Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

lợi nhuận và tình hình phân bổ lợi nhuận tại công ty cổ phần thương mại vận tải trung dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.92 KB, 25 trang )

Báo cáo thực tập nghiệp vụ
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện kinh tế hiện nay hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được
mọi doanh nghiệp cũng như toàn xã hội quan tâm. Hiệu quả kinh doanh là một phạm
trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của
nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu đặt ra. Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh,
chúng ta không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn đánh giá chất lượng tạo
ra kết quả đó. Trong kết quả đầu ra của doanh nghiệp, quan trọng nhất là lợi nhuận,
hay nói một cách khác mục tiêu mà mọi doanh nghiệp luôn hướng tới là tối đa hóa lợi
nhuận. Để thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp sẽ sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp nhưng nhìn chung là cần tăng doanh thu và giảm chi phí. Tuy nhiên chỉ tiêu lợi
nhuận trong hiệu quả kinh doanh chỉ được coi là hiệu quả khi lợi nhuận thu được đó
không ảnh hưởng đến lợi ích của nền kinh tế, của các đơn vị và toàn xã hội. Do đó,
hiệu quả mà đơn vị đạt được phải gắn với hiệu quả xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này em đã chọn đề tài “Lợi nhuận
và tình hình phân bổ lợi nhuận tại công ty cổ phần Thương mại vận tải Trung
Dũng” cho bài báo cáo thực tập nghiệp vụ của mình.
Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8
1
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN 1.
TÌM HIỂU CHUNG VỀ LỢI NHUẬN
3
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LỢI NHUẬN 3
1.2 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP DỤA VÀO BÁO CÁO KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
6
1.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN BỔ LỢI NHUẬN 7


PHẦN 2.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI VẬN TẢI TRUNG DŨNG
10
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 10
2.2. VỊ THẾ CỦA CÔNG TY
2.3. NĂNG LỰC CỦA CÔNG TY
2.4. MÔ HÌNH TỔ CHỨC
PHẦN 3.
LỢI NHUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN BỔ LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VẬN TẢI TRUNG DŨNG
I. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
II. NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ LỢI NHUẬN NĂM 2009
III. PHÂN BỔ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY NĂM 2009
PHẦN 1.
Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8
2
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
TÌM HIỂU CHUNG VỀ LỢI NHUẬN
2.1.Giới thiệu về lợi nhuận
2.1.1. Khái niệm
Như chúng ta đã biết múc tiêu mà mỗi doanh nghiệp hướng tới trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình chính là lợi nhuận. Trong mỗi thời kì khác nhau người
ta có những khái niệm khác nhau và từ đó có những cách tính khác nhau về lợi nhuận.
Ngày nay lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là một khoản chênh lệch giữa tổng
doanh thu và tổng chi phí bỏ ra trong kì.
2.1.2. Phân loại lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau:
a. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: có 2 phần chủ yếu:
- Lợi nhuận bán háng và cung cấp dịch vụ: Đây là khoản chênh lệch giữa doanh

thu thuần bán hàng và dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm (bao gồm giá vốn
hàng hoá, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp)
- Lợi nhuận hoạt động tài chính: là số thu lớn hơn chi của các hoạt động tài chính
bao gồm các hoạt động cho thuê tài sản, mua bán trái phiếu, chứng khoán, mua bán
ngoại tệ, lãi gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi cho vay thuộc các nguồn vốn và
quỹ, lãi cổ phần và lãi góp vốn liên doanh,hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá
đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
b. Lợi nhuận khác
Là khoản thu nhập khác lớn hơn chi phí khác, bao gồm các khoản phải trả không
có chủ nợ, thu hồi lại các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ (đang được theo dõi
ngoài bản cân đối kế toán), các khoản vật tư, tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt,
mất mát, các vật tư cùng loại, chênh lệch thanh lý nhượng bán tài sản (là số thu về
nhượng bán trừ giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của tài sản và các chi phí thanh lý
Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8
3
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
nhượng bán) các khoản lợi tức các năm trước phát hiện năm nay, số dư hoàn nhập các
khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi, khoản tiền trích bán hàng
sản phẩm còn thừa khi hết hạn bảo hành.
2.1.3. Các chỉ tiêu về lợi nhuận
a. Tổng mức lợi nhuận
Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh lên kết quả kinh cuối cùng của doanh nghiệp
nói lên quy mô của kết quả và phản ánh một phần hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác.
* Tổng lợi nhuận trước thuế :
TLN
trước thuế
= LN
thKD

