Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN BỆNH SƢƠNG MAI Pseudoperonospora cubensis VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC PHÕNG TRỪ CỦA THUỐC TRỪ BỆNH SINH HỌC, KÍCH KHÁNG ĐẾN BỆNH TẠI HUYỆN TÂN UYÊN, BÌNH DƢƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN BỆNH SƢƠNG MAI
Pseudoperonospora cubensis VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC PHÕNG
TRỪ CỦA THUỐC TRỪ BỆNH SINH HỌC, KÍCH KHÁNG ĐẾN
BỆNH TẠI HUYỆN TÂN UYÊN, BÌNH DƢƠNG

Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Niên khóa: 2009 – 2013
Sinh viên thực hiện: LÊ TRUNG HIẾU

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2013


i

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN BỆNH SƢƠNG MAI
(Pseudoperonospora cubensis) VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC PHÕNG
TRỪ CỦA THUỐC TRỪ BỆNH SINH HỌC, KÍCH KHÁNG ĐẾN
BỆNH TẠI HUYỆN TÂN UYÊN, BÌNH DƢƠNG

Tác giả:
LÊ TRUNG HIẾU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật


Giáo viên hướng dẫn:
TS. Võ Thị Thu Oanh
KS. Nguyễn Ngọc Long

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2013


ii

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học, quý Thầy (Cô) trong Khoa Nông học và trong
Trường đã tận tình truyền đạt kiến thức, tạo cho chúng em những nền tảng vững chắc
cho em hoàng thành tốt khóa luận tốt nghiệp của tôi.
Con xin chân thành cảm ơn cô TS. Võ Thị Thu Oanh đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo con trong quá trình làm đề tài cho đến khi hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn các hộ nông dân ở khu phố Tân Ba, thị trấn Thái Hòa và gia
đình anh Nguyễn Thanh Hải đã tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian điều tra và bố trí
thí nghiệm.
Con xin bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đến ba, mẹ người đã sinh
thành và nuôi dưỡng, dạy dỗ con cho tới ngày hôm nay, cũng như cảm ơn các anh chị
những người thân yêu trong gia đình đã ủng hộ con cả về vật chất lẫn tinh thần.
Xin cảm ơn bạn bè, những người đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập cũng như trong lúc thực hiện đề tài.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2013

Lê Trung Hiếu



iii

TÓM TẮT
Lê Trung Hiếu, Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm
2013. “ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN CỦA BỆNH SƢƠNG MAI
(Pseudoperonospora cubensiS) VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC PHÕNG TRỪ CỦA
THUỐC TRỪ BỆNH SINH HỌC, KÍCH KHÁNG ĐẾN BỆNH TẠI HUYỆN
TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƢƠNG”.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Thị Thu Oanh, KS. Nguyễn Ngọc Long.
Đề tài được thực hiện từ tháng 03/2013 – 07/2013 tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình
Dương.
Điều tra tình hình sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển
của bệnh sương mai trên dưa leo vụ mưa 2013 tại khu phố Tân Ba, thị trấn Thái Hòa,
huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Xác định được loại chế phẩm sinh học có hi ệu quả phòng trừ bệnh sương mai
trên cây dưa leo để sử du ̣ng trong sản xuấ t dưa leo t ại xã Thạnh hội, huyện Tân Uyên,
tỉnh Bình Dương.
Kết quả đạt đƣợc nhƣ sau :
Điều tra phỏng vấn 40 hộ nông dân về tình hình sản xuất dưa leo tại khu phố
Tân Ba, thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương chúng tôi nhận thấy, đa
số nông dân có thâm niên trồng dưa leo, diện tích canh tác khoảng 1.500 – 2.000, canh
tác chủ yếu 2 vụ/năm, sử dụng giống Én vàng và Hunter 1.0 là chủ yếu. Cơ cấu trồng
chủ yếu trồng thuần dưa leo và luân canh với cây trồng khác. Trong quá trình điều tra,
cho thấy nông dân đã nhận biết được một số loại sâu bệnh hại chính trên cây dưa leo:
Sâu xanh hai sọc trắng, bọ bầu vàng, bệnh sương mai, thán thư trên dưa leo…
Hai giống dưa leo đang được ưa chuộng và được trồng phổ biến ở vụ mưa 2013
đều bị nhiễm bệnh sương mai. Mức đô ̣ nhiễm bê ̣nh của gi ống Én Vàng cao hơn giống
Hunter 1.0. Ruộng dưa xuống giống đầu mùa mưa bệnh phát triển chậm và ít hơn so
với ruộng xuống muộn hơn, dưa leo được trồng ở ruộng chưa bao giờ trồng loại cây

này thì bệnh xuất hiện muộn và thấp hơn so với ruộng trồng luân canh dưa – mướp –


iv

dưa. Kết quả đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh sương mai dưa leo ở giữa 2 mô hình
cho thấy:
Có sự khác biệt về sinh trưởng và năng suất thực thu giữa RTN và RND, cụ thể
là RTN đạt 22,51 tấn/ha, còn RND chỉ đạt 21,06 tấn/ha, năng suất tăng 6,44% so với
RND, RTN mang về lợi nhuận cao hơn so với RND 7.125.000 đồng/ha.
Thí nghiệm phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc sinh học, kích kháng góp phần
làm cho mức độ nhiễm bệnh thấp hơn so với thí nghiệm phòng trừ ở ruộng nông dân.
Mặt khác, canh tác theo mô hình thí nghiệm giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn
chế được sâu bệnh hại, giảm rụng trái mùa mưa, kích thích ra hoa đậu quả, góp phần
tăng năng suất và lại lợi nhuận cho nông dân.


v

MỤC LỤC
Tr
ang
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iii
Mục lục ....................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... ix
Danh sách các bảng ..................................................................................................... x
Danh sách các hình ..................................................................................................... xi
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1

