Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH PHÂN BỐ TỰ NHIÊNVÀ CHỌN CÂY MẸ LẤY HẠT GIỐNG CÂY TRAI NAM BỘ (Fagraea fragrans) TẠI PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.44 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

VĂN HIẾU THANH

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH PHÂN BỐ TỰ NHIÊNVÀ CHỌN CÂY
MẸ LẤY HẠT GIỐNG CÂY TRAI NAM BỘ
(Fagraea fragrans) TẠI PHÚ QUỐC,
TỈNH KIÊN GIANG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành Lâm nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

VĂN HIẾU THANH

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH PHÂN BỐ TỰ NHIÊNVÀ CHỌN
CÂY MẸ LẤY HẠT GIỐNG CÂY TRAI NAM BỘ
(Fagraea fragrans) TẠI PHÚ QUỐC,
TỈNH KIÊN GIANG

Ngành:Lâm nghiệp
Chuyên ngành: Nông Lâm Kết Hợp


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn

TS. BÙI VIỆT HẢI

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2013


CẢM TẠ
Trong quá trình thực tập, hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng
của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ rất chân thành.
Tôi xin chân thành được bày tỏ lòng biết ơn nhà trường, quý thầy cô giáo đã
tận tình dạy bảo truyền đạt những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian học tập và
thực tập vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Bùi Việt Hải là giáo viên hướng dẫn
đã nhiệt tình chỉ bảo, sữa chữa cho đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến anh Trương Thanh Hào, cám ơn các anh, các chú ở hạt kiểm lâm Phú Quốc, hạt
kiểm lâm xã Gành Dầu và Vườn Quốc Gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã tạo điều
kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành tốt đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ đã có công dạy bảo nuôi dưỡng
tôi đến ngày hôm nay, xin cảm ơn tập thể lớp DH09NK, các bạn bè thân thiết và
bạn bè của tôi tại trường Đại học Nông Lâm đã luôn ủng hộ và quan tâm lo lắng
đến tôi trong quá trình bắt đầu đến quá trình thu thập số liệu và hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Tuy nhiên trong quá trình thực tập hoàn thành khoá luận tốt nghiệp tuy đã có
nhiều cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi sự thiếu sót, rất mong sự góp ý, chỉ bảo
của thầy cô giáo và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện


Văn Hiếu Thanh

i


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu "Điều tra tình hình phân bố tự nhiên và chọn cây mẹ lấy hạt
giống cây Trai Nam Bộ (Fagraea fragrans)tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang” được
tiến hành tại Phú Quốc, Kiên Giang, thời gian từ tháng 3 đến tháng 6.
Mục tiêu của nghiên cứu là:Điều tra khảo sát đặc điểm phân bố của cây Trai ở
Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; xác định các chỉ tiêu và chọn cây mẹ từ rừng tự nhiên
để lấy hạt giống phục vụ cho trồng rừng Trai Nam Bộ tại Phú Quốc.Nghiên cứu
được thực hiện bằng các phương pháp điều tra lâm học như điều tra theo tuyến,
điều tra trên ô tiêu chuẩn và đo đếm các chỉ tiêu D1.3, Hvn, Hdc.
Kết quả đạt được là đã xác định được khu vực phân bố chủ yếu của cây Trai,
đồng thời xác định được cây Trai phân bố tập trung ở trạng thái rừng IIA, IIB và
IIIA2; ở độ cao 20-100m với mặt nước biển;nằm ở tầng chính và tầng dưới của tán
rừng; chọn được 6 cây mẹ cho trạng thái rừng IIA, IIB; 5 cây mẹ cho trạng thái
rừng IIIA2 với các chỉ tiêu D1.3, Hvn, Hdc cùng các phẩm chất: độ tròn thân cây, độ
thẳng thân cây và mức bộ sâu bênh tốt nhất cho công tác lấy hạt giống.

ii


SUMMARY
Research project “Investigating the distribution of natural and selected mother
type plans take seed from Southern area part (Fagraea fragrans) in Phu Quoc
island, Kien Giang province” was conducted in Phu Quoc, Kien Giang, the period
from January 3 to June.

Objectives of the study were: survey distribution characteristics of Fagraea
fragranstrees in Phu Quoc, Kien Giang and identify targets selected mother trees
from natural forests to obtain seeds for Southern area platation in Phu Quoc. Study
was done by the mothod of investigation by foresters as of route surveys, survey
measured plots and targets D1.3, Hvn, Hdc.
The results achieved are identified primarily regional distribution of Fagraea
fragrans, and Fagraea fragrans determine the distribution concentration in any
state forest: IIA, IIB and IIIA2, at an altitude of 20-100m of sea level, the main
canopy and understorey of forest and selected 6 mother type trees of IIA, IIB state
forest and 5 mother types trees of IIIA2 with criteria D1.3, Hvn, Hdc same
qualities: how round of the trunk tree, how straight of the trunk tree and level for
the best retrieve working seeds.

iii


MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................vi 
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... vii 
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................... viii 
Chương 1MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1 
1.2 Mục tiêu ............................................................................................................ 3 
1.3 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 3 
Chương 2TỔNG QUAN ............................................................................................ 4 
2.1 Đặc điểm của cây Trai Nam Bộ ..................................................................... 4 
2.1.1 Vị trí phân loại .......................................................................................... 4 
2.1.2 Phạm vi phân bố ....................................................................................... 4 
2.1.3 Đặc điểm sinh vật học................................................................................ 4 
2.1.4 Giá trị sử dụng và tính chất của gỗ Trai ................................................... 5 

