Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng của loài keo tai tượng(acacia mangium) tại xã phúc thuận thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

NGUYỄN THANH TÙNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ SINH TRƢỞNG CỦA
LOÀI KEO TAI TƢỢNG (Acacia mangium) TẠI XÃ PHÚC THUẬN
THỊ XÃ PHỔ YÊN- TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2012 - 2016

Thái Nguyên - năm 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

NGUYỄN THANH TÙNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ SINH TRƢỞNG CỦA
LOÀI KEO TAI TƢỢNG (Acacia mangium) TẠI XÃ PHÚC THUẬN
THỊ XÃ PHỔ YÊN- TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Lớp

: K44 - LN

Khóa học

: 2012 - 2016


Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thoa

Thái Nguyên - năm 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chƣa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai sót tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016

XÁC NHẬN CỦA GVCN

NGƢỜI VIẾT CAM ĐOAN

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trƣớc hội đồng khoa học!

TS. Nguyễn Thị Thoa

Nguyễn Thanh Tùng

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHÂN BIỆN
Giáo viên chấm phân biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng yêu cầu !
(Ký, họ và tên)



ii

LỜI CẢM ƠN
Để bài báo cáo khóa luận thực tập tốt nghiệp đạt kết quả cao, trƣớc hết
tôi xin gửi đến toàn thể các thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp – Trƣờng Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất.
Với sự quan tâm, dậy dỗ chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, sự ủng
hộ rất lớn và giúp đỡ của gia đình cùng các bạn, đến nay tôi đã có thể hoàn
thành khóa luận thực tập tốt nghiệp, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc
và sinh trưởng của loài keo tai tượng(Acacia mangium) tại xã Phúc Thuận
-thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên”.
Để có đƣợc kết quả này tôi xin gửi lời cảm ơn đến UBND xã Phúc
Thuận cùng toàn thể nhân dân trong xã đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
trong quá trình về làm việc và nghiên cứu tại địa phƣơng.
Đặc biệt tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn tới cô TS. Nguyễn Thị Thoa
đã quan tâm giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi hoàn thành một cách tốt nhất khóa luận
thực tập tốt nghiệp trong thời gian qua.
Với điều kiện thời gian có hạn cũng nhƣ kinh nghiệm còn hạn chế nên
bài khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong nhận
đƣợc sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của thầy cô giáo cũng nhƣ của toàn thể các
bạn để tôi có điều kiện bổ sung, hoàn thành khóa luận thực tập đƣợc hoàn
chỉnh hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn....!
Thái Nguyên ngày03 tháng6 năm 2016
Nguyễn Thanh Tùng


iii


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

OTC

Ô tiêu chuẩn

UBND Ủy ban nhân dân
D1.3

Đƣờng kính tại vị trí cách mặt đất1.3 mét

𝐷1.3

Đƣờng kính trung bình tại vị trí cách mặt đất 1.3 mét

Dt

Đƣờng kính tán

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Hvn

Chiều cao vút ngọn trung bình

N


Mật độ lâm phần

D

Đƣờng kính bình quân

Xmax

Trị số quan sát lớn

Xmin

Trị số quan sát nhỏ

N

Số lƣợng cá thể của loài cay hay tổng số cá thể ô tiêu chuẩn

Nht

Mật độ hiện tại

Nopt

Mật độ tối ƣu


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất tại xã Phúc Thuận ....................... 20
Bảng 4.1. Các thông tin trong ô tiêu chuẩn ..................................................... 33
Bảng 4.2. Các chỉ tiêu sinh trƣởng bình quân của lâm phần .......................... 35
Bảng 4.3. Đánh giá chất lƣợng lâm phần Keo tai tƣợng ................................. 36
Bảng 4.4. Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyếtvề quy luật phân bố N/D1.3 ... 37
Bảng 4.5. Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyếtvề quy luật phân bố N/Hvn ... 39
Bảng 4.6. Kết quả nghiên cứu tƣơng quan Hvn và D1.3 ................................... 42
Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu tƣơng quan giữa Dt và D1.3 ............................ 43


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ phân bố N/D1.3 theo hàm Weibull tuổi5 loài Keo tai
tƣợng (vị trí chân đồi OTC 1) ......................................................... 38
Hình 4.2: Biểu đồ phân bố N/D1.3 theo hàm Weibull tuổi5 loài Keo tai
tƣợng (vị trí sƣờn đồi OTC 5) ......................................................... 38
Hình 4.3: Biểu đồ phân bố N/D1.3 theo hàm Weibull tuổi 5 loàiKeo tai
tƣợng (vị trí đỉnh đồi OTC 9) ......................................................... 39
Hình 4.4: Biểu đồ phân bố N/Hvn theo hàm Weibull tuổi 5 loàiKeo tai
tƣợng (vị trí chân đồi OTC 1) ......................................................... 40
Hình 4.5: Biểu đồ phân bố N/Hvn theo hàm Weibull tuổi loàiKeo tai tƣợng
(vị trí sƣờn đồi OTC 5) ................................................................... 40
Hình 4.6: Biểu đồ phân bố N/Hvn theo hàm Weibull tuổi 5 loàiKeo tai
tƣợng (vị trí đỉnh đồi OTC 9) ......................................................... 41


vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 4
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................... 5
2.1. Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu .......................................................... 5
2.1.1. Phân loại khoa học .................................................................................. 5
2.1.2. Đặc điểm sinh thái ................................................................................... 5
2.1.3. Đặc điểm hình thái .................................................................................. 5
2.1.4. Phân bố địa lý .......................................................................................... 6
2.2. Những nghiên cứu về cây Keo tai tƣợng (Acacia mangium) .................... 9
2.2.1. Nghiên cứu về trồng rừng trên thế giới ................................................... 9
2.2.2. Nghiên cứu về trồng rừng và năng suất rừng trồng ở Việt Nam .......... 12
2.3. Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ........................ 17
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 17
2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 22
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNGVÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................ 25
3.1. Đối tƣợngvà phạm vi nghiên cứu ............................................................. 25