1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu đề tài ....................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu.................................................................................................................. 2
Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3
2.1 Giới thiệu tổng quan về cây dưa leo ....................................................................... 3
2.2 Nguồn gốc và sự phân bố ....................................................................................... 3
2.3 Đặc điểm thực vật dưa leo ...................................................................................... 4
2.3.1 Hệ rễ ................................................................................................................... 4
2.3.2 Thân.................................................................................................................... 5
2.3.3 Lá ....................................................................................................................... 5
2.3.4 Hoa ..................................................................................................................... 5
2.3.5 Quả ..................................................................................................................... 6
2.3.6 Giá trị dinh dưỡng của dưa leo ............................................................................ 6
2.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với cây dưa leo .................................................. 7
2.4.1 Nhiệt độ .............................................................................................................. 7
2.4.2 Ánh sáng ............................................................................................................. 7
2.4.3 Nước ................................................................................................................... 7
2.4.4 Đất đai và chất dinh dưỡng ................................................................................. 8
2.5 Một số bệnh hại chính trên cây dưa leo .................................................................. 8
2.5.1 Bệnh sương mai .................................................................................................. 8


vi

2.5.2 Bệnh thán thư ...................................................................................................... 9
2.5.3 Bệnh chết cây con ............................................................................................... 9
2.5.4 Bệnh héo dây .................................................................................................... 10
2.6. Quy trình kỹ thuật canh tác cây dưa leo............................................................... 10
2.6.1 Kỹ thuật canh tác dưa leo theo hướng sinh học ................................................. 10
2.6.2 Kỹ thuật canh tác theo tập quán nông dân ......................................................... 11

2.7 Tổng quan về huyện Tân Uyên – Bình Dương ..................................................... 12
2.7.1 Vị trí địa lý........................................................................................................ 12
2.7.2 Đất đai – khí hậu – sông ngòi ............................................................................ 12
2.7.2.1 Đất đai ........................................................................................................... 12
2.7.2.2 Khí hậu .......................................................................................................... 12
2.7.2.3 Sông ngòi ....................................................................................................... 13
2.8 Một số kết quả nghiên cứu về cây dưa leo trong và ngoài nước ............................ 13
2.8.1 Kết quả nghiên cứu về cây dưa leo trong nước .................................................. 13
2.8.2 Kết quả nghiên cứu về cây dưa leo ngoài nước.................................................. 14
2.9 Những nghiên cứu về bệnh sương mai hại cây dưa leo ......................................... 15
2.9.1 Những nghiên cứu trong nước ........................................................................... 15
2.9.2 Những nghiên cứu ngoài nước .......................................................................... 16
2.10 Đặc tính các loại thuốc được sử dụng trong quy trình thí nghiệm ....................... 18
2.10.1 HTD – 04 ........................................................................................................ 18
2.10.2 HTD – 01 ........................................................................................................ 19
2.10.3 Stop 5DD ........................................................................................................ 19
2.10.4 NLU-Tri .......................................................................................................... 20
2.10.5 HTG................................................................................................................ 21
Chƣơng 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 22
3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm ......................................................................... 22
3.1.1 Địa điểm ........................................................................................................... 22
3.1.2 Thời gian thực hiện đề tài.................................................................................. 22
3.2 Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................. 22
3.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 23
3.4 Điều kiện khí hậu thời tiết .................................................................................... 23


vii

3.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 23

3.5.1 Điều tra tình hình sản xuất dưa leo tại khu phố Tân Ba, thị trấn Thái Hòa, huyện
Tân Uyên, tỉnh Bình Dương .............................................................................. 23
3.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sương mai dưa leo ở vụ mưa 2013 tại khu phố
Tân Ba, thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương .......................... 24
3.5.3 Đánh giá ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học, kích kháng bệnh sương mai
hại dưa leo vụ mưa 2013 tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 26
3.6 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 29
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 30
4.1 Tình hình sản xuất và ảnh hưởng của các yếu tố canh tác đến sự phát sinh phát
triển của bệnh sương dưa leo ở vụ mưa 2013 tại thị trấn Thái Hòa , Huyện Tân
Uyên, tỉnh Bình Dương ..................................................................................... 30
4.1.1 Hiện trạng sản xuất dưa leo tại thị trấn Thái Hòa, Huyện Tân Uyên, tỉnh Bình
Dương ............................................................................................................... 30
4.1.2 Các yếu tốảnh hưởng đến bệnh sương mai dưa leo ở vụ mưa

2013 tại khu phố

Tân Ba, thị trấn Thái Hòa, Huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ......................... 35
4.1.2.1 Ảnh hưởng của các giống đến mức độ nhiễm bệnh sương mai dưa leo ở vụ
mưa 2013 tại thị trấn Thái Hòa, Huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ................. 35
4.1.2.2 Ảnh hưởng của thời gian trồng đến mức độ nhiễm bệnh sương mai trên cây dưa
leo vụ mưa 2013 tại thị trấn Thái Hòa, Huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ....... 36
4.1.2.3 Ảnh hưởng của cơ cấu trồng đến mức độ nhiễm bệnh sương mai dưa leo vụ
mưa 2013 tại thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương .................. 37
4.2 Ảnh hưởng của các loại thuốc sinh học và kích kháng đến mức độ nhiễm bệnh
sương mai trên cây dưa leo vụ mưa 2013 tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương....................................................................................................... 37
4.2.1. Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến tỷ lệ bệnh sương mai trên cây dưa
leo vụ mưa 2013 tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ............. 38
4.2.2. Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến chỉ số bệnh sương mai trên cây

dưa leo vụ mưa 2013 tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ...... 39
4.3 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến sinh trưởng của cây dưa leo vụ mưa 2013 tại xã
Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ................................................. 41


viii

4.4 Năng suất thực thu trên ruộng thí nghiệm và ruộng nông dân ............................... 42
4.5 Lượng toán hiệu quả kinh tế cho cây dưa leo trồng theo quy trình thí nghiệm và
theo tập quán nông dân ...................................................................................... 43
Chƣơng 5KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 45
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 45
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 47
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 49


ix

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV:

