Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN, MỨC ĐỘ GÂY HẠI BỆNH THAN ĐEN VÀ BỆNH THỐI ĐỎ TRÊN MỘT SỐ GIỐNG MÍA TRIỂN VỌNG TẠI HUYỆN DƢƠNG MINH CHÂU TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN, MỨC ĐỘ GÂY HẠI
BỆNH THAN ĐEN VÀ BỆNH THỐI ĐỎ TRÊN MỘT SỐ
GIỐNG MÍA TRIỂN VỌNG TẠI HUYỆN DƢƠNG MINH
CHÂU TỈNH TÂY NINH

NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA : 2009 - 2013
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN PHÚ THẠNH

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2013


i

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN, MỨC ĐỘ GÂY HẠI BỆNH
THAN ĐEN VÀ BỆNH THỐI ĐỎ TRÊN MỘT SỐ GIỐNG MÍA
TRIỂN VỌNG TẠI HUYỆN DƢƠNG MINH CHÂU TỈNH TÂY
NINH

Tác giả
NGUYỄN PHÚ THẠNH

Khóa luận tốt nghiệpđƣợc đệ trình để cấp bằng kỹ sƣ ngành Bảo Vệ Thực Vật

Giáo viên và cán bộ hƣớng dẫn:
TS. Võ Thị Thu Oanh



TP.Hồ Chí Minh, Tháng 08/2013


ii

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trƣờng đại học Nông Lâm TP.HCM đặc
biệt là các quý thầy cô trong khoa Nông Học đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt cho tôi
những kiến thức đƣợc học tập tại nhà trƣờng để vận dụng trong công việc đang làm.
Xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới cô TS. Võ Thị Thu Oanh đã tận tình hƣớng dẫn
cũng nhƣ giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của nhân dân huyện Dƣơng Minh Châu, nhà
máy đƣờng Biên Hòa – Tây Ninh và trạm Nông vụ Biên Hòa 4 đã mọi điều kiện thuận lợi
và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài tại địa phƣơng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những ngƣời thân trong gia đình đã tạo điều kiện và
động viên tôi trong quá trình học tập tại trƣờng.
TP.HCM ngày 09 tháng 08 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Phú Thạnh


iii

TÓM TẮT
Nguyễn Phú Thạnh, Trƣờng đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm
2013. “ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN, MỨC ĐỘ GÂY HẠI BỆNH THAN
ĐEN VÀ BỆNH THỐI ĐỎ TRÊN MỘT SỐ GIỐNG MÍA TRIỂN VỌNG TẠI

HUYỆN DƢƠNG MINH CHÂU TỈNH TÂY NINH”
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Võ Thị Thu Oanh.
Tiến hành điều tra hiện trạng canh tác và mức độ gây hại bệnh than đen và bệnh thối đỏ
trên một số giống mía triển vọng từ tháng 01/04/2013 đến 31/07/2013. Điều tra hiện trạng
canh tácđƣợc thực hiện một lần tại 3 xã tại huyện Dƣơng Minh Châu. Diễn biến và mức
độ gây hại bệnh than đen và thối đỏ trên 5 giống mía mỗi giống 6 ruộng tiến hành lấy số
liệu lần đầu tiên sau đó lập lại chu kì lấy số liệu 14 ngày một lần.
Sau thời gian tiến hành điều tra thực tế hiện trạng canh tác và diễn biến và mức độ gây hại
của bệnh than đen và bệnh thối đỏ đã thu đƣợc một số kết quả nhƣ sau:
Đánh giá đƣợc hiện trạng canh tác của nông dân về cơ cấu sản xuất mía theo vụ,
loại hình canh tác tại 3 xã của huyện Dƣơng Minh Châu
Bệnh than đen trên cây mía trồng tại huyện Dƣơng Minh Châu ít xuất hiện trên các
giống mía đƣợc điều tra. Bệnh xuất hiện thƣờng vào các tháng mùa nắng. Yếu tố ảnh
hƣởng đến bệnh phát triển là giống, ánh sáng và nhiệt độ thời kì sinh trƣởng của mía, vụ
mía.
Bệnh thối đỏ trên cây mía trồng tại huyện Dƣơng Minh Châu xuất hiện trên tất cả
các giống mía đƣợc điều tra. Bệnh xuất hiện vào cuối những tháng mùa nắng đầu mùa
mƣa. Yếu tố ảnh hƣởng đến bệnh phát triển chủ yếu là nhiệt độ, gió, lƣợng mƣa, sâu hại
trên mía và loại hình canh tác.


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .............................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................... x
Chƣơng 1 .......................................................................................................................... 1

MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề. .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích nghiên cứu................................................................................................... 1
1.3 Giới hạn đề tài. ........................................................................................................... 2
Chƣơng 2 .......................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN .................................................................................................................. 3
2.1 Sơ lƣợc về cây mía. ..................................................................................................... 3
2.1.1 Nguồn gốc. .............................................................................................................. 3
2.1.2 Phân loại. ................................................................................................................. 3
2.1.3 Phân bố. ................................................................................................................... 4
2.1.4 Đặc điểm thực vật của cây mía. ................................................................................ 5
2.1.4.1 Rễ mía................................................................................................................... 5
2.1.4.2 Thân mía. .............................................................................................................. 5
2.1.4.3 Lá mía. .................................................................................................................. 6
2.1.4.4 Hoa và hạt. ............................................................................................................ 6
2.1.5 Đặc điểm sinh thực vật riêng của từng loài. .............................................................. 7
2.1.5.1 Loài nhiệt đới (Saccharum officinarum L.)............................................................ 7
2.1.5.2 Loài mía Trung Quốc. (Saccharum sinence Roxb Emend.Jesw). ........................... 7
2.1.5.3 Loài mía Ấn Độ (S. barberi Jesw). ........................................................................ 7


v

2.1.5.4 Loài hoang dại thân nhỏ. (S. spontaneum L). ......................................................... 7
2.1.5.5 Loài hoang dại thân to (S. robustum). .................................................................... 7
2.1.5.6 Loài hoang dại thân nhỏ. (S. edule). ...................................................................... 8
2.1.6 Yêu cầu điều kiện sinh thái. ..................................................................................... 8
2.1.6.1 Khí hậu. ................................................................................................................ 8
2.1.6.2 Ánh sáng. .............................................................................................................. 8
2.1.6.3 Lƣợng nƣớc và ẩm độ đất. ..................................................................................... 8

