Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH THÁN THƢ HẠI ỚT VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC TRỪ BỆNH CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC TẠI HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƢƠNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH THÁN THƢ HẠI ỚT VÀ
KHẢO SÁT HIỆU LỰC TRỪ BỆNH CỦA MỘT SỐ CHẾ
PHẨM SINH HỌC TẠI HUYỆN TÂN UYÊN,
TỈNH BÌNH DƢƠNG.

NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA: 2009 – 2013
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN HOÀNG TRANG

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 8/2013


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả
NGUYỄN HOÀNG TRANG

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH THÁN THƢ HẠI ỚT VÀ
KHẢO SÁT HIỆU LỰC TRỪ BỆNH CỦA MỘT SỐ CHẾ
PHẨM SINH HỌC TẠI HUYỆN TÂN UYÊN,
TỈNH BÌNH DƢƠNG.

Luận văn tốt nghiệp, để hoàn thành yêu cầu


cấp bằng Kỹ sư Nông Nghiệp (ngành Bảo Vệ Thực Vật)

GVHD: TS. VÕ THỊ THU OANH
PGS TS. BÙI CÁCH TUYẾN


ii

LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn:
 Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
 Ban chủ nhiệm khoa và tất cả các quý thầy cô trong khoa Nông Học
Đã tạo điều kiện, truyền đạt những kiến thức trong suốt quá trình học tập ở trường.
 Tiến sĩ: Võ Thị Thu Oanh, bộ môn Bảo vệ Thực vật, khoa Nông Học, trường Đại
Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá
trình thực hiện luận văn này.
 Các bác nông dân ở xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương cho phép
thực hiện điều tra, bố trí thí nghiệm tại các ruộng trong quá trình thực hiện đề tài.
 Toàn thể bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học và thực hiện đề
tài.
 Lời sau cùng xin gởi lời biết ơn chân thành đến Ba Mẹ đã giúp đỡ con về vật chất
và tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành cuốn luận văn này.

Sinh viên
Nguyễn Hoàng Trang


iii

TÓM TẮT

NGUYỄN HOÀNG TRANG, Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2013.
Xây dựng quy trình phòng trừ bệnh thán thư trên cây bằng các giải pháp sinh học tại xã
Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Giáo viên hướng dẫn: TS: Võ Thị Thu Oanh.
Đề tài đã được tiến hành từ tháng 03 năm 2013 đến tháng 07 năm 2013, trên giống ớt chỉ
thiên F1 207 của công ty Hai Mũi Tên Đỏ trong điều kiện canh tác theo tập quán của
nông dân tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm: Điều tra mức độ phổ biến, diễn biến và các
yếu tố ảnh hưởng đến bệnh thán thư trên ớt tại xã thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương; khảo sát hiệu quả phòng trừ bệnh thán thư hại ớt của một số chế phẩm
sinh học trong điều kiện ngoài đồng ruộng.
Kết quả ghi nhận:
Diện tích trồng ớt của các hộ nông dân biến động từ 100 đến 1000 m2, đa số các hộ
nông dân sử dụng giống ớt chỉ thiên vì hạn chế được bệnh thán thư hại ớt. 80% hộ nông
dân sản xuất 2 vụ/năm và 85% hộ sử dụng giống mua để sản xuất. Kết quả ghi nhận các
biện pháp phòng trừ bệnh trên ớt của nông dân địa phương cho thấy 100% số hộ nông dân
đều nhận định có sự xuất hiện bệnh thán thư trên ruộng của họ. Để phòng trị bệnh thán
thư, 100% số hộ nông dân dùng thuốc hóa học, không có hộ nào sử dụng thuốc sinh học
trong việc phòng trừ bệnh thán thư. Biện pháp canh tác nông dân chủ yếu khâu làm đất,
vệ sinh đồng ruộng, thoát nước tốt. Có 3 loại thuốc trừ bệnh được các hộ nông dân thường
dùng để phòng trị bệnh thán thư hại ớt là Antracol 70WP, Amistar 250SC và Ridomil
68WP. Trong đó, Antracol 70WP là thuốc được sử dụng nhiều nhất chiếm 70% số hộ điều
tra. Đa số nông dân phun thuốc định kì 10 – 15 ngày/ lần chiếm 70%. Hầu hết nông dân
đều nhận dạng được các bệnh hại trên ruộng ớt của mình và có những biện pháp phòng trị
kịp thời. Bên cạnh đó cũng có mặt hạn chế, chẳng hạn bà con còn sử dụng giống tự sản


iv

xuất, biện pháp phòng trừ bệnh hại chủ yếu vẫn là sử dụng các loại thuốc hóa học và việc

phun xịt chưa đảm bảo đúng liều lượng khuyến cáo trên bao bì, chưa sử dụng các thuốc
có nguồn gốc sinh học trong việc phòng trừ bệnh thán thư.
Bệnh thán thư hại ớt xuất hiện lúc trái già và chín, vào giai đoạn đang thu hoạch và
gây hại nặng về sau. Hình thức trồng ớt liên tục trên cùng diện tích có mức độ nhiễm bệnh
cao hơn so với hình thức trồng luân canh với cây trồng khác họ và trồng trên đất chưa
trồng ớt. Vì vậy, trồng ớt có luân canh hoặc trồng ớt trên đất mới có thể là một trong
những biện pháp làm giảm sự gây hại của bệnh thán thư.
Kết quả khảo sát hiệu lực thuốc sinh học trong việc phòng trừ bệnh thán thư hại ớt
trong điều kiện ngoài đồng ruộng cho thấy các loại thuốc thử nghiệm đều cho hiệu quả
phòng trừ bệnh. Trong đó, thuốc sinh học Stop 5DD có khả năng phòng trừ bệnh thán thư
ớt tốt nhất, tiếp đến là thuốc sinh học Ditacin 8SL, các loại thuốc còn lại là HTD01 +
HTD04, Map green 6AS, Stargolg 5SL và Help 400SC cho hiệu quả phòng trừ chưa cao.


