Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY CARTON HAI DA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VĨNH HUÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.6 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*************

PHẠM NGUYỄN THỦY TIÊN

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY CARTON HAI
DA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VĨNH HUÊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*************

PHẠM NGUYỄN THỦY TIÊN

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY CARTON HAI
DA TẠI CỌNG TY CỔ PHẦN GIẤY VĨNH HUÊ

Ngành: Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. HUỲNH NGỌC HƢNG


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp trƣờng Đại học Nông Lâm Thành Phố hồ
Chí Minh.
Quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ chúng em hoàn
thành khóa học này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Thầy Huỳnh Ngọc Hƣng đã hƣớng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Ban lãnh đạo công ty cũng nhƣ các anh chị công nhân đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
Tất cả ngƣời thân và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài tôi không tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến.
Chân thành cảm ơn!

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Khảo sát quy trinh sản xuất giấy carton hai da tại công ty
cổ phần giấy Vĩnh Huê” đƣợc tiến hành tại phân xƣởng sản xuất giấy carton của

công ty giấy Vĩnh Huê, thời gian từ 15/03 đến 30/06/2013.
Đề tài thực hiện bằng cách khảo sát quy trình sản xuất giấy carton từ công
đoạn chuẩn bị bột đến giấy thành phẩm, thu thập số liệu thực tế và từ nguồn do
công ty cung cấp.
Từ kết quả thu đƣợc khóa luận đã phân tích, đánh giá quy trình công nghệ,
hiệu suất làm việc của các thiết bị ở từng công đoạn. Từ đó, khóa luận đã nhận diện
đƣợc các ƣu nhƣợc điểm của quy trình sản xuất và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả, công suất hoạt động của phân xƣởng giấy carton tại công ty. Bên
cạnh đó, đề tài cũng đã tính đƣợc tỉ lệ phế phẩm do màu và do định lƣợng gây ra,
tính đƣợc năng suất trung bình ở khâu thành phẩm. Qua đó đã phân tích đƣợc
nguyên nhân và biện pháp khắc phục để sản phẩm đạt chất lƣợng hơn và nâng cao
hiệu quả kinh tế.
Kết quả thể hiện nhƣ sau:
- Tỉ lệ phế phẩm do màu và định lƣợng : 8,33%.
- Tỉ lệ phế phẩm do màu: 3,3%.
- Tỉ lệ phế phẩm do định lƣợng: 5%.
- Năng suất trung bình: 193,58 kg/h.

iii


ABSTRACT
Research topic: "Examining carton-making process at Vinh Hue Joint Stock
Company" carried out at Vinh Hue's carton workshop from March 1st to May 30th,
2013.
Nowadays, paper becomes one of the most important products in our daily
life. Among, carton is widely used in many different packaging fields, especially, in
many industries such as food processing, electrical devices, building materials, etc.
The process from the pulp preparation to the finished carton and the actual
statistic are provided by the company.

Based on the research, we can analyze and estimate technical process,
equipment capacity at each stage. From that result, we can not only recongise the
strength and the weakness of the manufacturing process but also make some
suggestion to enhance the productivity and capacity in the carton workshop.

iv


MỤC LỤC
TRANG TỰA................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................ii
TÓM TẮT .................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................ iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................viii
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.3.Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.4.Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2
Chƣơng 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 3
2.1.Giới thiệu về công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê.......................................................... 3
2.1.1.Vị trí đại lý .......................................................................................................... 3
2.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................... 3
2.2.Quy mô sản xuất của công ty .................................................................................. 5
2.2.1.Sản phẩm của công ty .......................................................................................... 5
2.2.2.Cơ cấu tổ chức sản xuất ....................................................................................... 6
2.2.3.Thị trƣờng tiêu thụ ............................................................................................... 6
2.2.4.Nguồn nguyên liệu ............................................................................................... 7

Chƣơng 3 QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY CARTON ............................................ 9
3.1.Quy trình sản xuất giấy carton 2 da tại công ty giấy Vĩnh Huê ................................ 9
3.1.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất bột giấy .................................................................... 11
3.1.2. Công đoạn sản xuất giấy ................................................................................... 13
3.1.2.1.Công đoạn chuẩn bị bột trƣớc xeo................................................................... 14