+ LN
K
Trong đó : LN
K
là lợi nhuận khác
LN
thKD
là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
LN
thKD
= LN
thBH
+ LN
TC
Trong đó: LN
thBH:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng
LN
thBH
= DT thuần - giá vốn hàng hoá - chi phí bán hàng - chi phí quản lý doanh
nghiệp
Lãi gộp (Lg) = doanh thu - giá vốn hàng hoá
Vậy: LN
thBH
= Lg - chi phí bán hàng - chi phí quản lý doanh nghiệp
. Có: LN
TC
= DT
TC
– T

CPTC
* LN
K
= DT
K
- CP
K
* Tổng lợi nhuận sau thuế:
LN
sau thuế
= TLN
trước thuế
- thuế thu nhập
Trong đó:
DT
DT
: Doanh thu tài chính
T
CPTC
: Chi phí cho hoạt động tài chính
DT
K
: thu nhập khác
Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8
4
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
TC
K
: chi phí khác
Trong các doanh nghiệp, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là bộ phận chủ

yếu quyết định toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp.
b. Tỷ suất lợi nhuận
* Tỷ suất lợi nhuận chung trên doanh thu:
Là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu,
phản ánh một phần hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.
P
LN
: Tỷ suất lợi nhuận
P
Lg
: Tỷ suất lãi gộp
J: loại sản phẩm hàng hoá

%100×=
TDT
TLN
P
LN


%100×=
DT
LN
P
thBH
thBH
LNthBH


%100×=

DT
LN
P
j
j
LNj

P
Lg
=
%100×=
DT
L
P
g
Lg

P
LNthuần
= P
Lg
– P
cpBH + quản lý DN

P
cpBH+quản lý DN:
Tỷ suất chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
P
LNth
= 100% - P

cpgv
- P
cpBH+quản lýDN
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, nó được xác định bằng việc so sánh
giữa lợi nhuận thu được và tổng số vốn bỏ ra để sản suất kinh doanh.
%100×=
V
LN
P
V
LN

Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8
5
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn bỏ ra kinh doanh trong kì sẽ thu được
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Kì tính toán ở đây có thể là tháng hoặc năm. Khi bỏ vốn
vào sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp điều muốn đạt được chi tiêu này càng
cao càng tốt, chí ít thì cũng phải đạt được bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng. Tuy nhiên
thực tế thì không dễ dàng và còn phụ thuộc vào rất nhiều vào các yếu tố khách quan
và chủ quan.
2. 2. Phân tích lợi nhuận doanh nghiệp dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh.
Khi phân tích chung lợi nhuận doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp so
sánh và tiến hành theo các nộng dung sau:
- So sánh tổng mức lợi nhuận:

LN = TLN0 – TLN1
% thực hiện TLN =

%100
0
1
×
TLN
TLN



LN
thuần
= LN
thuần1
– LN
thuần0
% thực hiện LN
thuần
=
%100
2
1
×
LN
LN
th
th

- So sánh tỷ suất lợi nhuận:

