Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

NGHIÊN CỨU SỰ KẾT NHÓM SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY GỖ TRONG RỪNG KÍN THƯỜNG XANH HƠI ẨM NHIỆT ĐỚI THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN XUÂN QUỲNH

NGHIÊN CỨU SỰ KẾT NHÓM SINH THÁI CỦA MỘT SỐ
LOÀI CÂY GỖ TRONG RỪNG KÍN THƯỜNG XANH HƠI
ẨM NHIỆT ĐỚI THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/ 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN XUÂN QUỲNH

NGHIÊN CỨU SỰ KẾT NHÓM SINH THÁI CỦA MỘT SỐ
LOÀI CÂY GỖ TRONG RỪNG KÍN THƯỜNG XANH HƠI
ẨM NHIỆT ĐỚI THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Ngành: Lâm Nghiệp


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phan Minh Xuân

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2013

i


LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi đã nhận được sự hỗ trợ
và giúp đỡ của các Thầy, Cô Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh trong suốt những năm tháng học tập tại Trường. Nhân dịp này tôi xin
bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:
Quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh nói chung và các Thầy, Cô giáo Khoa Lâm nghiệp nói riêng đã quan
tâm và cung cấp những kiến thức chuyên ngành cho tôi trong suốt quá trình
học tập tại Trường.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thầy Phan Minh Xuân
đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để tôi hoàn
thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn người dân thuộc xã Bưng Riềng – huyện
Xuyên Mộc – tỉnh Bà Ria – Vũng Tàu cùng tập thể cán bộ, nhân viên Ban
Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã giúp đỡ, tạo điều kiện sinh hoạt cũng như trong quá tình thu
thập số liệu ngoài thực địa tốt nhất cho chúng tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn Anh Trần Văn Trãi - Phòng Kỹ thuật Khu bảo
tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã
tạo điều kiên thuận lợi và giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện ngoại
nghiệp.

Cuối cùng, con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cha Mẹ đã sinh thành
nuôi dưỡng, dạy dỗ và là nguồn động viên rất lớn để con trưởng thành đến
ngày hôm nay.
TP. HCM, tháng 6 năm 2013
Nguyễn Xuân Quỳnh

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu sự kết nhóm sinh thái của một số loài cây gỗ trong rừng
kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu –
Phước Bửu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” được thu thập số liệu trong tháng 3 năm 2013.
Mục tiêu của đề tài là: phát hiện một số nhóm sinh thái chủ yếu trong quần xã cây
gỗ của rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới tại khu vực Bình Châu – Phước Bửu,
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bốn loài được nghiên cứu là: sến, trâm mốc, dầu cát và trường chua. Số ô
tiêu chuẩn được lập là 270 ô (200 m2/ô), bố trí có hệ thống, ô cách ô 100 m và tuyến
cách tuyến 500 m. Đo đếm chiều cao và đường kính những loài nghiên cứu có D1,3
> 8 cm. Kết quả như sau:
- Có 4 cặp loài kết nhóm là: sến và dầu cát; sến và trường chua; dầu cát và
trâm mốc; dầu cát và trường chua.
- Kết nhóm giữa loài với tổ hợp loài gồm: sến với tổ hợp trâm mốc + dầu cát;
sến với tổ hợp trâm mốc + trường chua; trâm mốc với tổ hợp dầu cát + sến; trường
chua với tổ hợp sến + trâm mốc; trường chua với tổ hợp sến + dầu cát; trường chua
với tổ hợp sến + trâm mốc + dầu cát.
- Sự kết nhóm riêng phần: trâm mốc hay trường chua có ảnh hưởng đến sự
kết nhóm giữa sến và dầu cát; trâm mốc có ảnh hưởng đến sự kết nhóm giữa sến với
trường chua; và giữa dầu cát và trường chua trong quần xã; sến hoặc trường chua
trong quần xã có ảnh hưởng đến khả năng kết nhóm của dầu cát và trâm mốc.

- Mật độ và trữ lượng của 4 loài được xác định như sau:
+ Mật độ của sến 46 cây/ha, trâm mốc 51 cây/ha, dầu cát 23 cây/ha và
trường chua 20 cây/ha.
+Trữ lượng của 4 loài sến, trâm mốc, dầu cát và trường chua góp phần
vào tổng trữ lượng của rừng lần lượt là 37,52 m3/ha, 25,83 m3/ha, 15,17
m3/ha, và 5,80 m3/ha.

iii


ABSTRACT
The thesis “Researching on ecological associate among timber trees in
evergreen moisture tropical forest at Binh Chau – Phuoc Buu Reserve, Ba Ria –
Vung Tau province” data was collected in March of 2013. The study’s aimed to
explore some principal ecological groups in wooden tree in population of evergreen
moisture tropical forest in this area.
Four

species

studied

are:

Shorea

roxburghii,

Syzygium


cumini,

Dipterocarpus insularis, Nephelium hypoleucum. The number of studied samples
are 270 plot with each plot is 200 squares meter. Determining of diameter of four
species with D1,3 > 8 centimeter. These samples were located horizontally by line
every 100 m, across the distribution of species.
Researching on associate between 04 species acknowledge that:
- There were 4 species pairs associated, include: Shorea roxburghii with
Dipterocarpus insularis; Shorea roxburghii with Nephelium hypoleucum;
Dipterocarpus insularis with Syzygium cumini; and Dipterocarpus insularis with
Nephelium hypoleucum.
- Associated between species with groups: Shorea roxburghii with Syzygium
cumini + Dipterocarpus insularis; Shorea roxburghii with Syzygium cumini +
Nephelium hypoleucum; Syzygium cumini with Dipterocarpus insularis + Shorea
roxburghii; Nephelium hypoleucum with Shorea roxburghii + Syzygium cumini;
Nephelium hypoleucum with Shorea roxburghii + Dipterocarpus insularis;
Nephelium hypoleucum with Shorea roxburghii + Syzygium cumini + Dipterocarpus
insularis.
- Associated partial include: Syzygium cumini or Nephelium hypoleucum
effected of associated of Shorea roxburghii and Dipterocarpus insularis;
Corresponding Syzygium cumini with Shorea roxburghii and Nephelium

