Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

XÁC ĐỊNH PHÂN BỐ TỰ NHIÊN VÀ CHỌN CÂY MẸ LẤY HẠT GIỐNG CÂY GĂNG NÉO (Manilkara hexandra D.) Ở VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*************************

TRẦN VŨ LINH

XÁC ĐỊNH PHÂN BỐ TỰ NHIÊN VÀ CHỌN CÂY MẸ LẤY
HẠT GIỐNG CÂY GĂNG NÉO (Manilkara hexandra D.)
Ở VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO,
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*************************

TRẦN VŨ LINH

XÁC ĐỊNH PHÂN BỐ TỰ NHIÊN VÀ CHỌN CÂY MẸ LẤY
HẠT GIỐNG CÂY GĂNG NÉO (Manilkara hexandra D.)
Ở VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO,
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Ngành: Lâm nghiệp
Chuyên ngành: Nông lâm kết hợp



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: TS. BÙI VIỆT HẢI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/ 2013

i


CẢM TẠ
Trải qua bốn tháng học tập, làm việc, nghiên cứu tại Vườn quốc gia Côn Đảo
và tại Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, tôi đã nỗ lực học tập và làm
việc nghiêm túc để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách thành công.
Bên cạnh những thuận lợi, tôi đã gặp không ít khó khăn và với sự giúp đỡ
của thầy cô, bạn bè tôi đã vượt qua khó khăn ấy và hoàn thành khóa luận. Tôi xin
gởi lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. HCM
- Ban Chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp
- Bộ môn Nông Lâm Kết Hợp và Lâm Nghiệp Xã Hội
- Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo
- Phòng khoa học Vườn quốc gia Côn Đảo
Đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi học tập và nghiên cứu để hoàn thành tốt
khóa luận này.
- Tôi xin gởi lời cảm ơn đến các quý thầy cô trong Khoa Lâm Nghiệp đã tận
tình chỉ bảo cho tôi những kiến thức trong suốt bốn năm vừa qua.
- Đặc biệt tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy TS.Bùi Việt Hải
đã tận tình chỉ bảo tôi trong thời gian tôi thực hiện khóa luận.
- Cảm ơn kỹ sư Phạm Thành Đúng - Trưởng phòng khoa học, BQL Vườn

quốc gia Côn Đảo, đã chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
- Cảm ơn anh, chị và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm
việc.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 07 năm 2013

Trần Vũ Linh

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu "Xác định phân bố tự nhiên và chọn cây mẹ lấy hạt giống
cây Găng néo (Manilkara hexandra D.) ở Vườn quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu" được tiến hành tại Vườn quốc gia Côn Đảo cụ thể ở 3 tiểu khu: Hòn Bảy
Cạnh, 55b và Hòn Bà. Thời gian từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 30 tháng 5 năm 2013.
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định phân bố của quần thể cây Găng néo
trong rừng tự nhiên của Vườn quốc gia Côn Đảo và xác định các cây mẹ cây Găng
néo với các đặc điểm tốt nhất để lấy hạt làm giống. Phương pháp nghiên cứu chính
trong đề tài là thu thập số liệu ngoài hiện trường. Sử dụng phần mềm Excel 2007 để
tính toán và sử lý số liệu.
Kết quả thu được:
Trong 3 địa điểm nghiên cứu: tiểu khu Hòn Bà, tiểu khu 55B và tiểu khu
Hòn bảy Cạnh. Cây Găng néo xuất hiện nhiều nhất là ở tiểu khu 55B (44 cây), tiếp
đến là tiểu khu Hòn Bà (31 cây) và tiểu khu Hòn Bảy Cạnh (29 cây). Nhìn chung
sự có mặt của loài cây Găng néo trong địa điểm nghiên cứu nói riêng cũng như
Vườn quốc gia Côn Đảo nói chung còn hạn chế và thưa thớt.
Trong tổng 108 cây Găng néo được điều tra, dựa vào các chỉ tiêu về phẩn
chất và sinh trưởng cây kết quả tuyển chọn được 10 cây Găng néo làm cây mẹ. Cụ
thể tại các tiểu khu:
-


Tiểu khu Hòn Bà, Hòn Bà: Có 3 cây được chọn.

-

Tiểu khu 55B, Núi Con Ngựa: Có 6 cây được chọn.