v

MỤC LỤC
Chƣơng 1: Mở đầu ...................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu thí nghiệm ................................................................................................... 2
1.4 Giới hạn của đề tài ................................................................................................... 3
Chƣơng 2: Tổng quan tài liệu .................................................................................... 4
2.1 Sơ lược về cây ớt ...................................................................................................... 4
2.2 Các giống ớt phổ biến .............................................................................................. 4
2.3 Đặc điểm thực vật học .............................................................................................. 5
2.4 Giá trị dinh dưỡng của cây ớt .................................................................................. 6
2.5 Yêu cầu ngoại cảnh của cây ớt ................................................................................ 6
2.6 Một số bệnh hại chính .............................................................................................. 7
2.6.1 Bệnh hại do nấm .................................................................................................... 7

2.6.2 Bệnh hại do vi khuẩn ............................................................................................ 9
2.6.3 Bệnh hại do virus ................................................................................................ 10
2.6.4 Bệnh tuyến trùng sưng rễ ..................................................................................... 10
2.6.5 Bệnh có nguồn gốc sinh lí .................................................................................... 10
2.7 Giới thiệu bệnh thán thư hại ớt ................................................................................ 10
2.7.1 Tác nhân gây bệnh .............................................................................................. 10
2.7.2 Triệu chứng gây bệnh ......................................................................................... 11
2.7.3 Cơ chế xâm nhập của nấm.................................................................................... 11
2.8 Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................................... 12
2.8.1 Một số kết quả nghiên cứu trong nước ................................................................. 12
2.8.2 Kết quả nghiên cứu ngoài nước ............................................................................ 13
2.9 Biện pháp sinh học trong phòng trừ bệnh hại cây trồng .......................................... 14
2.10 Đặc điểm các loại thuốc làm thí nghiệm ................................................................ 16
Chƣơng 3: Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................... 20


vi

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 20
3.2 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 20
3.3 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................................ 20
3.4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 20
3.4.1 Điều tra mức độ phổ biến, diễn biến và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh thán thư trên
ớt tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ............................................... 20
3.4.1.1 Phương pháp điều tra bệnh hại ......................................................................... 20
3.4.1.2 Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố canh tác đến sự phát sinh phát triển
của bênh ....................................................................................................................... 22
3.4.2 Khảo sát hiệu lực phòng trừ bênh thán thư hại ớt của một số thuốc sinh học, kích
kháng ........................................................................................................................... 22
3.5 Tình hình thời tiết, khí hậu ..................................................................................... 24

3.6 Phương pháp xử lí số liệu

.................................................................................... 24

Chƣơng 4: Kết quả và thảo luận ............................................................................... 25
4.1 Điều tra mức độ phổ biến, diễn biến và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh thán thư trên
ớt tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. .............................................. 25
4.1.1 Kết quả điều tra nông dân tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương......................... 25
4.1.2 Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố canh tác đến sự phát sinh phát triển
của bệnh ...................................................................................................................... 29
4.1.2.1 Ảnh hưởng của ngày trồng đến mức độ bệnh thán thư hại ớt ............................. 29
4.1.2.2 Ảnh hưởng của cơ cấu luân canh đến mức độ bệnh thán thư hại ớt ................... 30
4.2 Hiệu lực phòng trừ bệnh thán thư hại ớt của một số thuốc sinh học, kích kháng tại xã
Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương............................................................. 32
4.2.1 Ảnh hưởng của các thuốc thử nghiệm đến tỉ lệ bệnh thán thư hại ớt tại xã Thạnh
Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương........................................................................ 32
4.2.2 Ảnh hưởng của các thuốc thử nghiệm đến chỉ số bệnh thán thư hại ớt tại xã Thạnh
Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương........................................................................ 33
4.3 Hiệu quả kỹ thuật của các thuốc thử nghiệm đối với bệnh thán thư hại ớt tại xã Thạnh
Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương........................................................................ 35


vii

Chƣơng 5: Kết luận và đề nghị .................................................................................. 37
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 37
5.2 Đề nghị ................................................................................................................. 38
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 39
Phụ lục 1....................................................................................................................... 41
Phụ lục 2....................................................................................................................... 46

Phụ lục 3....................................................................................................................... 48


viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSB: Chỉ số bệnh
LSD: Least Significant Difference Test
NST: Ngày sau trồng
NT: Nghiệm thức
RCBD: Randomized Complete Block Design
TGST: Thời gian sinh trưởng
TLB: Tỉ lệ bệnh


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Các loại chế phẩm thí nghiệm và liều lượng sử dụng (vụ mưa 2013) ............. 22
Bảng 3.2 Tình hình thời tiết khí hậu ............................................................................. 24
Bảng 4.1 Hiện trạng canh tác ớt tại huyện Tân Uyên, 2013 .......................................... 26
Bảng 4.2 Một số bệnh hại chính .................................................................................. 28
Bảng 4.3 Diễn biến bệnh thán thư ở các giai đoạn sinh trưởng ..................................... 29
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của cơ cấu luân canh đến mức độ gây hại của bệnh thán thư hại
ớt

............................................................................................................................ 30

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các chế phẩm thử nghiệm đến tỉ lệ bệnh thán thư hại ớt ....... 32

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các chế phẩm thử nghiệm đến chỉ số bệnh thán thư hại ớt ..... 34
Bảng 4.7 Hiệu quả kỹ thuật của các thuốc thử nghiệm đối với bệnh thán thư hại ớt ...... 35


1

Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Tình hình nông nghiệp nói chung và cây rau nói riêng đang gặp không ít khó khăn
do nhiều nguyên nhân như thời tiết khí hậu bất lợi dẫn đến sâu bệnh phát triển gây hại
nhiều đã làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng chi phí sản xuất. Đã có nhiều
biện pháp được thực hiện để hạn chế những thiệt hại do các nguyên nhân trên gây ra,
trong đó biện pháp hóa học là biện pháp đang được sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất
nông nghiệp. Hiện nay, đa số người dân ở những vùng sản xuất rau của huyện Tân Uyên
vẫn còn trồng rau theo tập quán canh tác cũ, vẫn còn phun thuốc trừ sâu, bệnh theo kiểu
định kì, phun nhiều lần và với nồng độ cao hơn nhiều so với khuyến cáo, nhất là thói quen
sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc hóa học cho một lần phun nên việc thâm canh rau đã
làm ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nhiều
loại rau có thể vượt mức cho phép. Vì vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của các sản
phẩm nông nghiệp, trong đó có cây rau đang được đặt lên hàng đầu và cấp bách cần được
giải quyết nhằm tạo ra sản phẩm rau đáp ứng tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc
biệt tìm kiếm biện pháp phòng trừ dịch hại tối ưu là một trong những hướng đi đúng dắn
và cần thiết cho một nền nông nghiệp sạch và bền vững.
Trong các loại rau trồng phổ biến ở huyện Tân Uyên, ớt được trồng khá phổ biến
và là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, bệnh thán thư hại ớt là nguyên
nhân chính gây thiệt hại đến năng suất, bệnh gây hại rộng và nghiêm trọng ở nhiều vùng
trồng ớt. Đặc biệt, bệnh gây hại nặng chủ yếu vào mùa mưa hay trong những vùng có
khí hậu nóng và ẩm. Đối với bệnh thán thư trên ớt, có rất ít hoặc không thấy giống ớt
thương mại nào có khả năng chống chịu tốt bệnh này. Việc phòng trừ bệnh gặp nhiều khó

khăn, những quy trình hiện hành đang được áp dụng vẫn sử dụng thuốc hóa học là chính,