iv


hypoleucum; Syzygium cumini with

Dipterocarpus insularis and Nephelium

hypoleucum; Shorea roxburghii or Nephelium hypoleucum with Dipterocarpus

insularis and Syzygium cumini.
- Density of Shorea roxburghii is 46 tree/ha, Syzygium cumini 51 tree/ha,
Dipterocarpus insularis 23 tree/ha, and Nephelium hypoleucum 20 tree/ha.
- Volume of 4 species are: Shorea roxburghii 37,52 m3/ha, Syzygium cumini
25,83 m3/ha, Dipterocarpus insularis 15,17 m3/ha, Nephelium hypoleucum 5,80
m3/ha.

v


MỤC LỤC
Mục

Trang

Trang tựa ...................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Abstract ...................................................................................................................... iv
Mục lục....................................................................................................................... vi
Danh mục các chữ viết tắt trong khóa luận ............................................................. viii
Danh sách các bảng .................................................................................................... ix
Danh sách các hình..................................................................................................... xi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................... 3
1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu .................................... 3
1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 3
1.1.2. Địa hình, địa mạo ....................................................................................... 3
1.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng .................................................................................. 4
1.1.4. Khí hậu – thủy văn ..................................................................................... 5

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .......................................................... 6
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .............................................................. 6
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................. 10
1.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 12
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 18
2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 18
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 18
2.3.1. Phương pháp ngoại nghiệp...................................................................... 18

vi


2.3.2. Phương pháp nội nghiệp ......................................................................... 19
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 21
3.1. Xác định mối quan hệ kết nhóm giữa loài với loài ............................................ 21
3.2. Xác định mối quan hệ giữa loài với nhóm loài (sự kết nhóm đa phần) ............. 27
3.3. Xác đinh sự kết nhóm riêng phần của 2 loài
khi có sự xuất hiện của loài thứ 3 ..................................................................... 38
3.4. Sự đóng góp của các loài nghiên cứu vào tổ thành loài quần xã thực vật
tại khu vực nghiên cứu...................................................................................... 42
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 51
4.1. Kết luận .............................................................................................................. 51
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 53

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

D1.3 :

Đường kính ngang ngực (cm)

f1.3 :

Hình số thân cây ngang ngực

FAO:

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

G

Tổng diện ngang (m2/ha)

:

Hvn :

Chiều cao vút ngọn (m)

N

Số cây điều tra

:

NPK :


Tên phân bón

Nxb :

Nhà xuất bản

χ2

:

Kiểm định Chi – square

V

:

Tổng thể tích thân cây (m3/ha)

P

:

Mức ý nghĩa thống kê

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Mối liên hệ giữa sến và trâm mốc ...........................................................21

Bảng 3.2. Mối liên hệ giữa sến và dầu cát ...............................................................22
Bảng 3.3. Mức độ quan hệ giữa sến và dầu cát .......................................................22
Bảng 3.4. Mối liên hệ giữa sến và trường chua .......................................................23
Bảng 3.5. Mức độ quan hệ giữa sến và trường chua ...............................................23
Bảng 3.6. Mối liên hệ giữa trâm mốc và dầu cát .....................................................24
Bảng 3.7. Mức độ quan hệ giữa trâm mốc và dầu cát .............................................25
Bảng 3.8. Mối liên hệ giữa trâm mốc và trường chua .............................................25
Bảng 3.9. Mối liên hệ giữa dầu cát và trường chua .................................................26
Bảng 3.10. Mức độ quan hệ giữa dầu cát và trường chua .......................................26
Bảng 3.11. Mối quan hệ giữa sến – (trâm mốc + dầu cát).......................................27
Bảng 3.12. Mức độ quan hệ giữa sến – (trâm mốc + dầu cát).................................28
Bảng 3.13. Mối liên hệ giữa sến – (trâm mốc + trường chua) ................................28
Bảng 3.14. Mức độ quan hệ giữa sến – (trâm mốc + trường chua) .........................29
Bảng 3.15. Mối liên hệ giữa sến – (dầu cát + trường chua) ....................................29
Bảng 3.16. Mối liên hệ giữa sến – (trâm mốc + dầu cát + trường chua) .................30
Bảng 3.17. Mối liên hệ giữa trâm mốc – (dầu cát + trường chua) ..........................31
Bảng 3.18. Mối liên hệ giữa trâm mốc – (dầu cát + sến) ........................................31
Bảng 3.19. Mức độ quan hệ giữa trâm mốc – (dầu cát + sến) .................................32
Bảng 3.20. Mối liên hệ giữa trâm mốc – (dầu cát + trường chua + sến) .................33
Bảng 3.21. Mối liên hệ giữa dầu cát – (sến + trâm mốc) ........................................33
Bảng 3.22. Mối liên hệ giữa dầu cát – (sến + trường chua) ....................................34
Bảng 3.23. Mối liên hệ giữa dầu cát – (sến + trâm mốc + trường chua) .................35
Bảng 3.24. Mối liên hệ giữa trường chua – (sến + trâm mốc) ................................35

ix


Bảng 3.25. Mức độ quan hệ giữa trường chua – (sến + trâm mốc) .........................36
Bảng 3.26. Mối liên hệ giữa trường chua – (sến + dầu cát) ....................................36
Bảng 3.27. Mức độ quan hệ giữa trường chua – (sến + dầu cát).............................37

