Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****************

TRẦN THỊ CẨM HƢỜNG

TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY – BỘT GIẤY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRẦN THỊ CẨM HƢỜNG

TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH

Ngành: Công nghệ sản xuất Giấy & Bột giấy
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. TRẦN THỊ HIỀN

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 7/2013
i


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên tôi vô cùng biết ơn sâu sắc đến gia đình tôi, đã tạo cho tôi những
điều kiện tốt nhất.
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm - những người đã
trang bị cho tôi một nền tảng kiến thức ban đầu khá vững chắc để tôi có thể hoàn
thành bài luận này cũng như áp dụng vào thực tế.
Để hoàn thành cuốn luận văn tốt nghiệp này, tôi xin cảm ơn sự hướng dẫn tận
tình của cô Trần Thị Hiền trong thời gian qua. Cảm ơn cô Đoàn Thị Thu Trang và
các anh chị phòng Quản Trị Nhân Sự đã giúp đỡ trong thời gian tôi thực tập tại Công
ty Cổ phần Giấy An Bình.
Cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến để để luận văn của tôi được
hoàn thành.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu nhằm “Tìm Hiểu Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại
Công ty cổ phần giấy An Bình” đƣợc thực hiện từ ngày 1/3/2013 đến ngày1/6/2013
Với mục đích của đề tài: Trên cơ sở của phân tích hiệu quả công tác Quản Trị
Nguồn Nhân Lực tại Công ty giấy An Bình để tìm ra những thế mạnh cần phát huy và
những điểm yếu cần khắc phục. Tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiệu quả công tác
Quản Trị Nguồn Nhân Lực của Công ty trên cơ sở các số liệu, thông tin thu thập đƣợc
qua các năm từ năm 2009 – 2012 bằng phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích,
đồng thời kết hợp trao đổi phỏng vấn với cán bộ công nhân viên của Công ty. Thu thập

thông tin về mức độ hài lòng, thỏa mãn của nhân viên đối với Công ty để phân tích các
yếu tố mạnh, yếu của Công ty. Từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp nhằm tối ƣu hiệu quả
Quản Trị Nguồn Nhân Lực cho Công ty. Từ những phần phân tích và đánh giá trên,
những kết quả đạt đƣợc của luận văn đáp ứng đƣợc mục đích đề ra, đó là đƣa ra các
giải pháp khả thi nhằm tối ƣu hiệu quả Quản Trị Nguồn Nhân Lực cũng nhƣ khả năng
cạnh tranh của Công ty giấy An Bình trong lĩnh vực sản xuất giấy.

iii


ABSTRACT
The study about Human Resource Management at An Bình Paper Corporation
Company carried out from 01/03/2013 to 1/6/2013.
The purpose of the thesis: to find out the strengths to develop and overcome
some weaknesses on the basis of analyzing the effectiveness of Human Resource
Management at An Binh Paper Company.

To conduct research, evaluate the

effectiveness of the Human Resources Management of the Company with the data and
information collected over the years from 2009 - 2012 by comparative methods,
analytical methods, and interviewing with employees of the Company. Gathering
information about employees’ satisfaction to analyze the strengths and weaknesses of
the company. From that, providing the optimal solution for effective Human Resource
Management of the company. From the above analysis and evaluation, the results of
the thesis is to achieve these intended purposes, which is to provide workable solutions
to optimize the efficiency of Human Resources Management as well as
competitiveness ability of An Binh Paper Company in the field of paper production

iv



MỤC LỤC
TRANG TỰA ............................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ..............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ............................................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ x
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1
1.1.Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2.Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.3.Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
Chƣơng 2 TỔNG QUAN ............................................................................................. 3
2.1.Quá trình phát triển nguồn nhân lực ....................................................................... 3
2.1.1.Trên thế giới ....................................................................................................... 3
2.1.2.Ở Việt Nam......................................................................................................... 4
2.2.Tổng quan công ty giấy An Bình............................................................................ 4
2.2.1.Một số thông tin về công ty ................................................................................. 4
2.2.2.Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................... 5
2.2.3.Hoạt động và sản xuất ......................................................................................... 6
2.2.4.Sơ đồ tổ chức công ty giấy An Bình ................................................................... 6
2.2.6.Sản phẩm và hệ thống phân phối ......................................................................... 8
2.2.7.Phƣơng hƣớng phát triển của Công ty trong thời gian tới .................................... 8
2.2.8.Thuận lợi và khó khăn của Công ty ................................................................... 11
Chƣơng 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 13
3.1.Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 13
3.1.1.Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của quản trị nguồn nhân lực ............................. 13