P

LN
= P
LN1
– P
LN0
P
LNthuần
= P
LNth1
– P
LNth0
Xác định cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp đặc biệt lưu ý đến tỷ trọng lợi
nhuận hoạt động kinh doanh trong tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp và đánh giá
sự biến động tỷ trọng này qua các kỳ. Trong phân tích cơ cấu có thể lưu ý đến cơ cấu
lợi nhuận của từng mặt hàng trong tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8
6
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
Xác định tỷ suất lợi nhuận chung của doanh nghiệp đặc biệt là từ hoạt động kinh
doanh và đánh giá sự biến đổi của nó qua các kỳ và đưa ra các biện pháp nâng cao tỷ
suất lợi nhuận.
2.3. Phương pháp phân bổ lợi nhuận
Lợi nhuận thức hiện trong năm của doanh nghiệp được phân phối theo thứ tự
sau:
- Nộp thuế thu nhập theo luật định
Thuế thu nhập doanh nghiệp = Lợi nhuận trước thuế * thuế suất
- Nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Số tiền phải nộp = Số vốn ngân sách nhà nước mà doanh nghiệp sử dụng * Phí
suất
- Trừ các khoản tiền phạt vi phạm kỉ luật thu nộp ngân sách: tiền phạt vi phạm hành

chính, phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn, các khoản chi phí hợp lệ chưa được
trừ khi xác định thuế lợi tức phải nộp.
- Trừ các khoản lỗ chưa được trừ vào lợi nhuận trước thuế.
Trích lập các quỹ đặc biệt ( chỉ áp dụng đối với một số doanh nghiệp Nhà nước
kinh doanh trong một số ngành đặc thù được nhà nước quy định ).
Phần lợi nhuận còn lại, doanh nghiệp được trích lập các quỹ theo tỷ lệ như sau:
+ Quỹ đầu tư phát triển sản xuất: Mức trích tối thiểu 50%
+ Quỹ dự phòng tài chính: trích 10% số dư của quỹ này, tối đa không vượt
quá 25% vốn điều lệ.
+ Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc: trích 5%, mức tối đa của quỹ không
vượt quá 6 tháng lương thực hiện
+ Phần còn lại doanh nghiệp trích vào quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
Theo quy định:
Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8
7
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
+ Trích tối đa không quá 3 tháng lương thực tế, nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn
năm nay không thấp hơn năm trước.
+ Trích tối đa không quá 2 tháng lương thực tế nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn
năm nay không thấp hơn năm trước.
Nếu lợi nhuận vẫn còn dư thì chuyển toàn bộ vào quỹ đầu tư phát triển. Việc
sử dụng các quỹ ở trên phải đúng mục đích nhà nước quy định, cụ thể:
Quỹ đầu tư phát triển:
Dùng để đầu tư phát triển kinh doanh, đổi mới máy móc, thiết bị, dây chuyền
công nghệ, nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, trợ giúp thêm cho việc đào
tạo nâng cao tay nghề và điều kiện làm việc trong doanh nghiệp, trích nộp để hình
thành quỹ đầu tư phát triển, quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo tập trung (nếu có)
của tổng công ty, trong trường hợp cần thiết nhà nước có quyền điều động một phần
quỹ đầu tư này để sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển nhà nước.
Quỹ dự phòng tài chính:

Dùng để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản mà doanh nghiệp phải chịu
trong quá trinh kinh doanh, trích nộp để hình thành quỹ dự phòng tài chính của tổng
công ty (nếu có)
Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
Dùng để chi cho việc đào tạo công nhân viên do thay đổi cơ cấu hoặc công
nghệ, đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ của doanh nghiệp và bồi dương nâng
cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp, trợ cấp cho người
lao động làm việc trong doanh nghiệp thường xuyên nay mất việc làm (quy định rõ
trong Nghị Định 72/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 1995). Trích nộp để hình thành
quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm ở tổng công ty (nếu có).
Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8
8
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
Quỹ khen thưởng
Dùng để khen thưởng cuối năm hoặc thường kỳ cho cán bộ công nhân viên
trong doanh nghiệp, mức thưởng do giám đốc (hoặc Hội Đồng Quản Trị) quyết định
sau khi tham khảo ý kiến của công đoàn doanh nghiệp
PHẦN 2:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI VẬN TẢI TRUNG DŨNG
2.1 Giới thiệu chung
2.1.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần thương mại vận tải Trung Dũng
- Tên pháp nhân: Công ty cổ phần thương mại vận tải Trung Dũng
Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8
9
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
- Tên tiếng anh: Trung Dung trading transport Joint Stock Company
- Tên viết tắt: TD JSC
- Điạ chỉ trụ sở chính: Số 8 Lô 6B đường Lê Hồng Phong, phường Đông Khê,
quận Ngô Quyền, Hải Phòng