2.2 Các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................. 6 
2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và khả năng tái sinh trong rừng tự nhiên . 6 
2.2.2 Đặc điểm phân bố cây rừng ở Việt Nam ................................................... 7 
Chương 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 10 
3.1 Điều kiện tự nhiên của Vườn quốc gia Phú Quốc .......................................... 10 
3.2 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 15 
3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 15 
3.3.1 Điều tra theo tuyến................................................................................... 15 
3.3.2 Thiết kế ô tiêu chuẩn................................................................................ 16 

iv


3.3.3 Đo đếm các chỉ tiêu điều tra .................................................................... 16 
3.3.4 Chọn cây mẹ ............................................................................................ 17 
3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu. ...................................................................... 19 
Chương 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 21 
4.1 Đặc điểm phân bố của cây Trai trong rừng tự nhiên.......................................... 21 
4.1.1 Phân bố theo trạng thái rừng .................................................................... 21 
4.1.2 Phân bố theo độ cao ................................................................................. 23 
4.1.3 Phân bố cây tái sinh ................................................................................. 24 
4.1.4 Phân bố theo tầng tán ............................................................................... 25 
4.1.5 Một số đặc điểm phân bố cây Trai theo D1.3, Hvn và Hdc ......................... 28 
.4.2 Xác định cây mẹ lấy hạt giống ...................................................................... 36 
4.2.1 Xác định cây mẹ cho trạng thái rừng IIA, IIB ......................................... 37 
4.2.2 Xác đinh cây mẹ cho trạng thái rừng IIIA2 ............................................. 40 
Chương 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 43 
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 43 
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................ 43 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 45 

PHỤ LỤC ................................................................................................................... 1 

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
D1.3: Đường kính tại vị trí 1.3m
Hvn: Chiều cao vút ngọn
Hdc: Chiều cao dưới cành
D1.3 : Đường kính trung bình tại vị trí 1.3m
Hvn : Chiều cao vút ngọn bình quân
Hdc : Chiều cao dưới cành bình quân
VQG: Vườn Quốc Gia
OTC: Ô tiêu chuẩn

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Tần số xuất hiện của cây Trai trên tuyến điều tra
Bảng 4.2 Tần số xuất hiện cây Trai trên các ô điều tra
Bảng 4.3 Sự phân bố cây Trai so với mặt nước biển trên các ô điều tra
Bảng 4.4 Số lượng cây Trai tái sinh trong ô điều tra theo từng cấp chiều cao
Bảng 4.5Một số kết quả đặc trưng mẫu Hvn cây Trai trạng thái IIA, IIB
Bảng 4.6 Một số kết quả đặc trưng mẫu Hvn cây Trai trạng thái IIIA2
Bảng 4.7 Kết quả tính toán đặc trưng mẫu cho chỉ tiêu D1.3 ở trạng thái IIA, IIB và
IIIA2
Bảng 4.8 Kết quả tính toán đặc trưng mẫu cho chỉ tiêu Hvn ở trạng thái IIA, IIB và
IIIA2
Bảng 4.9 Kết quả tính toán đặc trưng mẫu cho chỉ tiêu Hdc ở trạng thái IIA, IIB và

IIIA2
Bảng 4.10 Giá trị bình quân của cây Trai ở trạng thái IIA, IIB
Bảng 4.11 Bình điểm chọn cây mẹ lần 1 cho trạng thái IIA, IIB
Bảng 4.12 Cây mẹ dự tuyển cho trạng thái IIA, IIB
Bảng 4.13 CácGiá trị bình quân của cây mẹ dự tuyển
Bảng 4.14Bình điểm chọn cây mẹ lần 2 cho trạng thái IIA, IIB
Bảng 4.15 Cây mẹ cho trạng thái IIA, IIB
Bảng 4.16 Bình điểm chọn cây mẹ lần 1 cho trạng thái IIIA2
Bảng 4.17. CácGiá trị bình quân của cây mẹ dự tuyển cho trạng thái IIIA2
Bảng 4.18 Bình điểm chọn cây mẹ lần 2 cho trạng thái IIIA2
Bảng 4.19 Cây mẹ cho trạng thái IIIA2

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Đồ thị biểu thị sự phân bố N-H ở trạng thái IIA, IIB
Hình 4.2 Đồ thị biểu thị sự phân bố N-H ở trạng thái III
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện phân bố số cây theo cấp kính ở trạng thái IIA, IIB
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện phân bố số cây theo cấp kính ở trạng thái IIIA2
Hình 4. 5Biểu đồ thể hiện phân bố số cây theo cấp Hvn ở trạng thái IIA, IIB
Hình 4.6Biểu đồ thể hiện phân bố số cây theo cấp Hvn ở trạng thái IIIA2
Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện phân bố số cây theo cấp Hdc ở trạng thái IIA, IIB
Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện phân bố số cây theo cấp Hdc ở trạng thái IIIA2

