Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

BUỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC PHÒNG CHÁY RỪNG CẤP THÔN TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

NGÔ CÔNG LỘC

BUỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC
PHÒNG CHÁY RỪNG CẤP THÔN TẠI
ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY,
TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. HỒ LÊ TUẤN

TP. HỒ CHÍ MINH
Tháng 7/2013

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi xin chân thành cảm ơn:
- Quý thầy cô trường đại học nông lâm thành Phố Hồ Chí Minh và bộ
môn Nông Lâm Kết Hợp, bộ môn Quản Lí Tài Nguyên Rừng đã truyền
đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá
trình học tập tại trường.
- Cảm ơn các ban ngành huyện Bắc TRà My, Hạt Kiểm Lâm Huyện
Bắc Trà My đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình


thực tập và thực hiện đề tài.
- Thầy Hồ Lê Tuấn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi trong quá
trình thực hiện hoàn thành khóa luận.
Xin cám ơn gia đình, người thân, và bạn bè đã bên cạnh động viên

tôi

trong thời gian học tập và hoàn thành khóa luận.
Xin chân thành cám ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2013
Sinh viên

Ngô Công Lộc

i


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “ Bước đầu nghiên cứu xây dựng hương ước phòng
chóng cháy rừng cấp thôn tại địa bàn xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My, tỉnh
Quảng Nam”, được tiến hành tại xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng
Nam.
Kết quả đạt được: xác định được tình hình cháy rừng tại địa bàn huyện Bắc
Trà My, dựa vào quá trình nghiên cứu thực tế và qua bảng câu hỏi phỏng vấn người
dân, tìm hiểu được công tác QLBVR trên địa bàn huyện, tình hình sản xuất các
ngành công- nông nghiệp có nguy cơ gây cháy rừng. Thành lập được hương ước
phòng chống cháy rừng tự quản do người dân cùng tham gia.

ii



SUMMARY
Research topic: "Preliminary studies on modeling autonomous village level
forest fire in the area of Tra Giang, Bac Tra My district, Quang Nam province",
was

conducted

at

Tra

Giang,

Bac

Tra

My,

Quang

Nam

Province.

Outcomes: identified wildfire situation in Bac Tra My district, based on actual
research process through a questionnaire and interview people, learn forest
management and protection in the district, the production of industry and
agriculture are likely to cause fires. Conventions established fire prevention and

self-management by the people involved.

iii


MỤC LỤC

Trang tựa

Trang

LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................ i
TÓM TẮT ...................................................................................................... ii
SUMMARY .................................................................................................. iii
PHỤ LỤC CÁC BẢNG ...................................................................................v
PHỤ LỤC CÁC HÌNH .................................................................................. vi
PHỤ LỤC CHỮ ........................................................................................... vii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................1
1.Mở đầu................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................2
3. Giới hạn đề tài ....................................................................................3
Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN
CỨU ...............................................................................................................4
2.1 Tổng quan nghiên cứu .......................................................................3
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................3
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................5
2.1.3 Những chính sách, chủ trương liên quan đến vấn đề nghiên cứu .....9
2.2 Tìm hiểu về một số khái niệm ...........................................................9
2.2.1 Khái niệm hương ước .....................................................................9
2.2.2 Các đặc điểm đặc trưng của hương ước ........................................ 10

2.2.3 Vai trò hương ước đối với đời sống và sinh hoạt của người dân ...11
2.2.3 Tổng quan về PRA .......................................................................11
2.3 Tình hình cháy rừng ở Việt Nam và trên thế giới............................. 12
2.3.1 Tình hình cháy rừng trên thế giới ................................................. 12
2.3.2 Tình hình cháy rừng ở Việt Nam ................................................. 13
2.3.3 Tình hình cháy rừng ở khu vực nghiên cứu...................................15
2.4 Địa điểm nghiên cứu .......................................................................17

iv


2.4.1 Đặc điểm tự nhiên ........................................................................ 17
2.4.2 Đặc điểm về dân sinh - kinh tế - xã hội......................................... 20
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 23
3.1 Nội dung nghiên cứu .......................................................................23
3.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài ..................... 23
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................23
3.2.1 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................23
3.3 Phương pháp nghiêncứu ..................................................................23
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu........................................................ 23
3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 25
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 26
4.1 Tìm hiểu thực trạng cháy rừng và công tác quản lý cháy rừng tại địa
bàn nghiên cứu ...................................................................................... 26
4.1.1 Thực trạng cháy rừng trên địa bàn nghiên cứu .............................. 26
4.1.2 Những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ cháy rừng .......................... 27
4.1.2.1 Ảnh hưởng Kinh tế hộ gia đình đến rừng và nguy cơ cháy rừng 27
4.1.2.2 Sự hiểu biết của người dân đến công tác phòng chống cháy
rừng ......................................................................................................28
4.1.3 Công tác quản lý cháy rừng trên địa bàn huyện Bắc Trà My ......... 29