v


3.1.2.2.Công đoạn xeo giấy ........................................................................................ 22
3.1.3.Đánh giá chất lƣợng sản phẩm ........................................................................... 26
3.1.3.1.Đặc điểm của sản phẩm .................................................................................. 26
3.1.3.2.Đánh giá chất lƣợng sản phẩm ........................................................................ 27
3.1.3.3.Các chỉ tiêu về sản phẩm................................................................................. 28
3.2.Một số nhận xét .................................................................................................... 32
3.2.1.Quy trình công nghệ .......................................................................................... 32
3.2.2.Công tác tổ chức sản xuất .................................................................................. 34
Chƣơng 4 MÁY VÀ THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG PHÂN XƢỞNG ...................... 35
4.1.Máy và thiết bị sử dụng ........................................................................................ 35
4.2.Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và thông số kỹ thuật ............................................... 36
4.2.1. Máy phóng tre................................................................................................... 36
4.2.2.Hồ ngăm dăm .................................................................................................... 37
4.2.3.Máy nghiền sơ bộ .............................................................................................. 37
4.2.4.Cối thủy lực ....................................................................................................... 38
4.2.5.Máy nghiền Hà Lan ........................................................................................... 39
4.2.6 Máy nghiền côn ................................................................................................. 40
4.2.7.Máy nghiền đĩa .................................................................................................. 41
4.2.8.Bể lắng cát ......................................................................................................... 42
4.2.9.Hầm chứa .......................................................................................................... 43
4.2.10.Thùng điều tiết ................................................................................................. 44

4.2.11.Thùng trung gian ............................................................................................. 44
4.2.12.Lọc ly tâm........................................................................................................ 45
4.2.13.Máy xeo tròn ................................................................................................... 46
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 49
5.1.Kết luận ................................................................................................................ 49
5.2.Kiến nghị .............................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 51
PHỤ LỤC................................................................................................................... 52

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thông số hình học của dăm ....................................................................... 11
Bảng 3.2: Thành phần hóa học ................................................................................... 12
Bảng 3.3: Thông số kỹ thuật của keo nhựa thông phân tán ......................................... 20
Bảng 3.4: Kết quả khảo sát trung bình của khâu thành phẩm ..................................... 25
Bảng 3.5: Bảng chỉ tiêu cơ lý của giấy ....................................................................... 29
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát tỷ lệ phế phẩm trong từng ca sản xuất ở công đoạn cắt
cuộn ........................................................................................................................... 30
Bảng 4.1: Danh mục máy và thiết bị .......................................................................... 35
Bảng 4.2: Thông số kỹ thuật của dàn máy xeo tròn .................................................... 48

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sản phẩm giấy carton 2 da ........................................................................... 5
Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty ................................................................ 6
Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ tổng quát sản xuất giấy carton 2 da.................................... 9

Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất bột ..................................................................... 11
Hình 3.3: Bột giấy thô ............................................................................................... 13
Hình 3.4: Sơ đồ công đoạn sản xuất giấy ................................................................... 13
Hình 3.5: Sơ đồ quy trình xử lý nguyên liệu bột đế .................................................... 15
Hình 3.6: Sơ đồ quy trình xử lý nguyên liệu bột mặt .................................................. 18
Hình 4.1: Cấu tạo máy phóng tre ............................................................................... 36
Hình 4.2: Cấu tạo máy nghiền sơ bộ .......................................................................... 37
Hình 4.3: Cấu tạo cối thủy lực ................................................................................... 38
Hình 4.4: Cấu tạo máy nghiền Hà Lan ....................................................................... 39
Hình 4.5: Cấu tạo máy nghiền côn ............................................................................. 40
Hình 4.6: Cơ chế ép dao và ra dao của máy nghiền côn ............................................. 41
Hình 4.7 : Cấu tạo máy nghiền đĩa ............................................................................. 41
Hình 4.8: Cấu tạo bể lắng cát ..................................................................................... 42
Hình 4.9: Cấu tạo cánh khuấy trong hầm chứa ........................................................... 43
Hình 4.10: Cấu tạo lọc ly tâm .................................................................................... 45
Hình 4.11: Cấu tạo lô lƣới xeo tròn............................................................................ 46

viii


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
Trƣớc khi giấy viết ra đời, con ngƣời đã biết viết biết vẽ trên nhiều chất liệu
khác nhau nhƣ đá, mai rùa, xƣơng thú vật, đất sét, thẻ tre, nứa, lá cọ, lụa,...
Ngày nay, ngƣời ta khẳng định một ngƣời Trung Quốc tên là Thái Luân sống
vào đầu thời Hán là ngƣời đầu tiên phát minh ra giấy. Ông đƣợc ngƣời Trung Quốc
tôn làm ông tổ của nghề làm giấy. Giấy ra đời thực sự đánh dấu một bƣớc phát triển
cao của khoa học – kỹ thuật và đƣa loài ngƣời bƣớc vào kỷ nguyên văn minh.
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống hiện nay, sản phẩm giấy đóng vai trò đặc biệt quan trọng và

