Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

dự án “tăng cường năng lực theo dõi và đánh giá dự án việt nam – ôxtrâylia” – giai đoạn ii cẩm nang theo dõi và đánh giá – môđun v – các phương pháp theo dõi và đánh giá ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.73 KB, 33 trang )


D Ự ÁN “TĂ NG CƯỜNG NĂ NG LỰ C
THEO DÕI VÀ Đ ÁNH GIÁ DỰ ÁN VIỆ T
NAM – ÔXTRÂYLIA” - GIAI Đ O Ạ N II
(VAMESP II)


Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá
Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh
giá ở Việt Nam

Do VAMESP II soạn thảo theo yêu cầu của
Vụ Kinh tế Đối ngoại/Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Số 2 Hoàng Văn Thụ
HÀ NỘI, VIỆT NAM









Hà Nội, Tháng 8/2005

Lưu hành nội bộ


Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam i


MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt iii
1 Giới thiệu 4
1.1 Giới thiệu 4
1.2 Mục đích 4
1.3 Tài liệu tham khảo chính được sử dụng trong môđun này 4
2 Quan sát trực tiếp 5
3 Nhóm trọng tâm 7
4 Phỏng vấn bán cấu trúc 10
5 Chọn mẫu ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên 12
5.1 Chọn mẫu ngẫu nhiên 13
5.2 Chọn mẫu không ngẫu nhiên 14
6 Bảng câu hỏi và điều tra 16
7 Phân tích SWOT 18
8 Nghiên cứu tình huống 20
9 Mô hình Kirkpatrick đánh giá đào tạo 23
10 Đo lường mức độ đạt mục tiêu 26
11 Khung lôgíc 29


CÁC VÍ DỤ
Bảng 1 Ví dụ sử dụng quan sát trực tiếp 5
Bảng 2 Tổng hợp và phân tích thông tin từ câu trả lời mở như thế nào 11
Bảng 3 Tổng hợp và phân tích thông tin từ câu trả lời mở như thế nào 14
Bảng 4 Sử dụng những đối tượng cung cấp thông tin chính trong chọn mẫu
có chủ đích
15
Bảng 5 Ví dụ so sánh câu hỏi đóng và câu hỏi mở 17
Bảng 6 Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Nguy cơ là gì? 18


Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam ii
Bảng 7 Ví dụ phân tích SWOT cho một dự án tái trồng rừng đước 19
Bảng 8 Ví dụ mẫu nghiên cứu tình huống 22
Bảng 9 Biểu ma trận GAS 27
Bảng 10 Ví dụ về đầu ra của phân tích GAS 28
Bảng 11 Ví dụ khung lôgíc của một dự án 29
Bảng 12 Định nghĩa các thuật ngữ trong khung lôgíc 30


CẨM
NANG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ Ở VIỆT NAM
Môđun I – Danh mục thuật ngữ theo dõi và đánh giá được sử dụng ở Việt Nam
Môđun II – Giới thiệu về Theo dõi và Đánh giá
Môđun III – Thực hành theo dõi
Môđun IV – Thực hành đánh giá
Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam
Môđun VI – Các công cụ theo dõi và đánh giá ở Việt Nam
Môđun VII – Tài liệu đào tạo theo dõi và đánh giá ở Việt Nam
Môđun VIII – Các công cụ theo dõi và đánh giá ở Việt Nam


Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam iii
Danh mục từ viết tắt
ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
AMC Nhà thẩu Quản lý Ôxtrâylia
AP Kế hoạch hàng năm
APD Giám đốc Dự án Ôxtrâylia
ATL Cố vấn trưởng Ôxtrâylia

AusAID Cơ quan Hợp tác và Phát triển quốc tế Ôxtrâylia
CCB Xây dựng năng lực toàn diện
CPRGS Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo
DNPD Phó Giám đốc Dự án quốc gia
FERD Vụ Kinh tế đối ngoại
GMED Phòng Tổng hợp Theo dõi và Đánh giá (Vụ Kinh tế đối ngoại)
GoV Chính phủ Việt Nam
HCMC Thành phố H
ồ Chi Minh
HR Nguồn nhân lực
HRM Quản lý nguồn nhân lực
HSMS Hệ thống quản lý y tế và an toàn
ISP Nhà cung cấp dịch vụ internet
IT Công nghệ thông tin
ITA Chuyên gia tư vấn công nghệ thông tin
LMDG Nhóm các nhà tài trợ đồng chính kiến
MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
M&E Theo dõi và đánh giá
MEA Chuyên gia tư vấn theo dõi và đánh giá
MfDR Quản lý hướng tới các kết quả phát triển
MIS Hệ thống thông tin theo dõi
MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư
NPD Giám đốc Dự án quốc gia
ODA H
ỗ trợ phát triển chính thức
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
PCC Ban Điều phối dự án
PDD Tài liệu thiết kế dự án
PM Trưởng ban Quản lý dự án
PMC Ban Điều hành dự án

PMU Ban Quản lý dự án (dự án tài trợ bằng nguồn vốn ODA)
QA Đảm bảo chất lượng
RBM Quản lý gắn với kết quả
SMT Công cụ theo dõi đơn giản
TA Hỗ trợ Kỹ thuậ
t
TAG Nhóm Cố vấn Kỹ thuật
TWG Nhóm Công tác Kỹ thuật
UN Liên hiệp quốc
VAMESP Dự án tăng cường năng lực theo dõi và đánh giá dự án Việt Nam –
Ôxtrâylia - Giai đoạn I
VAMESP II Dự án tăng cường năng lực theo dõi và đánh giá dự án Việt Nam –
Ôxtrâylia - Giai đoạn II
VAWRMAP Dự án hỗ trợ quản lý nguồn nước Việt Nam – Ôxtrâylia
WB Ngân hàng Thế giới


Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam 4
1 Giới thiệu
1.1 Giới thiệu
Môđun này là sản phẩm của Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án
Việt Nam – Ôxtrâylia” - Giai đoạn II. Đây là một phần trong Cẩm nang Theo dõi và Đánh
giá dự án ODA ở Việt Nam.

1.2 Mục đích
Môđun này nêu ra các phương pháp có thể sử dụng để thu thập dữ liệu theo dõi và đánh
giá chương trình, dự án ODA ở Việt Nam, trong đó thừa nhận các mục tiêu chiến lược
quốc gia về sử dụng nguồn vốn ODA đã được nêu ra trong các tài liệu sau:
• Chiến lược phát triển kinh tế và xã hội 10 năm

• Kế hoạch phát triển 5 năm
• Chương trình tổng thể về ODA
• Chi
ến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo

Môđun này chỉ được xem là có ích nếu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý các chương
trình, dự án ODA và cung cấp những kết quả đánh giá được sử dụng để quản lý các
chương trình, dự án đầu tư phát triển mới cho Việt Nam.

1.3 Tài liệu tham khảo chính được sử dụng trong môđun này
Đã có nhiều cuốn cẩm nang và sách về phương pháp theo dõi và đánh giá - được nêu cụ
thể trong trang web theo dõi và đánh giá quốc gia (
www.mpi.gov.vn/m&e). Một số tài
liệu trong đó đã chứng tỏ vai trò đặc biệt hữu ích và thực tiễn cho cán bộ theo dõi và đánh
giá của Việt Nam.
Điển hình là các tài liệu sau:

• FASID (2000) Monitoring and evaluation based on the project cycle management method. Foundation
for Advanced Studies on International Development. Tokyo, Japan (see
www.fasid.or.jp )
• FASID (2003) M&E on a shoestring – a manual. Foundation for Advanced Studies on International
Development. Tokyo, Japan (see
www.fasid.or.jp )
• IFAD (2002) A guide for project monitoring and evaluation – managing for impact in rural
development. International Fund for Agricultural Development. Rome, Italy (see
www.ifad.org/evaluation/ )
• SIDA (2004) Looking back, moving forward – SIDA Evaluation Manual. Swedish International
Development Agency. Stockholm, Sweden (seewww.sida.se/Sida/jsp/polopoly.jsp?d=1265&a=25624 )
• UNDP (2002) Handbook on M&E for Results. United Nations Development Program, New York,
USA (see www.undp.org/eo/rbm/index.htm )




Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam 5
2 Quan sát trực tiếp
Mục đích:
Để thu được những thông tin hữu ích và kịp thời bằng cách quan sát công việc mọi người
làm, giúp đưa ra các quyết định cải thiện tình hình thực hiện một dự án hay để có được
những nhìn nhận sâu sắc và những phát hiện có thể sử dụng như những giả thiết cho các
nghiên cứu sâu hơn. Từ góc độ TD&ĐG, phương pháp này rất quan trọng bổ trợ cho các
dữ liệu thu thập được, có thể sử dụng để hiểu được bối cảnh thu thập thông tin và có thể
giúp giải thích kết quả.

