Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

TÌM HIỂU SINH KẾ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG CÀ PHÊ TẠI TỔ 20, THỊ TRẤN LỘC THẮNG HUYỆNBẢO LÂM, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.11 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THUẬN THIỆN

TÌM HIỂU SINH KẾ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG
CÀ PHÊ TẠI TỔ 20, THỊ TRẤN LỘC THẮNG
HUYỆNBẢO LÂM, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NÔNG LÂM KẾT HỢP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 7/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THUẬN THIỆN

TÌM HIỂU SINH KẾ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG
CÀ PHÊ TẠI TỔ 20, THỊ TRẤN LỘC THẮNG
HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH LÂM ĐỒNG

Ngành: Nông Lâm Kết Hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. ĐẶNG HẢI PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
THÁNG 7/2013tự

i


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi có một môi trường học
tập tốt.
Xin chân thành biết ơn toàn thể quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp đã
nhiệt tình giảng dạy cho tôi suốt khóa học tại trường.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời tri ân đến UBND thị trấn Lộc Thắng – Bảo
Lâm – Lâm Đồng, anh Việt, anh Long, anh Sỹ, cô Ngốc và toàn thể bà con
địa phương đã nhiệt tình hợp tác hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập
tại địa phương.
Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Th. S Đặng Hải Phương, người
trực tiếp giảng dạy và tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp DH09NK, những người bạn thân
luôn đoàn kết giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành tới gia đình, bố mẹ đã
quan tâm, chia sẽ, động viên giúp đỡ, tạo điều kiện cho con được học tập
tốt.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2013

Nguyễn Thuận Thiện


ii


TÓM TẮT
Khóa luận “Tìm hiểu sinh kế của các nông hộ trồng cà phê tại tổ 20 thị
trấn Lộc Thắng – Bảo Lâm – Lâm Đồng” được thực hiện từtháng 3 năm 2013
đếntháng 7 năm 2013 tại tổ 20 thị trấn Lộc Thắng – Bảo Lâm – Lâm Đồng.
Khóa luận đã sử dụng một số công cụ trong phương pháp đánh giá nông thôn
có sự tham gia (PRA) để điều tra, thu thập và phân tích các thông tin cần thiết
về các loại tài sản sinh kế của người dân cùng với các kỹ thuật chăm sóc cà
phê của các nhóm nông hộ khác nhau nhằm so sánh sự khác biệt giữa các
nhóm nông hộ này.
Khóa luận tiến hành phỏng vấn 43 hộ gia đình và được phân loại thành 3
nhóm nông hộ trong đó nhóm nông hộ khá có 15 hộ, nhóm nông hộ trung bình
20 hộ và nhóm nông hộ nghèo 8 hộ.
Mỗi nhóm nông hộ sởhữu các loại tài sản sinh kế (Tài sản con người, tài
sản tự nhiên, tài sản xã hội, tài sản hữu hình, tài sản tài chính) khác nhau và
điều này là nguyên nhân chính dẫn tới sự khác biệt về đầu tư, chăm sóc cho cà
phê giữ các nhóm nông hộ.
Với nguồn lao động dồi dao, trình độ học vấn cao, thường xuyên tham
gia các lớp đào tạo kỹ năng, nguồn vốn đầu tư sẵn có và dụng cụ sản xuất tiên
tiến nên nhóm nông hộ khá áp dụng tất cả các điểm mạnh này vào việc trồng
và chăm sóc cà phê. Chính điều này sẽ đem lại hiệu quả cao trong sản xuất,
làm tăng năng suất và đem lại nguồn lợi nhuận lớn.
Bên cạnh đó nhóm nông hộ trung bình và nhóm nông hộ nghèo còn một
vài hạn chế về vốn, dụng cụ sản xuất, thời gian chăm sóc, chưa nắm bắt được
kỹ thuật mới,… nên năng suất chưa cao dẫn đến lợi nhuận thấp.