2.1.6.4 Đất. ....................................................................................................................... 8
2.1.6.5 Yêu cầu về dinh dƣỡng ......................................................................................... 9
2.1.7 Nhân giống. ............................................................................................................. 9
2.1.8 Sản lƣợng ............................................................................................................... 10
2.1.9 Chế biến và sử dụng ............................................................................................... 10
2.1.10 Vị trí kinh tế của cây mía. .................................................................................... 11
2.2.1 Tình hình sản xuất mía ở Việt Nam. ....................................................................... 12
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đƣờng ở Việt Nam. ................................................. 12
2.3 Các loại bệnh trên mía bệnh trên mía. ....................................................................... 13
2.4 Giới thiệu bệnh than đen. .......................................................................................... 14
2.4.1 Nguồn gốc và phân bố............................................................................................ 14
2.4.2 Triệu chứng............................................................................................................ 14
2.4.3 Tác nhân gây bệnh. ................................................................................................ 15
2.4.4. Đặc điểm phát sinh và phát triển bệnh. .................................................................. 16
2.4.5 Thiệt hại về kinh tế................................................................................................. 16
2.5 Giới thiệu bệnh thối đỏ ............................................................................................. 16
2.5.1 Nguồn gốc và phân bố............................................................................................ 16
2.5.2 Triệu chứng............................................................................................................ 16
2.5.3 Tác nhân gây bệnh ................................................................................................. 17
2.5.4 Biện pháp phòng trừ ............................................................................................... 18
2.6 Sơ lƣợc về tỉnh Tây Ninh. ......................................................................................... 18
2.6.2 Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 19


vi

2.7 Những giống mía trồng phổ biến tại tỉnh Tây Ninh ................................................... 20
2.7.1 Giống mía VN84 – 4137 (Ja60-5 x đa giao) ........................................................... 20
2.7.2 Giống mía K84- 200 (ROC1 x CP63 - 588)............................................................ 21
2.7.3 Giống mía K 95- 156 (PL 310 x U - thong 1) ......................................................... 23

2.7.4 Giống mía LK 92- 11 (Mẹ x bố: K84- 200 x Eheaw) ............................................. 23
2.7.5 Giống mía K 95- 84 (K90- 79 x K84- 200). ........................................................... 24
2.7.6 Giống mía K 93- 219 (U- thong 1 x Eheaw) ........................................................... 24
2.7.7 Giống K 88- 92: (U- thong 1 x PL 310).................................................................. 25
2.7.8 Giống K 88- 200: Mẹ x bố (ROC 1 x CP 63- 588) ................................................. 25
Chƣơng 3 ........................................................................................................................ 26
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................................................... 26
3.1 Điều tra hiện trạng canh tác mía tại huyện Dƣơng Minh Châu tỉnh Tây Ninh ............ 26
3.1.1 Thời gian thực hiện điều tra. .................................................................................. 26
3.1.2 Phƣơng tiện điều tra. .............................................................................................. 26
3.1.3 Phƣơng pháp thí nghiệm và chỉ tiêu theo dõi .......................................................... 26
3.2 Điều tra tình hình bệnh than đen và thối đỏ trên một số giống mía triển vọng ........... 27
3.2.1 Mục đích: ............................................................................................................... 27
3.2.2 Thời gian thực hiện điều tra. .................................................................................. 27
3.2.3 Phƣơng pháp điều tra. ............................................................................................ 27
3.2.4 Chỉ tiêu theo dõi. .................................................................................................... 28
3.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu ......................................................................................... 28
Chƣơng 4 ........................................................................................................................ 29
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................................ 29
4.1 Hiện trạng canh tác ................................................................................................... 29
4.1.1Đặc điểm chung của các hộ đƣợc điều tra. .............................................................. 29
4.1.2 Diện tích trồng mía vụ Đông Xuân năm 2013 ........................................................ 29
4.1.3 Đặc điểm kỹ thuật canh tác .................................................................................... 29
4.1.4 Tình hình sâu hại mía ............................................................................................ 33
4.1.5 Cách phòng trừ sâu hại trên mía của các hộ nông dân. ........................................... 33


vii

4.2 Tình hình bệnh trên cây mía tại huyện Dƣơng Minh Châu. ....................................... 33

4.2.1 Bệnh than đen. ....................................................................................................... 33
4.2.1.1 Diễn biến bệnh than đen ...................................................................................... 33
4.2.1.2 Ảnh hƣởng giống mía đến tỉ lệ bệnh than đen. .................................................... 34
4.2.2.1 Diễn biến bệnh thối đỏ. ..................................................................................... 376
4.2.2.2 Ảnh hƣởng của các giống mía đến tỉ lệ bệnh thối đỏ. ........................................ 367
4.2.2.3 Ảnh hƣởng của các giống mía đến chỉ số bệnh thối đỏ. ....................................... 38
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................. 39
5.1 Kết luận .................................................................................................................... 39
5.2 Đề nghị ..................................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 40
PHỤC LỤC .................................................................................................................... 41
1.1 Tỉ lệ bệnh than đen (%). ............................................................................................ 45
1.1 Tỉ lệ bệnh thối đỏ (%). .............................................................................................. 45
1.2 Chỉ số bệnh thối đỏ (%). ........................................................................................... 46


viii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Ctv: Cộng tác viên
SN: Sâu non
CCS: Chữ lƣợng đƣờng
NST: Ngày sau trồng
BVTV: Bảo Vệ Thực Vật


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình sản lƣợng ở Việt Nam từ năm 2006 -2011 ...................................... 12

Bảng 2.2 Tác nhân gây bệnh .......................................................................................... 14
Bảng 4.1: Diện tích gieo trồng mía của các hộ đƣợc điều tra .......................................... 28
Bảng 4.2: Đặc điểm canh tác của các hộ đƣợc điều tra. .................................................. 29
Bảng 4.3: Loại phân và liều lƣợng sử dụng .................................................................... 31
Bảng 4.4: Một số thuốc trừ cỏ đƣợc nông dân sủ dụng trong sản xuất mía ..................... 32
Bảng 4.5: Vị trí gây hại và mức độ gây hại phổ biến của một số sâu hại trên mía........... 32
Bảng 4.6: Diễn biến bệnh than đen trên các giống mía ................................................... 34
Bảng 4.7: Diễn biến bệnh than đen trên các vụ mía ........................................................ 34
Bảng 4.8: Diễn biến bệnh thối đỏ trên các giống mía ..................................................... 36
Bảng 4.9: Diễn biến bệnh thối đỏ trên các vụ mía .......................................................... 37


