Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT VỚI SỰ TÁC ĐỘNG SAU BA NĂM (2010 – 2013) THỰC HIỆN DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở XÃ ĐA NHIM, HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.43 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM T.P HỒ CHÍ MINH
************

TRƯƠNG HOÀI PHONG

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT VỚI SỰ TÁC
ĐỘNG SAU BA NĂM (2010 – 2013) THỰC HIỆN DỰ ÁN
TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG Ở XÃ ĐA NHIM,
HUYỆN LẠC DƯƠNG,
TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: NÔNG LÂM KẾT HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM T.P HỒ CHÍ MINH
************

TRƯƠNG HOÀI PHONG

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT VỚI SỰ TÁC
ĐỘNG SAU BA NĂM (2010 – 2013) THỰC HIỆN DỰ ÁN
TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG Ở XÃ ĐA NHIM,
HUYỆN LẠC DƯƠNG,


TỈNH LÂM ĐỒNG
CHUYÊN NGÀNH: NÔNG LÂM KẾT HỢP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN QUỐC BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013

i


LỜI CẢM ƠN
Để có thành quả ngày hôm nay tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Các thầy cô trong trường, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Lâm
Nghiệp trường đại học Nông Lâm TPHCM đã truyền dạy kiến thức cho tôi
trong suốt 4 năm qua.
UBND xã Đa Nhim, người dân thôn Đa Blah, Đa Tro đã nhiệt tình giúp
đỡ tôi trong việc thu thập số liệu.
Gia đình chú Ha Luyenh đã tạo điều kiện chỗ ở cho tôi trong suốt thời
gian tôi thu thập số liệu hiện trường.
Anh Kon Sa La Gip đã tận tình giúp đỡ, dẫn đường cho tôi trong việc
thu thập số liệu phỏng vấn cũng như số liệu đo đạc từng mảnh đất.
Anh Hoàng, anh Sơn, anh Minh đã giúp đỡ tôi trong quá trình ngoại
nghiệp.
Cảm ơn tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản đã hỗ trợ chi phí ngoại
nghiệp để tôi thực hiện đề tài này.
Thầy Nguyễn Quốc Bình đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cảm ơn tới tất cả bạn bè của tôi, đặc biệt là các bạn học cùng lớp
DH09NK đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện

khóa luận tốt nghiệp này.
Cha mẹ tôi, những người đã vất vả nuôi dưỡng tôi để có ngày hôm
nay.
TPHCM, ngày

tháng

năm 2013

Sinh viên

Trương Hoài Phong

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá hệ thống sử dụng đất với sự tác động sau ba năm (2010 –
2013) thực hiện dự án tăng cường năng lực quản lý dựa vào cộng đồng ở hai thôn
Đa Blah và Đa Tro thuộc xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.” được
tiến hành tại thôn Đa Blah và thôn Đa Tro của xã Đa Nhim, thời gian từ tháng 2 đến
tháng 6 năm 2013.
Kết quả tìm hiểu được các thông tin thứ cấp như điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội và những thông tin có liên quan hệ thống sử dụng đất của người dân từ đó
đánh giá sự thay đổi hệ thống sử dụng đất của người dân sau ba năm (2010 – 2013)
thực hiện dự án tăng cường năng lực quản lý dựa vào cộng đồng thông qua những
kết quả, phân tích sau:
-

Mô tả đặc điểm các hệ thống sử dụng đất của người dân ở hai thôn Đa Tro,

Đa Blah của xã Đa Nhim.

-

Đặc điểm các loại cây trồng được người dân canh tác trên các hệ thống sử
dụng đất.

-

Phân tích những đặc điểm thuận lợi, khó khăn của các hệ thống sử dụng đất
của người dân thôn Đa Tro, Đa Blah.

-

Đánh giá sự thay đổi sử dụng đất của người dân thôn Đa Tro và Đa Blah sau
ba năm thực hiện dự án tăng cường năng lực quản lý dựa vào cộng đồng.

-

Đánh giá tác động của dự án tăng cường năng lực quản lý dực vào cộng đồng
sau ba năm thực hiện đối với hai nhóm hộ có tham gia và không tham gia
vào dự án JICA.
Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị để tăng cường năng lực quản lý dựa

vào cộng đồng của dự án có hiệu quả hơn, giảm tác động tiêu cực từ người dân đến
sự đa dạng sinh học của VQG Bidoup – Núi Bà

iii



SUMMARY
Thread "rating system for land use impact after three years (2010 - 2013)
project to strengthen the capacity of community-based management in Da Blah
village and Da Tro of Da Nhim social,  Lac Duong district, Lam Dong province”
conducted in Da Blah village and Da Tro village of Da Nhim social,  time from
February to June 2013.
Findings are of secondary information such as natural conditions, economic,
and social information relevant to land use systems of the people, from which 
evaluate the change of the land use system people after three years (2010 - 2013)
project to strengthen the capacity of community-based management through the
results, the following analysis:
-

The description of the land use systems of the people in the two villages are
Da Blah and Da Tro of Da Nhim social.