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, hầu hết các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu dự trữ
sinh quyển của Việt Nam đều thực hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn tài nguyên động
thực vật hiện có. Đối với công tác bảo tồn đa dạng thực vật, các diện tích đất trống,
rừng khoanh nuôi được đưa vào trồng mới và bổ sung. Trước tình trạng diện tích
rừng ngày càng bị thu hẹp, nước ta cũng đã xác định các loài cây trồng rừng chủ
yếu cho các vùng sinh thái, lên danh mục các loài thực vật rừng bản địa để bảo tồn
nguồn gen cây rừng. Đối với rừng tự nhiên Vườn Quốc gia (VQG) Phú Quốc, loài
cây Trai(Fagraea fragrans) là cây gỗ bản địa đặc trưng, có yêu cầu được bảo tồn
và phát triển tại nơi sinh sống tự nhiên của chúng.
Chúng ta đã trồng rừng nhiều nhưng thành công thấp, nhất là tại các địa bàn
có đất đai nghèo kiệt, các chỉ số của độ phì và sinh thái quá gay gắt. Vì vậy, cần
lựa chọn loài cây có sức sống dẻo dai, chịu tiên phong trên bước đường phục hồi
những loài cây có giá trị về nhiều mặt. Để làm được việc đó, chắc chắn bước đầu
nhất thiết phải nghiên cứu tìm tòi những đặc tính của loài cây, tìm ra cây mẹ có đặc
điểm tốt nhất, cá tính mạnh, hoàn thiện các phương pháp kỹ thuật cho từng khâu,
từng công đoạn, cho đến xây dựng một quy trình kỹ thuật trồng rừng bảo tồn
(Phạm Thành Đúng, 2009).
Cây Trai Nam bộ (Fagraea fragrans) là cây thường xanh lớn, kích thước từ
trung bình đến lớn, cao trên 25m, đường kính đạt 150cm – 200cm, có bạnh ở gốc
cây. Cây Trai thuộc chi Fagraea gồm có 35 loài, phân bố ở Xri Lanca, Ấn Độ qua
Myanma, Thái Lan, Đông Dương, Nam Trung Quốc, Đài Loan tới Malaysia và

1


vùng đảo Thái Bình Dương. Đây là loài cây gỗ quý, gỗ thuộc nhóm I. Gỗ có màu
xám vàng hay nâu có vân đẹp, màu sắc óng ánh, bền, rất cứng, nặng (d = 0,85),
chịu nước và chôn lâu dưới đất, đóng đồ gỗ nội thất cao cấp, gỗ xây dựng, gỗ lót
sàn nhà, khung tàu... Đây là cây gỗ quý hiếm được xếp vào các loại cây đang bị đe

dọa theo phân hạng của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN, 2001) là rất
nguy cấp và phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên. Ở nước ta, cây
Trai Nam Bộ(Fagraea fragrans) được thấy ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
– Huế, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu và Kiên Giang
(đảo Phú Quốc). Ở Kiên Giang (đảo Phú Quốc) cây Trai được coilà loài cây bản
địa của vùng, được biết đến là một trong số loài cây cung cấp gỗ quí (gỗ nhóm I),
được xem là loài cây nguy cấp bị đe dọa tuyệt chủng tại địa phương và được liệt kê
vào danh sách các loài cây bị đe dọa ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là loài cây có biên
độ sinh thái hẹp, khó tái sinh hạt trong tự nhiên, cũng khó có khả năng nhân giống
sinh dưỡng (Trương Thanh Hào, 2009).
Ở Phú Quốc, cây Trai chỉ được bảo vệ ở các khu quy hoạch rừng đặc dụng và
phòng hộ chủ yếu là cây tự nhiên, còn rải rác theo đám. Một số cây tái sinh tự
nhiên trong vườn rẫy của dân bị chặt bỏ để cải tạo vườn rẫy, chỉ còn một vài cây
trên các tuyến đường giao thông (Trương Thanh Hào, 2009).
Hiện tại, chưa có một nghiên cứu chi tiết nào về đặc điểm lâm học, cũng như
các đặc điểm sinh trưởng hay trồng rừng cho loài cây này ở phạm vi địa phương
cũng như tầm quốc gia. Ở địa phương (Phú Quốc), càng chưa có một công trình
nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về đặc tính tự nhiên cũng như khả năng
trồng rừng tập trung đối với cây Trai.
Các phương pháp cũng như kết quả nghiên cứu về đặc điểm lâm học thường
tập trung vào một số loài cây phổ biến (cây họ Dầu, cây họ Đậu, cây bản địa). Đối
với loài cây Trai thì chưa có nghiên cứu cụ thể nào, đặc biệt tại địa điểm VQG Phú
Quốc, nơi đã và đang tồn tại loài cây Trai Nam bộ, được xem như loài cây bản địa
của vùng này.

2


Trước tình trạng diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, nước ta cũng đã xác
định tập đoàn các loài cây trồng rừng chủ yếu cho các vùng sinh thái, lên danh mục

các loài thực vật rừng bản địa để bảo tồn nguồn gen cây rừng, trong đó có loài cây
Trai Nam bộ thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae) là cây gỗ nhóm I có yêu cầu được
bảo tồn và phát triển tại nơi sinh sống tự nhiên của chúng. Theo đó, việc trồng rừng
bảo tồn bằng các loài cây bản địa tại chỗ đang được nhiều địa phương hay tổ chức
thực hiện.
Phú Quốc có thảm thực vật khá phong phú, là một trong số ít các khu rừng tự
nhiên trên đảo còn lại tương đối nguyên vẹn của Việt Nam. Theo điều tra của Phân
viện điều tra quy hoạch rừng (2006), hiện khu rừng này có khoảng trên 600 loài cây
gỗ, trong đó có nhiều loài quí và đang trong tình trạng nguy cấp như cây Trai Nam
bộ. Mặt khác, số cá thể còn lại của loài này hầu hết đều ở tuổi thành thục tự nhiên,
khả năng phát dục kém, chu kỳ sai quả thất thường, kéo theo thế hệ tái sinh kế tiếp
hầu như không có. Chính vì vậy, rất cần có biện pháp trồng thay thế để bảo tồn loài
cây này trước khi chúng trở nên khan hiếm.
Từ tất cả các lý do trên, đề tài đi đến thực hiện “Điều tra tình hình phân bố tự
nhiên và chọn cây mẹ lấy hạt giống cây trai Nam Bộ (Fagraea fragrans) tại Phú
Quốc, tỉnh Kiên Giang”.
1.2 Mục tiêu
Điều tra khảo sát đặc điểm phân bố của cây Trai ở Phú Quốc, tỉnh Kiên
Giang.
Xác định các chỉ tiêu và chọn cây mẹ từ rừng tự nhiên để lấy hạt giống phục
vụ cho trồng rừng Trai Nam Bộ tại Phú Quốc.
1.3 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Các trạng thái rừng tự nhiên có sự phân bố của cây Trai tại VQG Phú Quốc,
tỉnh Kiên Giang.