Bảo vệ thực vật

BNNPTNT:

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

CTV:


Cộng tác viên

CSB:

Chỉ số bệnh

NSM:

Ngày sau mọc

NT:

Nghiệm thức

QCNV:

Quy chuẩn Việt Nam

RDC:

Ruộng đối chứng

RTN:

Ruộng thí nhiệm

STT:

Số thứ tự


TLB:

Tỷ lệ bệnh


x

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng có trong 100gr ăn được của quả dưa leo .......................... 6
Bảng 2.2 Sự hấp thu dinh dưỡng của dưa leo ............................................................... 8
Bảng 3.1 Các loại thuốc BVTV sử dụng trong thí nghiệm ......................................... 22
Bảng 3.2 Tình hình thời tiết khí hậu tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương từ tháng 05
đến tháng 07 năm 2013 ................................................................................... 23
Bảng 3.3 Những tác động kỹ thuật chính giữa ruộng thí nghiệm và ruộng nông dân .. 27
Bảng 4.1 Tình hình sản xuất dưa leo tại khu phố Tân Ba, thị Trấn Thái Hòa, huyện
Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ............................................................................ 30
Bảng 4.2 Kỹ thuật canh tác dưa leo của nông dân tại khu phố Tân Ba, thị Trấn Thái
Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ......................................................... 32
Bảng 4.3 Một số bệnh hại chính trên dưa leo ............................................................. 33
Bảng 4.4 Mức độ nhiễm bệnh sương mai của các giống dưa leo đươ ̣c trồ ng phổ biế n
tại địa phương. ................................................................................................ 35
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của thời gian trồng đến mức độ nhiễm bệnh sương mai trên cây
dưa leo vụ mưa 2013 tại thị trấn Thái Hòa , huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
........................................................................................................................ 36
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của cơ cấu trồng đến mức độ nhiễm bệnhsương mai trên cây dưa
leo vụ mưa 2013 tại thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ..... 37
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến tỷ lệ bệnh (%) sương mai trên
cây dưa leo vụ mưa 2013 tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
........................................................................................................................ 38

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến CSB (%) sương mai trên cây
dưa leo vụ mưa 2013 tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương .... 39
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến sinh trưởng của cây dưa leo vụ
mưa 2013 tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ..................... 41
Bảng 4.10 Năng suất thực thu trên ruộng thí nghiệm và ruộng nông dân ................... 42
Bảng 4.11: Lượngtoánhiê ̣u quả kinh tế của ruộng thí nghiệm và ruộng nông dân ...... 44


xi

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Phân cấ p lá dưa leo bị bê ̣nh ....................................................................... 25
Hình 4.2. Ruộng nông dân 15 NSG ........................................................................... 40
Hình 4.1. Ruộng thí nghiệm 15 NSG ......................................................................... 40
Hình 4.3. Ruộng thí nghiệm 30 NSG ......................................................................... 40
Hình 4.4. Ruộng nông dân 30 NSG ........................................................................... 40
Hình 4.6. Ruộng nông dân 55 NSG ........................................................................... 40
Hình 4.5. Ruộng thí nghiệm 55 NSG ......................................................................... 40
Hình 4.7 Hình dạng trái dưa leo ruộng thí nghiệm và ruộng nông dân ....................... 43


1

Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Dưa leo (Cucumis sativus L) là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, là loại
cây truyền thống , được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm thông dụng
của nhiều nước. Những nước dẫn đầu về diện tích và sản lượng trên thế giới: Trung

Quốc, Liên Xô, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan,Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập, và Tây Ban Nha.
Theo FAO (1993), diện tích trồng dưa leo trên thế giới hiện nay là: 1.178.000 ha, năng
suất đạt 15,56 tấn/ha. Ở nước ta những năm gần đây dưa leo đã trở thành cây rau quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Trước đây, dưa leo được dùng như một loại quả tươi dùng để giải khát là chủ
yếu. Khi thị trường trong nước và thế giới mở rộng, nhu cầu của người tiêu dùng ngày
càng phong phú thì việc đa dạng hoá cách sử dụng là tất yếu. Ngày nay, dưa leo được
sử dụng trong bữa ăn thường nhật hàng ngày dưới dạng quả tươi, xào, trộn salat, cắt
lát, muối chua đóng hộp (Theo Tạ Thu Cúc, 2005).
Tuy nhiên hiện nay việc trồng và sản xuất dưa leo cung như một số loại rau
khác gặp phải một số khó khăn đặc biệt là vấn đề về sâu bệnh hại làm thiệt hại đến
năng suất và phẩm chất đáng kể. Trong đó, bệnh gây hại nghiêm trọng đến năng suất
cũng như phẩm chất của dưa leo là bệnh sương mai, đã gây không ít khó khăn cho
người nông dân trong công tác phòng và trừ một cách có hiệu quả.
Với tiǹ h hiǹ h sản xuấ t nông nghiê ̣p nói chung và cây dưa leo nói riêng ở những
vùng sản xuất rau chuyên canh ở tỉnh Bình Dương vẫn còn trồ ng rau theo tâ ̣p quán canh
tác cũ. Viê ̣c quá la ̣m du ̣ng thuố c trừ sâu, trừ bê ̣nh như sử du ̣ng phố i hơ ̣p nhiề u loa ̣i thuố c
hóa học khác nhau cho một lần phun, phun liên tu ̣c nhiề u lầ n và với nồ ng đô ̣ cao hơn rấ t
nhiề u so với khuyế n cáo . Do mô ̣t số loại rau có thời gian thu hoạch sát nhau như bầu ,
bí, đă ̣c biê ̣t đố i với cây dưa leo (viê ̣c thu hoa ̣ch diễn ra liên tu ̣c 1 ngày/lầ n thu) nên viê ̣c
sử du ̣ng thuố c hóa ho ̣c sẽ không đảm bảo thời gian cách ly dẫn đế n tồ n dư thuố c bảo vê ̣