-

Characteristics of crops cultivated by the people on the land-use system.

-

Analysis of the favorable characteristics, constraints of the land – use system
of the people in Da Blah village and Da Tro village.

-

Assessment of changes in land use of the people in Da Tro village and Da
Blah village after three years project to strengthen the capacity of
community-based management.


-

Assess the impact of project management capacity building carved into the
community after three years of implementation of the two groups involved
and not involved in the JICA project.

Since then offer solutions and recommendations to strengthen the capacity of
community-based management of projects more efficiently, reduce negative impact
from the people to the biodiversity of VQG Bidoup - Nui Ba.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ........................................................................................................... i
Lời cảm ơn .......................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................. v
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................ viii
Danh mục các bảng ......................................................................................... ix
Danh mục các hình .......................................................................................... xi
Danh sách các phụ lục ....................................................................................xii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
Chương 2 TỔNG QUAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ........................................ 3
2.1. Tổng quan nghiên cứu .......................................................................................... 3
2.1.1. Sử dụng đất và các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sử dụng đất .......................3
2.1.2. Hệ thống sử dụng đất và các yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống sử dụng đất ........4
2.1.3. Hệ thống đánh giá đất đai của FAO ..................................................................4

2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................ 5
2.2.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................5
2.2.1.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu .................................................................... 5
2.2.1.2. Địa hình, địa chất ........................................................................................... 6
2.2.1.3. Khí hậu ........................................................................................................... 6
2.2.1.4. Tài nguyên nước ............................................................................................. 7
2.2.1.5. Tài nguyên rừng ............................................................................................. 7
2.2.1.6. Tài nguyên khoáng sản................................................................................... 7
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ....................................................................................7
2.2.2.1. Kinh tế ............................................................................................................ 7
2.2.2.2. Về văn hóa xã hội ........................................................................................ 10
2.2.3. Lý do chọn thôn Đa Tro và thôn Đa Blah làm địa điểm nghiên cứu ..............14

v


Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 15
3.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 15
3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 15
3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 16
3.3.1. Dung lượng mẫu và phương pháp chọn mẫu ..................................................16
3.3.2. Thu thập thông tin ...........................................................................................17
3.3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp ........................................................................... 17
3.3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp ............................................................................. 17
3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin ......................................................18
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 20
4.1. Mô tả đặc điểm của hệ thống sử dụng đất hiện tại của người dân
tại hai thôn Đa Blah và Đa Tro của xã Đa Nhim ...................................................... 20
4.1.1. Các hệ thống sử dụng đất hiện tại của người dân tại thôn
Đa Blah và Đa Tro thuộc xã Đa Nhim ......................................................................20

4.1.2. Các loại cây trồng được trồng trên hệ thống canh tác của người dân .............24
4.1.3. Lịch thời vụ .....................................................................................................25
4.1.4. Diện tích của các loại cây trồng ......................................................................27
4.1.5. Sự phân bố các loài cây trồng trên hệ thống sử dụng đất ...............................28
4.1.6. Thu nhập từ các loại cây trồng ........................................................................31
4.2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của hệ thống sử dụng đất
hiện tại của người dân ............................................................................................... 33
4.2.1. Thuận lợi .........................................................................................................33
4.2.1.1. Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng ở Đa Nhim ................................... 33
4.2.1.2. Lao động ở địa phương ................................................................................ 33
4.2.1.3. Diện tích canh tác cho mỗi hộ, mỗi lao động............................................... 34
4.2.1.4. Tập tính canh tác của người dân .................................................................. 35
4.2.1.5. Sự quan tâm, hỗ trợ của cá tổ chức .............................................................. 36
4.2.1.6. Thuận lợi về giao thông ............................................................................... 37
4.2.2. Khó khăn .........................................................................................................37

vi


4.2.2.1. Sổ đỏ đất canh tác của người dân................................................................. 37
4.2.2.3. Sự thay đổi thất thường của thời tiết ............................................................ 42
4.2.2.5. Khả năng tiếp cận chuyển giao công nghệ kỹ thuật..................................... 43
4.3. Đánh giá sự thay đổi hệ thống sử dụng đất sau ba năm thực hiện
dự án ở xã Đa Nhim: ................................................................................................. 43
4.3.1. Thay đổi về diện tích đất canh tác ...................................................................43
4.3.2. Thay đổi cây trồng ..........................................................................................48
4.3.3. Sự thay đổi sử dụng đất của các hộ có và không có tham gia dự án JICA .....53
4.3.3.1. Sự thay đổi diện tích đất............................................................................... 53
4.3.3.2. Thay đổi cây trồng ....................................................................................... 55
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 57

5.1. Kết luận. ............................................................................................................. 57
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 59

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VQGBN

Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà

JICA

The Japan International Cooperation Agency: Tổ chức hợp tác
quốc tế nhật bản

EFLO

Enviroment – Frendly Livelihood Options: Lựa chọn sinh kế
thân thiện với môi trường