4.1.3.1 Tổ chức quản lý PCCR trên địa bàn huyện Bắc Trà My............. 30
4.1.3.2 Công tác tuyên truyền phòng chống cháy rừng tại xã Trà Giang 31
4.1.3.3 Những công trình phòng chống cháy rừng trên địa bàn xã Trà
Giang. ...................................................................................................32
4.2 Những đặc trưng sản xuất có nguy cơ gây cháy rừng tại xã Trà
Giang ....................................................................................................33
4.2.1 Các loại hình sản xuất trên địa bàn xã Trà Giang .......................... 33
4.2.2 Phương thức canh tác nương rẫy trên địa bàn xã Trà Giang. ......... 35
4.2.2.1 Phương thức canh tác ................................................................ 35
4.2.2.2 Những đặc trưng cơ bản của sản xuất nương rẫy trên địa bàn xã
Trà Giang .............................................................................................. 36

v


4.3 Thực trạng công tác quản lý rừng trong hoạt động sản xuất nương
rẫy và trồng rừng trên địa bàn huyện Bắc Trà My .................................37
4.3.1 Thực trạng quản lý nương rẫy....................................................... 37
4.3.2 Tình hình trồng rừng trên địa bàn huyện Bắc Trà My. .................. 39
4.4 Phân tích các bên liên quan trong công tác phòng chống cháy rừng
trên địa bàn xã Trà Giang. .....................................................................40
4.4.1 Phân tích nhiệm vụ và mối liên hệ của các bên liên quan trong
công tác phòng chống cháy rừng ........................................................... 40
4.4.2 Phân tích vấn đề khó khăn và giải pháp trong công tác phòng
chống cháy rừng.................................................................................... 44
4.5 Thiết lập mô hình tự quản và phối hợp quản lý lữa rừng.................. 45
4.5.1 Các bước tiến hành .......................................................................45
4.5.2 Nội dung hương ước.....................................................................48
4.5.3 Kì vọng hiệu quả của hương ước đem lại cho công tác PCCR ở
địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 50

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 51
5.1 Kết luận........................................................................................... 51
5.2 Kiến nghị ........................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 53
PHỤ LỤC......................................................................................................56

vi


PHỤ LỤC CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Thống kê số liệu cháy rừng ở Việt Nam (2000 – 2010 ...................... 14
Bảng 2.2: Thống kê cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng tỉnh Quảng Nam trong
10 năm (2003- 2012) ......................................................................................... 15
Bảng 2.2: Hiện trạng đất huyện Bắc Trà My năm 2011 ..................................... 20
Bảng 3.1: Các tiêu chí trong phân chia kinh tế hộ.............................................. 24
Bảng 4.1: Ảnh hưởng cháy rừng đến người dân ................................................ 26
Bảng 4.2: Kết quả phân loại kinh tế hộ .............................................................. 27
Bảng 4.3: Ảnh hưởng kinh tế hộ đến sự phụ thuộc của người dân vào tài
nguyên rừng ...................................................................................................... 28
Bảng 4.4: Mối quan hệ giữa sự hiểu biết của người dân và nơi ở của họ ........... 29
Bảng 4.5: các công trình phòng cháy hiện có tại xã Trà Giang ......................... 33
Bảng 4.6: Cơ cấu các loại cây trồng theo dân tộc .............................................. 33
Bảng 4.7: Ma trận các tổ chức, các bên liên quan trong công tác quản lý lữa
rừng trong sản xuất nông lâm nghiệp ................................................................. 41
Bảng 4.8: khung SWOT trong quản lý sản xuất nông lâm nghiệp ..................... 44
Bảng 4.9: Mẫu giám sát hành vi vi phạm hương ước PCCR .............................. 47


vii


PHỤ LỤC CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện lượng mưa của huyện Bắc Trà My năm 2013 ......... 18
Hình 4.1: tỷ lệ (%) ảnh hưởng cháy rừng đến người dân sống ven rừng ............ 27
Hình 4.2: Sơ đồ tổ chức QLBVR & PCCR ....................................................... 30
Hình 4.3: tỷ lệ (%) sự hiểu biết người dân qua buổi tuyên truyền...................... 32
Hình 4.4: Tỷ lệ (%) sử dụng đất nương rẫy ...................................................... 34
Hình 4.5: sơ đồ Veen về ảnh hưởng các bên liên quan trong công tác quản lý
PCCR ................................................................................................................ 42

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
 BVR: Bảo vệ rừng
 Đoàn TN: Doàn thanh niên
 BVR & PCCR: Bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng
 FAO: Food and Agriculture Organization – Tổng chức Lương thực và Nông
 KNKL: khuyến nông khuyến lâm
 LSNG: Lâm sản ngoại gỗ
 PCCR: Phòng chống cháy rừng




PRA : Popular Rotorcraft Association – Phương pháp khảo sat nhanh có sự
tham gia.

 QLBVR: Quản lý bảo vệ rừng
 QLBVR &PCCR: Quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng
 UBND: Ủy ban nhân dân.
 SWOT: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities
(Cơ hội) và Threats (Thách thức)
 WB: World Bank- Tổ chức ngân hàng thế giới
 nghiệp Liên Hợp Quốc
 WMO: World Meteorological Organization - Tổ chức khí tượng thế giới

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, nói đến lâm nghiệp trước hết phải
nói đến vai trò của rừng trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội. Rừng
cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân
cư; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản; cung cấp dược
liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người; cung cấp
lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm,…phục vụ nhu cầu đời sống xã hội.
Năm 1991, Quốc hội đã thông qua luật bảo vệ và phát triển rừng và trong đó
xác định: “Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận
quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân,
gắn liền với đời sống của nhân dân, với sự sống còn của dân tộc”. Vì vậy, mỗi cá
nhân, mỗi tổ chức phải chung tay xây dựng bảo vệ và phát triển rừng cùng góp phần

vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo thống kê đến năm 2013 nước ta có trên 13,5 triệu ha rừng, trong đó hơn
một nửa là các loại rừng có nguy cơ cháy rừng cao. (Bộ Nông nghiệp và PTNT,
2012). Chính vì vậy, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng luôn được đặt ra là một
trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của các cấp, các ban ngành. Việc phổ
biến những kiến thức liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng là một
trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong triển khai thực hiện công
tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên toàn quốc nói chung và cho lực lượng kiểm
lâm nói riêng.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, vấn đề quản lý bảo vệ rừng được chú trọng,
nhiều phương án và giải pháp được đưa ra, đặc biệt trong công tác PCCR. Nhưng
trên thực tế theo thống kê trong 10 năm từ năm 2002 đến 2012 trên địa bàn tỉnh

