Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

TÌM HIỂU CÁC LOẠI CÂY XANH VÀ HOA KIỂNG CÓ NGUỒN GỐC TỪ RỪNG TẠI CÁC ĐIỂM KINH DOANH CÂY HOA KIỂNG TẠI QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

NGUYỄN XUÂN HỮU

TÌM HIỂU CÁC LOẠI CÂY XANH VÀ HOA KIỂNG CÓ
NGUỒN GỐC TỪ RỪNG TẠI CÁC ĐIỂM KINH DOANH
CÂY HOA KIỂNG TẠI QUẬN GÒ VẤP,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

NGUYỄN XUÂN HỮU

TÌM HIỂU CÁC LOẠI CÂY XANH VÀ HOA KIỂNG CÓ
NGUỒN GỐC TỪ RỪNG TẠI CÁC ĐIỂM KINH DOANH
CÂY HOA KIỂNG TẠI QUẬN GÒ VẤP,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Lâm nghiệp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: Th.S. NGUYỄN QUỐC BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2013

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi xin chân thành cảm ơn đến:
 Ban giám hiện trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh; các
Thầy, Cô giáo trong khoa Lâm nghiệp đã tận tình truyền đạt những kiến thức trong
thời gian tôi học tập tại trường.
 Thầy Nguyễn Quốc Bình đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này.
 Các thành viên trong lớp DH08QR đặc biệt là những người bạn thân đã
giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều.
 Các anh chị cô chú là chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh đã cung cấp
nhiều thông tin giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng con xin tri ân Ba, Má và anh của tôi đã ủng hộ và động viên tôi rất
nhiều để giúp tôi hoàn thành khoá học.
Trận trọng và tri ân.
Nguyễn Xuân Hữu

ii


TÓM TẮT
Đề tài :” Tìm hiểu cây kiểng có nguồn gốc từ rừng tại các điểm kinh doanh
cây hoa kiểng ở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành tại quận Gò
Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian từ ngày 10 tháng 2 năm 2013 đến ngày 10

tháng 7 năm 2013.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra theo tuyến dựa vào phương
pháp điều tra của Phân viện điều tra quy hoạch rừng. Đồng thời tiến hành phỏng
vấn các chủ cơ sở của các cửa hàng bán cây xanh, hoa kiểng ở quận Gò Vấp, thành
phố Hồ Chí Minh.
Kết quả thu được : đã tìm hiểu được 25 loài thuộc 21 họ được phân chia theo
giá trị sử dụng gồm: nhóm cây đường phố, nhóm cây nội thất, nhóm cây ngoại thất,
nhóm cây công trình. Qua kết quả cũng tìm ra được những tiêu chí lựa chọn cây
xanh, hoa kiểng có nguồn gốc từ rừng. Đồng thời qua kết quả cũng xác định được
những thuận lợi khó khăn và những đề xuất để khắc phục khó khăn và làm cho việc
kinh doanh cây xanh, hoa kiểng tại các cơ sở được tốt hơn.
Dựa vào kết quả thảo luận đề tài đã chỉ ra được những điểm tích cực và tiêu
cực của việc mua bán cây xanh hoa kiểng có nguồn gốc từ rừng từ đó đề ra được
những biện pháp để duy trì các mặt tích cực cũng như các biện pháp hạn chế mặt
tiêu cực của nó.

iii


SUMMARY
Topic: "Understanding the origin of ornamental plants from the forest in the
business of ornamental trees in Go Vap District, Ho Chi Minh City" was conducted
in Go Vap District, Ho Chi Minh City. This thesis was created from February 10,
2013 to July 10, 2013.
Research Methodology: : The method according to online survey method
based on investigation of the Institute of Forest Inventory and Planning. Also
interviewed the owners of stores selling trees, ornamental flowers in Go Vap
District, Ho Chi Minh City.
The result: 25 species were found out of 21 divided by their use values
include: Group street trees, tree groups interior and exterior plant groups, team

building tree. The result is found to be the criteria for selection of trees, ornamental
plants derived from forests. At the same time, the results also identify the
advantages and difficulties of proposals to overcome difficulties and make business
green, flower at the base better.
Based on the results discussed subjects showed the positive and negative
points of the purchase ornamental plants derived from forests that are set out
measures to maintain the positive aspects as well as the measures to limit the
negative side of it.