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cây mía ............................................................................................................ 3
Hình 2.2 Rễ, thân, hoa, hạt của cây mía .......................................................................... 6
Hình 2.3 Biều đồ mức tiêu thụ đƣờng bình quân đầu ngƣời ........................................... 13
Hình 2.4 Triệu chứng do bệnh than gây hại trên mía ...................................................... 15
Hình 2.5 Bào tử nấm Ustilago scitaminea ...................................................................... 16
Hình 2.6 Triệu chứng bệnh thối đỏ tren thân và lá ......................................................... 17
Hình 2.7 Bào tử nấm Colletotrichum falcatum ............................................................... 18
Hình 4.2 Tỉ bệnh than đen trên giống mía K95 -84 ........................................................ 35
Hình 4.3 Triệu chứng bệnh than đen trên mía ................................................................ 35
Hình 4.4 Triệu chứng bệnh thối đỏ trên mía ................................................................... 36
Hình 4.5 Tỉ số bệnh trung bình trên một số giống mía. ................................................... 37
Hình 4.4 Chỉ số bệnh trung bình trên một số giống mía ................................................. 38


1


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề.
Hiện nay cây mía (Saccharum spp.) đang là một trong những loại cây công
nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao ở nƣớc ta cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ
Cuba, Ấn Độ, Australia,…vì vậy diện tích trồng mía cũng nhƣ sự ra đời của nhiều
giống mới không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên mía là cây
trồng một lần nhƣng lại cho khả năng cho thu hoạch nhiều vụ, nên đây cũng là một
trong những điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh hại tồn tại và phát triển
(Nguyễn Huy Ƣớc, 1994). Hơn nữa cơ cấu giống mía phong phú hơn, thời tiết cũng có
nhiều biến đổi cũng góp phần làm cho dịch bệnh đa dạng hơn. Các bệnh quan trọng
ảnh hƣởng đến năng suất mía hiện nay có rất nhiều, trong đó có bệnh than (Smut) và
bệnh thối đỏ (Red rot).
Bệnh than do nấm Ustilago scitaminea, bệnh thối đỏ do nấm Colletotrichum
falcatum Went gây ra, đây là 2 bệnh rất phổ biến và có ảnh hƣởng lớn đến nghành sản
xuất mía đƣờng của nhiều nƣớc trên thế giới. Do vậy việc phát hiện bệnh than và bệnh
thối đỏ trên các giống mía có vai trò rất quan trong, nhằm thống kê tình hình nhiễm
bệnh, nâng cao hiệu quả chọn lọc giống và kiểm soát bệnh.
Trƣớc tình hình trên đƣợc sự đồng ý của khoa Nông Họcchúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Điều tra tình hình diễn biến, mức độ gây hại bệnh than đen và bệnh
thối đỏ trên một số giống mía triển vọng tại huyệnDƣơng Minh Châu tỉnh Tây Ninh”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Phƣơng thức sản xuất của nông hộ.
Nắm đƣợc diễn biến tình hình, mức độ nhiễm bệnh, trên các giống mía triển
vọng tại huyện Dƣơng Minh Châu tỉnh Tây Ninh.


2


1.3Giới hạn đề tài.
Đối tƣơng nghiên cứu: Khảo sát biến động bệnh than đen và bệnh thối đỏ trên
một số giống mía triển vọng tại tỉnh Tây Ninh.
Phạm vi: khảo sát và biến động bệnh trong 1 vụ sản xuất.


3

Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1Sơ lƣợc về cây mía.
2.1.1 Nguồn gốc.
Cây mía xuất hiện trên trái đất từ thời xa xƣa,
khi lục địa châu Á và châu Úc còn dính liền nhau.
Một số tác giả cho rằng vùng Tân Ghi Nê là quê
hƣơng của cây mía nguyên thủy. Tuy nhiên trong
tác phẩm “Nguồn gốc cây mía” của De Candellel lại
viết “cây mía đƣợc trồng đầu tiên ở vùng Đông
Nam Á, rồi từ đó qua Châu Phi và sau cùng là Châu
Mỹ” (R.P Humbert, 1963). Khi cây mía đƣa vào
trông ở vùng Ả Rập, tên Sarkara đƣợc chuyển thành

Hình 2.1: Cây mía
(Nguồn Philipe Root)

Sukka. Từ vùng Ả Rập mía đƣợc đƣa sang Eetiopia, Ai Cập, rồi Sicilia… ngƣời Ả Rập
cũng đem mía vào Tây Ba Nha. Thái Tử Bồ Đào Nha Don Enrique nhập mía đem
trồng ở đảo Maderia rồi từ đó chuyển đến Canaria. Chính nơi đây đã sản xuất ra tất cả
lƣợng đƣờng tiêu dùng của châu Âu trong vòng 300 năm. Cây mía đƣợc đƣa sang châu
Mỹ trong chuyến đi thứ 2 của Christopher Columbus vào năm 1493 và đƣợc trồng đầu

tiên ở đảo Santo Domingo.
Cùng với cây mía công nghiệp chế biến đƣờng, Ấn Độ là nƣớc đi đầu trên thế
giới, ngay từ thế kỷ thứ 4 họ đã biết chế biến mật thành đƣờng kết tinh. Từ Ấn Độ,
Trung Quốc, kỹ nghệ chế biến đƣờng đƣợc lan rộng sang các vùng Ả Rập, châu Phi,
châu Âu, châu Mỹ, châu Úc. Vùng mía tập trung ở nhiệt đới và á nhiệt đới, giữa vĩ
tuyến 35 Bắc và Nam (Nguyễn Huy Ƣớc,1994; Lê Song Dự và ctv, 1997; Trần Văn
Sỏi,2003).
2.1.2Phân loại.
Theo phân loại thực vật.
Ngành: Spermatophyta
Lớp: Monocotyledoneae


4

Họ: Gramineae
Loại: Saccharum
Trong loại Saccharum có 6 loài:
-

Loài nhiệt đới (Saccharum officinarum L.)

