Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TÂN THƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

TRẦN ĐÌNH HƯNG

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI BAN QUẢN LÝ
RỪNG PHÒNG HỘ TÂN THƯỢNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

TRẦN ĐÌNH HƯNG

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI BAN QUẢN LÝ
RỪNG PHÒNG HỘ TÂN THƯỢNG

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. MẠC VĂN CHĂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013

i


LỜI CẢM TẠ
Trải qua 4 năm theo học tại Trường Đại Hoc Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, cũng như để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được rất
nhiều sự chỉ bảo từ các thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè, từ những người thân
trong gia đình và ban lãnh đạo Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Thượng. Nay tôi
xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến:
Quý thầy, cô trong khoa lâm nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình
truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong
quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là
hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn đến Thầy ThS Mạc Văn Chăm đã tận tình hướng
dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Thượng đã tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Ban quản lý rừng
phòng hộ Tân Thượng luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp
trong công việc.

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 14/06/2013
Sinh viên thực hiện
Trần Đình Hưng


ii


SUMARY
The topic “initial study and evalute the management and protection of forest
management Tan Thuong, Di Linh district, Lam Dong province” has been
conducted from march 2013 to june 2013.
Scientific Advisor: MSc. Mac Van Cham.
Research objectives:
Study and analyze the strengths – weak, favorable – difficult, as well as the
implementation and measures for management, protection and development of
forests in the study area in recent years.
Research measures:
Topic using statistical methods, inheritance of data and suvey methods to
collect data related to research and implement the content set forth in the subiect.
Research result:
- In general, forest management work has go to routine and increasingly
better performance.
- The violations of forest law still more, the situation is quite complex, the
forest area and timber volume be lost is quite large, however in recent times have
been overcome significant.
- Situation forest allocation at the Management Board made prescribed. Way
the organization management and protection of forests which contracted for the
people as well done.
- The forest fire prevention in the management board made good, in recent
years, no fires occurred.

iii



TÓM TẮT
Đề tài “Bước đầu nghiên cứu và đánh giá công tác quản lý và bảo vệ rừng tại
Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Thượng – huyện Di Linh – Tỉnh Lâm Đồng ” được
tiến hành tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Thượng từ tháng 03/2013 đến tháng
06/2013.
Mục tiêu của đề tài:
- Phân tích được những mặt mạnh – yếu, thuận lợi – khó khăn trong công tác
quản lý bảo vệ và phát triển rừng để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại Ban
quản lý rừng phòng hộ Tân Thượng trong tương lai.
Phương pháp nghiên cứu:
- Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, kế thừa số liệu và phương pháp điều
tra thu thập số liệu liên quan để nghiên cứu và thực hiện nội dung đặt ra trong dề tài.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Nhìn chung công tác quản lý bảo vệ rừng đã đi vào nề nếp và ngày càng
được thực hiện tốt hơn.
- Các vụ vi phạm luật bảo vệ rừng vẩn còn nhiều, tình hình khá phức tạp, diện
tích rừng và khối lượng gỗ bị mất là khá lớn tuy nhiên trong thời gian gần đây đã
được khắc phục đang kể.
- Tình hình giao khoán rừng tại Ban quản lý được thực hiện đúng quy định.
Cách thức tổ chức quản lý và bảo vệ rừng được nhận khoán đối với người dân là
tốt.
- Công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại Ban quản lý được thực hiện tốt,
trong những năm trở lại đây không có vụ cháy rừng nào xảy ra.

iv


MỤC LỤC

Trang tựa .................................................................................................... i
Lời cảm tạ .................................................................................................. ii
Sumary ....................................................................................................... iii
Tóm tắt ....................................................................................................... iv
Mục lục ...................................................................................................... v
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................... viii
Danh mục các hình và bảng ........................................................................ ix
Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2
Chương 2. TỔNG QUAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 3
2.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 3
2.1.2. Địa hình và đất đai ............................................................................ 3
2.1.3. Khí hậu thủy văn .............................................................................. 3
2.2. Tình hình dân sinh và kinh tế - xã hội .................................................. 4
2.2.1. Tình hình dân cư và đời sống kinh tế ................................................ 4
2.2.2. Tình hình giao thông ......................................................................... 4
2.2.3. Tình hình tác động đến rừng ............................................................. 4
2.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và xã hội ................................... 5
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 6
3.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 6
3.2.1. Phương pháp thống kê kế thừa số liệu .............................................. 6
3.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu .............................................. 6
3.2.3. Phương pháp xử lý tính toán số liệu ................................................. 6
v


Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.