vii


3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 25
3.3.1. Phƣơng pháp ngoại nghiệp .................................................................... 26
3.3.2. Phƣơng pháp nội nghiệp ....................................................................... 27
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUVÀ THẢO LUẬN............................ 33
4.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu ........................................................ 33
4.1.1. Đặc điểm các ô tiêu chuẩn đã điều tra .................................................. 33
4.1.2. Đặc điểm sinh trƣởng của loài Keo tai tƣợng (Acacia mangium) ........ 34
4.1.3. Các chỉ tiêu sinh trƣởng của lâm phần Keo tai tƣợng ........................... 34
4.1.4. Đánh giá chất lƣợng các lâm phần Keo tai tƣợng ................................. 36
4.2. Nghiên cứu các quy luật phân bố của lâm phần ...................................... 37
4.2.1. Quy luật phân bố số cây theo cở đƣờng kính N/D1.3 ............................ 37
4.2.2. Quy luật phân bố cây theo chiều cao N/Hvn .......................................... 39
4.3. Nghiên cứu các quy luật tƣơng quan của của lâm phần ......................... 41
4.3.1. Nghiên cứu tƣơng quan Hvn/D1.3 .......................................................... 41
4.3.2. Kết quả nghiên cứu tƣơng quan giữa Dt/D1.3 ........................................ 43
4.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh ............................................ 44
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con ngƣời, cũng

nhƣ đối với hệ sinh thái rừng. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào
quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản
khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt,
hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên
tai, bảo vệ nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không
khí và nƣớc.
Rừng và đất rừng Việt Nam chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích tự nhiên
của đất nƣớc, đó là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng và là cơ hội
tạo việc làm cho nhiều ngƣời thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Nhằm góp phần
đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phát triển rừng, trong những năm qua Chính
phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, đầu tƣ thực hiện nhiều chƣơng
trình, dự án, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phát triển lâm nghiệp
đã đƣợc quan tâm chú trọng hơn nhƣ đầu tƣ thực hiện Chƣơng trình 327, Dự
án trồng mới 5 triệu ha rừng...
Để tăng tỷ lệ che phủ đất trống đồi núi trọc, tạo thêm công ăn việc làm
cho ngƣời dân sống ở miền núi, đặc biệt là đồng bào sống trong và gần rừng
đồng thời đáp ứng đƣợc nhu cầu về gỗ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, thì
việc trồng rừng bằng các loài cây có giá trị kinh tế cao và thời gian sinh
trƣởng nhanh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Do nhu cầu sử dụng các sản phẩm đƣợc chế biến từ gỗ của con ngƣời
ngày càng tăng, và nguồn nguyên liệu từ gỗ để cung cấp cho các nhà máy chế
biến cũng không thể thiếu. Từ gỗ, ngƣời ta có thể tạo ra nhiều sản phẩm và


2

vật dụng phục vụ cho sinh hoạt của con ngƣời nhờ nhƣng công nghệ hiện đại
mới hiện nay. Chính vì nhƣng nhƣ cầu sử dụng các sản phẩm từ gỗ mà các
nhà lâm nghiệp vẫn hằng ngày nghiên cứu để tạo ra những giống cây mới có
năng suất và chất lƣợng cao để đáp ứng đƣợc nhu cầu trên.

Keo tại tƣợng (Acacia mangium) là một trong những loài cây đang
đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm và hƣớng tới. Đây là loài cây đã đƣợc xác
định là thích hợp với điệu kiện khí hậu và điều kiện đất đai ở Việt Nam và có
diện tích gây trồng tƣơng đối lớn trong các chƣơng trình trồng rừng. Loài cây
này có chu kỳ kinh doanh ngắn, gỗ có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác
nhau nhƣ làm khăn giấy, ván dăm, ván sợi,... Keo tai tƣợng là loài cây lá rộng,
mọc nhanh, mọc đƣợc trên nhiều loại đất, có biên độ sinh thái rộng, phù hợp
cho việc trồng rừng trên quy mô lớn. Ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp sản xuất giấy, ván nhân tạo, gỗ của loài cây này còn đƣợc sử dụng
cho các mục đích khác nhau nhƣ xây dựng, đồ gỗ, nội thất, gỗ, củi.. Đây cũng là
một loài cây có nốt sần chứa Rhizobium và Bradyrhiobium, có khả năng tổng
hợp nitơ tự do trong không khí rất cao (Dart và cs, 1991), có khả năng thích ứng
đƣợc với điều kiện khí hậu đất đai ở nƣớc ta từ vùng khô hạn đến vùng đồi núi
thấp. Từ năm 1980, đã có nhiều nơi lấy giống Keo tai tƣợng về trồng. Nếu nguồn
giống tốt và điều kiện sinh thái lập địa phù hợp với cây Keo tai tƣợng thì sẽ tạo
ra nguồn gỗ lớn đáp ứng đƣợc nhƣ cầu sử dụng trong nƣớc.
Những năm gần đây một số các công trình nghiên cứu dòng vô tính
Keo tai tƣợng đã đƣợc thực hiện nhằm cải thiện chất lƣợng di truyền. Keo tai
tƣợng là một trong những loài cây đáp ứng đƣợc mục tiêu của trồng rừng sản
xuất của nƣớc ta trong giai đoạn trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Có khả năng
thích ứng lớn có thể trồng trên đất trống đồi núi trọc, vừa có khả năng cung
cấp gỗ nguyên liệu vừa có khả năng cung cấp gỗ lớn để làm đồ mộc. Vì vậy,
đây là một trong những loài cây đƣợc dùng trong trồng rừng sản xuất ở nhiều


3

nơi trong cả nƣớc. Nói đến trồng rừng sản xuất thì năng suất của rừng là vấn
đề đặt lên hàng đầu, trong đó công tác giống là vấn đề rất quan trọng vì có
giống tốt sẽ làm tăng năng suất và chất lƣợng của rừng.