1


Quảng Nam đã xảy ra 74 vụ cháy, diện tích thiệt hại là 471,57 ha. Từ đó cho thấy
công tác PCCR của tỉnh chưa mang lại hiệu quả cao, các gải pháp PCCR chưa đi
sâu vào nghiên cứu trách nhiệm, cũng như các mối liên hệ của các bên liên quan,
các nguồn lực khác nhau cho nên công tác quản lý và phối hợp chưa thật sự hiệu
quả.
Trên địa bàn huyện Bắc Trà My với tổng diện tích rừng là 82.543,6 ha, trong đó
rừng trồng chiếm 8.853 ha. Vì đây là những diện tích rừng dễ cháy, nên thời gian
qua công tác PCCR của huyện đã được quan tâm nhiều, tuy nhiên những gải pháp
thiên về kỹ thuật vẫn chưa mang lại hiệu quả.
Đến nay trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đã có những bước
đầu nghiên cứu, áp dụng giải pháp quản lý ở cấp thôn trong công tác PCCR có hiệu
quả, từ cơ sở đó với sự đồng ý của khoa Lâm Nghiệp Đại Học Nông Lâm TP Hồ
Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Hồ Lê Tuấn, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Bước đầu nghiên cứu xây dựng hương ước phòng chống cháy cấp thôn thuộc

huyện bắc Trà My tỉnh Quảng Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu hiện trạng PCCR và những nguy cơ gây nên cháy rừng đến từ
người dân.
- Tiến hành thiết lập được hương ước PCCR dựa vào người dân trên địa bàn
xã Trà giang.
3. Giới hạn đề tài
- Do địa bàn quá rộng, thời gian làm đề tài cũng có giới hạn, điều kiện đi lại
khó khăn. Vì vậy, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khuôn khổ 40 hộ của
thôn 2 và thôn 3 thuộc xã Trà Giang. Về điều kiện tự nhiên của các thôn trong xã
khá giống nhau, cho nên việc lựa chọn này được xem là một nghiên cứu điểm của
đề tài.
- Trong khuôn khổ của đề tài này, chỉ nghiên cứu những yếu tố gây cháy rừng
và nắm bắt những nguyên nhân dựa vào người dân để đưa ra những giải pháp PCCR
bằng việc xây dựng hương ước cấp thôn trên địa bàn xã Trà Giang.

2


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN
CỨU
2.1 Tổng quan nghiên cứu
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Rừng là nguồn tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia, để phục vụ cho việc sử
dụng, kinh doanh và phát triển rừng hợp lý, có hiệu quả đạt yêu cầu về kinh tế, xã
hội, môi trường. Những năm gần đây, các nhà khoa học lâm nghiệp đã có nhiều
nghiên cứu về phương thức quản lý, bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng, trong đấy
nhóm nhóm sử dụng rừng (Forest User Group- FUG) là đối tượng chia sẽ lợi ích
chính. RECOFTC- Trung tâm đào tạo lâm nghiệp cộng đồng trong khu vực châu á

Thái Bình Dương có những nghiên cứu trên một số nước như (dẫn theo Nguyễn
Ngọc Huyền, 2012).
- Tại Nêpal: chính phủ cho phép chuyển giao một số diện tích đáng kể các khu
rừng cộng đồng ở vùng trung du cho các cộng đồng dân cư địa phương, thông qua
các tổ chức chính quyền ở cấp cơ sở để quản lý rừng. Chính phủ yêu cầu các tổ
chức đó phải thành lập một Ủy ban về rừng và cam kết quản lý những vùng rừng ở
địa phương theo kế hoạch đã thỏa thuận. Tuy nhiên sau một thời gian người ta nhận
ra các tổ chức đó không phù hợp với việc quản lý và bảo vệ rừng do các khu rừng
nằm phân tán, không theo đơn vị hành chính và người dân có các nhu cầu, sở thích
khác nhau. Tiếp theo, nhà nước đã phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng rừng.
Quyền sở hữu rừng chia làm hai loại là sở hữu cá nhân và sở hữu nhà nước. Trong
sở hữu nhà nước chia rừng thành các dạng khác nhau như: rừng cộng đồng theo các
nhóm sử dụng, rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ, rừng nhà nước. Trong vòng 14
năm Nhà nước giao khoảng 9000 ha rừng quốc gia cho các cộng đồng. Từ năm
1993 chính sách lâm nghiệp mới nhấn mạnh đến các nhóm sử dụng rừng. Cho phép
3


gia tăng quyền hạn và hỗ trợ các nhóm sử dụng rừng, thay đổi chức năng của các
phòng lâm nghiệp huyện từ chức năng cảnh sát và chỉ đạo sang chức năng hỗ trợ và
thúc đẩy cho các cộng đồng, từ đó rừng được quản lý và bảo vệ có hiệu quả hơn.
- Tại Ấn Độ: nhà nước chỉ giao đất không rừng cho các cộng đồng địa
phương, đất lâm nghiệp do nhà nước thống nhất quản lý theo hình thức cộng tác
quản lý. Hình thức thức quản lý này có sự tham gia của người dân trông công tác
QLBVR, hạn chế được sự tác động cửa người dân vào rừng tự nhiên, tuy nhiên vì
lúc đầu giao đất không rừng cho người dân nên bước đầu không mang lại thu nhập.
Cho nên một số nơi có điều kiện khó khăn khó có thể trồng rừng đúng mục đích
những vẫn còn tình trạng chặt phá rừng để lấy tài nguyên rừng như: gỗ, tre, nứa...
để phục vụ cho cuộc sống của họ.
- Ở Philipine: áp dụng chương trình lâm nghiệp xã hội tổng hợp theo đó chính