iv


MỤC LỤC
TRANG TỰA.............................................................................................................. i 
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. ii 
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii 
SUMMARY .............................................................................................................. iv 
MỤC LỤC ...................................................................................................................v 
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... viii 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... ix 
Chương 1 GIỚI THIỆU ..............................................................................................1 
Chương 2 TỔNG QUAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ........................................3 
2.1 Tổng quan nghiên cứu ...........................................................................................3 
2.1.1 Khái niệm LSNG................................................................................................3 
2.1.2 Hệ thống phân loại LSNG ..................................................................................3 
2.1.3 Khái quát về cây kiểng (cây cảnh) .....................................................................4 
2.1.3.1 Khái niệm ........................................................................................................4 
2.1.3.2 Xuất xứ ............................................................................................................4 
2.1.3.3 Đặc điểm .........................................................................................................4 
2.1.1.4 Thế cây ............................................................................................................4 

2.1.1.5 Cây độc: ..........................................................................................................5 
2.1.3 Thực trạng quản lí LSNG ...................................................................................5 
2.1.3.1 Khái quát về thực trạng quản lí LSNG ...........................................................5 
2.1.3.2 Thực trạng quản lí cây kiểng có nguồn gốc từ rừng .......................................6 
2.2.1 Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................8 
2.2.1.1 Vị trí địa lí .......................................................................................................8 
2.2.1.2 Khí hậu ............................................................................................................8 
2.2.1.3 Dân cư .............................................................................................................8 
2.2.1.3 Hành chính ......................................................................................................8 
2.2.1.4 Kinh tế-xã hội ..................................................................................................9 

v


2.2.1.5 Phát triển cây xanh, hoa kiểng ở Gò Vấp........................................................9 
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............10 
3.1 Mục tiêu ..............................................................................................................10 
3.1.1 Mục tiêu ...........................................................................................................10 
3.1.2 Đối tượng .........................................................................................................10 
3.2 Nội dung ..............................................................................................................10 
3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 11 
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin....................................................................... 11 
3.3.2 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin.......................................................12 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................13 
4.1 Thực trạng việc kinh doanh cây xanh hoa kiểng trên địa bàn quận Gò Vấp ......13 
4.1.1 Một số loại cây được mua bán nhiều ở Gò Vấp ..............................................13 
4.1.3 Mô tả đặc điểm của một số loài phổ biến ........................................................17 
4.1.3.1 Nhóm cây đường phố ....................................................................................17 
4.1.3.2 Nhóm cây trồng nội thất................................................................................20 
4.1.3.3 Nhóm cây trồng ngoại thất ............................................................................22 

4.1.3.4 Nhóm cây dùng làm bóng mát ......................................................................25 
4.2. Việc khai thác, vận chuyển cây cảnh từ rừng về và kỹ thuật chăm sóc .............25 
4.2. 1 Nhóm cây từ các vườn kinh doanh .................................................................26 
4.2. 2 Nhóm cây có nguồn gốc từ rừng .....................................................................27 
4.3 Các tiêu chí để phân loại cây xanh hoa kiểng theo giá trị sử dụng .....................29 
4.3.1 Các tiêu chí phân loại chung cho cây xanh hoa kiểng .....................................29 
4.3.2 Các tiêu chí phân loại riêng cho cây có nguồn gốc từ rừng .............................29 
4.4 Phân loại học các cây có nguồn gốc từ rừng.......................................................30 
4.4.1 Phân loại thực vật học theo dạng sống .............................................................30 
4.4.2 Phân loại theo các tiêu chí phân loại cây xanh hoa kiểng ................................31 
4.5 Đánh giá nhu cầu sử dụng cây xanh hoa kiểng có nguồn gốc từ rừng thông qua
việc mua bán tại các điểm kinh doanh hoa kiểng .....................................................31 
4.6 Những thuận lợi khó khăn của việc buôn bán cây xanh hoa kiểng có nguồn rốc từ

vi


rừng và các giải pháp của các cơ sở để việc kinh doanh ngày càng tốt hơn ...................32 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................35 
5.1 Kết luân ...............................................................................................................35 
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................36 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................37 
PHỤ LỤC ..................................................................................................................38 

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Bảng liệt kê các loài cây có nguồn gốc từ rừng được mua bán nhiều tại gò
vấp .............................................................................................................................14 