4.1. Tình hình tổ chức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
ban quản lý ................................................................................................. 7
4.1.1. Quá trình tổ chức đơn vị ................................................................... 7
4.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của ban quản lý ........................................... 7
4.1.3. Quyền hạn của ban quản lý ............................................................... 8
4.1.4. Chế độ tài chính, kinh phí xây dựng và bảo vệ rừng của ban quản lý 8
4.2. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng trong thời gian qua ............... 8
4.2.1. Công tác tuyên truyền học tập các quy định về bảo vệ rừng .............. 8
4.2.2. Công tác quản lý bảo vệ rừng ........................................................... 9
4.2.2.1 Đối với các bộ phận nghiệp vụ trực thuộc Ban QLR ....................... 10
4.2.2.2. Công tác phối hợp với các ngành hữu quan .................................... 12
4.2.2.3 Tình hình vi pham luật bảo vệ và phát triển rừng ............................ 14
4.2.3. Công tác chăm sóc quản lý và bảo vệ rừng trồng ............................. 19
4.2.3.1. Mục đích, mục tiêu ........................................................................ 19
4.2.3.2. Biện pháp thi công ......................................................................... 20
4.3. Thực hiện giao khoán bảo vệ rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng.21
4.3.1. Tình hình giao khoán bảo vệ rừng ..................................................... 21
4.3.1.1. Biện pháp quản lý bảo vệ rừng ....................................................... 21
4.3.1.2. Giao khoán QLBVR trong năm 2009 ............................................. 22
4.3.1.3. Giao khoán bảo vệ rừng giai đoạn 2011-2015 ................................ 24
4.3.2. Tình hình chi trả dịch vụ môi trường rừng......................................... 26
4.3.2.1. Diện tích số hộ được chi trả dịch vụ môi trường rừng .................... 26
4.3.2.2. Hình thức chi trả ............................................................................ 27
4.3.2.3. Đơn giá và tổng kinh phí chi trả ..................................................... 27
4.4. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại đơn vị. .................................. 28
4.4.1. Các giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng được áp dụng .................. 28
4.4.1.1. Giải pháp làm giảm vật liệu cháy toàn diện ở rừng trồng................ 28
4.4.1.2. Các biện pháp phòng cháy chữa cháy khác..................................... 30
4.4.2. Xác định vùng trọng điểm cháy, tổ chức lực lượng và phương án
huy động chữa cháy khi có cháy xảy ra....................................................... 31

vi


4.4.2.1. Xác định khu vực trọng điểm cháy ................................................. 31
4.4.2.2. Tổ chức lực lượng tuần tra, trực cháy, phát hiện sớm các điểm
cháy rừng và tham gia chữa cháy rừng ........................................................ 32
4.4.2.3. Phương án huy động khi có cháy rừng xảy ra ................................. 32
4.4.3. Đặc điểm, mức độ cháy rừng, Hiệu lệnh cảnh báo cháy rừng, thông
tin liên lạc ................................................................................................... 33
4.4.4. Tình huống cháy, phương án huy động lực lượng và kỹ thuật chữa
cháy ............................................................................................................ 34
4.4.5. Nhiệm vụ trong chữa cháy của các tổ chức cá nhân .......................... 35
4.4.5.1. Đối với các xã có rừng trên địa bàn đơn vị quản lý ........................ 35
4.4.5.2. Nhiệm vụ của ban chỉ huy BVR & PCCCR đơn vị ......................... 35
4.5. Một số đề xuất trong công tác bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản
lý. ............................................................................................................... 36
4.5.1 Những khó khăn tồn tại trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển
rừng của ban quản lý................................................................................... 36
4.5.2. Một số đề xuất. ................................................................................. 37
4.5.3.1. Mục tiêu......................................................................................... 37
4.5.3.2. căn cứ ............................................................................................ 37
4.5.3.3. Đề xuất .......................................................................................... 38
Chương 5. KẾT LUÂN KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận. .............................................................................................. 40
5.2. kiến nghị .............................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 42
PHỤ LỤC ................................................................................................... 43

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CB - CNV

Cán bộ công nhân viên.

UBND

Ủy ban nhân dân.

BVR

Bảo vệ rừng.

PTR

Phát triển rừng.

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng.

BQL

Ban quản lý.

GK.BVR

Giao khoán bảo vệ rừng.


Luật BV&PTR

Luật bảo vệ và phát triển rừng.

BQLR

Ban quản lý rừng.

BV&PTR

Bảo vệ và phát triển rừng.

Ban QLRPH

Ban quản lý rừng phòng hộ.

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng.

VPHC

Vi phạm hành chính.

DVMTR

Dịch vụ môi trường rừng.

BCH.PCCCR


Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng.