iii



SUMMARY
Thesis "Understanding the livelihoods of farmers in the coffee-growing
town of Loc Thang 20 - Bao Lam - Lam Dong" was carried out from
March2013 to July2013 in the town 20 Loc Thang - Bao Lam - Lam Dong.
Thesis hasuseda number of tools in the assessment methodology participatory
rural appraisal (PRA) to investigate, collect and analyze the necessary
information about the types of assets and livelihoods of the people with the
Coffee technical care of the different groups of farmers to compare the
difference between the household groups.
Thesis interviewed 43 households, classified into 3 groups of households
in which farmer groups rather have 15 households, the average household 20
households and poor households 8 groups of households.
Each group owns all kinds of household livelihood assets (human assets,
natural assets, social assets, tangible assets, financial assets) different and this
is the main reason leading to the differences in investment, take care of coffee
farmer groups.
With abundant labor resources, higher education, often participating in
skills training, available investment capital and advanced production
equipment to farmer groups apply fairly all the strengths of this the planting
and care of coffee. It is this will bring efficiency in production, increase
productivity and bring big profits.
Besides the average farmer groups and poor farmers group some limited
capital, production tools, time care, not capture new techniques, ... should not
yield high profits lead to lower.

iv


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa .............................................................................................. i
Lời cảm tạ ........................................................................................... ii
Tóm tắt ................................................................................................ ii
Summary ............................................................................................ iii
Mục lục .............................................................................................. iv
Những chữ viết tắt ............................................................................ vii
Danh mục các bảng .......................................................................... viii
Danh mục các hình ............................................................................. x
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1
1.1. Sự cần thiết của khóa luận .......................................................................... 1
1.2. Mục tiêu ...................................................................................................... 1
Chương 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................... 3
2.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu .................................................................... 3
2.1.1. Lịch sử hình thành tổ................................................................................ 3
2.1.2. Vị trí địa lý ............................................................................................... 3
2.1.3. Dân số tổ 20 ............................................................................................. 4
Nguồn: Theo báo cáo của tổ 20.......................................................................... 4
2.1.4. Tôn giáo ở tổ 20 ....................................................................................... 4
2.1.5. Khí hậu ..................................................................................................... 4
2.1.6. An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội .................................................. 5
2.2. Các khái niệm .............................................................................................. 5
2.2.1. Khái niệm các loại tài sản sinh kế ............................................................ 5
2.2.2. Các kỹ thuật trông, chăm sóc cà phê ........................................................ 6

v


Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................... 9
3.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 9

3.2. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ................................................... 9
3.2.1. Thu thập các tại liệu thứ cấp liên quan .................................................... 9
3.2.2. Thu thập thông tin và số liệu điều tra tại hiện trường ............................ 10
3.2.3. Xử lý, tổng hợp số liệu ........................................................................... 11
3.2.3.1. Đối với thông tin định lượng, định tính .............................................. 11
3.2.3.2. Cộng cụ xử lý và phân tích số liệu ...................................................... 12
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 13
4.1. Xác định mô tả các tài sản sinh kế của các nhóm nông hộ khác nhau tại
tổ 20 thị trấn Lộc Thắng - Bảo Lâm - Lâm Đồng ............................................ 13
4.1.1. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội tại tổ 20 thị trấn Lộc Thắng - Bảo
Lâm - Lâm Đồng .............................................................................................. 13
4.1.2. Phân hạng nhóm hộ ................................................................................ 16
4.1.3. Tìm hiểu các tài sản sinh kế của các hộ ( tài sản con người; tài sản tự
nhiên; tài sản xã hội; tài sản tài chính; tài sản hữu hình) ................................. 16
4.1.3.1. Tài sản con người ................................................................................ 17
4.1.3.2. Tài sản tự nhiên ................................................................................... 19
4.1.3.3. Tài sản xã hội ...................................................................................... 21
4.1.3.4. Tài sản tài chính .................................................................................. 22
4.1.3.5. Tài sản hữu hình .................................................................................. 24
4.2. Mô tả các kỹ thuật chăm sóc cà phê của các nhóm nông hộ khác nhau
tại tổ 20 thị trấn Lộc Thắng–Bảo Lâm–Lâm Đồng .......................................... 25
4.2.1. Giới thiệu về cây cà phê tại địa điểm nghiên cứu .................................. 25
4.2.2. Kỹ thuật chăm sóc cà phê....................................................................... 26
4.2.2.1. Chọn lựa giống của nhóm nông hộ ..................................................... 27

vi


4.2.2.2. Tưới nước, làm cỏ, bón phân và lượng phân bón của nhóm nông hộ 28
4.2.2.3. Các loại bệnh, cách điều trị một số bệnh hại cà phê. .......................... 34