Tiến hành quan sát trực tiếp như thế nào:
• Thống nhất về một khung khái niệm rõ ràng, cũng như hướng dẫn những gì cần được
quan sát và thông tin cần thu thập.
• Lựa chọn một hay một nhóm quan sát viên phù hợp
Các thành viên của cộng đồng và cán bộ dự án, những người sống và làm việc
thường xuyên tại khu vực dự án (ví dụ, “những người cung cấp thông tin quan
trọng”) [Tham khảo Bảng 1].
 Bảng 1: Những quan sát viên này cần được đào tạo về kỹ năng quan sát
 Những người ngoài cộng đồng có cơ hội tham gia các cuộc quan sát đã được bố
trí trong các chuyến thực địa. Lưu ý rằng những người ngoài cộng đồng có thể
cần thêm nhiều thời gian để biết được cái gì là quan trọng. Mặt khác, đôi khi họ
nhận thấy được những vấn đề quan trọng mà người địa phương không còn thấy
hoặc cho là hiển nhiên.
• Thu thập và ghi lại những dữ liệu như đã thống nhất. Thu xếp thời gian để thảo luận
những quan sát đã được ghi lại, không chỉ với cán bộ dự án và đối tác thực hiện, mà
cũng có thể với cả những bên liên quan chính.


Bảng 1 Ví dụ sử dụng quan sát trực tiếp
Phương pháp quan sát trực tiếp đã được sử dụng để đánh giá một dự án về nước sinh
hoạt tại Zăm-bi-a. Các buổi đào tạo về vệ sinh đã được các cán bộ dự án tiến hành và
phụ nữ và trẻ em trong các làng tham dự đã được quan sát. Nghiên cứu này cho thấy cán
bộ dự án đã sử dụng quá nhiều thuật ngữ chuyên môn và ngồn ngữ có tính học thuật
trong đào tạo về vệ sinh, làm cho buổi học vô ích vì những người dân ở làng không hiểu
được. Với thông tin này, các buổi đào tạo đã được điều chỉnh để trở nên phù hợp hơn với
người dân địa phương.

Gợi ý trong quan sát trực tiếp:
• Mọi người thường bỏ quên phương pháp đơn giản nhất trong tất cả các phương pháp
– đó là quan sát. Mọi người đều quan sát một cách tự động. Nhưng bạn có thể làm
cho việc quan sát hiệu quả hơn bằng cách xem nó như một phương pháp chính và tổ
chức sử dụng nó. Có thể học được rất nhiều điều bằng cách quan sát mọi người thực
tế làm gì. Thông tin hữu ích và những hiểu biết mới sâu sắc thường có thể thu được
từ việc quan sát như vậy mà bằng cách khác không thể thu được. Nếu làm tốt,
phương pháp này có thể cho phép hiểu sâu hơn về các mối quan hệ trong cộng đồng

Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam 6
cũng như giữa cộng đồng với các tổ chức khác. Nếu làm tốt, quan sát trực tiếp có thể
giúp xây dựng lòng tin và mối quan hệ tốt đẹp với người dân địa phương và cán bộ
dự án. Phương pháp này cũng được biết đến với tên gọi “quan sát có tham gia” và là
một phương pháp nghiên cứu phổ biến cho các vấn đề và quá trình xã hội
• Quan sát trực tiếp là có ích cho việc xác nhận tính hợp lệ trong công tác theo dõi do
có thể được sử dụng để kiểm tra chéo các câu trả lời nhận được thông qua các
phương pháp khác.
• Luôn có nguy cơ gặp phải những sai lệch trong thông tin do: định kiến của bản thân
người quan sát, cách mà quan sát viên chi phối những gì được quan sát, hoặc tình

huống quan sát cản trở tính khách quan của quan sát viên. Những sai lệch này không
bao có thể giờ loại bỏ được hoàn toàn. Vì thế, quan sát trực tiếp là một phương pháp
TD&ĐG có hệ thống chỉ nên bổ trợ cho các phương pháp khác. Yêu cầu một số
người tiến hành quan sát theo cùng một cách thức có thể giúp khẳng định những quan
sát hoặc chỉ ra những chênh lệch và do đó tăng chất lượng của dữ liệu


Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam 7
3 Nhóm trọng tâm
Mục đích:
Sử dụng thảo luận nhóm để thu thập thông tin, làm rõ các chi tiết hoặc thu thập các ý
kiến về một vấn đề từ một nhóm nhỏ những người được lựa chọn đại diện cho các quan
điểm khác nhau. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để xây dựng sự nhất trí.
Đối với TD&ĐG, các nhóm trọng tâm rất tốt cho đánh giá những ý kiến về thay đổi,
đánh giá chất lượng của nhà cung cấp dịch vụ cho dự án, và chỉ ra các lĩnh vực để cải
tiến.

Tiến hành nhóm trọng tâm như thế nào:
• Xác định số thành viên tham gia (4-8 người là lý tưởng). Phụ thuộc vào mục đích của
bạn, bạn có thể làm việc với một nhóm đồng nhất hoặc không đồng nhất. Cách khác
là sử dụng một số nhóm trọng tâm, mỗi nhóm tương đối đồng nhất nhưng các nhóm
phải khác nhau. Điều này cho phép có được những so sánh thú vị.
• Đưa ra cho nhóm một câu hỏi rộng (ví dụ, “Theo bạn, một can thiệp cụ thể có tác
động gì đến việc sử dụng đất bền vững?).
• Thảo luận câu hỏi này trong khoảng thời gian đã thống nhất từ trước, tối đa từ 1-2
giờ. Người điều hành cuộc thảo luận nên giảm thiểu sự can thiệp của mình, chỉ nên
đảm bảo cho tất cả mọi người đều phát biểu. Bạn có thể cần nhắc lại câu hỏi với
những từ khác nhau hoặc tìm hiểu xem liệu có gì đó không rõ.
• Ghi lại chi tiết cuộc thảo luận. Nhóm trọng tâm tốt nhất nên được điều hành bởi hai

người, một người điều hành và người kia ghi chép. Bạn cũng có thể ghi âm cuộc thảo
luận nhưng sẽ vấp phải vấn đề thường gặp là tốn thời gian chép lại từ băng và gây ức
chế cho nhóm.
• Một cách để đảm bảo sự tin cậy của thông tin là tiếp tục tiến hành các thảo luận
nhóm trọng tâm khác nhau cho tới khi có sự lặp lại của dữ liệu.

Gợi ý đối với nhóm trọng tâm
• Nếu được dẫn dắt tốt, phương pháp này có thể thu được những thông tin cụ thể. Cách
này thường khuyến khích những câu trả lời phong phú và cũng là một cơ hội quí giá
để quan sát những trao đổi và có được cái nhìn sâu hơn về hành vi, thái độ, ngôn ngữ
và tình cảm
• Tuy nhiên, việc điều hành một nhóm trọng tâm đòi hỏi phải có kỹ năng nhất định - cả
trong điều tiết nhóm cũng như trong ghi chép đầy đủ các câu trả lời. Những động lực
của nhóm bị kìm chế do các cá nhân quá e dè có thể gây cản trở cuộc thảo luận.
• Phương pháp này có thể được sử dụng để đạt được một quan điểm nhất trí. Tuy
nhiên, một nhóm nhỏ không thể đại diện cho tất cả các quan điểm, ví dụ của một tổ
chức hoặc một cộng đồng. Mặt khác, có thể xảy ra sự bất đồng lớn nếu nhóm không
đủ đồng nhất. Vì vậy, hãy suy nghĩ cẩn thận về thành phần của nhóm.
• Phương pháp nhóm trọng tâm có thể đem lại những hiểu biết sâu sắc nhanh hơn và
nhìn chung là chi phí thấp hơn so với một loạt những người cung cấp thông tin chủ
chốt hay các cuộc điều tra xã hội chính thức .

Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam 8
Qui trình:
• Các hướng dẫn về cuộc thảo luận cần được thử nghiệm trước
• Tổ chức từ 2 nhóm trọng tâm trở lên
• Cần tập huấn cho người điều hành phỏng vấn và người ghi chép
• Quyết định trước thời gian và địa điểm
• Các nhóm thảo luận không quá 90 phút

• Ghi chép lại cuộc thảo luận bằng máy ghi âm hoặc ghi hình có ghi chú bổ sung

Hướng dẫn các thành viên tham gia:
• Các thành viên tham gia phải nói rõ ràng, từng người một
• Ý kiến của tất cả mọi người đều được hoan nghênh, không có ý kiến hay quan điểm
nào là sai hay đúng cả
• Các thành viên cần mạnh dạn đối với những lý lẽ thuyết phục của mình.