-

Loài Trung Quốc (Saccharum sinence Roxb Emend.Jesw)

-

Loài Ấn Độ (Saccharumbar barberi Jesw)


-

Loài hoang dại thân nhỏ (Saccharum spontaneum L.)

-

Loài hoang dại thân lớn ( Saccharum robustum Bround and Jesw)

-

Loài hoang dại thân nhỏ (Saccharum edule Hassk)

Cây mía thuộc họ Gramineae, giống Saccharum (S) là hỗn hợp của 2 loài cỏ lƣu
năm thuộc giống Saccharum L., trong đó có 2 loài dại là S. spontaneum và S.
robustum(Brvaes và Jeswite ex Grassl), và 4 loài cây trồng ở vƣờn S. officinarum L., S.
barberi Jeswiet, S. sinence Roxb., S. edule Hassk. Bốn loài cây trồng ở vƣờn có sự lai
giống phức tạp và luôn có thể giao phấn chéo với nhau. Tất cả các loại mía trồng
thƣơng mại đƣợc trồng hiện nay đều là các giống lai giữa các loài này với
nhau.(Bull,2000; Deng,2004; D’hont và ctv, 1998).
2.1.3 Phân bố.
 Loài S. spontaneum xuất hiện trong quần thể hoang dại ở phía đông và phía
nam châu Phi, từ suốt vùng Trung Đông Tới Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, và
Malaisia, từ suốt vùng Thái Bình Dƣơng đến New Guinea.
 Trung tâm xuất xứ có thể là miền nam Ấn Độ nơi đã xuất hiện giống S.
robustum có số lƣợng NST nhỏ nhất dọc theo bờ sông New Guinea và một ít đảo liền
kề và đã trở thành cây bản xứ của khu vƣc này.
 Loài S.officinarum còn gọi là “noble cane” giống với các giống mía nguồn gốc
ở New Guinea. Loại mía này chỉ phù hợp với vùng nhiệt đới với điều đất đai và khí
hậu thuận lợi.
 Loài S.barberi có thể có nguồn gốc Ấn Độ.

 LoàiS.sinence có xuất xứ một phần ở Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, nam
Trung Quốc, Triều Tiên.
 LoàiS. edule loại không thể sản xuất mùa màng nhƣ S.robustum và chỉ tìm thấy
ở New Guinea và các đảo kế cận.


5

Cây mía hiện tại là cây trồng chính tại nhiều nƣớc vùng nhiệt đới. Vĩ độ cao
nhất mà cây mía đƣợc trồng là tại Natal, Argentina và tại cực nam Australia (Phan Gia
Tân, 1990, cây mía).
2.1.4 Đặc điểm thực vật của cây mía.
2.1.4.1Rễ mía.
Rễ mía thuộc loại rễ chùm. Rễ mía mọc từ các điểm trên đai rễcủa hom giống,
hoặc ở chân mầm nơi tiếp giáp giữa mầm và hạt.
Nói chung rễ mía đƣợc chia làm 2 loại rễ sơ cấp và thứ cấp.
Rễ sơ cấp còn gọi là rễ giống, rễ sơ sinh, rễ tạm thời,… tức là loại rễ mọc từ
hom giống hoặc hạt giống ra, loại rễ này đƣờng kính bé phân nhánh nhiều, ít ăn sâu,
tuổi thọ ngắn, chỉ đảm bảo cho việc nuôi cây trong vòng 4 -7 tuần đầu.
Rễ thứ cấp hay còn gọi là rễ thứ sinh, rễ vĩnh cửu. Rễ này mọc từ gốc (điểm rễ)
của mầm mới sinh ra từ hom giống. Thƣờng khi cây con có từ 3-5 lá thật thì rễ thứ cấp
mới xuất hiện. Loại rễ này to hơn rễ giống, ăn sâu hơn và tuổi thọ dài hơn nhiều, nên
gọi là rễ vĩnh cửu. (Trần Văn Sỏi, 2003)
2.1.4.2 Thân mía.
Theo Trần Văn Sỏi (2003), thì thân mía là đối tƣợng thu hoạch, là nguyên liệu
để chế biến đƣờng; là bộ phận làm giống cho các vụ sau. Số lƣợng thân hữu hiệu và
trộng thân (cao + to) là hai yếu tố quyết định năng suất. Thân mía vừa là biểu hiện đặc
trƣng của giống, vừa phản ánh tình trạng sinh trƣởng và tác động của các biện pháp kỹ
thuật canh tác ngào ra thân mía là một chỉ tiêu đẻ phân biệt giống. Thân mía là cơ quan
tích lũy đƣờng, thân mía cao 2-5 m, đƣờng kính 2-4 cm, thân gồm nhiều lóng và nhiều

đốt. Ở phía gốc các lóng rất ngắn và bé. Mỗi lóng mang một mắt mầm nên phần gốc
có rất nhiều mắt mầm và mía có thể đẻ nhiều nhánh. Càng lên trên lóng cây dài và ở
ngọn lóng ngắn lạ. Phần ngọn mía đƣờng thấp không có giá trị ép đƣờng, nhƣng vì có
nhiều mầm nên đƣợc sủ dụng làm giống.Lóng mía có hình dạng khác nhau tùy giống:
Hình ống , hình thót bụng, hình trống, hình chóp cụt, hình chóp cụt ngƣợc, hình cong.
Màu sắc lóng: Vàng, xanh, tím, đỏ hoặc sọc dƣa tím xen lẫn vàng. Đốt gồm đai sinh
trƣởng, đại rễ, nốt rễ, sẹo lá và mầm.