nó không thể thiếu trong hoạt động xã hội của bất kỳ quốc gia nào. Nó có mặt trong
tất cả các lĩnh vực của cuộc sống nhƣ: văn hóa, giáo dục, y tế, truyền thông,… Bên
cạnh chức năng chính là ghi chép, in ấn, lƣu trữ,… ngày nay sản phẩm giấy còn
đƣợc sử dụng rộng rãi trong việc bao gói, làm vật liệu xây dựng, vật liệu cách
điện,… Và khi nền kinh tế quốc gia càng phát triển, nhu cầu xã hội càng gia tăng thì
nhu cầu bao bì từ giấy và nhu cầu về các loại giấy gia dụng sẽ càng gia tăng.
Bên cạnh những công ty giấy lớn có sự đầu tƣ của nƣớc ngoài với dây
chuyền công nghệ hiện đại thì các công ty giấy vừa và nhỏ cũng đã góp phần quan
trọng để đáp ứng tình trạng thiếu hụt về giấy nói chung và giấy carton nhƣ hiện
nay.
Để đáp ứng nhu cầu này thì dây chuyền sản xuất của các công ty vừa và nhỏ
này bao gồm những công đoạn nào? Dây chuyền sản xuất đƣợc thực hiện trên các
khâu công nghệ nào? Dây chuyền sản xuất của công ty hợp lý hay chƣa là vấn đề
cần đƣợc quan tâm nghiên cứu. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Khảo sát quy trình sản
xuất giấy carton hai da tại công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê”.

1


1.2.Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát quy trình sản xuất giấy carton tại phân xƣởng giấy carton (VH2)
của công ty giấy Vĩnh Huê.
- Đánh giá, phân tích ƣu nhƣợc điểm của quy trình sản xuất giấy carton của
công ty.
- Phân tích, lựa chọn, đề xuất các giải pháp hoàn thiện qui trình công nghệ
sản xuất tại công ty.
1.3.Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau:
Khảo sát dây chuyền sản xuất giấy carton.
Tìm hiểu và đánh giá các chỉ tiêu về sản phẩm của công ty giấy Vĩnh Huê.

1.4.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thực tập: Trong phạm vi khuôn viên của công ty giấy Vĩnh Huê cụ
thể là phân xƣởng sản xuất giấy carton (VH2) và phân xƣởng sản xuất bột.
Thời gian thực tập: Từ ngày 15/03 đến 30/06/2013.

2


Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1.Giới thiệu về công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê
2.1.1.Vị trí đại lý
Diện tích: 41368 m2, diện tích xây dựng: 13490 m2.
Cách trung tâm thành phố Bể Chí Minh 25 km về hƣớng Đông Bắc, nằm trên
trục lộ giao thông chính (Quốc lộ 1A). từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền
Đông Nam Bộ.
Phía Đông giáp với Suối Nhung, bên kia suối là trồng trọt của dân xã Đông
Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng.
Phía Tây giáp: khu nghĩa trang và đất trồng trọt của dân địa phƣơng, có 15 –
16 hộ dân cƣ ngụ.
Phía Nam giáp: đồng ruộng của dân phƣờng Linh Xuân.
Phía Bắc giáp: Quốc lộ 1, phƣờng Linh Xuân, quận Thủ Đức, thành phố Bể
Chí Minh.
2.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty đƣợc thành lập 1965 gồm có 2 máy xeo Đài Loan. Sản phẩm chính
là: giấy in, giấy gói, bao bì với chất lƣợng trung bình.
Năm 1978 thành lập xí nghiệp công nghiệp Quốc doanh trực thuộc sở công
nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.
Năm 1997 đƣợc thành phố giao cho 18000 m2 đất liền kề công ty từ đó công
ty mở rộng quy mô sản xuất.

Năm 1975 công ty tiếp tục phát triển.
Năm 1989 công ty gặp nhiều khó khăn: thiết bị lạc hậu, thiếu đồng bộ, cũ kỹ
chỉ làm ra những sản phẩm thấp, sản lƣợng giấy chỉ có 700 – 1200 tấn/năm.