CBET

Community Based - Ecological Tour: Du lịch sinh thái dựa vào
cộng đồng

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


QSDĐ

Quyền sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân

GPS

Global Positioning System: Hệ thống định vị toàn cầu

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Diện tích và năng suất các loại cây lương thực và cây ngắn ngày ở xã Đa
Nhim năm 2012 ........................................................................................................... 7
Bảng 2.2: Diện tích các loại cây trồng lâu năm ở xã Đa Nhim năm 2012.................. 8
Bảng 4.1: Số mảnh đất theo các hệ thống sử dụng đất ............................................. 21
Bảng 4.2: Tỷ lệ phần trăm số mảnh đất theo năm bắt đầu sử dụng ở các khu vực ... 21
Bảng 4.3: Tỷ lệ phần trăm số mảnh đất theo năm trồng cây hiện tại của từng hệ
thống sử dụng đất: ..................................................................................................... 23
Bảng 4.4: Diện tích các hiện trạng sử dụng đất năm 2013 ....................................... 27
Bảng 4.5: Số mảnh đất các hiện trạng sử dụng đất năm 2013 .................................. 28

Bảng 4.6: Khu vực phân bố các hiện trạng theo số mảnh đất ................................... 30
Bảng 4.7: Cây trồng cho thu nhập cao của các hộ dân ............................................. 31
Bảng 4.8: Số lao động của các hộ gia đình ............................................................... 33
Bảng 4.9: Diện tích đất trung bình của mỗi hộ ......................................................... 34
Bảng 4.10: Diện tích trung bình cho mỗi lao động ................................................... 35
Bảng 4.11: Số hộ tham gia các hoạt động của JICA ................................................. 36
Bảng 4.12: Sổ đỏ các mảnh đất được điều tra........................................................... 37
Bảng 4.13: Sổ đỏ các mảnh đất theo nguồn gốc ....................................................... 40
Bảng 4.14: Số mảnh đất của từng hộ dân.................................................................. 41
Bảng 4.15: Sự thay đổi diện tích ở năm 2013 so với năm 2010 ............................... 43
Bảng 4.16: Số hộ có sự thay đổi diện tích đất........................................................... 46
Bảng 4.17: Khu vực có sự thay đổi diện tích đất ...................................................... 47
Bảng 4.18: Lý do thay đổi diện tích đất của người dân ............................................ 48
Bảng 4.19: Hiện trạng cây trồng năm 2010 và năm 2013 theo số mảnh đất ............ 49
Bảng 4.20: Khu vực có sự thay đổi cây trồng của người dân ................................... 51
Bảng 4.21: Sự chuyển đổi diện tích các hiện trạng giữa năm 2013 với năm 2010 .. 52

ix


Bảng 4.22: Tỉ lệ phần trăm thay đổi diện tích đất theo từng nhóm hộ ..................... 54
Bảng 4.23: Tỉ lệ phần trăm lý do thay đổi diện tích đất theo từng nhóm hộ ............ 54
Bảng 4.24: Tỷ lệ phân trăm số hộ thay đổi cây trồng theo từng nhóm hộ ................ 55
Bảng 4.25: Tỷ lệ phần trăm khu vực thay đổi cây trồng theo nhóm hộ .................... 56

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH


TRANG

Hình 4.1: Sự phân bố cây trồng theo độ cao ............................................................. 29
Hình 4.2: Sự phân bố mảnh đất có và không có sổ đỏ .............................................. 39
Hình 4.3: Sự phân bố mảnh đất theo năm bắt đầu sử dụng trước và từ năm 2010 ... 44
Hình 4.4: Sự phân bố của các mảnh đất có và không có thay đổi cây trồng. ........... 50

xi


DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC
TRANG
Phụ lục 1: Danh sách các hộ dân được phỏng vấn ...................................................... a
Phụ lục 2: Thông tin của các hộ được điều tra ............................................................ b
Phụ lục 3: Thông tin của các mảnh đất được điều tra ................................................. e
Phụ lục 4: Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ........................................................................ k

xii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vào những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của quá trình
phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các công trình công cộng, dân
dụng, các cơ sở hạ tầng không ngừng được mọc lên. Điều này đã làm cho diện tích
đất canh tác nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, người dân có xu hướng mở rộng
diện tích đất canh tác của mình ở những vùng núi bằng cách mua lại đất canh tác
của người dân sống gần rừng. Người dân sống gần rừng khi không còn hay còn ít
đất canh tác nông nghiệp, họ lại lấn chiếm đất rừng làm rẫy để lấy đất canh tác. Bên