2

thực vâ ̣t trên rau quả vươ ̣t mức cho phép nhiề u lầ n , làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
người tiêu dùng.
Vì vậy , vấ n đề sản xuấ t rau , củ, quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang
thực sự cấ p bách và đươ ̣c đă ̣t lên


hàng đầu . Do đó , viê ̣c sử du ̣ng các thuố c và chế

phẩ m có nguồ n gố c sinh ho ̣c để ha ̣n chế hoă ̣c thay thế sử du ̣ng các loa ̣i thuố c hóa
học đang được ưu tiên khuyến khích sử dụng .
Xuất phát từ tình hình trên và được sự đồng ý của Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật –
Trường DH Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh chúng tôi thực hiện đề tài: “ Ảnh hưởng của
phân bón, t-+
huốc trừ bệnh sinh hoc, kích kháng đến bệnh sương mai dưa leo tại huyện Tân
Uyên, tỉnh Bình Dương’’ nhằm góp phần đảm bảo tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm,
đạt hiệu quả tối ưu phòng trừ dịch hại.
1.2 Mục tiêu đề tài
Nhằm nắm được tình hình diễn biến của bệnh sương mai trong vụ mưa năm
2013 tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Xác định được hiệu lực phòng trừ của
thuốc trừ bệnh sinh học, kích kháng đối với bệnh sương mai dưa leo theo hướng an
toàn và bảo vệ môi trường.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi diễn biến bệnh sương mai trên dưa leo trên ruộng nông dân.
Theo dõi diễn biến bệnh sương mai dưa leo trên ruộng thí nghiệm trên cơ sở áp
dụng quy trình phòng trừ bệnh bằng biện pháp sinh học.


3

Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu tổng quan về cây dƣa leo
Cây dưa leo thuộc họ bầu bí: Cucurbitaceae
Tên khoa học: Cucumis sativus L.
Tên tiếng Anh: Cucumber
Số lượng nhiễm sắ c thể : 14

Dưa leo là loại rau thương mại quan trọng, là cây rau truyền thống, nó được
trồng lâu đời trên thế giới. Những thập kỷ 20, dưa leo là cây rau chiếm vị trí quan
trọng trong sản xuất rau trên thế giới. Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và
năng suất là: Trung Quốc, Liên xô, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai
Cập và Tây Ban Nha. Dưa leo được trồng từ châu Á, châu Phi đến 630c vĩ Bắc.
Trước đây dưa leo được dùng như một loại quả tươi để giải khát là chủ yếu.
Ngày nay, dưa leo được sử dụng rộng rãi trong bữa ăn thường nhật dưới dạng quả tươi,
sào, trộn salat, cắt lát, muối chua…(Theo Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
Dưa leo là loại rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao. Trái có
hàm lượng dinh dưỡng như vitamin các loại, khoáng chất cao nên rất được ưa chuộng
ở các nước có nền kinh tế phát triển (Theo Trần Khắc Thi, 1999).
2.2 Nguồn gốc và sự phân bố
Theo Tạ Thu Cúc và ctv (2000) dưa leo là loại rau truyền thống, nhiều tài liệu
cho biết dưa leo có nguồn gốc ở miền Tây Ấn Độ. Cũng có ý kiến cho rằng dưa leo có
nguồn gốc ở Nam Á và được trồng trọt khoảng 3000 năm nay. Dưa leo được đưa đến
một số vùng phía Tây châu Á, Bắc Phi và Nam Âu. Dưa leo được giới thiệu ở Trung
Quốc rất sớm có thể 100 năm hoặc hơn trước công nguyên.
Trong giai đoạn Roma, dưa leo có giá trị và phát triển phương pháp trồng dưới
mái che. Charlemagne đã trồng dưa leo và thế kỷ 13 dưa leo được đưa đến nước Anh.
Columbus đã gieo và trồng những cây dưa leo ở Haiti trong chuyến du lịch đường biển


4

lần thứ 2 của ông. Người Tây Ban Nha đã phát hiện ra cây dưa leo của địa phương
trong thời gian bọn thực dân thống trị lâu dài ở thế kỷ 16.
Vì khí hậu ở nước Anh rất khắc nghiệt (xứ sở sương mù) và sự mẫn cảm của
dưa leo với nhiệt độ, người Anh đã sáng tạo ra phương pháp trồng dưa leo không hạt
trong nhà kính.
Ở Trung Đông phổ biến là dạng quả mềm và nhẵn. Người Liên Xô thích dạng