6

2.1.4.3 Lá mía.
Lá mía mỗi đốt mang một lá gồm bẹ lá phiến lá và gối lá. Số lá thay đổi
theo tùy từng giống, thời kỳ vƣơn lóng mạnh thì cây mía có khoảng 10 lá xanh. Bẹ lá
bọc thân lá, bảo vệ mầm, có mầm xanh, xanh nhuốm đỏ hoặc tím. Mặt ngoài bẹ có sáp
bao bọc thƣờng có lông. Bẹ lá khi khô rụng đi hay không rụng là tùy giống. Gối lá là
phần nối giữa bẹ lá và phiến lá hình dạng có thể là hình vuông, tam giác, hình lƣỡi và
hình trung gian, màu sắc, độ lớn của gối lá là do đặc điểm của giống. (Tài liệu kĩ thuật
chuyên đề cây mía tháng 8/2010công ty cổ phần đƣờng Biên Hòa lƣu hành nội bộ)
2.1.4.4 Hoa và hạt.
Hoa mía mang từ 8.000-15.000 hoa. Hoa mọc thành đôi, lƣỡng tính, có 4-5 vỏ
trấu, 3 nhị đực, bầu hoa. Nhụy cái có vòi ngắng, đầu chẻ đôi, hình lông chim, màu tím
thẫm. Khi hoa mía nở các bao phấn tung phấn, thụ phấn nhờ gió. Hạt mía rất bé, trông
nhƣ chiếc vẩy khô hình thoi, nhẵn, rất bé, dài 1,5 mm, rộng 0,5 mm, màu hạt dẻ. Trong
công tác cải tạo giống mía, lai hữu tính là một phƣơng pháp đƣợc áp dụng rộng rãi và
thu đƣợc nhiều kết quả.(Tài liệu kĩ thuật chuyên đề cây mía tháng 8/2010công ty cổ
phần đƣờng Biên Hòa lƣu hành nội bộ)

Hình 2.2: Rễ, hoa, hạt của cây mía
( />


7

2.1.5Đặc điểm sinh thực vật riêng của từng loài.
2.1.5.1Loài nhiệt đới (Saccharum officinarum L.).
Còn gọi là mía quý có số lƣợng nhiễm sắc thể 2n=80. Loài này có tỷ lệ đƣờng
cao, nhiều nhƣớc, tỷ lệ xơ thấp, lá rộng, thân to, không hoặc ít ra hoa, nguyên sản ở
các đảo phía Nam Thái Bình Dƣơng các vùng khí hậu nhiệt đới; gặp các điều kiện
thuận lơi (khí hậu, đất đai, không nhiễm bệnh) năng suất đạt rất cao, hơn các loài mía
khác. Nhƣợc điểm của loài mía này là khả năng chống chịu sâu bệnh kém, nhất là các
bệnh ở rễ, khả năng chống hạn, rét, chống đổ ngã yếu, để gốc kém. Các giống nguyên
thủy ở nƣớc ta thuộc nhiều giống mía quý nhƣ mía voi, mía đỏ, mía thuốc mía Thanh
Diệu, mía Kim Ngân thuộc loại này.(Lê Song Dự và ctv, 1997).
2.1.5.2 Loài mía Trung Quốc.(Saccharum sinence Roxb Emend.Jesw).
Loài mía trung quốc có số lƣợng nhiễm sắc thể 2n=124 hình thóp bụng, phiến
lá rũ, phân bố ở miền nam Trung Quốc, Ấn Độ. Ở các tỉnh phía Bắc nƣớc ta các giống
mía gie thuộc loại này. Các giống mía thuộc loài bộ thô sơ; tỷ lệ đƣờng trung bình mẫn
cảm bệnh than, bệnh rƣợu nhƣng có khả năng chống bệnh gôm, bệnh mosaic.(D’hont
và ctv, 1998; Lê Song Dự và ctv, 2007).
2.1.5.3 Loài mía Ấn Độ (S. barberi Jesw).
Loài mía Ấn Độ có số nhiễm sắc thể 2n = 92 (nhóm Saretha). Thân nhỏ lóng
hình trụ màu xanh hoặc màu trắng, tỷ lệ xơ cao sức sống mạnh, chín sớm, đẻ khỏe, bộ
rễ phát triển, chịu hạn tốt, kháng đƣợc nhiều loại sâu bệnh hại. Loài này phân bố ở Bắc
Ấn Độ, thích hợp khí hậu Á nhiệt đới.(Rao và ctv,1985).
2.1.5.4 Loài hoang dại thân nhỏ. (S. spontaneum L).
Loài này có bộ nhiễm sắc thể 2n = 112 (một số nhóm). Thân nhỏ, vỏ cứng, hàm
lƣợng đƣờng thấp, tỷ lệ xơ cao, ra hoa mạnh, Loài này phân bố rộng ở các vùng Tây
Nam Á, ở Việt Nam nhiều nơi trong nƣớc thuộc loài này. Khả năng thích ứng của loài
hoang dại thân nhỏ rất rộng, sức sống mạnh, ít bị sâu hại phá hoại, kháng nhiều bệnh
nhƣ bệnh gôm, bệnh mosaic, thối rễ nhƣng rất mẫn cảm với bệnh than. (Lê Song Dự

và ctv, 2007).
2.1.5.5 Loài hoang dại thân to (S. robustum).
Bộ nhiễm sắc thể của loài này 2n = 84 thân to, cây cao trên 3m, vỏ rất cứng, tỷ
lệ đƣờng thấp, do Jewiet phát hiện ở Guniea vào năm 1929. Loài này có sức sống


8

mạnh, chống sâu đục thân, chống gióng thân, để gốc tốt nhƣng kháng bệnh ở lá và rễ
kém.(Tai và ctv, 2001; Pursgolve, 1972).
2.1.5.6 Loài hoang dại thân nhỏ. (S. edule).
Có bộ nhiễm sắc thể 2n = 60, 2n = 70, 2n =80, tƣơng tự nhƣ S. robustum và lá
lông tơ đai sinh trƣởng vồng lên bông và cờ bị thui không có ý nghĩa trong lai tạo.(Rao
và ctv, 1985).
2.1.6Yêu cầu điều kiện sinh thái.
2.1.6.1Khí hậu.
Cây mía là cây nhiệt đới ƣa nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho cây mía từ 25-300C.
Nhiệt độ thấp hơn 200C hoặc cao hơn 350C cây mía sinh trƣởng chậm. Yêu cầu về
nhiệt độ của cây mía còn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển, thời kỳ nảy mầm 25-340C,
thời kỳ đẻ nhánh và vƣơn lóng 28-340C, thời kì chín 18-220C.
2.1.6.2Ánh sáng.
Rất cần cho sự quang hợp để tạo đƣờng cho cây mía. Do mía là cây C4 nên số
giờ nắng tối thích cho cây mía sinh trƣởng 2.000 giờ và tối thiểu 1.200 giờ nắng/năm.
Khi cƣờng độ ánh sáng tăng thì hoạt động quang hợp của bộ lá cũng tăng. Thiếu ánh
sáng cây mía phát triển yếu, vóng cây, hàm lƣợng đƣờng thấp,và cây mía dễ bị sâu
bệnh.
2.1.6.3Lƣợng nƣớc và ẩm độ đất.
Đây là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến sinh trƣởng và phát triển của cây mía.
Trong thân cây mía chứa nhiều nƣớc (70% khối lƣợng). Cây mía không cần tƣới nƣớc
cần lƣợng nƣớc mƣa 1500-2500 mm. Cây mía là cây trồng cạn có bộ rễ ăn nông nên