-

Tiểu khu Hòn Bảy Cạnh, Hòn Bảy Cạnh: Có 1 cây được chọn.

iii


SUMMARY
The study, "Identification and distribution of selected natural mother plant
seed variety Gang neo (Manilkara hexandra D.) in Con Dao National Park, Ba Ria
– Vung Tau" was conducted in Con Dao National Park specific sub-area 3: Bay
Canh islet, Ba islet, 55b. Period from May 1 to day June 30, 2013.
The objective of the study was to determine the distribution of plant
population sinnatural forests Gang neo of Con Dao National Parkand determined
the mother plant tree Gang neo with the best character is tics for seed sowing.
Method main research topic is the data collection in the field. Using Excel 2007
software to calculate and process data.
The results include the following main contents:
In three study areas: Ba islet sub division, sub division 55B, Bay Canh islet
sub division. Plants Gang neo appears the most in the state of 55B (44 trees),
followed by sub regional Ba islet (31 trees) and sub regional Bay Canh islet (29
trees). In general, the presence Gang neo species in the study area in particular, as
well as Con Dao National Park is generally limited and sparse.

In total 108 trees surveyed Gang neo, based on the criteria of quality and
growing portion tree selection results for 10 trees to plant sanchor her Gang neo.
Specifically, in the sub-region:
-

State the Ba islet, Ba islet: The 3 plant are selected.

-

Sub – are 55B, Mountain Con Ngua: There are 6 selected plants.

-

State the Bay Canh islet, Bay Canh islet: There is one tree is selected.

iv


MỤC LỤC
CẢM TẠ ..................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH..................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... ix
Chương 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. a
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... a
1.2. Mục tiêu của đề tài.......................................................................................... b
1.3. Giới hạn đề tài................................................................................................. b
Chương 2. TỔNG QUAN ......................................................................................... c
2.1. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu ....................................................................... c

2.1.1. Đặc điểm đất ............................................................................................. d
2.1.2. Khí hậu ...................................................................................................... f
2.1.3. Đặc điểm thực vật rừng VQG Côn Đảo .................................................... f
2.2. Giới thiệu về cây Găng néo ............................................................................. h
2.2.1. Đặc điểm hình thái..................................................................................... i
2.2.2. Phân bố ...................................................................................................... i
2.2.3. Giá trị kinh tế ............................................................................................. i
2.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu cây Găng néo ........................................... i
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................. k

v


3.1. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ k
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. k
3.2.1. Xác định phân bố cây Găng néo trong điều kiện tự nhiên ....................... k
3.2.2. Chọn cây mẹ lấy hạt giống ........................................................................ l
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ t
4.1. Phân bố của quần thể cây Găng néo ................................................................. t
4.1.1. Cấu trúc tầng tán ..................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Phân theo trạng thái .................................................................................. v
4.1.3. Phân bố loài cây........................................................................................ y
4.1.4. Tỷ lệ (%) giá trị quan trọng của loài Găng néo trong lâm phần ............ bb
4.2. Cây Găng néo với các đặc điểm tốt nhất để lấy hạt làm giống ...................... ee
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 38
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 38
5.1.1. Xác định phân bố tự nhiên cây Găng néo............................................... 38
5.1.2. Chọn cây mẹ ........................................................................................... 39
5.2. Kiến nghị........................................................................................................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... oo

PHỤ LỤC ................................................................................................................. qq

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

VQG

Vườn Quốc gia

D1,3

Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m

C1,3

Chu vi thân cây tại vị trí 1,3 m

Hdc

Chiều cao khúc thân dưới cành

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Hvn*

Cấp chiều cao


Hvn

Chiều cao vút ngọn bình quân

Dtrt

Độ tròn của thân

Dtt

Độ thẳng thân cây

Msb

Mức độ sâu bệnh

N

Tổng số cây

DTTN

Diện tích tự nhiên

NGăng néo

Tổng số cây Găng néo

HBC


Tiểu khu Hòn Bảy Cạnh

HB

Tiểu khu Hòn Bà

55B

Tiểu khu 55b

O

Ô tiêu chuẩn

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1. Kỹ thuật đo chiều cao ngang ngực .......................................................... 16
Hình 3.2. Kỹ thuật đo chiều cao vút ngọn ............................................................... 17
Hình 4.1. Bản đồ phân bố Găng néo ở Hòn Bảy Cạnh ............................................ 20
Hình 4.2. Bản đồ phân bố Găng néo ở Hòn Bà ........................................................ 21
Hình 4.3. Bản đồ phân bố Găng néo ở Núi Con Ngựa ............................................. 21
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ (%) phân bố cây Găng néo theo chiều cao ................................. 24
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ (%) giá trị cây Găng néo trong lâm phần.................................... 26