quả ngắn, mập, sù sì và màu nâu. Người Pháp thích dạng quả mập và hình dạng không
theo quy luật nào.
Dưa leo thuộc chi Cucumis, loài C. sativus L. Đã có nhiều tác giả tiến hành
phân loại dưa leo, trong đó Teachenko (1967) đã phân loại Cucumis sativus L. thành 3
thứ: dưa leo thường, dưa leo lưỡng tính và dưa leo hoang dại.
Theo Raymond A.T. George (1989) dưa leo có nhiều dạng hình, hình dạng và
kích cỡ quả phong phú. Loài trồng trọt có thể chia thành 4 nhóm chính:
- Dưa leo sản xuất ngoài đồng với đặc điểm nổi bật là gai trắng hoặc đen.
- Dưa leo trồng trong nhà kính hoặc như giống dưa leo Anh. Những dạng hình
này quả dài, không có gai, có thể sản xuất quả đơn tính.
- Giống Sik Kim nguồn gốc ở Ấn Độ, quả có màu hơi đỏ hoặc vàng da cam.
- Dưa leo có thể dùng dầm dấm, muối chua.
- Dưa leo còn được phân loại theo cách sử dụng: Cắt lát hoặc muối chua (ăn
tươi hoặc chế biến). Theo Mark J. Basett (1986) thì dưa leo dùng để muối chua tỷ lệ
chiều dài/đường kính (L/D) phải nhỏ hơn dưa leo dùng để thái lát. L/D của dưa leo
muối chua từ 2,8 – 3,2. Tỷ lệ này thay đổi theo mật độ trồng. Dưa leo dùng để muối
chua phải thẳng tròn, hình khối.
2.3 Đặc điểm thực vật dƣa leo
2.3.1 Hệ rễ
Theo Tạ Thu Cúc và ctv (2000) hệ rễ của cây dưa leo có thể ăn sâu dưới tầng
đất 1 m, rễ nhánh và rễ phụ phát triển tùy theo điều kiện đất đai. Hệ rễ phân bố ở tầng
đất 0 – 3 cm, nhưng hầu hết rễ tập trung ở tầng đất 15 – 20 cm. Sau mọc 5 – 6 ngày rễ
phụ phát triển, thời kỳ cây con sinh trưởng phát triển yếu. Khả năng sinh trưởng mạnh
hay yếu phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, độ ẩm đất và thời gian bảo quản hạt giống.


5

Thời kỳ cây con khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi kém, nếu cây bị hạn
hoặc úng, nồng độ chất dinh dưỡng cao, hệ rễ sẽ bị khô đen và bị thối. Rễ phát triển

kém sẽ ảnh hưởng đến bộ phận trên mặt đất, thân bé nhỏ sinh trưởng kém.
2.3.2 Thân
Theo Tạ Thu Cúc và ctv (2000) thân cây dưa leo thuộc loại dây bò, thân mảnh,
nhỏ, chiều cao thân phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật
chăm sóc.
Căn cứ vào chiều cao cây có thể chia thành 3 nhóm:
- Loại lùn: Chiều cao cây từ 0,6 – 1 m.
- Loại trung bình: Chiều cao cây > 1 – 1,5 m.
- Loại cao: Chiều cao cây > 1,5 đến 2 – 3 m, có loại tới 4 – 5 m.
Trên thân có cạnh và có lông cứng và ngắn, đường kính thân là một chỉ tiêu
quan trọng đánh giá tình hình sinh trưởng của cây, đường kính thân quá nhỏ hoặc quá
lớn đều không có lợi. Đối với những giống muộn đường kính đạt gần 1 cm là cây sinh
trưởng tốt.
Trên thân chính có khả năng phân cành cấp 1 và cành cấp 2, quả ra chủ yếu trên
thân chính. Trong kỹ thuật tỉa cành lưu giữ thân chính và giữ 1 – 2 cành cấp 1, tùy
theo điều kiện cụ thể.
2.3.3 Lá
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và Phạm Anh Cường (2007) lá dưa leo là lá đơn, to,
có dạng hơi tam giác, có cuống dài, mặt lá có lông gai nhám, rìa lá có răng cưa.
Lá thật có 5 cánh, chia thùy, dạng chân vịt hay dạng tròn, mọc đơn có lông
cứng, màu xanh xám hay xanh sẫm (Trích bởi Ngô Thị Năm, 2011).
2.3.4 Hoa
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và Phạm Anh Cường (2007) hoa dưa leo chủ yếu là
hoa đơn tính, có hoa đực và hoa cái riêng, ngoài ra cũng có hoa lưỡng tính. Hoa màu
vàng, bầu noãn hoa cái khá phát triển, thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng. Hoa trổ tương
đối sớm, thường bắt đầu từ nách lá thứ 4 – 5 trên thân chính, sau ra liên tục trên thân
chính và các nhánh. Sự biến động về giới tính của cây dưa leo rất rộng. Trong các điều
kiện không thuận lợi về khí hậu và dinh dưỡng cây dưa leo thường cho nhiều hoa đực



6

hơn hoa cái. Hiện nay người ta sử dụng chất kích thích sinh trưởng để làm thay đổi
giới tính của cây.
2.3.5 Quả
Theo Tạ Thu Cúc và ctv (2000) quả dưa leo thường thon dài, quả có 3 múi, hạt
đính vào giá noãn. Hình dạng, độ dài, khối lượng, màu sắc của quả sai khác rất lớn, sự
sai khác đó phụ thuộc chủ yếu vào giống.
Màu sắc của quả hầu hết phụ thuộc vào giống dưa leo: Màu xanh, màu vàng,
khi chín vỏ quả thường nhẵn hoặc có gai.
Trong sản xuất dưa leo thường xuất hiện những quả dị hình, quả không phát
triển cân đối, đó là sự biến đổi quá mạnh trong thời kỳ phôi thai. Sự thay đổi không
bình thường trong thời kỳ hình thành hạt sẽ sản sinh ra quả dị hình.
Đường kính quả là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng và giá trị sử dụng.
Theo R. L. Lower và M. D. Edwards (1986), năng suất dưa leo đóng hộp được
đánh giá qua 2 chỉ tiêu khối lượng và đường kính quả.
2.3.6 Giá trị dinh dƣỡng của dƣa leo
Dinh dƣỡng
Dưa leo là nguồn vitamin và khoáng chất quan trọng trong bữa ăn hàng ngày
của con người, có giá trị dinh dưỡng được ghi nhận qua bảng 2.1
Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng có trong 100gr ăn được của quả dưa leo
Nước
Protit
Gluxit
Thành phần hóa học
Xenlulo
Tro
Calo
Ca
Muối khoáng