2

nhưng do ớt là loại rau ăn quả có khoảng cách giữa hai lần thu hoạch là khá sát nhau (2
ngày/lần thu) nên việc sử dụng thuốc hóa học sẽ không đảm bảo thời gian cách ly dẫn đến
để lại nhiều tồn dư của hóa chất trên sản phẩm. Bên cạnh đó nếu bón phân hóa học không
đúng, bón trễ, liều lượng bón quá cao sẽ tạo ra dư lượng nitrat trong sản phẩm do đó sẽ
không đáp ứng các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện nay, biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên ớt chủ yếu bằng phương pháp
quản lí tổng hợp: Sử dụng hạt giống sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng, luân canh tốt, chọn
giống, dùng thuốc hóa học, sinh học. Nhưng các biện pháp này còn gặp nhiều hạn chế,
chẳng hạn như dùng thuốc hóa học trong trường hợp mưa nhiều, bệnh phát triển mạnh thì
thuốc ít có hiệu quả do rửa trôi và để lại dư lượng có hại cho người tiêu dùng. Do đó, việc
nghiên cứu cách sử dụng các loại thuốc phòng trừ bệnh hiệu quả, ít độc đối với con người
và môi trường là vấn đề cấp thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên nhằm góp phần làm cơ sở khoa học cho việc xây
dựng biện pháp phòng trừ bệnh hại trên ớt, đề tài: “Điều tra tình hình bệnh thán thƣ
hại ớt và khảo sát hiệu lực trừ bệnh của một số chế phẩm sinh học tại huyện Tân
Uyên, tỉnh Bình Dƣơng” đã được thực hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Nắm được tình hình bệnh hại, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của
bệnh, xác định hiệu lực của một số thuốc sinh học đối với bệnh thán thư nhằm hạn chế tối
đa việc sử dụng thuốc trừ bệnh hóa học, giảm chi phí sản xuất cho người trồng rau đồng
thời bảo đảm sản phẩm rau an toàn cho người tiêu dùng.
1.3 Yêu cầu thí nghiệm
- Điều tra tình hình bệnh hại và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển
của bệnh.
- Bố trí thí nghiệm, khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh thán thư của một số thuốc

sinh học.
1.4 Giới hạn đề tài


3

Đề tài được thực hiện trên giống ớt chỉ thiên F1 207 của công ty Hai Mũi Tên Đỏ,
tiến hành trong điều kiện canh tác theo tập quán của nông dân, chỉ tác động về việc sử
dụng một số thuốc hóa học, sinh học, kích kháng.


4

Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lƣợc về cây ớt
Cây ớt có tên khoa học là Capsicum annuum L., thuộc họ cà Solanaceae, thuộc chi
Capsicum. Ớt là cây hằng niên có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng có thể sống 2 - 3 năm
nếu được chăm sóc tốt. Hiện nay có rất nhiều giống ớt trồng ở các vùng khác nhau tùy
theo điều kiện tự nhiên của từng vùng, các giống như: HN 827, Ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên,
ớt búng, ớt hiểm…được trồng phổ biến.
Ớt vừa được dùng làm rau tươi, vừa được dùng làm gia vị, sử dụng ở dạng quả
tươi, khô hoặc chế biến thành bột, dầu nước sốt, muối chua. Trong quả ớt có chứa nhiều
loại vitamin, đặc biệt vitamin C có nhiều trong cả hai loài ớt cay và ớt ngọt. Capsaicin có
trong quả ớt là một loại alkaloid có vị cay, chính nhờ chất này mà ớt làm tăng sự ngon
miệng trong các bữa ăn. Ngoài ra Capsaicin còn được dùng làm dược liệu trong y học,
chế biến thực phẩm và mỹ phẩm (Mai Thị Phương Anh, 2001).
Ớt là cây rau có giá trị cao ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong những
năm trước đây, khách hàng tiêu thụ nhiều ớt cay nhất là các nước Đông Âu. Ớt cay chủ
yếu được trồng ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ, là mặt hàng xuất khẩu đứng vị trí số

một trong các loại gia vị, mỗi năm nước ta xuất khẩu sang Liên Xô (cũ) khoảng 4500 tấn
ớt. Những năm gần đây, một số công ty của Đài Loan đã kí hợp đồng ớt cay tươi hoặc ớt
muối chua của Việt Nam. Ớt cay không những được phát triển ở các tỉnh miền Trung mà
còn được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Ở Quảng Trị, diện tích chuyên canh ớt khoảng
1000 ha, với năng suất trung bình 6 - 7 tấn tươi/ha. Thu nhập của người nông đân đạt
được gia trị trên 12 triệu/ha, gấp 3 lần trồng lúa. Cá biệt có gia đình trồng 2 ha với năng
suất 7 tấn/ha, tổng sản lượng thu được khoảng 14 tấn (thu được khoảng 25 triệu).