phủ giao quyền quản lý đất lâm nghiệp cho cá nhân, các hội quần chúng và cộng
đồng địa phương trong 25 năm và gia hạn thêm 25 năm nữa, thiết lập rừng cộng
đồng và giao cho nhóm quản lý. Người được giao đất phải có kế hoạch trồng rừng,
nếu được giao dưới 300ha thì năm đầu tiên phải trồng 40% diện tích, 5 năm sau
phải trồng được 70% diện tích và 7 năm phải hoàn thành trồng rừng trên diện tích
được giao.
- Ở Myanmar: theo phân tích của Hobley (1996) về vấn đề hưởng lợi trong
quản lý sử dụng rừng cho thấy hệ thống rừng Taugya từ năm 1850 đã cho phép
những người dân du canh được chiếm một diện tích rừng khoảng 3 – 4 ha với điều
kiện họ phải trồng và chăm sóc cây con khi chăm sóc cây nông nghiệp. Do vậy, cơ
quan lâm nghiệp địa phương có thể kiểm soát những người du canh thông qua hoạt
động canh tác của họ cùng với việc tái sinh rừng với các loài cây có giá trị.
- Ở Phần Lan: có 2/3 tổng diện tích rừng thuộc sở hữu tư nhân. Cả nước có
trên 430 nghìn chủ rừng và trung bình mỗi chủ rừng có 33 ha. Sở hữu cá nhân về
rừng ở Phần Lan mang tính truyền thống và liên quan chặt chẽ đến sản xuất nông
nghiệp. Với chính sách giao đất giao rừng của Phần Lan đã giải quyết người vấn đề
QLBVR, mang lại nguồn thu nhập cho người dân. Ngoài nguồn thu nhập dựa vào

4


lâm nghiệp người dân còn có nông nghiệp do tính chất sản xuất nông lâm kết hợp
truyền thống.
- Châu á hầu như tất cả các quốc gia ở châu á đều có những chính chính sách
phân cấp phân quyền trong quản lý tài nguyên rừng, họ đã thành công trong cách
tiếp cận có sự tham gia của người dân, chú ý phát huy ý kiến bản địa, nâng cao năng
lực của các cộng đồng thiểu số để xây dựng các mô hình quản lý rừng cộng đồng
với sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước và người dân. Chính sách dựa vào sự liên
kết chặt chẽ của nhà nước và người dân, mang lại cho người dân nguồn lợi từ tài
nguyên rừng. Dựa vào ý kiến của người dân để quản lý rừng tốt hơn và chính sách

đã mang lại nhiều hiệu quả như diện tích rừng tăng, độ che phủ cao hơn.
Nhận xét: qua các nghiên cứu QLBVR của các nước, đã đưa người dân vào
cùng quản lý tài nguyên rừng, và đã đều mạng lại những hiệu quả, phần nào đã giải
quyết một phần kinh tế của người dân trong công tác QLBVR, giảm áp lực vào
rừng. Nhưng bên cạnh đấy còn có nhiều vấn đề cần quan tâm trong công tác
QLBVR dựa vào cộng đồng như: chưa giải quyết triệt để vấn đề vấn đề sử dụng lữa
rừng có nguy cơ cháy rừng, người dân vẫn còn tác động vào rừng tự nhiên mà chưa
có biện pháp nào ngăn chặn hợp lý. Vì vậy, qua những vấn đề trên cần phải có
những chính sách hợp lý hơn trong vấn đề QLBVR như: đưa người dân cùng các
cấp chính quyền vào tổ chức QLBVR, dùng người dân tự quản lý rừng tự nhiên
dưới sự giám sát của các ban ngành trên. Cho nên đề tài chúng tôi đưa ra bước đầu
nghiên cứu xây dựng hương ước phòng chống cháy cấp thôn, do người dân trực tiếp
tham gia quản lý dưới sự tham gia giám sát của các cơ quan chuyên trách.
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Từ sau Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, với đường lối đổi mới của đảng,
ngành lâm nghiệp từ chỗ dựa vào quốc doanh là chủ yếu nay dần chuyển sang lâm
nghiệp xã hội, mang tính chất cộng đồng cùng quản lý bảo vệ rừng. Chính sách giao
đất giao rừng là một đường lối quản lý tài nguyên rừng của nước ta đã được áp dụng
theo Nghị định số 02/CP ngày 15/04/1994 (nay là nghị định 163/ CP ngày
16/11/1999), Nghị định 01/ CP của Chính phủ ngày 04/01/1995. Ngoài ra nhà nước
có ban hành một số chính sách có liên quan đến hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân

5


nhận rừng, đất rừng. Đó là Quyết định 178/2001/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính
phủ ra ngày 12/11/2001 và thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT –
BTC/BNN&PTNT ngày 30/09/2003 về việc hướng dẫn thực hiện quyết định số 178
đã được thông qua và triển khai rộng rãi. Trong thời gian qua đã có rất nhiều nghiên
cứu, tổng kết về chính sách giao đất giao rừng và hưởng lợi từ rừng và đất rừng