Vai trò của người điều hành:
• Điều hành nhưng không làm chủ cuộc thảo luận
• Giới thiệu các vấn đề mới để thảo luận
• Theo dõi việc tham gia và sự trao đổi qua lại của các thành viên, khuyến khích các
thành viên tích cực tham gia
• Duy trì sự thảo luận liên tục, hướng vào trọng tâm nhưng cho phép sự linh hoạt.

Vai trò của người ghi chép:
• Duy trì việc ghi lại những thông tin liên quan tới nhóm trọng tâm, bao gồm: ngày,
giờ và địa điểm tổ chức, số lượng và mô tả về thành viên tham gia, các vấn đề chính
được đề cập, chi tiết về động lực thảo luận của nhóm.
• Hỗ trợ người điều hành.

XỬ LÝ DỮ LIỆU THU ĐƯỢC TỪ NHÓM TRỌNG TÂM

Thu thập dữ liệu:
Tối thiểu dữ liệu phải được thu thập qua ghi chép hoặc ghi âm. Nếu ghi trên giấy thì tốt
nhất là sử dụng giấy khổ to để cả nhóm có thể kiểm tra nội dung bản tóm tắt các ý kiến
của họ. Cho dù sử dụng cách nào thì ngay sau khi nhóm trọng tâm thảo luận xong phải
chuyển nội dung ghi âm hoặc những ghi chép thành văn bản đầy đủ, cùng với bất kỳ
những quan sát chung nào mà bạn đã thấy.


Phân tích
Dữ liệu định tính thu được từ các nhóm trọng tâm thường được phân tích thông qua sử
dụng qui trình 4 bước là: tổ chức, định hình, tóm tắt và giải thích.

Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam 9
• Tổ chức – Sắp xếp dữ liệu theo trật tự làm việc…sắp xếp những tờ giấy khổ to theo
thứ tự, chuyển đầy đủ nội dung các băng ghi âm thành văn bản…
• Định hình – Suy nghĩ xem dữ liệu đã gợi ý những hình thức và định dạng nào. Ghi
những nhóm này ra và sắp xếp tất cả các nhóm. (những nhóm này có hoặc không liên
quan tới dự án mà bạn đang xem xét). Bắt đầu với nhiều nhóm để sử dụng tất cả các
dữ liệu và khi bạn đã hiểu biết hơn thì bạn có thể gộp các nhóm lại.
• Tóm tắt – Tìm kiếm các quan điểm về những chủ đề đang được thảo luận. Đừng cố
gắng định lượng….các nhóm trọng tâm không có giá trị về mặt thống kê. Bạn đang
tìm kiếm các quan điểm về một chủ đề mà sau này có thể định lượng thông qua một
nghiên cứu dựa trên tổng thể đầy đủ nếu cần thiết.
• Giải thích – việc tóm tắt các dữ liệu phải nhất quán để giải thích dữ liệu của bạn. Tại
điểm này bạn sẽ giới thiệu một viễn cảnh phát triển để cố gắng làm cho tài liệu bạn
thu thập trở nên có nghĩa. Tuy vậy, việc giới thiệu tài liệu đó phải rõ ràng với người
đọc và không nên cho rằng nó bắt nguồn từ việc thu thập dữ liệu thực tế.


Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam 10
4 Phỏng vấn bán cấu trúc
Mục đích:
Để lấy thông tin trực tiếp từ một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ, sử dụng những bộ câu hỏi
có phạm vi rộng để hướng dẫn các cuộc trao đổi, cho phép đưa ra những câu hỏi mới
phát sinh từ cuộc thảo luận. Nhìn từ góc độ TD&ĐG, các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc
có vai trò quan trọng, đặc biệt trong việc tăng cường sự hiểu biết sâu về những vấn đề

mang tính định tính. Vì những cuộc phỏng vấn có tính mở (mặc dù được hướng dẫn) nên
rất hữu ích đối với việc đánh giá, ví dụ, những tác động ngoài dự kiến (tích cực & tiêu
cực), những ý kiến về tính phù hợp và chất lượng của dịch vụ và sản phẩm, v.v.

Tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc như thế nào:
• Xác định mục đích và nhu cầu thông tin cần tìm hiểu để xây dựng một danh sách câu
hỏi mở cho phỏng vấn. Các câu hỏi cần thiết kế để những người được hỏi có thể bày
tỏ ý kiến của họ qua cuộc thảo luận. Trật tự lô-gíc của các câu hỏi sẽ hỗ trợ quá trình
thảo luận [Tham khảo các Bảng câu hỏi và Điều tra về cách hành văn hiệu quả trong
các câu hỏi].
• Thống nhất đối tượng sẽ được phỏng vấn, số người cần phỏng vấn và tiến hành
phỏng vấn riêng lẻ với từng cá nhân hay với cả nhóm.
• Tập hợp và đào tạo một nhóm, đảm bảo họ hiểu được mục đích và phát triển những
kỹ năng phù hợp (làm thế nào để khuyến khích thảo luận, ghi chép những thông tin
chính xác và hữu ích.v.v). Cách tốt nhất tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc là có 2
người, một người thực hiện phỏng vấn và người kia ghi chép thông tin. Tuy nhiên
cách này có thể không khả thi. Bạn có thể thử ghi âm cuộc phỏng vấn nhưng cách
này tạo cảm giác rất ức chế và việc viết lại các thông tin sau đó sẽ vô cùng tốn thời
gian .
• Kiểm tra thử trước các câu hỏi phỏng vấn để đảm bảo phù hợp, chính xác và những
câu trả lời sẽ cho phép có được sự phân tích hữu ích.
• Nếu bạn tiến hành phỏng vấn theo nhóm và có hơn một người phỏng vấn, có lẽ sẽ
hữu ích nếu ngay sau cuộc phỏng vấn có một cuộc thảo luận nội bộ ngắn gọn về động
lực của cuộc phỏng vấn, đánh giá tính hợp lệ của các câu trả lời và quyết định xem có
cần điều chỉnh phỏng vấn không.
• Phân tích thông tin thu được từ các cuộc phỏng vấn [Xem bảng 2].









Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam 11
Bảng 2 Tổng hợp và phân tích thông tin từ câu trả lời mở như thế nào
a) Tóm tắt ngắn gọn nội dung trả lời của từng người, bao gồm những điểm chính.
b) Kiểm tra nhanh các câu trả lời. Khi đã kiểm tra khoảng 25%, ghi chép những điểm được đề cập nhiều
nhất. Sau đó đọc lại tất cả các câu trả lời và ghi lại có bao nhiêu người được phỏng vấn đã trả lời cho
từng điểm chính đó. Cách khác là phân các câu trả lời thành nhóm “ủng hộ” và “phản đối” một vấn đề
cụ thể nào đó hoặc phân tách những câu trả lời đó theo những mức độ hào hứng khác nhau về một vấn
đề.
c) Trích dẫn để nhấn mạnh một số điểm nhất định.
d) Yêu cầu những người khác kiểm tra các câu trả lời để tránh thành kiến cá nhân trong quá trình diễn
giải các câu trả lời.
e) Đánh số từng người trả lời.
f) Dựa trên danh mục các điểm đã xây dựng trong bước (b) ở trên, đánh số các điểm chính. Qua hệ thống
mã hoá này, lập thứ tự ưu tiên, tóm tắt và sau đó phân tích thông tin.


Gợi ý cho sử dụng phỏng vấn bán cấu trúc:
• Phỏng vấn bán cấu trúc có thể dễ dàng kết hợp sử dụng với một phương pháp khác.
Có thể đi cùng với những người nông dân và tiến hành phỏng vấn. Rất nhiều phương
pháp nhóm trực quan mang lại hiệu quả tốt nhất nếu được thực hiện theo kiểu phỏng
vấn bán cấu trúc. Phỏng vấn bán cấu trúc có thể dễ dàng nắm bắt những hiểu biết sâu
hơn mà không thể có được từ bảng câu hỏi cấu trúc. Một điều thú vị là những chủ đề
không dự đoán trước cũng có thể xuất hiện trong phương pháp phỏng vấn kiểu này.
Tuy nhiên, những thông tin như thế có thể không đủ chi tiết để phân tích thống kê.
Khi cần phân tích kiểu như vậy nên sử dụng bảng câu hỏi điều tra.