Hiện nay, Keo tai tƣợng đã đƣợc gây trồng trên nhiều vùng núi sinh
thái của cả nƣớc nhƣ: Vùng Trung tâm, Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây
Nguyên, Nam Trung Bộ... Với nguồn giống chủ yếu là hạt giống lấy từ các
rừng giống đã đƣợc công nhận trong nƣớc hoặc nhập nội từ Úc. Kết quả gây
trồng bƣớc đầu thu đƣợc đã có rất nhiều triển vọng. Thực tế hiện nay cho
thấy, bên cạnh giống cây tốt, nếu nhƣ không có biện pháp kỹ thuật lâm sinh
hợp lý trong các khâu trồng, nuôi dƣỡng và chăm sóc rừng thì không thể đạt
đƣợc mục đích kinh doanh mong muốn.
Nằm ở phía Tây của tỉnh Thái Nguyên, trên địa bàn xã Phúc Thuận, thị
xã Phổ Yên, diện tích rừng nằm trong vùng dự án thuộc Ban quản lý Dự án
661 trồng rừng phòng hộ nhà máy Z131, tổng cục công nghiệp quốc phòng có
tổng diện tích thiết kế trồng rừng là trên 200ha. Kết quả rà soát cho thấy, hiện
tại còn có 126,7ha còn rừng. 32,02ha rừng bị cháy và còn lại là đất nông
nghiệp hoặc là đất chƣa có rừng. Tuy nhiên, từ khi trồng cho đến nay việc
chăm sóc, nuôi dƣỡng hầu nhƣ không đƣợc thực hiện, vấn đề quản lý bảo vệ
còn lỏng lẻo nên nhiều cây to đã bị chặt trộm. Vì vậy, với mong muốn xác
định đƣợc thực trạng rừng trồng keo trên địa bàn khu rừng phòng hộ nhà máy
Z131, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc
và sinh trưởng của loài Keo tai tượng (Acacia mangium) tại xã Phúc
Thuận thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên” đƣợc đặt ra là hết sức cần thiết
nhằm giúp ta hiểu rõ hơn về đặc điểm sinh trƣởng của loài cây này đồng thời
góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển lâm nghiệp của vùng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá đƣợc tình hình sinh trƣởng, xác định đƣợc trữ lƣợng hiện tại,
chất lƣợng rừng trồng Keo tai tƣợng(Acacia mangium)trên địa bàn xã Phúc


4

Thuận, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên làm cơ sở để đề xuất các biện pháp

kỹ thuật tác động nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng gỗ theo mục tiêu
kinh doanh.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Là tài liệu trong học tập và những nghiên cứu tiếp theo và là cơ sở
trong những đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực có liên quan.
+Giúp cho sinh viên kiểm chứng lại những kiến thức lý thuyết đã học
biết vận dụng kiến thức vào thực tế, và có thể tích lũy đƣợc những kiến thức
thực tiễn quý giá phục vụ cho quá trình nghiên cứu trong tƣơng lai.
-Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
+Ứng dụng kết quả nghiên cứu để lựa chọn loài cây trồng, biện pháp kỹ
thuật thâm canh có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chiến lƣợc và kế
hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn xã Phúc Thuận để mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho địa bàn xã.
+ Áp dụng các biện pháp đề xuất của đề tài vào việc trồng rừng tại địa
bàn nghiên cứu giúp cho rừng trồng Keo phát triển tốt hơn.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Phân loại khoa học
Giới (regnum):

Thực vật (Plantate)

Bộ (ordo):


Đậu (Fabales)

Họ (familia):

Đậu (Fabaceae)

Phân họ (subfamilia):

Trinh nữ (Mimosoideae)

Chi (genus):

Keo (Acacia)

Loài (species):

Keo tai tƣợng (Acacia mangium)

Danh pháp hai phần:

Acacia mangium Willd

Tên khác:

Keo lá to, Keo đại, Keo mỡ.

2.1.2. Đặc điểm sinh thái
Keo tai tƣợng là cây ƣa sáng mọc nhanh. Cây gỗ nhỡ, vỏ màu xám nâu,
nứt dọc, tán hình trứng hoặc hình tháp, thƣờng phân cành thấp. Cây ở tuổi 20
trở đi tốc độ sinh trƣởng chậm dần. Cây ra hoa vào tháng 9-10, quả chín tháng

2-3 năm sau. Cây 2 tuổi có thể ra hoa và kết quả. Keo tai tƣợng là cây ƣa
sáng, sinh trƣởng nhanh, rễ có nốt sần, có khả năng tái sinh bằng hạt và chồi
tốt. Cây thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ bình quân 29-30oC, chỉ chịu
đƣợc sƣơng giá nhẹ, lƣợng mƣa 1000-4500mm/năm và không có mùa khô
kéo dài(La Quang Độ, 2011) [2].
2.1.3. Đặc điểm hình thái
Keo tai tƣợng là cây gỗ trung bình, tuổi thành thục thƣờng cao trên
15m, đƣờng kính 40-50cm, cây non mới mọc lúc đầu (khoảng 1-2 tuần tuổi)
có lá kép lông chim 2 lần, sau đó mới ra lá thật, lá đơn mầu trắng hoặc mầu
vàng nhạt, lá Keo tai tƣợng to, rộng khoảng 10 cm, hoa mầu trắng hoặc vàng,
quả xoắn vặn [2].