được giao như:
- Từ năm 1998, Chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam – Thụy
Điển đã triển khai một số mô hình quản lý bảo vệ rừng cộng đồng ở tỉnh Yên Bái và
Hà Giang. Khi việc thử nghiệm kết thúc nguời ta tiến hành đánh giá mô hình quản
lý rừng cộng đồng dựa trên 5 tiêu chí sau: trạng thái rừng cho các cộng đồng, sự tác
động của nhà nước, sự tham gia của cộng đồng người dân vào quản lý và bảo vệ
rừng, quyền sử dụng đất của người dân, những lợi ích cộng đồng được hưởng. Việc
đánh giá trên làm cơ sở cho việc đề suất các giải pháp phát triển mô hình quản lý
bảo vệ rừng cộng đồng. Nhìn chung chương trình chỉ gói gọn trong lĩnh vực quản lý
bảo vệ rừng cộng đồng còn các hình thức bảo vệ rừng khác không được đề cập đến
ở đây.
- Năm 2002, Ngô Đình Thọ và Phạm Xuân Phương nghiên cứu tình hình triển
khai chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi ở tỉnh Sơn La đạt được
kết quả như sau: người dân được hưởng nhiều quyền lợi từ diện tích rừng nhận
khoán, diện tích rừng giao cho hộ gia đình và cộng đồng được bảo vệ và phát triển
tốt, diện tích rừng bị chặt hạ trái phép giảm rõ rệt, nhận thức của người dân về rừng
được nâng lên và có ý thức bảo vệ rừng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt
được thì vẫn còn những hạn chế sau: việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
chưa đồng bộ; quyền hưởng lợi từ rừng đối với người dân nhận rừng tùy thuộc vào
từng loại rừng, nhưng việc phân chia ranh giới giữa rừng sản xuất với rừng phòng
hộ ở một số địa phương chưa rõ; quyền hưởng lợi từ rừng đối với người được giao
rừng tùy thuộc vào trạng thái rừng, nhưng việc xác định trạng thái rừng trên thực
địa ở một số nơi còn đơn giản; chưa quy định rõ quyền hưởng lợi khi hộ gia đình
được giao rừng có trữ lượng ở mức trung bình và giàu; chưa quy định cụ thể chính
sách hưởng lợi từ rừng đối với hộ nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp; chưa quy

6


định cụ thể trường hợp hộ gia đình được giao đất trống quy hoạch rừng phòng hộ

nhưng nhà nước đầu tư vốn trồng và chăm sóc rừng, hộ gia đình bỏ công trồng,
chăm sóc, bảo vệ rừng; việc quy định không được canh tác cây ngắn ngày trên đất
lâm nghiệp trong thời gian cây rừng chưa khép tán ở một số địa phương trong tỉnh
có yếu tố tích cực trong việc bảo vệ và phát triển rừng như: giảm bớt cạnh tranh về
dinh dưỡng, tránh sự lây lan mầm bệnh từ cây nông nghiệp, nhưng đồng thời cũng
ảnh hưởng đến việc sản xuất lương thực của hộ gia đình, có hộ gia đình thiếu từ 3 5 tháng lương thực, trong khi đó quyết định 178, người dân sử dụng đất lâm nghiệp
có quyền sử dụng tối đa 20% diện tích đất chưa có rừng để canh tác cây nông
nghiệp.
- Năm 2010, Huỳnh Văn Chương, Trường Đại học Nông Lâm Huế tiến hành
nghiên cứu đề tài: ”Thực trạng và các quyền trên đất lâm nghiệp được giao cho hộ
gia đình quản lý và sử dụng tại xã Phú Vinh, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Song kết quả nghiên cứu cho thấy việc chuyển giao còn kéo dài và gặp nhiều lúng
túng giữa các bên liên quan. Mặc dù các chính sách vĩ mô của Nhà nước về việc
giao đất lâm nghiệp là khá rõ ràng nhưng việc thực hiện ở cấp địa phương vẫn chưa
cụ thể. Cách hiểu và thực hiện các bước trong quá trình giao đất vẫn còn có sự
chồng chéo giữa các đối tượng, nhất là giữa BQLR và chính quyền xã, huyện.
- Năm 2008, theo nghiên cứu của Hà Văn Tiệp, Trung tâm Khoa học Sản xuất
Lâm nghiệp Tây Bắc - Sơn La, Bùi Phước Chương, Trung tâm Tư vấn và Nghiên
cứu Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên - Huế tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh
giá thực trạng triển khai các chính sách quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Lào Cai”.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỉnh chưa giao đất lâm nghiệp, giao rừng cho cộng
đồng dân cư theo Luật bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; các hình thức quản lý
rừng cộng đồng chủ yếu theo truyền thống, cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng và
quản lý bảo vệ rừng theo nhóm hộ; nguồn ngân sách hỗ trợ cho quản lý rừng cộng
đồng trên địa bàn tỉnh chưa được phân bổ từ nguồn ngân sách địa phương; chia sẻ
lợi ích chưa công bằng; qũy bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng chưa thành
lập.

7



- Năm 2010, Nguyễn Ngọc Châu cùng Hồ Trọng Phúc, Trường Đại học Huế
nghiên cứu đề tài: ”Đánh giá công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện Nam
Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Kết quả nghiên cứu cho thấy: công tác giao đất giao
rừng trên địa bàn huyện đã được chính quyền và người dân quan tâm; phần lớn diện
tích đã giao cho hộ, nhóm hộ và cộng đồng quản lý bước đầu đem lại kết quả nhất
định. Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, tập quán
canh tác còn lạc hậu, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, người dân chủ yếu đi
vào rừng để kiếm sống nên việc quản lý, bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn, mức
độ nhận thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng chưa cao, sau khi
được giao đất giao rừng nhưng do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên mức đầu
tư để phát triển rừng còn thấp.
- Năm 2005, nghiên cứu xây dựng hương ước bảo vệ và phát triển rừng ở xã
Hoá Hợp huyện Minh Hoá tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu xây dựng hương
ước: quy định chặt chẽ các hình thức đốt nương làm rẫy, quy hoạch nơi làm nương
rẫy, nơi chăn thả gia súc và quy định về chăn thả gia súc, săn bắn động vật và công
tác PCCR có sự phối hợp giữa người dân và các ban ngành chức trách. Hương ước
thể hiện sự tham gia quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng. Tuy nhiên, hương
ước chỉ áp dụng trong không gian hẹp chỉ một thôn Đa Năng.
Nhận xét: qua những năm qua, nhiều chính sách quản lý rừng dựa vào người
dân, đặc biệt là quyết định giao đất giao rừng cho người dân, đã mang lại những
bước tiến trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên cả nước. Với bước đà đó, mỗi
tỉnh, mỗi địa phương đã đưa ra nhiều phương án xây dựng và bảo vệ tài nguyên
rừng, mỗi phương án đều mang lại những mặt tích cực, bên cạnh đó còn có những
mặt hạn chế chưa giải quyết được, đặc biệt là vấn đề dân sinh cho người dân khi
quản lý rừng. Không ổn định được dân sinh thì vấn đề bảo vệ rừng rất khó thực hiện
được. Qua đây chúng tôi lấy những mặt tích cực và tìm hiểu về những mặt hạn chế
để chúng tôi tiến hành nghiên cứu xây dựng hương ước phòng chống cháy rừng dựa
vào người dân.