P
Fe
Caroten
B1
Vitamin
B2
PP
C
(Trích bởi Phan Doãng Thắng, 2012)

95.0 %
0.8 %
3.0 %
0.7 %
0.5 %
16 calo
13.0 mg
27.0 %
1 mg
0.3 mg
0.03 mg
0.04 mg
0.14 mg
5 mg


7

Y học:
Theo Đông y, dưa chuột tính lạnh, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu,

dùng chữa các chứng bệnh do nhiệt như kiết lỵ, phù thũng do thấp nhiệt có kết quả tốt.
Ngày nay dưa chuột còn được sử dụng rộng rãi trong y học như dùng để giải
khát, lọc máu, an thần nhẹ, hỗ trợ điều trị AIDS, thái lát mỏng đắp ngoài da để trị
ngứa, làm mịn da. Dùng trong mỹ phẩm làm kem bôi mặt, thuốc dưỡng da. Ngoài ra,
dưa chuột còn có các tác dụng khác như: Chữa đau họng, trẻ nhỏ bị nhiệt lị có thể cho
ăn dưa chuột non cắt miếng trộn mật ong. Vỏ dưa chuột sắc uống có thể chữa bệnh
vàng da. Ðầu quả dưa chuột có thành phần chất đắng, các vitamin: A, B, C, D, caroten
C có tác dụng kháng khối u, hơi độc. Vỏ và hạt dưa chuột đều có thể dùng làm thuốc
(Trích tapchimonngon.com).
2.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với cây dƣa leo
2.4.1 Nhiệt độ
Theo Trần Khắc Thi (1993) dưa leo thuộc nhóm cây ưa nhiệt, hạt có thể nảy
mầm ở 12 – 130C. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây dưa leo là
25 – 300c. Nhiệt độ cao hơn sẽ làm cho cây ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài nhiệt độ
35 – 400c cây sẽ chết. Ở nhiệt độ 150c cây sẽ phát sinh trạng thái mất cân bằng giữa
quá trình đồng hóa và dị hóa.
2.4.2 Ánh sáng
Dưa leo là cây ưa ánh sáng ngày ngắn, thời gian chiếu sáng 10 – 12 giờ/ngày,
hoa cái ra sớm, ở vị trí thấp. Phản ứng của dưa leo còn phụ thuộc vào giống và thời vụ
gieo trồng. Thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ cao (> 300c) sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng
thân lá, hoa cái xuất hiện muộn. Ánh sáng thiếu và cây sinh trưởng phát triển kém, ra
hoa cái muộn, màu sắc hoa nhạt, vàng úa, hoa cái dễ bị rụng. Năng suất quả thấp, chất
lượng giảm, hương vị kém (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
2.4.3 Nƣớc
Không thể xem nhẹ việc tưới nước cho cây vì hàm lượng nước trong thân lá
chiếm tới 93,1%, hàm lượng nước trong quả còn cao hơn ở thân lá với 96,8%. Đất khô
hạn, hạt mọc chậm, thân lá sinh trưởng kém. Đặc biệt thiếu nước nghiệm trọng sẽ xuất
hiện quả dị hình, quả đắng, cây bị nhiễm bệnh virus.



8

Nhu cầu lượng nước khi hạt nẩy mầm bằng 50% trọng lượng hạt. Thời kỳ thân
lá sinh trưởng mạnh đến ra hoa cái đầu cần độ ẩm đất 70 – 80%, thời kỳ ra hoa quả rộ
và quả phát triển yêu cầu độ ẩm cao > 80 – 90% (Tạ Thu Cúc và ctc, 2000).
2.4.4 Đất đai và chất dinh dƣỡng
Cây dưa leo ưa thích đất đai màu mỡ, giàu chất hữu cơ, đất tơi xốp, độ pH từ
5,6 – 6,8 và tốt nhất từ 6 – 6,5. Dưa leo gieo trồng trên đất thịt nhẹ, đất cát pha thường
cho năng suất cao, chất lượng tốt. Đất trồng các cây họ bầu bí phải luân canh triệt để,
tốt nhất nên luân canh với cây trồng nước (cây lúa nước).
Cây dưa leo yêu cầu độ phì trong đất rất cao. Dinh dưỡng khoáng không đủ ảnh
hưởng không tốt đến sinh trưởng và phát triển của cây. Ở thời kỳ đầu sinh trưởng cây
cần đạm và lân, cuối thời kỳ sinh trưởng cây không cần nhiều đạm, nếu giảm bón đạm
sẽ làm tăng thu hoạch một cách rơ rệt.
Trong 3 yếu tố NPK, dưa leo sử dụng kali nhiều nhất, tiếp là đạm và ít nhất là
lân (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
Phạm Hữu Nguyên (2008) thì sự hấp thu dinh dưỡng của dưa leo được thể hiện
qua bảng 2.2
Bảng 2.2 Sự hấp thu dinh dưỡng của dưa leo
Loại rau
Dƣa leo

Lƣợng dinh dƣỡng cây hút (kg/ha)

Năng suất
(tấn/ha)

N

P2O5


K2 O

MgO

Tổng NPK

40

70

50

120

60

240

Theo bảng 2.2 thì để năng suất dưa leo đạt 40 tấn/ha thì tổng lượng NPK cây
cần hút là 240kg/ha (70kg N, 50kg P2O5, 120kg K2O, 60kg MgO) cộng với 60kg
MgO/ha.
2.5 Một số bệnh hại chính trên cây dƣa leo
Bệnh hại có rất nhiều bệnh nhưng chủ yếu là một số bệnh chính sau đây và đặc
biệt là bệnh sương mai, nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu quy trình phòng trừ
bệnh sương mai trên dưa leo do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra.
2.5.1 Bệnh sƣơng mai
Tác nhân:
Do nấm Pseudoperonospora cubensis