5

2.2 Các giống ớt phổ biến
Có hai giống ớt phổ biến là giống ớt cay và giống ớt ngọt.
- Giống ớt ngọt được trồng nhiều ở Châu Âu. Châu Mỹ và một vài nước Châu Á và
được sử dụng như một loại rau xanh hoặc dùng để chế biến. Ớt ngọt mới được trồng ở
nước ta từ cuối năm 1960 nhưng với diện tích nhỏ.
- Giống ớt cay: Có rất nhiều giống ớt cay được trồng hoặc mọc tự nhiên ở nước ta.
Tuy nhiên các giống ớt đang được trồng phổ biến là:
Ớt sừng bò: Trồng nhiều ở đồng bằng và Trung du Bắc Bộ như Vĩnh Phú, Hà Bắc,
Hà Nội, Thái Bình, Hải Hưng. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 110 – 115
ngày sau trồng. Quả dài 10 – 12cm, đường kính 1 – 1,5cm, màu đỏ tươi. Thời gian thu
quả 35 – 40 ngày, năng suất từ 8 – 12 tấn/ha. Tỉ lệ chất khô là 21% - 22%. Nếu trồng
riêng lẻ trong vườn, cây có thể sống 2 – 3 năm.
Ớt chìa vôi: Phổ biến ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và duyên
hải Nam Trung Bộ. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 115 – 120 ngày, cao khoảng
40 – 45cm, trên cây có 4 – 5 cành. Năng suất trung bình từ 9,7 – 12,5 tấn/ha.
Ngoài ra còn có một số giống nhập nội được thuần hóa có nguồn gốc từ Lào,
Bungary, Hungary có thể trồng để xuất khẩu tươi hoặc ngiền bột (Nguyễn Văn
Thắng và Trần Khắc Thi, 1996).
2.3 Đặc điểm thực vật học

Thân: Ớt là cây bụi 2 lá mầm, cây thân gỗ, thân mọc thẳng, đôi khi có thể gặp giống có
thân bò, nhiều cành, chiều cao trung bình 0,5 – 1,5m có thể là cây hàng năm hoặc cây lâu năm.
Rễ: Ớt có hai loại là rễ cọc và rễ chùm. Ban đầu ớt có rễ cọc phát triển mạnh, sau
đó nhiều rễ phụ phát triển tạo ra một hệ thống rễ chùm. Rễ ớt ăn nông, có khả năng chịu
hạn nhưng không chịu được úng.
Lá: Thường ớt có lá đơn mọc xoắn trên thân chính, lá có nhiều dạng khác nhau
nhưng thường gặp nhất là dạng lá mác, lá hình trứng ngược, mép lá trơn. Lông trên lá
phụ thuộc vào các loại lá khác nhau, một số lá có mùi thơm. Lá mỏng có kích thước
trung bình 1,5 – 12cm x 0,5 – 7,5cm.


6

Hoa: Ớt có cấu tạo hoàn thiện, các hoa thường cho quả đơn độc trên từng nách lá,
chỉ có loài Capsicum chinensis có 2 – 5 hoa trên một nách lá. Hoa có thể mọc thẳng đứng
hoặc buông thẳng. Hoa thường có màu trắng, một số giống có màu sữa, xanh lan tím. Hoa
có 5 – 7 cánh, có cuống dài khoảng 1,5cm, đài ngắn có dạng chuông từ 5 – 7 cái, tai dài
khoảng 2mm bọc lấy quả. Nhụy có màu trắng hoặc tím, đầu nhụy có dạng hình tròn. Hoa
có 5 -7 nhị đực với ống phấn màu xanh da trời hoặc tía, một số có ống phấn màu trắng
xanh. Kích thước của hoa phụ thuộc vào các loại khác nhau, đường kính hoa trung bình 8
– 15mm. Ớt thuộc nhóm cây hoa lưỡng tính, tự thụ.
Quả: Ớt thuộc quả mọng có rất nhiều hạt với thịt quả nhẵn và chia làm 2 – 3
ngăn, các giống ớt khác nhau có kích thước quả, hình dạng, độ nhọn, màu sắc và độ
mềm của thịt quả rất khác nhau. Quả chưa chín có thể có màu xanh hoặc tím, quả chín
có màu đỏ, da cam, vàng, nâu.
Hạt: Ớt có dạng thận và màu vàng nâu, chỉ có hạt của Capsicum pubescens có màu
đen. Hạt có đường kính khoảng 3 – 5mm. Một gam ớt cay có khoảng 220 hạt, ớt ngọt có
khoảng 160 hạt (Mai Thị Phương Anh, 2001).
2.4 Giá trị dinh dƣỡng của cây ớt
Theo Mai Thị Phương Anh (2001), trong quả ớt chưa nhiều các loại sinh tố, đặc

biệt là cả hai loài ớt cay và ớt ngọt đều chứa nhiều vitamin C nhất so với tất cả các loại
rau, ở một số giống ớt là 340 mg/100gr quả tươi. Ngoài ra, ớt còn là cây trồng rất giàu
vitamin A (các tiền vitamin a như α, β, γ, caroten, cryptoxathin trong cơ thể người chuyển
thành vitamin A), các vitamin B như; B1 (Thiamin), B2 (Riboflavin), B3 (Niacin), vitamin
E. Đặc biệt trong ớt có chưa chứa một lượng capsaicine (C18H27NO3), là một loại alkaloid,
chất này chứa nhiều trong thành phần giá noãn và biểu bì của hạt, trong 1 kg chứa tới
1,2gr. Hoạt chất capsaicine giúp cơ thể phòng được sự hình thành các cục máu đông, làm
giảm đau trong nhiều chứng viêm do ức chế được yếu tố P trong cơ thể, gần đây người ta
còn chứng minh được vai trò của ớt ngăn cản các chất gây ung thư.


7

2.5 Yêu cầu ngoại cảnh của cây ớt.
Đất và dinh dƣỡng
Ớt là cây trồng tương đối dễ tính. Đất phù hợp nhất là đất thịt nhẹ, giàu vôi, ớt có
thể sinh trưởng cho năng suất trên đất cát nhưng phải đảm bảo chế độ nước và dinh dưỡng
đầy đủ. Đất chua và kiềm đều không thích hợp cho ớt sinh trưởng và phát triển, ớt có thể
sinh trưởng ở đất chua và màu mỡ nhưng tỉ lệ nảy mầm và tính chín sớm bị ảnh hưởng.
Ớt là cây chịu mặn, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, ớt có thể nảy mầm ngay cả ở nồng
độ muối 4000 ppm và pH=7,6 (Mai thị Phương Anh, 2001).
Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng, số hoa, tỉ lệ đậu quả. Nhiệt độ ngày/đêm
bằng 25oC/28oC là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng, phát triển của ớt. Nhiệt độ ban
đêm thấp (8 – 15oC) thường làm giảm tỉ lệ đậu quả và sinh quả không hạt, nhiệt độ ban
đêm thích hợp nhất là 20oC trong giai đoạn nở hoa. Ngoài ra nhiệt độ thấp còn giảm
kích thước dạng quả. Nói chung ớt thích hợp nhiệt độ cao hơn và dao động trong
khoảng 20 – 30oC (Mai Thị Phương Anh, 2001).
Ánh sáng
Ớt là cây ít mẫn cảm với ánh sáng và là cây ưa sáng ngày ngắn. Nếu chiếu