rất cần nƣớc nhƣng không chịu đƣợc ngập úng. Ở vùng đất cao cần tƣới nƣớc trong
mùa khô. Nơi đất thấp cần chống úng ngập trong mùa mƣa.thời kỳ cây mía làm lóng
vƣơn cao rất cần nhiều nƣớc ẩm độ thích hợp khoảng 70-80%, ở các thời kỳ khác cần
ẩm độ 60-75%.
2.1.6.4Đất.
Cây mía ít kén đất có thể trồng trên nhiều loại đất từ đất cát, cát pha đến đất sét,
đất có thành phần cơ giới nặng. Mía là cây có năng suất sinh học cao nhất, để đạt đƣợc
năng suất 100 tấn/ha cây mía lấy đi khoảng 170 kg N, 80kg P2O5, 100-200 kg K2O (K.
Mohan Naidu và Arulraj, 1987).


9

2.1.6.5Yêu cầu về dinh dƣỡng
Mía là cây trồng có khả năng tạo sinh khối rất lớn, chỉ trong vòng chƣa đầy 1
năm, 1 ha mía có thể cho từ 70-100 tấn mía cây, chƣa kể lá và rễ. Vì vậy nhu cầu dinh
dƣỡng của cây mía rất lớn. Ngoài các chất đa lƣợng NPK, cây mía rất cần Canxi (Ca)
và các nguyên tố vi lƣợng.
 Đạm (N): là yếu tố rất quan trọng giúp cây mọc khỏe, tốc độ làm lóng và vƣơn
cao nhanh năng suất cao. Trung bình 1 tấn mía tơ cần 1 kg N và 1 tấn mía gốc cần 1,25
kg N. Ở giai đoạn đầu cây mía rất cần nhiều N, lƣợng N dữ trữ trong cây mía trong
giai đoạn đầu có ảnh hƣởng trong suốt quá trình sinh trƣởng và phát triển về sau. Tuy
nhiên nếu bón nhiều N không cân đối với lân, kali bà bón muộn cây mía sẽ bị vóng,
nhiều nƣớc hàm lƣợng đƣờng thấp và dễ nhiễm sâu bệnh.
 Lân (P): Lân giúp bộ rễ phát triển để hấp thu nƣớc và chất dinh dƣỡng, tăng khả
năng chịu hạn, giữ sự cân đối giữa đạm và kali nên giúp cây phát triển khỏe mạnh,
tăng năng suất và chất lƣợng mía. Thiếu lân, bộ rễ kém phát triển, đẻ nhánh ít, thân
cây lá nhỏ, cây cằn cỗi. Trung bình cần 1,3 kg P2O5 để có 1 tấn mía.
 Kali (K): là nguyên tố dinh dƣỡng cho cây cần nhiều nhất. Để tạo ra 1 tấn mía
cây cần 2,75 K2O. Kali có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp ra đƣờng. Đủ kali cây

cứng cáp, không đổ ngã, ít sâu bệnh, chín sớm và tỉ lệ đƣờng.
 Canxi (Ca): Canxi làm giảm độ chua trong đất, cải thiện tính chất vật lý của đất,
giúp phân giải chất hữu cơ và hoạt động của các vi sinh vật có trong đất đƣợc tốt hơn,
tạo điều kiện cho cây mía hấp thu chất dinh dƣỡng hiệu quả hơn.
 Các chất vi lƣợng. Bao gồm các nguyên tố nhƣ Magie (Mg), Sắt (Fe), Mangan
(Mn), Kẽm (Zn)…tuy cần ở số lƣợng rất ít nhƣng rất quan trọng đối với quá trình sinh
trƣởng và phát triển cũng nhƣ chất lƣợng của cây mía.(Http://tailieu.vn/liet-ke-tailieu.0.0.html)
2.1.7 Nhân giống.
Để nhân gống mía ngƣời ta trồng thân mía ngƣời ta cắt từ cây mía chƣa trƣởng
thành có thời gian trồng từ 6-8 tháng tuổi. Những đoạn thân đƣợc cho tốt nhất nếu
đƣợc lấy từ đốt thứ ba từ dƣới lên của cây mía vì chồi ở đốt này còn non hay ít bị khô.
Đoạn thân có thể đƣợc trồng xiên theo một góc 450 hay có thể đặt năm ngang ngay
trên luống. Ƣớc tính cần 12.500- 20.000 đoạn để trồng hết một ha. Mía là cây trồng


10

quanh năm với thời gian từ 3-6 năm trƣớc khi đƣợc đốn bỏ và trồng lại. Vụ đầu tiên là
mía tơ và thƣờng mất 9-24 tháng để cây trƣởng thành, phụ thuộc vào vùng địa lí. Các
vụ mía gốc mất khoảng 1 năm để trƣởng thành và thƣờng thì sau hai khoảng vụ mía
gốc là ngƣời ta đã thay bằng các ruộng mía mới, điều này phụ thuộc vào năng suất và
sự chậm suy tàn của giống.(tailieu.vn/liet-ke-tai-lieu.0.0.html).
2.1.8 Sản lƣợng
Năng suất cao nhất của mía thuộc vào chỉ số calories trên đơn vị diện tích là 10
tấn đƣờng (sucrose) trên ha ở Barbardos. Sản lƣợng cao nhất đạt đƣợc ở Hawai22 tấn
sucrose trên ha, nhƣng giống mía này cần đến 2 năm hay hơn mới có thể đạt trạng thái
thành thục ở khuc vực này. Sản lƣợng mía đã đƣợc cải thiện và gia tăng đáng kể trong
suốt 100 năm qua nhờ quá trình cải tiến giống, đặc biệt là việc sử dụng phân bón, kiểm
soát đƣợc các loại côn trùng và các loại bệnh, cơ giới hóa đồng ruộng và nhà máy, và
việc tạo ra nhiều giống mới năng suất cao.(tailieu.vn/liet-ke-tai-lieu.0.0.html)