3


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Đặc điểm của cây Trai Nam Bộ
2.1.1 Vị trí phân loại
Họ Loganiacaea
Chi Fagraea
Loài Fagraea cochinchinensis A.Chev.
2.1.2 Phạm vi phân bố
Cây phân bố nhiều ở Việt Nam (chủ yếu ở miền Nam), ở Campuchia, Lào,
Malaysia, Indonesia, Brazil, Myanmar, Philippines, Thailand, Bangladesh. Cây còn
được trồng làm cây trang trí ở các đường phố Malaixia, Inđônêxia. Tại Việt Nam
cây mọc từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum,
Đắc Lắc, Tây Ninh, Côn Đảo, Phú Quốc. Cây mọc trong các rừng thứ sinh, nơi đất
hoang, trên bờ ao, đất ngập theo chu kỳ rồi khô, kể cả đất khô, lầy, có bùn hay có
cát...
2.1.3 Đặc điểm sinh vật học
- Cây gỗ lớn, thân thẳng hình trụ, cao 25 – 30 m, đường kính đạt tới 1,5 m.
- Gốc đôi khi có bạnh vè nhỏ.
- Vỏ ngoài xám hay nâu vàng, nứt dọc, thịt vỏ nhiều xơ, có vị đắng.
- Lá hình bầu dục hoặc hình trứng ngược, đầu nhọn kéo dài hoặc có mấu gốc hình
nêm.
- Lá mọc kiểu đối chữ thập tập trung đầu cành, dài 7 – 12 cm và rộng 2 – 5cm,
màu xanh sẫm, gân bên vấn hợp mép.
- Hoa tự ngù ở nách lá hay đầu cành phân nhánh nhiều.

4


- Mỗi cụm có 20 – 30 hoa màu trắng, rất thơm gồm 5 cánh đài đính lại thành ống,
trên có 5 thuỳ, cánh tràng 5, hợp với 5 thuỳ không bằng nhau, có 5 nhị, chỉ mảnh,
bao phấn hình bầu dục. Bầu nhẵn, vòi dài hơn nhị.
- Quả mọng hoặc thịt, lúc chín màu đỏ đường kính 1,5 – 2 cm, 1 – 3 hạt tròn dẹt

trên có phủ lông màu ánh bạc. Quả là thức ăn cho một số loài chim và dơi còn hạt
thường được nhiều loài kiến sử dụng làm thức ăn.
- Cây phát triển chậm và chu kỳ ra hoa tuỳ thuộc vào sự xen kẽ mùa khô và ẩm.
- Mùa hoa từ tháng 4 – 6, mùa quả từ tháng 7 – 11.
- Gỗ có mùi chua, màu vàng, rất cứng, gỗ nặng có tỷ trọng d = 0,85.
- Là loài gỗ quí, chịu nước và chôn lâu dưới đất, dùng làm cột nhà, đóng đồ gỗ, gỗ
xây dựng.
- Gỗ thuộc nhóm I.
- Đây là loài cây sống lâu nắm (có thể hơn 100 năm) rất khỏe mạnh và có thể chịu
đựng được sâu và bệnh hại. Trong thời gian sống của nó, nó được xem như là một
loài cây “nhàn nhã”, chậm ra hoa, chậm ra lá mới, thậm chí nó được mô tả như là
đang hôn mê (Corners, E. J. H., 1997).
2.1.4 Giá trị sử dụng và tính chất của gỗ Trai
Gỗ Trai màu vàng rất cứng và gỗ nặng có tỷ trọng d = 0.85, có giá trị kinh tế
cao. Gỗ Trai có mùi chua, không mục (ở trong đất còn nguyên vẹn cả trăm năm) có
khả năng chống chịu các cuộc tấn công của mối, được sử dụng vào nhiều mục đích
khác nhau: vật liệu xây dựng, khung tàu, làm đồ gỗ nội thất cao cấp…Vỏ có chứa
Alkaloid giống stricnin, có tác dụng hạ nhiệt và trị rét, tuy nhiên nếu sử dụng quá
liều thì sẽ gây độc.Lá trừ sốt rét, lợi tiêu hóa, trừ hen. Vỏ cây và lá sắc uống dùng
làm thuốc trị lỵ. Lá giã ra và nấu lên lấy nước tắm rửa chữa bệnh ghẻ. Trong y học
dân gian Thái Lan, lá cũng được dùng trị các bệnh về da. Ở Malaysia, nước sắc lá
và các nhánh dùng để trị xuất huyết trong phân khi bị bệnh lỵ. Lõi cây dùng trong y
học dân gian Campuchia trị bệnh đường tiêu hóa. Vỏ cây cũng được những người
già dùng để kéo dài tuổi thọ (Khưu Hoàng Minh, 2006).