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG
Hình 4.1 Tuyên truyền về công tác QLBVR – PCCCR ....................................... 9
Hình 4.2 Lấn chiếm rừng, phá rừng làm nương rẫy. ............................................ 15
Hình 4.3 Khai thác lâm sản trái phép. ................................................................. 18
Hình 4.4 Khu vực được chi trả dịch vụ môi trường rừng. .................................... 26
Hình 4.5 Tổ chức đốt thực bì làm giảm vật liệu cháy .......................................... 28
Bảng 4.1 Tổng hợp các vụ vi phạm từ năm 2008 – 2012 ..................................... 16
Bảng 4.2 Tổng hợp thiệt hại tài nguyên rừng năm 2008 – 2012 .......................... 19
Bảng 4.3 Biểu mô tả trạng thái rừng trồng .......................................................... 21
Bảng 4.4 Biểu chi tiết trạng thái diện tích và trữ lượng rừng (giao khoán QLBVR
2009 ) .................................................................................................................. 23
Bảng 4.5 Biểu chi tiết trạng thái diện tích và trữ lượng rừng (giao khoán QLBVR
giai đoạn 2011-2015 ) ......................................................................................... 25
Bảng 4.6 Biểu chi tiết trạng thái diện tích và trữ lượng rừng ( chi trả DVMTR )..27
Bảng 4.7 Xác định khu vực trọng điểm cháy ....................................................... 32
Bảng 4.8 Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng. ................ 35

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở
phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ ch ức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng

tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố
cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ
lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các
thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí. Vấn đề quản lý,
bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Một trong những đòi
hỏi để thực hiện thành công nhiệm vụ là phải có những cơ chế thích hợp thu hút sự
tham gia của cộng đồng người dân vào công tác qu ản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Trong những năm g ần đây, nhà nước đã ban hành và áp dụng nhiều chính sách có
tác động mạnh đến đời sống của nhân dân như: giao đất lâm nghiệp, giao khoán bảo
vệ rừng, quy chế quản lý rừng phồng hộ, quy chế hưởng lợi…Tuy nhiên, có một số
nguyên nhân khiến tài nguyên rừng ngày một thu hẹp, đó là: áp lực dân số ở các
vùng có r ừng tăng nhanh, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người dân sinh kế chủ yếu
dựa vào khai thác tài nguyên rừng, trình độ dân trí vùng sâu vùng xa còn thấp, kiến
thức bản địa chưa được phát huy, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa phát
triển, chính sách nhà nước v ề quản lý cộng đồng còn nhiều bất cập, cơ cấu xã hội
truyền thông có nhiều thay đổi. Hiện trạng này đang đặt ra một vấn đề là trong khi
xây dựng các quy định về quản lý bảo vệ rừng trên phạm vi cả nước, phải nghiên
cứu và tính toán nhu cầu thực tế chính đáng của người dân mới có thể đảm bảo tính
khả thi của các quy định, đồng thời đảm bảo cho rừng không bị khai thác lợi dụng
quá mức.
1


Để đi sâu vào thực trạng của công tác quản lý bảo vệ rừng, phân tích những
thuận lợi, khó khăn của các biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại
địa bàn nghiên cứu, trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp cuối khóa, được
sự phân công của Khoa lâm nghiệp, Bộ môn quản lý tài nguyên rừng, dưới sự
hướng dẫn của Th .S Mạc Văn Chăm, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Bước đầu
nghiên cứu và đánh giá công tác quản lý và bảo vệ rừng tại Ban quản lý rừng phòng

hộ Tân Thượng – huyện Di Linh – Tỉnh Lâm Đồng ”

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích được những mặt mạnh – yếu, thuận lợi – khó khăn trong công tác
quản lý bảo vệ và phát triển rừng để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại Ban
quản lý rừng phòng hộ Tân Thượng trong tương lai.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Theo Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 19/2/2008 của UBND tỉnh Lâm
Đồng về việc Phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Lâm Đồng
giai đoạn 2008 - 2020, Ban QLRPH Tân thượng quản lý rừng và đất rừng trên ranh
giới hành chính các xã Đinh Trang Thượng, Liên Đầm và Đinh Trang Hòa – huyện
Di Linh :
- Phía Bắc giáp Tỉnh Đắc Nông.
- Phía Nam giáp Ban QLR NLG Bảo Liên ( Thuộc CT Giấy Tân Mai ).
- Phía Đông giáp Huyện Lâm Hà.
- Phía Tây giáp Huyện Bảo Lâm.
2.1.2. Địa hình và đất đai
Địa hình tương đối phức tạp, đồi núi có độ dốc lớn và bị chia cắt nhiều bởi
các khe suối thuộc đầu nguồn của sông Đồng Nai.
- Độ dốc biến động mạnh từ 50 - 300.
- Độ cao từ 750 – 1.200 m.
- Độ cao bình quân 1.000 m.