v


3.1.1.1.Khái niệm ...................................................................................................... 13
3.1.1.2.Vai trò của quản trị nguồn nhân lực ................................................................ 13
3.1.1.3.Nhiệm vụ của quản trị nguồn nhân lực ........................................................... 13
3.1.1.4.Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực ....................................................... 13
3.1.1.5.Nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực................................... 14
3.1.1.6.Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực ........................................................ 14
3.1.2.Nội dung hoạt động của quản trị nguồn nhân lực............................................... 14
3.1.3.Phân tích công việc ........................................................................................... 16
3.1.4.Quá trình tuyển dụng......................................................................................... 17
3.1.5.Đào tạo và phát triển ......................................................................................... 17
3.1.6.Động viên và duy trì nguồn nhân lực................................................................. 18
3.2. Phƣơng pháp nghiêng cứu ................................................................................... 20
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 21
4.1.Đặc điểm và cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty ................................................. 21
4.1.1.Đặc điểm nguồn nhân lực .................................................................................. 21
4.1.2.Cơ cấu nguồn nhân lực...................................................................................... 21
4.2.Các biện pháp thu hút nguồn nhân lực Công ty đã thực hiện ................................ 26
4.2.1.Hoạch định nguồn nhân lực ............................................................................... 26
4.2.2.Nội dung, trình tự của quá trình tuyển dụng ............................................................ 28
4.3.Thực trạng công tác đào tạo tại Công ty cổ phần giấy An Bình năm 2010 ............ 34
4.3.1.Phân tích công việc ........................................................................................... 40
4.3.2.Công tác tuyển dụng tại Công ty ....................................................................... 42
4.3.3.Cách đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên trong Công ty. ........ 43
4.3.3.1.Mục đích ........................................................................................................ 43
4.3.3.2.Phƣơng pháp thực hiện. .................................................................................. 45
4.3.4.Công tác động viên, duy trì nguồn nhân lực tại Công ty .................................... 46

4.3.4.1.Tình hình trả lƣơng, thƣởng, phúc lợi của công ty .......................................... 46
4.3.4.2.Ƣu điểm công tác tuyển dụng và đào tạo ........................................................ 49
4.4.Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong công tác tuyển dụng và đào tạo nhân
lực của Công ty Cổ phần giấy An Bình. ..................................................................... 50
vi


4.4.1.Tồn tại và những nguyên nhân tồn tại trong công tác tuyển dụng: ..................... 50
4.4.2. Tồn tại và những nguyên nhân tồn tại trong công tác đào tạo: .......................... 51
Chƣơng 5KẾT QUẢ & KIẾN NGHỊ ......................................................................... 53
5.1.Kết quả ................................................................................................................ 53
5.2.Kiến nghị ............................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 59

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các loại sản phẩm của công ty. .................................................................... 8
Bảng 4.1: Quy mô nhân lực của công ty giai đoạn 2009-2011 ................................... 22
Bảng 4.2: Số lƣợng nhân viên chia theo phòng ban ................................................... 23
Bảng 4.3 : Cơ cấu lao động theo giới tính .................................................................. 24
Bảng 4.4: Cơ cấu lao động theo trình độ ................................................................... 25
Bảng 4.6: Kế hoạch nhu cầu tuyển dụng.................................................................... 32
Bảng 4.7: Tình hình đào tạo nhân sự của Công ty năm 2010. .................................... 34
Bảng 4.8: Tỉ lệ giữa nhân viên đƣợc tuyển và hồ sơ dự tuyển (2009-2011) ............... 37
Bảng 4.9: Hiệu quả tuyển dụng của công ty. ............................................................. 38
Bảng 4.10: Chƣơng trình đào tạo bô phận Xử lý bột.................................................. 39
Bảng 4.11: Đánh giá thử việc. ................................................................................... 39
Bảng 4.12: Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên ............................................ 45

Bảng 4.13 : Hệ số lƣơng tại Công ty (Tháng 4/2013) ................................................ 46

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty giấy An Bình ............................................................ 6
Hình 2.2: Tình hình tài chính công ty năm 2012 ........................................................ 10
Hình 2.3: Sản lƣợng hàng năm của công ty cổ phần giấy An Bình. ........................... 10
Hình 3.1: Quá Trình Hoạch Định Nguồn Nhân Lực .................................................. 16
Sơ đồ 4.1: Tổ chức phòng HC-NS ............................................................................. 41

ix


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BMNS

: Biểu mẫu nhân sự.

CB-CNV

: Cán bộ-công nhân viên.

HC-NS

: Hành chính-nhân sự.

ISO


: International Organization for Standardization
(Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế).

OCC

: Old Corrugated Container (Giấy bao bì và hộp carton cũ)

QC

: Quality control (Quản lý chất lƣợng).

VT-CUNL

: Vật tƣ – cung ứng nguyên liệu.