2.1.9 Chế biến và sử dụng
Trƣớc khi sản phẩm đƣờng đƣợc làm ra lần đầu tiên ở Ấn Độ khoảng 1.000 trƣớc
Công Nguyên, nhờ vào việc đun sôi dịch chiết từ cây mía thì cây mía ban đầu đƣợc
trông chỉ nhằm mục đích làm thực phẩm mà thôi. Ngày nay cây mía đƣợc nhiều
nghành công nghiệp sử dụng và là một trong những sản phẩm đƣợc sử dụng rộng rãi
và có giá trị của mỗi quốc gia.
Khoảng 1 tấn đƣờng thô có thể thu đƣợc khi chế biến 8-9 tấn mía. Loại đƣờng
thô này có màu nâu này có thể tinh chế thành dƣơng trắng sạch hơn.
Cây mía đƣợc sử dụng trong nhiều mục đích khác hơn nữa chứ không gì việc sản xuất
ra đƣờng.
 Mật đƣờng là sản phẩm phụ trong quá trình chế biến đƣờng, nó là chất lắng
xuống khi không còn khả năng kết tinh thành đƣờng. Gần 2.7 % mật đƣờng hình
thành khi chiết suất 1 tấn mía. Mật đƣờng đƣợc sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau: dung làm phân bón cho đất trồng mía, đƣợc vô trùng lên men để tạo ra nhiều
sản phẩm khác nhau nhƣ cồn vô trùng, rƣợu umhay elthyl alcohol.
 Sản phẩm còn lại sau quá trình ép nƣớc mía dó là bã mía đƣợc dùng nhƣ là
nguồn nguyên liệu chính của các nhà máy đƣờng, nó còn đƣợc làm giấy, bìa cứng,
bảng và tƣờng bằng giấy ép cứng.


11

2.1.10 Vị trí kinh tế của cây mía.
Hiện nay ở nƣớc ta mía là cây nguyên liệu duy nhất để chế biến ra đƣờng, nên
mía là một cây trồng quan trọng trong cơ cấu thực phẩm. Đƣờng là thức ăn lành tính
dễ tiêu, giàu năng lƣợng. Một cân đƣờng cung cấp năng lƣợng tƣơng đƣơng với 0.5 kg
mỡ, 50-60 kg rau quả. Đƣờng cung cấp 10% nhu cầu năng lƣợng của cộng đồng. Trên
thế giới năng lƣợng do đƣờng cung cấp bằng 7% năng lƣợng do các loại ngũ cốc cung
cấp.
Đƣờng có thị trƣờng tiêu thụ ổn định do nhu cầu về đƣờng trong nƣớc ngày

càng tăng cao. Đƣờng lại là mặt hàng chế biến bằng công nghệ hiện đại nên chất lƣợng
ổn định, dễ dàng đạt tiêu chuẩn quốc tế, cho nên nếu sản xuất nhiều sẽ xuất khẩu ra bất
cứ nƣớc nào trong khu vực.Vì vậy ngƣời trồng mía không có gì lo ngại về thị trƣờng
tiêu thụ.
Mía là cây xóa đói giảm nghèo cho nông dân trung du, miền núi, là cây có hiệu
quả kinh tế cao. Do mía là cây hàng năm, thích hợp với các loại đất, bộ rễ bám sâu nên
có khả năng chịu hạn khá, có thể trồng trên đất đồi và trung du miền núi.Vì mía có khả
năng lƣu gốc tới vụ sau nên đỡ công giống trồng. Mía là cây có sản lƣợng cao (200250 tấn sinh khối/1ha/năm). Nhờ những ƣu thế trên mà cây mía trở thành cây làm giàu
cho nhiều gia đình, nhiều khu vực nhƣ Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định,…
Mía là cây năng lƣợng cuối thế kỉ XX và về sau. Do nguồn nguyên liệu hóa
thạch ngày càng cạn kiệt trong khi nhu cầu năng lƣợng trên thế giới ngày càng tăng
nên việc tìm ra một nguồn năng lƣợng thay thế có ý nghĩa rất quan trọng. Nguồn năng
lƣợng từ thực vật là hƣớng đƣợc nhiều quan tâm vì đây là nguồn năng lƣợng tái tạo
đƣợc hàng năm không bao giờ cạn kiệt. Trong đó, cây mía đƣơc coi là cây năng lƣợng
hàng đầu trong các loại thực vật có thể sản xuất năng lƣợng lỏng. Từ 1 tấn mía có thể
sản xuất ra 30-50 lít cồn 960 có thể dùng làm nguyên liệu cho động cơ. Ở Brazil từ lâu
đã sản xuất cồn từ mía để thay thế xăng chạy ô tô vận tải.
Mía là cây cây kiêm dụng, ngoài đƣờng, cellulose trong bã mía có thể làm giấy,
làm gỗ ép thay cho một phần gỗ rừng. Mía là cây ngắn ngày lại là cây đặc biệt cao sản
nên có rất nhiều triển vọng trong lĩnh vực này.
Mía với thành phần hóa học rất phong phú nên ngày càng đƣợc nhiều ngày
công nghiệp quan tâm khai khác. Saccarose đƣợc nghành đƣờng khai thác để sản xuất


12

đƣờng trắng. Cellulose đƣợc nghành giấy và nghành gỗ ép khai thác. Mật gỉ trong quá
trình lên men, chƣng cất và các phƣơng pháp hóa học khác có thể sản xuất ra rƣợu các
loại, cồn tinh khiết,acid lactic, acid nitric, acid glutamic, men thực phẩm…
2.2Tình hình sản xuất là tiêu thụ đƣờng ở Việt Nam.