4.2.2.4. Tạo cành tỉa tán của nhóm nông hộ .................................................... 36
4.3. So sánh lợi nhuận từ trồng cà phê của các nhóm nông hộ khác nhau tại
tổ 20 thị trấn Lộc Thắng–Bảo Lâm–Lâm Đồng ............................................... 38
4.3.1. Năng suất cà phê của nông hộ ................................................................ 38
4.3.1.1. Thời gian thu hoạch và năng xuất của nhóm nông hộ ........................ 38
4.3.2. Tìm hiểu thị trường cà phê (thời gian bán của nông hộ)........................ 40
4.3.3. So sánh Lợi nhuận từ cà phê giữa các nhóm nông hộ (tính trên 1ha).... 41
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 43
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 43
5.1. Kiến nghị ................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 45
PHẦN PHỤ LỤC ............................................................................................... a
Phụ lục1. Phiếu câu hỏi điều tra phỏng vấn ....................................................... a
Phụ luc 2. Lịch thời vụ và phân tích SWOT ...................................................... g
Phụ lục 3. Danh sách các hộ điều tra ................................................................. h

vii


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

SWOT

Strength – Weakness –Opportunity – Threat

THCS – THPT


Trung học cơ sở - Trung học phổ thông

PRA

Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia

Ha

Hectare (10.000m2)

Cty TNHH MTV

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

CDC

Trung tâm phát triển cộng đồng

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu phân loại nhóm nông hộ tổ 20 qua thảo luận với
người dân.......................................................................................................... 10
Bảng 4.1: Tóm tắt số liệu đặc điểm kinh tế - xã hội ở các nông hộ điều tra ... 14
Bảng 4.2: Các chỉ tiểu phân loại nhóm nông hộ tổ 20 qua thảo luận với

người dân.......................................................................................................... 16
Bảng 4.3: Số lao động trung bình trong độ tuổi lao động ở các nhóm nông
hộ ...................................................................................................................... 17
Bảng 4.4: Diện tích đất trung bình của các nhóm nông hộ ............................. 19
Bảng 4.5: Nguồn nước sử dụng trong sản xuất ............................................... 20
Bảng 4.6: Sự giúp đỡ của các tổ chức cá nhân tới nông hộ ............................ 21
Bảng 4.7: Tỷ lệ % thu nhập ở các mức của các nhóm nông hộ ...................... 22
Bảng 4.8: Tỷ lệ % các nhóm hộ vay vốn ở ngân hàng tín dụng và các tổ
chức xã hội ....................................................................................................... 23
Bảng 4.9: Giống cà phê hiện trồng của các nhóm nông hộ ............................. 27
Bảng 4.10: Số lầntưới nước của các nhóm nông hộ trong năm (lần
tưới/năm) .......................................................................................................... 28
Bảng 4.11: Số lần làm cỏ của các nhóm nông hộ trong năm (lần làm
cỏ/năm) ............................................................................................................. 30
Bảng 4.12: Phương thức làm cỏ của các nhóm nông hộ ................................. 30
Bảng 4.13: Số lần bón phân vô cơ cho cà phê con của các nhóm nông hộ
trong năm ......................................................................................................... 31
Bảng 4.14: Số lần bón phân vô cơ cho cà phê lớn của các nhóm nông hộ
trong năm ......................................................................................................... 31

ix


Bảng 4.15: Lượng phân bón cho cà phê lớn của các nhóm nông hộ
(Tấn/ha/năm) .................................................................................................... 32
Bảng 4.16: Thể hiện tỷ lệ bón phân hữu cơ của các nhóm nông hộ trong
năm ................................................................................................................... 33
Bảng 4.17: Một số bệnh hại chính trên cây cà phê.......................................... 34
Bảng 4.18: Số lần xịt thuốc trị bệnh của các nhóm nông hộ trong năm ......... 36
Bảng 4.19: Số lần vặt chồi của các nhóm nông hộ trong năm ........................ 36

Bảng 4.20: Thể hiện tỷ lệ phần trăm số lần tỉa cành của các nhóm nông hộ
trong năm ......................................................................................................... 37
Bảng 4.21: Phần trăm quả chín khi hái của các nhóm nông hộ ...................... 38
Bảng 4.22: Năng suất của các nhóm nông hộ ................................................. 40
Bảng 4.23: Thể hiện thu nhập từ cà phê của các nhóm nông hộ ..................... 41
Bảng 4.24: Thể hiện đầu tư cho cà phê của các nhóm nông hộ ...................... 41
Bảng 4.25: Thể hiện lợi nhuận từ cà phê của các nhóm nông hộ.................... 42