Bảng 3.28. Mối liên hệ giữa trường chua – (sến + trâm mốc + dầu cát) .................37
Bảng 3.29. Mức độ quan hệ giữa trường chua – (sến + trâm mốc + dầu cát) .........38
Bảng 3.30. Kiểm định tính độc lập giữa sến và dầu cát khi có sự tham gia
của trâm mốc ............................................................................................................39
Bảng 3.31. Kiểm định tính độc lập giữa sến cát và dầu cát khi
có sự tham gia của trường chua................................................................................39
Bảng 3.32. Kiểm định tính độc lập giữa sến và trường chua khi có
sự tham gia của trâm mốc ........................................................................................40
Bảng 3.33. Kiểm định tính độc lập giữa sến và trường chua khi có sự tham gia
của dầu cát ................................................................................................................40
Bảng 3.34. Kiểm định tính độc lập giữa dầu cát và trường chua khi có sự
tham gia của sến .......................................................................................................40
Bảng 3.35. Kiểm định tính độc lập giữa dầu cát và trường chua khi có sự
tham gia của trâm mốc ............................................................................................41
Bảng 3.36. Kiểm định tính độc lập giữa dầu cát và trâm mốc khi có sự
tham gia của sến .......................................................................................................41
Bảng 3.37. Kiểm định tính độc lập giữa dầu cát và trâm mốc khi có
sự tham gia của trường chua ....................................................................................42
Bảng 3.38. Phân bố theo đường kính của loài sến...................................................43
Bảng 3.39. Phân bố theo chiều cao của loài sến ......................................................44
Bảng 3.40 Phân bố theo đường kính của loài trâm mốc ..........................................45
Bảng 3.41. Phân bố theo chiều cao của loài trâm mốc ............................................46
Bảng 3.42. Phân bố theo đường kính của loài dầu cát ............................................47
Bảng 3.43 Phân bố theo chiều cao của loài dầu cát .................................................48
Bảng 3.44. Phân bố theo đường kính của loài trường chua.....................................49
Bảng 3.45. Phân bố theo chiều cao của loài trường chua ........................................50

x



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Hoa và lá cây dầu cát…………………………………………………13
Hình 1.2: Thân, hoa và lá cây sến……………………………………………….14
Hình 1.3: Lá và quả cây trâm mốc………………………………………………15
Hình 1.4: Thân, quả và lá cây trường chua……………………………………...17
Hình 3.1: Phân bố theo cấp đường kính của loài sến…………………………...43
Hình 3.2: Phân bố theo cấp chiều cao của loài sến……………………………..44
Hình 3.3 Phân bố theo đường kính của loài trâm mốc………………………….45
Hình 3.4: Phân bố theo chiều cao của loài trâm mốc…………………………...46
Hình 3.5: Phân bố theo đường kính của loài dầu cát……………………………47
Hình 3.6: Phân bố theo chiều cao của loài dầu cát…………………………….. 48
Hình 3.7: Phân bố theo đường kính của loài trường chua……………………....49
Hình 3.8: Phân bố theo chiều cao của loài trường chua………………………...50

xi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Người ta thường nói “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”, điều đó cho thấy
rừng chính là nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người
và nó ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người cũng như xã hội. Tuy nhiên
rừng không phải là nguồn tài nguyên vô tận mà hiện nay rừng tự nhiên của nước ta
đang suy giảm mạnh cả về diện tích và chất lượng rừng. Nguyên nhân chính làm
cho nguồn tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt và thu hẹp về diện tích đó là áp lực
về dân số của các vùng tăng nhanh, nghèo đói, trình độ dân trí vùng sâu vùng xa
còn thấp, người dân sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng, hoạt động
khuyến nông khuyến lâm chưa phát triển, chính sách nhà nước về quản lý rừng còn
nhiều bất cập, cơ cấu xã hội truyền thống có nhiều thay đổi, lâm tặc phá rừng, cháy
rừng,... Vì vậy vấn đề bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một

trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
Để thực hiện thành công nhiệm vụ bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng thì
nhà nước cần có những chính sách, thể chế thích hợp để tăng cường quản lý, bảo vệ
rừng, đồng thời bảo tồn đa dạng sinh học và nỗ lực nghiên cứu làm tăng năng suất
rừng, phục hồi, tái tạo lại hệ sinh thái rừng đang ngày càng suy thoái nghiêm trọng.
Hiện nay nước ta đã thành lập được 25 Vườn quốc gia, 60 Khu bảo tồn thiên nhiên,
37 Di tích văn hóa - lịch sử - môi trường (ICEM, 2003). Nằm trong hệ thống các
khu rừng đặc dụng tại Việt Nam, Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu
thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được công nhận theo Quyết định số 194/CT ngày 9
tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Là khu rừng nguyên sinh, có
diện tích 11.392 ha và Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu được xếp
vào “Kiểu thực vật rừng kín, nửa rụng lá ẩm nhiệt đới”. Đa dạng về thành phần thực
vật, gồm 750 loài thuộc 123 họ, trong đó có 732 loài đã được định danh (phân viện
Điều tra quy hoạch rừng, 2000), với nhiều quý hiếm như: cẩm lai bà rịa, gõ đỏ, gõ

1


mật, giáng hương, bình linh nghệ, dầu cát,… riêng loài dầu cát (Dipterocarpus
insularis) được coi là loài cây đặc hữu của Khu bảo tồn. Theo kết quả khảo sát, điều
tra về tài nguyên động vật rừng đã xác định có 205 loài có xương sống thuộc các
lớp ếch nhái, bò sát, chim và thú (chiếm ~ 91% các loài động vật trong toàn tỉnh Bà
Rịa -Vũng Tàu), một số loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Thế giới và Việt Nam
như: khỉ đuôi dài, khỉ đuôi lợn, gà lôi hông tía, cu li nhỏ, rùa núi vàng,… Với mục
tiêu quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thì các nhà quản lý
nghiên cứu phải nắm các loài, họ thực vật đang sinh trưởng và phát triển tại khu bảo
tồn. Việc điều tra loài, họ thực vật để biết được sự phân bố, thích ứng, tiềm năng
phát triển, giá trị của chúng, nghiên cứu sự tác động qua lại và ảnh hưởng đến nhau
của các loài, họ trong hệ thực vật phức tạp để có những đề xuất phù hợp cũng như
góp phần vào nghiên cứu tính đa dạng sinh học của khu bảo tồn.