sáng 9 – 10 giờ sẽ kích thích sinh trưởng, tăng sản phẩm khoảng 21 – 24% và tăng
chất lượng quả. Trời âm u sẽ làm hạn chế khả năng đậu quả, giảm năng suất của cây
ớt (Mai Thị Phương Anh, 2001).
Ẩm độ
Ớt rất thích hợp với điều kiện đất ẩm, nhưng trong điều kiện không khí khô hạn sẽ
kích thích quá trình chín của quả. Ớt là cây chịu hạn, nếu độ ẩm khoảng 10% tỉ lệ rụng
quả tăng tới 71%, trong khi ẩm độ từ 55 – 58% tỉ lệ rụng quả chỉ còn 20 – 30%. Nếu ẩm
độ đất thấp hơn 70% trong giai đoạn ra hoa, hình thành quả thì sẽ bị sần sùi, giảm giá trị
thương phẩm. Tốt nhất duy trì độ ẩm đồng ruộng khoảng 70 – 80%. Nếu độ ẩm quá cao
cây ớt sẽ sinh trưởng kém, cây còi cọc (Mai Thị Phương Anh, 2001).
2.6 Một số bệnh hại chính
2.6.1 Bệnh hại do nấm


8

Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp. gây nên.
Bệnh khô cành (bệnh cháy Chonephora) do nấm Chonephora sp. gây nên. Bệnh
xuất hiện trên các giai đoạn phân cành, xâm nhập vào phá hủy các mô tế bào bên trong và
lan dần lên phần trên của thân cây, gây triệu chứng chết từng nhánh cây.
Bệnh đốm trắng lá (đốm mắt ếch) do nấm Cercospora capsici gây nên. Vết đốm trên
lá có hình tròn thô ráp, ở giữa vết bệnh có màu nâu vàng nhạt tới trắng và có viền màu nâu
đen.
Bệnh chết rạp và thối rễ do nấm Rhizoctonia solani, Pythium spp., Fusarium spp.
gây nên. Cây con trồng từ hạt khi bị nhiễm nấm sẽ xuất hiện vết chết hoại tử ở trụ lá
mầm và cổ rễ và làm cho cây đổ gập xuống rồi chết.
Bệnh héo do nấm Fusarium oxysporium f. sp. Capsici gây nên. Nấm xâm nhiễm
qua rễ vào cây và phát triển trong cây cản trở sự vận chuyển nước trong cây làm lá bị héo
vàng. Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện muộn thông qua hiện tượng các lá già bị
rụng. Tiếp theo là sự lây nhiễm nấm sang các lá non và cuối cùng là cây bị chết.

Bệnh đốm xám do nấm Stephylium solani gây nên. Vết đốm trên lá có dạng gần giống
hình tròn, các vết đốm ban đầu có màu nâu sau chuyển sang màu nâu sáng tới sáng trắng với
thương tổn bị lõm ở giữa vết bệnh và viền vết bệnh có màu nâu tới đỏ. Các vết đốm có thể
xuất hiện trên thân, cuống lá hoặc cuống quả nhưng không xuất hiện trên cánh hoa.
Bệnh mốc xám do nấm Botrytis cinerea gây nên. Bệnh thường gây hại trên trái,
nhất là trái non của ớt. Trái thường bị thối từ chóp trái thối lên, trên vùng thối, bào tử nấm
tạo thành lớp mốc xám, trái bị thối khô tóp lại.
Bệnh cháy lá (sương mai) do nấm Phytophthora capsici gây nên. Nấm có thể xâm
nhiễm vào các bộ phận khác nhau trên cây ớt. Bệnh làm chết cây con cũng như thối rễ,
thối thân, héo lá và thối quả ớt. Sự lây nhiễm của bệnh lên thân qua tiếp xúc với đất là
phổ biến. Cây trồng bị nhiễm bệnh héo và chết ngay sau đó. Vết bệnh ban đầu trên lá,
thân và quả có màu xanh tối và sũng nước nhưng chuyển sang màu nâu khi cây chết. Giai


9

đoạn cây ớt ra hoa toàn bộ các cành có thể bị nhiễm bệnh. Các vết đốm nhỏ trên lá có
dạng hình tròn tới hình không xác định có thể liên kết với nhau gây cháy lá.
Bệnh thối thân (thối cổ rễ) do nấm Sclerotium rolfsii gây nên. Triệu chứng điển hình
của bệnh được thể hiện rõ nhất từ khi cây ra hoa – hình thành quả - thu hoạch. Nấm xâm
nhiễm vào phần thân cây sát mặt đất, vết bệnh lúc đầu nhỏ màu nâu tươi hơi lõm về sau vết
bệnh lan rộng có thể dài tới vài centimet bao quanh thân, gốc, lan rộng xuống tận cổ rễ dưới
mặt đất. Mô vết bệnh dần dần bị phân hủy, các lá dưới gốc héo vàng và rụng trước, sau đó
lan lên các lá phía trên, cuối cùng dẫn tới các lá héo rũ, cây khô toàn thân. Khi cây mới
nhiễm bệnh thì rễ cây vẫn bình thường, sau đó rễ dần dần hóa nâu, thâm nâu và thối mục.
Bệnh phấn trắng do nấm Leveillula taurica gây nên. Vết bệnh là những đốm
trắng vôi, khá to và không có hình dạng xác định. Đây là một loại bệnh phát triển mạnh
trong điều kiện thời tiết ấm có mưa.
Bệnh héo Verticillium do nấm Verticillium albo – atrum và Verticillium dahlia gây
nên. Triệu chứng điển hình là trên các ngọn bị héo nhưng vẫn còn xanh, các lá thấp dưới

bị vàng, ban đêm có thể hồi phục nhưng sau vài ngày cả phần ngọn cũng chuyển sang
màu vàng sau cùng là màu nâu, tàn úa và chết, thường bắt đầu chết từ ngọn đi xuống.
2.6.2 Bệnh hại do vi khuẩn
Bệnh héo chết cây do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum. Bệnh thường gây hại
khi cây trưởng thành hoặc cây bắt đầu ra trái. Đầu tiên các lá ngọn bị héo vào buổi trưa và
tươi lại vào buổi chiều mát, sau vài ngày cây bệnh chết hẳn không còn khả năng hồi phục,
bộ rễ không phát triển (Ngô Quang Vinh và Phạm Văn Biên,2002).
Bệnh đốm lá do vi khuẩn Xanthomonas canpestris pv. vesicatoria gây ra. Bệnh
xuất hiện ở lá, cuống lá, có đốm nhỏ nâu đen, xung quanh màu vàng, úng nước rồi khô,
lá vàng và rụng. Đốm trái có màu nâu đen mọc nhô lên. Bệnh nặng làm trái có đốm bất
dạng, nâu nhạt đến đen, tâm sần sùi.