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 4.1:Tỷ lệ (%) về kinh tế tại tổ ................................................................ 13
Hình 4.2:Biểu đồ thể hiện tỷ lệ trình độ học vấn của chủ hộ giữa các nhóm
nông hộ ............................................................................................................. 18
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ (%) đất trồng cà phê thuộc quyền sở hữu
của các nhóm nông hộ khác nhau .................................................................... 19
Hình 4.4: Tỷ lệ (%) các nông hộ có đồ dùng sinh hoạt và sản xuất................ 24

xi


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết của khóa luận
Tổ 20 thị trấn Lộc Thắng thuộc huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng đang có

sự thay đổi về mặt kinh tế - xã hội – môi trường khi nhà nước thực hiện dự án
quốc gia nhôm Bauxit Lâm Đồng vào đầu năm 2010. Từ khi, Cty TNHH
MTV Nhôm Lâm Đồng Vinacomin được khởi công dẫn đến hiện trạng sử
dụng đất ở tổ có nhiều thay đổi, hàng trăm hectare đất ở, đất trồng cà phê, chè
của các nông hộ đã bị giải tỏa, thu hồi để thực hiện dự án. Chính điều này đã
ảnh hưởng lớn tới đời sống của các nông hộ sống ở khu vực này.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, thu nhập và đời sống
kinh tế ở thị trấn Lộc Thắng (Lâm Đồng) cũng đang trên đà phát triển. Tuy
nhiên, nguồn thu nhập chính ở đây vẫn chủ yếu từ các cây nông nghiệp trong
đó phải kể đến cà phê và chè. Với điều kiện tự nhiên phù hợp, cây cà phê đã
và đang mang lại thu nhập cao cho nông dân, đóng góp đáng kể vào việc phát
triển kinh tế xã hội của địa phương.
Cũng như các loại cây trồng khác, năng suất của cà phê phụ thuộc nhiều
vào việc đầu tư, chăm sóc. Điều này chịu ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế
khác nhau của các nông hộ. Để xác định được các ảnh hưởng này đối với thu
nhập từ cây cà phê, tôi thực hiện khóa luận “Tìm hiểu sinh kế của các nông hộ
trồng cà phê tại tổ 20 thị trấn Lộc Thắng – Bảo Lâm – Lâm Đồng”
1.2. Mục tiêu
Khóa luận có những mục tiêu sau:
- Xác định mô tả các tài sản sinh kế của các nhóm nông hộ khác nhau
tại tổ 20 thị trấn Lộc Thắng–Bảo Lâm–Lâm Đồng.

1


- Mô tả các kỹ thuật chăm sóc cà phê của các nhóm nông hộ khác nhau
tại tổ 20 thị trấn Lộc Thắng–Bảo Lâm–Lâm Đồng.
- So sánh lợi nhuận từ trồng cà phê của các nhóm nông hộ khác nhau
tại tổ 20 thị trấn Lộc Thắng–Bảo Lâm–Lâm Đồng.


2


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.1.1. Lịch sử hình thành tổ
Năm 1978 cụ Nguyễn Văn Thịnh cùng một số anh em trong làng Cát
Quế - Hà Tây từ miền bắc vào nam lập nghiệp tại Lộc Thắng – Bảo Lâm –
Lâm Đồng và đặt tên là “Cát Quế”.
Năm 1980 già làng Nông Văn Bàng cùng dân tộc mình di cư từ Cao
Bằng vào Lộc Thắng – Bảo Lâm – Lâm Đồng sinh sống, đặt tên là “Làng
Tày”.
Năm 1983 khu rừng thuộc Lộc Thắng – Bảo Lâm – Lâm Đồng bị cháy,
các gia đình thuộc công nhân lâm trường Bảo Lộc được lâm trường tạo điều
kiện tới đây sinh sống và tiếp tục bảo vệ rừng.
Từ năm 1992 xã Lộc Thắng phân chia ranh giới hành chính, gộp “Cát
Quế và Làng Tày” thành khu 6a Lộc Thắng.
Năm 2012 thị trấn Lộc Thắng tiến hành Phân chia lại các đơn vị hành
chính trong thị trấn và đổi tên khu 6a Lộc Thắng thành tổ 20 thị trấn Lộc
Thắng – Bảo Lâm – Lâm Đồng.
2.1.2. Vị trí địa lý
Thị trấn Lộc Thắng là trung tâm Kinh tế - Chính trị - Văn Hóa – Xã hội
của huyện Bảo Lâm. Có trục đường Hùng Vương, đường Trần Phú, đường
Hàm Nghi chạy suốt chiều dài của thị trấn hơn 10 km diện tích tự nhiên có
8031 ha, được chia làm 24 tổ dân phố.