viii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng rừng và các loại đất lâm nghiệp phân theo phân khu chức năng3
Bảng 2.2. Hiện trạng rừng và các loại đất lâm nghiệp phân theo tiểu khu................ 5
Bảng 4.1. Tổng số cây điều tra trong mỗi ô điều tra ................................................ 22
Bảng 4.2. Chiều cao trung bình các loài cây trong địa điểm điều tra ....................... 23
Bảng 4.3. Chiều cao trung bình cây Găng néo trong địa điểm điều tra.................... 24
Bảng 4.4. Trạng thái rừng và phân bố Găng néo ...................................................... 25
Bảng 4.5. Nhóm loài ưu thế tiểu khu Hòn Bảy Cạnh .............................................. 26
Bảng 4.6. Nhóm loài ưu thế tiểu khu 55B ............................................................... 27
Bảng 4.7. Nhóm loài ưu thế tiểu khu Hòn Bà ......................................................... 27
Bảng 4.8. Tỷ lệ (%) giá trị quan trọng của loài Găng néo ....................................... 28
Bảng 4.9. Lâm phần trong địa điểm nghiên cứu ...................................................... 29
Bảng 4.10. Giá trị trung bình các chỉ tiêu ................................................................. 31
Bảng 4.11. Thông tin cây mẹ (tuyển chọn lần 1) ..................................................... 32
Bảng 4.12. Thông tin cây mẹ (tuyển chọn lần 2) ..................................................... 33
Bảng 4.13. Thông tin cây mẹ - HB O2 (tuyển chọn lần 2)....................................... 34
Bảng 4.14. Thông tin cây mẹ - HB O3 (tuyển chọn lần 2)...................................... 35
Bảng 4.15. Thông tin cây mẹ - 55B O1 (tuyển chọn lần 2) .................................... 36
Bảng 4.16. Thông tin cây mẹ - 55B O3 (tuyển chọn lần 2) .................................... 36
Bảng 4.17. Thông tin cây mẹ - HBC O2 (tuyển chọn lần 2) ................................... 37

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, hầu hết các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ
sinh quyển của Việt Nam đều thực hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn tài nguyên động

thực vật hiện có. Đối với công tác bảo tồn đa dạng thực vật, các diện tích đất trống,
rừng khoanh nuôi sẽ được đưa vào trồng mới và bổ sung.
Trước tình trạng diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, nước ta cũng đã xác
định các loài cây trồng rừng chủ yếu cho các vùng sinh thái, lên danh mục các loài
thực vật rừng bản địa để bảo tồn nguồn gen cây rừng. Đối với rừng tự nhiên Vườn
Quốc gia (VQG) Côn Đảo, loài cây Găng néo (Manilkara hexandra (Roxb) Dub.)
thuộc họ Sến (Sapotaceae) là cây gỗ bản địa đặc trưng, có yêu cầu được bảo tồn và
phát triển tại nơi sinh sống tự nhiên của chúng.
Chúng ta đã trồng rừng nhiều nhưng thành công thấp, nhất là tại các địa bàn
có đất đai nghèo kiệt, các chỉ số của độ phì và sinh thái quá gay gắt. Vì vậy, cần lựa
chọn loài cây có sức sống dẻo dai, chịu tiên phong trên bước đường phục hồi những
loài cây có giá trị về nhiều mặt. Cây Găng néo đang phân bố rải rác trên nhiều kiểu
rừng tại Côn Đảo, nhưng tập trung nhiều nhất là núi Con Ngựa thuộc tiểu khu 55B
VQG Côn Đảo. Do đó, cần mở rộng diện tích hiện có bằng cách gây trồng phục hồi
sinh thái trên các diện tích đất còn hoang hóa của rừng Côn Đảo. Để làm được việc
đó, bước đầu nhất thiết phải nghiên cứu tìm tòi, những đặc tính của loài cây, tìm ra
cây mẹ có đặc điểm tốt nhất, cá tính mạnh.
Cây Găng néo là loài cây bản địa của vùng, được biết đến là một trong số
loài cây gỗ tồn tại trên lập địa khô hạn, nghèo kiệt và khó khăn. Tuy nhiên, đây là
loài cây có biên độ sinh thái đặc trưng của vùng đất cát ven biển, có khả năng tái

a


sinh hạt trong rừng tự nhiên. Hiện tại, nước ta đã thực hiện được nhiều chương trình
trồng rừng nhưng vẫn chưa đáp ứng được sự đa dạng về loài cây trồng cũng như
chưa đạt được đến mức cần thiết về mức độ phong phú loài cây trồng. (Phạm Thành
Đúng, 2012))
Với ý nghĩa thực tế đó, việc triển khai thực hiện chương trình nghiên cứu
phục vụ cho việc trồng rừng bảo tồn loài cây Găng néo tại VQG Côn Đảo là hết sức

cần thiết, có vai trò quan trọng trong hiện tại và tương lai. Từ tất cả các lý do trên,
cùng với lý do góp phần phục vụ bảo tồn và phát triển các loài cây bản địa tại chỗ
đã đưa đến sự lựa chọn nghiên cứu đề tài “Xác định phân bố tự nhiên và chọn cây
mẹ lấy hạt giống cây Găng néo ở Vườn quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu”.
1.1.

Mục tiêu của đề tài
-

Xác định phân bố của quần thể cây Găng néo trong rừng tự nhiên của
VQG Côn Đảo.