- Điện thoại: 031.3722337/338 Fax: 0313.722326
- Mã số thuế: 0200563585
- Số tài khoản: 32110000038019 tại NH đầu tư và Phát triển VN chi nhánh
HP 02101010005446 tại NH TMCP Hàng Hải, Hồng Bàng, HP
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Quang Diên - Kỹ sư máy thuỷ.
- Giám đốc: Nguyễn Xuân Trường - Kỹ Sư Khoa Máy Khai Thác Tàu Thuỷ,
ĐH Hàng Hải Việt Nam - Cử nhân Quản trị kinh doanh ĐH Kinh tế Quốc dân.
- Phó giám đốc: Lê Thị Quỳnh Hương - cử nhân Kinh tế Quốc tế, Học viện
Ngoại Giao Việt Nam
2.1.2. Định hướng hoạt động:
- Mục tiêu tổng quát: “ Xây dựng và phát triển công ty Trung Dũng thành một
trong những công ty mạnh hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực vận tải xăng dầu, vận
tải đường thuỷ, đường biển, đường thuỷ nội địa, có uy tín và thị phấn lớn trong lĩnh
vực này.
- Phương châm hoạt động: Đảm bảo lợi ích, quyền lợi cao cho khách hàng luôn
là mục tiêu hoạt động hàng đầu của Công ty chúng tôi.
2.1.3. Phạm vi hoạt động:
Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8
10
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
- Trong lĩnh vực vận tải: Công ty chuyên chở vận tải đường biển từ Bắc tới
Nam, vận tải các tuyến nội địa và vận tải tới một số nước trong khu vực Châu Á
- Trong lĩnh vực xăng dầu: Công ty kinh doanh, buôn bán, bán lẻ xăng dầu trên
khắp phạm vi lãnh thổ của Việt Nam.
2.1.4. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
• Vận tải hàng hoá bằng đường bộ, ven biển và viễn dương, đường thuỷ nội địa
• Dịch vụ đại lý vận tải đường biển, dịch vụ đại lý tàu biển
• Kho bãi và lưu giữ hàng hoá
• Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải
• Bán buôn, bán lẻ xăng dầu, khí đốt và các sản phẩm có liên quan

2.2. VỊ THẾ CÔNG TY
Từ khi thành lập cho tới nay, công ty không ngừng nâng cao vị thế của mình
trong lĩnh vực kinh doanh chủ chốt .
2.2.1. Từ năm 1998 – 2004:
Giai đoạn này được xem như giai đoạn khởi nghiệp kinh doanh, là nền tảng
phát triển của Công ty. Năm 1998, Công ty được thành lập với số vốn điều lệ 2,7 tỷ
đồng theo mô hình kinh doanh của Hợp tác xã, giải quyết vấn đề công ăn việc làm
cho người lao động. Vì mới thành lập nên gặp công ty gặp rất nhiều khó khăn: công ty
chưa có uy tín trên thị trường, nguồn hàng ít, kinh nghiệm quản lý của cán bộ và trình
độ lao động còn hạn chế. Trong giai đoạn này, công ty chủ yếu vận tải cho Công ty
xăng dầu B12, Công ty xăng dầu khu vực I, Công ty xăng dầu Bắc Sơn, Công ty xăng
dầu Đường thuỷ I Hải Phòng (Vipco). Ban giám đốc đã xác định đây là giai đoạn có ý
Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8
11
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
nghĩa quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty, vì vậy đã đề ra
phương châm hành động kế thừa và phát huy những mặt thuận lợi, khắc phục những
khó khăn đồng thời chủ động tìm tòi sáng tạo trong cơ chế quản lý mới. Trên cơ sở
đó, Công ty tiến hành tái cấu trúc lại bộ máy quản lý, mô hình kinh doanh sao cho phù
hợp với thị trường.
2.2.2. Từ năm 2004 – 2008
Từ năm 2004, Công ty chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần, thu hút
mở rộng vốn kinh doanh. Vốn điều lệ tăng từ 2,7 tỷ đồng lên 15 tỷ đồng. Phương tiện
vận tải tăng vọt từ 03 tàu vận tải xăng dầu: HP 1458, HP 1912, HP 1945 khi mới
thành lập lên 11 tàu chuyên dụng vận tải xăng dầu năm 2008, nâng trọng tải đội tàu
của công ty lên 7800T. Trong giai đoạn này, công ty phát triển ổn định, phát triển
những ngành nghề kinh doanh truyền thống, đồng thời tìm hướng đầu tư sang lĩnh
vực mới như bất động sản, kho bãi.
2.2.3. Từ năm 2009 đến nay
Năm 2009, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp khủng