3


Cuối năm 1989 đến đầu 1990 công ty đã cải tạo, xây dựng lắp đặt hoàn tất
dây chuyền sản xuất giấy xốp xuất khẩu 800 tấn/năm, sản xuất đƣợc 620 tấn/năm.
Năm 1991 công ty đã đầu tƣ thêm dây chuyền sản xuất đũa tre xuất khẩu, đã
sản xuất 140 triệu đôi đũa tre, trong năm mở rộng hai mặt hàng giấy xốp xuất khẩu
và đũa tre xuất khẩu, đã giải quyết công ăn việc làm ổn định cho cán bộ công nhân
viên chức.
Năm 1990 – 1991: tài sản cố định của công ty từ 2,8 tỷ lên 4,6 tỷ.
Năm 1991 – 1996: tiếp tục cải tạo và mở rộng sản xuất đổi mới công nghệ và
mua sắm thiết bị. Công ty đã lập chi nhánh sản xuất đũa tre và bột giấy tại Đắc Lắc
tận dụng ƣu thế gần nguồn lồ ô để chủ động nguồn nguyên liệu.
Năm 1995 – 1996: duy trì và mở rộng sản xuất.
Năm 1997 – 1998: cải tạo và nâng cấp máy xeo Đài Loan cũ sản xuất giấy
Tissue.
Từ mức sản xuất và tiêu thụ chỉ có 25 tấn trong năm 1997, khối lƣợng sản
xuất giấy tissue tăng lân 436 tấn năm 1998.
Năm 1999 sản xuất và tiêu thụ giấy tissue tăng lên 740 tấn.
Năm 1998 – 2001 trọng tâm của công ty phát triển mặt hàng nội địa có thị
trƣờng triển vọng là: giấy vệ sinh, khăn giấy, nòng, ống công nghiệp, giấy duplex,
carton 2 da làm thùng 3 lớp, 5 lớp.
Đầu tháng 4 năm 2002 công ty hoạt động với tên mới là Công ty cổ phần
Vĩnh Huê.
Để hoàn thiện giấy vệ sinh khăn đạt chất lƣợng mẫu mã không thua kém
nƣớc ngoài công ty dã đầu tƣ các thiết xuất thƣơng phẩm do Đài Loan chế tạo với

thế hệ mới 2000 nhƣ sau:
- Dây chuyền sản xuất giấy vệ sinh thành phẩm: 04 máy.
- Dây chuyền sản xuất nòng, ống giấy thành phẩm: 03 máy.
- Thiết bị sản xuất giấy khăn thành phẩm: 02 máy.
Sản lƣợng thực hiện của công ty 2005:
Giấy vệ sinh và khăn giấy các loại: 1140 tấn, trong đó xuất khẩu 117 tấn.

4


Sản phẩm công ty hiện nay bao gồm:
- Giấy xốp xuất khẩu.
- Đũa tre,ván sàn xuất khẩu.
- Một số giấy carton, Duplex.
- Giấy tissue: giấy vệ sinh, khăn giấy.
- Ống nòng, ống lon công nghiệp bằng giấy.
Sản lƣợng tổng cộng gần 7000 tấn giấy/năm.
Sản lƣợng tổng các loại 135000 tấn/năm
Hiện nay công ty có vùng nguyên liệu ở Đắc Nông với điện tích là 200 ha,
sản lƣợng khai thác hàng năm là 720 tấn/năm.
2.2.Quy mô sản xuất của công ty
2.2.1.Sản phẩm của công ty

Hình 2.1: Sản phẩm giấy carton 2 da
Công ty sản xuất nhiều mặt hàng đa dạng cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc
và quốc tế. các mặt hàng chủ yếu là:
- Giấy vệ sinh
- Khăn giấy với nhiều chủng loại: khăn giấy bàn tiệc, khăn giấy quán ăn,
khăn giấy đa dụng, khăn giấy lau tay, khăn giấy tã lót trẻ em,...
- Nòng giấy

- Ván sàn bằng tre
- Giấy xốp xuất khẩu
- Giấy carton 2 da làm thùng 3 lớp, 5 lớp,...

5


2.2.2.Cơ cấu tổ chức sản xuất
Hội Đồng Quản Trị

Giám Đốc
P.GĐ
Kỹ Thuật SX

VH7

Giấy Tissue, khăn giấy

P.KTSX

VH8

Sản xuất ống nòng

VH6

thành phẩm

VH5


Sản xuất giấy vệ sinh hiện đại

VH4

P.VTXNK

Sản xuất giấy vệ sinh

VH3

lớp

VH2

Sản xuất bao bì carton 3 lớp, 5

P.KH-TT

Sản xuất giấy vàng mả

Sản xuất nguyên liệu

VH1

P.KT

Sản xuất giấy Carton

P.TCHC


VH9

thành phẩm

Nội Chính

Sản xuất giấy vàng mã khâu

P.GĐ

Hình 2.2. : Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
2.2.3.Thị trƣờng tiêu thụ
Công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê có 4 sản phẩm tiêu thụ trong nƣớc là: Giấy
vệ sinh, khăn giấy; Giấy bao bì carton, duplex; Giấy ống nòng, ống lon công nghiệp
và Bột giấy. Ngoài thị trƣờng truyền thống trong nƣớc công ty còn mở rộng sang thị
trƣờng nƣớc ngoài với ba sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty là: Giấy vệ sinh –
Khăn giấy, giấy xốp xuất khẩu và ván sàn làm từ lồ ô, tre, nứa.