5


2.2 Các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, hầu hết các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ

sinh quyển của Việt Nam đều thực hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn tài nguyên động
thực vật hiện có. Đối với bảo tồn đa dạng thực vật, các diện tích đất trống, rừng
khoanh nuôi được đưa vào trồng mới, bổ sung theo phương thức bảo tồn nguyên vị
hay chuyển vị. Một số đề tài hay dự án đã tiến hành như:
- Dự án nghiên cứu thử nghiệm nhân giống một số loài cây bản địa, bảo tồn
loài cây rừng quý hiếm tại khu du lịch sinh thái Đồng Thông thuộc Khu Bảo tồn
Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang với mục đích sưu tập và trồng bảo tồn các loài cây gỗ
bản địa của tỉnh và cả nước (Trương Thanh Hào, 2009).
- Dự án xây dựng vườn sưu tập động thực vật hệ sinh thái rừng Tràm năm
2003 tại Cà Mau với mục đích quy tập các loài động thực vật tiêu biểu của vùng U
Minh Hạ (Trương Thanh Hào, 2009).
- Nghiên cứu gieo ươm Dầu song nàng (Nguyễn Tuấn Bình, 2002); Nghiên
cứu gieo ươm Gõ đỏ (Vũ Thị Lan, 2007).
- Sưu tập và gieo ươm các loài cây gỗ quí của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Vũ
Thị Quyền, 2008)
2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và khả năng tái sinh trong rừng tự nhiên
Các nhân tố sinh thái như: nhân tố ánh sáng (thông qua độ tàn che của rừng),
độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ, cây bụi, thảm tươi của rừng nhiệt đới là những
nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và tái sinh của cây rừng. Cho
đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề này (Hoàng Kim
Ngũ và Phùng Ngọc Lan, 1997; Thái Văn Trừng, 1998).
Sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến phát triển của cây con còn đối với sự
nảy mầm và phát triển của cây mầm, ảnh hưởng này thường không rõ ràng và thảm
cỏ, cây bụi có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây tái sinh. Mật độ và sức sống của
cây con chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi độ khép tán của quần thụ.

6


Trong công trình nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa cây con và quần thụ,

Karpov, 1969 đã chỉ ra đặc điểm phức tạp trong quan hệ cạnh tranh về dinh dưỡng
khoáng của đất, ánh sáng, độ ẩm và tính chất không thuần nhất của quan hệ qua lại
giữa các thực vật tuỳ thuộc đặc tính sinh vật học, tuổi và điều kiện sinh thái của
quần thể thực vật (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2002).
2.2.2 Đặc điểm phân bố cây rừng ở Việt Nam
Một số nhà khoahọc công tác tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã có
nhữngcông trình nghiên cứu về thực vật rừng như: Thái Văn Trừng có tập sách
"Thảmthực vật rừng Việt Nam", Đồng Sĩ Hiền về "Lập biểu thể tích và độ thon cây
đứngcho rừng Việt Nam", Nguyễn Văn Trương về "Phương pháp thống kê cây
đứngtrong rừng hỗn loại", Trần Ngũ Phương về "Bước đầu nghiên cứu rừng miền
BắcViệt Nam", Nguyễn Đình Hưng về "Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu gỗ một số
loàicây gỗ ở Việt Nam để định loại theo các đặc điểm thô đại và hiển vi"... Ngoài
ra,còn rất nhiều các công trình khác có giá trị về mặt khoa học, thiết thực trong
vàngoài lĩnh vực lâm nghiệp (dẫn theo Nguyễn Tử Ưởng, Đỗ Văn Bản, 2009). Với
nhiều côngtrình nghiên cứu nêu trên đã cung cấp một lượng lớn cơ sở dữ liệu cho
ngành lâmnghiệp Việt Nam trong điều tra, quản lý, quy hoạch và kinh doanh rừng.
Công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng đáng lưu ý ở nước ta là của
NguyễnVăn Trương (1983). Trong quyễn “Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loại”,
xuất bảnnăm 1983, tác giả đã dày công nghiên cứu: cấu trúc đứng của rừng tự
nhiên nhiệtđới, cấu trúc thân cây theo cấp đường kính, cấu trúc thân cây và tổng
thiết diệnngang trên mặt đất, cấu trúc của các loài cây gỗ…từ đó đưa ra kết luận và
đề xuấtcác biện pháp xử lý, điều tiết rừng nhằm vừa cung cấp gỗ vừa nuôi dưỡng,
tái sinhlà cơ sở để phát triển rừng bền vững ở nước ta.
Trong nghiên cứu cấu trúc đứng, Nguyễn Văn Trương đã chia chiều cao
câyrừng từ đỉnh cây cao nhất đến đỉnh cây thấp nhất thành một số cấp chiều cao,
tínhsố đỉnh tán cây trong từng cấp chiều cao. Mô tả phân bố, ông có nhận xét: tuy
diện

7



tích tán cây lớp dưới thường nhỏ hơn lớp trên kế tiếp nhưng tổng tán thì rất nhiều
đã làm cho diện tích tán lớp dưới cũng rất lớn đã làm cho ánh sáng năng lượng mặt
trờixuống dưới thấp làm cho cây phát triển kém. Để đảm bảo cho rừng phát triển
liêntục trong điều kiện đào thải thì số lượng cây lớp dưới phải nhiều hơn lớp trên.
Trong lớp cây dày đặc này cũng có cây già, riêng của nó và những cây trẻ
đang sống tạm ở đó sẽ vươn lên. Theo nghiên cứu của tác giả các nhà lâm sinh có
thểđiều tiết khéo léo trong khai thác, thực hiện các giải pháp lâm sinh để thay đổi
cấutrúc rừng tự nhiên nhằm tiến tới cấu trúc của rừng chuẩn
Ngoài ra, tác giả đã sử dụng các chỉ tiêu D1.3, Hvn, Dt… chia cấp kính có cự
ly4 cm, chiều cao 2m. Dùng mô hình toán học để định lượng hóa quy luật phân
bốbằng các hàm tương quan cụ thể, sau đó xây dựng mô hình rừng có cấu trúc
chuẩn.Theo xu hướng hiện đại, Nguyễn Văn Trương đã không dừng lại ở việc chỉ
môtả định tính mà dùng phương pháp toán học để tiếp cận. Thái Văn Trừng (1978)
đếnForster, Rollet chỉ dừng lại ở dạng vẽ phẩu đồ. Họ đã đưa ra mô hình đặc sắc
củacấu trúc đứng, nhưng chưa làm rõ quy luật của nó. Từ biểu diễn quy luật tự
nhiêncủa rừng bằng định lượng theo mô hình tương quan toán học phù hợp với quy
luậtsinh trưởng phát triển của rừng. Theo tác giả, lần đầu tiên ở nước ta có công
trìnhnghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên hỗn loại bằng phương pháp toán sinh học,
gópphần quan trọng và bổ ích trong nghiên cứu, quản lý tài nguyên rừng bền vững
cóhiệu quả ở nước ta.
Tiếp theo, Phùng Ngọc Lan (1986) cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ
hợpcủa các thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời
gian
cấu trúc rừng bao gồm cả về sinh thái lẫn hình thái quần thể thực vật (dẫn theo Trần
Mạnh Cường, 2007). Nghiên cứu cấu trúc rừng là nội dung quan trọng để phục
vụcho việc áp dụng các giải pháp lâm sinh, lập kế hoạch kinh doanh rừng lâu dài.
Trần Văn Con (2001) đã sử dụng mô hình Weibull để mô phỏng cấu trúc
sốcây theo cấp kính của rừng Khộp và cho rằng khi rừng còn non thì phân bố
giảm,khi rừng càng lớn thì có xu hướng chuyển sang phân bố một đỉnh và lệch dần