hoảng, ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của không ít doanh nghiệp. Nhiều công ty
lớn đối mặt với nguy cơ phá sản, đóng cửa sản xuất. Nhưng bên cạnh đó, không ít
doanh nghiệp nắm bắt được thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, biến khó khăn thành cơ hội.
Công ty Trung Dũng vẫn trên đà phát triển. Dù khó khăn, công ty vẫn cố gắng duy trì
mục tiêu đề ra, đạt doanh thu hơn 110 tỷ đồng. Công ty tiếp tục đầu tư đóng mới tàu
Trung Dũng 168, đón đầu nhu cầu vận tải tăng cao khi nền kinh tế phục hồi trở lại.
2.3. HỒ SƠ NĂNG LỰC
Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8
12
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
2.3.1. Năng lực đội tàu:
Để đánh giá năng lực của một công ty, không chỉ dựa trên các tiêu chí như: số
lượng các tàu có trọng tải lớn, nguồn nhân lực đông mà còn dựa trên nhiều yếu tố
khác như: các tàu có phù hợp với địa hình hay không, khả năng phục vụ và đáp ứng
nhu cầu của khách hàng ở các vùng miền khác nhau, Hiện nay, Công ty CPTM VT
Trung Dũng có 12 tàu - mớn nước phù hợp với luồng lạch của các cảng, thuận tiện
cho hành trình cập cảng và rời cảng. Đối với các cảng lớn, sâu, các tàu có trọng tải
lớn và nhỏ dễ dàng hành trình thì với cảng nước nông, điều này gây khó khăn trong
việc cập cảng, các chủ tàu phải thuê tàu vệ tinh nhỏ hơn để chuyển tải, gây mất thời
gian, tăng chi phí, giảm năng suất chuyển tải. Đội tàu của Công ty cơ động, gồm 12
tàu lớn và nhỏ, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, linh động và chuyên nghiệp
trong việc chuyển tải. Các tàu được trang bị cột bơm hiện đại cũng như các trang thiết
bị PCCC hiện đại khác, đạt tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi
trường.
Công ty hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp vận tải trong khu vực, chính
vì vậy, ngoài đội tàu trên, Công ty có thể huy động được các phương tiện vận tải
khác, nâng trọng tải đội tàu Trung Dũng lên 23.000T, đáp ứng được mọi nhu cầu của
khách hàng.
2.3.2. Năng lực nhân sự:
a. Năng lực tổ chức, quản lý:

Yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại
của một doanh nghiệp. Từ xưa tới nay, thuật dùng người đã được chú trọng dù ở bất
cứ triều đại nào, thời đại nào, dân tộc nào. Người Trung Quốc có câu: “ Mưu sự tại
nhân, thành sự tại nhân”, người Việt Nam đã đúc rút: “Được lòng người, được lòng
dân là được cả thiên hạ”. Một trong những yếu tố góp phần vào thành công của các
Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8
13
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
tập đoàn nổi tiếng là họ biết nghệ thuật sử dụng con người và thu hút nhân tài: ví dụ
như Nokia, trọng tâm dùng người của công ty điện thoại nổi tiếng nhất thế giới này là
“Dĩ nhân vi bản”(Lấy người làm gốc), công ty thường xuyên chọn và lọc nhân tài qua
việc khảo sát về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và việc tiếp nhận công nghệ mới của
nhân viên. Hãng máy tính nổi tiếng IBM thì tuyển chọn người theo phương châm
“Thành tích cao”, đưa ra các tiêu chuẩn như có lòng quyết tâm và chí tiến thủ, có khả
năng làm việc vừa nhanh vừa tốt, có tinh thần đồng đội. Với HP – một trong những
thương hiệu điện tử hàng đầu cũng đưa ra tiêu chí của mình khi tuyển chọn nhân tài
như: “đoán nhân tài qua người tiến cử”, “rất coi trọng năng lực của các ứng viên.”.
Phải có con người mới làm nên việc và doanh nghiệp muốn phát triển thì phải có
được những con người có hoài bão lớn. Chính vì vậy, ban lãnh đạo doanh nghiệp phải
thực sự là những người có trình độ chuyên môn và có lòng tâm huyết thì doanh
nghiệp mới phát triển bền vững được. Trong Hội đồng quản trị của công ty Trung
Dũng, 100% là người có trình độ đại học và cao học, có trình độ chuyên môn và kinh
nghiệm nghề nghiệp
b. Năng lực chuyển tải
Cán bộ công nhân viên của Công ty đều là những cán bộ tâm huyết thâm niên
trong ngành hàng hải, đã thực hiện các công việc khai thác, quản lý Qua thời gian
hoạt động lâu dài, kinh nghiệm tích luỹ được trong vận tải và kinh doanh xăng dầu
không ngừng tăng thêm. Tình trạng kỹ thuật của đội tàu đã và đang được trẻ hoá.
Công ty có gần 100 thuỷ thủ và sỹ quan tàu biển. Không chỉ được đào tạo bài bản về
lý thuyết, đội ngũ chuyển tải của công ty được cọ xát thực tế. Trong đội ngũ thuyền

trưởng, 40% thuyền trưởng có bằng hạng 1, 30% thuyền trưởng có bằng hạng 2, 30%
thuyền trưởng có bằng hạng 3.
Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8
14
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
Chuyên ngành SL Trình độ
Khối văn phòng 10 100% TĐ đại học
Đội tàu
Thuyền trưởng tàu, máy trưởng 13 100% TĐ đại học,CĐ
Thuỷ thủ 62 80% TĐ, CĐ, trung cấp, sơ cấp
Cán bộ kỹ thuật, CN sửa chữa 10 80% TĐ đại học,CĐ
Hơn 10 năm hoạt động, mạng lưới khách hàng công ty trải rộng khắp trên cả
nước. Lượng khách hàng ngày một tăng, sự tin cậy hợp tác của những khách hàng lớn
và có yêu cầu khắt khe về phương tiện vận tải, kinh doanh xăng dầu là chứng minh rõ
ràng nhất về năng lực của công ty, ví dụ như: Chuyển tải cho công ty TNHH Total
Việt Nam với tỷ lệ hao hụt thấp, kết hợp với công ty TNHH Hải Nam vận tải cho
Xăng dầu Quân đội và làm đại lý vận tải cho công ty TNHH Hải Linh
c. Năng lực đầu tư
Công ty tập trung phát triển đường lối kinh doanh truyền thống nhưng bên cạnh
đó không quên tìm kiếm thị trường và cơ hội đầu tư mới. Năm 2009, vốn điều lệ của
công ty tăng lên 50 tỷ đồng. Công ty ngày càng thu hút được nhiều vốn đóng góp của
các cổ đông. Được sự tín nhiệm và góp vốn của khách hàng, bạn hàng và các ngân
hàng thương mại, Trung Dũng tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ngày
một sâu, rộng và toàn diện. Với dự án mua tàu biển chở xăng dầu chạy tuyến quốc tế
dự kiến hoàn tất vào đầu năm 2010, sức trọng tải của đội tàu Trung Dũng tăng lên
đáng kể từ 8600T lên 13000T(chưa kể trọng tải của các tàu vệ tịnh). Ngoài ra, Công
Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8
15
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
ty cũng đang tiến hành dự án xây dựng kho bãi, cầu cảng, kho xăng dầu tại Hải