• Thông tin mở khó hơn và tốn thời gian hơn để có thể tổng hợp tốt nhằm thu được
những kết quả rõ ràng. Khó có thể giữ cho các cuộc phỏng vấn được tập trung, do đó
khó có thể so sánh một cách đúng đắn các cuộc phỏng vấn khác nhau. Ghi chép chính
xác đóng vai trò đặc biệt quan trọng để có thể diễn giải đúng đắn.
• Dành thời gian và tiền để đào tạo các nhân viên làm nhiệm vụ phỏng vấn bán cấu
trúc. Đào tạo cần đề cập tới việc chuẩn bị nhóm, bối cảnh phỏng vấn, nghe và hỏi
một cách tế nhị, đánh giá các câu trả lời, ghi chép phỏng vấn và tự xem xét một cách
nghiêm túc.
• Phỏng vấn nhóm cần chú ý hơn về chi tiết, ví dụ như việc sử dụng ngôn từ đơn giản
và tránh các thuật ngữ hoặc thành ngữ để đảm bảo những người biết ít nhất trong
nhóm vẫn có thể hiểu được các câu hỏi. Cân nhắc trước những vấn đề nhậy cảm về
chính trị hoặc văn hoá vì có thể gây phản ứng mạnh dẫn tới mẫu thuẫn trong nội bộ
nhóm.


Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam 12
5 Chọn mẫu ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên
Một cuộc tổng điều tra thường không thể thu thập dữ liệu từ toàn bộ tổng thể như mong
muốn nghiên cứu do nhóm có thể quá lớn hoặc thời gian, nguồn lực và ngân quĩ quá hạn
hẹp để tiến hành một cuộc tổng điều tra. Trong các trường hợp này, cần lựa chọn một
mẫu càng điển hình cho toàn bộ tổng thể càng tốt nhằm đưa ra kết luận về đặc điểm của
toàn bộ tổng thể.

Vì thế, cần có một số công cụ thống kê để xác định tính đại diện trong dữ liệu, và từ đó
xác định mức độ tin cậy của những thông tin rút ra từ nghiên cứu của bạn. Việc chọn
mẫu ra sao sẽ ảnh hưởng tới chất lượng kết quả cuối cùng của nghiên cứu TD&ĐG. Nếu
phương pháp lấy mẫu mang định kiến cá nhân hoặc mẫu quá nhỏ thì kết quả TD&ĐG sẽ
ít tin cậy hơn và thậm chí có thể không hợp lệ.


Nếu chọn mẫu để TD&ĐG, cần xem cân nhắc đặc biệt 3 yếu tố dưới đây ảnh hưởng tới
phương pháp lựa chọn cho hoạt động TD&ĐG và tính hợp lệ của những phát hiện.

Làm rõ khung chọn mẫu. Khung chọn mẫu là mô tả chung tất cả các phần tử có thể
chọn ra từ đó để làm mẫu. Để làm được điều này, phải xác định phần tử cụ thể muốn
nghiên cứu (ví dụ, tất cả hộ dân trong xã, một số hộ dân nhất định trong huyện hoặc một
số bản sống trong rừng) hoặc mô tả cụ thể về phần tử (ví dụ, ranh giới của rừng cần được
nghiên cứu).

Quyết định kích thước mẫu phù hợp. Qui mô của mẫu lựa chọn ảnh hưởng rất lớn đến
tính hợp lệ của những phát hiện. Ngược lại với quan điểm thường thấy, qui mô tối ưu của
mẫu không liên quan nhiều tới quy mô của tổng thể đang nghiên cứu. Thực ra qui mô đó
cần được xác định dựa trên ngân sách và nguồn lực sẵn có, số lượng tiểu nhóm cần phân
tích, thời gian sẵn có và thời gian cần để tiến hành việc này một cách đúng đắn, sự biến
động trong tổng thể về biến đang được thử nghiệm, độ tin cậy mong đợi, dự tính về độ
biến thiên so với giá trị của tổng thể, và sai sót cho phép tối đa có thể chấp nhận được.

Điểm cuối cùng về sai sót trong lấy mẫu là mức độ đảm bảo về tính đại diện của mẫu
đối với tổng thể và xu hướng định kiến cá nhân khi chọn mẫu. Mặc dù dữ liệu không cần
phải chính xác 100%, nhưng cần phải làm rõ mức độ chắc chắn về các kết quả. Kích
thước mẫu hoặc sai số mẫu có thể được tính toán thông qua các công thức thống kê. Để
tính được kích thước mẫu phù hợp, hãy tham khảo trang web sau về cách tính kích thước
mẫu.
( ).

Lựa chọn phương pháp lấy mẫu. Khi đã chọn kích thước mẫu, có thể chọn một trong
2 phương pháp chọn mẫu chủ yếu là: chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu không ngẫu
nhiên. Việc lựa chọn sẽ phụ thuộc vào loại thông tin cần có. Lấy mẫu ngẫu nhiên thường
liên quan tới thu thập và phân tích dữ liệu định lượng. Phương pháp này cho phép tất cả
phần tử trong tổng thể một cơ hội được lựa chọn như nhau và có những qui trình lựa

chọn được xác định rõ ràng hơn, sử dụng các danh mục (hoặc tương tự) như là khung lấy
mẫu và cho phép ước lượng sai số mẫu.


Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam 13
Lấy mẫu không ngẫu nhiên thường ít chính thống hơn, liên quan tới thu thập và phân tích
dữ liệu định tính và việc lấy mẫu từ tổng thể có chủ ý và trọng tâm hơn. Cả hai phương
pháp đều có một số rủi ro về định kiến cá nhân, mặc dù những câu trả lời có thể đáng tin
cậy cho mục đích. Rủi ro về định kiến cá nhân là một tính năng khác biệt chính giữa 2
phương pháp. Trong lấy mẫu ngẫu nhiên, rủi ro được biết trước và có thể hạn chế tối đa -
miễn là có sẵn nguồn lực. Nhưng với phương pháp lấy mẫu không ngẫu nhiên, rủi ro về
định kiến cá nhân thường lớn hơn và khó đánh giá hơn.

5.1 Chọn mẫu ngẫu nhiên
Mục đích:
Chọn mẫu mà không biết trước hoặc không quan tâm đến các đặc tính cụ thể của tổng
thể mà có thể đại diện cho các bên liên quan chính chịu ảnh hưởng của dự án. Từ góc độ
theo dõi và đánh giá, rất cần mẫu này để hướng dẫn cách sử dụng các phương pháp thu
thập thông tin.

Chọn mẫu ngẫu nhiên như thế nào:
• Trước hết xác định, đặt tên hoặc đánh số cho tất cả các phần tử của tổng thể mà bạn
muốn chọn mẫu (ví dụ: các làng, các ngôi nhà, các cá nhân, các gia đình) làm sao
đảm bảo tất cả các phần tử đều có cơ hội như nhau được chọn vào mẫu. Việc này gọi
là xây dựng khung chọn mẫu.
• Xác định ai sẽ được phỏng vấn, có bao nhiêu người thuộc mẫu và phỏng vấn cá nhân
hay với nhóm.
• Tập hợp và đào tạo một nhóm người, đảm bảo họ hiểu được mục đích chọn mẫu và
phát triển được những kỹ năng phù hợp (làm thế nào khuyến khích thảo luận, ghi

chép chính xác và hữu ích…). Phỏng vấn bán cấu trúc tốt nhất khi có hai người, một
người phỏng vấn và một người ghi chép nhưng cách này có thể sẽ không khả thi. Có
thể ghi âm cuộc phỏng vấn nhưng điều này sẽ gây ức chế và sau đó rất tốn thời gian
viết lại thông tin.
• Kiểm tra thử nghiệm trước các câu hỏi phỏng vấn để đảm bảo các câu hỏi là thích
hợp và chính xác ở mức cần thiết, và từ đó các câu trả lời sẽ cho phép có được các
phân tích hữu ích.
• Nếu bạn tiến hành phỏng vấn theo nhóm và có hơn một người phỏng vấn, có lẽ sẽ
hữu ích nếu ngay sau cuộc phỏng vấn có một cuộc thảo luận nội bộ ngắn gọn về động
lực của cuộc phỏng vấn, đánh giá tính hợp lệ của các câu trả lời và quyết định xem có
cần điều chỉnh phỏng vấn không.
• Phân tích thông tin thu được từ cuộc phỏng vấn [xem Bảng 3].





Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam 14
Bảng 3 Tổng hợp và phân tích thông tin từ câu trả lời mở như thế nào
a) Tóm tắt ngắn gọn nội dung trả lời của từng người, bao gồm những điểm chính.
b) Kiểm tra nhanh các câu trả lời. Khi đã kiểm tra khoảng 25%, ghi chép những điểm được đề cập nhiều
nhất. Sau đó đọc lại tất cả các câu trả lời và ghi lại có bao nhiêu người được phỏng vấn đã trả lời cho
từng điểm chính đó. Cách khác là phân các câu trả lời thành nhóm “ủng hộ” và “phản đối” một vấn đề
cụ thể nào đó hoặc phân tách những câu trả lời đó theo những mức độ hào hứng khác nhau về một vấn
đề.
c) Trích dẫn để nhấn mạnh một số điểm nhất định.
d) Yêu cầu những người khác kiểm tra các câu trả lời để tránh thành kiến cá nhân trong quá trình diễn
giải các câu trả lời.
e) Đánh số từng người trả lời.

f) Dựa trên danh mục các điểm đã xây dựng trong bước (b) ở trên, đánh số các điểm chính. Qua hệ thống
mã hoá này, lập thứ tự ưu tiên, tóm tắt và sau đó phân tích thông tin.