Bảng 4.2 Bảng tổng hợp các loài cây theo mục đích sử dụng tại các cơ sở ............16 
Bảng 4.4 Bảng kết quả phân loại chung cho cây xanh hoa kiểng ............................29 
Bảng 4.5 Bảng kết quả phân loại riêng cho cây xanh hoa kiểng có nguồn gốc từ
rừng ...........................................................................................................................30 
Bảng 4.6 Bảng phân loại thực vật theo dạng sống ...................................................30 
Bảng 4.7 Bảng phân loại theo các tiêu chí phân loại cây xanh hoa kiểng................31 
Bảng 4.10 Bảng đánh giá sự gia tăng của các loài có nguồn gốc từ rừng ................31 
Bảng 4.8 Những thuận lợi của việc kinh doanh câu có nguồn gốc từ rừng. ............32 
Bảng 4.9 Những kó khăn của việc kinh doanh câu có nguồn gốc từ rừng. ..............33 

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ địa lý quận gò vấp ..........................................................................7 
Hình 4.1: Cây Bằng Lăng Lagerstroemia spp..........................................................18 
Hình 4.2: cây Móng Bò Orchid tree .........................................................................19 
Hình 4.3: cây Sung Ficus racemosa ........................................................................20 
Hình 4.4: cây Sanh Ficus benjamina L ....................................................................21 
Hình 4.5: cây Thiên Tuế Cycas revoluta ..................................................................22 
Hình 4.6: cây Gừa Ficus indica L. ...........................................................................24 
Hình 4.7: cây Thông Casuarina equisetifolia ........................................................25 

ix


Chương 1
GIỚI THIỆU
Từ lâu nay cây xanh nói chung cây kiễng nói riêng và con người có mối quan
hệ tương hỗ lẫn nhau. Cây cung cấp khí O2 để chúng ta thở và hấp thụ khí CO2 do

quá trình hoạt động của chúng ta thở ra. Cây giúp làm sạch môi trường, giúp giảm
nhiệt độ và tiếng ồn, cải thiện sức khỏe, điều tiết nước. Đặc biệt cây kiểng là yếu tố
không thể thiếu trong trang trí nội thất. Chúng đem đến sự tự nhiên cho không gian
nhà ở, văn phòng tạo cảm giác tươi mới thanh bình, tôn tạo thêm thẫm mĩ cho các
công trình kiến trúc. Đối với những con đường có cây xanh, hoa kiểng thì việc cho
thuê văn phòng sẽ dễ dàng và giá sẽ cao hơn hoặc các cửa hàng buôn bán sẽ tấp nập
hơn những nơi không có. Ngày nay đời sống người dân ngày càng được nâng cao
thu nhập bình quân tăng nên việc sưu tập cây kiểng để tạo nên không gian sống làm
việc ngày càng cao.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất là trung tâm văn hóa,
kinh tế, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Kinh tế giữ vai trò đầu tàu của cả nền
kinh tế Việt Nam. Đa số đều hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên thu nhập bình
quân đầu người rất cao so với bình quân của cả nước. Vì vậy nhu cầu giải trí ở
thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng đặc biệt là thú chơi cây kiểng nên việc sản
xuất, kinh doanh cây kiểng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh rất mạnh từ các
hình thức kinh doanh HTX, Công ty TNHH, Công ty 100% vốn nước ngoài , Doanh
nghiệp tư nhân, Tổ hợp các cá thể và hộ gia đình. Chủng loại cây kiểng được sản
xuất, kinh doanh phong phú và đa dạng.
Nhiều loài cây kiểng có nguồn gốc từ rừng nhất là những cây cổ thụ được
bưng về cho các biệt thự khu dân cư có giá trị lớn cả vài trăm triệu đồng nên việc
vận chuyển khai thác tràn lan làm triệt hạ rừng, hủy hoại môi trường sống của các

1


cây con xung quanh,không thể tái sinh chồi có thể phá hủy nguồn gen cây rừng đây
cũng là nguyên nhân làm tuyệt chủng một số loài cây rừng. Trong khi đó việc quản
lí cây có nguồn gốc từ rừng và quản lí các cơ sở kinh doanh doanh mua bán trên địa
bàn thành phố còn quá lỏng lẻo chưa chú trọng nhiều. Đó là lí do em chọn đề
tài:”Tìm hiểu cây kiểng có nguồn gốc từ rừng tại các điểm kinh doanh cây hoa