Phòng, theo kế hoạch, hoàn tất vào năm 2012.
d. Kinh nghiệm kinh doanh
Qua mười năm hoạt động, công ty đã đúc rút một số kinh nghiệm kinh doanh
sau:
- Luôn giữ chữ tín, phục vụ nhiệt tình, tận tuỵ 24/24, khi cần là có.
2.4. MÔ HÌNH TỔ CHỨC
Để đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân, đặt họ vào đúng vị trị là một
thách thức lớn với người lãnh đạo. Công ty quy định thời gian thử việc đối với cán bộ
công nhân viên là từ 03 -06 tháng, đảm bảo đánh giá chính xác năng lực của mỗi cán
bộ. Ban giám đốc đã đưa ra một cơ cấu tổ chức hoạt động phù hợp tránh sự chồng
chéo giữa các phòng ban, tạo môi trường dân chủ thuận lợi để cán bộ phát huy năng
lực, tính năng động, sáng tạo trong SX – KD.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY


Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8
16
Chủ tịch HĐQT
Giám Đốc Phó Giám Đốc
Phòng
Hành
Chính
Phòng
Kế
Toán
Phòng
Kinh
Doanh
Phòng
Kỹ

Thuật
Phòng
Vật tư
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG, BAN
- Giám đốc công ty là chủ thể điều hành mọi hoạt động của đơn vị, hợp tác
quan hệ với các đối tác và cơ quan quản lý theo chức năng nhà nước quy định, ký kết
các hợp đồng, thực hiện các dự án, công trình được giao thầu và trúng thầu.
- Phó giám đốc là người trực tiếp thừa hành những nhiệm vụ được giao của Ban
giám đốc, đồng thời thay giám đốc giải quyết những công việc trên các phương diện
khi giám đốc ủy quyền.
- Phòng hành chính: Quản lý tài chính, bảo toàn và phát triển nguồn vốn của
Công ty; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các quy định Nhà
nước về việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán; Báo cáo, tổng hợp, phân tích kết
quả tài chính
- Phòng kế toán: Phòng vừa có chức năng tổ chức công tác hạch toán kế toán,
vừa thực hiện nhiệm vụ huy động vốn từ các nguồn khác nhau để đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh của công ty đạt hiệu cao. Ngoài ra phòng còn có chức năng quan
trọng nữa là tiến hành thanh toán các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân sách nhà nước,
các tổ chức kinh tế có liên quan như thanh toán lãi với Ngân hàng, khách hàng, thanh
toán lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên.
- Phòng kinh doanh: tham mưu cho lãnh dạo công ty trong việc xây dựng kế
hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; đôn đốc và giám sát việc
thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Phòng kỹ thuật: Quản lý kỹ thuật, định mức nhiên liệu, vật tư đội tàu; kiểm
soát thực hiện các tiêu chuẩn, thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa đội tàu.
- Phòng vật tư: tham mưu cho giám đốc về hoạt động mua sắm và tiếp nhận
vật tư, thiết bị, phụ tùng và nguyên vật liệu hàng hóa đầu vào phục vụ cho sản
xuất kinh doanh của công ty.
Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8

17
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
PHẦN 3:
LỢI NHUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN BỔ LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VẬN TẢI TRUNG DŨNG
3.1. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Mã số
Thuyết
minh
Năm nay Năm trước
So sánh tỷ lệ tăng giảm
Số tuyệt đối Tỷ lệ %
1 2 3 4 5 6 7
1. Doanh thu
bán hàng và
cung cấp dịch
vụ
1 VI.25 1.104.180.356.079 842.120.738.651 262.059.617.428 31.12
Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8
18
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
2. Các khoản
giảm trừ
2
3. doanh thu
thuần về bán
hàng và cung
cấp dịch vụ(10
= 1-2)