-

Xác định các cây mẹ cây Găng néo với các đặc điểm tốt nhất để lấy hạt
làm giống.

1.2.

Giới hạn đề tài
Đề tài thực hiện nghiên cứu những nơi có mặt Găng néo xuất hiện tại VQG

Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

b


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu
Vườn Quốc gia Côn Đảo được thành lập theo Quyết định số 135/TTg ngày
31/03/1993 của Thủ Tướng Chính phủ.
Côn Đảo là quần đảo nằm về hướng Đông Nam thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;
cách Thành phố Vũng Tàu khoảng 180 km, Thành phố Hồ Chí Minh 230 km. Tổng
diện tích của VQG Côn đảo là 19.990,7 ha, trong đó: Phần trên rừng là 5.990,7 ha
(bao gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 4.272,7 ha; Phân khu phục hồi sinh thái
1.718 ha) và phần bảo tồn đa dạng sinh học biển là 14.000 ha.
Bảng 2.1. Hiện trạng rừng và các loại đất lâm nghiệp phân theo phân khu chức năng
(Đơn vị: ha)
TT Loại đất loại rừng

Tổng

Phân khu

Phân khu

bảo vệ nghiêm ngặt

phục hồi sinh thái

Tổng DTTN

5.990,7

4.272,7

1.718


1

Đất có rừng

4.838,7

3.582

1.257

-

Rừng tự nhiên

4.829

3.582

1.247

-

Rừng trồng

10

0

10


2

Đất chưa có rừng

1143

688

455

3

Các loại đất khác

9

3

6

(Nguồn: Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ, năm 2009).
Côn đảo là một trong những Vườn quốc gia có cả hợp phần bảo tồn rừng và
hợp phần bảo tồn biển. Trong đó Hòn đảo lớn nhất là Hòn Côn Sơn và 15 Hòn còn

c


lại nhỏ hơn nằm ở xung quanh nhìn chung diện tích nhỏ. Với các trạng thái rừng
như: đất trống có cỏ, đất trống có cây bụi, đất trống có cây gỗ rải rác, rừng gỗ
nghèo, rừng gỗ trung bình, rừng gỗ giàu, rừng non, rừng ngập mặn, rừng trồng và

rừng tre. (Theo Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ, năm 2008)
Tên 16 Hòn đảo lớn nhỏ trên Côn Đảo: Hòn Côn Sơn (núi Con Ngựa), Hòn
Bà, Hòn Bảy Cạnh, Hòn Cau, Hòn Bông Lan, Hòn Vung, Hòn Trọc, Hòn Trứng,
Hòn Tài Lớn, Hòn Tài Nhỏ, Hòn Trác Lớn, Hòn Trác Nhỏ, Hòn Tre Lớn, Hòn Tre
Nhỏ, Hòn Trứng Lớn và Hòn Trứng Nhỏ.
Trong đó, Hòn Bà (tiểu khu Hòn Bà) nằm về phía tây nam, núi Con Ngựa
(tiểu khu 55b) nằm về phía đông bắc và Hòn Bảy Cạnh nằm về phía đông của Côn
Đảo.
2.1.1. Đặc điểm đất
Ở Côn Đảo có 4 nhóm đất chính là nhóm đất cát, nhóm đất đỏ vàng, nhóm
đất dốc tụ và nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (Theo kết quả chương trình điều tra, khảo
sát bổ sung lập bản đồ đất phục vụ phát triển kinh tế ven biển- hải đảo; Phân viện
QH & TK NN, 2005-2006).
Trong đó, nhóm đất cát, đất xói mòn trơ sỏi đá và đất đỏ vàng trên đá mácma
axít là loại đất có hàm lượng chất dinh dưỡng kém và chiếm phần lớn diện tích.

d


Bảng 2.2. Hiện trạng rừng và các loại đất lâm nghiệp phân theo tiểu khu
(Đơn vị: ha)
Đất có rừng
STT

Tiểu khu

Đất chưa Đất

Tổng


Rừng tự

Tổng

nhiên

Rừng trồng có rừng khác

1

55B

869

623

623

0

246

0

2

56B

699


444

444

0

255

0

3

57

975

906

906

0

69

0

4

58


1.163,7

1109,7

0

47

7

5

60

744

550

550

0

194

0

6

Hòn Bà


576

461

461

0

115

0

7

Hòn Vung

6

0

0

0

6

0

8


Hòn Trắc

20

11

11

0

9

0

9

Hòn Tài

34

16

16

0

18

0


10

Hòn Bảy Cạnh

683

566

566

0

115

2

11

Hòn Bông Lan

3

0

0

0

3


0

12

Hòn Cau

100

62

52

10

38

0

13

Hòn Trứng

2

0

0

0


2

0

14

Hòn Tre nhỏ

11

4

4

0

7

0

15

Hòn Tre lớn

77

74

74


0

3

0

16

Hòn Trọc

28

12

12

0

16

0

10,0

1.143,0

1109,7

Tổng DTTN 5.990,7 4.838,7


4.828,7

9,0

(Nguồn: Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ, năm 2009)

