Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG ĐƯỚC (Rhizophora apiculata Blume.) TRỒNG TẠI XÃ LONG ĐIỀN ĐÔNG, HUYỆN ĐÔNG HẢI, TỈNH BẠC LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320 KB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯƠNG VĂN NHÌ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ SINH TRƯỞNG
CỦA RỪNG ĐƯỚC (Rhizophora apiculata Blume.) TRỒNG
TẠI XÃ LONG ĐIỀN ĐÔNG, HUYỆN ĐÔNG HẢI,
TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯƠNG VĂN NHÌ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ SINH TRƯỞNG
CỦA RỪNG ĐƯỚC (Rhizophora apiculata Blume.) TRỒNG
TẠI XÃ LONG ĐIỀN ĐÔNG, HUYỆN ĐÔNG HẢI,
TỈNH BẠC LIÊU

Ngành: Lâm nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN MINH CẢNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS. Nguyễn Minh
Cảnh, Giảng viên Khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành
khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt là thầy cô giáo trong Khoa Lâm nghiệp đã tận
tình giúp đỡ, giảng dạy và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập tại Khoa.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ Trạm Kiểm lâm số 4, Hạt Kiểm
lâm liên huyện rừng phòng hộ biển Đông, Chi cục Kiểm lâm Bạc Liêu, Ban lãnh
đạo xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu đã hỗ trợ và cung cấp tài
liệu cần thiết cho em khi đi ngoài thực địa.
Em xin chân thành cảm ơn Hội đồng nhân dân huyện Đông Hải đã cung
cấp tài liệu cần thiết về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ,
cổ vũ, động viên em trong suốt quá trình học tập.
Thủ Đức, ngày 01 tháng 07 năm 2013
Sinh viên

Trương Văn Nhì

i



TÓM TẮT
Trương Văn Nhì, sinh viên lớp DH10QR, thuộc khoa Lâm nghiệp, Trường
Đại học Nông lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng của rừng Đước
(Rhizophora apiculata Blume.) trồng tại xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh
Bạc Liêu.” được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2013.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Minh Cảnh.
Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng các quy trình điều tra trong công tác
ngoại nghiệp. Thu thập số liệu trên các ô tiêu chuẩn tạm thời ở các cấp tuổi 7, 10,
12, 16, 18 và 20, ô tiêu chuẩn có dạng hình vuông với diện tích là 100 m2. Ở mỗi
cấp tuổi nghiên cứu lập 3 ô tiêu chuẩn và chặt 1 cây giải tích. Sử dụng phần mềm
Excel 2003 và Statgraphics Centurion 15.1 để xử lý số liệu thu thập và tính toán các
nội dung nghiên cứu đặt ra trong đề tài.
Kết quả nghiên cứu đạt được bao gồm các nội dung chính sau đây:
1. Quy luật phân bố % số cây theo cấp đường kính (N%/D1,3)
Đường biểu diễn phân bố % số cây theo cấp kính N%/D1,3 của rừng Đước
trồng tại khu vực nghiên cứu đa số có dạng một đỉnh chính và lệch trái. Hệ số biến
động (Cv%) về đường kính tương đối thấp ở các tuổi rừng lớn và tương đối cao ở
các tuổi rừng nhỏ, cao nhất ở cấp tuổi 12 (Cv = 24,96%). Đường kính bình quân của
lâm phần tăng dần theo tuổi, dao động từ 3,9 – 8,5 cm.
2. Quy luật phân bố % số cây theo cấp chiều cao (N%/Hvn)
Đường biểu diễn phân bố % số cây theo cấp chiều cao của rừng Đước trồng
tại khu vực nghiên cứu có dạng một đỉnh lệch phải ở các tuổi 10, 12, 16, 20 và lệch
trái ở các tuổi 7 và 18. Chiều cao bình quân của lâm phần tăng dần từ tuổi 7 đến
tuổi 16, dao động từ 4,1 – 10,5 m, nhưng đến tuổi 18 thì chiều cao lại giảm còn 9,3
m, sau đó sang tuổi 20 chiều cao tăng lên khoảng 12,5 m. Nhìn chung, chiều cao
bình quân lâm phần qua các tuổi đều tăng. Hệ số biến động (Cv%) về chiều cao
ii



tương đối thấp ở các tuổi rừng lớn và tương đối cao ở các tuổi rừng nhỏ, cao nhất ở
cấp tuổi 12 (Cv = 11,94%).
3. Sinh trưởng đường kính thân cây theo tuổi (D1,3/A)
Đường kính cây Đước tăng đều theo tuổi, tăng nhanh từ tuổi 3 đến tuổi 7,
tăng trưởng trung bình từ 0,47 – 0,53 cm/năm, từ tuổi 8 – 13, tăng trưởng trung bình
0,43 cm/năm, từ cấp tuổi 14 trở đi tăng trưởng chậm trung bình khoảng 0,38
cm/năm và tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Phương trình cụ thể:

D1,3 = exp(- 0,767561 + 0,98671.Ln(A))