cạnh đó, họ cũng vào rừng để khai thác các loại lâm sản như: gỗ, mật ong, săn bắt
các loại động vật rừng để tạo thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống của họ. Một số
người thì vào rừng khai thác lâm sản là sinh kế chính của họ. Điều này đã tạo áp lực
không nhỏ đến sự đa dang sinh học ở các khu rừng, làm cho số loài và số lượng
trong loài ngày càng giảm đi. Và các khu bảo tồn, các vườn quốc gia cũng không
tránh khỏi áp lực này từ người dân, trong đó có vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà.
Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà (VQGBN) trước đây gọi là Khu bảo tồn
thiên nhiên Bidoup-Núi Bà, được thành lập vào tháng 11 năm 2004 với tổng diện
tích là 64,800 ha. VQGBN tọa lạc trên địa bàn năm xã thuộc huyện Lạc Dương gồm
Lát, Đưng Knớ, Đa Sar, Đa Chais, Đa Nhim và một phần của xã Đa Tông thuộc
huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng, nằm cách thành phố Đà Lạt khoảng 50km theo
tỉnh lộ 723, nằm trong không gian mở rộng của TP. Đà Lạt khi Thành phố được
nâng cấp thành Thành phố trực thuộc Trung ương. Các đợt khảo sát trước đây đã
xác định được VQGBN có 1,933 loài thực vật và 398 loài động vật. Đứng trước áp
lực của người dân nghèo sống gần vườn lên các tài nguyên và tính đa dạng của
vườn quốc gia, dự án tăng cường năng lực quản lý dựa vào cộng đồng của vườn
quốc gia Bidoup – Núi Bà do tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ đã
được thực hiện vào năm 2010. Dự án được thực hiện với mục tiêu: giảm sức ép của

1


ngươi dân lên các nguồn tài nguyên rừng, hạn chế quá trình chuyển đổi đất lâm
nghiệp thành đất nông nghiêp; cải thiện sinh kế cho người dân và thiết lập hệ thống
quản lý rừng bền vững có sự tham gia của người dân địa phương. Để thực hiên
được các mục tiêu đó, JICA nhắm đến bảo tồn đa dạng sinh học của vườn quốc gia
thông qua việc thiết lập mô hình đồng quản lý bằng cách giới thiệu hợp phần “lựa
chọn sinh kế thân thiện với môi trường” (EFLO) và “Du lịch sinh thái dựa vào cộng
đồng” (CBET). EFLO sẽ cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương bằng cách gia
tăng năng suất cây trồng theo hướng thân thiện với môi sinh và bằng cách giới thiệu

tới người dân các phương án sinh kế. Việc giới thiệu CBET nhắm đến thiết lập một
mô hình du lịch sinh thái, trong đó người dân địa phương nắm vai trò trung tâm.
Bằng cách này JICA giải quyết vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học của vườn quốc gia
Bidoup - Núi Bà.
Vào năm 2010, để đánh giá hệ thống sử dụng đất của người dân sống gần
VQGBN và để làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá dự án, dự án đã thiết lập một bản đồ
số đất trong năm thôn mục tiêu, trong đó có hai thôn: Đa Blah và Đa Tro của xã Đa
Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Bản đồ số này đã thể hiện được các loại
cây trồng cũng như diện tích trồng các loại cây đó ở các hộ được điều tra trong hai
thôn mục tiêu tại xã Đa Nhim. Sau ba năm dự án được thực hiên, một thời gian đủ
dài để cho hệ thống sử dụng đất của người dân có sự thay đổi, Tôi xin làm đề tài
đánh giá sự thay đổi sử dụng đất sau ba năm (2010 – 2013) thực hiện dự án tăng
cường năng lực quản lý dựa vào cộng đồng ở hai thôn Đa Blah và Đa Tro thuộc xã
Đa Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Mục đích chính của đề tài này là đánh
giá dự án có tác động thế nào đến hệ thống sử dụng đất của người dân, người dân có
chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ cây trồng này sang cây trồng khác hay không; làm
cơ sở để đánh giá hiệu quả của dự án sau ba năm thực hiện và là nền tảng cho
những hoạt động tiếp theo của dự án.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan nghiên cứu
2.1.1. Sử dụng đất và các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sử dụng đất
Sử dụng đất (land use): Đó là mục đích tác động vào đất đai nhằm đạt kết
quả mong muốn. Trên thực tế có nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau trong đó cá kiểu
sử dụng đất chủ yếu như cây trồng hằng năm, lâu năm, đồng cỏ, trồng rừng, cảnh
quan du lịch, v.v. Ngoài ra còn có sử dụng đa mục đích với hai hay nhiều kiểu sử

dụng đất chủ yếu trên cùng một diện tích đất. Kiểu sử dụng đất có thể là hiện tại
nhưng cũng có thể trong tương lai, nhất là khi các điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ
tầng, tiến bộ khoa học công nghệ thay đổi. Trong mỗi kiểu sử dụng đất Nông – Lâm
nghiêp thường gắn với một loại cây trồng cụ thể.
Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất… một mặt bị chi
phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhên, mặt khác bị kiềm chế bởi các
điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kĩ thuật. Vì vậy, khái quát những
điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất theo 3 yếu tố:
 Yếu tố điều kiện tự nhiên: nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, không khí, khoáng
sản dưới lòng đất… Trong đó các yếu tố đó, điều kiện khí hậu là yếu tố hàng
đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai (chủ yếu là địa hình
và thổ nhưỡng) và các nhân tố khác.
 Yếu tố kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố như: chế độ xã hội, dân số và lao
động, thông tin và quản lý, sức sản xuất và trình độ phát triển của kinh tế
hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, các điều kiện về công nghiệp,
nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học
kỹ thuật và công nghệ, trình độ quản lý, sử dụng lao động, điều kiện và trang
thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỹ
thuật vào sản xuất… Yếu tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định