9

Thuộc họ: Peronosporaceae
Bộ: Peronosporales
Lớp: Phycomycetes
2.5.2 Bệnh thán thƣ
Tác nhân:
Do nấm colletotrichum lagenarium
Lớp nấm bất toàn: Deuteromycetes
Triệu chứng và tác hại: Bệnh hại chủ yếu trên lá, ngoài ra còn có trên thân và
quả. Trên lá, vết bệnh lúc đầu là những đốm hình tròn, màu vàng nhạt, sau lớn lên có
màu nâu và những vòng tròn đồng tâm màu nâu sẫm, vết bệnh khô đi và rách vỡ. Trên
thân bệnh tạo thành những vết màu nâu lớn, hơi lõm, về sau khô đi, có màu xám trắng.
Trên quả vết bệnh tròn, màu nâu vàng nhạt, lõm vào vỏ, về sau chuyển màu nâu đen,
giữa vết bệnh nứt ra và sinh lớp phấn màu hồng (các phân sinh bào tử). Bệnh nặng liên
kết thành mảng lớn làm quả thối, nhũng nước.
Nấm gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển bệnh:
Nấm chỉ sinh ra các phân sinh bào tử hình cầu, hơi dài, đơn bào, không màu,
đính trên các cành bào tử màu nâu tối.
Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển 30 – 340c, chết ở 450c trong 10 phút.
Trong các bộ phận bị hại, nấm hình thành các phân sinh bào tử, tồn tại trong tàn
dư cây bệnh và hạt giống chuyển sang năm sau để gây bệnh.
Giai đoạn nhiễm bệnh: Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nắng
nóng, mưa nhiều, từ khi cây dưa bắt đầu ra hoa đến thu hoạch.
Biện pháp phòng trừ:
Thu gom tàn dư cây trồng.
Ruộng bị hại nặng luân canh với cây trồng khác 1 năm.
Không dùng hạt ở quả bị bệnh để làm giống (Phạm Văn Biên – Bùi Cách Tuyến
và Nuyễn Mạnh Chinh, 2003).

2.5.3 Bệnh chết cây con
Tác nhân:
Do nấm Rhizoctonia solani
Nhóm nấm bất thụ: Mycelia sterilia


10

Triệu chứng và tác hại: Cổ rễ cây con chỗ gần mặt đất bị thối nhũn, tóp lại,
màu nâu, cây ngã gục trong khi lá non vẫn còn xanh, sau vài ngày cây khô héo.
Nấm gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển bệnh:
Nấm không sinh bào tử mà hình thành các hạch nấm. Hạch nấm màu nâu hơi
dẹt, thô, kích thước khoảng 0,5 – 1,0 mm.
Nấm phát triển trong điều kiên nhiệt độ 15 – 370c, thích hợp nhất khoảng 25 –
300c, pH từ 3,5 – 9,0, thích hợp nhất là 5,5 – 6,0.
Nấm tồn tại trong tàn dư thực vật và trong đất dưới dạng sợi nấm và hạch nấm.
Hạch nấm có thể sống trong nước hàng năm, gặp điều kiện thích hợp mọc ra các sợi
nấm xâm nhập vào gốc cây bị bệnh.
Giai đoạn nhiễm bệnh: Bệnh chỉ phát sinh phá hại từ khi cây mới mọc đến có
1 đến 2 lá thật.
Biện pháp phòng trừ:
Xới đất vun gốc kịp thời, sau đợt mưa không để mặt đất đóng váng (Phạm Văn
Biên – Bùi Cách Tuyến và Nuyễn Mạnh Chinh, 2003).
2.5.4 Bệnh héo dây
Tác nhân: Do một trong các loài nấm Rhizoctonia, Fusarium, Pythium.
Triệu chứng: Rễ và cổ rễ bị thối, điểm bị thối thắt lại, tất cả các lá trên cây
biến màu vàng, cây héo và bị chết.
Giai đoạn nhiễm bệnh: Bệnh xuất hiện từ khi cây có 3 – 4 lá thật đến thu
hoạch. Bệnh hại nặng trong mùa mưa. Đất bị úng nước, đặc biệt khi có mưa to gió lớn
gây xây xát vùng rễ, bệnh nặng có thể gây héo rũ chết hàng loạt (Trích bởi Nguyễn

Anh Rin, 2009).
2.6. Quy trình kỹ thuật canh tác cây dƣa leo
2.6.1 Kỹ thuật canh tác dƣa leo theo hƣớng sinh học
Giống: Hạt giống trước khi gieo ngâm trong dung dịch chế phẩm Wehg 0,1%
trong 2h.
Làm đất:
+ Bón vôi bột: 100 kg/1000 m2 + 2 kg Basudin 10H.
+ Xử lý đất: 10 kg/ha chế phẩm NLU-Tri (Trichoderma virens T.41).
Phân bón/1000 m2:


11

+ Lượng phân sử dụng: 9 kg N + 6 kg P2O5 + 7 kg K2O.
+ Phân chuồng trộn với chế phẩm BIMA (Trichoderma spp): 6 kg/2000 kg.
+ Komix USM lân hữu cơ vi sinh: 300 kg.
+ Phun chế phẩm sinh học Wehg: 3 lần vào các giai đoạn 15 NSM, 30 và 45
NSM với liều lượng 40 lít dung dịch thuốc đã pha ( tỉ lệ 1 : 200) cho 1000 m2.
Phòng trừ bệnh sương mai:
+ Dùng chế phẩm NLU-Tri (T.41) 109 cfu/g với liều lượng 1,2 kg/1000 m2 tưới
gốc ở giai đoạn dưa leo được 7 NSM và 14 NSM.
+ Thuốc kích kháng: Phun Olicide 9DD và Exin 4,5HP, 3 lần, 10, 20 và 30
NSM.
+ Sử dụng các thuốc Som 5SL, Actinovate 1SP, phun khi bệnh mới xuất hiện (3
- 5%), mỗi lần phun cách nhau 7 ngày.
+ Phun Diboxylin 8SL,Senly 2.1SL vào lúc 55 NSM.
Thuốc trừ sâu: Luân phiên Biocin, Success, Vertimec, Confidor, V-BT,
Rotecide (Trích theo Võ Thị Thu Oanh, 2011).
2.6.2 Kỹ thuật canh tác theo tập quán nông dân
Làm đất: Bón vôi bột 50 kg, 3,0 kg Basudin 10H.