Đất đai trong khu vực chủ yếu là đất feralit nâu đỏ, một số nơi có loại đất đỏ
bazan, hầu hết đều có tầng đất mặt khá dày rất phù hợp với một số cây công nhiệp
như chè, cà phê.
2.1.3. Khí hậu thủy văn
Diện tích rừng và đất rừng đơn vị quản lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới,
mùa mưa và mùa khô hình thành rõ rệt trong năm có 2 mùa như sau:

3


- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều nhất là vào tháng 7 và 8.
Lượng mưa hằng năm: 2037 mm.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời điểm cực hạn vào tháng 2
đến tháng 3.
- Nhiệt độ bình quân năm: 210C. Nhiệt độ cao nhất: 290C vào tháng 4 – 5.
- Độ ẩm không khí 75%.
- Hệ thống sông trong khu vực chủ yếu là sông Đa Dâng và một số suối nhỏ,
các hệ thống khe chỉ có nước trong mùa mưa, mùa khô nước cạn kiệt vào những
tháng cao điểm nên phần nào cũng hạn chế việc cung cấp nguồn nước phục vụ
chữa cháy.

2.2. Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội
2.2.1. Tình hình dân cư và đời sống kinh tế
Dân cư sống trong vùng đa số là đồng bào dân tộc ít người (K’Ho, Mạ…),
kinh tế còn thấp kém, đời sống chủ yếu dựa vào phát nương làm rẫy, trình độ dân trí
thấp, đất đai trong khu vực phù hợp với việc phát triển kinh tế. Hiện nay do việc
phát triển trồng cây công nhiệp (cà phê) nên một số dân di cư tự do đến địa bàn đơn
vị quản lý vừa mua bán sang nhượng đất đai vừa trực tiếp lấn chiếm đất rừng, phá
rừng làm rẫy trái phép đã tạo nên cao trào phá rừng làm rẫy với sự tham gia của
người dân địa phương. Đồng thời hệ thống giao thông thuận tiện cho việc lưu thông

cũng gây khó khăn cho công tác QLBVR cũng như PCCCR của đơn vị.
2.2.2. Tình hình giao thông
Hệ thống đường trong khu vực đơn vị quản lý có mật độ khá dày, ngoài trục
đường chính QL 28B chạy xuyên suốt xã Tân Thượng, Tân Lâm và Đinh Trang
Thượng còn có các đường từ thôn vào các tiểu khu đi lại dễ dàng trong mùa khô và
mùa mưa. Đây là yếu thuận lợi cho việc khai thác, vân chuyển lâm sản trái phép ra
bên ngoài.
2.2.3. Tình hình tác động đến rừng
Do điều kiện tự nhiên và tình hình dân sinh kinh tế nêu trên, cho nên tình
hình tác động đến rừng trên địa bàn đơn vị quản lý xảy ra rất phức tạp. Ngoài ra, đất
đai tươi tốt bằng phẳng ngày càng có giá trị, giá trị các mặt hàng nông sản cao, nạn
di dân tự do nhiều, nên nhu cầu về đất ở và sản xuất ngày càng tăng, dẫn đến tình
4


trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép tăng. Bên cạnh đó
việc canh tác nông nghiệp giáp ranh khu vực rừng và đất rừng do đơn vị quản lý
cũng là nguyên nhân gây ra những vụ vi phạm luật BV&PTR.

2.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và xã hội
Khu vực nghiên cứu có địa hình chủ yếu là đồi núi, có nền nhiệt tương đối ổn
định, khí hậu thủy văn phù hợp với sự phát triển của rừng Thông và rừng hỗn giao
Gỗ - lồ ô.
Hệ thống đường giao thông đã được đầu tư, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi
cho phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội.
Dân cư nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc với nhiều bản sắc văn hóa khác
nhau, người dân vẫn còn nghèo, chủ yếu là làm nông và sống dựa vào rừng là
chính. Dân cư thưa thớt, phân bố không đồng đều nên việc dầu tư đẩy nhanh tốc độ
phát triển, nâng cao đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.


5


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, nội dung nghiên cứu của đề tài là:
Điều tra, thu thập những tài liệu, thông tin có liên quan đến tình hình quản lý
bảo vệ và sản xuất, kinh doanh của ban quản lý trong những năm qua.