6

2.1.4. Phân bố địa lý
Keo tai tƣợng mọc tự nhiên ở Australia, đƣợc nhập trồng ở nhiều nƣớc
nhiệt đới Châu Á. Ở Việt Nam đƣợc trồng rộng rãi trong toàn quốc, thƣờng
trồng thành rừng tập trung, trồng xen, trồng phân tán,… Gỗ màu nhạt dễ cƣa
xẻ, đóng đồ gia dụng, dùng trong xây dựng, xẻ ván, làm bột, giấy, sản xuất
ván nhân tạo.
Là loài cây đa mục đích, thuộc loài cây cố định đạm có tác dụng cải tạo
đất. Cây ở độ tuổi 20 trở đi tốc độ sinh trƣởng cây chậm dần. Cây ra hoa vào
tháng 9-10, quả chín tháng 2-3 năm sau, rễ có nốt sần, khả năng tái sinh bằng
hạt và chồi tốt. Keo tai tƣợng phân bố tự nhiên ở phía Bắc Australia, Papua
New Guinea, Đông Indonesia. Vùng phân bố chính rộng nhƣng không liên
tục từ vĩ tuyến 8-1800 Nam. Thƣờng phân bố ở những nơi có độ cao rất thấp
từ 10-400m và không vƣợt quá 800m. Loài này đã đƣợc đem trồng thành
công ở Sabah (Malaysia), Philippines, Hawaii, Costa Rica và nhiều nơi khác ở
châu Á.

Vùng trồng ở Việt Nam bao gồm: Tây Bắc – trung tâm, Đông Bắc –
Đồng bằng sông hồng-Bắc Trung Bộ-Nam Trung Bộ-Tây Nguyên-Đông Nam
Bộ-Tây Nam Bộ.
Ngƣời ta sử dụng keo tai tƣợng để bảo vệ cảnh quan môi trƣờng và lấy
gỗ. Ở Việt Nam, Keo tai tƣợng đƣợc trồng rừng với mục đích chủ yếu là cải
tạo môi trƣờng sinh thái và sản xuất gỗ, cung cấp gỗ nguyên liệu cho ngành
công nghiệp chế biến bột giấy, ván sợi ép, trụ mỏ dùng đóng đồ mộc, gỗ xây
dựng, làm ván ghép thanh, ván dăm (Viện ĐTQH rừng, 1982) [18].
Loài cây Keo tai tƣợng thích hợp nơi có nhiệt độ bình quân năm 29300C, độ cao dƣới 600-700m so với mực nƣớc biển, độ dốc dƣới 20-250, ƣa
đất tốt sâu dày hơn Keo lá tràm, thành phần cơ giới trung bình, thoát nƣớc.
Cây mọc tốt trên nhiều loại đất có pH: 4-5, đặc biệt sinh trƣởng tốt ở những


7

nơi đất tốt, tầng đất dày, nơi có lƣợng mƣa từ 1500-2500mm/năm. Cây mọc
nhanh, khỏe, chịu đựng mọi hoàn cảnh. Mọc trên nhiều loại đất, đất pha cát
ven biển, đất Bazan, đất bồi tụ, vàng đỏ, phù sa cổ,…
Đƣờng kính cây có thể đạt tới 60-80cm. Chống xói mòn, chống cháy
rừng.Gỗ thẳng, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng
nhiều mặt, kích thƣớc nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thƣớc lớn sử dụng trong
xây dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu.
Mỗi tác giả đều có hƣớng nghiên cứu khác nhau, nhƣng đều cùng một
mục đích là tìm ra quy luật sinh trƣởng, quy luật cấu trúc lâm phần, mối quan
hệ giữa các biện pháp tác động với sản lƣợng và cơ cấu sản phẩm.
Alder, D.(1980) sử dụng khoảng cách tƣơng đối làm chỉ tiêu biểu thị
mật độ lâm phần.
D% = (D/H100).100
Trong đó:
D là khoảng cách trung bình giữa các cây

H100 là chiều cao tầng ƣu thế
Các tác giả cho rằng:Ở một giới hạn nhất định, khi mật độ tăng, trữ
lƣợng, tổng tiết diện ngang và tổng diện tích tán cây trên ha cũng tăng theo.
Tuy nhiên, khi mật độ tăng quá giới hạn nào đó, thì cả trữ lƣợng và tiết diện
ngang đều giảm.
Chilmi (1971) đã đƣa ra mô hình:
N = N0.e-a(t-to)
Trong đó:
N là mật độ tối ƣu cần xác định ở thời điểm t
N0 là mật độ ban đầu khi lâm phần xuất hiện tỉa thƣa tự nhiên
t0 là thời điểm lâm phần xuất hiện tỉa thƣa tự nhiên
Cujenkev xác định mật độ tối ƣu theo phƣơng trình:


8

N = N0.e-ctx
Với :
tx = t/100
c đƣợc xác định gần đúng bằng phƣơng trình:
c = a + b.N0
Roemisch (1971) đã xác định mật độ tối ƣu theo phƣơng trình:
N = NE(1-e-btx) + N0.e-btx
Với NE là thời điểm kết thúc tỉa thƣa tự nhiên, Thomasius (1972) đã
đƣa vào quan hệ giữa tăng trƣởng thể tích của cây với diện tích dinh dƣỡng để
xác định mật độ tối ƣu cho lâm phần tại thời điểm nào đó.
Quan hệ này đƣợc mô tả bằng phƣơng trình:
Zv = Zvmax(*)
Trong đó:
Zv là tăng trƣởng hàng năm về thể tích