2.2.1 Tình hình sản xuất mía ở Việt Nam.
Bảng 2.1Tình hình sản lƣợng ở Việt Nam từ năm 2006-2011.
Niên vụ

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng mía

(1000 ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2005-2006

288,100

58,030

16,720

2006-2007

293,500

59,270


17,398

2007-2008

270,700

59,640

16,146

2008-2009

260,100

58,620

15,246

2009-2010

266,300

59,880

15,947

2010-2011

282,200


62,15

17,540

(Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn, 2011.)
Mặt khác, là do chúng ta nắm bắt đƣợc xu hƣớng sản xuất mía trong khu vực
cũng nhƣ trên thế giới, khai thác tiềm năng đất đai, khí hậu con ngƣời để phát triển
việc trồng cây mía và các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhƣ: Giống mía tốt, các biện pháp
kỹ thuật canh tác mía tiên tiến. Hiên nay nƣớc ta đã nhập nội các giống tốt của các
nƣớc nhƣ: Tung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Úc, CuBa, Đài Loan, Mỹ và hơn nữa trong
nƣớc các giống mía do các Viện nghiên cứu, các trung tâm sản xuất giống lai tại, tuyển
chọn ra có khả năng thích hợp với nhiều vùng sinh thái cho năng suất cao.
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đƣờng ở Việt Nam.
Cả nƣớc có tới 40 nhà máy đƣờng tuy nhiên việc quy hoạc và xây dựng chƣa hợp
lý dẫn đến sản lƣợng mía thu đƣợc hàng năm không đáp ứng đủ nhu cầu chế biến của
các nhà máy đƣờng theo công suất thiết kế,gây ra hiện tƣợng cạnh tranh không lành
mạnh không chỉ ở các tỉnh, mà còn lan rộng ra các các tỉnh phía Bắc giữa các nhà máy,
xuất hiện hiện tƣợng ép mía non làm thất thu một lƣợng đƣờng lớn.
Nhiều nhà máy phải vận chuyển mía nguyên liệu với khoảng cách xa từ 50 –
100 km làm tăng giá thành sản xuất đƣờng.


13

Thời gian từ lúc thu họach xong đến thời điểm chế biến quá dài làm sụt giảm
nghiêm trọng hàm lƣợng đƣờng trong mía (tối ƣu trong vòng 24 giờ).
Nhà nƣớc có chủ trƣơng giao cho các địa phƣơng tự phân chia vùng nguyên
liệu cho các nhà máy dẫn tới hiện tƣợng độc quyền trong việc thu mua mía nguyên
liệu, không quan tâm đến quyền lợi của ngƣời nông dân.
Cơ chế phân chia lợi nhuận giữa nhà máy và nông dân trồng mía hiện nay ở

Việt Nam chƣa hợp lý và chƣa đƣợc ấn định rõ ràng nhƣ các nƣớc khác trên thế giới.
Giá thành sản xuất đƣờng ở nƣớc ta khá cao còn do khấu hao lớn từ các nhà
máy mới đầu tƣ xây dựng.
Mức tiêu thụ bình quân đầu ngƣời của Việt Nam có tốc độ tăng trƣởng khá cao.
Bình quân giai đoạn 1999 -2009 tiêu dùng tăng khoảng 5,1 %. Tuy nhiên mức tiêu thụ
đầu ngƣời ở Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với các nƣớc tiêu thụ chính và thấp hơn
so với mức bình quân thế giới(>20/ngƣời năm).

Hình 2.2 Biều đồ mức tiêu thụ đƣờng bình quân đầu ngƣời
(www.maybank-kimeng.com.vn)
2.3Các loại bệnh trên mía bệnh trên mía.
Theo Hà Đình Tuấn năm 2004 ở các nƣớc trồng mía hiện nay thì có tất cả 126
bệnh hại mía trên thế giới (Philipe, 2000), trong đó có 73 bệnh hại phổ biến. Các loại
bệnh gây hại trên mía đƣợc gây ra bao gồm 8 tác nhân chính cho ở bảng 2.3
.


14

Bảng 2.3 Tác nhân gây bệnh:Thống kê nhóm tác nhân gây bệnh và số lƣợng bệnh xảy
ra trên cây mía
Nhóm tác nhân gây bệnh.

Số lƣợng bệnh gây ra.

Bệnh do virus.

9

Bệnh do phytoplasma.


2

Bệnh do vi khuẩn.

9

Bệnh do nấm.

68

Tuyến trùng và chƣa rõ tác nhân.

24

Thực vật bán kí sinh.

3

Dinh dƣỡng, môi trƣờng.

9

Ảnh hƣởng của thuốc trừ cỏ.

2

Tổng cộng.126
2.4Giới thiệu bệnh than đen.
2.4.1 Nguồn gốc và phân bố

Bệnh đƣợc ghi nhận đầu tiên vào năm 1877 tại Natal bởi Mc Martin, bệnh cũng
đƣợc báo cáo tại hiệp hội “Victoria Planters” Association vào năm 1982. Sau đó bệnh
đƣợc báo cáo ở tất cả các nƣớc trên thế giới. Bệnh gây thành dịch rất nghiêm trọng tại
Cuba, Nhật và Mỹ. Tại Ấn Độ, bệnh gây thiệt hại trầm trọng cho mía vào những năm
1942-1943, hơn 66% diện tích trồng mía cả bang Bihar bị nhiễm bệnh. Các giống
nhiễm bệnh nặng là Co419, Co740, Co975,…trong hơn 102 nƣớc trồng mía trên thế
giới bị bệnh than gây thiệt hại, chỉ trừ nƣớc Úc và những hải đảo lân cận do có khí hậu
khô và khí hậu nóng là ít nhiễm bệnh này (Vũ Triệu Mân, 2003).
Ở nƣớc ta bệnh than là một trong những bệnh nguy hiểm trên cây mía, cần phải
có những biện pháp kịp thời để hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra.
2.4.2Triệu chứng.
Khi cây mía bị nấm xâm nhập, cây trở nên còi cọc, biến dạng mất khả năng tạo
lóng, ở gốc đẻ nhiều nhánh nhỏ, các mầm mới ra hầu hết nhiễm bệnh, thân mía nhỏ bé
lại, từ ngọn đâm lên một roi than màu đen cong xuống, có khi roi dài cả mét. Bên
ngoài roi bao phủ một lớp mang đầy bào tử dạng bột, dễ bung ra, lan truyền theo gió,
nƣớc,… đi rất xa. Tính chất nguy hiểm của bệnh này là mỗi roi than mang hàng ngàn


×