3


chủ đạo đối với việc sử dụng đất.
 Yếu tố không gian: là không gian sống, là thành phần của bề mặt quả đất,
bao gồm không gian tự nhiên, không gian nhân văn, mối quan hệ đan xen
của các không gian. Không gian tự nhiên, là nền tảng chung của mọi bình
diện, của các chu trình trao đổi vật chất tự nhiên, của các mối quan hệ tương
hỗ giữa đất, nước, khí hậu, động thực vật và loài người. Không gian nhân
văn chịu ảnh hưởng của con người, nó được xây dụng trên không gian tự

nhiên, được thể hiện qua mối quan hệ và cấu trúc của các vùng dân cư, kinh
tế, công nghiệp, hệ thông giao thông…
2.1.2. Hệ thống sử dụng đất và các yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống sử dụng đất
Hệ thống sử dụng đất là một hệ thống bao gồm: mục đích sử dụng đất,
phương tiện sản xuất và phương thức tác dụng vào đất của người dân trong điều
kiện môi trường cụ thể để đạt được hiệu quả cao nhất. Hệ thống sử dụng đất ở mỗi
vùng khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau, nó tùy thuộc vào phong tục tập
quán, địa hình, đất đai, khí hậu, trình độ kỹ thuật… Khi trình độ sản xuất kỹ thuật
của con người nâng lên, điều kiện sản xuất tốt hơn, phương tiện, dụng cụ, máy móc
sẵn có thì hệ thống sử dụng đất cũ sẽ được thay thế bởi hệ thống sử dụng đất mới
phù hợp hơn. Hệ thống sử dụng đất còn thay đổi theo môi trường, khi môi trường
thay đổi thì hệ thống sử dụng đất cũng thay đổi theo. Ngoài ra hệ thống sử dụng đất
còn thay đổi theo mục đích sử dụng đất, mục đích sử dụng đất thay đổi thì hệ thống
sử dụng đất cũng thay đổi dể thích hợp với mục đích sử dụng đất.
2.1.3. Hệ thống đánh giá đất đai của FAO
Hệ thống đánh giá được thể hiện theo 4 cấp:
 Phân thành 2 cấp lớn: Kiểu sử dụng đất hay loài cây trồng thích hợp (Viết tắt
là S – Suitable) hay không thích hợp (Viết tắt là N – Not suitable) với điều
kiện đất đai.
 Mức độ thích hợp (S) phân chia thành 3 mức:
 Thích hợp cao (S1): Đất hầu như không có hạn chế đáng kể khi thực hiện
canh tác.

4


 Thích hợp trung bình (S2) : Đất có hạn chế nhất định làm giảm năng suất
cây trồng hoặc nâng cao chi phí canh tác nhưng vẫn thích hợp cho cây
trồng hoặc kiểu sử dụng đất.
 Thích hợp kém (S3): Đất có hạn chế đáng kể làm giảm mạnh năng suất và

tăng cao chi phí canh tác rõ rệt. Hiệu quả kinh tế b ị suy giảm đáng kể.
 Cấp không thích hợp (N) có thể phân thành 2 mức :
- Không thích hợp hiện tại (N1): Đất có hạn chế lớn, trong điều kiện kỹ
thuật và chi phí hiện tại kiểu sử dụng đất sẽ không có hiệu quả. Tuy
nhiên trong tương lai các điều kiện kỹ thuật, đầu tư thay đổi các kiểu
sử dụng đất có thể thích hợp ở mức độ nào đó.
- Không thích hợp vĩnh viễn (N2): Đất có hạn chế không thể khắc phục
được.
 Xác định yếu tố hạn chế cho từng mức độ thích hợp thể hiện bằng các chữ
như e: xói mòn, w: ẩm ướt, t: địa hình, địa mạo, v.v. Ví dụ như S2e, S2et,
S3w…
 Xác định yêu cầu về m ặt quản lý thể hiện bằng chữ s ố 1, 2…(để trong
ngoặc), ví dụ như S2e(2)…
2.2. Địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
Xã Đa Nhim nằm về phía Đông huyện Lạc Dương, nằm dọc tuyến đường
723 nối giữa Đà Lạt và Nha Trang, cách trung tâm huyện khoảng 45 Km và cách
trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 35 km theo quốc lộ 723 về phía Đông - Bắc.
Với các giới cận là:
 Phía Bắc giáp tỉnh Đăk Lăk.
 Phía Nam giáp xã Đa Sar.
 Phía Tây giáp xã Lát và xã Đưng K'nớ.
 Phía Nam giáp xã Đa Chais.