VT-XNK

: Vật tƣ – xuất nhập khẩu.

x


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong giai đoạn bùng nổ của nền kinh tế thị trƣờng, mỗi doanh nghiệp khi
muốn đứng vững trên thị trƣờng đầy khốc liệt này thì cần phải cạnh tranh. Để tồn
tại và phát triển thì chính bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự mình bức phá. Trong
đó có một vấn đề mà các doanh nghiệp thƣờng quan tâm đến là làm sao sử dụng
hiệu quả nhất nguồn nhân lực hiện có.

Có thể nói sức mạnh về nguồn nhân lực đƣợc xem là một trong những lợi thế
cạnh tranh chủ yếu trên thƣơng trƣờng. Nó đƣợc thể hiện thông qua sự đóng góp về
mặt thể lực và trí lực của các thành viên trong quá trình hoàn thành các mục tiêu
kinh doanh của doanh nghiệp. Và vấn đề đặt ra là làm sao để một đội ngũ cán bộ
công nhân viên có thể đủ sức đƣơng đầu với những thách thức và cơ hội từ phía thị
trƣờng?
Song song với việc toàn cầu hóa, hội nhập nền kinh tế thế giới, đồng thời với
cơ chế thị trƣờng nhƣ hiện nay thì đó vừa là cơ hội và cũng là thách thức to lớn cho
Công ty giấy An Bình. Do vậy, doanh nghiệp muốn thành công cần phải chinh phục
giới tiêu dùng bằng uy tín, giá cả và chất lƣợng. Để đạt đƣợc hiệu quả cao trong
hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo đƣợc sự phát triển bền vững, thì nhà quản lý
doanh nghiệp ngày nay không thể chỉ chú tâm đến vấn đề nguồn tài chính, nguồn
nguyên vật liệu, mà phải nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của nguồn nhân lực.
Chính nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp hay
một Công ty.
Với tình hình thực tiễn và tính khả thi của đề tài. Nay đƣợc sự đồng ý của
Ban Chủ Nhiệm Khoa Lâm Nghiệp Trƣờng Đại Học Nông Lâm, Ban Giám Đốc của
công ty Cồ phần giấy An Bình và dƣới sự hƣớng dẫn của cô Trần Thị Hiền, trong

1


quá trình thực tập tại Công ty tôi đã quyết định chọn đề tài “TÌM HIỂU CÔNG
TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN
BÌNH” làm luận văn tốt nghiệp đại học. Suốt quá trình nghiên cứu đề tài do kiến
thức và thời gian có hạn nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất
mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các bạn, và các quý anh chị
trong Công ty để đề tài đƣợc tốt hơn.
1.2.Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Đề tài đƣợc thực hiện tại Công ty giấy An Bình

+ Về thời gian: Đề tài đƣợc thực hiện từ 01/03/2013 đến 01/06/2013.
+ Về nội dung:
 Nghiên cứu cơ cấu nguồn nhân lực tại Công ty.
 Nghiên cứu các biện pháp thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
+ Nghiên cứu các lý luận cơ bản về quản trị nguồn nhân lực nhƣ khái niệm
nguồn nhân lực, khái niệm quản trị nguồn nhân lực, tầm quan trọng của quản trị của
quản trị nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp.
+ Nghiên cứu và phân tích tình hình sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ
phần giấy An Bình dựa vào các số liệu thu thập đuợc trong quá trình thực tập. Dựa
vào kiến thức vốn có để rút ra vai trò của quản trị nguồn nhân lực đồng thời đƣa ra
những đề xuất nhằm đóng góp ý kiến những ý kiến của bản thân cho Công ty.
+ Nghiên cứu và đƣa ra các giải pháp nhằm tối ƣu hiệu quả công tác quản trị
nguồn nhân lực tại Công ty.
+ Trong quá trình nghiên cứu có thể củng cố những kiến thức đã học và
nâng cao đƣợc các kỹ năng trong nghiên cứu, viết đề tài…

2


Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1. Quá trình phát triển nguồn nhân lực
2.1.1. Trên thế giới


Quản trị nguồn nhân lực
Từ cuối những năm 1970, vấn đề cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng cùng với sự

chuyển đổi từ quá trình sản xuất công nghiệp theo lối cổ truyền sang quá trình sản