kiểng ở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh”.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan nghiên cứu
2.1.1 Khái niệm LSNG
Có rất nhiều khái niệm về LSNG. Theo tài liệu và tác giả nước ngoài thì có
một số khái niệm về LSNG có thể đưa ra để tham khảo như:
LSNG là những sản phẩm không phải là gổ có nguồn gốc sinh vật, được khai
thác từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có giá trị nhiều mặt, góp phần phát triển kinh
tế xã hội.
LSNG là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không kể gỗ, cũng
như những dịch vụ được có từ rừng và đất rừng.
LSNG bao gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật không phải gỗ, được
khai thác từ rừng để phục vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị,
tinh dầu, nhựa, nhựa mủ, tannin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã.
2.1.2 Hệ thống phân loại LSNG
LSNG nước ta chia làm 5 nhóm:
(1) Phân loại theo hệ thống sinh vật: nghĩa là phân loại theo hệ thống tiến
hóa sinh vật.
(2) Phân loại theo tầng thứ: là phân loại theo sự phân bố, cung cấp LSNG
theo tầng thứ trong rừng.
(3) Phân loại theo hình dạng thân cây: phân loại dựa vào hình thái chung và
dạng sống của thân cây để chia LSNG ra nhiều nhóm khác nhau.
(4) Phân loại LSNG theo hệ thống tài nguyên thực vật rừng Việt Nam: nghĩa
là dựa vào các sản phẩm của thực vật để phân loại LSNG.
(5) Phân loại theo nhóm giá trị sử dụng: phân loại không dựa theo nguồn gốc


3


hệ sinh vật, nơi phân bố mà chỉ dựa vào giá trị sử dụng. Cùng giá trị thì đưa vào
một nhóm.
2.1.3 Khái quát về cây kiểng (cây cảnh)
2.1.3.1 Khái niệm
Cây kiểng là một số loài thực vật được chăm sóc, gieo trồng và tạo dáng
công phu, thường dùng làm vật trang trí. Cây kiểng ngoài làm vật trang trí nó còn là
hàng hóa được kinh doanh không theo một khung giá cố định nào mà phần nhiều
tùy hứng của người bán và người mua hoặc tùy tâm của người bán.
2.1.3.2 Xuất xứ
Cây kiểng được phát sinh ở phương Đông, có thể khẳng định là ở Trung
Quốc. Và nay đã đi vào cuộc sống như một mỹ tục, một thú chơi thể hiện một phần
tâm hồn của người dân mọi vùng miền trong đó có Việt Nam. Các nghệ nhân đã gửi
gắm vào cây cảnh tình cảm, ý niệm thẩm mỹ, tính chất của mình làm tăng thêm
lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước để tự khẳng định và hoàn thiện
mình. Nhân dân ta đã coi thú chơi cây kiểng như một hoạt động văn hóa vừa mang
tính thẫm mỹ vừa thể hiện một lối sống. Hiện nay, nghệ thuật chơi cây cảnh có tính
quần chúng rộng rãi, tính dân tộc đậm đà, tính nhân văn cao quý, tính thẩm mỹ độc
đáo.
2.1.3.3 Đặc điểm
Cây cảnh phải được bàn tay nghệ thuật của con người tác động vào để hình
thành một thế cây. Đó là một dáng đứng, một điệu vươn của cây có bố cục chặt chẽ,
đẹp đẽ, là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo có sức sống, toát lên một chủ đề, một ý
tưởng nhất định. Ngoài ra, các loài cây kiểng rất cần được bón phân thường xuyên
để duy trì thế cây và tán cây cân đối và đẹp. Và tùy theo từng loại cây cảnh mà
trồng vào các chậu cảnh thích hợp, tương xứng và đep, chậu cảnh đẹp sẽ làm tăng
thêm giá trị thẩm mỹ.

2.1.1.4 Thế cây
Có 4 dáng cơ bản là: dáng trực, dáng siêu, dáng hoành, dáng huyền. Có rất
nhiều thế nhưng có 3 thế tiêu biểu:

4


Thế phượng vũ: thế này sửa theo dáng hình chim phượng đang múa. Là cây
độc phụ chân phương có hai rễ nổi cao lên thành 2 chân, thân ngắn vặt làm mình
ngọn hồi đầu làm đầu chim. Cành thứ nhất uốn xèo ra phía sau làm đuôi chim, hai
cành tả hữu uốn xèo ra thành hình cánh chim đang múa. Thế này phải có nét mỹ
thuật, khi nhìn là biết chim phượng bay múa, tượng trưng cho tính yêu đời vui tươi.
Thế ngũ phúc: thế này là cây trực thọ, cây ngũ phúc năm từng, có thể uốn
như cây tam đa rồi nuôi thêm hai tàn nữa.Thế ngũ phúc to cao đẹp.
Thế huynh đệ: cây một gốc, hai thân. Hai thân có độ cao thấp, to nhỏ suýt
soát nhau, kề sát nhau đẹp đẽ. Mỗi thân đều có 5 tán, các tán đan xen nhau.
2.1.1.5 Cây độc:
Một số loài cây độc: Trúc Tiền, Mã Đào, Hoàng Nàn, Thông Thiên, Bã Đậu,
Hồi Núi, Thơm Ổi, Ngoắt Nghẻo, Thủy Tiên, Cẩm Tú Cầu, Dạ Lan, Hồng Môn đều
được trồng phổ biến ở Việt Nam. Cần phải được chú ý, cẩn thận khi sử dụng đặc
biệt với trẻ nhỏ.
2.1.3 Thực trạng quản lí LSNG
2.1.3.1 Khái quát về thực trạng quản lí LSNG
Lâm sản ngoài gỗ là những sản phẩm không phải gỗ có nguồn gốc sinh vật,
được khai thác từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có giá trị nhiều mặt, góp phần phát
triển kinh tế-xã hội nên nhiều nơi đổ xô lên rừng tìm kiếm gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến rừng tự nhiên.
Về việc quản lí LSNG của nhà nước: Thứ nhất là chưa có quy hoạch, kế
hoạch tổng thể về phát triển lâm sản ngoài gỗ, các loại lâm sản ngoài gỗ chưa thực
sự được quan tâm bảo tồn, phát triển và khai thác. Thứ hai là việc xử lí vi phạm về

LSNG quá nhẹ chưa phải xử lý hình sự thì cơ quan chức năng chỉ được phép xử
phạt hành chính, cho dù đối tượng đó vi phạm đến bao nhiêu lần đi nữa. Thứ ba là
người vi phạm lâm luật khai thác lâm sản ngoài gỗ như song mây, măng tre thì cơ
quan chức năng chỉ được lập biên bản xử lý khi phát hiện trong rừng, còn khi lượng
lâm sản này đã ra khỏi phạm vi quản lý của ngành lâm nghiệp này thì đó là thứ
“hàng hóa” không thuộc diện kiểm tra của lực lượng chức năng. Ví dụ: Ở Đạ Tẻh,

5


Cát Tiên, Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng) hiện nay đang rất “nóng” chuyện khai thác
lâm sản ngoài gỗ. Đặc biệt là với Cát Tiên, nhiều năm qua và đến hiện nay, tình
trạng người dân vào rừng lấy măng tre, song mây diễn ra khá phổ biến. Thêm vào
đó, các điểm thu mua măng tre, song mây, lồ ô “ở ngoài rừng” công khai hoạt động
cũng là điều đáng bàn. Những điều đó cho thấy được việc quản lí của nhà nước
chưa chặt chẽ.
2.1.3.2 Thực trạng quản lí cây kiểng có nguồn gốc từ rừng
Cây kiểng có nguồn gốc từ rừng có giá trị kinh tế cao có cây tới vài trăm
triệu đồng nên việc khai thác, vận chuyển buôn bán diễn ra khắp nơi. Việc đào bới
cây đại cảnh cũng lắm công phu và không nhẹ nhàng. Cây to thì phải có xe ủi, xe
múc, ròng rọc cùng dăm, bảy người xúm xít lấy tiền công. Nó sẽ làm hủy hoại rừng
nghiêm trọng. Tuy nhiên, do chủ trương xử lý tình trạng này còn quá mới mẻ, chưa
cụ thể nên khó xử lý.
Việc chơi cây cảnh bình thường và cây cảnh thân gỗ có thể có nguồn gốc từ
rừng mà còn có thể có nguồn gốc từ vườn nhà. Nhưng không thể nào để kiểm soát,
xác định gốc gác “đại cảnh nhà” hay “đại cảnh hoang dã” đối với các rừng đại cảnh
của các tụ điểm mua bán, thu gom, bày bán đại cảnh khắp nơi.
Do đó, việc quản lí gặp khó khăn.