10

Bệnh héo xanh vi khuẩn do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra. Bệnh héo
xanh thường thể hiện triệu chứng ngay sau khi vi khuẩn xâm nhập vào rễ hoặc phần thân
sát mặt đất. Ở cây bị bệnh ban ngày lá cây mất màu nhẵn bóng, tái xanh héo cụp xuống,
về ban đêm có thể hồi phục lại. Sau 2 – 3 ngày lá cây bị bệnh không thể hồi phục được
nữa, các lá gốc tiếp tục héo rũ và toàn cây bị héo rũ rồi chết, cắt ngang thân thấy bó mạch
dẫn hóa nâu hoặc nâu đen, nhúng đoạn thân vào cốc nước sạch sẽ thấy dịch vi khuẩn chảy
ra màu trắng sữa (đây là đặc điểm để phân biệt bệnh do vi khuẩn và các đối tượng gây hại
khác). Trong điều kiện ẩm độ cao, thân cây bệnh dần thối mềm, gãy gục.
2.6.3 Bệnh hại do virus
Phần lớn các bệnh do virus thực vật lan truyền từ cây này sang cây khác bởi các côn
trùng môi giới quan trọng truyền bệnh virus trên ớt gồm: Nhiều loại rệp, bọ trĩ, bọ phấn.
ngoài ra một số virus nằm trong hạt giống và một số khác lan truyền bằng phương tiện cơ
giới.
Đối với bệnh hại do virus, rất khó chẩn đoán thông qua triệu chứng, bởi vì triệu
chứng thường giống nhau nên dễ nhầm lẫn. Hơn nữa, các triệu chứng thể hiện có thể bị

biến đổi bởi nhiều yếu tố như giống cây, tuổi cây, kí chủ, các điều kiện ngoại cảnh, mức
dinh dưỡng của cây chủ và sự khác biệt giữa các chủng virus.
2.6.4 Bệnh tuyến trùng sƣng rễ
Trên ớt thường xuất hiện bệnh sưng rễ do tuyến trùng Meloidogyne incognita đôi
khi là M. arenaria hoặc M. hapla gây nên. Dùng giống kháng hoặc dùng thuốc diệt tuyến
trùng cũng có hiệu quả phòng trừ (Mai Thị Phương Anh, 1996).
2.6.5 Bệnh có nguồn gốc sinh lí
Bệnh thối đáy trái: Do thiếu chất Canxi và mất cân bằng nước.
Bệnh vàng trái: Trái trở nên vàng và rụng, chưa rõ nguyên nhân.
Bệnh cháy nắng: Trái bị phơi nắng trực tiếp và tiếp xúc với sức nóng quá cao.
Thiệt hại do nhiễm mặn: Thường thấy ở những vùng đất bị nhiễm mặn, nồng độ
muối trong đất cao. Ngoài ra ớt còn bị thiệt hại do các loại thuốc trừ cỏ gây nên.
2.7 Giới thiệu bệnh thán thƣ hại ớt


11

2.7.1 Tác nhân gây bệnh
Bệnh do hai loại nấm Colletotrichum nigrum Ell et Hals và Colletotrichum
capsici (Syd.) butler and Bisby gây ra. Hai loại nấm trên thường song song phá hại
làm quả ớt bị thối nhanh chóng.
Bào tử phân sinh của hai loại nấm này nảy mầm trong nước sau 4 giờ, nhiệt độ
thích hợp cho nấm gây bệnh là 28 – 30oC. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ
cao, ẩm độ cao. Bào tử phát tán nhờ gió và nhờ côn trùng. Bệnh gây thiệt hại lớn trong
những năm mưa nhiều. Ở nước ta, bệnh phát triển mạnh vào tháng 5 – 7 khi cây ớt đang
ở thời kỳ thu hoạch quả. Bệnh còn gây hại vào giai đoạn sau thu hoạch trong quá trình
bảo quản và vận chuyển. Ở những ruộng bón đạm nhiều, mật độ trồng cao bệnh nặng.
Giống ớt chìa vôi Huế và sừng bò nhiễm bệnh nặng hơn các giống chỉ thiên và một số
giống Thái Lan nhập nội.
Nấm tồn tại trên hạt giống dưới dạng sợi nấm và bào tử phân sinh và trên tàn dư

cây bệnh. Bào tử phân sinh có sức sống cao, trong điều kiện khô mặc dù tàn dư bị vùi
trong đất vẫn có thể nảy mầm vào vụ sau.
2.7.2 Triệu chứng gây bệnh
Bệnh có thể hại thân, lá, quả, hạt, nhưng hại chủ yếu trên quả và giai đoạn chín.
Vết bệnh ban đầu là một đốm nhỏ, hơi lõm, ướt trên bề mặt vỏ quả. Sau 2 – 3 ngày kích
thước vết bệnh có thể lên tới 1cm đường kính. Vết bệnh thường có hình thoi, lõm, phân
ranh giới giữa mô bệnh là một đường màu đen chạy dọc theo vết bệnh. Các vết bệnh có
thể liên kết với nhau làm quả bị thối, vỏ khô có màu trắng vàng bẩn.
Nấm có thể gây hại trên một số chồi non, gây hiện tượng thối ngọn ớt. Chồi bị hại
có màu nâu đen, bệnh có thể phát triển nặng làm cây bị chết dần hoặc cây bệnh có quả ở
từng phần nhưng quả ít, chất lượng kém.
2.7.1 Cơ chế xâm nhập của nấm
Nấm bệnh thường tồn tại ở trên vỏ hạt giống hoặc tàn dư cây bệnh từ năm này
sang năm khác. Khi gặp điều kiện thuận lợi (nóng ẩm) bào tử xâm nhập vào trong
những cánh đồng bằng những phương tiện lây nhiễm, tàn dư cây bệnh hoặc từ những
cây kí chủ khác cũng họ Solanaceae (cà chua, khoai tây, cà tím). Trái bị nhiễm bệnh khi