Zvmax là tăng trƣởng thể tích lớn nhất
a là diện tích dinh dƣỡng
a0 là diện tích dinh dƣỡng tối thiểu, tại đó cây rừng sống nhƣng
không tăng trƣởng.
Phƣơng trình (*) cho thấy, khi diện tích dinh dƣỡng a tăng, Zv cũng
tăng theo. Tuy nhiên đến giới hạn nào đó, thì Z v tăng chậm và tiệm cận với
Zvmax. Điều này có ý nghĩa thực tiễn là không nên để mật độ quá thấp. Thay N
= 104/a thì tăng trƣởng trữ lƣợng đƣợc xác định theo: ZM = (104/a).Zvmax
Diện tích dinh dƣỡng ứng với ZMmaxđƣợc coi là diện tích dinh dƣỡng
tƣơng ứng, còn mật độ tƣơng ứng đƣợc coi là mật độ tối ƣu: Nt.ƣ = 104/at.ƣ
Alder (1980) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của cƣờng độ tỉa thƣa đến sinh
trƣởng đƣờng kính bình quân, đến tổng tiết diện ngang, trữ lƣợng lâm phần.
Theo quy luật chung, cƣờng độ tỉa thƣa càng lớn, thì đƣờng kính bình quân
càng tăng, tổng tiết diện ngang và trữ lƣợng giảm.


9

Alder (1980) khi nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ đến tăng trƣởng
tổng tiết diện ngang, cho thấy ZG của lâm phần giảm đi khi cƣờng độ tỉa thƣa
tăng. Đƣờng cong biến đổi theo tuổi của tăng trƣởng tổng tiết diện ngang ở
những lâm phần có cƣờng độ tỉa thƣa lớn luôn nằm dƣới đƣờng cong của
những lâm phần có cƣờng độ tỉa thƣa nhỏ hơn.
Về đất đai: Loài Keo tai tƣợng chủ yếu đƣợc trồng trên các loại đất
feralit, tầng dày tối thiểu 35cm, tối ƣu: 40 - 50cm. Đất phù sa cổ, đất xám bạc
màu, đất phèn lên luống không bị ngập nƣớc đều có thể trồng đƣợc.
2.2. Những nghiên cứu về cây Keo tai tƣợng (Acacia mangium)
2.2.1. Nghiên cứu về trồng rừng trên thế giới
Quy luật cấu trúc bao gồm nhiều quy luật tồn tại khách quan trong lâm
phần nhƣng quan trọng nhất là các quy luật: Cấu trúc đƣờng kính, cấu trúc

chiều cao lâm phần Hvn, quan hệ giữa đƣờng kính tán Dt và đƣờng kính ngang
ngực D1.3.
A Schiffel (1902–1908), Hohenadl (1921–1922), A.V.Chiurin (1923–
1927), V.K.Zakharov (1961) đều có chung kết luận là các quy luật phân bố về
chiều cao, đƣờng kính, thể tích hoàn toàn ổn định đối với lâm phần thuần loài,
đều tuổi.
Balley (1973) sử dụng hàm Weibull, Schiffell biểu thị đƣờng cong cộng
dồn phần trăm số cây bằng đa thức bậc ba (Viện ĐTQH rừng, 1982) [18].
Diatchenco, Z.N sử dụng phân bố Gamma khi biểu thị phân bố cây theo
đƣờng kính lâm phần rừng Thông ôn đới (Viện ĐTQH rừng, 1982) [18].
Đặc biệt để tăng tính mềm dẻo, một số tác giả thƣờng sử dụng họ hàm
khác nhau, Loetsh sử dụng hàm họ Beta, một số tác giả dùng hàm họ
Hyperbol, họ đƣờng cong Poisson, hàm Charlier A, hàm Charlier B.
Sự biến đổi của phân bố N/D theo tuổi ngoài phụ thuộc vào sinh trƣởng
đƣờng kính còn chịu ảnh hƣởng sâu sắc vào quá trình tỉa thƣa. Preussenr đã


10

đề nghị mô hình tỉa thƣa mới trên cơ sở quan niệm biến đổi của phân bố
đƣờng kính là một quá trình xác định, nghĩa là tổng hợp của 2 mô hình: Mô
hình tỉa thƣa và mô hình tăng trƣởng đƣờng kính.
Theo Tretchiakov (1952), Tiurin (1984) thì: Quy luật phân bố số cây
theo cỡ kính đƣợc biểu thị khác nhau nhƣ số thật N/D, số quy đoán theo cỡ tự
nhiên, tần suất bằng % ... và phƣơng pháp hằng số, phƣơng pháp biểu đồ, cột
số hay bằng hàm số song mục đích cuối cùng vẫn là cấu tạo nên một dãy lý
thuyết bám sát quy luật phân bố N/D mà chỉ phụ thuộc vào giá trị Dtb của lâm
phần (Viện ĐTQH rừng, 1982) [18].
Khi sắp xếp cây rừng cùng loài theo hai đại lƣợng đƣờng kính ngang
ngực và chiều cao thân cây sẽ đƣợc quy luật phân bố hai chiều và có thể định