4. Sinh trưởng chiều cao theo tuổi (Hvn/A)
Chiều cao cây Đước tăng nhanh trong khoảng từ tuổi 1 đến tuổi 10 với lượng
tăng trưởng trung bình là 0,7 m/năm, từ tuổi 11 trở đi chiều cao tăng chậm trở lại
với lượng tăng trưởng trung bình 0,52 m/năm.
Phương trình cụ thể:

Hvn = exp(-0,303815 + 0,95259.Ln(A))

5. Sinh trưởng thể tích theo tuổi (V/A)
Thể tích tăng trưởng nhanh theo tuổi. Thể tích cây Đước tăng chậm từ tuổi 3
đến tuổi 12, từ tuổi 13 trở đi thể tích tăng dần cho đến tuổi nghiên cứu (tuổi 20) và
chưa có dấu hiệu dừng lại.
Phương trình cụ thể:

V = (-0,0300057 + 0,0119292.A)2

6. Hình số bình quân chung của loài Đước trồng tại khu vực nghiên cứu là:

f1,3 = 0,65

7. Quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3)
Chiều cao (Hvn) và đường kính (D1,3) của rừng Đước trồng tại khu vực
nghiên cứu có mối quan hệ rất chặt, chiều cao (Hvn) tăng lên khi đường kính (D1,3)
tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Phương trình cụ thể:

Hvn = - 3,35951 + 6,71152.Ln(D1,3)

8. Tăng trưởng đường kính id
Đường kính tăng trưởng nhanh từ tuổi 4 đến tuổi 7, dao động từ 0,47 cm –
0,53 cm, từ cấp tuổi 7 sang cấp tuổi 8 tốc độ tăng trưởng tăng chậm và giảm còn
0,39 cm, nhưng tuổi 9 tốc độ tăng trưởng tăng lên 0,54 cm, từ tuổi 10 trở đi tốc độ
iii


tăng trưởng tăng chậm, lượng tăng trưởng dao động từ 0,3 cm – 0,45 cm. Tăng
trưởng đường kính bình quân hàng năm của loài Đước trồng tại khu vực nghiên cứu
là 0,43 cm.
9. Tăng trưởng chiều cao ih
Chiều cao tăng mạnh trong giai đoạn từ tuổi 2 đến tuổi 8 (trung bình 0,7
m/năm), từ tuổi 9 đến tuổi 11 chiều cao tăng trưởng chậm hơn (trung bình 0,61
m/năm), từ tuổi 12 trở đi chiều cao tăng trưởng chậm (trung bình 0,55 m/năm). Chiều
cao bình quân chung của loài Đước trồng tại khu vực nghiên cứu là 0,61 m/năm.
10. Lập được biểu dự báo tạm thời về quá trình sinh trưởng của loài Đước trồng tại
khu vực nghiên cứu.

iv



ABSTRACT
Truong Van Nhi, DH10QR grade student, Faculty of Forestry, Nong lam
university, Ho Chi Minh City.
The thesis: "Study on characteristics of structure and growth of mangrove
forests (Rhizophora apiculata Blume.) Plant at Long Dien Dong Commune, Dong
Hai district, Bac Lieu province." Has been carried out from February to April, 2013.
Scientific Advisor: MSc. Nguyen Minh Canh.
Research Methodology: Applying the investigation process in the field work.
Gathering data on the temporary plots in the age of 7, 10, 12, 16, 18 and 20, plots
are square with an area of 100 square meters. At each age level established three
temporary plots and cut one tree analysis. The software Excel 2003 and Statgraphics
centurion 15.1 were used to treat data and establish the regression models.
The research results could be summarized with some contents as follows:
1. The percentage distributon of stem number according to diameter at breast height
– rank (N%/D1,3)
The percentage distribution curve based on the diameter of the tree N%/D1,3
of woods grown in the study area form a majority of the top and misses. Coefficient
of variation (Cv%) in diameter relatively low in the age of large forests and
relatively high in the small forest age, the largest at age 12 (Cv% = 24,96%). The
average diameter of the stand increases with age, ranging from 3,9 to 8,5
centimeter.
2. The percentage distribution of stem number according to tree height – rank
(N%/Hvn)
The percentage distribution curve of the height of trees in the forest were
planted in the study area to form a peak shift in the age of 10, 12, 16, 20 and misses
at the age of 7 and 18. Average height of the forest increased from age 7 to age 16,
ranging from 4,1 to 10,5 meter, but up to age 18, then back down to a height of 9,3
v



meter, then increase to age 20 height to about 12,5 meter. Overall, the average
height of the forest over the age increased. The coefficient of variation (Cv%) of
relatively low height at the age of large forests and relatively high in the small forest
age, the largest at age 12 (Cv% = 11,94%).
3. Growth of the diameter (D1,3/A)
Mangrove tree diameter increased steadily with age, increasing from age 3 to
age 7 years of age, average growth from 0,47 to 0,53 centimeter per year, from age
8 to 13, average growth of 0,43 centimeter per year, from age 14 onwards of slow
growth averaging about 0,38 centimeter per year and continue to increase in the future.
Namely equation:

D1,3 = exp(-0,767561 + 0,98671.Ln(A))