6



2.2 Địa điểm nghiên cứu

Hình 2.1: Bản đồ địa lý quận gò vấp

7


Gò Vấp ban dầu có tên gọi là Prey Nokor. Năm 1968, Nguyễn Hữu Cảnh cho
lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố thì Gò Vấp có tên trong sổ bộ , thôn,
xã thuộc huyện Tân Bình, Phủ Gia Đinh. Gò Vấp còn được gọi Gò Vắp và theo một
số nhà nghiên cứu thì đây mới là tên gốc, tên hiện nay (Gò Vấp) là do dân đọc ra.
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1 Vị trí địa lí
Quận Gò Vấp nằm ở phía Bắc và Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh. Phía Bắc
giáp quận 12, Nam giáp quận Phú Nhuận, Tây giáp quận 12 và quận Tân Bình,
Đông giáp quận Bình Thạnh. Với tổng diện tích mặt đất tự nhiên 19,76 km².
2.2.1.2 Khí hậu
Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa là từ tháng 5 đến
tháng 10 thường là xế chiều mưa không kéo dài, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4
nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C thời gian nóng nhất là tháng 3,4,5 nhiệt độ
trung bình là khoảng 340C.
2.2.1.3 Dân cư
Quá trình đô thị hóa quá nhanh đã làm cho Gò Vấp trở thành một trong ba
quận có tốc độ tăng dân số cơ học cao nhất thành phố. Năm 1976 Gò Vấp có 144
ngàn dân thì năm 1995 đã có 223 ngàn người. Tính từ năm 1980 đến năm 2003, dân
số của Gò Vấp tăng 2,87 lần, trung bình tăng mỗi năm 13,66%. Theo điều tra dân số
1/4/2009 dân số quận Gò Vấp là 515.954 người.
Về thành phần dân tộc: có 8 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt

Nam sống ở Gò Vấp. Trong đó, người Kinh chiếm gần 98%, người Hoa hơn 1,8%
còn các dân tộc khác chỉ chiếm khoảng 0,2%
2.2.1.3 Hành chính
Năm 1960,Gò Vấp có 8 xã. Năm 1976, Gò Vấp lúc này gồm phần đất của 3
xã Hạnh Thông, An Nhơn và Thông Tây Hội. Đến năm 2006 có 16 đơn vị hành
chính trực thuộc bao gồm các phường: 1,2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15,
16 và 17.

8


2.2.1.4 Kinh tế-xã hội
Quận Gò Vấp là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Trong
đó có các tiêu chí về kinh tế:
Tiêu chí

Kết quả đạt được

Tốc độ tăng trưởng kinh tế(GDP) Tăng 15,5%
Tổng mức luân chuyển hàng hóa

15.500 tỷ đồng (99,36% kế hoạch), tăng 29,16%

Kim ngạch xuất khẩu

140 triệu USD, tăng 8,3%

Kim ngạch nhập khẩu

110 triệu USD, tăng 15,78%


Thu ngân sách Nhà nước

314,9 tỷ đồng, đạt 114,47% dự toán

Thu ngân sách Quận

222,5 tỷ đồng, đạt 123,61% dự toán năm

Chi ngân sách Quận

202,5 tỷ đồng, đạt 112,5% dự toán năm

Còn về giải quyết giới thiệu việc làm 15.255 lượt lao động, đạt 101,7% kế
hoạch. Giảm 205 hộ nghèo, đạt 102,5% kế hoạch, cơ bản hoàn thành nâng chuẩn
nghèo cho hộ có thu nhập lên trên 4 triệu đồng/người/năm.
2.2.1.5 Phát triển cây xanh, hoa kiểng ở Gò Vấp
Cây kiểng là thế mạnh của thành phố tập trung chủ yếu ở Gò Vấp. Quận Gò
Vấp cũng là nơi cung ứng các chủng loại hoa kiểng từ giá rẻ đến cao cấp. Uỷ ban
nhân dân quận Gò Vấp đã đề ra nhiều kế hoạch phát triển cây xanh, hoa kiểng trên
địa bàn quận. Quận Gò Vấp có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh cây xanh, hoa
kiểng với diện tích lớn. Làng hoa Gò Vấp là nơi cung cấp thường xuyên các loại
hoa kiểng từ loại thông thường, giá rẻ đến các loại cao cấp, giá cao. Nơi đây đã hình
thành nhiều loại hình dịch vụ về hoa kiểng, cung cấp cây giống các loại và là nơi
tập hợp nhiều nghệ nhân. Về thị trường tiêu thụ : thành phố Hồ Chí Minh và các
vùng lân cận và có một số xuất khẩu ra nước ngoài.