8


từ tráisang phải. Đây là cơ sở để đề tài áp dụng hàm này trong việc nghiên cứu về
quy luậtphân bố cấu trúc rừng của khu vực nghiên cứu.
Tương tự nhận định trên, Lê Cảnh Nam (2007), khi tiến hành nghiên cứu
đặcđiểm sinh học của loài thông hai lá dẹt (Pinus krempfii) tại lâm phần thuộc
quyềnquản lý của VQG Bi doup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng như sau: phân bố số cây
theocấp kính cho thấy số cây tập trung nhiều nhất ở cấp kính từ 45 cm - 85 cm, số
cây ở 13cấp kính 15 cm là 50 cây và giảm xuống còn 37 cây ở cấp kính 35 cm
trong khi đótheo lý thuyết thì ở cấp kính 15 thì số lượng cá thể trong lâm phần là
120 cây, điềunày cho thấy thế hệ kế cận của loài là đang ở mức độ đáng lo ngại
nhưng không đếnmức nguy cấp như các nhận định trước đây. Ở rừng nhiệt đới nói
chung khi bị tácđộng ở cấp kính càng nhỏ thì số lượng cá thể càng cao để đảm bảo
sự kế tục của cácthế hệ cây rừng và bảo đảm sự ổn định quần thể thực vật rừng theo
thời gian.

9


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên của Vườn quốc gia Phú Quốc
*Lịch sử hình thành
Đảo Phú Quốc theo Quyết định số 194/CT ngày 09/08/1986 của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng được công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích 5.000 ha
(Bộ NN&PTNT, 1997) với mục tiêu bảo tồn "khu rừng còn lại trên đảo với sự
phong phú các loài cây họDầu như Sao Hopea sp." (Cao Văn Sung, 1995). Khu bảo
tồn thiên nhiên Phú Quốc đã được thành lập và hoạt động trong suốt thời kỳ 19861992 (Anon, 1998). Ban quản lý khu bảo tồn đã thành lập theo quyết định của

UBND tỉnh Kiên Giang ngày 10/3/1989, đã được phê duyệt theo Quyết định số
444/KL/QĐ ngày 2/10/1989 của Bộ Lâm nghiệp cũ (Chi cục Kiểm lâm Kiên
Giang, 2000).
Năm 1993, Bộ Lâm nghiệp và UBND tỉnh Kiên Giang đã thẩm định dự án
đầu tư rừng phòng hộ đầu nguồn Phú Quốc, đây là khu vực riêng nhưng có vị trí
tiếp giáp về phía Nam và Bắc khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc. Ngày 3/4/1996
UBND tỉnh Kiên Giang ra Quyết định số 360/UB-QĐ về việc sáp nhập hai khu
rừng phòng hộ đầu nguồn và khu bảo tồn thiên nhiên. Năm 1998, Phân viện Điều
tra Quy hoạch Rừng II (Thành phố Hồ Chí Minh) đã soạn thảo một dự án đầu tư
chung cho các khu bảo tồn thiên nhiên và khu phòng hộ đầu nguồn trên. Theo dự
án đầu tư, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phú Quốc có diện tích là 14.957 ha, và Khu
Phòng hộ Đầu nguồn Phú Quốc có diện tích là 35.873 ha (Anon, 1998).

10


Theo Quyết định số 91/2001/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ ngày
08/06/2001 về việc chuyển hạng Khu BTTN Phú Quốc thành VQG Phú Quốc, khu
vực này được mở rộng bao gồm cả một phần của rừng phòng hộ đầu nguồn Phú
Quốc, tổng diện tích VQG Phú Quốc là 31.422 ha, trong đó phân khu bảo
vệnghiêm ngặt là 8.786 ha, phân khu phục hồi sinh thái 22.603 ha và phân khu
hành chính, dịch vụ là 33 ha. Ngày 17/01/2002, UBND tỉnh Kiên Giang đã ra
Quyết định số 01/2002/QĐ-UB thành lập VQG Phú Quốc. VQG Phú Quốc hiện
thuộc sự quản lý của UBND tỉnh Kiên Giang.
VQG Phú Quốc có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm
2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT với diện tích 31.422 ha
(Cục Kiểm lâm, 2003).
* Vị trí địa lí
Vườn quốc gia Phú Quốc bao gồm địa phận khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc đảo,
khu vực núi Hàm Rồng, Gành Dầu và Cửa Cạn. Vườn có ranh giới hành chính