Xuất phát từ thực tế trên và phạm vi của một khóa luận tốt nghiệp đại học,
tôi chọn đề tài có tên: “Nghiên cứu sự kết nhóm sinh thái của một số loài cây gỗ
trong rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên
Bình Châu – Phước Bửu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” dưới sự hướng dẫn của thầy
ThS. Phan Minh Xuân, Bộ môn Lâm Sinh, Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Với kết quả đạt được của khóa luận, tôi hy
vọng sẽ có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với bản thân cũng như góp một phần
nhỏ về mặt lý luận và thực tiễn trong công tác điều tra loài, họ thực vật nói chung,
sự kết nhóm sinh thái và ảnh hưởng lẫn nhau của một số loài trong hệ thực vật nói
riêng để xây dựng các kế hoạch quản lý, bảo vệ và có các biện pháp lâm sinh tác
động hợp lý tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Do thời gian thực hiện khóa luận và kiến thức còn hạn chế nên không tránh
khỏi những sai sót, vì vậy tôi kính mong nhận được những chỉ dẫn và góp ý của quý
Thầy Cô trong Khoa Lâm nghiệp và các bạn quan tâm. Tôi xin chân thành cảm ơn!

2


Chương 1
TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu
1.1.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu nằm trong địa phận hành
chính các xã Phước Thuận, Xuyên Mộc, Bông Trang, Bưng Riềng và Bình Châu,
thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tọa độ địa lý:
Từ 10037’57’’ đến 10037’46’’ vĩ độ Bắc
Từ 107024’31’’ đến 107036’07’’ kinh độ Đông
Ranh giới:
- Phía Bắc Khu bảo tồn giáp Lâm trường Xuyên Mộc

- Phía Đông Bắc giáp huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận)
- Phía Nam giáp Biển Đông giới hạn bởi bờ biển từ ấp Thuận Biên, xã
Phước Thuận đến xã Bình Châu.
- Phía Tây giáp sông Hỏa, lộ 328 và xã Phước Thuận.
Tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn là 11.392 ha. Khu bảo tồn được chia
làm 2 phần rõ rệt do đường quốc lộ 23, bao gồm 11 tiểu khu.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Nhìn chung toàn bộ Khu bảo tồn có địa hình tương đối bằng phẳng, thoai
thoải từ 4 phía đổ vào trung tâm, tạo thành 4 vùng địa hình khác nhau như sau:
a. Vùng bằng phẳng chiếm diện tích 9.902 ha, trải rộng từ phía Bắc đến phía
Nam, độ cao từ 20 – 50 m so với mặt biển, độ dốc bình quân từ 3 -50.
b. Vùng đồi bao gồm một số ngọn đồi có độ cao tuyệt đối từ 60 – 160 m như:
Hồng Nhung (118 m) nằm ở phía Bắc thuộc phân trường 1, cụm Hồ Linh (cao từ

3


100 – 162 m) nằm ven biển thuộc tiểu khu 51. Khu vực Mộ Ông, Gái Ma,… ở phía
Tây thuộc tiểu khu 49. Tổng diện tích của vùng có địa hình đồi là 350 ha.
c. Vùng hồ lòng chảo có diện tích khoảng 200 ha gồm các hồ trũng ven sông
suối thường ngập nước mùa mưa và các hồ có nước quanh năm như: Hồ Linh, Hồ
Tràm, Hồ Cốc, Hồ Nhám, Hồ Tròn và Hồ Núi Le.
d. Vùng cồn cát ven biển có diện tích 940 ha, chạy dọc trên 12 km bờ biển, ở
phía Đông Bắc của Khu bảo tồn thiên nhiên từ ấp Thuận Biên, xã Phước Thuận đến
Bến Lội xã Bình Châu. Dạng địa hình này bao gồm các cồn cát di động đã ổn định
có thảm thực vật che phủ và cồn cát đang di động chưa có thực vật che phủ có độ
cao từ 30 – 60 m so với mặt biển.
e. Các dạng địa hình khác nhau tạo cho Khu bảo tồn có cảnh quan sinh động
với các dạng: núi, rừng, suối, hồ, biển, từ đó hình thành các khu cư trú rất đa dạng
cho các loài sinh vật; đồng thời cũng là địa bàn thuận lợi cho các hoạt động nghiên

cứu khoa học, giáo dục, môi trường và tham quan du lịch.
1.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
Đất đai ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu được hình thành
trên 3 loại đá mẹ chính là:
a. Đá Mắc – ma chứa Granite – Diosit hạt lớn và đá Granit – Diosit (trung
tính). Đây là sản phẩm của sự hoạt động xâm nhập Mắc – ma.
b. Đá Bazan trẻ, sản phẩm của sự hoạt động của núi lửa.
c. Trầm tích và phù sa cổ.
Các loại đá mẹ dưới ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sinh vật và các hoạt
động của biển tạo nên các loại đất chính sau:
- Đất Feralit vàng nhạt: Phát triển trên đá Mắc – ma – Granit và trầm tích
thuộc nhóm đất hình thành tại chỗ chiếm diện tích rất lớn, có màu xám trắng đến
vàng nhạt, thành phần cơ giới nhẹ (cát chiếm từ 40 - 60%), tầng đất sâu, tầng mùn
mỏng, hàm lượng NPK thấp do bị rửa trôi mạnh.
- Đất Feralit đỏ, phát triển trên đá bazan, có màu nâu vàng đến nâu đỏ, tầng
đất dày, thành phần cơ giới thịt nặng (sét tới 60%), hàm lượng NPK cao.