5


2.2.1.2. Địa hình, địa chất
 Địa hình

Về đại thể hầu hết diện tích của các xã thuộc dạng địa hình núi cao có độ dốc
lớn và có hướng thấp dần từ bắc xuống nam và từ khu vực trung tâm xuống hai phía
Đông và phía Tây. Độ cao phổ biến từ 1550 - 1700m xen kẻ các dãy núi cao, một số
khu vực đồi thấp và sườn thoải ít dốc độ cao phổ biến là 1500m - 1600m. Có 5
nhóm đất chính được chia thành 7 loại đất, khí hậu nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới núi cao mát lạnh quanh năm rất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và
các cây trồng vật nuôi có nguồn gốc ôn đới.
 Địa chất
 Nhóm đất đỏ vàng (F) loại đất này thích hợp cho trồng cây hàng năm và
cây lâu năm.
 Nhóm đất Feralit (FH) độ dốc lớn – phát triển lâm nghiệp.
 Đất mùn Axít trên núi cao (A) – phát triển lâm nghiệp.
 Đất dốc tụ (D) thấp nền – phát triển trồng lúa và màu cây công nghiệp lâu
năm.
 Đất phù sa ngòi suối (P) loại đất tốt nhất thuận lợi cho trồng cây màu và
cây lâu năm. Thích nghi cho việc sản xuất cây ngắn ngày và cây lâu năm
(cà phê).
2.2.1.3. Khí hậu
Xã Đa Nhim – huyện Lạc Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới núi cao
nên có nhiều nét của khí hậu á nhiệt đới, với những đặc trưng chính như sau:
 Mát lạnh quanh năm và khá ôn hòa, nhiệt độ bình quân trong năm khoảng
18oC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối trong năm 5oC, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối
trong năm 30oC.
 Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.800mm, chế độ mưa chia thành
hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ cuối tháng 4 và kết thúc vào tháng 11, mưa nhiều
và mưa to vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 9, mùa khô từ cuối tháng 12 đến
tháng 4 năm sau.

6



Độ ẩm không khí bình quân trong năm cao 85%, lượng bốc hơi 898mm.
Hướng gió chính Bắc và Đông Bắc, tốc độ gió trung bình 2,1m/s.
2.2.1.4. Tài nguyên nước
Xã Đa Nhim có các suối và hệ thống sông Đa Nhim chạy qua, nhưng do
chênh lệch độ cao giữa mặt đất sản xuất với mực nước sông, nên sử dụng nguồn
nước này cho mục đích nông nghiệp tương đối khó khăn. Đa Nhim là địa bàn nằm
trong khu vực nghèo nước ngầm, chỉ khai thác được vùng có địa hình thấp và ít dốc,
các vùng có địa hình núi cao thì việc khai thác nước ngầm rất khó khăn và ít hiệu
quả.

 2.2.1.5. Tài nguyên rừng
Rừng ở xã Đa Nhim chiếm gần 90% diện tích tự nhiên của xã. Rừng Đạ
Nhim là rừng giàu, có trữ lượng và độ che phủ lớn, có tính đa dạng sinh học cao,
đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đầu nguồn của hệ thống sông Đa Nhim,
nghiên cứu khoa học và cảnh quan môi trường,phù hợp với phát triển du lịch sinh
thái.
2.2.1.6. Tài nguyên khoáng sản
Xã Đa Nhim không giàu về khoáng sản, các loại khoáng sản chủ đạo của tỉnh
như: vàng, thiếc, bôxit, đá quý, caolin, bentonit, than nâu, điatonit đều không có ở
xã, hoặc có (vàng, thiếc...) nhưng ở dạng sa khoáng, trữ lượng thấp. Tuy nhiên, có
thể khai thác sét, đá, đất, cát làm gạch ngói và vật liệu xây dựng cho nhu cầu xây
dựng.
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.2.1. Kinh tế
 Sản xuất nông nghiệp
Tổng diện tích thực hiện gieo trồng năm 2012 là 1.175ha với tổng diện tích
canh tác là 817ha. Trong đó diện tích canh tác và sản lượng của một số cây trồng
chính như sau:
 Cây lương thực và cây ngắn ngày: Diện tích canh tác là 223ha. Cụ thể:

Bảng 2.1: Diện tích và năng suất các loại cây lương thực và cây ngắn ngày ở

7


xã Đa Nhim năm 2012
Cây trồng

Diện tích

Diện tích gieo trồng

(ha)

(ha)

Năng suất

Đơn vị
tính

Bắp

135

135

39,5 tạ/ha

Lúa


18

18

29,5 tạ/ha

Rau các loại

30

90

320 tạ/ha

Đậu các loại

3

5

7 tạ/ha

Khoai lang

5

10

65 tạ/ha


Khoai mì

1

1

65 tạ/ha

Môn

1

1

65 tạ/ha

30

89

223

349

Hoa các loại
Tổng diện tích

320000 cành/ha


 Cây lâu năm: Tổng diện tích là 594ha. Cụ thể:
Bảng 2.2: Diện tích các loại cây trồng lâu năm ở xã Đa Nhim năm 2012
Cây trồng

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(ta/ha)

(tấn)

Cà phê kinh doanh

424

Cà phê kiến thiết cơ bản

70

Hồng

70

Cây ăn quả khác


30

Tổng diện tích

120

5088

25

175

594

Về chăn nuôi: Thường xuyên đẩy mạnh phát triển các loại đàn gia súc gia
cầm và chỉ đạo cán bộ khuyến nông cơ sở có lịch kiểm tra định kỳ các loại đàn vật
nuôi; phối hợp với trung tâm nông nghiệp huyện rà soát, tiêm thuốc cho những con
bò bị bệnh, đồng thời nhắc nhở bà con tích cực đảm bảo chuồng trại để đàn trâu, bò
đảm bảo được số lượng đàn vật nuôi.

