tới năng suất cây, chất lƣợng quả và làm giảm giá
trị thƣơng mại của quả (Vũ Thị Nga và ctv, 2004).



×