3



Ranh giới hành chính:
Phía Đông giáp xã Lộc Ngãi huyện Bảo Lâm
Phía Tây giáp xã Lộc Quảng, B`lá huyện Bảo Lâm
Phía Nam giáp phường Lộc Phát TP Bảo Lộc
Phía Bắc giáp Xã Lộc Phú huyện Bảo Lâm
Tổ 20 nằm trên hai nhanh đường khác nhau một phần nằm trên đường
Hàm Nghi đã được trải nhựa, phần còn lại chưa được trải nhựa hay còn gọi là
“làng Tày”.Hai nhánh đường này có sự khác biệt về đặc điểm kinh tế - xã hội.
Nhánh đường Hàm Nghi là đường liên xã giữa thị trấn Lộc Thắng và xã Lộc
Phú, nơi có dân cư sống tập trung cơ sở hạ tầng phát triển, các nông hộ có điều
kiện kinh tế tốt.
Đường “làng Tày” nối từ đường Hàm Nghi vào trong rẫy, nới có diện tích
nông nghiệp rộng dân cư phân tán, song gặp khó khăn về điều kiện kinh tế - xã
hội.
2.1.3. Dân số tổ 20
Dân tộc
Kinh
Tày
Nùng
Mường
Thái
Tổng

Số hộ

Nhân
khẩu
95
326
48

230
30
164
5
22
13
56
191
798
(Nguồn: Theo báo cáo của tổ 20)

2.1.4. Tôn giáo ở tổ 20
Tôn giáo
Số hộ
Không
61
Phật
47
36
Thiên chúa
Tin lành
28
Cao đài
19
Tổng
191
(Nguồn: Theo báo cáo của tổ 20)

4



2.1.5. Khí hậu
Thị trấn Lộc Thắng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong đó có hai mùa rõ rệt; mùa mưa
từ tháng 5 – 11, mùa khô từ tháng 12 – 4 năm sau.
Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
Nhiệt độ trung bình năm của thị trấn dao động từ 18 – 25 0c, thời tiết ôn hòa và
mát mẻ quanh năm.
2.1.6. An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội
Phát huy thế mạnh của lược lượng an ninh nhân dân, tăng cường giữ
vững an ninh chinh trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, củng cố các
tổ an ninh tự quản, tăng cường công tác tạm trú tạm vắng trên đại bàn, phòng
chống các tệ nạn xã hội
Thực hiện tốt nhiệm vụ an ninh cơ sở, giải quyết kịp thời các vụ việc,
không để tình trạng kéo dài xẩy ra. Thường xuyên triển khai các biện pháp
ngăn ngừa các loại tội phạm, các hành vi vi phạm àn toàn giao thông.
Tăng cường củ cố bộ máy nhà nước từ thị trấn tới khu phố, đủ sức thực
hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành,
thực hiện tốt đường lối của đảng và nhà nước.
2.2. Các khái niệm
2.2.1. Khái niệm các loại tài sản sinh kế
-Tài sản con người: Sức khỏe và khả năng làm việc của con người, và tri
thức và kỹ năng mà họ thu nhận được qua các thế hệ trãi nghiệm và quan sát,
làm thành vốn con người của họ. Giáo dục có thể giúp cải thiện khả năng của
con người trong việc sử dụng các tài sản hiện có tốt hơn và tạo ra các tài sản
và cơ hội mới.
-Tài sản xã hội: Cách thức trong đó con người làm việc chung với nhau,
cả trong phạm vi hộ gia đình và trong cộng đồng rộng hơn là yếu tố có tầm
quan trọng then chốt cho sinh kế của các hộ gia đình. Trong nhiều cộng đồng,
các hộ gia đình khác nhau sẽ liên kết nhau bằng các mối quan hệ ràng buộc xã

hội, trao đổi qua lại, tin tưởng và giúp đở nhau. tất cả đều có thể giữ những vai
5