thuộc các xã: Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Cạn và một phần các xã Cửa Dương, Hàm
Ninh, Dương Tơ, và thị trấn Dương Đông thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên
Giang.
Địa giới hành chính được giới hạn:
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp Campuchia.
- Phía Nam và Đông Nam giáp biển Hà Tiên và Vịnh Rạch Giá.
- Phía Tây và Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan.
VQG có địa hình đồi núi, độ dốc không lớn. Điểm cao nhất của Vườn Quốc
gia Phú Quốc (Thông tin về các khu bảo vệ hiện có và đề xuất ở Việt Nam, tái bản
lần 2 Đã cập nhật 15/02/04) là núi Chúa cao 603 m. VQG là nơi tập trung nhiều
suối, nhưng chủ yếu chỉ có nước theo mùa. Chỉ có một con sông khá lớn trên đảo là
Rạch Cửa Cân, chảy về phía nam VQG và đổ ra bờ biển phía tây đảo.
Vùng đệm VQG Phú Quốc có tổng diện tích 8.808,6 ha thuộc địa bàn hành
chính các xã Bãi Thơm, Cửa Cạn, Gành Dầu, Cửa Dương, Dương Tơ, Hàm Ninh
và thị trấn Dương Đông, cũng là nơi giàu tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên với

11


chiều dài bờ biển trên 150km, trong đó có nhiều vịnh biển với các bãi cát trắng
tuyệt đẹp như bãi Dài, bãi Sao, vũng Bầu...

* Điều kiện khí hậu và thủy văn
Phú Quốc ít bão tố, thiên tai, khí hậu ẩm quanh năm, có 1 mùa mưa và 1 mùa
khô rõ rệt. Nhiệt độ trung bình từ 25 -270C, biên độ trung bình của năm là 30C và
trong ngày đêm 60C.
Lượng mưa: Lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng 7, 8, 9
lượng mưa tập trung cao nhất. Có số ngày mưa lên đến 23 - 24 ngày/tháng, lượng
mưa đạt được trên 450 mm.
Chế độ gió: Khu vực đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió, gió Tây

Nam (tháng 5 đến tháng 10) với tốc độ trung bình là cấp 4, 5 (4 -5 m/s) mang nhiều
mưa và gió mùa Đông Bắc (tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
Vườn Quốc Gia được biển bao bọc bởi 3 phía Bắc, Đông, Tây, chiều dài bờ
biển khoảng 60 km, chịu ảnh hưởng của chế độ bán ngập triều.
Nguồn nước ngọt khá phong phú, mật độ sông suối 0,4 km/km2, có 2 hệ thống
sông chính, diện tích lưu vực 10 km2 trở lên, tổng diện tích lưu vực là 252 km2
(chiếm 25% tổng diện tích đảo, các sông lớn chảy qua Vườn Quốc Gia).
Sông Cửa Cạn bắt nguồn từ Núi Chúa, chiều dài sông chính 28,75 km, tổng
chiều dài sông suối là 69 km, diện tích lưu vực là 147 km2.
Sông Dương Đông bắt nguồn từ Núi Đá Bạc, chiều dài sông chính 18,5 km,
tổng chiều dài sông suối 63 km, diện tích lưu vực là 105 km2.
Ngoài ra còn có các sông, rạch khác như: rạch Tràm, rạch Vũng Bầu, rạch Cá.
Các sông, suối đều ngắn, nhỏ. Do ảnh hưởng của địa hình mức độ tập trung nước
bờ Tây lớn hơn bờ Đông và do độ che phủ của rừng còn khá cao, lại nằm trong
vùng có lượng mưa lớn (3.000 mm/năm) nên mạng sông suối khá phát triển.
* Đặc điểm tài nguyên động vật, thực vật rừng Phú Quốc
VQG Phú Quốc có 208 loài động vật thuộc 125 chi, 78 họ thuộc 4 lớp động
vật, trong đó có 28 loài thú, trong đó 6 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như:

12


sói rừng, khỉ bạch, vượn pillê, 119 loài chim với 4 loài được ghi vào danh mục Đỏ
của tổ chức IUCN và 3 loài ghi vào sách Đỏ Việt Nam, 47 loài lưỡng cư, trong đó 9
loài bị đe dọa toàn cầu.
Các loài thú quý hiếm gồm: Cu li lớn (Nycticebus bengalensis), Cu li nhỏ
(Nycticebus

pygameus),


khỉ

đuôi

dài (Macaca

fascicularis),

Vooc

bạc

(Trachypithecus germaini) tên địa phương còn gọi là "Cà khu", Sóc đỏ Phú Quốc
(Callosciurus finlayssoni harmandi), Hồng hoàng (Buceros bicornis)...
Qua điều tra thống kê được 1.164 loài thực vật bậc cao, gồm 137 họ và
531 chi, trong đó có 5 loài khoả tử (hạt trần). Ngoài ra, còn có 155 loài cây
dược liệu (34 loài làm thuốc bổ và 11 loài chữa được các bệnh hiểm nghèo) và
23 loài Phong lan, trong đó có 1 loài Lan mới được ghi nhận tại Việt Nam
làloài Podochilus tenius.
Có 12 loài đặc hữu của Phú Quốc như: Cù đèn Phú Quốc (Croton
phuquocensis Croiz..); Diệp hạ châu Phú Quốc (Phyllanthus phuquocianus
Beille); Tam thụ thân Phú Quốc (Trigonostemon quocensis Gagn); Chóp máu
Phú Quốc (Salacia phuquocensis Tard); Gội Phú Quốc (Aglaia quocensis
Pierre); Táu Phú Quốc (Ximenia thantimetWilld); Doi Phú Quốc (Archidendron
quocense Niels..); An điền Phú Quốc (Hedyotis quocensis Pierre ex Pit); Trèn
Phú Quốc (Tarenna quocense Pierre ex Pit); Xuân thôn Phú Quốc (Xantonnea
quocensis Pierre ex Pit); Lốp bốp Phú Quốc (Connarus semidecandrus Jack C.
Quocensis Pierre); Huỳnh đàn Phú Quốc (Dysoxylum cyrtophyllum Miq var.
Quocensis Pierre).
Có 14 loài thực vật quý hiếm nằm trong sách Đỏ đang có nguy cơ bị tiêu