8


2.1.3 Những chính sách, chủ trương liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Quyết định 163/TTg ngày 16/11/1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp
cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thay thế Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994.
- Quyết định 187/2001/QĐTTg ngày 12/11/2001 về quyền hưởng lợi, nghĩa
vu của các hộ gia đình, cá nhân được thuê nhận khoán rừng và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
- Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ
về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận
khoán rừng và đất lâm nghiệp.
- Nghị định số 09/2006 ngày 26/01/2006 của Chính phủ về Quy định về

phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Quyết định 289/2008/TTg của Chính phủ về hỗ trợ dầu cho các hộ dân tộc
thiểu số, gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Nghị định 99/2009/NĐ-CP ban hành 02/11/2009 về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý Rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Chỉ thị 24/1998/CT-TTg của Chính phủ Về việc xây dựng và thực hiện
hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
- Quyết định 06/2011 ngày 21/1/2011 của tỉnh Quảng Nam về việc ban hành
quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.
Nhận xét: được sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, đã đưa ra những chính sách
đúng đắng trong công tác QLBVR và những chính sách hỗ trợ người dân vùng sâu
vùng xa, nhằm tạo sự ổn định về dân sinh, thúc dẩy các phương án QLBVR &
PCCR thực hiện tốt hơn.
2.2 Tìm hiểu về một số khái niệm
2.2.1 Khái niệm hương ước
Theo Thông tư liên tịch số Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT ngày 31 tháng

3 năm 2000 giữa Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin và Ban Thường trực Uỷ ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau:

9


“Hương ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự
chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội
mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập
quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư,
góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật”.
2.2.2 Các đặc điểm đặc trưng của hương ước.
Từ khái niệm hương ước chúng tôi đưa ra một số đặ trưng cơ bản sau:
- Là loại hình giao ước của người dân, được thể hiện bằng một loại văn bản
với nhiều tên gọi khác nhau như: hương ước làng, quy ước làng,… Ngoài ra còn có
nhiều giao ước trong dân gian thể hiện không bằng những loại văn bản như các câu
tục ngữ, lời nói có vần, phương ngôn, ngạn ngữ truyền miệng.
- Do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra trên cơ sở sự nhất trí của tập thể
cộng đồng dân cư. Đây cũng là một trong những nguyên tắc xây dựng hương ước,
bất cứ một cá nhân hay một cơ quan, tổ chức nào xây dựng văn bản và tự gọi đó là
hương ước đều là không đúng, không phù hợp với tính chất, đặc trưng và nguyên
tắc xây dựng hương ước.
- Hương ước cũng là một loại văn bản quy phạm, có nghĩa là nó cũng chứa
đựng những nguyên tắc bắt buộc hoặc cho phép cá nhân, tổ chức được làm hoặc
không được làm một việc gì đó trong cuộc sống hàng ngày tại địa phương, nhưng
đấy là các quy phạm xã hội do cộng đồng dân cư thỏa thuận đặt ra và cùng nhau
thực hiện. Nghĩa là cộng đồng dân cư tự xây dựng các nguyên tắc ứng xử trên cơ sở
pháp luật và truyền thống, tập quán địa phương và tự nguyện thực hiện các nguyên
tắc đó. Đặc điểm này của quy phạm trong hương ước, quy ước khác hẳn với các quy
phạm pháp luật trong các văn bản do Nhà nước ban hành.

- Các quy định trong hương ước không được trái với quy định của pháp luật,
nếu trái thì phải loại bỏ những quy định đó.
- Trên thực tế, hương ước được xây dựng chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ tự
quản tại cộng đồng dân cư, là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực xã hội - dân sự
mà pháp luật không điều chỉnh hoặc chỉ điều chỉnh ở mức độ quy định các nguyên

10


tắc chung như: việc tổ chức ma chay, cưới xin, bảo vệ trật tự trị an, phát triển sản
xuất, khuyến khích học hành, giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền
thống, giải quyết các tranh chấp hoặc những vi phạm nhỏ trong nhân dân, các
phương thức cụ thể tại địa phương để xoá đói, giảm nghèo,…
2.2.3 Vai trò hương ước quy ước đối với đời sống và sinh hoạt của người dân
Cùng với pháp luật, hương ước, quy ước giúp duy trì an ninh trật tự, vệ sinh môi
trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, phát triển sản xuất, khuyến khích học hành,
giải quyết các tranh chấp, vi phạm nhỏ trong nhân dân, xoá đói, giảm nghèo, góp
phần duy trì và phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo
đức truyền thống dân tộc. Gần đây, nhiều nội dung của hương ước, quy ước còn góp
phần thực hiện chính sách dân số, bài trừ các hủ tục và tệ nạn xã hội.
2.2.4 Tổng quan về PRA
PRA là quá trình liên tục, là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân
nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời
sống và điều kiện thực tế của họ để họ lập kế hoạch hành động và thực hiện.
PRA là một cách làm việc mới, sẽ khắc phục được cách làm việc cũ đồng thời
cách làm này không những được dùng trong quá trình thu thập, xử lý thông tin mà
được thực hiện xuyên suốt dự án hay chương trình.
Sử dụng các công cụ PRA một cách mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo, nghĩa là
không lựa chọn, sử dụng một cách máy móc tùy theo bối cảnh, điều kiện, đặc tính
con người của địa phương.