4. Growth of the height (Hvn/A)
Plant height was increased rapidly in the range from age 1 to age 10 with
average growth of 0,7 meter per year, from age 11 onwards height increases slowly
return to average growth of 0,52 meter per year.
Namely equation:

Hvn = exp(-0,303815 + 0,95259.Ln(A))

5. Growth of the growth (V/A)
The volume growth with age. Forest can be increased slowly from age 3 to
age 12, from age 13 onwards increasing volume until the age of the study (age 20)
and has no signs of stopping.
Namely equation:

V = (-0,0300057 + 0,0119292.A)2


6. The figure the average number of plant species in the study area is:
f1,3 = 0,65

7. The correlation between height and diameter (Hvn/D1,3)
Height (Hvn) and diameter (D1,3) planting of mangrove forest in the study
area have very close relationships, height (Hvn) increases as the diameter (D1,3)
increase and there is no sign stop.
Namely equation:

Hvn = - 3,35951 + 6,71152.Ln(D1,3)

vi


8. Increment of the diameter (id1,3)
Diameter growth from age 4 to age 7, ranging from 0,47 to 0,53 centimeter,
from the age of 7 to the age of 8 growth slowed and dropped to 0,39 cm, but the age
of 9 the growth rate increased to 0,54 centimeter, from age 10 onwards the growth
rate slowed, volume growth ranged from 0,3 to 0,45 centimeter. Average diameter
growth annually for planting mangrove forest in the study area is 0,43 centimeter.
9. Increment of the height (ih)
Height increased in the period from age 2 to age 8 (average 0,7 meter per
year), from age 9 to age 11 height slower growth (averaging 0,61 meter per year),
from the age of 12 onwards height growth is low (average 0,55 meter per year). The
average height of the mangrove forest in the study area is 0,61 meter per year.
10. Charted temporary forecasts the growth of plant species in the study area.

vii



MỤC LỤC
TRANG
Lời cảm ơn -------------------------------------------------------------------------------------- i
Tóm tắt ------------------------------------------------------------------------------------------ ii
Abstract ----------------------------------------------------------------------------------------- v
Mục lục--------------------------------------------------------------------------------------- viii
Danh sách các chữ viết tắt ------------------------------------------------------------------- xi
Danh sách các hình ------------------------------------------------------------------------- xiii
Danh sách các bảng------------------------------------------------------------------------- xiv
Chương 1. MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------------- 1
1.1. Đặt vấn đề --------------------------------------------------------------------------------- 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu --------------------------------------------------------------------- 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát --------------------------------------------------------------------- 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ------------------------------------------------------------------------- 2
1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu --------------------------------------------------- 2
Chương 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ---------------------------------------------- 4
2.1. Một số khái niệm ------------------------------------------------------------------------- 4
2.1.1. Những khái niệm về cấu trúc rừng --------------------------------------------------- 4
2.1.2. Những khái niệm về sinh trưởng ----------------------------------------------------- 5
2.2. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng --------------------------------------------------- 6
2.2.1. Trên thế giới ---------------------------------------------------------------------------- 6
2.2.2. Ở Việt Nam ----------------------------------------------------------------------------- 8
2.3. Những nghiên cứu về sinh trưởng cây rừng ------------------------------------------ 9
2.3.1. Trên thế giới ---------------------------------------------------------------------------- 9
2.3.2. Ở Việt Nam --------------------------------------------------------------------------- 11
2.3.3. Những nghiên cứu về loài Đước --------------------------------------------------- 13

viii



2.4. Đặc điểm khu vực nghiên cứu -------------------------------------------------------- 15
2.4.1. Đặc điểm tự nhiên -------------------------------------------------------------------- 15
2.4.1.1. Vị trí địa lý -------------------------------------------------------------------------- 15
2.4.1.2. Đặc điểm địa hình------------------------------------------------------------------ 15
2.4.1.3. Đặc điểm khí hậu ------------------------------------------------------------------ 15
2.4.1.4. Đặc điểm thủy văn ----------------------------------------------------------------- 16
2.4.1.5. Đặc điểm đất đai ------------------------------------------------------------------- 16
2.4.2. Hiện trạng sử dụng đất rừng -------------------------------------------------------- 17
2.4.3. Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội------------------------------------------------ 17
2.4.3.1. Dân số và phân bố dân cư--------------------------------------------------------- 17
2.4.3.2. Tình hình sản xuất ----------------------------------------------------------------- 17
2.4.3.3. Tình hình giao thông -------------------------------------------------------------- 17
2.4.3.4. Văn hóa, giáo dục, y tế ------------------------------------------------------------ 18
2.5. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ------------------------------------------------------ 18
2.5.1. Đối tượng nghiên cứu (rừng Đước trồng)----------------------------------------- 18
2.5.2. Đặc điểm phân bố cây Đước-------------------------------------------------------- 19
2.5.3. Hình thái và đặc điểm sinh trưởng ------------------------------------------------- 19
2.5.4. Đặc tính sinh thái --------------------------------------------------------------------- 20
2.5.5. Công dụng và ý nghĩa kinh tế ------------------------------------------------------ 21
2.5.6. Kỹ thuật trồng Đước ----------------------------------------------------------------- 22
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ------------------- 23
3.1. Nội dung nghiên cứu ------------------------------------------------------------------- 23
3.2. Phương pháp nghiên cứu -------------------------------------------------------------- 23
3.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp ---------------------------------------------------------- 23
3.2.2. Phương pháp nội nghiệp ------------------------------------------------------------ 25
3.2.2.1. Xác định quy luật phân bố số cây theo một số chỉ tiêu sinh trưởng -------- 25
3.2.2.2. Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của cây rừng -------------------------------- 26
3.2.2.3. Xác định lượng tăng trưởng của một số chỉ tiêu sinh trưởng ---------------- 27
3.2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu --------------------------------------------------- 28