trò rất quan trọng nhất là trong thời kỳ khủng hoảng. Do đó, chúng có thể xem
là tài sản xã hội mà các hộ gia đình sử dụng để theo đuổi sinh kế của họ.
-Tài sản tự nhiên: Đối với người dân sống ở các vùng nông thôn, vốn tự
nhiên, bao gồm các tài sản, như đất đai, nước, tài nguyên rừng và gia súc, rõ
ràng là những tài sản then chốt để tạo ra lương thực thực phẩm và thu nhập.
Những cách thức mà người dân tiếp cận với các tài nguyên này, như quyền sở
hữu, thuê mướn, tài nguyên chung v.v. cần được xem xét cũng như điều kiện
của bản thân tài nguyên, sức sản xuất của chúng và cách thức mà chúng có thể
thay đổi qua thời gian.
Tài sản hữu hình: Vốn hữu hình có thể gồm công cụ và thiết bị cũng như
cơ sở hạ tầng như đường sá, cảng, sân bay, cơ sở kinh doanh. Sự tiếp cận
chúng, cũng như các hình thức khác của cơ sở hạ tầng, như là cung cấp nước
hay chăm sóc sức khỏe, sẽ ảnh hưởng lên khả năng của con người trong việc
đạt được một sinh kế thỏa đáng.
-Tài sản tài chính: Tài sản (vốn) tài chính mà các hộ gia đình nông thôn
có thể đến từ sự chuyễn hóa sản phẩm mà họ sản xuất ra thành tiền, nhằm
trang trải cho các giai đoạn khi sản xuất giảm đi hay dầu tư vào các hoạt động
khác. Hộ gia đình có thể sử dụng các hệ thống tín dụng chính thức và phi
chính thức để bổ sung cho nguồn lực tài chính của chính họ.
(Nguồn theo: Bùi Việt Hải, 2010. Tài liệu giảng dạy lâm nghiệp xã hội)
2.2.2. Các kỹ thuật trông, chăm sóc cà phê
Các loại giống được trồng tại tổ 20:
Cà phê chè (Coffea arabica); cà phê vối (Coffea robusta); cà phê mít
(Coffea liberica) và các dòng cà phê mới như: Thiện Trường, Trường Sơn,
138.


6


Thời vụ trồng:
Bắt đầu từ đầu mùa mưa và kết thúc trước mùa khô 2 – 3 tháng. Thời vụ
trồng từ 15 tháng 5 đến 15 tháng 8
Khoảng cách trồng:
Đất tốt đất bằng phẳng cây cà phê được trồng theo khoảng cách 3x3m.
đối với đất xấu hay có độ dốc cao > 80c các hàng cà phê được bố trí theo
đường đồng mức với khoảng cách 3m và cây cách cây 2,5m.
Tạo bồn:
Tiến hành tạo bồn xung quanh gốc cây cà phê để hạn chế xói mòn và rửa
trôi trong mùa mưa và chứa nước trong mùa khô.
Làm cỏ:
Đối với cây cà phê giai đoạn kiến thiết cơ bản phải làm sạch cỏ thành
băng dọc theo hàng cà phê với chiều rộng tán cây mỗi bên 0,5m, mỗi năm làm
5 – 6 lần/năm. Đối với thời kỳ kinh doanh cần lầm cỏ 3 – 4 lầm/năm. Có thể
thay thế làm cỏ bằng các loại máy phát cỏ hay xịt thuốc diệt cỏ.
Bón phân:
Nếu dùng các loại phân NPK như 16-18-16, 16-8-14 thì lượng phân từ
1,5 – 2 tấn/ha/năm cho cà phê kinh doanh.
Thời kỳ bón: Tuytheo điều kiện thời tiết của từng vùng mà các đợt bón
có thể vào các tháng khác nhau giữa các vùng. Mỗi năm có thể chia làm 4 lần
như sau:
Lần 1: Giữa mùa khô kết hợp với tưới nước lần 2 tháng 1,2
Lần 2: Đầu mùa mưa tháng 5 – 6
Lần 3: Giữa mùa mưa tháng 7 – 9
Lần 4: Cuối mùa mưa tháng 9 – 10
Cách bón : Phân lân rải đều tren mặt đấy cách gốn 30 – 40cm. Không
được trộn chùng phân lân nung chảy với phân đạm để bón. Phân kali có thể

trộn chung nhưng phải bón ngay trong ngày. Đào rãnh sâu 10 – 15cm rải đều
phân vào rãnh và lấp đất lại