Dưới đây là những công cụ trong phương pháp PRA được áp dụng nghiên cứu:
-

Quan sát trực tiếp:

Quan sát trực tiếp được vận trong kỷ thuật PRA là quan sát một cách có hệ
thống các sự vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó
và là một phương cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời của người được phỏng
vấn, ghi nhận những gì quan sát được ở thời điểm khảo sát, có thể sử dụng những
phương tiện để đo đếm trực tiếp, sử dụng vật chỉ thị, ghi chép và lựa chọn những
thời điểm, vị trí thích hợp để quan sát.

11


- Sơ đồ venn:

Sơ đồ venn hay phân tích yếu tố tổ chức giúp nhóm PRA nhận biết được các
hoạt động của các nhóm người và tổ chức khác nhau trong cộng đồng / địa phương
một cách nhanh chóng; đánh giá mối quan hệ giữa những tổ chức này thông qua
biểu đồ.
-

Phân tích SWOT:

SWOT là một công cụ để giúp cộng đồng xác định những thuận lợi và bất lợi
bằng cách phân tích những ảnh hưởng “bên trong” ( mặt mạnh, mặt yếu ) và những
ảnh hưởng “bên ngoài” (cơ hội, rủi ro) mà nó gây tác động đến tiến trình phát triển.
- Bảng hỏi:


Bảng hỏi được dùng để lấy thông tin trực tiếp từ một cá nhân hoặc một nhóm
nhỏ, sử dụng những bộ câu hỏi có phạm vi rộng để hướng dẫn các cuộc trao đổi,
cho phép đưa ra những câu hỏi mới như là kết quả của cuộc thảo luận. Các cuộc
phỏng vấn bán cấu trúc có vai trò quan trọng, đặc biệt trong việc tăng cường sự hiểu
biết sâu về những vấn đề định tính. Vì những cuộc phỏng vấn có tính mở (mặc dù
được dẫn hướng thông qua một danh sách những điểm cần kiểm tra), nên các cuộc
phỏng vấn này rất hữu ích đối với việc đánh giá.
2.3 Tình hình cháy rừng ở Việt Nam và trên thế giới
2.3.1 Tình hình cháy rừng trên thế giới
Trong những năm lại đây, tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, trái đất nóng
lên, theo nghiên cứu của tổ chức khí tượng thế giới (WMO), 2010. Từ năm 1850
đến nay nhiệt độ trung bình trên thế giới tăng 0,55oC, đặc biệt năm 2010 là năm
nóng nhất kể từ 1850. Nhiệt độ tăng mạnh nhất ở Bắc Cực, châu Phi và Nam Á.
Trong khi đó, nền nhiệt độ tại Bắc Âu, châu Mỹ và châu Á đang giảm trong vài năm
gần đây, qua đó cho thấy khí hậu cả trái đất đang biến đổi khó lường, và những
thiên tai mang theo do biến đổi khí hậu mang lại cũng được minh chứng rõ như
những con bão xảy ra ngày càng nhiều và cường độ mạnh hơn.
Những nguyên nhân gây ra những biến đổi khí hậu như vậy phần lớn do mất
rừng gây ra, theo thống kê thì mỗi năm cả thế giới mất khoảng 20.000 ha rừng.
nguyên nhân mất rừng lớn nhất là do cháy rừng gây ra, hàng năm khí Co2 thải ra
12


bầu khí quyển hàng năm là 650 triệu tấn, qua đó cho thấy cần quan tâm lớn về công
tác QLBVR & PCCR để bảo vệ tốt tài nguyên rừng và bão vệ bầu khí quyển của
trái đất ta được trong sạch. (dẫn theo Bế Minh Châu, Phùng Văn Khoa , 2002),
những đám cháy rừng điển hình đã xảy ra ở một số nước như sau:
Mỹ: - ở Miramichi và Maine (10/1825) cháy rừng đã thiêu hủy 30,000ha rừng,
số người thiệt mạng không xác định được.
- Tại Great Idaho (8/1991) cháy rừng thiêu hủy 30.000ha rừng và gây 85

người thiệt mạng.
- Vụ cháy năm năm 1947 thiêu hủy 1.200.000ha và có ít nhất 60 người đã thiệt
mạng.
- Trong 1993 – 1994 đã xảy ra hang chục nghìn vụ cháy rừng và đã thiru hủy
khoảng 1.590.000ha rừng.
- Riêng năm 2000: cháy gây thiệt hại 2,8 triệu ha rừng.
Pháp: năm 1949 có tới 350 vụ cháy rừng với tổng số 155.000ha rừng bị thiêu
hủy.
Hy Lạp: những đám cháy liên tục từ nước này từ năm 1998 – 7/2000 đã gây
nên sự quan tâm lớn của thế giới. Riêng tháng 7 và tháng 8/1998 có tới 9000 vụ
cháy lớn nhỏ, thiêu hủy khoảng 150.000 ha rừng, và hang ngàn ngôi nhà, bệnh viện
trường học
Australia: năm 2976 cháy rừng đã thiêu hủy 1,7 triệu ha, ngày 16/2/1983, một
vụ cháy thiêu hủy hơn 335.000ha rừng và đồng cỏ bang Victoria, làm chết 73
người, hơn 1.000 người bị thương và gây thiệt hại khoảng 450 triệu USD.
Khu vực Đông Nam Á: theo thống kê của FAO (Food and Agriculture
Organization), từ năm 1982 – 1998 có trên 15 triệu ha rừng và đất rừng trong khu
vực bị cháy, trong đó Indonesia là nước thường xuyên bị cháy rừng với thiệt hại
lớn nhất.
2.3.2 Tình hình cháy rừng ở Việt Nam
Số liệu thống kê cho thấy diện tích rừng Việt Nam giảm lien tục trong thời
gian từ năm 1943 – 1990 cả nước có 14,3 triệu ha rừng, tương ứng với độ che phủ
43%, nhưng đến năm 1990, diện tích rừng chỉ còn 9,2 triệu ha, với độ che phủ