e


2.1.2. Khí hậu
Côn Đảo chịu ảnh hưởng bởi hai mùa: mùa nắng và mùa mưa.
Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 12, mưa cao điểm vào các
tháng 8 và tháng 9. Vào mùa mưa này, khí hậu khá ẩm ướt, lượng mưa trung bình là
2.200 mm/năm, kèm theo gió mùa Tây Nam.
Mùa nắng thường bắt đầu từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 4, khí hậu mát mẻ,
nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C. Trong tháng nắng này thì thường xuất hiện
gió mùa Đông Bắc (hay còn gọi là gió chướng).
2.1.3. Đặc điểm thực vật rừng VQG Côn Đảo
Thành phần thực vật Côn Đảo tương đối phong phú và đa dạng với khoảng
882 loài thực vật bậc cao thuộc 562 chi, 161 họ, trong đó có đến 371 loài thân gỗ,
30 loài phong lan, 103 loài dây leo, 202 loài thảo mộc v.v...44 loài thực vật được
các nhà khoa học tìm thấy lần đầu tiên ở đây, 11 loài được các nhà khoa học lấy tên
Côn Sơn đặt tên loài.
Một số loài quý hiếm như: Lát hoa (Chukrasia tabularis), Găng néo
(Manilkara hexandra), Cẩm thị (Diospyros maritima), Cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia
bariaensis), Gõ đỏ (Afzelia xyclocarpa), Gõ mật (Sindora cochinchinensis), Dáng
hương ấn (Pterocarpus indicus), Dáng hương quả to (Pterocarpus microcarpus),
Trai (Fagraea fragrans Roxb.), Mã tiền (Strychmos nux-vomica), Nưa chân vịt
(Taeca palmata).
Tên 11 loài mang địa danh “Côn sơn”: Bui Côn sơn (Ilex condorensis), Gội

Côn sơn (Amoora poulocondorensis), Thạch trang Côn sơn (Petrocosmea
condorensis), Xà căn Côn sơn (Ophiorrhiza harrisiana var condorensis), Đọt sành
Côn sơn (Pavetta condorensis), Lấu Côn sơn (Psychotria condorensis), Xú hương
Côn sơn (Lasianthas condorensis), Thiệt thủ Côn sơn (Glossogyne condorensis),
Kháo Côn sơn (Machilus thunbergii sieb-et-var condorensis), Dầu Côn sơn
(Dipterocarpus condorensis), Đậu khấu Côn sơn (Miristica guatterifolia).

f


Những loài thực vật ở đây phân bố thành 2 kiểu thảm thực vật chính là:
-

Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bố ở hầu hết trên các
đảo từ sát mép biển đến độ cao 577 m với nhiều dạng địa hình và loại đất
khác nhau.

-

Kiểu rừng kín nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới phân bố ở các đảo Côn Sơn,
Hòn Bảy Cạnh, Hòn Bà, Hòn Cau và Hòn Tre Lớn, thường phân bố thành
từng vạt nhỏ không liên tục trên nhiều dạng địa hình và điều kiện lập địa
khác nhau.

Các loài thực vật phân bố xen kẻ và kết hợp với nhau tạo thành các ưu hợp, quần
hợp thực vật:
 Ưu hợp họ Xoan (Meliaceae) + Họ Máu chó (Myristicaceae) + Họ Bồ Hòn
(Sapindaceae)
 Ưu hợp cây bụi họ Mua (Melastomaceae) + Họ Cám (Rutaceae) + Họ Bồ
quân (Flacourtiaceae)

 Ưu hợp họ Mua (Melastomaceae) + Họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae) + Họ
Cám (Rutaceae)
 Ưu hợp cỏ Mảnh chùy (Lepterpis urceolata) + cỏ Cú khảm (Cyperus
stoloniferus) + cây bụi.
 Ưu hợp Doi Phú quốc (Archidendronquoensis) + Họ Máu chó
(Myristicaceae) + Trâm (Syzygium)
 Quần hợp Dứa (Ananas comosus)
 Ưu hợp Găng néo (Manilkarahexandra) + Trường (Xerospermum) + Bằng
lăng (Lagerstromia)
 Ưu hợp Bằng lăng (Lagertroemia) + Thị (Diospyros) + Trường
(Xerospermum)
 Ưu hợp Lát hoa (Chukrasiatabularis) + Trường (Xerospermum) + Găng néo
(Manilkarahexandra)