4


- Đất phèn: Chiếm diện tích khá lớn, được hình thành trên các bưng ngập
nước vào mùa mưa. Đất có màu xám trắng đến xám đen, độ pH từ 4 - 4,5, thành
phần cơ giới nhẹ (cát từ 50 – 60%).
- Đất cát ven biển: chạy dọc theo bờ biển hình thành hai loại đất khác nhau:
+ Cồn cát di động không ngập nước.
+ Đất cát ướt thường bị ngập nước thủy triều dâng.
Cả hai loại đất này đều có tỉ lệ cát từ 60 – 70%, tầng mùn hầu như không có,
hàm lượng NPK rất thấp, hút và thoát nước mạnh, độ che phủ thức vật rất thấp
dưới 10%.
- Đất cát trắng và cát vàng trong nội địa: có tỷ lệ khá cao trên 70%, hàm

lượng NPK rất thấp.
1.1.4. Khí hậu – thủy văn
1.1.4.1Khí hậu
Đặc trưng tóm tắt của khí hậu ở khu vực Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu cho thấy:
- Nhiệt độ bình quân hàng năm của không khí là 25,80C, cao nhất (Tmax) là
380C vào tháng 4 – 5, thấp nhất (Tmin) là 150C vào tháng 12. Biên độ nhiệt 30C.
- Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.396 mm, cao nhất (Pmax) là 1.877 mm
(năm 1917) và thấp nhất (Pmin) là 704m vào năm 1907.
- Số ngày mưa bình quân trong năm là 124 ngày.
- Số tháng mưa là 6 tháng (từ tháng 5 – 10) nhưng thường tập trung vào các
tháng 7, 8 và 9 hàng năm.
Mùa nắng kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (6 tháng) có khi tới 7
tháng. Số tháng khô từ 1 – 3 tháng. Số tháng hạn từ 2 – 3 tháng. Số tháng kiệt từ 0 –
1 tháng.
- Độ ẩm của không khí:
+ Độ ẩm tuyệt đối bình quân hàng năm là 85,2%.
+ Độ ẩm tuyệt đối (max) hàng năm tới 100%.

5


+ Độ ẩm tuyệt đối (min) là 36% vào tháng 12 và tháng 1.
+ Lượng bốc hơi cao nhất (max) là 43,7% vào tháng 3.
- Chế độ gió:
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu thường chịu ảnh thưởng của
2 hướng gió chính thịnh hành theo 2 mùa chính liên tục là:
+ Gió Tây Nam thổi vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
+ Gió Đông Bắc thổi vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
+ Tốc độ trung bình của gió là 8 – 10 km/h.

Hai hướng gió này đều xuất phát từ Biển Đông thổi vào và suốt dọc vùng
ven biển đều không có cây cao chắn gió, cho nên ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố
thực vật cũng như quá trình sinh trưởng, phát triển và tái sinh rừng.
1.1.4.2. Thủy văn
Trong Khu bảo tồn có khoảng 43 km sông suối lớn nhỏ quanh năm có nước.
Ngoài ra, trong vùng phân bố của rừng còn có nhiều bàu và hồ nước (Bầu
Nhám, Bầu Bàng, Hồ Cốc, Hồ Tràm, Hồ Linh, Hồ Tròn, Hồ Núi Le,…). Đặc biệt ở
phía Đông Bắc của Khu bảo tồn có suối nước khoáng Bình Châu có nhiệt độ từ 60 –
800C. Nhìn chung, thủy văn trong Khu bảo tồn tương đối thuận lợi cho việc phát
triển của thực vật.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trước đây phương pháp nghiên cứu lâm học chủ yếu là mô tả đối tượng theo
định tính. Hiện nay người ta có xu hướng kết hợp vừa mô tả định tính lẫn định
lượng bằng tính toán sinh học nhằm nắm vững hơn những quy luật sống của rừng,
vạch ra phương hướng đúng cho quá trình xử lý rừng tích cực nhất, đem lại hiệu
quả cao hơn.
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về sự kết nhóm sinh thái của các loài
cây gỗ nói riêng và đặc điểm lâm học nói chung như sau:

6


Khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng, nhiều tác giả đã mô tả và phân
tích về “Ngoại mạo và cấu trúc của rừng, thành phần thực vật rừng” (Baur 1979,
Richards 1952).
Nghiên cứu về sự kết nhóm giữa các loài đáng lưu ý nhất là các công trình
của Enquist; Niklas (2001) trong công trình của mình, các tác giả đã đưa ra học
thuyết tương quan sinh trưởng – thuộc tính của các cá thể thay đổi như thế nào về
kích thước. Họ đã xác định các mối quan hệ giữa kích thước cây với tần số phân