13


27,8%. Như vậy trong thời gian này, mỗi năm diên tích rừng Việt Nam giảm bình
quân 108.000ha. Ở một số tỉnh như Sơn La, Lai Châu có thời kỳ độ che phủ rừng
chỉ còn 8 – 10%. (dẫn theo Bế Minh Châu, 2012)

Với nhiều nổ lực phục hồi và phát triển rừng, từ những năm cuối của thế kỹ
XX đến nay Việt Nam đã đạt được nhiều thành công lớn trong công tác nâng cao độ
che phủ của rừng. tính đến tháng 12 năm 2008, nước ta có 13.119 triệu ha rừng
tương ứng với độ che phủ 38,8% lảnh thổ, trong đó có 10,348 rừng tự nhiên và 2,77
triệu ha rừng trồng. Mặc dù vậy, chất lượng rừng cần phải quan tâm. Diện tích rừng
đã cháy hơn 6 triệu ha, bao gồm rừng thông, tràm, bạch đàn, phi lao, sa mu, rừng
khộp, rừng tre nứa, rừng tái sinh nghèo và trảng cỏ, cây bụi… (dẫn theo Bế Minh
Châu, 2012)
Từ năm 2000 trở về trước ở nước ta mỗi năm mất khoảng 100.000 ha rừng do
nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó do khoảng 10% do cháy rừng. Thống kê
chưa đầy đủ, từ năm 1963 – 1994 có khoảng 1 triệu ha rừng bị cháy, chủ yếu ở tỉnh
Quảng Ninh, Lâm Đồng, Kiên Giang, Thừa Thiên Huế, các tỉnh Tây Bắc, Tây
Nguyên. Trong đó từ 1960 – 1999 chúng ta đã trồng mới được khoảng 1 triệu ha
rừng. (dẫn theo Bế Minh Châu, 2012)
Số liệu tình hình cháy rừng ở địa phương trên cả nước từ 2000 – 2010 theo
bảng 2.4
Bảng 2.1: Thống kê số liệu cháy rừng ở Việt Nam (2000 – 2010)
Năm

Tổng Số vụ
cháy rừng

Tổng diện tích
rừng cháy

Cháy rừng
tự nhiên

Cháy
rừng trồng


2000
2001
2002

244
256
1198

850
1.845
15,548

654,7
391
4,125

205,5
1454,4
11,423

2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng số


330
930
1165
533
792
282
342
897
6969

1,402
4,284
7.350,1
2.028,2
4.746,7
1.549,0
1.560,3
5.668,6
25619,734

464
266,2
1501,9
262,6
2231,1
61,4
195,22
1957,8
7990,045


938
3966,8
5848,2
1763,6
2515,6
1488,4
1365,28
3710,8
23268,003

14


Số liệu cho thấy từ năm 2000 trở lại đây, cả vụ cháy và diện tích rừng bị cháy
ở Việt Nam có giảm hơn so với các kỳ trước đó nhưng nhìn chung, ở các địa
phương cháy rừng vẫn diễn ra thường xuyên. Trong 6 năm gần đây trung bình mỗi
năm cả nước xảy ra xấp xỉ 670 vụ cháy, thiệt hại khoảng 3.817ha rừng trong đó
rừng trồng khoảng 2.782ha( 72,9%) và rừng tự nhiên khoảng 1.035 ha(27,1%). (dẫn
theo Bế Minh Châu, 2012)
Hiện nay với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, nạn cháy rừng trở thành vấn đề
nghiêm trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt những nước có diện tích
rừng lớn. vì vậy, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng, bảo vệ môi
trường sống của nhân loại là nhiệm vụ cấp bách không chỉ cho riêng một quốc gia
nào mà cho toàn thế giới.
2.3.3 Tình hình cháy rừng ở khu vực nghiên cứu
a) Tình hình cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Qua thống kê 10 năm qua từ năm (2003 - 2012), trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
đã xảy ra 74 vụ cháy rừng, làm thiệt hại 332,8ha, ước tính thiệt hại trên 3 tỷ đồng.
Bảng 2.2: Thống kê cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng tỉnh Quảng Nam trong 10

năm (2003- 2012)
Năm

Số Vụ

Diện tích thiệt hại (ha)

Diện tích cháy
(ha)

Tổng cộng

Rừng

Rừng tự

Trồng

nhiên

2003

11

79,2

65,1

65,1


2004

04

5,8

5,8

5,8

2005

01

7,8

2006

03

26,9

19,5

19,5

2007

01


30,0

30,0

30,0

2008

03

31,3

31,3

31,3

2009

02

5,2

5,2

5,2

2010

11


91,2

48,9

48,9

2011

12

71,7

42,4

42,4

2012

07

88,4

84,6

84,6

55

437,5


332,8

332,8

Cộng

Không đáng kể

( Theo báo cáo tổng kết PCCR của tỉnh Quảng Nam ngày 25 tháng 3 năm 2013)
15


×