6


Nhìn chung các sản phẩm này tiêu thụ ổn định ở thị trƣờng trong nƣớc và
ngoài nƣớc. Mặc dù đang có sự cạnh tranh hết sức gay gắt song việc tiêu thụ giấy
carton, duplex trong nƣớc vẫn tăng, giấy vệ sinh, khăn giấy, tiêu thụ ổn định ở thị
trƣờng trong nƣớc và tiếp tục xuất ra nƣớc ngoài. Đặc biệt lần đầu tiên công ty đã
xuất đƣợc giấy vệ sinh sang thị trƣờng singapore. Nhƣ vậy ngoài thị trƣờng trong
nƣớc, Vĩnh Huê đã có các thị trƣờng xuất khẩu là: Đài Loan, Mỹ, Úc, Singaporo,
New Zealand, Campuchia và một số nƣớc ở Châu Phi,…
2.2.4.Nguồn nguyên liệu
Nhà máy khai thác nguyên liệu tre, lồ ô chủ yếu ở Đắc Nông với diện tích

rừng nguyên liệu là 200 hecta đƣợc nhà nƣớc giao. Sản lƣợng khai thác hàng năm
khoảng 10.000 tấn. Để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất bột của nhà máy cho những
năm gần đây và sau này, công ty đang tiến hành dự án trồng rừng ở Bình Thuận với
diện tích 100 hecta. Ngoài ra công ty còn mua nguyên liệu tre, lồ ô trên thị trƣờng
trôi nổi ( Lâm Đồng, Khánh Hòa, Tây Ninh, Quảng Nam, Bình Định, Tuy Hòa,…)
với sản lƣợng mỗi năm khoảng trên 10.000 tấn. Độ tuổi khai thác của tre, lồ ô từ 3,5
đến 4 năm tuổi.
 Sơ lƣợc về gỗ tre nứa, lồ ô
Đây là nguyên liệu phổ biến và rẻ tiền ở Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc nhiệt
đới mới có. Thống kê cho thấy có hơn 80% nguyên liệu sản xuất giấy ở Việt Nam là
tre, nứa.
Thành phần hóa học và tính chất cơ lý của tre, nứa thay đổi tùy theo loại cây,
tuổi cây và thời vụ: nƣớc từ 50 – 90%, xenluloze từ 50 – 60%, lignin từ 16 – 33%.
Xơ sợi tre, nứa dài 1 – 3 mm, rộng 1,1 – 1,16 mm; hình dáng tròn, thẳng,
nhẵn, thuôn hai đầu… nên giấy làm từ bột tre, lò ô, nứa có độ đứt theo chiều dài và
độ chịu bục thấp hơn giấy làm từ gỗ bột lá kim (cây xứ ôn đới). Nhƣng nhìn chung,
giấy làm từ bột lò ô, tre, nứa có chất lƣợng cao hơn các loại gỗ lá rộng. (cây xứ
nhiệt đới).
Lò ô, tre, nứa là những nguyên liệu làm bột giấy tốt nhƣng có hai nhƣợc
điểm lớn là hàm lƣợng silic trong thân cây cao (1-3%) nên gây khó khăn trong quá

7


trình thu hồi quá chất, và chúng bị “khuy” (trỗ hoa) và sau khi ra hoa, kết trái, tre bị
chết hàng loạt, sau 3 – 4 năm mới có lớp tre mới thay thế. Đây là khó khăn lớn
trong việc trồng rừng tre để đảm bảo nguồn nguyên liệu.
Trong tre, lignin chiếm hàm lƣợng cao đứng thứ 3 (16 – 33%), nó liên kết
chặt với xenluloze và các hydrocacbon khác trong gỗ khiến cho quá trình sản xuất
giấy gặp trở ngại. Yêu cầu đặt ra là phải tìm cách tách lignin ra khỏi xenluloze để

đảm bảo đƣợc lƣợng xenluloze cho quá trình xeo giấy.