phối, sinh khối, số lượng loài và số cá thể trên một đơn vị diện tích đất.
Do tính chất phức tạp về tổ thành loài cây, nên trong thực tế nhà Lâm nghiệp
chỉ chú ý đến một số loài cây có giá trị kinh doanh. Trong đó, những nghiên cứu về
loài cây họ Dầu đã có từ những năm 1943 đến nay. Đáng kể nhất là công trình
nghiên cứu của các nhà thực vật người Pháp Tardieu - Blot “Những cây họ dầu
Đông Dương, những quan hệ thân thuộc và phân bố (Les Dipterocapaceae
d’Indochina, affinitíe et reparstion)” đăng trong tạp chí thực vật học Boissiera ở
Geneve. Đến tháng 1 năm 1983, Ahston có công trình nghiên cứu về họ Dầu trong
thực vật của Malaisia. Cho tới tháng 4 năm 1945, hội nghị bàn tròn Quốc tế lần III
về họ dầu tại Trường Đại học Tổng Hợp Sulawarmar đã xác định đảo Borneo
Indonesia là “Trung tâm phát sinh của họ Dầu”. Cây họ dầu là mối quan tâm đặc
biệt của các tổ chức quốc tế Unesco và FAO. Hội nghị lần III đề cập nhiều vấn đề:
phân bố, phân loại, hình thái giải phẫu cổ sinh, tái sinh và trồng lại rừng, bảo tồn và
phát triển tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi rường thiên nhiên.
Kelly và Bowler (2003) cho rằng sự thay đổi của môi trường đã thúc đẩy sự
cộng sinh của các loài cây bằng cách bổ sung có sự lựa chọn các loài cây quý
hiếm và phổ biến trong một khu rừng nhiệt đới khô. Nhiều tác giả cho rằng những
hiểu biết về hệ sinh thái rừng nhiệt đới còn rất hạn chế. Các loài cây cùng loài đã
cộng sinh như thế nào vẫn còn là một bí ẩn. Ngoài ra theo mô hình rút thăm hai
thành phần của Kelly và Bowler cho thấy các cây con cùng loài cạnh tranh trong
một loạt vị trí xác định giống nhau thì có lợi ít nhiều cho những loài khác. Qua
nghiên cứu từ những khu rừng nhiệt đới khác cũng nói lên điều này. Ta thấy rằng

7


các loài có liên hệ gần nhau thì có những nhu cầu như nhau. Hầu hết các cây nhiệt
đới dường như có tán rộng và chồng chéo lên nhau và vì vậy có xu hướng cạnh
tranh ở những khu xác định với sự đa dạng loài rộng lớn và không cần có quan hệ
gần nhau. Vì thế không có lý do nào để chứng tỏ rằng một mô hình tương tác giữa

các cặp cùng loài trong số hàng trăm loài, khi không tính đến sự cạnh tranh tràn
lan, là một sự tiếp cận tốt.
Kelly còn xét đến những khó khăn về tính toán những dao động bổ sung,
trường hợp dàn xếp sự cộng sinh cho các cây cùng loài bởi sự biến đổi của môi
trường là không thuyết phục. Mặc dù rất hợp lý để tin rằng sự thay đổi của môi
trường góp phần vào việc cộng sinh nói chung, ngay cả khi thiết lập tiềm năng cho
sự thay đổi này liên quan đặc biệt đến sự tái sinh của những cây cùng loài trong
rừng nhiệt đới, thì cần có những bằng chứng rõ ràng là những cây cùng loài cộng
sinh mọc chồng chéo lên nhau nhiều hơn về không gian và thời gian hơn là với
những cây khác loài.
Trong nhiều thập niên qua, các nhà sinh thái học đã cố gắng giải thích hiện
tượng cộng sinh của cây rừng nhiệt đới. Theo Kelly và Bowler những khác biệt
không dao động bổ sung và khả năng cạnh tranh giữa những loài cây có liên quan
chặt chẽ với nhau. Kelly và Bowler tập trung nghiên cứu ở những vùng rừng chưa
bị tác động lớn.
Nhận biết về cạnh tranh tập trung có thể liên quan đến sự so sánh các cây
cùng loài, và ý tưởng này được xác nhận bởi bằng chứng rằng: khi làm biến đổi số
lượng, chức năng trong vài đặc điểm sinh lý của những cây cùng loài thì những loài
này sẽ có những đặc trưng khác so với dự đoán. Các quần thể cây gỗ bao gồm trung
bình khoảng 30% các cây cùng loài, và có thể nhận biết một cách tổng thể chức
năng các giai đoạn phát triển rừng. Không có mô hình cộng sinh nào dự báo trước
rằng những loài quý hiếm hơn sẽ là những loài cạnh tranh ưu thế hơn.
“Học thuyết về rừng” của Morozov (1930) đã nêu “trong những khu rừng
luôn xảy ra không chỉ sự cạnh tranh để tồn tại mà tại đó vẫn đang ngự trị quy luật
thích ứng lẫn nhau giữa các sinh vật rừng”. Điều đó cho chúng ta thấy được rằng

8


mỗi loài cây rừng nói riêng và các sinh vật rừng nói chung để tồn tại thì chúng

không chỉ phải trải qua quá trình cạnh tranh về thức ăn, môi trường và không gian
sinh sống mà còn phải trải qua quá trình thích ứng lẫn nhau, qua quá trình thích ứng
đó chính là cơ sở tiền đề cho sự kết nhóm sinh thái của cây rừng.
Trạng thái của một quần xã thực vật được đặc trưng bới nhiều đại lượng
khác nhau. Trước hết, đó là những đại lượng chỉ sự tham gia của loài (về mặt số
lượng) trong kết cấu và cấu trúc của quần xã. Ví dụ: Độ che phủ của loài, mật độ,
trọng lượng, thể tích,… Một số đại lượng nói lên sự phân bố loài trên mặt đất, còn
một số đại lượng khác đặc trưng cho trạng thái của môi trường. Giữa những đại
lượng tồn tại sự phụ thuộc nhất định. Quần xã thực vật là một hệ thống rất phức tạp,
trong đó mỗi quần thể loài bị kiểm soát bởi nhiều loài khác và vô số nhân tố của
môi trường. Theo Bray (1956), sự phụ thuộc giữa các loài có thể nghiên cứu trên ba
mức độ không gian khác nhau.
(a) Trên mức độ địa lý, người ta nghiên cứu sự cùng chung sống của các loài
trong một địa phương và đánh giá sự trùng hợp (hay sự giao nhau) của chúng trong
các vùng địa lý.
(b) Trên mức quần xã, người ta xem xét: (1) sự liên hệ phụ thuộc giữa các
loài, (2) khả năng của các loài tham gia vào cùng một quần xã và những nhân tố
kiểm soát sự sống của chúng, (3) sự trùng hợp biên độ sinh thái của các loài mà đơn
vị đo đếm là ô tiêu chuẩn có kích thước lớn (0,1 – 1,0 ha).
(c) Trên mức giữa các loài trong cùng một quần xã thực vật, người ta xác
định quan hệ qua lại giữa các loài. Đơn vị đo đếm ở đây thường dùng ô kích thước
nhỏ (100 – 500 m2). Ở đây sự phân bố của loài theo diện tích quần xã thực vật là do
rất nhiều nguyên nhân gây ra. Ví dụ: Đặc điểm sinh học của loài cây, điều kiện
không thuần nhất của môi trường, trong đó quan hệ giữa các loài đóng một vai trò
quan trọng.
Cần nhận thấy rằng ranh giới giữa mức hai và ba rất khó phân định. Bởi vì
khi tăng kích thước ô mẫu thì chúng ta đã chuyển từ việc nghiên cứu quan hệ giữa
các loài trong một vi môi trường thành quan hệ của chúng trong quần xã. Sự khác