12

bào tử được phát tán và dính trên cây ớt. Những bào tử mới nảy mầm, hình thành giác
bám, rồi hình thành vòi hút xâm nhiễm vào mô lá, quả. Người nông dân có thể phát tán
bào tử bằng các công cụ chăm sóc cây. Sự lây nhiễm thường xảy ra trong suốt mùa mưa
ẩm, nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển là 27oC. Tuy nhiên, sự lây nhiễm vẫn xảy ra
ở trên hoặc dưới nhiệt độ này. Mưa nhiều và tưới nước thường xuyên là cách lây bệnh
nhanh nhất do bào tử được phát tán và lan rộng. Bệnh phát triển mạnh nhất trên những
trái chín mặc dù nó có thể gây bệnh ở cả trái non.
2.8 Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.8.1 Một số kết quả nghiên cứu trong nƣớc
Ở Việt Nam hiện nay bệnh thán thư gây hại trên ớt phát triển rất mạnh vào các tháng

nóng ẩm trong năm (tháng 5, 6, 7) và làm giảm năng suất từ 20 – 80% (Lê Đình Đôn và ctv,
2007).
Theo Mai Thị Vinh (1999), nguyên nhân gây bệnh thối trái ớt là do hai loài nấm
Colletotrichum gloeosporioides và Colletotrichum capsici gây nên. Ở một số huyện
ngoại thành TP. HCM, tỉ lệ bệnh thối trái ở vụ đông xuân 1997 – 1998 trên giống lai là
37,8% và trên giống địa phương là 53,1% (ở Tân Thạnh Đông – Củ Chi), trên giống F2
có tỉ lệ bệnh cao nhất (52,9%) và giống có tỉ lệ bệnh thấp nhất (10,9%) là giống No.2
còn tỉ lệ bệnh của giống Diwali là 39,2%, giống Huaren A3-2 có tỉ lệ bệnh là 27,2% (ở
Xuân thới Sơn – Hóc Môn).
Phan Thị Ngọc Châu (1997), khảo sát một số giống ớt cay nhập nội từ Hungari đã
cho kết luận: Giống SG2 đã bị nhiễm bệnh thán thư nặng, giống Macska (nguồn gốc
Hungari) không bị nhiễm bệnh thán thư, nhưng năng suất giống này thấp.
Mai Thị Phương Anh (1999) khuyến cáo, bệnh thán thư là một bệnh nguy
hiểm gây thối qủa hàng loạt và thường xuyên xuất hiện ở các tháng nóng, ẩm trong
năm (tháng 5, 6, 7). Nấm bệnh tồn tại trên tàn dư thực vật của vụ trước đó, việc trồng
ớt phải tuân thủ việc luân canh nghiêm ngặt. Khi bệnh xuất hiện không nên tưới
phun, vì đó là điều kiện lây bệnh nhanh nhất.
Theo Lê Đình Đôn và ctv (2007), có ít nhất 3 loài Colletotrichum được tìm thấy
trên ớt chín và ớt xanh, chúng là Colletitrichum acutatum, Colletotrichum


13

gloeosporioides và Colletotrichum capsici được xác định dựa trên đặc diểm hình thái,
đặc điểm sinh học. Tuy nhiên có thể có vài loài khác như Colletotrichum nigrum và
Colletotrichum cocodes đã được tìm thấy trước đó.
Năm 1991, Ngô Bích Hảo qua hai năm nghiên cứu về bệnh thán thư do nấm
Colletotrichum nigrum và Colletotrichum capsici gây hại cho biết: sự phân bố và mức độ
gây hại của hai loại nấm gây bệnh thán thư ớt ở từng địa phương có sự khác nhau. Nấm
gây hại mạnh ở giai đoạn cuối của sinh trưởng cây ớt, quả càng chín bệnh càng nặng

tương ứng với thời kì có nhiệt độ trung bình là 30oC, mưa nhiều. Ở nhiệt độ 20oC bào tử
nấm nảy mầm với tốc độ nhanh, cần có biện pháp phòng trừ để hạn chế sự xâm nhiễm và
lây lan của bệnh. Có sự liên quan giữa tính chống chịu của các giống và phản ứng của
chúng đối với toxin tiết ra từ nấm gây bệnh.
Nguyễn Thị Thu Thủy (2000), cho biết bệnh phổ biến và gây hại nặng ở các vùng
trồng ớt ở Củ Chi – tp. HCM, bệnh gây hại trên cả quả xanh và quả chín trồng vụ mưa,
mức độ nhiễm bệnh trung bình từ 27,19% - 64,31%.
Theo Trần Văn Tùng (2001), bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp. là một
trong những bệnh gây hại nặng ở những vùng trồng ớt cay ở Tp. HCM. Bệnh phá hại
nặng vào cuối mùa vụ, bệnh xâm nhiễm và lây lan mạnh ở những nơi có mức độ trồng
dày. Việc canh tác lên líp phủ ni lông không những làm giảm cỏ dại mà còn có tác dụng
giảm bớt sự xâm nhiễm và lây lan của bệnh thán thư.
Trần Thị Vân (2006) cho biết, trong ba phương pháp chủng bệnh gây vết thương,
không gây vết thương và quét trên trái ớt thì phương pháp chủng không gây vết thương có
mức độ bệnh gây hại nặng nhất. Trong điều kiện ngoài đồng ruộng, Colletotrichum
acutatum gây hại nặng trên cả giống ớt nhiễm bệnh tự nhiên và giống được chủng bệnh.
Một số nghiên cứu về khả năng kháng bệnh của một số giống phổ biến cho thấy,
các giống nhiễm bệnh thán thư nặng như SG11, SG12, SG13 được nhập nội từ Triều
Tiên (Lê Bích Huệ, 1995), giống chìa vôi Huế, giống sừng bò làm giảm năng suất từ 30
– 35% có vụ lên tới 70 – 80% (Vũ Khắc Nhượng, 1998). Các giống ít bị nhiễm bệnh
thán thư như Huarena, P927 (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2000), giống macska nhưng năng
suất thấp (Phan Thị Ngọc Châu, 1997).