9



Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu
3.1.1 Mục tiêu
Để đáp ứng được mục đích của nghiên cứu, các mục tiêu cần đạt được là:
- Mô tả thực trạng kinh doanh cây hoa kiểng tại địa bàn quận Gò Vấp.
- Phân tích các tiêu chí để lựa chọn cây xanh hoa kiểng theo giá trị sử dụng
của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích các loài cây hoa kiểng có nguồn gốc từ rừng theo phân loại thực
vật học và theo các tiêu chí phân loại trong cây xanh hoa kiểng.
- Đánh giá nhu cầu sử dụng cây hoa kiểng có nguồn gốc từ rừng tại các điểm
kinh doanh cây hoa kiểng tại quận Gò Vấp.
- Xác định được những thuận lợi và khó khăn trong việc kinh doanh cây
xanh hoa kiểng có nguồn gốc từ rừng nhằm đề ra các giải pháp để việc kinh doanh
ngày càng tốt hơn.
3.1.2 Đối tượng
- Đối tượng điều tra: các cơ sở kinh doanh cây xanh, hoa kiểng ở khu vực Gò
Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
- Đối tượng nghiên cứu: các loài cây kiểng có nguồn gốc từ rừng được đem
về thành phố bán tại các điểm kinh doanh hoa, cây kiểng tại quận Gò Vấp.
3.2 Nội dung
- Thực trạng kinh doanh cây xanh hoa kiểng trên địa bàng quận Gò Vấp được
mô tả theo các nội dung chi tiết sau:
+ Các loài cây xanh hoa kiểng có nguồn gốc từ rừng ( liệt kê loài cây theo họ,

10


tên khoa học, mức độ phổ biến ).

+ Mục đích sử dụng .
+ Đặc điểm của các loài nhóm loài.
+ Kỹ thuật chăm sóc, đào dưỡng, vận chuyển từ rừng về.
- Các tiêu chí để lựa chọn cây xanh hoa kiểng theo giá trị sử dụng dựa trên
các nhóm tiêu chí:
+ Theo các tiêu chí phân loại chung cho cây xanh hoa kiểng.
+ Theo các tiêu chí phân loại riêng cho cây xanh hoa kiểng có nguồn gốc từ
rừng.
- Phân loại học các loài cây có nguồn gốc từ rừng dựa trên hệ thống phân
loại như sau:
+ Theo phân loại thực vật (dạng sống).
+ Theo các tiêu chí phân loại cây xanh hoa kiểng.
- Đánh giá nhu cầu sử dụng cây xanh hoa kiểng có nguồn gốc từ rừng thông
qua việc mua bán tại các điểm kinh doanh hoa kiểng dựa trên sự gia tăng của các
loài có nguồn gốc từ rừng.
- Xác định được những thuận lợi và khó khăn trong việc kinh doanh cây
xanh hoa kiểng có nguồn gốc từ rừng từ đó đề ra các giải pháp để việc kinh doanh
ngày càng tốt hơn theo các khía cạnh:
+ Những thuận lợi.
+ Những khó khăn.
+ Các giải pháp được đề xuất.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã thu nhập những thông tin sau:
- Thông tin thứ cấp
Thu nhập các thông tin về điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực nghiên
cứu, những thông tin liên quan đến các loài cây có giá trị làm cây xanh, hoa cảnh,
loài và đặc điểm loài, loài phân bố, giá trị trong thiết kế làm cảnh quan, điều kiện

11



sống của loài. Thu thập thông tin từ ủy ban nhân dân quận về việc kinh doanh cây
xanh hoa kiểng trên địa bàn quận.
Tìm hiểu các công trình nghiên cứu, bài báo và báo cáo khoa học có liên quan
đến phân loại thực vật, đặc điểm sinh trưởng và phân bố. Và một số chuyên khảo thực
vật. Sau khi thu thập và tổng hợp các tài liệu về cây cảnh đã được biết đến sẽ đưa ra một
thư mục và bảng xác định các tiêu chí phục vụ cho công tác hiện trường.
- Thông tin sơ cấp
Tiến hành điều tra thực địa nhiều đợt để được danh mục các loài cây xanh
hoa kiểng có nguồn gốc từ rừng. Việc điều tra sẽ được tiến hành theo phương pháp
điều tra tuyến. Đi thực địa chụp ảnh và lấy ảnh trên internet để đặc trưng và sau đó
chọn lọc một số loài để mô tả.
Phỏng vấn bằng câu hỏi trắc nghiệm ở 35 cơ sở, cửa hàng ở quận Gò Vấp
thành phố Hồ Chí Minh để lấy được thông tin về các tiêu chí chọn lựa cây xanh,
hoa cảnh.
3.3.2 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
+ Thông tin từ tài liệu thứ cấp: thu nhập các tài liệu có liên quan đến đề tài,
lựa chọn, chọn lọc và tổng hợp thông tin bằng cách đọc trên sách báo, tra cứu trên
internet từ đó ghi chép lại.
+ Thông tin từ phỏng vấn hộ: khi ta được kết quả phỏng vấn các cơ sở buôn
bán kinh doanh cây xanh hoa kiểng ở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh thì ta
thống kê lại bằng Excel thì ta được bảng danh mục các loài có nguồn gốc từ rừng,
mục đích sử dụng cây xanh, hoa kiểng, đồng thời thông qua kết quả tiêu chí để phân
loại cây xanh hoa kiểng.
Từ thông tin phỏng vấn và điều tra thực địa ta cũng thống kê lại để biết được
những khó khăn và thuận lợi của việc buôn bán kinh doanh cây xanh hoa kiểng ở
các cơ sở. Đồng thời thông qua thông tin phỏng vấn và điều tra thực địa cũng tìm
hiểu được các đề xuất của các cơ sở để việc kinh doanh ngày càng tốt hơn.