lƣợng thành quy luật tƣơng quan giữa chiều cao và đƣờng kính thân cây.
Tƣơng quan giữa chiều cao và đƣờng kính thân cây rừng là một trong
những quy luật cơ bản và quan trọng trong hệ thống quy luật cấu trúc lâm
phần và đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Việc nghiên cứu tìm hiểu và
nắm vững những quy luật này là sự cần thiết đối với công việc điều tra, kinh
doanh và nuôi dƣỡng rừng. Bởi lẽ, chiều cao cũng là một trong những nhân tố
cấu thành thể tích thân cây và trữ lƣợng lâm phần, nó không thể thiếu đƣợc
trong công tác lập biểu phục vụ điều tra, kinh doanh rừng.
Tovstolese, D.J (1930), lấy cấp đất làm cơ sở nghiên cứu quan hệ H/D.
Mỗi cấp đất tác giả xác lập một đƣờng cong chiều cao bình quân ứng với mỗi
cỡ đƣờng kính của dãy tƣơng quan cho loài và cấp chiều cao (m). Sau đó
dùng phƣơng pháp biểu đồ để nắn dãy tƣơng quan theo dạng đƣờng thẳng của
Gerhrhardt và Kopxxki.
Hg = a+b.g
Krauter, G (1958) và Tiourin, A.V (1931), nghiên cứu tƣơng quan giữa
chiều cao và đƣờng kính ngang ngực dựa trên cơ sở cấp đất và cấp tuổi. Kết


11

quả cho thấy, khi cây phân hóa thành các cấp chiều cao thì mối quan hệ này
không cần xét đến cấp đất hay cấp tuổi, cũng không cần xét đến tác động của
hoàn cảnh đến tuổi sinh trƣởng của cây rừng và của lâm phần, vì những nhân
tố này đã đƣợc phản ánh trong kích thƣớc của cây, nghĩa là đƣờng kính và
chiều cao trong quan hệ đã bao hàm tác động của hoàn cảnh và tuổi (Viện
ĐTQH rừng, 1982) [18].
Khi nghiên cứu sự biến đổi theo tuổi của quan hệ giữa chiều cao và
đƣờng kính ngang ngực, Tiourin, A.V đã rút ra kết luận:” Đƣờng cong chiều
cao thay đổi và luôn dịch chuyển lên phía trên khi tuổi tăng lên”. Kết luận này
cũng đƣợc Vagui, A.B (1935) khẳng định. Prodan, M (1965); Haller, K.E

(1973) cùng phát hiện ra quy luật: “Độ dốc đƣờng cong chiều cao có xu
hƣớng giảm dần khi tuổi tăng lên” (Viện ĐTQH rừng, 1982) [18].
Nhƣ vậy, để biểu thị chiều cao và đƣờng kính thân cây có thể sử dụng
nhiều dạng phƣơng trình, việc sử dụng dạng phƣơng trình nào cho đối tƣợng
nào là thích hợp nhất thì chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ. Nói chung, để biểu thị
đƣờng cong chiều cao thì phƣơng trình parabol và phƣơng trình logarit đƣợc
sử dụng nhiều nhất.
Đối với những lâm phần thuần loài đều tuổi cho dù có tìm đƣợc
phƣơng trình toán học biểu thị quan hệ H/D theo tuổi thì cũng không đơn giản
vì chiều cao cây rừng ngoài yếu tố tuổi cây còn phụ thuộc rõ nét vào mật độ,
cấp đất, biện pháp tỉa thƣa,... Khi đối tƣợng nghiên cứu là những lâm phần
đƣợc tạo lập và dẫn dắt bằng một hệ thống kỹ thuật thống nhất thì phƣơng
pháp tìm hàm toán học để mô phỏng sự phụ thuộc của chiều cao và đƣờng
kính vào độ tuổi sẽ không thích hợp. Khi đó nên dùng phƣơng pháp mà
Kanmel gợi ý, nghĩa là tìm một dạng phƣơng trình biểu thị mỗi quan hệ giữa
chiều cao và đƣờng kính, sau đó nghiên cứu xác lập mối quan hệ của các
tham số phƣơng trình trực tiếp và gián tiếp theo tuổi của lâm phần.


12

Tóm lại: Qua các công trình nghiên cứu ở các nƣớc trên thế giới đã giải quyết
khá đầy đủ các vấn đề liên quan, nhƣng hầu hết các công trình đƣợc nghiên
cứu trong những hoàn cảnh sinh thái và các điều kiện về kinh tế kỹ thuật hết
sức khác nhau nên không thể ứng dụng một cách dập khuôn máy móc vào
điều kiện cụ thể nƣớc ta.
2.2.2. Nghiên cứu về trồng rừng và năng suất rừng trồng ở Việt Nam
2.2.2.1. Nghiên cứu về trồng rừng ở Việt Nam
Quy luật cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu
tạo nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Nó là cơ sở khoa

học chủ yếu để xây dựng các phƣơng pháp thống kê dự đoán trữ lƣợng, sản
lƣợng và đề xuất các biện pháp lâm sinh phù hợp (Vũ Văn Thông, 2008) [14].
Ngay từ đầu những năm thế kỷ XX đã có nhiều nghiên cứu về cấu trúc
rừng, những nghiên cứu trƣớc đây chủ yếu mang tính định tính, mô tả thì nay
đã đi sâu vào nghiên cứu định lƣợng chính xác. Việc nghiên cứu quy luật cấu
trúc là để tìm ra dạng tối ƣu theo quan điểm kinh tế, nghĩa là các kiểu cấu trúc
cho năng suất gỗ cao nhất, chất lƣợng phù hợp nhất, với nhu cầu sử dụng gỗ
và bảo vệ môi trƣờng. Trên cơ sở các quy luật cấu trúc, các nhà lâm sinh học
có thể xây dựng các phƣơng thức khai thác hợp lý nhƣ chặt trắng, chặt chọn,
chặt dần, các phƣơng pháp kinh doanh rừng đều tuổi hay nhiều thế hệ tuổi
(Mai Quang Trƣờng và cs, 2005) [15].
Ở Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây vấn đề trồng rừng và kinh
doanh rừng trồng đang đƣợc chú trọng. Bên cạnh nhƣng loài cây bản địa đƣợc
trồng thành công nhƣ Mỡ, Tre Luồng, Thông nhựa... thì một số loài cây mọc
nhanh nhƣ Keo, Bạch đàn, với nhiều xuất xứ cũng đƣợc tham gia vào cơ cấu
cây trồng trong lâm nghiệp.Trồng rừng trong công nghiệp cũng có nhiều tác
giả nghiên cứu và đạt đƣợc nhiều thành công.