Gợi ý cho sử dụng phỏng vấn bán cấu trúc:
• Phỏng vấn bán cấu trúc có thể dễ dàng kết hợp sử dụng với một phương pháp khác.
Có thể đi cùng với những người nông dân và tiến hành phỏng vấn. Rất nhiều phương
pháp nhóm trực quan mang lại hiệu quả tốt nhất nếu được thực hiện theo kiểu phỏng
vấn bán cấu trúc. Phỏng vấn bán cấu trúc có thể dễ dàng nắm bắt những hiểu biết sâu
hơn mà không thể có được từ bảng câu hỏi cấu trúc. Một điều thú vị là những chủ đề
không dự đoán trước cũng có thể xuất hiện trong phương pháp phỏng vấn kiểu này.
Tuy nhiên, những thông tin như thế có thể không đủ chi tiết để phân tích thống kê.
Khi cần phân tích kiểu như vậy nên sử dụng bảng câu hỏi điều tra.
• Thông tin mở khó hơn và tốn thời gian hơn để có thể tổng hợp tốt nhằm thu được
những kết quả rõ ràng. Khó có thể giữ cho các cuộc phỏng vấn được tập trung, do đó
khó có thể so sánh một cách đúng đắn các cuộc phỏng vấn khác nhau. Ghi chép chính
xác đóng vai trò đặc biệt quan trọng để có thể diễn giải đúng đắn.
• Dành thời gian và tiền để đào tạo các nhân viên làm nhiệm vụ phỏng vấn bán cấu
trúc. Đào tạo cần đề cập tới việc chuẩn bị nhóm, bối cảnh phỏng vấn, nghe và hỏi
một cách tế nhị, đánh giá các câu trả lời, ghi chép phỏng vấn và tự xem xét một cách
nghiêm túc.
• Phỏng vấn nhóm cần chú ý hơn về chi tiết, ví dụ như việc sử dụng ngôn từ đơn giản
và tránh các thuật ngữ hoặc thành ngữ để đảm bảo những người biết ít nhất trong
nhóm vẫn có thể hiểu được các câu hỏi. Cân nhắc trước những vấn đề nhậy cảm về
chính trị hoặc văn hoá vì có thể gây phản ứng mạnh dẫn tới mẫu thuẫn trong nội bộ
nhóm.

5.2 Chọn mẫu không ngẫu nhiên
Mục đích:
Xác định rõ, chính xác mẫu gồm các đối tượng nào dựa vào ý kiến chủ quan của người
chọn. Khi không thể chọn mẫu ngẫu nhiên, có thể chọn phương pháp lấy mẫu không

ngẫu nhiên để phản ánh các bên liên quan chính đã bị ảnh hưởng bởi dự án như thế nào.
Một cách khác rất cụ thể là chủ động chọn những cá nhân và nhóm nhất định. Đứng trên
góc độ TD&ĐG, cũng như phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, mẫu trong phương pháp
này rất cần để hướng dẫn sử dụng các phương pháp thu thập thông tin.
Chọn mẫu không ngẫu nhiên như thế nào:

Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam 15
Có hai phương pháp chọn mẫu không ngẫu nhiên chính: chọn mẫu có chủ đích (còn gọi
là chọn mẫu có chủ định, thuận tiện hay có suy xét) và chọn mẫu có giới hạn.
1. Chọn mẫu có chủ đích - Chọn mẫu dựa vào một hay một vài đặc tính đã được xác
định. Phương pháp này có ích khi mô tả một hiện tượng hơn là để đưa ra các kết luận
thống kê về các phần tử trong tổng thể. Ví dụ: nếu chỉ muốn nói chuyện với những người
lớn tuổi để tìm hiểu quan điểm từng trải của họ về các thực hành nông nghiệp trong một
vùng thì mẫu chủ đích của bạn sẽ chỉ chú trọng liệt kê danh sách những người lớn tuổi để
tập trung các câu hỏi. Để tìm hiểu thêm về cách liệt kê các đối tượng cung cấp thông tin
kiểu này, tham khảo Bảng 4.
Một loại lấy mẫu có chủ đích là lấy mẫu theo nhóm. Một nhóm nhỏ và có thể điều khiển
được gồm các cá nhân hay phần tử được lựa chọn từ các nhóm hoặc các cụm chứ không
phải trên cơ sở cá nhân phần tử. Ví dụ: đầu tiên chọn ngẫu nhiên một số nhất định các hộ
gia đình, sau đó thêm những hộ gần nhất với những hộ đã chọn vào mẫu và cứ như thế
tới khi đạt được kích thước mẫu cần thiết.
Bảng 4 Sử dụng những đối tượng cung cấp thông tin chính trong
chọn mẫu có chủ đích
Làm việc với những đối tượng cung cấp thông tin chính có ích khi bạn tìm kiếm thông tin sâu về một chủ
đề chuyên biệt (với những kỹ năng, kiến thức cụ thể hay vai trò của lợi ích) trong vùng dự án, chẳng hạn,
để tiến hành các nghiên cứu tình huống hay nhóm trọng tâm.
• Liệt kê những đối tượng cung cấp thông tin chính tiềm năng có thể trả lời những câu hỏi TD&ĐG cụ
thể đã được nghĩ tới. Các đối tượng này bao gồm:
• Các chuyên gia đã được đào tạo làm việc trong vùng dự án (ví dụ; bác sĩ, chuyên gia kinh tế, chuyên

gia tín dụng và các nhà khoa học nông nghiệp)
• Các cán bộ chính phủ , như cán bộ khuyến nông và y tế
• Lãnh đạo địa phương; như già làng, trưởng bản
• Những người có hiểu biết; như người bán hàng, quản lý thị trường
• Sau đó lựa chọn những đối tượng thích hợp nhất với các câu hỏi đã chuẩn bị và có thể chọn thêm
người cung cấp thông tin nếu thấy cần trong quá trình phỏng vấn

2. Chọn mẫu có giới hạn - hữu ích khi so sánh và tách một khía cạnh cụ thể nào đó để
TD&ĐG. Chọn mẫu có giới hạn bao gồm việc lựa chọn một số cố định và xác định trước
các phần tử mang một đặc tính tiêu biểu, sau đó so sánh với cùng một số lượng phần tử
như vậy nhưng không mang đặc tính tiêu biểu đó. Ví dụ: để nghiên cứu phúc lợi, có thể
so sánh một nhóm dân làng có các kỹ năng tự giới thiệu tốt với một nhóm dân làng khác
yếu về các kỹ năng này.

Gợi ý khi sử dụng chọn mẫu không ngẫu nhiên:
• Chọn mẫu không ngẫu nhiên thường hữu ích hơn khi sử dụng cho công tác theo dõi
và đánh giá có quy mô nhỏ và như vậy sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên, chọn mẫu không
ngẫu nhiên có thể không đại điện đầy đủ cho những câu trả lời cần tìm kiếm vì nó
được xác định trước và do vậy tiềm ẩn thành kiến trong thông tin. Đó là bởi vì không
thể đưa ra con số ước tính về sai sót mẫu. Với những lựa chọn trên, chọn mẫu theo
nhóm có thể rẻ hơn và thực hiện dễ hơn với đào tạo tối thiểu.



Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam 16
6 Bảng câu hỏi và điều tra
Mục đích:
Để thu thập dữ liệu từ nhiều người bằng các câu hỏi cụ thể có cấu trúc và thường theo
cách cho phép phân tích thống kê. Từ góc độ TD&ĐG, bảng câu hỏi và điều tra tạo cơ sở

cho rất nhiều nghiên cứu về TD&ĐG vì chúng cho phép thu thập dữ liệu có trọng tâm về
các câu hỏi hoặc chỉ số thực hiện cụ thể lấy từ một mẫu.