9



biệt có tính nguyên tắc ở mức độ một và hai là khi kích thước càng nhỏ thì mối
quan hệ giữa các loài càng đóng vai trò lớn trong việc xác định tương quan giữa các
loài. Ở mức giữa các loài, chúng ta phải xác định những loài đem so sánh thuộc
tầng tán nào, dạng sống nào và thuộc vi môi trường nào. Trên mức quần xã, chúng
ta phải xác định những loài đem so sánh cố thuộc về một quần xã hay không, vị trí
các quần xã thực vật có tương đồng với nhau hay không.
Theo nghĩa rộng, cạnh tranh là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa hai loài
sinh vật (thường là mối quan hệ dinh dưỡng, cùng một loại thức ăn). Cạnh tranh
giữa các loài là mối quan hệ tác động lẫn nhau. Từ đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến
sinh trưởng và tồn tại của chúng. Các thành phần của quần xã thực vật rừng được
xác định bởi mối quan hệ giữa các thành phần thực vật. Sau khi thích ứng với các
điều kiện khí hậu và đất đai, cây gỗ sẽ sinh trưởng, phát triển tại nơi mọc của chúng
và sẽ được điều hòa bởi các mối quan hệ giữa những cây cùng loài hoặc khác loài.
Những loài thực vật có mối quan hệ tốt với nhau sẽ cùng tồn tại. Những loài có ảnh
hưởng bất lợi lẫn nhau sẽ được thử thách để kết quả cuối cùng sẽ bị đào thải tự
nhiên hoặc tồn tại trong tình trạng bị chèn ép . Vì vậy ở rừng hỗn giao phức tạp, các
loài sẽ tồn tại không chỉ thích ứng với khí hậu, đất đai, mà còn có sự thích ứng hài
hòa với nhau.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong nước, từ trước đến nay cũng đã có một số công trình nghiên cứu liên
quan đến quan hệ giữa các loài cây trong quần xã thực vật, trong đó đáng kể là
những nghiên cứu của Thái Văn Trừng (1978), trong “Thảm thực vật rừng Việt
Nam trên quan điểm hệ sinh thái”, cho rằng các nhân tố sinh thái đã đóng vai trò
quyết định đối với quá trình sinh thái và phát triển những kiểu thảm thực vật. Đánh
giá vai trò của họ Dầu trong cấu trúc của hệ sinh thái rừng, Thái Văn Trừng cho
rằng, với điều kiện tối ưu, ở các loại rừng vùng thấp, họ Dầu có thể chiếm đến 80%
những cá thể ở tầng nhỏ và chiếm 40% các cây ở tầng tán cao và dưới tán rừng.
Theo phân loại rừng Việt Nam của Thái Văn Trừng (2000), thì rừng cây họ Dầu


10


trên đất phù sa ven biển thuộc kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới, kiểu phụ
miền thực vật với khu hệ Malaixia – Indonesia và khu hệ Ấn Độ - Miến Điện.
“Luận chứng kinh tế kỹ thuật Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước
Bửu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” của Vũ Văn Dũng (Phân Viện Điều Tra Quy
Hoạch rừng, 1993) cũng dựa theo phân loại rừng của Thái Văn Trừng (2000) trong
“Báo cáo kết quả điều tra xây dựng bản đồ thảm thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên
Bình Châu - Phước Bửu” (2000) danh lục thực vật của Khu bảo tồn thiên nhiên
Bình Châu - Phước Bửu đã ghi nhận được 750 loài, và định danh 739 loài thực vật
bậc cao thuộc 123 họ thực vật. Trong số 123 họ thực vật đã được ghi nhận, họ Dầu
(Dipterocarpaceae) tuy có số loài không nhiều (13 loài) nhưng đây là họ thực vật
quan trọng.
“Tài nguyên cây gỗ Việt Nam” của (Trần Hợp 2002), Võ Văn Chi và Trần
Hợp 1985 cho biết trong thành phần loài cây ở rừng miền Đông Nam Bộ, các loài
cây của họ Dầu trong rừng nguyên sinh chiếm ưu thế rõ rệt có 6 chi và 40 loài.
Ngoài ra, đặc biệt chú ý đến “Từ điển thực vật thông dụng” tập I, II (2004) và “Từ
điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi.
Năm 2006, Phan Minh Xuân nghiên cứu một số đặc tính lâm học các loài cây
họ Sao Dầu trong rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và rừng kín thường xanh
nửa rụng lá ẩm nhiệt đới vùng Đông Nam bộ kết luận: Phân bố số cây theo cấp
chiều cao có dạng một đỉnh lệch trái; phân bố số cây theo cấp đường kính có dạng
phân bố hàm Mayer; tái sinh cây họ Sao Dầu có dạng phân bố cụm.
Lê Bá Toàn (1997) cho biết, các quần hợp thực vật cây họ Dầu ở Khu bảo
tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước bửu phân bố tập trung ở độ cao từ 5 – 20 m so
với mặt nước biển. Điều kiện lập địa trên đất cát biển khác nhau đã ảnh hưởng rõ
đến các loài cây họ Dầu, số lượng các loài cũng như định cư trong quần xã thực vật.
Trên đất cát xám cao không ngập nước là: dầu cát, sến, vên vên, sao đen với 12 loài