xuất theo các công nghệ kỹ thuật hiện đại, những biến đổi trong cơ cấu nghề nghiệp,
việc làm và nhu cầu ngày càng nâng cao của nhân viên đã tạo ra cách tiếp cận mới
về quản trị con ngƣời trong các tổ chức, doanh nghiệp. Vấn đề quản trị con ngƣời
trong một tổ chức, doanh nghiệp không còn đơn thuần chỉ là vấn đề quản trị hành
chính nhân viên.
Nhiệm vụ quản trị con ngƣời là của tất cả các quản trị gia, không còn đơn thuần
của trƣởng phòng nhân sự hay tổ chức cán bộ nhƣ trƣớc đây. Việc cần thiết phải đặt
đúng ngƣời cho đúng việc là phƣơng tiện quan trọng nhằm phối hợp thực tiễn quản
trị con ngƣời với mục tiêu phát triển của tổ chức, doanh nghiệp.
Thuật ngữ quản trị nguồn nhân lực đƣợc dần dần thay thế cho quản trị nhân sự,
với quan điểm chủ đạo: Con ngƣời không còn chỉ đơn thuần là một yếu tố của quá
trình sản xuất kinh doanh mà là một nguồn tài sản quý báu của tổ chức, doanh
nghiệp. Cách tiếp cận quản trị nguồn nhân lực đòi hỏi cán bộ phòng quản trị nguồn
nhân lực phải có hiểu biết tốt về tâm lý, xã hội, nghiên cứu hành vi, tổ chức, luật
pháp, và các nguyên tắc kinh doanh. Vai trò của phòng quản trị nguồn nhân lực tăng
lên rõ rệt và trở thành một trong những phòng có tầm quan trọng nhất trong doanh
nghiệp.

3


2.1.2. Ở Việt Nam
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, con ngƣời là yếu tố rất quan trọng, là
động lực chính tạo nên của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Vì vậy, một đất nƣớc
muốn phát triển thì ngoài nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn tài
chính dồi dào thì thì yếu tố con ngƣời là yếu tố rất quan trọng. Không phải ngẫu
nhiên mà trong chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội năm 2000 Đảng ta
đã khẳng định “Mục tiêu động lực chính của sự phát triển là vì con ngƣời, do con
ngƣời. Chiến lƣợc kinh tế - xã hội đặt con ngƣời vào vị trí trung tâm, giải phóng sức
ngƣời, cải thiện sức lao động, khơi dậy tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể lao

động và của cả cộng đồng dân tộc…”
Theo thời gian công tác quản trị nhân sự cũng có những thay đổi phù hợp với sự
phát triển của sản xuất và của xã hội. Song dù thay đổi thế nào thì quản trị nhân sự
phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu sau:
- Mục tiêu xã hội: đó là đáp ứng nhu cầu và thách đố của xã hội, hoạt động vì
lợi ích xã hội chứ không phải của riêng mình.
- Mục tiêu thuộc về tổ chức: là làm cách nào cho cơ quan, tổ chức hoạt động
có hiệu quả, quản trị nhân sự tự nó không phải là cứu cánh , nó chỉ là một phƣơng
tiện giúp tổ chức đạt đƣợc mục tiêu của mình .
- Mục tiêu cá nhân: nhà quản trị phải giúp nhân viên của mình đạt các mục
tiêu các nhân của họ. Nhà quản trị phải nhận thức rằng nếu lãng quên mục tiêu cá
nhân của nhân viên, năng suất lao động sẽ giảm việc hoàn thành công tác sẽ suy
giảm và nhân viên có thể rời bỏ doanh nghiệp.
2.2. Tổng quan công ty giấy An Bình
2.2.1. Một số thông tin về công ty
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH
Tên tiếng Anh: AN BINH PAPER CORPORATION
Tên viết tắt: ABPAPER
Trụ sở: 27/5A Đƣờng Kha Vạn Cân, Xã An Bình, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình
Dƣơng.
Website: www.anbinhpaper.com
4


2.2.2.Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần giấy An Bình nằm trên một khu đất có diện tích 16.000 m2,
có địa chỉ là 27/5A Kha Vạn Cân – Huyện Dĩ An – Tỉnh Bình Dƣơng.
Ngày 20 tháng 8 năm 1992, doanh nghiệp giấy An Bình đã khởi sự bƣớc đầu
tiên với một Công ty gia đình chuyên sản xuất bột tre bán hóa cung cấp cho các
Công ty giấy lớn trong nƣớc nhƣ Tân Mai, Đồng Nai, Linh Xuân, Vĩnh Huê….