8


Tổng đàn trâu hiện có: 125 con; đàn bò: 1.058 con; đàn heo: 218 con; đàn
ngựa: 27 con; gia cầm các loại: 2800 con.
Về đầu tư xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp, xã chọn làm thí điểm 10
mô hình đảm bảo chuồng trại cũng như đàn vật nuôi. Trong đó 8 mô hình heo đen
gồm: 32 con, chết: 2 con; 2 mô hình gà gồm: 100 con, chết: 30 con.
 Về lâm nghiệp
Tổng diện tích nhận khoán quản lý bảo vệ rừng là: 15.345,98ha/ 548 hộ.

Trong đó:
 Trạm Bidoup - Núi Bà: 2.904,45ha/ 87 hộ (chi trả dịch vụ môi trường).
 Trạm Dơng Iêr Yziêng: 5.125,75ha/ 189 hộ (1.457,5ha/ 41 hộ, chi trả dịch
vụ môi trường).
 Trạm Đa Nhim: 6.598,2ha/ 244 hộ (chi trả dịch vụ môi trường).
 Trạm Đa Chais (xã Đa Chais): 531,78ha/ 21 hộ (Hộ dân xã Đa Nhim
quản lý).
 Công ty Khánh Vân: 135ha/ 5 hộ.
 Doanh nghiệp tư nhân Vân Nhi: 50,8ha/ 2 hộ.
Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn
trong năm 2012: đã tăng cường lực lượng phòng cháy chữa cháy, đồng thời nâng
cao ý thức bảo vệ cũng như tầm quan trọng trong việc quản lý bảo vệ và phòng cháy
chữa cháy của bộ phận nhân dân tại địa bàn.
Công tác chi trả dich vụ môi trường rừng: từ 400.000đ/ha giảm xuống còn
350.000đ/ha năm 2012.
Công tác phòng cháy chữa cháy rừng năm 2012: các tổ trực phòng cháy chữa
cháy đã cấp tiền nhận khoán cho các hộ nhận quý I, II, và III; trong đó: Trạm Đạ
Nhim là 1.668.366.000đ; Trạm Dơng Iêr Yziêng là 1.270.999.000đ.
Năm 2012 không xảy ra tình trạng cháy rừng.
Năm 2012 xảy ra 106 vụ lấn chiếm đất rừng với diện tích là 23,5ha.
Giải tỏa lấn chiếm đất rừng năm 2012: có 96 đợt với diện tích 19,32ha.
 Tiếp nhận đầu tư: đến nay có 14 doanh nghiệp được ủy ban nhân dân tỉnh

9


cho phép đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã và đã triển khai dự
án, trong đó có 5 doanh nghiệp đang sản xuất đã có hiệu quả kinh tế.
 Công tác quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường:
 Về đất đai

 Trong năm 2012 đã cấp giấy chứng nhận QSDĐ 3 đợt cho 117 hộ với
diện tích 60.366,2m2.
 Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 3 trường hợp với diện tích 7.258m2.
 Cho tặng quyền sử dụng đất 2 trường hợp với diện tích 2.249m2.
 Xử phạt vi phạm hành chính 5 trường hợp với số tiền 2.600.000đ.
 Giải quyết khiếu nại về đất đai 5 đơn: hòa giải 3 đơn và 2 đơn chuyển cấp
trên.
 Tiếp tục quản lý, chỉ đạo làm tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, công tác chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất, công
tác hòa giải,tố cáo về đất đai.
 Công tác quản lý tài nguyên môi trường: UBND đã phối hợp với các nhà
chức năng huyện kiểm tra việc khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn,
thông qua kiểm tra đã tổ chức giải tỏa và tiêu hủy các máy móc thiết bị khai
thác khoáng sản ở các điểm khai thác khoáng sản trái phép. Về vệ sinh môi
trường: xã đã vận động nhân dân thực hiện cam kết thu gom rác thải các hộ
gia đình và thu phí vận chuyển rác thải được 8.818.000đ nộp về phòng tài
nguyên và môi trường huyện.
 Công tác thu – chi ngân sách xã:
 Tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện: 4.778.462.000đ.
 Tổng chi ngân sách địa phương: 3.557.491.000đ.
2.2.2.2. Về văn hóa xã hội
 Về dân số
Toàn xã có: 733 hộ với 3.804 khầu, trong đó có: 1.918 khẩu nam và 1886
khẩu nữ; lao động chính: 2.433 khẩu.
Trong đó dân tộc thiểu số là 623 hộ với 3389 khẩu, chiếm 84,99% dân số của

10


toàn xã.