ix


Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ------------------------- 29
4.1. Đặc điểm cấu trúc rừng Đước trồng tại xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải,
tỉnh Bạc Liêu --------------------------------------------------------------------------------- 29
4.1.1. Quy luật phân bố % số cây theo cấp đường kính (N%/D1,3) ------------------- 29
4.1.2. Quy luật phân bố % số cây theo cấp chiều cao (N%/Hvn) --------------------- 33
4.2. Quy luật sinh trưởng ------------------------------------------------------------------- 36
4.2.1. Sinh trưởng về đường kính D1,3/A ------------------------------------------------- 36
4.2.2. Sinh trưởng về chiều cao Hvn/A ---------------------------------------------------- 38
4.2.3. Sinh trưởng về thể tích V/A -------------------------------------------------------- 40
4.2.3.1. Xác định hình số (f1,3) của loài Đước trồng ------------------------------------ 40
4.2.3.2. Quy luật sinh trưởng về thể tích theo tuổi (V/A) ------------------------------ 40
4.2.4. Quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây (Hvn/D1,3) ----- 42
4.3. Đặc điểm tăng trưởng của rừng Đước trồng tại xã Long Điền Đông, huyện
Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu -------------------------------------------------------------------- 44
4.3.1. Lượng tăng trưởng về đường kính (id1,3) ----------------------------------------- 44
4.3.2. Lượng tăng trưởng về chiều cao (ih) ---------------------------------------------- 45
4.4. Lập biểu dự báo tạm thời về quá trình sinh trưởng rừng Đước trồng tại xã Long
Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu --------------------------------------------- 47
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ --------------------------------------------- 50
5.1. Kết luận ---------------------------------------------------------------------------------- 50
5.2. Kiến nghị -------------------------------------------------------------------------------- 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ---------------------------------------------------------------- 53
PHỤ LỤC ------------------------------------------------------------------------------------ 56
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU

x



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
D1,3

Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m,

cm

D_tn

Đường kính thực nghiệm,

cm

D_lt

Đường kính lý thuyết,

cm

Dt

Đường kính tán,

cm

H

Chiều cao của cây,


m

Hvn

Chiều cao vút ngọn,

m

H_tn

Chiều cao thực nghiệm,

m

H_lt

Chiều cao lý thuyết,

m

V

Thể tích cây,

m3

V_tn

Thể tích thực nghiệm,


m3

V_lt

Thể tích lý thuyết,

m3

M

Trữ lượng lâm phần,

m3/ha

id

Lượng tăng trưởng đường kính,

cm

ih

Lượng tăng trưởng chiều cao,

m

A

Tuổi của cây rừng,


năm

N

Mật độ lâm phần,

cây/ha

C1,3

Chu vi thân cây tại vị trí 1,3 m,

cm

G

Tiết diện ngang,

m2

a, b, c

Tham số của phương trình

Log

Logarit thập phân (cơ số 10)

Ln


Logarit tự nhiên (cơ số e)

P

Mức ý nghĩa (xác suất),

4.1.

Số hiệu các bảng hoặc các hình của chương

r

Hệ số tương quan

R

Biên độ biến động
xi

%


Cv

Hệ số biến động

S

Độ lệch tiêu chuẩn


S2

Phương sai mẫu

Sx

Sai tiêu chuẩn trung bình mẫu

TB

Trung bình

Sy- x

Sai tiêu chuẩn của ước lượng

x, y

Các biến số của phương trình

xii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 4.1 Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) rừng Đước trồng tại
xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu ---------------------------------- 31

Hình 4.2 Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) rừng Đước trồng tại xã
Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu -------------------------------------- 34
Hình 4.3 Đường biểu diễn tương quan D1,3/A loài Đước trồng tại xã Long Điền
Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu---------------------------------------------------- 37
Hình 4.4 Đường biểu diễn tương quan Hvn/A loài Đước trồng tại xã Long Điền
Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu---------------------------------------------------- 39
Hình 4.5 Đường biểu diễn tương quan V/A loài Đước trồng tại xã Long Điền Đông,
huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu ------------------------------------------------------------ 41
Hình 4.6 Đường biểu diễn tương quan Hvn/D1,3 loài Đước trồng tại xã Long Điền
Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu---------------------------------------------------- 43
Hình 4.7 Đường biểu diễn lượng tăng trưởng về đường kính id1,3 của loài Đước
trồng tại xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu ----------------------- 44
Hình 4.8 Đường biểu diễn lượng tăng trưởng về chiều cao ih của loài Đước trồng
tại xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu------------------------------- 46