Tiến hành lập bảng câu hỏi và điều tra như thế nào:
• Thống nhất về mục đích và nhu cầu thông tin của các câu hỏi.
• Quyết định xem nhu cầu thông tin có đòi hỏi một mẫu bảng câu hỏi hay bảng điều tra
không. Thuật ngữ bảng câu hỏi và bảng điều tra mặc dù thường được sử dụng thay
thế cho nhau nhưng có thể phân biệt như sau:
 Bảng câu hỏi là một mẫu các câu hỏi sử dụng để thu thập thông tin từ những
người được hỏi.
 Bảng điều tra bao quát hơn, có thể là một bảng câu hỏi dài hoặc thậm chí chỉ đơn
thuần là 1 hoặc 2 câu hỏi đơn giản cần được trả lời. Có thể các nhà nghiên cứu
tự tiến hành quan sát, phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại hoặc gửi qua thư trực
tiếp với số lượng lớn
• Bảng câu hỏi và điều tra có thể đi từ rất đơn giản cho tới khá phức tạp. Đó có thể là
một bộ các câu hỏi đóng rất cụ thể và có cấu trúc (câu hỏi có/không hoặc câu hỏi lựa
chọn) hoặc cũng có thể bao gồm những câu hỏi mở, ví dụ như trong các phỏng vấn
bán cấu trúc [tham khảo mục Phương pháp - Phỏng vấn bán cấu trúc]. Các bảng câu
hỏi với những lựa chọn cố định hoặc những câu trả lời cố định rất hữu ích đối với
việc thu thập dữ liệu để phân tích thống kê. Những câu hỏi mở hoặc tự do trả lời có
thể đặc biệt tốt trong việc xác định cảm xúc và thái độ của những người được hỏi.
• Đảm bảo câu hỏi phải có trọng tâm và được xây dựng tốt nếu không sẽ vô ích [tham
khảo Bảng 5]. Nếu cần, yêu cầu chuyên gia phù hợp hỗ trợ để đảm bảo các câu hỏi
được hành văn chính xác và có thể được phân tích một cách đúng đắn. Những câu
hỏi có thể được xây dựng để trả lời một giả thuyết mà bạn muốn chứng minh hoặc
phản bác (ví dụ, “trình độ học vấn của phụ nữ có ảnh hưởng tới sức khoẻ của con cái
họ hay không?”) hoặc để tìm hiểu phạm vi của một vấn đề cụ thể.
• Thống nhất ai sẽ được hỏi và bao nhiêu người sẽ tham gia vào mẫu [tham khảo
Phương pháp các kỹ thuật lấy mẫu]. Đồng thời quyết định phương thức hỏi phù hợp
nhất (bảng mẫu được gửi qua đường bưu điện hay phát tận tay để cá nhân điền vào,

phỏng vấn trực tiếp từng cá nhân…) Nếu phỏng vấn trực tiếp, tập huấn cho những
người làm công tác phỏng vấn để chắc chắn rằng họ hiểu được mục đích và có kỹ
năng đặt câu hỏi theo cách có thể giảm thiểu định kiến cá nhân.
• Kiểm tra thử trước các câu hỏi phỏng vấn để đảm bảo những câu hỏi đó phù hợp và
chính xác đồng thời cho ta những thông tin cần thiết.
• Thu thập và phân tích thông tin thu thập được.


Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam 17
Bảng 5 Ví dụ so sánh câu hỏi đóng và câu hỏi mở
Câu hỏi đóng
(Người được hỏi chỉ trả lời là “Có”
hoặc “Không”, vì vậy cho ít thông
tin hữu ích)
Câu hỏi mở và có trọng tâm
(Sử dụng một loạt các câu hỏi cung cấp nhiều
thông tin hữu ích và cụ thể hơn)
Anh/chị trồng lương thực có đủ cho nhu
cầu của gia đình mình không?
Loại cây lương thực chủ đạo anh chị trồng là gì?
Anh chị có đủ lương thực cho gia đình mình ăn ngày hôm
nay/tuần này không?
Nhà anh chị thiếu lương thực bao nhiêu tháng trong một
năm?
Anh chị xoay sở như thế nào để giải quyết việc trồng không
đủ lương thực?
Anh/chị đưa con đến khám tại cơ sở y tế
cho bà mẹ và trẻ em thường xuyên như
thế nào?

Anh chị có con dưới 5 tuổi không?
Việc khám chữa bệnh được tiến hành thường xuyên như thế
nào tại xã của anh chị?
Lần khám bệnh gần đây nhất của anh chị là khi nào? Mục
đích của việc đi khám đó là gì ?
Anh chị có đưa con mình (dưới 5 tuổi) đến cơ sở y tế này
không? tại sao có và tại sao không?
Anh chị nghĩ thế nào về kỳ khám bệnh tại cơ sở y tế lần đó?

Anh/chị có hiểu và làm theo những lời
khuyên của cán bộ khuyến nông tại khu
vực không?
Anh chị đã gặp cán bộ khuyến nông chưa?
Cán bộ khuyến nông đó nói gì về phương thức trồng lúa?
Anh chị nghĩ gì về lời giải thích của người đó? Những lời
giải thích đó có rõ ràng, hữu ích và thích hợp không ?
Anh chị đã thử các cách trồng đó chưa? Nếu đã thử, anh chị
nghĩ thế nào về các phương pháp đó? Nếu chưa thì tại sao?
Anh chị dự định trồng lúa như thế nào trong các vụ tới?


Gợi ý khi sử dụng bảng câu hỏi và điều tra:
• Các bảng câu hỏi và điều tra có thể cung cấp những câu trả lời chính xác cho các câu
hỏi. Độ khó dễ của việc phân tích các bảng câu hỏi và điều tra khác nhau tùy thuộc
vào số câu hỏi và qui mô của mẫu. Thường thì các dự án làm cho mẫu quá lớn hỏi
quá nhiều câu hỏi. Vì thế việc phân tích trở nên rất tẻ nhạt, tốn nhiều thời gian và làm
mất tính hữu ích nếu không phân tích kịp thời để phục vụ cho việc ra quyết định.
Những kỹ năng phỏng vấn tốt có vai trò rất quan trọng và có được thông qua đào tạo.
Nếu hình thức được cấu trúc và quá cứng nhắc thì việc phỏng vấn có thể hạn chế tính
mở. Bảng câu hỏi và điều tra quá dài thường gây nhàm chán đối với người trả lời.

• Kể cả các bảng câu hỏi và điều tra mà các câu trả lời phải nằm trong các lựa chọn
nhất định hoặc mẫu biểu nhất định thì cũng không thể tránh được sự biến thiên của
các câu trả lời. Vì thế, hãy lưu ý vì có thể bỏ sót những chi tiết quan trọng và tính đa
dạng của các câu hỏi.
• Có thể sử dụng các bảng câu hỏi và điều tra cho từng cá nhân hoặc thậm chí cho các
nhóm tình huống. Tuy nhiên, các câu hỏi cho nhóm tình huống có thể cần tập trung ít
hơn vào các vấn đề cá nhân (ví dụ, biện pháp tránh thai hay vay nợ) và tập trung hơn
vào các ý kiến tập thể (ví dụ, “Những điểm mạnh và yếu điểm của các loại giếng
nước là gì?”). Các bản câu hỏi và điều tra theo nhóm hiệu quả nhất khi các thành
viên quen với cách làm việc cùng nhau và có thể tin cậy lẫn nhau, cũng như với
người phỏng vấn.


Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam 18
7 Phân tích SWOT
Mục đích:
Để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ liên quan tới một dự án hoặc
một nhóm và đánh giá đó sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian. Từ góc độ TD&ĐG,
phương pháp này hữu ích khi đánh giá định tính, ví dụ , các dịch vụ mà dự án cung cấp,
mối quan hệ giữa các bên liên quan và các tổ chức của các đối tác thực hiện, các nhóm
địa phương và bản thân nhóm dự án

Tiến hành phân tích SWOT như thế nào:
• Nhóm xác định, thảo luận và ghi chép càng nhiều yếu tố càng tốt cho từng đầu mục
[Xem Bảng 6]. Xin nhấn mạnh rằng các điểm mạnh và điểm yếu là nói tới các khía
cạnh nội bộ của nhóm, địa điểm của dự án hoặc hoạt động. Cơ hội và nguy cơ có thể
nhìn nhận dưới góc độ các yếu tố nội bộ có ảnh hưởng tới các cơ hội và nguy cơ này.
Bảng 6 Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Nguy cơ là gì?
Điểm mạnh Những yếu tố hoạt động tốt trong một dự án hoặc một tình huống. Những khía

cạnh mà người ta tự hào khi nói về chúng.
Điểm yếu Những yếu tố hoạt động không tốt.
Cơ hội Những ý tưởng phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu
Nguy cơ Những yếu tố hạn chế hoặc đe doạ các cơ hội thay đổi.