Sau đó, nhận thức đƣợc xu hƣớng tích cực của nền công nghệ tái chế trong
việc bảo vệ môi trƣờng, Công ty quyết định chuyển hƣớng hoạt động sang lĩnh vực
sản xuất carton làm bao bì, sử dụng 100% nguồn nguyên liệu từ giấy đã qua sử
dụng, giấy thải…thay vì sử dụng nguồn nguyên liệu khai thác từ thiên nhiên lồ ô,
tre nứa …nhƣ trƣớc kia.
Trải qua 15 năm hoạt động, với số vốn nhỏ ban đầu đăng ký 300 triệu đồng,
đến nay vốn đóng góp của các cổ đông là 125.738 tỷ đồng. Công ty là một trong hai
Công ty duy nhất ở Việt Nam sử dụng thiết bị chuẩn bị bột theo công nghệ tiên tiến
của tập đoàn ANDRITZ. Trong năm 2006 công ty đã sản xuất đƣợc gần 36.000 tấn
sản phẩm, doanh thu đạt trên 10 triệu đô la.
Với kết qủa đạt đƣợc, đầu năm 2007 công ty quyết định thay đổi hình thức sở
hữu và tên gọi đƣợc chuyển từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn An Bình thành Công
ty Cổ phần Giấy An Bình, do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bình Dƣơng ký ngày 12
tháng 02 năm 2007.
Kế hoạch mục tiêu của Công ty đến năm 2010 sẽ đƣa vào vận hành một
Công ty mới, với công suất thiết kế khoảng 300.000 tấn/năm giấy bao bì các loại,
nhằm thay thế phần nào lƣợng nhập khẩu hàng năm trên dƣới 700.000 tấn mà các
doanh nghiệp bao bì đang mua của nƣớc ngoài.
Các sản phẩm giấy của Công ty hiện nay gồm: giấy carton sóng và giấy
carton lớp mặt. Đặc biệt giấy sóng của An Bình đạt chất lƣợng tƣơng đƣơng giấy
sóng nhập từ Thái Lan. Do đó, giấy sóng của của An Bình đƣợc các Công ty sản
xuất bao bì lớn nhƣ Tân Á, Sovi, Bao bì Á Châu, Yuen Foong yu, Ojitex, Orna,
Đồng Lợi, Công ty bánh kẹo Biên Hòa, Colusa… chấp nhận. Các đơn vị này hiện là
khách hàng thƣờng xuyên của Công ty.
5


2.2.3. Hoạt động và sản xuất
Sản xuất giấy bao bì, công suất 75 000 tấn/ năm, bao gồm giấy carton sóng
(corrugating medium) và giấy carton lớp mặt (testliner)

Xuất – nhập khẩu các loại giấy thu hồi bao gồm OCC, giấy bao bì, giấy hỗn
hợp theo tiêu chuẩn Mỹ…
Thu gom giấy thải nội địa.
2.2.4. Sơ đồ tổ chức công ty giấy An Bình
ĐẠI HỘI
ĐỒNG CỔ
ĐÔNG

BAN
KIỂM
SOÁT

HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

TỔNG
GIÁM
ĐỐC
BP TỔNG
HỢP & IT

P.TGĐ

P.TGĐ
SẢN
XUẤT

VT-XNK

PHÕNG

VT – XNK

PHÕNG
VT –
CUNL

GIÁM
ĐỐC

P.TGĐ
THƢỜNG
TRỰC

PHÕNG KINH
DOANH- QC
&GN

P.TGĐ
KỸ
THUẬT

P.TGĐ
KẾ
HOẠCH

GIÁM
ĐỐC KỸ
THUẬT

BAN


BP

DỰ ÁN

CÔNGNGHỆ

SẢN
XUẤT
KHỐI
SẢN
XUẤT

PHÕNG

BP

BP

TCKT

CƠ KHÍ

ĐIỆN –TĐH

PHÕNG
HCNS

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty giấy An Bình


6

P.TGĐ
NCĐT PT


Các phòng ban chức năng có quan hệ theo hàng ngang đóng vai trò tác
nghiệp đồng thời tham mƣu cho Ban Giám Đốc.
 Phòng Hành Chính – Dự Án đầu Tƣ.
Do Ông Nguyễn Thành Dƣơng phụ trách quản lý có chức năng, nhiệm vụ:
 Triển khai, giám sát và theo dõi việc thực hiện các dự án đầu tƣ của Công
ty.
 Tham mƣu cho Tổng Giám đốc về các dự án có tiềm năng trong khu vực.
 Phụ trách mảng đối ngoại với các cơ quan hành chính.
 Theo dõi hành trình nhân sự, cộng tác bảo hiểm xã hội, hoạt động Công đoàn.
 Phòng Kỹ Thuật – Vật Tƣ.
Do Ông Hàn Quốc Bảo phụ trách quản lý có chức năng, nhiệm vụ:
 Sữa chữa, bảo trì, nâng cấp các thiết bị máy móc trong Công ty.
 Liên hệ các nhà phân phối cung cấp nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.
 Cung ứng vật tƣ, thiết bị, phụ tùng thay thế theo yêu cầu của các bộ phận
khác trong Công ty.
 Liên hệ, đặt hàng mua máy móc, tài sản cố định của các đối tác Trung
Quốc.
 Theo dõi bảo trì các xe nâng hàng của Công ty.
 Phòng Tài Chình – Kế Toán.
Do Ông Hàn Mạnh Hùng phụ trách quản lý, có chức năng nhiệm vụ:
 Thực hiện các nghiệp vụ kế toán sổ sách theo quy định của pháp luật.
 Theo dõi công nợ, thanh toán hợp đồng và báo cáo tình hình tài chính, hoạt
động kinh doanh của Công ty cho Ban Giám Đốc.
 Tồ chức quản lý tài sản, nguồn vốn của Công ty và thực hiện công tác kiểm

kê theo đúng nguyên tắc kế toán.
 Thực hiện công tác sổ sách về các khoảng thuế nộp ngân sách nhà nƣớc.
 Phòng Kinh Doanh.
Do Ông Hàn Mạnh Hùng phụ trách quản lý, có chức năng nhiệm vụ:

7


 Theo dõi việc thực hiện các đơn hàng cùa các đối tác mua hàng của Công
ty.
 Đƣa ra các chính sách chiến lƣợc kinh doanh, chiến lƣợc cạnh tranh với các
đối thủ trong khu vực.
 Quản lý, định hƣớng cho hoạt đông Marketing của Công ty.
 Giải quyết, tranh chấp, kiếu nại về chất lƣợng của sản phẩm.
 Quản lý giám sát hoạt động của phòng QC.
2.2.6.Sản phẩm và hệ thống phân phối


Sản phẩm.
Sản phẩm của Công ty Cổ phần Giấy An Bình gồm có:
Bảng 2.1: Các loại sản phẩm của công ty.
Định

Độ chịu bục

Độ

lƣợng(g/m2)

(kgf/cm2)


ẩm(%)

Giấy cactông trắng -White top 160 - 250

3.2 – 6.0

7±2

Theo yêu cầu

Giấy lớp mặt - Testliner

130 - 250

3.0- 5.0

7±2

khách hàng

Giấy lớp sóng - Medium

90 - 160

1.5 - 4.0

7±2

Loại sản phẩm


Màu sắc

Màu của xơ
sợi

 Hệ thống phân phối
Công ty có hệ thống phân phối rộng khắp nơi với khắp hàng là những nhà sản
xuất bao bì lớn trong nƣớc – cả nội địa lẫn đầu tƣ nƣớc ngoài – nhƣ Yuen FoongYu,
Cheng Neng (Taiwan), Alcamax, Orna (Malaysia), Tân Á , Minh Phú Việt Long, Á
Châu….Bên cạnh đó Công ty còn xuất khẩu cho những khách hàng nƣớc ngoài nhƣ
Golden Frontier, Real paper, Kheng Wa….
2.2.7. Phƣơng hƣớng phát triển của Công ty trong thời gian tới


Về sản xuất kinh doanh
Công ty Cổ phần giấy An Bình cam kết cung cấp các sản phẩm phù hợp với yêu cầu

của khách hàng, việc định hƣớng khách hàng và liên tục cải tiến là quan trọng nhất.

8


-

Không ngừng nâng cao, cải tiến chất lƣợng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa

dạng của khách hàng về chất lƣợng sản phẩm.
-


Luôn nâng cao uy tín, tôn trọng những nguyên tắc đối với khách hàng: giao

hàng đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng và đúng thời hạn.
-

Thực hiện tốt công tác đào tạo đội ngũ nhân viên, công nhân có đủ năng lực,

chuyên môn, tay nghề cần thiết cho công việc đƣợc giao.
-

Phát triển bền vững công ty trên cơ sở đem lại lợi ích cho khách hàng và

không ngừng nâng cao lợi ích của công nhân viên chức trong đơn vị.


Quyết tâm trở thành 01 trong 10 công ty sản xuất giấy hàng đầu tại Việt Nam.
Về nguồn nhân lực.
Tổng quan: Nhân sự thực hiện các công việc ảnh hƣởng đến sự phù hợp tới các

yêu cầu sản phẩm phải có đủ năng lực dựa trên nền tảng cơ bản của giáo dục, huấn
luyện, kỹ năng và kinh nghiệm.
Năng lực, đào tạo và nhận thức:
 Xác định những năng lực cần thiết cho nhân sự thực hiện các công việc có
ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm.
 Cung cấp huấn luyện cần thiết hoặc thực hiện các hoạt động khác để thỏa
mãn những nhu cầu này.
 Đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động đã thực hiện.
 Bảo đảm rằng nhân sự nhận thức đƣợc tính liên quan cũng nhƣ tầm quan
trọng của những hoạt động của họ và họ phải làm nhƣ thế nào để đạt đƣợc các mục
tiêu chất lƣợng. Duy trì các nhu cầu thích hợp về giáo dục, huấn luyện kỹ năng và

kinh nghiệm.