xiii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1 Bảng tóm tắt các đặc trưng mẫu (quy luật phân bố N%/D1,3) ------------- 30
Bảng 4.2 Bảng tóm tắt các đặc trưng mẫu (quy luật phân bố N%/Hvn) -------------- 33
Bảng 4.3 Lượng tăng trưởng về đường kính (id1,3) loài Đước trồng tại xã Long Điền
Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu---------------------------------------------------- 44
Bảng 4.4 Lượng tăng trưởng về chiều cao (ihvn) loài Đước trồng tại xã Long Điền
Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu---------------------------------------------------- 45
Bảng 4.5 Biểu dự báo tạm thời về quá trình sinh trưởng của rừng Đước trồng tại xã

Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu -------------------------------------- 48

xiv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng phòng hộ Bạc Liêu nằm dọc theo tuyến đê biển Đông dài hơn 56 km
tiếp giáp từ địa phận tỉnh Sóc Trăng đến thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải (Bạc
Liêu). Đây là tuyến rừng phòng hộ xung yếu có vai trò rất quan trọng, không những
bảo vệ hành lang lộ giới đê biển Đông, mà còn nhằm ngăn chặn triều cường dâng
cao, sóng biển và thiên tai bất thường … cho hàng chục ngàn hecta nuôi trồng thủy
sản, làm muối và hàng trăm ngàn hộ dân sinh sống trong đê. Tuy nhiên, do tác động
chịu ảnh hưởng chung của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, tình trạng chặt phá cây
rừng của hộ dân đã và đang đe dọa diện tích rừng mất dần mà còn đe dọa đến sản
xuất, cuộc sống của người dân sống ven biển của tỉnh. Việc trồng rừng, tái sinh,
nuôi dưỡng và làm giàu rừng là vấn đề cần được quan tâm và rất cần thiết trong việc
sử dụng tài nguyên rừng, đất rừng. Trong đó, công tác đánh giá hiện trạng sinh
trưởng và sức khỏe của rừng là một trong những nội dung không thể thiếu. Huyện
Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu là một trong những đơn vị của tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành
công tác khôi phục và phát triển rừng từ rất sớm; Hiện nay có nhiều diện tích rừng
đã đến tuổi thành thục công nghệ. Tuy nhiên cho đến nay, tại khu vực này vẫn chưa
có nhiều đề tài đi sâu nghiên cứu hoặc đánh giá về đặc điểm cấu trúc và tình hình
sinh trưởng của rừng Đước trồng thuần loài để qua đó đánh giá đúng thực chất quy
luật sinh trưởng và đặc điểm cấu trúc của rừng, mà hầu như chỉ dừng lại ở việc điều
tra, đánh giá sơ bộ về trữ lượng bình quân của rừng, các chỉ tiêu đường kính, chiều
cao bình quân của rừng, vì vậy chưa có đủ cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện
pháp quản lý, khoanh nuôi rừng, dẫn dắt rừng đạt tới năng suất cao và ổn định.


1


Xuất phát từ tình hình thực tế đã nêu trên, với nguyện vọng của bản thân, qua
kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ đóng góp một phần nhỏ về cơ sở khoa học cho
việc đánh giá đúng mức các đặc điểm cấu trúc và tình hình sinh trưởng của rừng
Đước trồng tại khu vực nghiên cứu. Được sự phân công của Bộ môn Quản lý tài
nguyên rừng, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy ThS. Nguyễn Minh Cảnh; trong
giới hạn của một khóa luận tốt nghiệp cuối khóa, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm
cấu trúc và sinh trưởng của rừng Đước (Rhizophora apiculata Blume.) trồng tại
xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu” được tiến hành nghiên cứu
và thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá tình hình sinh trưởng và đặc điểm cấu
trúc của rừng Đước trồng thuần loài ở các cấp tuổi khác nhau tại khu vực nghiên
cứu làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù
hợp với tình hình rừng thực tế.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định một số đặc điểm cơ bản về cấu trúc của rừng Đước trồng tại khu
vực nghiên cứu thông qua việc nghiên cứu quy luật phân bố % số cây theo các chỉ
tiêu sinh trưởng cơ bản như: đường kính (D1,3), chiều cao vút ngọn (Hvn).
- Đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng Đước trồng thông qua
việc nghiên cứu các quy luật sinh trưởng như: D1,3/A, Hvn/A, V/A.
- Đánh giá các đặc điểm tăng trưởng của các chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản như:
id1.3, ih.
1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là một số diện tích điển hình rừng Đước trồng thuần
loại ở các cấp tuổi: 7, 10, 12, 16, 18, 20 tương ứng với các năm: 2006, 2003, 2001,

1997, 1995, 1993 tại xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.

2


* Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn của một khóa luận tốt nghiệp, đề tài này chỉ nghiên cứu tại xã
Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu do Hạt kiểm lâm liên huyện rừng
phòng hộ biển Đông quản lý.