3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thống kê kế thừa số liệu
Thu thập các văn bản, quyết định của nhà nước và địa phương liên quan đến
ban quản lý.
Thu thập kết quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo vệ và phát triển
rừng của Ban quản lý qua các năm.
Thu thập các số liệu về tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu qua
các nguồn như: báo cáo về đất đai, báo cáo thống kê qua các năm của ban quản lý.
Thu thập số liệu về tài nguyên rừng, đất rừng qua kết quả kiểm kê ở các năm
của ban quản lý.
Tìm hiểu nghiên cứu các phương án, hồ sơ thiết kế mà Ban quản lý đang
thực hiện.
3.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
Sử dụng phương pháp phỏng vấn đối thoại trực tiếp để tìm hiểu thông tin về
tình hình cơ bản của đối tượng khu vực nghiên cứu.
Sử dụng máy ảnh chụp , ghi lại những hình ảnh có liên quan đến công tác
quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý.
3.2.3. Phương pháp xử lý tính toán số liệu
Từ số liệu được kế thừa và điều tra, thu thập được, tiến hành t ổng hợp và
phân tích kết quả có được dựa trên phần mềm Excel.

6


Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình tổ chức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
ban quản lý
4.1.1. Quá trình tổ chức đơn vị
Tên đơn vị: Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Thượng.
Quyết định thành lập: số 1029/QĐ- UB-TC, ngày 28 tháng 04 năm 1998 của
UBND tỉnh Lâm Đồng.
Tổng diện tích quản lý: 5.886 ha
- Rừng phòng hộ: 4.283 ha.
- Rừng sản xuất :1.603 ha.
Ban QLRPH Tân Thượng là một đơn vị sự nghiệp hoạt động chủ yếu về công
tác QLBVR và trực thuộc UBND Huyện Di Linh quản lý.
- Tổng số CB - CNV

: 18 người

+ Trưởng ban

: 01 người

+ Phó trưởng ban

: 01 người

+ Bộ phận kỹ thuật QLBVR : 01 người
+ Bộ phận Kế Toán


: 02 người

+ Hai trạm QLBVR

: 11 người

+ Văn thư thủ quỹ

: 01 người

+ Lái xe

: 01 người

4.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của ban quản lý
Quản lý thống nhất diện tích rừng và đất rừng trên ranh giới hành chính các
xã Đinh Trang Thượng, Liên Đầm và Đinh Trang Hòa – huyện Di Linh.
Tham mưu cho UBND huyện trong việc xây dựng các chính sách, chủ
trương, các quy trình kỹ thuật phù hợp với việc quản lý bảo vệ và phát triển trong
BQL.
7


Xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng. Tăng cường công tác khuyến lâm và không ngừng tuyên truyền,
giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng trong nhân dân.
4.1.3. Quyền hạn của ban quản lý
Xây dựng các dự án, kế hoạch hoạt động về quản lý, chăm sóc và bảo vệ diện
tích rừng trên địa bàn Ban QLRPH Tân Thượng để nhà nước duyệt cấp kinh phí

hằng năm.
Tổ chức thiết kế thi công các công trình chuyên ngành như trồng rừng, điều
chế, chăm sóc rừng không trái với quy định của nhà nước.
4.1.4. Chế độ tài chính, kinh phí xây dựng và bảo vệ rừng của ban quản lý
Kinh phí xây dựng, quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng phòng hộ Tân Thượng
do ngân sách nhà nước và tỉnh cấp phát hằng năm. Ban quản lý rừng phòng hộ Tân
Thượng có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tài chính hiện hành với hoạt
động của đơn vị.
Các nguồn thu khác ngoài ngân sách nhà nước của Ban quản lý gồm thu từ
các hoạt động sản xuất phụ, các dự án hỗ trợ từ bên ngoài.

4.2. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng trong thời gian qua
4.2.1. Công tác tuyên truyền học tập các quy định về bảo vệ rừng
Mở hội nghị tổng kết công tác QLBVR – PCCCR khu vực Ban QLRPH Tân
Thượng quản lý vào tháng 12 hàng năm tại 03 xã có diện tích rừng tập trung là Tân
Thượng, Tân Lâm và Đinh Trang Thượng.
Phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thường xuyên
tổ chức họp dân ở các thôn gần rừng, nội dung thiết thực, dễ hiểu và phù hợp với
điều kiện thực tế tại đơn vị nhằm đảm bảo tuyên truyền có hiệu quả các chỉ thị của
các cấp các ngành về công tác QLBVR – PCCCR, bằng nhiều hình thức loa phóng
thanh tại UBND xã, xe loa tuyên truyền lưu động với nội dung soạn và trích từ luật
BV&PTR, Nghị định 99/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực QLBV rừng và quản lý lâm sản , Nghị định 135/2005/NĐ-CP về giao khoán
rừng và đất rừng sản xuất …và các Chỉ thị, văn bản của UBND Tỉnh, Huyện về
công tác QLBVR - PCCCR.

8


Thu thập đề cương tuyên truyền của Chi Cục Kiểm Lâm phối hợp với đài

truyền thanh của các Xã để phát thanh tuyên truyền về công tác QLBVR – PCCCR
vào những thời gian cao điểm.