diệt (E) cần phải bảo vệ như: Trai (Fagraea cochinchinensis); Quế quan
(Cinnamomum zeynanicum); Huỷnh (Tarrietia cochinchinensis); Sơn (Gluta
laccifera); Huyết đằng (Milletia auriculata); Bí kỳ nam (Hydnophytum
formicarum); Thông thân gà (Podocarpus imbricatus); Thông tre (Podocarpus
neriifolius); Hoàng đàn (Dacrydium pierrei); Tùng có ngấn (Cupressus

13


torulosa); Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum); Kim giao (Nageia wallichiana);
Trầm hương (Aquilaria crassma); Cẩm thị (Diospyros 14hanime).
Có 6 loài thực vật có giá trị ở VQG Phú Quốc như: Dầu song nàng
(Dipterocarpus dyeryi); Dầu mít (Dipterocarpus costatus); Kiền kiền Pierre
(Hopea pierrei); Sao đen (Hopea odorata); Bô bô (Shorea hypochra); Tri tân
(ổi rừng) (Tristaniopsis merguensis)(Trương Thanh Hào, 2009).
Từ những yếu tố trên cho thấy VQG Phú Quốc có hệ thực vật đa dạng và
phong phú, là kho tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, không những có giá trị
to lớn về phòng hộ bảo vệ môi trường mà còn có giá trị cao về nghiên cứu khoa
học.
*Các hình thái rừng trong Vườn Quốc Gia Phú Quốc (Sở Khoa Học Công
Nghệ, 2011).
a/ Rừng nguyên sinh trên núi:
Xuất hiện ở độ cao từ 350 mét đến 603 mét so với mặt biển. Trong khu rừng
này chủ yếu có 3 loài thực vật hạt trần là Hoàng Đàn Giả (Dacrydium peirrei);
Thông nàng (Podocarpus imbricatus) và Kim Giao (Nageia fleury).
b/ Rừng nguyên sinh cây họ dầu (Dipterocarrpaceae)
Phân bố ở độ cao trung bình từ 100 mét đến 350 mét so với mặt biển. Chủ yếu
trong khu rừng này là các cây họ dầu (Dipterocarpaceae). Hệ sinh thái rừng
nguyên sinh trên đảo Phú Quốc đã được công nhận có vai trò quyết định đối với
việc giữ mực nước ngầm ổn định và điều hòa nhiệt độ quanh năm trên đảo.

c/ Rừng thứ sinh
Chiếm phần lớn diện tích Vườn quốc gia Phú Quốc ở độ cao trung bình từ 30
đến 100 mét so với mặt biển. Đây là loại rừng tái sinh có mật độ dầy đặc, cây gỗ
tạp, mới mọc sau sự khai thác của người dân địa phương.
d/ Rừng Tràm
Chủ yếu phát triển tại các vùng có độ cao khoảng 20-30 mét so với mặt biển,
trong vùng chuyển tiếp giữa núi và thung lũng. Vào mùa mưa, nhiều nơi bị ngập
nước, cá biệt có một số vùng ngập nước quanh năm.

14


e/ Rừng ngập mặn
Phân bố thành các đám rải rác ở các cửa sông, suối đổ ra biển và dọc bờ biển.
Trong khu rừng này có loài Cóc Đỏ (Lumnitzera littorea), là loài thực vật đã được
ghi trong sách đỏ Việt Nam.
g/ Rú lùn trên các đụn cát
Là loài thực vật đặc biệt đã chuyển biển thích nghi với điều kiện môi trương
vô cùng khắc nghiệt. Loại rừng này chỉ xuất hiện tại ranh giới giữa đất liền và biển.
Đây là hệ sinh thái cực kỳ hiếm gặp ở Việt Nam, chỉ phân bố thành các đám nhỏ tại
một vài vùng ven biển.
Rừng ngập mặn và Rú Lùn là các khu vực đang bị đe dọa nghiêm trọng do
việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang phát triển hạ tầng thuộc các dự án du
lịch.
VQG Phú Quốc có sinh cảnh rừng ngập mặn, sinh cảnh rừng tràm, rừng thưa
cây họ dầu, sinh cảnh trảng tranh, sinh cảnh rừng nguyên sinh cây họ dầu... Nơi
đây có 28 loài thú rừng, 119 loài chim, 47 loài bò sát và 14 loài lưỡng thê.
Với hệ sinh thái rừng và biển phong phú, Vườn Quốc gia Phú Quốc là một
trong những trung tâm đa dạng sinh học của nước ta. Hiện nay, Vườn Quốc gia Phú
Quốc đang được bảo tồn, phát triển và tiếp tục nhân giống, sưu tầm những loài

động vật hoang dã, quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Xác định phân bố (về mặt không gian) của cây Trai ở các trạng
thái rừng tự nhiên tại VQG Phú Quốc.
Nội dung 2: Chọn cây mẹ Trai Nam Bộ để lấy hạt giống phục vụ cho trồng
rừng loài cây này tại VQG Phú Quốc.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Điều tra theo tuyến
Khảo sát sơ bộ những vùng, khu vực có cây Trai sinh sống trên trục đường
chính ở xã Gành Dầu, sau đó lập các tuyến điều tra song song với nhau, mỗi tuyến
cách nhau 500 m theo song song và vuông góc với tuyến đường chính. Mục đích là

15


×