3


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm
Nghiên cứu về các mô hình cấu trúc và sinh trưởng rừng đã được nhiều tác
giả trên thế giới và Việt Nam đề cập từ những năm đầu thế kỷ XX. Những nghiên
cứu này đều có xu hướng xây dựng cơ sở có tính khoa học và lý luận phục vụ công
tác kinh doanh rừng hiệu quả. Bước đầu đi từ định tính, sau đến định lượng với quy
luật tự nhiên, góp phần giải quyết được nhiều vấn đề trong kinh doanh rừng.
2.1.1. Những khái niệm về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng hay kết cấu rừng là hình ảnh phản ánh hiện trạng của một số
loại hình rừng trong một giai đoạn phát triển và sinh trưởng của nó. Cấu trúc rừng
thường mô tả bằng 2 phương pháp:
- Phương pháp định tính (Richards, Thái Văn Trừng, …) mô tả cấu trúc rừng
bằng những hình ảnh (trắc đồ) gồm: mặt cắt dọc (chiều cao, tầng tán) và mặt cắt
ngang (đường kính tán, phân bố số cây trên mặt đất) của rừng. Phương pháp này mô
tả rất sinh động, nhanh và đơn giản về mặt cấu trúc của một diện tích rừng cụ thể
nào đó. Song, nhược điểm của phương pháp này là không phản ánh được khả năng

sản xuất của rừng, cụ thể là sự phân bố vốn rừng thông qua quy luật phân bố số cây
theo kích thước (D1,3, G, H, …) trên một diện tích như thế nào? Kích thước bình
quân cụ thể của rừng cụ thể bằng bao nhiêu? (dẫn theo Giang Văn Thắng, 2002).
- Phương pháp định lượng (Prodan, Kramer, Schumacher, Weibull, Meyer,
Đồng Sĩ Hiền, Nguyễn Văn Trương, …) là sử dụng biểu đồ hay các phương trình
toán học để mô tả cấu trúc rừng thông qua các quy luật phân bố của một bộ phận
hay tổng thể các cây trong phạm vi không gian của một kiểu rừng (dẫn theo Giang
Văn Thắng, 2002).

4


2.1.2. Những khái niệm về sinh trưởng
Sinh trưởng cây rừng là kết quả của quá trình đồng hóa những nguồn năng
lượng của môi trường dưới ảnh hưởng của các quy luật nội tại cũng như mối quan
hệ giữa các nhân tố ngoại cảnh trong suốt thời gian tồn tại tự nhiên của chúng.
Sinh trưởng của cây rừng là sự tích lũy về chất của cây rừng theo thời gian
thông qua một vài đại lượng của chúng, nó kéo dài liên tục trong suốt thời gian tồn
tại tự nhiên của chúng và cơ sở chủ yếu để đánh giá sức sản xuất của lập địa, điều
kiện tự nhiên cũng như hiệu quả của các biện pháp tác động. Sự biến đổi theo thời
gian của các đại lượng này đều có quy luật riêng của nó.
Sinh trưởng của cây rừng là sinh trưởng của cây trong quần thể nào đó và có
liên quan chặt chẽ với điệu kiện môi trường, trong đó lập địa là nhân tố ảnh hưởng
rất lớn đến quá trình sinh trưởng. Ở những điều kiện sống khác nhau thì sinh trưởng
của cây rừng cũng khác nhau. Hay nói cách khác, khả năng sinh trưởng của cây
rừng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Hoàn cảnh lập địa, yếu tố dinh dưỡng trong
đất, điều kiện hoàn cảnh môi trường xung quanh.
Theo Giang Văn Thắng (2002), sinh trưởng là sự biến đổi về chất và lượng
của cây rừng theo thời gian, thông qua các nhân tố đặc trưng nào đó, như: D1,3, H …
Theo Giang Văn Thắng (2002), sinh trưởng của cây rừng chia làm 3 giai

đoạn: Hình thành, phát triển; trưởng thành; thành thục và già cỗi. Ba giai đoạn này
sẽ diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc chủ yếu vào các đặc tính sinh vật học của loài
cây, điều kiện hoàn cảnh môi trường xung quanh. Sinh trưởng của cây rừng là cơ sở
hình thành nên sản lượng rừng. Vì vậy, muốn nghiên cứu sinh trưởng của rừng
trước hết phải bắt đầu từ nghiên cứu cây cá thể.
Theo Lâm Xuân Sanh (1987), sinh trưởng là một biểu thị động thái của rừng,
là căn cứ khoa học quan trọng để định ra các phương thức kỹ thuật lâm sinh kết hợp
với từng giai đoạn phát triển khác nhau của rừng để đáp ứng với mục tiêu kinh
doanh lâm nghiệp. Sinh trưởng của quần xã thực vật rừng và cá thể cây rừng là hai
vấn đề khác nhau nhưng quan hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng cá thể có ý nghĩa
rất lớn đối với sự phát triển của rừng.