7


Tưới nước:
Tưới nước cho cà phê từ 2 – 3 lần/năm. Khi nụ hoa gần nở tưới nước cho
cây lượng nước khoảng 300 – 400 lít/cây.
(Nguồn theo: Trung tâm nông nghiệp huyện Bảo Lâm, 2012. Kỹ thuật
chămsóc cây cà phê)

8


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
(1) Xác định mô tả các tài sản sinh kế của các nhóm nông hộ khác nhau
tại tổ 20 thị trấn Lộc Thắng – Bảo Lâm – Lâm Đồng.
+ Mô tả một số đặc điểm kinh tế_xã hội tại tổ 20 thị trấn Lộc Thắng –
Bảo Lâm – Lâm Đồng.
+ Mô tả các tài sản sinh kế của các nhóm nông hộ ( tài sản con người; tài
sản tự nhiên; tài sản xã hội; tài sản tài chính; tài sản hữu hình)
(2) Mô tả các kỹ thuật chăm sóc cà phê của các nhóm nông hộ khác nhau
tại tổ 20 thị trấn Lộc Thắng – Bảo Lâm – Lâm Đồng.
+ Lịch thời vụ cây cà phê và các trở ngại
+ Phân tích SWOT
+Xác định các kỹ thuật chăm sóc cà phê của nông hộ

(3) So sánh thu nhập từ trồng cà phê của các nhóm nông hộ khác nhau
tại tổ 20 thị trấn Lộc Thắng – Bảo Lâm – Lâm Đồng.
+ Tìm hiểu năng suất cà phê của nông hộ
+ Tìm hiểu thị trường cà phê (thời gian bán của nông hộ)
+ So sánh lợi nhuận giữa các nhóm nông hộ
3.2. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
3.2.1. Thu thập các tại liệu thứ cấp liên quan
- Văn bản báo cáo cuối năm của UBND thị trấn Lộc Thắng, cổng thông
tin điện tử huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng.
- Văn bản báo cao cuối năm của tổ 20.

9


- Nhật ký nông hộ thuộc chương trình 4C của chi nhánh công ty cổ phần
tập đoàn INTIMEX Buôn Ma Thuật.
- Tài liệu tập huấn khuyến nông của dự án sản xuất cà phê bền vững
CDC.
- Kỹ thuật chăm sóc cây cà phê (trung tâm nông nghiệp huyện Bảo Lâm)
3.2.2. Thu thập thông tin và số liệu điều tra tại hiện trường
Sử dụng các công cụ PRA để thu thập thông tin và số liệu
(1) Điều tra sơ bộ
- Phỏng vấn với đối tượng là các cán bộ tổ: Phỏng vấn tổ trưởng, hội
trưởng hôi nông dân để thu thập thông tin khái quát về tình hình kinh tế - xã
hội, hình thức sản xuất, kỹ thuật chăm sóc cà phê.
(2) Phân loại kinh tế hộ gia đình
Phân loại kinh tế hộ gia đình dựa vào sự khác nhau về kinh tế giữa các
nông hộ trong tổ thông qua các tiêu chí.
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu phân loại nhóm nông hộ tổ 20 qua thảo luận với người
dân

Tiêu chí
Đất sản xuất
Thu nhập bình
quân/năm

Phân loại kinh tế hộ gia đình
Khá

Trung bình

Nghèo

Hơn 3ha

Từ 2 -3ha

Ít hơn 2ha

Từ 100 – 150

Dưới 100

triệu

triệu

Trên 150 triệu
Xe máy cày, máy

Máy cưa,


Đồ dùng trong sản

xịt thuốc, máy

bình xịt

xuất và sinh hoạt

cưa, tủ lạnh, máy

thuốc, xe

giặt, xe máy, ti vi

máy, ti vi

Hơn 3 người

3 người

Nguồn nhân lực
trong độ tuổi lao
động

Bình xịt
thuốc, xe
máy, ti vi
Ít hơn 3
người

Nguồn: Theo điều tra

10


Bảng phân loại kinh tế hộ gia đình trên chỉ mang tính chất như là một tài
liệu tham khảo, dựa trên các tiêu chí của chính người dân trong tổ thảo luân
đưa ra.
Lao động trong độ tuổi lao động từ 16 – 60 tuổi.
(3)