8


Chƣơng 3
QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY CARTON
3.1.Quy trình sản xuất giấy carton 2 da tại công ty giấy Vĩnh Huê
Nguyên
liệu tre, lồ

Xử lý hóa (phƣơng pháp kiềm lạnh)

ô

Bột
giấy
thô

Xeo
giấy,

Phối
trộn

ép, sấy

phụ gia

Phân

tán và
nghiền
bột

Nƣớc trắng
Thành
phẩm

Cuộn,
cắt

Lề giấy

Hình 3.1.: Sơ đồ công nghệ tổng quát sản xuất giấy carton 2 da
 Thuyết minh sơ đồ công nghệ tổng quát sản xuất giấy carton 2 da
Quá trình sản xuất giấy carton 2 da đƣợc chia làm 2 công đoạn là công đoạn
sản xuất bột và công đoạn sản xuất giấy.
- Công đoạn sản xuất bột: Công đoạn này đƣợc hiểu là từ nguyên liệu tre, lồ
ô cho tới bột giấy thô. Hiện nay, tại nhà máy đang sử dụng phƣơng pháp kiềm lạnh
trong sản xuất bột giấy.
- Công đoạn sản xuất giấy: Công đoạn này đƣợc hiểu là từ bột giấy thô cho
tới thành phẩm. Bột giấy thô khi hình thành sẽ đƣợc đem đi phân tán và nghiền, sau

9


đó phối trộn với phụ gia để chuẩn bị cho quá trình xeo giấy. Nƣớc trắng là nƣớc
thoát ra từ lƣới của máy xeo trong quá trình xeo sẽ đƣợc thu hồi. Giấy thành phẩm
sau khi qua khâu cắt cuộn. Lề giấy và nƣớc trắng thu hồi sẽ đƣợc đem đi làm
nguyên liệu cho bột lớp đế.

 Phƣơng pháp kiềm lạnh
-Phƣơng pháp kiềm lạnh là gì:
Theo tên gọi chúng ta cũng có thể hiểu rằng: Bột đƣợc sản xuất bằng kiềm
trong điều kiện nhiệt độ dƣới 1000C gọi là phƣơng pháp sản xuất bột bằng kiềm
lạnh.
Ở đây công ty sử dụng nhiệt độ trong khoảng từ 50 đến 700C để phục vụ cho
quá trình sản xuất bột giấy. Đây là phƣơng pháp cổ truyền, nhƣng cũng là hƣớng
phát triển đầy hứa hẹn cho ngành giấy trong những thế kỷ sau này.
-Nguyên lý sản xuất bột kiềm lạnh:
Lợi dụng nguyên lý phản ứng giữa kiềm với các thành phần của thực vật,
nhƣng trong điều kiện nhiệt độ dƣới 1000C do vậy tốc độ thẩm thấu và tốc độ phản
ứng xảy ra rất chậm. Nếu ở 30 – 350C thì tốc độ phản ứng chậm hơn cả 100 lần so
với nấu bột bằng áp suất. Tốc độ hòa tan của lignin kiềm (RONa) còn chậm hơn
nữa nhƣng sự phá hủy của kiềm đối với Xenluloza và Hemixenluloza cũng ít nhất
do vậy có mức thu hoạch cao và rất cao. Mức độ khử trừ lignin của phƣơng pháp
kiềm lạnh thấp hơn các phƣơng pháp hóa nấu có áp suất. Nếu hàm lƣợng lignin của
thực vật ở 25%, nấu bột hóa có áp suất có thể khử đi và còn lại lignin ở trong bột từ
5 – 2%. Tỷ lệ này ở phƣơng pháp kiềm lạnh là 10 – 15%. Do vậy bột kiềm lạnh là
loại bột rất khó tẩy trắng, nó không thích hợp cho việc làm giấy trắng và các loại
giấy cao cấp có tẩy. Nhƣng nó lại phù hợp với các loại giấy bao gói, giấy carton vì
có cƣờng độ vật lý cao. Do điều kiện tác dụng phản ứng nhƣ vậy, cho nên từ
phƣơng pháp này không thể tách các tế bào thực vật ra thành những xơ sợi riêng lẻ.
Mà nó phải đƣợc đánh rã ở các máy nghiền thô và nghiền tinh. Sau đó bột đƣợc rửa
tại cối thủy lực và nghiền Hà Lan. Có vậy phần lignin kiềm còn chƣa hòa tan, nằm

10


sâu trong các tế bào mới có cơ hội thoát ra tan vào dung môi, bột mới sạch và chất
lƣợng mới đƣợc đảm bảo.