cây lớn định cư. Lượng cây tái sinh ở quần hợp dầu cát – sến không cao, trong đó
loài cây họ Sao dầu chiếm ưu thế. Tăng trưởng cây tái sinh họ Dầu rất thấp. Mật độ
tái sinh nhiều ít dưới tán rừng của các nhóm loài cây phụ thuộc chặt chẽ vào độ ưu

11


thế số lượng, chất lượng và phân bố của loài cây mẹ trên đất rừng, đặc biệt là nhóm
loài họ Dầu.
Vũ Mạnh, 2005. Nghiên cứu sự kết nhóm sinh thái giữa một số loài cây gỗ
trong rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở khu bảo tồn Bình Châu Phước Bửu tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu. Tác giả đã nghiên cứu sự kết nhóm trên 4 loài là dầu cát, sến,
trâm trắng và cầy. Kết quả thu được sự kết nhóm sinh thái giữa dầu cát – sến, dầu
cát – trâm trắng, sến – trâm trắng. Ngoài ra nghiên cứu còn xác định được sự kết
nhóm đa phần giữa các tổ hợp loài sau: dầu cát kết nhóm với tổ hợp trâm trắng +
cầy, trâm trắng kết nhóm với tổ hợp sến + dầu cát, trâm trắng kết nhóm với tổ hợp 3
loài sến + dầu cát + cầy.
Năm 2002, Nguyễn Văn Thêm đã có áp dụng phương pháp phân tích sự kết
nhóm sinh thái giữa các các loài để nghiên cứu sự kết nhóm của 4 loài dầu rái, dầu
song nàng, cám, trâm quầng ở rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, Tân Phú,
tỉnh Đồng Nai có 2 nhóm sinh thái rõ rệt: dầu song nàng – dầu rái, dầu rái – cám –
trâm quầng. Điều đó cho thấy rằng:
- Dầu song nàng và dầu rái luôn tồn tại cùng nhau. Tại khu vực rừng Tân Phú,
tỉnh Đồng Nai, nếu ta bắt gặp dầu song nàng thì sẽ bắt gặp dầu rái. Và ngược lại,
nếu ta bắt gặp dầu rái thì tỷ lệ để bắt gặp dầu song nàng là rất cao.
- Tương tự như vậy đối với nhóm 3 cây dầu rái – cám – trâm quầng, nếu bắt
gặp 1 hoặc 2 cây trong nhóm thì có khả năng sẽ bắt gặp những cây còn lại.
Hầu hết những loài cây thuộc Khu bảo tồn Bình Châu – Phước Bửu được mô
tả rất kỹ về đặc điểm hình thái và giá trị sử dụng của chúng trong “Thực vật và đặc
sản rừng” (Nguồn: NguyễnThượng Hiền, 2005).

1.3. Đối tượng nghiên cứu
Với tên đề tài đã xác định, khóa luận tiến hành nghiên cứu sự kết nhóm của
một số loài cây chiếm ưu thế trong rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu –
Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thông qua việc xác định hình thái và sự có mặt
của những loài đó trong diện tích nhất định. Thông qua điều tra tác giả đã xác định
được bốn loài cần nghiên cứu là dầu cát, sến, trâm mốc và trường chua.

12


1. Cây dầu cát
a. Phân loại: Cây dầu cát thuộc:
Bộ: Malvales
Họ: Dipterocarpaceae
Chi: Dipterocarpus
Loài: Dipterocarpus insularis Hance
Gỗ nhóm V

Hình 1.1: Hoa và lá cây dầu cát (Ảnh: Phan Minh Xuân)
b. Đặc điểm sinh thái và phân bố
Cây dầu cát sinh trưởng trong rừng thường xanh hoặc rừng nửa rụng lá, mọc
rải rác hay tập trung từng đám trong rừng cây họ Dầu. Cây có thể cao đến 40 m,
đường kính thân có thể đạt 100 cm, cá biệt đến 160 cm, lá hình trứng, nhọn hoặc
thuôn hoặc hình trái xoan nhọn, mặt trên láng, dài 10 – 12 cm, rộng 5 – 6 cm, lá
kèm hình búp đỏ dài 4 cm, ít lông. Hoa tự chùm có từ 3 - 5 hoa, đài 4 - 5 cm, màu
hồng ống đài hình cầu với 2 cánh phát triển dài 8 cm. Mùa quả chín là tháng 3 đến
tháng 4. Cây có thể tái sinh bằng hạt.
Cây phân bố từ Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia đến bán đảo
Malaysia. Tại Việt Nam, thường phân bố các tỉnh Đông Nam Bộ và ở ngoài Côn
Đảo, cây phân bố từ Quảng Trị đến Phú Quốc.

c. Công dụng và giá trị kinh tế
Cây cho gỗ, dầu nhựa và tinh dầu. Gỗ dầu cát cứng và nặng, tỉ trọng từ
740 kg/m³ đến 970 kg/m³ ở độ ẩm 15%. Dầu nhựa dùng để thắp sáng, làm dầu bóng

13


×