5


Nghiên cứu sinh trưởng của cây hay của một loại hình rừng nào đó là tìm
hiểu và nắm bắt được quy luật phát triển của chúng thông qua một số chỉ tiêu sinh
trưởng như: D1,3, Hvn, Dt, V … theo thời gian (hay còn gọi là tuổi của cây rừng).
Những quy luật này được mô tả và trình bày bằng những hàm toán học cụ thể,
chúng được gọi là các hàm sinh trưởng. Từ đây, người làm công tác lâm nghiệp sẽ
có những đánh giá, nhận xét một cách khách quan về ảnh hưởng của các yếu tố
ngoại cảnh (như điều kiện tự nhiên, biện pháp tác động, …) tới quá trình sinh
trưởng của cây rừng. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của cây và rừng, hướng tới mục tiêu ngày càng
nâng cao năng suất và chất lượng rừng, đáp ứng mục tiêu phòng hộ và kinh doanh
đã đề ra.
Nghiên cứu về sinh trưởng của rừng là một lĩnh vực được rất nhiều nhà khoa
học Lâm nghiệp quan tâm. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về sinh trưởng sẽ làm cơ
sở giúp chúng ta hình thành những biểu sinh trưởng phục vụ đắc lực trong việc quản
lý, dự đoán, lập kế hoạch trong sản xuất lâm nghiệp.

2.2. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng
2.2.1. Trên thế giới
Tùy theo mục đích mà các tác giả đã nghiên cứu cấu trúc lâm phần theo các
phương pháp khác nhau:
Weise xác định cây có đường kính bình quân đối với lâm phần thuần loài,
đều tuổi, một tầng nằm ở vị trí 60 % của cây kể từ cây nhỏ nhất nếu sắp xếp các
cây trong lâm phần theo thứ tự đường kính từ nhỏ đến lớn (dẫn theo Giang Văn
Thắng, 2002).
Theo Prodan (1952), nghiên cứu quy luật phân bố rừng chủ yếu theo đường
kính D1,3 có liên hệ phát dục của rừng và các biện pháp kinh doanh. Theo ông, sự
phân bố số cây theo đường kính có giá trị đặc trưng nhất cho rừng, nó phán ánh
được các đặc điểm của lâm sinh của rừng. Những quy luật phân bố mà ông xác định
đã được chấp nhận và kiểm chứng ở nhiều nơi trên thế giới. Với quy luật của rừng

6


trồng thì phân bố đường kính ở dạng hình chuông tức là số cây tập trung nhiều ở
vùng trung bình của các cấp cây (dẫn theo Nguyễn Văn Năm, 2008).
Theo Wenk (1995), nghiên cứu cấu trúc của một loại hình rừng nhằm mục
đích đánh giá được hiện trạng và động thái sinh trưởng của rừng thông qua các quy
luật phân bố số cây theo chiều cao Hvn, theo đường kính D1,3, theo đường kính tán
(Dt), theo tổng diện ngang (G), … Từ đó có thể xác định được chính xác kích thước
bình quân của lâm phần phục vụ công tác điều tra quy hoạch rừng (dẫn theo Trần
Quốc Khanh, 2007).
Cũng theo Wenk, ở rừng trồng thuần loài đều tuổi, phân bố số cây theo D1,3,
Hvn … khi mới trồng thường có quy luật chính thái khi đã bước qua giai đoạn khép
tán và chuyển sang lệch phải khi rừng lớn tuổi (dẫn theo Trần Quốc Khanh, 2007).
Cũng theo quan điểm này, Richards (1952) cho rằng “một quần xã thực vật
gồm những loài cây có hình dạng khác nhau, dạng sống khác nhau nhưng tạo ra một

hoàn cảnh sinh thái nhất định và được sắp xếp ngẫu nhiên và hợp lí trong không
gian”. Theo Richards, cách sắp xếp được xem xét theo hướng thẳng đứng và nằm
ngang, cách sắp xếp này có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt với các quần xã
khác và có thể mô tả bằng biểu đồ. Các biểu đồ mặt cắt không những mô tả được
cấu trúc tầng tán mà còn chỉ dẫn cho các nhà lâm sinh lựa chọn các biện pháp kỹ
thuật tác động vào rừng nhằm giúp cho rừng đạt tới cấu trúc ổn định hơn (dẫn theo
Phạm Minh Phóng, 2009).
Fekete xác định đường kính của cây ở vị trí 10 %, 20 % cho những lâm phần
có đường kính bình quân nhất định. Một số tác giả đã nghiên cứu phạm vi biến
động của đường kính. Rutkowski Boleslaw (1963) đã nghiên cứu bằng phương
pháp biểu đồ sự phân bố số cây theo đường kính trên một hecta theo đại lượng
tương đối (dẫn theo Giang Văn Thắng, 2002).
Assmann (1968) định nghĩa: “Một lâm phần hay một rừng cây là một tổng
thể các cây rừng và phát triển trên một diện tích tạo thành một điều kiện hoàn cảnh
nhất định và có một cấu trúc bên ngoài cũng như bên trong khác biệt với diện tích
rừng khác”. Như vậy trong một rừng cây hay một lâm phần trên một diện tích đất sẽ