3.1.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất bột giấy
Dung dịch xút
Xe chở
Nguyên liệu

Xe chở
Băm dăm

Xử lý dăm
Xe
chở
Máy nghiền

Bột giấy thô

sơ bộ
Hình 3.2.: Sơ đồ công nghệ sản xuất bột
 Thuyết minh sơ đồ công nghệ sản xuất bột
Nguyên liệu : Ở vùng khu vực miền Đông Nam Bộ, nguồn nguyên liệu dùng
cho sản xuất giấy chủ yếu là tre, lồ ô, sau nguyên liệu gỗ. Tại công ty nguyên liệu
đƣợc sử dụng sản xuất bột là tre và lồ ô. Độ tuổi khai thác của tre từ 3,5 đến 4 năm
tuổi. Đây là độ tuổi thích hợp cho quá trình sản xuất và tính kinh tế. Nguyên liệu
tre, lồ ô sau khi đƣa về nhà máy bằng đƣờng bộ sẽ tập trung trên sân chứa nguyên
liệu ngoài trời sau đó đƣợc đƣa đi sản xuất.
Băm dăm : Nguyên liệu tre, lồ ô đƣợc đƣa vào thiết bị máy phóng nhằm tạo
ra những mảnh nhỏ thật đồng đều với quy cách phù hợp chỉ tiêu kỹ thuật tạo điều
kiện cho hóa chất thấm sâu vào các tế bào bên trong một cách nhanh chóng và đồng
đều. Hiện tại xƣởng đang sử dụng một máy phóng với công suất 2T/giờ. Sau khi
nguyên liệu đƣợc cắt ngắn thành dăm mảnh sẽ đƣợc xe chở đến hồ ngâm dăm.
Bảng 3.1.: Thông số hình học của dăm

Quy cách

Dài

Rộng

dày

Cm

5-8

2-5

1-2

11


Bảng 3.2.: Thành phần hóa học

Nguyên
liệu

Chất

Chất

chiết


hòa tan

xuất

trong

bằng

nƣớc

nƣớc

nóng

lạnh

(%)

Xenluloza

Hemixenlulo

Ligni

(%)

za (%)

n (%)


Sáp
béo
(%)

Tro
(%)

(%)
Tre

5.5

8.1

43.70

20

24.2

Lồ ô

4.67

3-7.5

42.60

18-21


24.5

2.5
2.5

2.5

Xử lý dăm : Dăm mảnh đƣợc ngâm với dung dịch xút trong hồ ngâm dăm
nhằm phân tách các liên kết trong xơ sợi và làm cho dăm mảnh đạt độ chín (mềm
dăm) trƣớc khi tới hệ thống nghiền sơ bộ. Thời gian ngâm dăm kéo dài từ 5 đến 7
ngày tùy từng nguyên liệu. Sau khi dăm mảnh đạt đƣợc độ mềm sẽ đƣợc đƣa tới
thiết bị nghiền sơ bộ.
Nghiền : Tại đây dăm mảnh đƣợc hệ thống máy nghiền làm chổi hóa, phân
tơ, cắt ngắn để tách các tế bào thực vật thành các xơ sợi riêng lẻ thuận lợi cho công
đoạn tiếp theo. Sau khi qua hệ thống máy nghiền gồm 5 nghiền thô và 5 nghiền
tinh, bột gỗ thô đƣợc xe vận chuyển tới hệ thống chuẩn bị bột.
 Năng lƣợng, hóa chất và hệ thống phụ trợ
 Xút : NaOH
Công dụng : Làm mềm nguyên liệu dăm mảnh, điều chỉnh pH, vệ sinh chăn,
lƣới,...
Chỉ tiêu kỹ thuật :
o Nồng độ : 45%
o Tỷ trọng : 1,75
o Liều lƣợng sử dụng : 60 kg/tấn nguyên liệu tre.

12


Đem xút pha loãng tƣới liên tục vào hồ ngăm dăm 2 – 3 ngày đầu. Sau đó
tiếp tục cho vào với lƣu lƣợng nhỏ hơn ở những ngày tiếp theo làm cho dăm mảnh

ngập đều trong dung dịch xút đảm bảo cho dăm đƣợc chín đều.
 Bột giấy thô
Dăm sau khi đƣợc xử lý hóa và nghiền sơ bộ thì thu đƣợc bột giấy thô.
- Tên sản phẩm: Bột giấy sản xuất từ tre, lồ ô.
- Mã sản phẩm: 55BGVM2.
- Đơn vị: kg
- Màu sản phẩm: vàng
- Độ khô: 48 – 50%

Hình 3.3 : Bột giấy thô
3.1.2. Công đoạn sản xuất giấy
Xử lý bột

Tuyển lớp mặt

Bột

Tuyến lớp đế

Bột giấy thô

Hình 3.4.: Sơ đồ công đoạn sản xuất giấy

13


 Thuyết minh sơ đồ công đoạn sản xuất giấy
Bột giấy thô sau khi tạo thành sẽ đƣợc đem đi phân tán và nghiền, sau đó
phối trộn phụ gia thích hợp để hình thành lớp mặt và lớp đế.
Bột mặt: Nguyên liệu là 100% bột tre.