12


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng việc kinh doanh cây xanh hoa kiểng trên địa bàn quận Gò Vấp
4.1.1 Một số loại cây được mua bán nhiều ở Gò Vấp
Các loài cây xanh hoa kiểng được buôn bán kinh doanh tại các cơ sở được
khảo sát trên địa bàn quận Gò Vấp trong đó có 24 loài và 21 họ được thống kê.

13


Bảng 4.1 Bảng liệt kê các loài cây có nguồn gốc từ rừng được mua bán nhiều
tại gò vấp
STT Tên Gọi

Tên Khoa Học

Số cơ sở bán

1.Họ re

Moraceae

Sanh lá nhỏ

Ficus indica L.

2.Họ Lộc vừng


Lecythidaceae

Lộc vừng

Barringtonia acutangula

3.Họ Bồng Bồng

Dracaenaceae

Phát Tài núi

Dracaena draco L.

4.Họ Dâu tằm

Moraceae

4

Cây Si

Ficus stricta

23

5

Cây Sung


Ficus racemosa

18

5 .Họ Chua me

Oxalidaceae

Khế

Averrhoa carambola L.,

6.Họ Đậu

Fabaceae

Me

Tamarindus indica

7.Họ Thiên Tuế

Cycadaceae

8

Thiên tuế

Cycas revolute


16

9

Vạn tuế

Cycas revolute

15

8.Họ Cườm Rụng

Ehretiaceae

Cùm Rụm

Ehretia acuminate

9.Họ Trúc Đào

Apocynaceae

Mai Chiếu Thủy

Wrightia religiosa

10.Họ Mai

Ochnaceae


Mai Vàng

Ochna integerrima

11.Họ Tử Vi

Lagerstroemiaceaae

Bằng Lăng

Lagerstroemia spp

12.Họ Vang

Caesalpiniaceae

1
2
3

6

7

10

11
12


13

14

30
26
24

17

16

14

14
13

12


14

15

Móng bò

Orchid tree

13.Họ Cam


Rutaceae

Cần Thăng

Feroniella lucida

12

12

14.Họ La Hán Tùng Podocarpaceae
16
17
18
19

20

Tùng La Hán

Podocarpus brevifolius

15.Họ Dầu

Dipterocarpaceae

Sao Đen

Hopea odorata


16.Họ Thông

Pinaceae

Thông

Pinus nigra

17.Họ

Sp

Linh Sam

Desmodium unifoliatum

18.Họ Thầu Dầu

Euphorbiaceae

Cây Sơn Liễu

Phyllanthus cochinchinensis Muell.

Họ Đậu

12
12
10
10


7

Fabaceae

21

Gõ Đỏ

Afzelia xylocarpa

4

22

Cẩm Lai

Dalbergia oliveri

3

Họ Dầu
23

Dầu

24

Cẩm Liên


Dipterocarpaceae
Dipterocarpus alatus
Shorea siamensis

3
2

Qua bảng cho thấy ở địa bàn quận Gò Vấp số lượng loài phong phú đa dạng
nhiều chủng loại đặc biệt là những loài có giá trị cao thường được nhiều người ưa
chuộng như: Sanh, Lộc Vừng, Sung và có nhiều loài có thế đẹp như: Mai Vàng ,
Mai Chiếu Thủy, Cần Thăng và cũng có rất nhiều loài có gỗ quý như: Gỗ Đỏ, Cẩm
Liên. Các loài cây được sản xuất, kinh doanh nhiều nhất : Bằng Lăng, Lộc, Sanh; những
loài cây có độ nhiều trung bình: Khế, Thiên Tuế, Mai Vàng, Mai Chiếu Thủy;
những loài cây có độ nhiều ít : Cần thăng, Đề, Gõ Đỏ, Linh Sam, Thông Hai Lá. Cụ
thể hơn các loài cây đặc trưng thuộc nhóm cây đường phố: Bằng Lăng, Móng bò,

15


×