Về chƣơng trình ISO và chất lƣợng
Để thực hiện hệ thống quản lý chất lƣợng, đại diện lãnh đạo chất lƣợng phải:
 Các quá trình cần thiết trong hệ thống đƣợc xác định bằng các quy trình và

các quy trình này đƣợc áp dụng trong toàn đơn vị.
 Xác định trình tự và tác động lẫn nhau giữa các quá trình này.

9


 Xác định các chuẩn mực và các phƣơng pháp cần thiết để đảm bảo việc thực
hiện và kiểm soát hiệu quả của các quá trình.
 Đảm bảo tính sẵn có của các nguồn lực và thông tin cần thiết để hỗ trợ việc
điều hành và theo dõi các quá trình.
 Theo dõi, đo lƣờng, phân tích và cải tiến các quá trình này. Phải có nhận biết
các loại hình và mức độ kiểm soát áp dụng cho những quá trình do nguồn bên ngoài.
 Thực hiện hành động cần thiết để đạt các kết quả hoạt động đã hoạch định và
sự cải tiến thƣờng xuyên các quá trình.
Tình hình tài chính

Hình 2.2: Tình hình tài chính Công ty năm 2012

Hình 2.3: Sản lƣợng hàng năm của Công ty cổ phần giấy An Bình.

10



Sản lƣợng của Công ty tăng đều từ năm 2000 đến năm 2010 và giảm 10.000 tấn
năm 2011. Do công nghệ giấy thế giới phát triển, giấy ngoại nhập vào Việt Nam
tƣơng đối nhiều nên không chỉ Công ty giấy An Bình ảnh hƣởng mà cả ngành giấy
Việt Nam khủng hoảng.
2.2.8. Thuận lợi và khó khăn của Công ty
Phân tích các thuận lợi và khó khăn là phân tích những yếu tố bên trong ảnh
hƣởng tới khả năng đạt mục tiêu mà Công ty đã đặt ra. Ngoài ra Công ty còn phân
tích những cơ hội và thách thức là phân tích các yếu tố môi trƣờng xung quanh. Và
Công ty đã áp dụng công cụ phân tích SWOT để phát huy những điểm mạnh và
khắc phục các điểm yếu.
a. Điểm mạnh (Strengths)
 Khách hàng trung thành khá nhiều
 Tiềm lực tài chính mạnh
 Sản xuất trên 7 máy với nhiều loại kích thƣớc & định lƣợng khác nhau dễ
dàng đáp ứng & thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.
 Phục vụ nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi.
 Công ty đã xây dựng đƣợc mạng lƣới cung ứng tốt tạo điều kiện cho Công ty
phát triển ổn định & giá cả cạnh tranh.
 Thƣơng hiệu mạnh & thị phần lớn.
b. Điểm yếu (Weaknesses)
 Nghiệp vụ quản lý còn yếu do thiếu những CB có kinh nghiệm & chuyên
môn giỏi.
 Trình độ tay nghề của 1 số CB-CNV còn hạn chế vì công tác đào tạo bồi
dƣỡng kém các CB-CNV không nắm bắt & vận hành đƣợc máy móc thiết bị ngày
càng hiện đại để tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao & ổn định.
 Không chủ động nguồn vật tƣ, nguyên liệu khi giá cả các loại vật tƣ, nguyên
liệu đầu vào tăng thì dẫn đến giá thành sản phẩm tăng ảnh hƣởng đến kế hoạch &
hoạt động sản xuất – kinh doanh .
 Ý thức về cạnh tranh của CB-CNV còn thấp.


11


 Một số ít sản phẩm đáp ứng đƣợc nhu cầu của phân khúc thị trƣờng cao cấp
(gồm các KH nhƣ Tân á, Boxpak, Nam An, Tân Tấn Lộc), còn hầu hết các sản
phẩm chỉ đáp ứng nhu cầu phân khúc thị trƣờng trung bình & khá.
 Thƣơng hiệu An Bình khá nỗi tiếng nhƣng việc xây dựng thành công thƣơng
hiệu cho từng dòng sản phẩm chƣa thật đồng đều máy móc thiết bị không đồng bộ,
đội ngũ CB có chuyên môn giỏi không nhiều.
c. Cơ hội (Opportunities)
Theo báo cáo của Hiệp hội giấy & bột giấy nhu cầu giấy bao bì cao.Kinh tế
tăng trƣởng, đời sống nâng cao, thị trƣờng nội địa đầy tiềm năng. Khoa học công
nghệ phát triển tạo điều kiện cho việc áp dụng khoa hộ kỹ thuật tiên tiến vào sản
xuất nhằm tăng năng suất lao động & chất lƣợng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của thị trƣờng. CÔNG TY CP GIẤY AN BÌNH tự hào đáp ứng các chuẩn
mực và đƣợc kiểm toán quốc tế bởi Ernst & Young trên 10 năm qua.
TOP 500 Doanh nghiệp tƣ nhân lớn nhất Việt Nam 2009 (VNR500).
TOP 500 doanh nghiệp tăng trƣởng nhanh nhất 2010 (FAST500)
d. Thách thức (Threats)
 Đối thủ tiềm ẩn: Nguy cơ giảm thị phần do đối thủ cạnh tranh mới.
 Nhà cung cấp: Khả năng ép giá của nhà cung cấp.
 Sản phảm thay thế: Nguy cơ từ sản phẩm dịch vụ thay thế.
 Khách hàng: Khả năng ép giá của khách hàng.