13

Vũ Đình Phƣơng (1972) [10] cho rằng có thiết lập biểu cấp chiều cao
lâm phần Bồ đề tự nhiên từ phƣơng trình parabol bậc 2 mà không cần thiết lập
biểu cấp đất và tuổi (Viện ĐTQH rừng, 1982) [18].
Đồng Sỹ Hiền (1974) [3] khi nghiên cứu cho đối tƣợng rừng tự nhiên
đã thử nghiệm 5 dạng phƣơng trình tƣơng quan thƣờng đƣợc nhiều tác giả
nƣớc ngoài sử dụng là:
h = a + b.d + c.d2 (1)
h = a + b.d +b.d + e.d2 (2)
h = a + b.d + c.logd (3)

h = a + b.logd (4)
logh a + b.logd (5)
Tác giả đã kết luận rằng phƣơng trình (4) thích hợp nhất với đối tƣợng
nghiên cứu trên (Viện ĐTQH rừng, 1982) [18].
Nguyễn Hải Tuất (2003) [16] đã sử dụng phân bố khoảng cách mô tả
phân bố thực nghiệm của dạng hình chứ J có 1 đỉnh ngay sát cỡ đƣờng kính
bắt đầu đo.
Nghiên cứu loài keo tai tƣợng đƣợc bắt đầu vào năm 1980, theo
Nguyễn Hoàng Nghĩa (1991) [8] một số xuất xứ của 4 loài keo đã đƣợc đƣa
vào thử nghiệm ở nƣớc ta cho thấy, tiềm năng sinh trƣởng đáng khích lệ, ở
hai địa điểm Ba Vì (Hà Nội) và Hoá Thƣợng (Thái Nguyên) loài Keo tai
tƣợng sinh trƣởng khá nhất cả về chiều cao và đƣờng kính.
Những năm 1992 – 1995, trong khuôn khổ của chƣơng trình KN03-03,
Hoàng Xuân Tý (2001) [17] và các cộng sự đã tiến hành đề tài KN03-13 có
tên là: Nâng cao công nghệ thâm canh rừng trồng, sử dụng cây họ đậu để cải
tạo đất và nâng cao sản lƣợng rừng ở vùng Đông Nam Bộ (Viện ĐTQH rừng,
1982) [18].


14

Từ 1988 đến 1995 chƣơng trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam-Thuỵ
Điển đã nhập hạt từ Australia đƣa vào nƣớc ta để trồng rừng. Keo tai tƣợng
đƣợc đƣa vào trồng tập trung ở vùng nguyên liệu giấy trung tâm (Vĩnh Phú –
Hà Tuyên – Hoàng Liên Sơn) để cung cấp nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy
Bãi Bằng.
Trung tâm nghiên cứu Lâm Nghiệp Phù Ninh nay là Viện nghiên cứu
cây nguyên liệu giấy đã đƣa Keo tai tƣợng vào nghiên cứu khảo nghiệm các
xuất xứ khác nhau trên nhiều lập địa trên cả nƣớc.
Năm 1991 qua khảo nghiệm xuất xứ đồng bộ tại Đá Chông, Đông Hà

và La Ngà cho thấy, sau 54 tháng tuổi ở Đá Chông và 52 tháng tuổi ở Đông
Hà xuất xứ Pongaki là xuất xứ tốt nhất trong tổng số 7 xuất xứ, sau 16 tháng
tuổi ở La Ngà xuất xứ Pongaki xếp thứ 4 trong tổng số 7 xuất xứ. Xuất xứ
Piru, Ceram của Indonêxia xếp thứ hạng kém về sinh trƣởng lẫn khả năng
thích nghi.
Việt Nam đã có nhiều công trình và tác giả nghiên cứu để đƣa tiến bộ
kỹ thuật vào áp dụng trong trồng rừng. Có tác giả dựa trên nền những cây đã
và đang đƣợc trồng rừng sản xuất ở Việt Nam, sau đó cải thiện giống (lai tạo,
cải tiến cách thức nhân giống...), để có đƣợc những giống cây và phƣơng thức
nhân giống tiến bộ làm cho cây trồng rừng phù hợp hơn với điều kiện tự
nhiên, có năng suất cao, chất lƣợng gỗ cao hơn.
Lê Đình Khả (2006) [5] cho rằng: Giống là một khâu quan trọng nhất
của trồng rừng thâm canh. Không có giống đƣợc cải thiện theo mục tiêu kinh
tế thì không thể đƣa năng suất rừng lên cao. Các tác giả đã dẫn chứng bằng
việc trồng rừng ở nƣớc ta năng suất rừng trồng chỉ đạt 5-10 m3/ha/năm, trong
khi đó các nƣớc có nền lâm nghiệp tiên tiến đã tạo đƣợc năng suất rừng trồng
40-50 m3/ha/năm (nhƣ giống Dƣơng lai I-214 ở Italia và Bạch đàn ở Cônggô), hoặc thậm chí hơn 100 m3/ha/năm (trên một số diện tích thí nghiệm cho
Bạch đàn lai E.grandis với E.urophylla ở Brazil (Kageyama, 1984).