Hình 4.1 Tuyên truyền về công tác QLBVR – PCCCR
4.2.2. Công tác quản lý bảo vệ rừng
Bảo vệ rừng là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị và của toàn dân, do đó
phải có sự quyết tâm, thống nhất cao; phải phát huy hết sức mạnh tổng hợp của toàn
bộ hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, việc chỉ đạo phải thường xuyên và liên
tục. Đây là nhiệm vụ chính của Ban QLR, phối hợp thường xuyên với các cơ quan
ban ngành chức năng và chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, ngăn
chặn và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, xem
công tác phòng ngừa là chính , hạn chế thấp nhất các vụ vi phạm luật BV&PTR.
Qua kiểm tra và nắm bắt tình hình, hiện tượng chặt phá rừng, phát đốt rừng
làm nương rẫy có khả năng gia tăng và có thể diễn biến phức tạp. Do đó, Ban
QLRPH Tân Thượng xác định một số tiểu khu trọng điểm cần tổ chức tuần tra
thường xuyên, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm luật BV & PTR:
- Tiểu khu 611, 612, 607, 608, 609 và 610 (Trạm QLBVR Đinh Trang
Thượng quản lý ) thuộc ranh giới hành chính Xã Đinh Trang Thượng.
9


- Tiểu khu 615, 616, 617, 618, 621 (Trạm QLBVR Tân Thượng – Tân Lâm
quản lý) thuộc ranh giới hành chính Xã Tân Thượng, Tân Lâm và Tân Châu.
Để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, giảm đến tối thiểu tình trạng
phá rừng, lấn chiếm đất rừng và đất lâm nghiệp thuộc đơn vị quản lý. Ban QLRPH
Tân Thượng xây dựng biện pháp thực hiện trong công tác tuần tra, ngăn chặn và xử
lý nghiêm những hành vi xâm hại tài nguyên rừng và đất rừng trên địa bàn đơn vị
quản lý cụ thể như sau:
4.2.2.1. Đối với các bộ phận nghiệp vụ trực thuộc Ban QLR
a/ Bộ phận Kỹ Thuật – QLBVR

Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trên toàn bộ địa bàn rừng đơn vị quản lý,
lập sổ theo dõi diễn biến tài nguyên rừng theo quy định.
Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất các công việc thực hiện của các
Trạm QLBVR từ đó tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về công tác tổ chức thực hiện
và đánh giá chất lượng cán bộ hàng năm.
Kiểm tra rừng và đất rừng, lập biên bản ngăn chặn kịp thời những hành vi vi
phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, tổng hợp theo dõi các vụ vi phạm chuyển giao
hồ sơ cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Đồng thời tiếp nhận các quyết định xử
lý của cơ quan chức năng.
Lập kế hoạch phối hợp với Kiểm lâm phụ trách địa bàn, Ban lâm nghiệp xã
kiểm tra việc thực hiện các quyết định xử lý của đương sự, báo cáo tình hình thực
hiện về cấp trên.
Quản lý và cấp phát các loại biên bản nhận từ Hạt Kiểm Lâm cho các Trạm
QLBVR sử dụng theo quy định.
Đề xuất với UBND các Xã mời các đối tượng chuyên khai thác, mua bán,
tàng trữ lâm sản trái phép, phá rừng, lấn chiếm đất rừng lên UBND Xã làm cam kết
không vi phạm ( Căn cứ danh sách rà soát điều tra của các Trạm QLBVR ).
Căn cứ vào các chỉ thị của các cấp xây dựng nội dung các bản cam kết về
QLBVR – PCCCR trong địa bàn Ban QLR cung cấp cho các Trạm QLBVR lập với
các hộ dân sống trong rừng, ven rừng và các cá nhân chuyên sống bằng nghề rừng
cam kết.

10


Phối hợp với các cơ quan hữu quan, các tổ công tác của Huyện lập kế hoạch
tuần tra ngăn chặn kịp thời những hành vi khai thác, lấn chiếm, tàng trữ lâm sản trái
phép trên địa bàn rừng Ban quản lý thuộc ranh giới hành chính các Xã liên quan,
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại xảy ra.
Dựa trên các Luật PCCCR, Luật Bảo vệ & PTR và các văn bản, chỉ thị có liên