g


 Ưu hợp Luân quả (Gyrocarpusamericamus) + Trôm (Sterculia) + Trâm
(Syzygium)
 Ưu hợp Dầu Côn Sơn (Dipterocarpuscondorensis) + Thị đầu heo
(Diospyrismalabarica) + Bình linh (Vitex)
 Ưu hợp cây họ Chè (Theaceae) + Họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae) + Họ
Hoa hồng (Roraceae)
 Ưu hợp Trường (Xerospermum) + Trâm (Syzygium) + Thị (Diospyros) + Máu chó
(Knema)
 Quần hợp Tre gai (Bambusa bambus)
 Ưu hợp cây họ Máu chó (Myristicaceae) + Họ Dầu (Dipterocarpaceae) +
Họ Sến (Sapotaceae) + Họ Sim (Myristicaceae)
 Quần hợp Đước (Rhizophoza) + Vẹt (Bruguiera)
 Quần hợp Vẹt (Bruguiera)

 Quần hợp Mắm (Avicennia)


Quần hợp Tràm (Melaleuca)
(Theo Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ, năm 2009)
Rừng Côn Đảo chủ yếu là rừng tự nhiên, được phân bố trên đồi núi cao có

độ dốc 100 đến 450, có nơi đến 700. Tài nguyên rừng và biển Côn Đảo rất quý, có
giá trị về sự đa dạng sinh học, bao gồm hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái biển.
Đặc biệt, rừng Côn đảo còn có vai trò quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ môi
trường, môi sinh như tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, duy trì điều tiết
nguồn nước ngọt phục vụ nhu cầu đời sống và phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
2.2. Giới thiệu về cây Găng néo
Cây Găng néo (Manilkara hexandra (Roxb) Dub.) thuộc họ Sến
(Sapotaceae) là cây gỗ bản địa đặc trưng cho vùng, là loài cây thích nghi và tồn tại
trên lập địa khô hạn, nghèo kiệt.

h


2.2.1. Đặc điểm hình thái
Hiện tại ở Côn Đảo, cây Găng néo sinh trưởng và phát triển trên nhiều dạng
lập địa khác nhau, là loài cây gỗ lớn, thân màu xám, có nhựa mủ trắng và là cây
thường xanh. Đôi khi cành biến thành gai, đặc biệt là quả của Găng néo thu hút
được nhiều loài chim, thú rừng về ăn quả theo mùa vụ.
2.2.2. Phân bố
Cây Găng néo thường gặp ở một số nơi như: Hàm Tân (Bình Thuận), Xuyên
Mộc (Bà Rịa), Núi Chúa (Ninh Thuận), Côn Đảo,... Cụ thể ở VQG Côn Đảo chúng
phân bố rải rác ở nhiều kiểu rừng (Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và

kiểu rừng kín nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới) nhưng tập trung nhất là núi Con Ngựa
thuộc tiểu khu 55b.
2.2.3. Giá trị kinh tế
Sản phẩm gỗ Găng néo được người dân Côn Đảo sử dụng làm trang trí nội
thất, đặc biệt là các mặt hàng dùng cho trang xuất mỹ nghệ như gậy đầu Rồng là sản
phẩm truyền thống của người dân Côn Đảo.
Ngoài ra, cây Găng néo còn có tác dụng làm dược liệu như: vỏ trị sốt, trái
giúp tiêu hóa, hột trị đau bao tử.
2.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu cây Găng néo
Theo Phạm Hoàng Hộ (Cây cỏ Việt Nam, tập 1). Cây Găng néo (Maunkara
hexandra (Roxb) Dub.) thuộc họ Sến (Sapotaceae) có đặc điểm: nhánh ngắn, đều
quanh thân, mũ trắng; lá có phiến dài từ 8 đến 10 cm, không lông, cuống dài từ 1-2
cm; chùm hoa trắng, lá đài 6, cánh hoa 6, mỗi cánh hoa có 2 phụ bộ ở lưng giống
cánh hoa; phì quả to 1,5 cm, nạc màu vàng, ăn được; hột 1-2 xoan dẹp láng; tồn tại
ở rừng còi vùng duyên hải, trồng ở Côn Sơn.
Theo tài liệu của Phạm Văn Xiêm (VQG Núi Chúa, Ninh Thuận), vào năm
2009, một nhà khoa học người Đức đã đến Vườn quốc gia Núi Chúa và xác định độ

i


khô hạn của khí hậu ở mức rất cao (không khác gì châu Phi), nhưng trong rừng đó
vẫn có cây Găng néo sinh trưởng và phát triển.
Trong giai đoạn đến năm 2013, cây Găng néo là một trong ba loài cây nằm
trong chương trình nghiên cứu phục hồi một số loài thực vật quý hiếm của VQG
Côn đảo.
Những sự hiểu biết về loài cây Găng néo ở nước ta còn khiêm tốn. Có thể
nói rằng chưa có tài liệu nào nghiên cứu các đặc tính sinh học, lâm học, các đặc
điểm về giống phục vụ cho bảo tồn nói riêng và rừng trồng phục hồi nói chung.