• Một cách khác là, các tiểu nhóm khác nhau, ví dụ trong một hội thảo hoặc một cộng
đồng, có thể tự tiến hành một phân tích SWOT. So sánh các SWOT khác nhau có thể
dẫn tới một cuộc thảo luận hiệu quả về những điểm tương đồng và khác biệt trong
kinh nghiệm và khả năng
• Dựa trên tổng quan này, thảo luận những hoạt động cần thiết [Xem Bảng 7]

Gợi ý khi sử dụng phân tích SWOT:
• SWOT là một phương pháp linh hoạt và có khả năng áp dụng, cho phép ghi chép các
cảm nhận khác nhau, hướng sự chú ý của những người tham gia tới hoạt động phối
hợp.
• Phương pháp này hữu ích trong việc khuyến khích sự tham gia đóng góp từ rất nhiều
người, giúp họ suy nghĩ về các giải pháp cũng như các hạn chế tiềm năng, ví dụ như
4 phần trong quá trình lập kế hoạch chiến lược. SWOT có thể chỉ các sai lầm trước
đây và biến chúng thành những quy trình có tính xây dựng. SWOT có thể giúp cho
những vấn đề phức tạp trở nên dễ dàng hơn để tháo gỡ trong một khoảng thời gian
ngắn nhất có thể. Đây là điểm khởi đầu rất hữu ích cho việc đánh giá nhóm
• Phân tích SWOT có thể được thực hiện như một kiểu động não trong một nhóm công
tác nhỏ hoặc một hội thảo hoặc có thể được thực hiện giống như một phân tích và
tổng hợp các thông tin khác.



Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam 19




Bảng 7 Ví dụ phân tích SWOT cho một dự án tái trồng rừng đước
Điểm mạnh
- Chúng ta có một đội thanh niên sẵn sãng
làm công tác tái trồng rừng
- Rico có rất nhiều đoạn tre có thể dùng làm
cọc
Điểm yếu
- Chúng ta không biết trồng cây như thế
nào.
- Chúng ta không có nguồn tài chính cho dự
án.
- Hầu hết các thành viên của cộng động
quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động của
riêng họ.
Cơ hội
- Chúng ta không cần mua cây giống vì
chúng ta có thể đi thu lượm chúng mà
không mất tiền.
- Chúng ta có ao cá bỏ không mà chúng ta
có thể dùng cho dự án.
- Ngài thị trưởng mới được bầu ủng hộ các
dự án về môi trường
- Trường đại học có người biết về tái trồng
rừng đước
- Một tổ chức phi chính phủ cung cấp hỗ trợ
sinh kế cho khu vực
Nguy cơ
- Những người quản lý ao cá muốn chặt

thêm đước.
- Một số thành viên thuộc cộng đồng muốn
chặt thêm đước.

Danh mục các hành động
- Liên lạc với trường đại học để yêu cầu hỗ trợ về đào tạo và giáo dục môi trường.
- Thảo luận các vấn đề về người chủ ao cá với ngài thị trưởng.
- Tổ chức một cuộc họp với đội thanh niên và các thành viên khác của cộng đồng.
- Thiết kế một kế hoạch khuyến khích cho những người tham gia trồng và chăm sóc rừng.
- Liên hệ với các tổ chức phi chính phủ để tìm kiếm hỗ trợ về chương trình tạo sinh kế.


Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam 20
8 Nghiên cứu tình huống
Mục đích:
Để dẫn chứng bằng tài liệu về cuộc sống hoặc chuỗi sự kiện theo thời gian có liên quan
tới 1 người, một địa điểm, một hộ gia đình hoặc một tổ chức nhằm có được sự hiểu biết
sâu sắc về tác động của dự án – ví dụ, người ta đối phó với sự thay đổi như thế nào và tại
sao sự thay đổi xảy ra theo những cách cụ thể - và để học hỏi kinh nghiệm của mọi
người, những ước mơ và những trở ngại với việc lập kế hoạch cho tương lai.
Từ góc độ TD&ĐG, nghiên cứu tình huống làm cho dữ liệu trở nên sống động với sự có
mặt của con người và các nghiên cứu đó cho phép hiểu sâu hơn bối cảnh và những yếu tố
con người đằng sau những dữ liệu chung hoặc tóm tắt được thu thập bằng các phương
pháp khác.

Tiến hành nghiên cứu tình huống như thế nào:
• Xác định mục đích và những nhu cầu thông tin chính xác của nghiên cứu tình huống.
• Quyết định cách lựa chọn các cá nhân, hộ gia đình hoặc các tổ chức sẽ tiến hành
nghiên cứu tình huống. Những phương pháp khác có thể hỗ trợ, ví dụ việc lập bản đồ

xã hội để tìm một nhóm thích hợp các hộ dân tham gia nghiên cứu tình huống.
• Quyết định cách lấy thông tin. Nếu đang tiến hành một nghiên cứu tình huống về hộ
gia đình, có thế phỏng vấn một số thành viên gia đình và sau đó hình thành một
nghiên cứu về những gì họ trả lời, trong đó nêu bật những điểm tương đồng và khác
biệt. Nếu muốn viết một nghiên cứu tình huống về một tổ chức nào, suy ngh
ĩ
xem
cần phỏng vấn ai để thu được một tổng quan tốt. Nếu đang tiến hành nghiên cứu tình
huống về một địa phương, có thể không chỉ cần phỏng vấn mọi người mà cũng cần
phải thu thập những thông tin bổ sung về sinh học.
• Xây dựng danh sách các câu hỏi sẽ hướng dẫn việc thu thập thông tin. Nghiên cứu
tình huống liên quan một bản kê khai những quan sát và những câu trả lời. Cần phải
chú ý lựa chọn người phỏng vấn/ghi chép giỏi, người đó có thể là ở bên ngoài hoặc
thuộc cộng đồng đó. Trong các quá trình có sự tham gia nhiều hơn, việc nghiên cứu
được tiến hành bởi (một nhóm) các cá nhân về chính họ hoặc về người kia, và có thể
với một nhóm đối chứng để so sánh.
• Nhắc lại những trao đổi với tần số vừa phải để có một bức tranh cập nhật về những
điều kiện đang thay đổi. Tần suất sẽ phụ thuộc vào tốc độ thay đổi của các vấn đề
quan tâm. Lĩnh vực có sự thay đổi nhanh nhất có thể cần theo sát thường xuyên hơn
những vấn đề có tốc độ thay đổi chậm.








Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam 21


Gợi ý khi sử dụng nghiên cứu tình huống
• Ưu thế của phương pháp này là thu được nhiều chi tiết về một chủ đề cụ thể. Nhu cầu
về một nghiên cứu tình huống trọng tâm có thể nảy sinh từ một cuộc điều tra chung
trong đó có một vấn đề đặc biệt nổi cộm cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa. Nghiên
cứu tình huống có thể cung cấp một viến cảnh thú vị chỉ có thể thu được qua một cái
nhìn gần hơn đối với tình huống tổng thể (hoặc chuyện đời của một người, một hộ
gia đình…).
• Các nghiên cứu tình huống có thể cung cấp nền tảng và ngữ cảnh con người quan
trọng cho dữ liệu thu được từ những phương pháp khác. Một phân tích nghiên cứu
tình huống chéo có thể có giá trị rất cao, đặc biệt nếu nó liên quan tới những câu hỏi
chính sách rộng hơn về các lợi ích quan trong. Một nghiên cứu tình huống đặc biệt
hữu ích trong những tình huống phức tạp, nơi có rất nhiều biến số tương quan với
nhau và nơi mà những kết quả và tác động có khả năng khác nhau với những tổng thể
khác nhau.
• Tuy nhiên, nghiên cứu tình huống thường không mang tính đại diện. Vì lý do này mà
việc sử dụng các nghiên cứu tình huống kết hợp với các phương pháp liên quan đến
những mẫu lớn hơn như điều tra và lấy bảng câu hỏi sẽ tốt hơn.
• Một biến cách của phương pháp này là sử dụng hình thức truyền thống của kể chuyện
như một cách giải trí để hiểu cách mọi người đối phó với những vấn đề hoặc khủng
hoảng. Một phần quan trọng trong cuộc sống làng quê là việc trao đổi những ý tưởng
và các giá trị cộng đồng. Tuy nhiên, vì một câu chuyện thường là truyện ngụ ngôn
(ẩn dụ) và dưới dạng mở nên cần phải suy nghĩ cẩn thận để câu chuyện trở nên hữu
ích. Cũng như những phương pháp khác, thông tin phải được ghi lại một cách cẩn
thận.














Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam 22
Bảng 8 Ví dụ mẫu nghiên cứu tình huống
Mẫu báo cáo đơn giản dưới đây được khuyến nghị để ghi chép lại các nghiên cứu tình huống
Đề mục Mô tả
Tiêu đề
Một tiêu đề đơn giản mô tả chủ đề - ví dụ, NGHIÊN CỨU TÌNH
HUỐNG - Sự tham gia của phụ nữ
Địa điểm
Mô tả đơn giản về xã, huyện, tỉnh, dự án…
Thông tin cơ sở
Mô tả tóm tắt thông tin cơ sở về (các) nhóm chủ đề và sự tham gia của
họ vào dự án. Mô tả mục đích của nghiên cứu tình huống, lý do tiến
hành, và mối liên hệ của nghiên cứu này với chiến lược và những kết
quả mong đợi của dự án. Nếu có thể, hãy đưa ra câu hỏi thực hiện phù
hợp và các chỉ số thực hiện .
Mô tả
Mô tả thông tin thu được trong giai đoạn thực hiện nghiên cứu tình
huống, và đưa ra những phân tích. Khi kỹ thuật kể chuyện được sử
dụng, viêt một bản tóm lược lô-gíc và súc tích về câu chuyện. Tránh sử
dụng tên riêng. Nếu tên người có thể cải thiện câu chuyện, hãy xem xét
việc sử dụng bút danh (biệt hiệu).

Bài học kinh nghiệm
Tóm tắt ngắn gọn những điểm chính xuất hiện từ thông tin về nghiên
cứu tình huống, và nếu thích hợp, bất kỳ hoạt động nào cần được tiến
hành
Những từ then chốt
Phân bổ các từ then chốt (tối đa là 2) cho phép nghiên cứu tình huống
kết nối với dữ liệu hiện có trong hệ thống thông tin.


Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam 23
9 Mô hình Kirkpatrick đánh giá đào tạo
Năm 1975, Donald Kirkpatrick đã giới thiệu mô hình đánh giá 4 cấp và mô hình đó đã trở
thành phương pháp kinh điển trong đánh giá đào tạo và tăng cường năng lực. Có 4 cấp:
• Cấp một: Phản ứng
• Cấp hai : Học tập
• Cấp ba : Hành vi
• Cấp bốn: Kết quả
Những cấp này có thể được áp dụng vào đào tạo gắn với công nghệ cũng như vào những
mô hình đào tạo truyền thống hơn. Tên gọi và những mô tả đã được điều chỉnh của các
bước đánh giá tổng kết này theo quy trình sau:
Cấp một: Phản ứng của học viên
Trong cấp hoặc bước đầu tiên này, các học viên được yêu cầ
u đánh giá đào tạo sau khi
kết thúc khoá học. Những tờ đánh giá này đôi khi được gọi là những trang giấy mỉm cười
hoặc niềm vui vì trong mẫu đơn giản nhất, những trang giấy này đo lường được mức độ
thích thú của các học viên đối với đào tạo. Tuy nhiên, kiểu đánh giá này có thể hé mở
những dữ liệu có giá trị nếu những câu hỏi phức tạp hơn
được đưa ra. Ví dụ, một điều tra
tương tự như điều tra sử dụng trong đánh giá xây dựng cũng có thể được sử dụng cho

toàn bộ học viên. Bảng câu hỏi này vượt ra khỏi phạm vi tìm hiểu mức độ thích thú của
các học viên đối với đào tạo mà chuyển sang các câu hỏi về:
• Tính phù hợp của các mục tiêu.
• Khả năng duy trì sự quan tâm của khoá học.
• Số lượng và sự thích hợp của các bài tập trao đổi tích cực
• Dễ xem .
• Giá trị được cảm nhận và khả năng chuyển giao kiến thức đã học tại nơi làm việc.
Đối với đào tạo gắn với công nghệ, điều tra có thể được giao và hoàn thành ngay, và sau
đó được in ra hoặc e-mail tới người quản lý đào tạo. Vì quản lý loại đánh giá này rất dễ và
chi phí thấp nên nó thường được thực hiện ở hầu hết các tổ chức.
Cấ
p hai: Kết quả học tập
Cấp hai trong mô hình Kirkpatrick là đo lường kết quả học tập. Nói một cách khác, các
học viên đã thực sự học được kiến thức, kỹ năng và thái độ mà chương trình nhằm tới?
Để thể hiện kết quả đạt được, yêu cầu các học viên làm bài kiểm tra trước và sau khi đào
tạo, đảm bảo rằng các mục trong bài kiểm tra hoặc các câu hỏi phải thực sự
hướng vào
các mục đích học tập. Bằng việc tổng hợp điểm của tất cả các học viên, giáo viên đào tạo
có thể thấy chính xác tác động do đào tạo mang lại. Kiểu đánh giá này không được tiến
hành rộng rãi như Cấp một, nhưng vẫn rất phổ biến.
Cấp ba: Hành vi tại nơi làm việc
Các học viên thường đạt điểm cao trong các bài kiểm tra sau đào tạ
o, tuy nhiên câu hỏi
thực tế đặt ra là liệu có chút kiến thức và kỹ năng mới nào còn đọng lại và được chuyển
giao vào trong công việc hay không. Các đánh giá ở Cấp ba cố gắng trả lời liệu hành vi
của các học viên có thực sự thay đổi nhờ kết quả của việc học tập hay không.

Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Môđun V – Các phương pháp theo dõi và đánh giá ở Việt Nam 24


Việc đo lường này được tiến hành lý tưởng trong vòng 3 tới 6 tháng sau chương trình đào
tạo. Bằng việc cho phép một quãng thời gian trôi qua, các học viên có cơ hội áp dụng kỹ
năng mới và mức độ ghi nhớ có thể được kiểm tra. Điều tra quan sát, đôi khi được gọi là
các thẻ điểm về hành vi. Các điều tra này có thể được hoàn thành bởi học viên, người
hướng dẫn học viên, những cá nhân trự
c tiếp nằm dưới quyền học viên, và thậm chí cả
những khách hàng của học viên. Ví dụ, các câu hỏi điều tra đánh giá một chương trình
đào tạo về bán hàng có thể bao gồm:
• Người đại diện bán hàng có bắt đầu cuộc nói chuyện với từng khách hàng bằng
một lời phát biểu về lợi ích của sản phẩm, tiếp đó là yêu cầu tiến hành thực hiện?
• Người đại diện bán hàng có khả năng phân tích và mô tả các kiểu phản đối của
khách hàng xem sự phản đối đó là đúng đắn hay do thông tin sai lệch, hoặc khách
hàng cố tình phản ứng mà không có lý do rõ ràng?
• Người đại diện bán hàng có sử dụng câu trả lời mẫu phù hợp để đáp lại từng ý
kiến phản đối không?
• Người đại diện bán hàng có kết thúc mỗi cuộc gọi bán hàng với kết quả là nhận
được lời đề nghị mua hàng không?
• Nếu khách hàng tiềm năng không mua gì cả, người đại diện bán hàng có kết thúc
cuộc gọi với một kế hoạch hành động cụ thể cho thời gian tới không?
• Người đại diện bán hàng có hoàn thiện hồ sơ lưu các cuộc gọi trong đó tổng hợp
các thông tin về người được gọi, nội dung, địa điểm, thời gian và lý do gọi?
Cấp bốn: Kết quả kinh doanh
Cấp bốn trong mô hình này là đánh giá tác động của đào tạo lên kết quả kinh doanh.
Phương pháp khoa học duy nhất để tách đào tạo thành một biến số là tách ra một nhóm
đại diện trong số h
ọc viên, và sau đó triển khai mở rộng chương trình đào tạo cho số còn
lại, hoàn thành đánh giá, và đối chiếu đánh giá kết quả kinh doanh của nhóm không được
đào tạo với nhóm được đào tạo. Tiếc là phương pháp này ít khi được thực hiện vì những
khó khăn trong việc thu thập dữ liệu kinh doanh và sự phức tạp của việc cô lập đào tạo
thành một biến số riêng. Tuy nhiên, ngay cả các dữ liệu v

ụn vặt cũng đáng để thu thập.
Dưới đây là một số chương trình đào tạo mẫu và loại dữ liệu về tác động của đào tạo lên
kết quả kinh doanh có thể đo lường.
• Đào tạo bán hàng. Đo lường sự thay đổi trong khối lượng bán, mức độ giữ
khách, độ dài của chu kỳ bán hàng, khả năng sinh lời đối với mỗi thương vụ sau
khi tiến hành đào tạo.
• Đào tạo kỹ thuật. Đo lường mức giảm trong số cuộc gọi tới bộ phận hỗ trợ,
lượng thời gian được rút ngắn để hoàn thành các báo cáo, mẫu biểu, hoặc nhiệm
vụ; hay cải thiện sử dụng chương trình phần mềm hoặc hệ thống.
• Đào tạo chất lượng. Đo lường mức giảm số khiếm khuyết.
• Đào tạo an toàn lao động. Đo lường mức giảm số tai nạn hoặc mức giảm độ
nghiêm trọng của các tai nạn
• Đào tạo Quản lý. Đo lường sự tăng lên trong mức độ trao đổi giao tiếp giữa lãnh
đạo và những người trực tiếp dưới quyền


×