quan đến công tác QLBVR – PCCCR xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp với
tình hình thực tế tại đơn vị, tổ chức tuyên truyền lưu động bằng xe loa trên các cụm
dân cư tập trung tại các Xã Tân Thượng, Tân Lâm, Đinh Trang Thượng, Đinh
Trang Hòa, Tân Châu…
Tổng hợp nghiệm thu công tác giao khoán QLBVR theo định kỳ 01 lần/quý.
Thiết kế các công trình về kỹ thuật lâm sinh và sản xuất của đơn vị.
Kiểm tra, giám sát các diện tích giao khoán theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP
cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn đơn vị quản lý.
b/ Các Trạm QLBVR
Trạm trưởng chịu trách nhiệm trước cơ quan về công tác quản lý điều hành
của mình trong khu vực được phân công quản lý; giữ mối quan hệ với các địa
phương và các cơ quan chức năng, phối hợp thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn công
tác.
Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trên khu vực rừng mà Trạm QLBVR quản
lý, lập sổ theo dõi ghi chép diễn biến cụ thể.
Ngăn chặn mọi hành vi xâm hại tài nguyên rừng:
Phối hợp với Kiểm lâm địa bàn, Ban lâm nghiệp Xã, tổ chức họp dân theo
từng thôn, tuyên truyền vận động người dân không vi phạm Luật BV&PTR, tích
cực trong công tác tố giác tội phạm phá rừng, khai thác lâm sản trái phép, báo cáo
với chính quyền địa phương kiểm tra và ngăn chặn những hộ tự do đến sinh sống ,
mua bán, sang nhượng và canh tác trái phép trong rừng và đất rừng đơn vị quản lý.
Đôn đốc các hợp đồng trồng và chăm sóc rừng trồng thực hiện đạt yêu cầu
kỹ thuật, đúng tiến độ, đảm bảo công tác PCCCR trong mùa khô không để xảy ra
cháy rừng.
Chỉ đạo hợp đồng GK.BVR tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng, kịp
thời báo cáo cho Trạm QLBVR những hành vi xâm hại rừng trên khu vực rừng
11


được nhận khoán hoặc bất cứ khu vực nào thuộc đất rừng. Đồng thời tuyên truyền

vận động gia đình và người thân tuyệt đối không vi phạm Luật BV&PTR.
Xây dựng cơ sở từ trong cộng đồng tạo thuận lợi cho việc truy quét, ngăn
chặn kịp thời các hành vi xâm phạm tài nguyên rừng.
Lên lịch phân công kiểm tra, tuần tra rừng thường xuyên, kịp thời lập biên
bản chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết những hành vi phá rừng, khai
thác, lấn chiếm đất rừng trái phép.
Chuyển hồ sơ, đương sự, tang vật, phương tiện vi phạm đến cơ quan thẩm
quyền xử lý phải có biên bản giao nhận và vào sổ nhật trình theo dõi cụ thể, hàng
tháng lập báo cáo các vụ vi phạm về Ban QLR.
Báo cáo kết quả công tác QLBVR hàng tháng bằng văn bản cho Lãnh đạo
Ban QLR, họp giao ban theo định kỳ 2 lần trong tháng tại cơ quan vào ngày 05 và
22, đồng thời tham gia họp giao ban, Ban Lâm nghiệp Xã định kỳ tại UBND 2 Xã
Tân Lâm và Đinh Trang Thượng vào ngày 24 & 25 hàng tháng. Theo quy định của
Hạt Kiểm lâm Di Linh.
Thực hiện tốt công tác PCCCR theo phương châm 4 tại chỗ ‘‘Chỉ huy tại
chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”.
Sau khi có quyết định xử lý các vụ vi phạm, phối hợp với các ngành chức
năng giải quyết, thực hiện ( quyết định thu hồi, cưỡng chế, giải toả….). sau khi thực
hiện tống đạt quyết định, kiểm tra việc thực hiện quyết định của đương sự và báo
cáo kết quả về Bộ phận kỹ thuật QLBVR tổng hợp báo cáo cấp trên.
4.2.2.2. Công tác phối hợp với các ngành hữu quan
Thực hiện chức năng về quản lý rừng và đất rừng, nâng cao trách nhiệm của
chính quyền địa phương, của các cơ quan chức năng trong công tác quản lý bảo vệ
và phát triển rừng, chống chặt phá rừng, phát đốt rừng, lấn chiếm đất rừng. Ban
QLR Tân Thượng xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành,
chính quyền địa phương trong công tác ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm làm ảnh
hưởng đến tài nguyên rừng, giảm thiểu thiệt hại do chặt phá rừng, phát đốt rừng cụ
thể như sau:

12



a/ Ban Lâm Nghiệp xã
Đề nghị phối hợp với Ban QLR trong các công tác:
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nhân dân nâng cao nhận thức về rừng,
bảo vệ rừng; các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy
chữa cháy rừng nhằm phát huy tính tự giác của mọi người tham gia quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng bền vững. Thời gian thực hiện tối thiểu 03 lần/ quý.
Theo dõi và nắm chắc tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp của nhân dân sống
trong và ven rừng. Các đối tượng phá rừng, sinh sống bằng nghề rừng trái phép trên
địa bàn, phối hợp với đơn vị chủ rừng, Kiểm Lâm và Công An có biện pháp quản
lý, giáo dục răn đe thích hợp.
Giúp UBND cấp Xã xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng tại các thôn,
phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan như: Kiểm Lâm, Công An, Quân
Đội, Ban QLR….trên địa bàn thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng để kịp thời phát
hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.
Phối hợp với đơn vị chủ rừng trong công tác QLBVR và quản lý đất lâm
nghiệp trên địa bàn hành chính Xã, tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp Xã xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực QLBVR thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND
cấp Xã, nếu vượt thẩm quyền đề xuất chuyển hồ sơ vi phạm lên cơ quan có thẩm
quyền xử lý.
Đối với các Xã chưa có Ban lâm nghiệp Xã thì cán bộ phụ trách địa chính và
Nông lâm thủy phối hợp với các Trạm QLBVR trực thuộc đơn vị trong công tác
tuyên truyền, vận động và tuần tra bảo vệ rừng và đất rừng trên khu vực đơn vị
quản lý, nằm trong ranh giới hành chính Xã.
Hàng tháng có báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của Ban lâm nghiệp xã
và bàn biện pháp thực hiện cho tháng tới trong cuộc họp giao ban với các cơ quan
hữu quan vào ngày 24 tại UBND Xã Tân Lâm và ngày 25 tại UBND Xã Đinh
Trang Thượng theo quy định của Hạt Kiểm Lâm Di Linh.


13


b/ Hạt Kiểm Lâm Di Linh
Đề nghị phối hợp và hỗ trợ Ban QLR thực hiện tốt công tác QLBVR:
Tham mưu cho UBND Huyện xử lý kịp thời những vi phạm hành chính trong
lĩnh vực QLBVR.
Phối hợp với đơn vị trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực
hiện nghiêm Luật BV & PTR, Luật PCCCR, tạo điều kiện và cung cấp tài liệu
tuyên truyền cho đơn vị chủ rừng.
Xây dựng kế hoạch phòng chống phá rừng, phát rừng làm nương rẫy, chỉ đạo
Kiểm Lâm địa bàn tham mưu cho Ban lâm nghiệp xã, chính quyền Xã xây dựng
phương án phòng chống phá rừng trên địa bàn, xử lý các vụ vi phạm thuộc thẩm
quyền UBND Xã.
Cử Tổ cơ động BVR và Kiểm Lâm địa bàn thường xuyên phối hợp với đơn vị
chủ rừng, Ban lâm nghiệp xã tuần tra rừng, phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp
thời các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng.
Tham gia họp giao ban hàng tháng với cụm Xã và đơn vị chủ rừng, nắm bắt
tình hình và có kế hoạch triển khai cụ thể cho Kiểm Lâm địa bàn giúp cho đơn vị
chủ rừng trong công tác QLBVR đạt hiệu quả tốt hơn.
Thẩm định và kiểm tra giám sát đơn vị thực hiện tốt các công trình lâm sinh,
Công nghiệp, PCCCR hàng năm theo quy định.
Để thực hiện tốt công tác QLBVR trên địa bàn Đơn vị quản lý, trước hết về
công tác tổ chức cán bộ của Đơn vị sẽ kiện toàn và củng cố, sắp xếp đúng với chức
năng, trình độ và năng lực của từng cán bộ, phù hợp với tình hình hiện tại của Đơn
vị, nâng cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong công tác được giao, hoàn thành tốt
nhiệm vụ chung của Đơn vị. Ngoài ra, Ban QLR Tân Thượng rất mong được sự
quan tâm hỗ trợ về mọi mặt của UBND Huyện, UBND Xã và các cơ quan chức
năng tạo điều kiện phối hợp với Đơn vị để hoàn thành tốt nhiệm vụ QLBVR trên
địa bàn Đơn vị quản lý.

4.2.2.3. Tình hình vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng
Theo báo cáo về tình hình thực hiên nhiêm vụ quản lý bảo vệ rừng của BQL
cho thấy trong 5 năm qua ( 2008-2012 ), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND
Huyện, Hạt Kiểm Lâm, BQL cùng các đơn vị chủ rừng và các ngành chức năng đã
14


triển khai thực hiện các đợt truy quét chống phá rừng với quy mô liên ngành, liên
lực lượng trên địa bàn BQL. Tổ chức kiểm tra hàng trăm đợt tại các vùng trọng
điểm, phối hợp kiểm soát trên tuyến đường giao thông liên Tỉnh, liên Huyện, liên
Xã , liên Thôn thường xuyên kiểm tra truy quét các điểm nóng phá rừng, lấn chiếm
đất rừng và khai thác lâm sản trái phép.

Hình 4.2 Lấn chiếm rừng, phá rừng làm nương rẫy

15


×