Phân bón/1000 m2:
+ Lượng phân sử dụng: 13 kg N + 9 kg P2O5 + 15 kg K2O.
+ Phân gà, cút: 3000 kg.
Phòng trừ bệnh sương mai:
+ Dùng thuốc hóa học: 10 NSM, phun phối hợp 2 – 3 loại thuốc/lần, phun tổng
cộng 8 lần, định kỳ 7 ngày/ lần.
 Lần 1: Ridomil MZ + Carban 50SC.
 Lần 2: Bavistin 50FL + Zintracol 70WP.
 Lần 3: Carban 50 SC + Score 250EC.
 Lần 4: Ridomil MZ + Bavistin 50FL + Carban 50SC.
 Lần 5: Daconil 500SC + Zintracol 70WP + Carban 50SC.
 Lần 6: Bavistin 50FL + Carban 50SC + Daconil 500SC.
 Lần 7: Bavistin 50FL + Ridomil MZ + Zintracol 70WP.
 Lần 8: Score 250EC + Daconil 500SC + Score 250EC.


12

Thuốc trừ sâu: Phun định kỳ 7 ngày/lần Padan 95 WP, Sherpa 25EC, SecSaigon,
Marshal (Trích theo Võ Thị Thu Oanh, 2011).
2.7 Tổng quan về huyện Tân Uyên – Bình Dƣơng
2.7.1 Vị trí địa lý
Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy
Trường Sơn, nối Nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh bình
nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10 m đến 15m so với mặt
biển. Vị trí trung tâm của tỉnh ở vào tọa độ địa dư từ 10o – 50’ – 27’’ đến 11o – 24’ –
32’’ vĩ độ bắc và từ 106o – 20’ đến 106o25’ kinh độ đông.
2.7.2 Đất đai – khí hậu – sông ngòi
2.7.2.1 Đất đai
Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại:

Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp
thoải xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực thị xã Thủ Dầu Một,
Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13. Đất này có thể trồng rau màu, các loại cây ăn
trái chịu được hạn như mít, điều.
Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía
Bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An; đất thấp mùn
Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối. Đất
này có chua phèn, tính axít vì chất sunphát sắt và alumin của chúng, loại đất này sau
khi được cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái, v.v...
2.7.2.2 Khí hậu
Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam
Bộ: Nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định,
trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt
đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 260c – 270c. Nhiệt độ cao nhất
có lúc lên tới 39,30c và thấp nhất từ 160c – 170c (ban đêm) và 180c vào sáng sớm. Vào
mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76% – 80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9)
và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800 –


13

2.000 mm. Tại ngã tư Sở Sao của Bình Dương đo được bình quân trong năm lên đến
2.113,3 mm.
2.7.2.3 Sông ngòi
Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay
đổi theo mùa: Mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô
(mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng. Bình
Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác.
Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ cao

nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km nhưng chỉ chảy qua địa phận Bình Dương
ở Tân Uyên. Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền nông nghiệp,
giao thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân. (Trích theo nguồn
www.binhduong.ogv.vn).
2.8 Một số kết quả nghiên cứu về cây dƣa leo trong và ngoài nƣớc
2.8.1 Kết quả nghiên cứu về cây dƣa leo trong nƣớc
Tại Việt Nam, từ năm 1976 đến nay, viện cây lương thực và thực phẩm đã tạo
ra các dòng dưa chuột F1 mang gen chống chịu bệnh sương mai, phấn trắng.
Năm 1991, viện nghiên cứu rau Trung ương đã khảo nghiệm và chọn lọc một số
giống dưa leo từ tập đoàn dưa của Hungari, Việt Nam, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp.
Từ năm 2003 – 2004, Viện cây lương thực và thực phẩm đã thực hiện đề tài
“Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất cà chua lai số 1, C95, dưa chuột lai Sao
xanh, PC1 phục vụ cho chế biến xuất khẩu’’ (Trích bởi Ngô Thị Năm, 2011).
Kim Quy Cách, 2005 tiến hành khảo nghiệm một số giống dưa leo tại ấp Đình,
xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM cho biết, đối với các tổ hợp lai của công ty
hạt giống Trung Nông: Tổ hợp lai 12 (22,4 tấn/ha), tổ hợp lai 14 cho năng suất 25,36
tấn/ha, tổ hợp lai 15 (27,23 tấn/ha), tổ hợp lai 17 (29,02 tấn/ha), tổ hợp lai 18 (22,92
tấn/ha), tổ hợp lai 19 (31,77 tấn/ha),…Đối với giống hai mũi tên đỏ 124 của công ty
giống Đông Tây cho năng suất 30,52 tấn /ha. Tuy nhiên, các giống này đều bị nhiễm
bệnh sương mai rất nặng (trích bởi Nguyễn Mạnh Thái, 2004).
Phần lớn các giống trồng ở Việt Nam là giống địa phương, các giống này được
phân thành hai nhóm theo quy cách sử dụng thông qua kích thước quả (Nguyễn Văn
Thắng, Trần Khắc Thi, 1996).


×