12


Chƣơng 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

3.1.1. Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của quản trị nguồn nhân lực
3.1.1.1. Khái niệm
Quản trị nguồn nhân lực là việc hoạch định, tuyển mộ, tuyển dụng, phân bổ, duy
trì, phát triển, sử dụng, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực
thông qua tổ chức nhằm đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức.
3.1.1.2. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực
Hiện nay đây là yếu tố quan trọng nhất trong quản trị doanh nghiệp, với phong
cách của quản trị sẽ tạo nên bộ mặt văn hóa của tổ chức. Hơn nữa, công tác quản trị
doanh nghiệp thƣờng gắn liền với tất cả các bộ phận trong tổ chức. Do vậy, để nâng
cao hiệu quả trong lao động sản xuất kinh doanh đòi hỏi các quản trị gia thuộc các
cấp cần phải có kiến thức về quản trị nhân sự.
3.1.1.3. Nhiệm vụ của quản trị nguồn nhân lực
Sự đa dạng và biến động của công tác quản trị nguồn nhân lực luôn đƣợc nhận
thấy ở mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, ta có thể phân nhiệm vụ của quản trị nguồn
nhân lực theo ba nhóm chức năng sau.
3.1.1.4. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực
Nhóm chức năng này chú ý đến số lƣợng nhân viên với các phẩm chất phù hợp
cho công việc của Công ty. Để tuyển đƣợc đúng ngƣời đúng việc, đòi hỏi doanh
nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân
viên để xác định đƣợc công việc nào cần tuyển thêm ngƣời.
Áp dụng kỹ năng tuyển dụng nhƣ: trắc nghiệm và phỏng vấn giúp tìm đƣợc ứng
viên tốt nhất thỏa yêu cầu.

13


3.1.1.5. Nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Nhóm này chú trọng việc nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân
viên có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc và tạo
điều kiện cho họ phát huy hết mọi tiềm năng và năng lực cá nhân. Đồng thời, các

doanh nghiệp cũng thƣờng lập các kế hoạch đào tạo, huấn luyện và tái đào tạo nhân
viên khi có thay đổi về nhu cầu sản xuất kinh doanh hay quy trình công nghệ, huấn
luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho công nhân, bồi dƣỡng nâng cao trình độ lành
nghề và cập nhật kiến thức quản lý, kỹ thuật công nghệ cho đội ngũ cán bộ quản lý
và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.
3.1.1.6. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực
Nhóm này chú trọng đến duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Chúng
bao gồm 2 chức năng nhỏ là kích thích, động viên nhân viên và duy trì, phát huy
các mối quan hệ tốt đẹp trong doanh nghiệp.
Chức năng kích thích động viên đƣợc thực hiện bằng cách xác định và quản lý
hệ thống thang bảng lƣơng, thiết lập và áp dụng các chính sách lƣơng bổng, thăng
tiến, kỹ thuật, tiền thƣởng, phúc lợi, trợ cấp, đánh giá năng lực thực hiện công việc
của nhân viên.
Còn chức năng quan hệ lao động liên quan đến các hoạt động nhằm hoàn thiện
môi trƣờng làm việc và các mối quan hệ trong công việc nhƣ: ký kết hợp đồng lao
động, giải quyết khiếu tố, tranh chấp lao động, giao tế nhân sự, cải thiện môi trƣờng
làm việc, bảo hiểm y tế và an toàn lao động. Tùy vào từng thời điểm và hoàn cảnh
cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà nhóm chức năng nào sẽ đặc biệt quan trọng hơn.
Để đảm bảo thành công hơn trong công tác quản trị đòi hỏi các quản trị gia phải ứng
dụng nhuần nhuyễn và khoa học cả hai chức năng nói trên.
3.1.2. Nội dung hoạt động của quản trị nguồn nhân lực
* Hoạch định nguồn nhân lực
- Khái niệm Là hoạt động nghiên cứu, xác định nhu cầu, xác định các vấn đề
liên quan đến nhân sự trong công ty một cách có hệ thống. Giúp doanh nghiệp thấy
rõ phƣơng hƣớng và cách thức quản trị nhân lực của mình, bảo đảm cho doanh

14



×