Phân tích SWOT

Phân tích SWOT để phân tích các yếu tố thuận lợi khó khăn bên ngoài và
bên trong có thể ảnh hưởng tới kỹ thuật chăm sóc cà phê.
Điểm mạnh là những điểm tích cực ở hiện tại nằm bên trong nông hộ
Điểm yếu là những điểm tiêu cực ở hiện tại nằm bên trong nông hộ
Cơ hộ là những điểm tích cực ở tương lai nằm bên ngoài nông hộ
Nguy cơ là những điểm tiêu cực ở tương lai nằm bên ngoài nông hộ
(4) Lịch thời vụ cây cà phê
Ghi lại các diễn biến của các hoạt động chăm sóc cà phê theo thời gian
tại tổ điều tra. Để hiểu được những thay đổi của đời sống, công việc trong năm
của các nhóm nông hộ.
(5)

Lập bảng câu hỏi

- Bảng câu hỏi được lập theo các mục tiêu của khóa luận với các đáp án
đã được định sẵn thông qua phỏng vấn tổ trưởng và cán bộ khuyến nông tổ.
(6) Phỏng vấn

- Phỏng vấn hộ gia đình: các hộ phỏng vấn chọn theo phương pháp hệ
thông ngẫu nhiên trên danh sách nông hộ gia đình đã thu thập được và theo
điều kiện những nông hộ trồng cà phê. Tổng số hộ phỏng vấn là 43 hộ gồm 3
hộ thuộc cán bộ tổ, 20 hộ nằm trên đường Hàm Nghi, 20 hộ còn lại thuộc làng
Tày.
3.2.3. Xử lý, tổng hợp số liệu
3.2.3.1. Đối với thông tin định lượng, định tính
- Đối với thông tin định lượng tiến hành thống kê số đáp án giống nhau
theo các nhóm nông hộ.

11


Năng suất trung bình của nhóm nông hộ trồng cà phê được tính theo
công thức:
NS

/

: Năng suất trung bình
SLi: Sản lượng của hộ thứ i (với i = 1, 2, 3, 4, …, n)
Si: Diện tích của hộ thứ i (với i = 1, 2, 3, 4, …, n)
n: Tổng số hộ
Thu nhập từ trồng cà phê của các nông hộ được tính theo công thức:
Thu nhập = (Lượng cà phê) x (giá bán)
Lợi nhuận từ trồng cà phê của các nông hộ được tính theo công thức:
Lợi nhuận = (Thu nhập) – (Đầu tư)
- Đối với thông tin định tính tiến hành lược ý xắp xếp các ý giống nhau
hoặc gần giống nhau thành một nhóm.
3.2.3.2. Cộng cụ xử lý và phân tích số liệu

Tất cả các số liệu đã được thu thập qua bảng câu hỏi bán định hướng
đều được xử lý và phân tích bàng phần mền Excel 2007.
Sử dụng Excel 2007 để tính tổng, trung bình, tỷ lệ (%), vẽ biểu đồ
theo các giá trị mong muốn.

12


Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Xác định mô tả các tài sản sinh kế của các nhóm nông hộ khác nhau
tại tổ 20 thị trấn Lộc Thắng - Bảo Lâm - Lâm Đồng
4.1.1. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội tại tổ20 thị trấn Lộc Thắng - Bảo
Lâm - Lâm Đồng
Tổng số dân cư của thị trấn Lộc Thắng gồm 4098 hộ, 17120 nhân khẩu
với 9 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Châu Mạ, K`Ho,
Hoa, Chu Ru, Mường, Chil (dân tộc Kinh chiếm chủ yếu), được chia làm 24
tổ.

5%

16%

Khá
Trung bình
Nghèo

79%

Hình 4.1: Tỷ lệ (%) về kinh tế tại tổ

Trong đó tổ 20 có 191 hộ, 798 nhân khẩu với 5 dân tộc anh em gồm
Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường. Kết quả thống kê của thị trấn cho thấy tổ 20
có tỷ lệ giàu nghèo khá chênh lệch (hình 4.1). Tỷ lệ hộ nghèo rất thấp 5%, hộ
trung bình chiếm đa số 79% và hộ khá 16%.Như đã trình bày ở phần phương
pháp nghiên cứu khóa luận đã chọn 43 hộ để thực hiện điều tra (xem chi tiết ở
13


×