j


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Nội dung nghiên cứu
Xác định vị trí phân bố về mặt không gian của cây Găng néo trong tự nhiên ở

VQG Côn Đảo.
Chọn cây mẹ Găng néo để lấy hạt giống phục vụ cho trồng rừng loài này tại
VQG Côn Đảo.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Xác định phân bố cây Găng néo trong điều kiện tự nhiên
3.2.1.1. Điều tra theo tuyến
+ Tiến hành điều tra, khảo sát rừng tự nhiên bằng phương pháp điều tra lâm
học: Dùng phương pháp sinh thái mô tả. Bố trí tuyến điều tra, bố trí ô tiêu chuẩn, ô
dạng bản.
+ Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến đi theo chiều từ dưới lên (theo độ
cao so với mặt biển) kết hợp với việc thu thập thông tin từ cán bộ và nhân viên
VQG Côn Đảo. Mục đích là xem xét khả năng phân bố của cây Găng néo trong
rừng tự nhiên đi từ dưới lên, xác định vùng phân bố chủ yếu của loài cây trong
phạm vi VQG Côn Đảo.
3.2.1.2. Thiết kế ô tiêu chuẩn
+ Lập ô tiêu chuẩn có diện tích 2500 m2 điển hình cho mỗi địa điểm. Số
lượng ô điều tra là 3 cho mỗi địa điểm, mỗi ô có khoảng cách không gian cách xa
nhau từ 500 m đến 700 m để tạo được sự đa dạng cho các địa điểm điều tra. Mục
đích là xem xét cấu trúc phân bố của trạng thái rừng tự nhiên.
+ Trong mỗi ô tiêu chuẩn 2500 m2 lập 4 ô dạng bản A, B, C, D (với diện tích

mỗi ô dạng bản là 625 m2). Mục đích là xác định cấu trúc trong lâm phần. Dùng sơn

k


đánh dấu lên các cây ở vị trí các gốc để phân biệt ranh giới vị trí các ô dạng bản
trong ô tiêu chuẩn.
+ Phần lớn diện tích của đảo thuộc dạng địa hình núi thấp, bề mặt địa hình
tương đối lồi lõm, chia cắt bởi các hệ thống đường tụ thủy, suối nhỏ chảy thẳng ra
biển. Vì vậy, để thuận lợi cho việc đo đếm, thu thập số liệu các ô điều tra sẽ được
lập theo hình chữ nhật (80 m x 31,25 m).
3.2.1.3. Kỹ thuật sử dụng trong điều tra
+ Xác định cấu trúc phân bố lâm phần, phân bố loài cây và xác định theo tỷ
lệ (%) giá trị quan trọng của loài Găng néo trong phân bố của lâm phần.
+ Dùng máy định vị GPS để xác định địa điểm phân bố của cây Găng néo.
+ Đồng thời, quan sát sơ bộ tuyển chọn những cây cao nhất, có đường kính
lớn nhất, thân cây thẳng đẹp, khúc thân dưới cành dài rồi dùng sơn đánh dấu lại.
3.2.2. Chọn cây mẹ lấy hạt giống
3.2.2.1. Phương pháp chọn cây mẹ
Việc chọn cây mẹ có vai trò quyết định trong cải thiện giống cây rừng nói
chung, cây Găng néo nói riêng. Vì cây Găng néo thuộc loại cây cung cấp sản phẩm
chính là gỗ nên cần quan tâm đến độ vượt của đường kính ngang ngực, chiều cao
vút ngọn và chiều cao khúc thân dưới cành, đó là những chỉ tiêu quan trọng cho
công tác tuyển chọn giống. Ngoài ra, đi đôi với việc chọn cây mẹ có kích cỡ lớn về
chiều cao và đường kính thì cũng cần chú trọng đến phẩm chất cây như: thân thẳng,
tròn điều giúp cho tỉ lệ tận dụng gỗ càng nhiều; cây phát triển tán lá rộng và xanh
đậm làm tăng khả năng quang hợp và thể hiện sức sống của cây.
Các bước tiến hành:
-


Bước 1:
Trong mỗi ô điều tra, tiến hành đo đếm và thu thập số liệu về đường kính

(D1,3), chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao khúc thân dưới cành (Hdc). Chỉ điều tra

l


những cây Găng néo có đường kính D1,3 ≥ 10 cm. Sau đó ghi vào phiếu thông tin
cây dự tuyển cây mẹ (phần sinh trưởng cây).
-

Bước 2:
Dùng mắt quan sát tiến hành khảo sát, đánh giá và ghi nhận điểm cho từng

cây mẹ dự tuyển vào phiếu thông tin cây dự tuyển cây mẹ (phần phẩm chất cây):
+ Độ tròn của thân: (Dtrt)
 Tròn đều, đầy đặn:

15 điểm

 Hơi lệch hình bầu dục hoặc có rãnh múi khế nông: 10 điểm
 Bầu dục lệch hoặc có rãnh múi khế sâu:

không chọn

+ Độ thẳng thân cây: (Dtt)
 Rất thẳng:

15 điểm


 Hơi cong ở 1/3 phía trên của khúc thân:

10 điểm

 Hoi cong ở đoạn giữa khúc thân đưới cành:

5 điểm

 Cong ở đoạn gốc khúc thân dưới cành:

không chọn

+ Mức độ sâu bệnh: (Msb)

-

 Hoàn toàn khỏe mạnh:

9 điểm

 Bị sâu bệnh hại nhẹ:

5 điểm

 Bị nhiễm sâu bệnh rõ rệt:

không chọn

Bước 3:

Dùng máy định vị GPS cập nhật tọa độ theo thứ tự tất cả những cây Găng

néo có các giá trị Hvn, Hdc và D1,3 nổi trội so với các cây Găng néo khác trong ô điều
tra và có phẩm chất cây tốt. Sau đó ghi vào phiếu thông tin cây dự tuyển cây mẹ.
-

Bước 4:
Vì thời gian có hạn và phương tiện di chuyển đến các địa điểm nghiên cứu

còn gặp nhiều khó khăn nên trên mỗi địa điểm điều tra đề tài chỉ điều tra chiều cao

m


vút ngọn 2 ô dạng bản (chọn ô ít bị tác động nhất và đa dạng về chiều cao) ở 2 ô
tiêu chuẩn. Tổng cộng có 6 ô dạng bản được điều tra trên 9 ô tiêu chuẩn.
Thực hiện đếm số lượng những loài cây khác cây Găng néo, đếm số lượng
theo từng loài cây. Ghi nhận vào phiếu các loài cây có trong ô điều tra. Đồng thời,
thực hiện đo đếm và ghi nhận chiều cao các loài cây gỗ có trong ô dạng bản đó vào
bảng chiều cao các cây có trong ô dạng bản.
-

Bước 5:
Tổng hợp số liệu từ phiếu thông tin cây dự tuyển cây mẹ, phiếu bình điểm và

phiếu số lượng các loài cây có trong ô điều tra. Cập nhật thông tin theo từng địa
điểm, từng nội dung vào phần mềm Excel. Tiến hành xử lý trên phần mềm Excel
tìm ra các giá trị trung bình cho từng cột (D1,3, Hvn, Hdc, Dtrt, Dtt, Msb). Dùng công
cụ lọc (Sort & Filter  Filter) trong phần mềm Excel thực hiện lọc theo từng cột
(cột Dtrt, Dtt, Msb, D1,3, Hvn, Hdc) chọn ra những cây có trị số cao hơn hoặc bằng giá

trị trung bình (tuyển chọn lần 1). Tổng hợp những cây được chọn qua tuyển chọn
lần 1 thành bảng riêng. Từ bảng số liệu được tổng hợp qua lần tuyển chọn 1 tiếp tục
tuyển chọn lần 2, 3… cũng thực hiện lọc tương tự như lần tuyển chọn 1.
Ưu tiên chọn theo thứ tự: phẩm chất cây (tổng điểm từng cây), đường kính
thân cây tại vị trí 1,3, chiều cao vút ngọn, chiều cao khúc thân dưới cành. Nếu ở cây
thứ 10 có nhiều hơn 2 cây bằng điểm thì sẽ xem xét lại các chỉ số bình quân về
đường kính và chiều cao đã có, cây nào có chỉ số cao hơn sẽ được chọn. Thực hiện
lọc cho đến khi chọn được đủ số lượng cây xứng đáng làm cây mẹ.
Chọn ra 10 cây mẹ có điểm về phẩm chất cây và có mức sinh trưởng về
đường kính, chiều cao vút ngọn, chiều cao khúc thân dưới cành cao nhất bằng cách
lấy theo thứ tự từ cao xuống. Đó sẽ là những cây mẹ có các chỉ tiêu cao nhất dùng
để lấy hạt giống. Sau đó ghi nhận, tổng hợp lại những thông tin của 10 cây được
chọn làm cây mẹ vào phiếu lý lịch cây mẹ.

n


3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
+ Về sinh trưởng cây
Hình 3.1. Kỹ thuật đo chiều cao ngang ngực

- Đo đường kính ngang ngực (D1,3): đường kính ngang ngực được xác định
thông qua đo chu vi cây. Đo chu vi cây bằng thước dây (dài 3 m), đơn vị đo là
centimet (cm) và độ chính xác là 1 cm, đo ở vị trí ngang ngực (1,3 m).

o


×