Bột đế: Nguyên liệu là bột giấy thu hồi dƣợc từ hệ thống xử lý nƣớc thải của
nhà máy, cùng với các phế phẩm giấy trong quá trình sản xuất giấy của nhà máy
(giấy bị lỗi, giấy vàng mã, giấy vụn,...) gọi chung là giấy lộn.
3.1.2.1.Công đoạn chuẩn bị bột trƣớc xeo
Đối với mỗi loại giấy khác nhau ngƣời ta có thể sử dụng nhiều loại bột với
những liều lƣợng khác nhau, ngoài ra còn bổ sung một số chất phụ gia khác. Để
giúp tờ giấy đạt yêu cầu khi qua xeo thì việc phối trộn các thành phần bột khác nhau
và các chất phụ gia có thể coi là một công đoạn quan trọng nhất trong công đoạn
chuẩn bị bột cũng nhƣ trong suốt quá trình sản xuất giấy. Vì sự thay đổi thành phần
phối trộn sẽ gây ra các xáo động khi hình thành tờ giấy ƣớt trên lƣới xeo gây ra các
sự cố mất ổn định trong suốt quá trình sau đó cũng nhƣ làm thay đổi tính chất của tờ
giấy.
Vì vậy việc pha chế bột và gia hóa chất với liều lƣợng hợp lý và đúng vị trí
sẽ làm cho sản phẩm giấy tạo ra đạt đƣợc những yêu cầu về chất lƣợng cũng nhƣ
chỉ tiêu kỹ thuật của công ty.

14


a. Sơ đồ quy trình xử lý nguyên liệu bột đế
Nƣớc + nguyên liệu bột đế

Nƣớc
Hóa chất

1

5
8


10
2

3

9
6

4

7
11

Hình 3.5.: Sơ đồ quy trình xử lý nguyên liệu bột đế

15


Ghi chú :
1. Cối nhập liệu (có cánh quạt)
2. Bể lắng cát
3. Hầm chứa
4. Trục bô
5. Máng nghiêng
6. Bồn chứa trung gian (xử lý hóa chất)
7. Hầm chứa trung gian
8. Hồ men (bể trung gian)
9. Hệ thống máy nghiền (đĩa – côn)
10. Máy nghiền đĩa
11. Hầm chứa (nguyên liệu bột đế hoàn chỉnh)

I. Hƣớng đi 1
II. Hƣớng đi 2
 Thuyết minh sơ đồ quy trình xử lý nguyên liệu bột đế
Nguyên liệu đƣợc cho vào cối nhập liệu(1) cùng với nƣớc, đƣợc ngâm và
nghiền nát ra nhờ cánh quạt khấy. Sau đó, nguyên liệu đƣợc bơm lên bể lắng cát(2).
Hệ thống bể lắng cát gồm các rãnh có chiều cao thấp dần, có tác dụng cho phép
phần bột nhẹ phía trên trƣợt đi, trong khi các thành phần tạp chất rắn có khối lƣợng
riêng lớn bị giữ lại, cuối cùng nguyên liệu chảy vào hầm chứa có cánh khuấy(3).
Tất cả các hầm chứa lớn đều có cánh khấy (chân vịt) để nhằm cho bột luôn đồng
đều trong nƣớc, tránh tình trạng lắng và vón cục.
Khi bắt đầu một mẻ xử lý, nguyên liệu đƣợc bơm lên đến trục pô(4). Trục pô
có tác dụng tách các rác còn sót lại (có khối lƣợng nhẹ) nhƣ ni lông. Sau đó, nguyên
liệu đƣợc bơm lên máng nghiêng(5). Máng nghiêng có tác dụng lấy bớt nƣớc để cô
đặc một phần nguyên liệu tạo điều kiện thuận lợi cho công đoạn nghiền bột sau này.
Phần bột đế trƣợt theo máng nghiêng xuống bồn chứa trung gian(6). Tại đây, bột đế
đƣợc rửa bằng nƣớc để loại bỏ các tạp chất nhỏ còn sót lại bằng trống quay và đƣợc
xử lý hóa chất gồm phèn chua để ổn định pH, các chất keo (keo Neusize GD-35),

16


×