7


được hình thành khi nó có đủ số lượng cá thể cây tạo nên tầng tán cũng như mật độ
tàn che và những điều kiện hoàn cảnh rừng rất ổn định nào đó (dẫn theo Nguyễn
Văn Mừng, 2012).
2.2.2. Ở Việt Nam
Các tác giả nghiên cứu cấu trúc rừng trong nước phải kể đến công trình nghiên
cứu của Thái Văn Trừng (1961) về: “Thảm thực vật rừng Việt Nam” và của Trần Ngũ
Phương (1965) trong công trình nghiên cứu: “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc
Việt Nam” trên cơ sở nghiên cứu và phân tích các nhân tố sinh thái phát sinh cũng như
những vùng địa lý khác nhau, tác giả đã đi đến kết luận và phân loại các kiểu rừng ở
miền Bắc Việt Nam cũng như ở Việt Nam. Các tác giả trên đã tiến hành xác định dạng

cấu trúc của các kiểu rừng, song mang tính chất mô tả định tính, thuyết minh cho kết
quả phân loại của mình mà thôi (dẫn theo Nguyễn Văn Mừng, 2012).
Trong những năm gần đây có các công trình nghiên cứu đi sâu hơn vào cấu
trúc rừng, thông qua việc xác định phân bố số cây theo chiều cao (Hvn) và đường
kính (D1,3), song các kết quả nghiên cứu về cấu trúc lại phục vụ cho các mục tiêu
nghiên cứu tương đối khác nhau.
Đồng Sĩ Hiền (1968) trong công trình nghiên cứu “Lập biểu thể tích và biểu
đồ thon cây đứng Việt Nam” đã đi sâu vào xác định các quy luật phân bố cây theo
chiều cao (Hvn) và đường kính (D1,3) làm cơ sở cho việc xây dựng biểu thể tích (V)
một hay hai nhân tố. Kết quả nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên của ông cũng rất
phù hợp với những nghiên cứu của Prodan (1952), đó là cấu trúc đứng của rừng tự
nhiên Việt Nam đặc trưng bởi phân bố nhiều đỉnh về chiều cao và cấu trúc ngang là
phân bố giảm một đỉnh lệch trái về đường kính (dẫn theo Trần Công Khanh, 2007).
Về phương pháp nghiên cứu, Đồng Sĩ Hiền đưa ra kết luận: Khi nghiên cứu
cấu trúc rừng dùng biểu đồ mô tả phân bố là phương pháp tổng quát nhất, có đường
cong phân bố thì có thể xác định cả vị trí của cây bình quân và phạm vi biến động.
Phương pháp biểu đồ là phương pháp biểu diễn quy luật phân bố số cây theo D1,3,
Hvn … đơn giản, rõ ràng nhất.

8


Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1986) đã nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng
Thông ba lá ở Lâm Đồng làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp kinh doanh. Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng ở rừng thuần loài, đều tuổi các phân bố có dạng một
đỉnh lệch trái ở những rừng non và tiệm cận phân bố chuẩn ở những giai đoạn phát
triển về sau. Ở rừng tự nhiên khác tuổi do tái sinh liên tục theo lỗ trống của rừng
qua phương pháp chặt chọn nên cấu trúc đứng của rừng cũng có dạng phân bố giảm
nhiều đỉnh về chiều cao, còn cấu trúc ngang có dạng phân bố giảm một đỉnh lệch
trái về đường kính (dẫn theo Đặng Thế Trung, 2008).

Công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng ở nước ta đáng chú ý nhất là: “Quy
luật cấu trúc của rừng hỗn loài’ của Nguyễn Văn Trương (1983), theo tác giả khi
nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng phải tập trung xác định thành phần loài
cây, tìm hiểu về cấu trúc của từng loại rừng, cấu trúc đường kính qua phân bố số
cây và tổng diện ngang trên mặt đất, cấu trúc nhóm loài cây, tình hình tái sinh và
diễn thế của rừng … Từ đó mới có những kết luận logic cho những biện pháp xử
lý rừng có khoa học và hiệu quả, vừa cung cấp được lâm sản, vừa nuôi dưỡng và
tái sinh rừng (dẫn theo Nguyễn Minh Trí, 2005).
Mạc Văn Chăm (2005) đã mô phỏng cấu trúc rừng Tếch bằng các mô hình
toán học ở ba khu vực: Tân Phú, Xuyên Mộc và Lộc Ninh. Qua kết quả cho thấy
phân bố số cây theo đường kính chủ yếu ở dạng một đỉnh lệch trái và phân bố số
cây theo chiều cao có một đỉnh lệch phải hoặc lệch trái, đỉnh tù hoặc nhọn (dẫn theo
Nguyễn Văn Mừng, 2012).
Qua nghiên cứu của các nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới và Việt Nam
đã giúp cho tôi xác định được phương hướng và phương pháp nghiên cứu cho khóa
luận của mình.
2.3. Những nghiên cứu về sinh trưởng cây rừng
2.3.1. Trên thế giới
Nghiên cứu sinh trưởng cây rừng đã được đề cập từ thế kỷ XVIII. Về lĩnh
vực này phải kể đến các tác giả như: Oettelt, Pauslen, Baur, Breymann, Cotta,
Draudt, Hartig, Weise v.v … Phần lớn các nghiên cứu về cây cá thể cũng như của

9


×