 Lĩnh vực giáo dục
Qua kết quả tổng kết năm học 2011 – 2012, các trường đều đảm bảo duy trì
sĩ số học sinh; chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên; cơ sở vật chất các
trường ngày một đáp ứng nhu cầu dạy và học và các trường được công nhận trường
tiên tiến cấp Huyện.
Năm học 2012 – 2013, công tác duy trì sĩ số tiếp tục được quan tâm, tỷ lệ
huy động mầm non đạt 100%, tiểu học: 100%, trung học cơ sở: 91,46%. Tổng số
học sinh toàn xã là: 975 học sinh. Trong đó: Bậc mầm non: 215 cháu/ 8 lớp; Bậc
tiểu học: 417 em/ 20 lớp; Bậc trung học cơ sở 289 em/ 12 lớp.
Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên phục vụ cho năm học 2012 – 2013
tiếp tục được tăng cường, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học 2 ca/ngày tại hầu hết
các trường.
Công tác phổ cập tiểu học và trung học cơ sở được duy trì tốt. Trường tiểu
học và trường mầm non đang làm thủ tục trường chuẩn quốc gia.
 Lĩnh vực văn hóa văn nghệ – thể dục thể thao
Công tác tuyên truyền được duy trì thường xuyên. Ngoài công tác tuyên
truyền trong các ngày lễ lớn của đất nước, còn tuyên truyền về nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, xã hội của địa phương, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
ở khu dân cư” ngày càng có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.
Toàn xã có 600/733 hộ đạt gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 81,85%; 5/5 thôn đạt
thôn văn hóa, trong đó có một thôn văn hóa cấp tỉnh.
 Lĩnh vực y tế, kế hoạch hóa gia đình
 Lĩnh vực y tế: Công tác trực khám chữa bệnh cho nhân dân được đảm bảo.
Tổng khám chữa bệnh trong năm 2012 là 7.248 lượt người, lưu bệnh nội trú:
1.116 lượt người, ngoại trú: 245 lượt. Trong năm trên địa bàn không xảy ra
dịch bệnh. Trẻ em dưới 5 tuổi: 472 em, suy dinh dưỡng 143 em, chiếm tỷ lệ
29,35%.

11



 Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình: trong năm 2012, được sự quan tâm
chỉ đạo, thường xuyên nhắc nhở, bà mẹ mang thai đến khám định kì; tuyên
truyền phổ biến các biện pháp tranh thai cho đối tượng phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ; Trong năm sinh 118 cháu, trong đó có 60 nam và 58 nữ; trong năm
2013 có 253 ca áp dụng các biện pháp tránh thai.
 Về xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách xã hội:
Phong trào xóa nghèo nhanh và bền vững đã được các tầng lớp nhân dân
hưởng ứng; số hộ nghèo năm 2011 là 162 hộ, trong đó số hộ thoát nghèo năm 2012
là 69 hộ qua rà soát. Tổng số hộ nghèo thời điểm rà soát là 97 hộ nghèo, tỉ lệ
13,23%.
Đối tượng chính sách, đối tượng xã hội và người nghèo được quan tâm giúp
đỡ. Trong năm 2012 đã cấp được 2.770 thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người đồng
bào dân tộc thiểu số. Cùng với ban chỉ huy quân sự huyện và ngân hàng nông
nghiệp huyện làm được 2 căn nhà: 1 nhà đồng đội và 1 nhà cho gia đình liệt sĩ, tổng
giá trị là 120.000.000đ
Tiếp tục rà soát, bổ sung để lập danh sách người chưa có thẻ bảo hiểm y tế
miễn phí là 921 thẻ để nhằm đảm bảo quyền lợi dịch vụ cho nhân dân trong dịch vụ
y tế.
Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đã lồng ghép chương trình 135
giai đoạn II năm 2012 với tổng vốn được phân bố cho cả xã là 1.350.000.000đ. Hỗ
trợ hai hạng mục thâm canh cà phê và mua vật tư sản xuất tập trung, hỗ trợ cho: 162
hộ nghèo xét theo đơn đăng kí thoát nghèo của hộ dân. Trong đó vốn giảm nghèo
nhanh bền vững là 1.050.000.000đ, hỗ trợ mua phân bón NPK: 47.461kg/162 hộ là
644.454.000đ. Phân vi sinh Do Na: 96.366kg/162 hộ là 385.464.000đ với diện tích
105ha/162 hộ nghèo. Vốn chương trình 135 hỗ trợ công cụ sản xuất trong đó máy
cắt cỏ 41máy/41hộ, bình bơm thuốc bằng máy 28máy/28hộ với phương thức nhà
nước hỗ trợ 70%, dân đối ứng 30%.
Tổng số hộ vay vốn ngân hàng chính sách năm 2012 là 499 hộ với số tiền

12.236.000.000đ.

12


×