14

2.8.2 Kết quả nghiên cứu ngoài nƣớc
Bệnh thán thư trên cây ớt gây ra bởi Colletotrichum spp. là một trong những bệnh
quan trọng làm giảm năng suất ớt trong suốt mùa mưa ẩm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới (AVRDC, 1997). Theo Chen Bao Li (1990), bệnh thán thư ớt là do nấm

Colletotrichum và Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Không có giống kháng cao với
loài Colletotrichum capsici. Khi chủng nấm Colletotrichum capsici , trên cành giống 412
Beauty Bell và C00707 mức độ phát triển bệnh chậm nhất, trong khi đó giống C00271 và
C0057 mức độ phát triển bệnh cao hơn, trên trái thì mức độ phát triển bệnh của giống
C01166 chậm nhất. Những giống trên có khả năng kháng bệnh trung bình, và trên trái thì
giống C00724 và C001156 dễ nhiễm bệnh nhất.
Ở Florida, năm 1998 bệnh thán thư xuất hiện trên diện rộng và gây hại nặng trên
cây ớt làm giảm 10 – 20% sản lượng trái ớt. Năm 2001, mặc dù điều kiện thời tiết không
có lợi cho bệnh phát triển, tuy bệnh vẫn xuất hiện trên một vài giống ớt ở phía Đông và
Bắc Florida, do hạt giống bị nhiễm bệnh. (Robert và ctv, 2001).
Tại Hàn Quốc, bệnh thán thư là một trong ba loại bệnh hại chính làm giảm 10%
(100 triệu USD) nền kinh tế hàng năm. Tác nhân gây bệnh thán thư ở Hàn Quốc luôn thay
đổi theo thời gian. Những năm đầu 1980, C. gloeosporioides là tác nhân gây bệnh ở trái
ớt và C. cocodes gây bệnh trên lá. Hiện nay, C. acutatum là tác nhân chính gây bệnh thán
thư trên ớt ở Hàn Quốc (Byung Soo Kim, 1997).
Tại Trung Quốc, kể từ năm 2000, sản lượng ớt liên tục tăng 10% hàng năm, tuy
nhiên, nhiều loại bệnh đã làm giảm năng suất và chất lương trái. Trong đó, bệnh thán thư
trên cây ớt làm giảm 15 – 60% sản lượng (Deyong Zhang và ctv, 2007).
Tại Thái Lan, diện tích trồng ớt khoảng 84900 ha, năng suất trung bình 6 tấn/ha.
Thái Lan xuất khẩu sản phẩm ớt tới 27 nước khác và đạt 40 triệu USD. Bệnh thán thư ớt
gây thiệt hại giảm 10 – 80% năng suất trong suốt mùa mưa và thu hoạch, có ba loại nấm
Colletotrichum acutatum, Colletotrichum capsici, Colletotrichum gloeosporioides gây hại
chính trên ớt (Srisuk Poonpolgul và Siripong Kumphai, 2007).


15

2.9 Biện pháp sinh học trong phòng trừ bênh hại cây trồng
Hiện nay, việc phòng trừ bệnh hại trên rau theo hướng sinh học đang được quan
tâm và từng bước thay thế dần cho việc sử dụng thuốc hóa học. Có rất nhiều loại thuốc

phòng trừ bệnh hại trên rau bằng các chế phẩm sinh học, kích kháng đã được đưa vào
danh mục cho phép sử dụng trên cây rau. Trong danh mục thuốc bảo vệ Thực vật được
phép sử dụng ở Việt Nam năm 2010, các thuốc có nguồn gốc sinh học từ nấm
Trichoderma như: NLU-Tri, Promot Plus WP, Bio-Humaxin Sen Vàng 6SC, TRiB1,
TRICÔ-DHCT, Vi-ĐK, Fulhumaxin 5.15 SC đều có khả năng phòng trừ một số bệnh do
nấm Rhizoctonia, Sclerotium rolfsii, Fusarium, Aspergillus spp. Bên cạnh đó một số
thuốc có hoạt chất từ validamycin cũng có hiệu lực cao trong phòng trừ bệnh. Theo
Nguyễn Ngọc Tư và Nguyễn Cửu Thị Hương Giang (1997), dùng nấm Trichoderma
phòng trừ bệnh cho một số cây trồng cho thấy nấm có hiệu quả cao đối với bệnh thối rễ
bắp cải, dưa leo, cà chua, bầu bí, bệnh chết cây con cây họ đậu, thuốc lá, bệnh héo úa cây
bông, dưa hấu và cây ăn trái.
Từ năm 1987-1990, Phạm Văn Lầm và các cộng sự đã thu thập và phân lập các
nguồn nấm Trichoderma xác định khả năng ức chế của nấm này đối với một số nấm gây
bệnh cây trồng như: Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii, Fusarium, Aspergillus spp cho
thấy , hiệu quả ức chế của nấm tương đối cao từ 68-85%. Đỗ Tấn Dũng và các công tác
viên (2001) cho biết, chủng nấm Trichoderma viride có thể sử dụng như là biện pháp sinh
học phòng chống nhóm bệnh gây hại vùng rễ cây trồng cạn như bệnh lở cổ rễ, bệnh héo rũ
trắng gốc cà chua, dưa leo, đậu tương trong giai đoạn hạt và cây con. Theo kết quả nghiên
cứu của Viện Sinh học Nhiệt đới, chế phẩm TRICO kháng được bệnh do nấm Rhizoctonia
solani, Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum gây bệnh chết ẻo, bệnh thối nhũn cổ rễ
trên nhiều loại cây trồng. Mai Thị Vinh (1985) báo cáo rằng, trên môi trường PDA cho
thấy nấm Trichoderma harzianum và Gliocladium virens hoàn toàn có thể khống chế sự
sinh trưởng phát triển của sợi nấm ở các nấm gây bệnh hại cây trồng như Rhizoctonia
solani, Sclerotium rolfsii.
Các thuốc chứa vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis, Pseudomonas, Streptomyces
như Sacbe 36WP có thể sử dụng phòng trừ các bệnh thán thư ớt , xoài, phấn trắng dưa leo


×