15

Kết quả cho thấy Acacia mangium với xuất xứ từ vùng Cardwell, bang
Queensland của Australia tỏ ra có tỷ lệ sống cao và sinh trƣởng khá nhanh
trên đất đồi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang và Hà Giang (Huỳnh
Đức Nhân và cs, 1993) [9]. Các nhóm nhân tố đƣợc xem xét để xác định điều
kiện gây trồng là khí hậu, địa hình, đất đai phù hợp với đặc điểm sinh thái loài
cây. Kết quả cho thấy Keo tai tƣợng có thể gây trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở
cả 6 tỉnh của vùng Trung tâm với diện tích thích hợp 550,804ha chiếm
17,2% (chủ yếu tập trung ở vùng tiếp giáp 3 tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang và

Yên Bái), diện tích có thể mở rộng 1.224,696ha chiếm 38,2% (phân bố ở cả 6
tỉnh) và ít thích hợp 1.430,811ha chiếm 44,6%.
Thực tế cho thấy diện tích trồng rừng Keo tai tƣợng từ hạt đƣợc trồng ở
nhiều nơi trên cả nƣớc do Keo tai tƣợng là loài cây sinh trƣởng nhanh, với
biên độ sinh thái rộng và là loài cây có khả năng cố định đạm trong đất do vậy
nó có khả năng cải tạo đất tốt. Giá thành về cây giống trồng rừng keo tai
tƣợng không cao, trong khi đó nhu cầu về thị trƣờng gỗ nguyên liệu hiện nay
đối với loài Keo tai tƣợng lại rất lớn, giá bán cao, điều đó đã thu hút ngƣời
trồng rừng Keo tai tƣợng ngày càng nhiều hơn.
2.2.2.2. Những nghiên cứu về năng suất rừng trồng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong những thập kỷ vừa qua, vấn đề trồng rừng và kinh
doanh rừng trồng ngày càng đƣợc quan tâm. Bên cạnh những cây bản địa
đƣợc gây trồng thành công, nhƣ mỡ, tre luồng, thông nhựa... thì một số loài
cây mọc nhanh nhƣ keo, bạch đàn, với nhiều xuất xứ cũng đƣợc tham gia vào
cơ cấu cây trồng trong lâm nghiệp.
Công tác cải thiện giống là một trong các lĩnh vực đƣợc quan tâm nhiều
và đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, có nhiều giống đƣợc nhà nƣớc công
nhận nhƣ keo lai dòng BV10, BV16, BV32, giống vô tính nhập nội cũng sớm
đƣợc khảo nghiệm và nhân rộng. Giống đƣợc cải thiện kết hợp với các biện


16

pháp kỹ thuật thâm canh đồng bộ đã đóng vai trò quan trọng trong công tác
trồng rừng nguyên liệu công nghiệp.Trồng rừng công nghiệp đã có nhiều tác
giả nghiên cứu.
Những năm 1992 - 1995, trong khuôn khổ của chƣơng trình KN03-03
năm 2001, Hoàng Xuân Tý (2001) [17] và các cộng sự đã tiến hành đề tài
KN03 -13 “Nâng cao công nghệ thâm canh rừng trồng (Keo, Bạch đàn), sử
dụng cây họ đậu để cải tạo đất và nâng cao sản lượng rừng ở vùng Đông

Nam Bộ” .Nhóm tác giả đã đề ra một tổ hợp phân hữu cơ vi sinh để bón lót
hữu hiệu cho bạch đàn ở vùng Sông Bé gồm: 25 gam urê + 50 gam Supe lân +
10 gam KCL + 100 đến 200 gam than bùn đã hoạt hoá. Công thức cho bón
thúc là 75 gam urê + 125 gam Supelân. Các tác giả cũng kiến nghị không nên
trồng mật độ thƣa 1111 cây/ha vì tán quá thƣa, tạo điều kiện cho cỏ Mỹ phát
triển, không có lợi cho sinhtrƣởng của cây trồng và tốn công làm cỏ.
Với hai loài Keo tai tƣợng và Keo lá tràm, nhóm tác giả cũng đƣa ra kết
luận, công thức bón phân tốt nhất cho bón lót là 100 gam NPK + 160 gam
than bùn hoặc 100gam NPK + 100 gam than bùn + Bo + Zn. Ở mật độ 1666
cây/ha, cả hai loài Keo cho năng suất cao nhất sau 40 tháng. Bằng cách tính toán
giá thành phân bón và công chăm sóc, các tác giả cũng đã bắt đầu tính toán
hiệu quả kinh tế của việc làm đất và bón phân và đi đến nhận định là, nếu bón
phân có thể thu lợi từ 498.000đ/ha đến 870.000đ/ha sau thời gian 40 tháng.
Đỗ Đình Sâm (2001) [12] đã nghiên cứu dạng lập địa và áp dụng các
biện pháp kỹ thuật lâm sinh vào trồng rừng công nghiệp tại các vùng trung
tâm, Đông Nam bộ, Tây Nguyên, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, năng suất rừng trồng công nghiệp và lập địa gây
trồng có quan hệ mật thiết với nhau. Tác giả đã dựa vào độ dốc, thực bì đặc
trƣng và độ sâu tầng đất để phân dạng lập địa trồng rừng Keo tai tƣợng ở
vùng trung tâm thành 5 dạng, đánh giá sinh trƣởng của Keo tai tƣợng 8 tuổi,


×