10 1.104.180.356.079 842.120.738.651 262.059.617.428 31.12
4. Giá vốn
hàng bán
11 VI.27 881.766.268.643 681.678.045.675 200.088.222.968 29.35
5. Lợi nhuận
gộp bán hàng
và cung cấp
dịch vụ (20 =
10 - 11)
20 222.414.087.436 160.442.692.976 61.971.394.460 38,63
6. Doanh thu
hoạt động tài
chính
21 VI.26 196.300.393.447 124.281.197.874 72.019.195.573 57,95
7. Chi phí tài
chính
22 VI.28 195.973.478.403 123.374.307.783 72.599.170.620 58,84
- Trong đó chi
phí lãi vay
23 21.663.835.466 2.820.471.658 18.843.363.808 668,09
8. Chi phí bán
hàng
24 1.700.000 63.083.606 -61.383.606 -97,31
9. Chi phí quản
lý doanh
nghiệp
25 40.859.235.148 27.252.313.663 13.606.921.485 49,93
10. Lợi nhuận
thuần về bán
hàng và cung

cấp dịch
vụ( 26 = 20 -
(24+25))
26 181.553.152.288 133.127.295.707 48.425.856.581 36,38
11. Lợi nhuận
tài chính( 27 =
21 - 22)
27 326.915.044 906.890.091 -579.975.047 -63,95
12. Lợi nhuận
thuần từ hoạt
động kinh
doanh
30 691.659.4307 11.666.569.491 -4.749.975.184 -40,71
13. Thu nhập
khác
31 7.969.859.654 432.154.333 7.537.705.321 1744,22
14. Chi phí
khác
32 4849221958 1.520.091.505 3.329.130.453 219,01
15. Lợi nhuận
khác (40 = 31
-32)
40 3.120.637.696 -1.087.937.172 4.208.574.868 -386,84
16. Tổng lợi
nhuận kế toán
trước thuế ( 50
= 30 + 40)
50 10.037.232.003 10.578.632.319 -541.400.316 -5,12
17. Chi phí
thuế TNDN

hiện hành
51 2.810.424.961 2.962.017.050 -151.592.089 -5,12
Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8
19
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
18. Chi phí
thuế TNDN
hoãn lại
52 0
19. Lợi nhuận
sau thuế TNDN
( 60 = 50 - 51 -
52)
60 7.226.807.042 7.616.615.269 -389.808.227 -5,12
3.2. NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ LỢI NHUẬN NĂM 2009
Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta có những nhận xét
sau:
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm nay so với năm trước
giảm 4.749.975.184 (đồng) với tỷ lệ gỉam tương ứng là 40,71%. Có kết quả trên là do
những nguyên nhân sau:
+ Lợi nhuận gộp về bán hàng tăng 61.971.394.460 (đồng) với tỷ lệ tăng là:
38,36%
* Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 262.059.617.428 đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng 31,12%
* Giá vốn hàng bán tăng 200.088.222.968 (đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng
29,35%
+ Lợi nhuận tài chính giảm 579.975.047 (đồng) tương ứng với tỷ lệ giảm là
63,95%
* Chi phí tài chính tăng 72.599.170.620 (đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng
58,84%

* Doanh thu tài chính tăng72.019.195.573 (đồng) tương ứng với tỷ lệ là
57,95%
Như vậy tốc độ tăng của chi phí từ hoạt động tài chính tăng nhanh hơn tốc độ
tăng của doanh thu do đó dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm.
Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8
20
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
- Lợi nhuận khác tăng 4.202.574.868 (đồng) tương ứng với tỷ lệ giảm là
386,84%
- Tổng lợi nhuận sau thuế giảm 541.400.361(đồng) với tỷ lệ giảm là 5,12%
Nhận xét: Nhìn chung do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và một số điều
kiện chủ quan mà lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2009 đã giảm so với năm 2008.
Tuy nhiên so với tình hình chung của nền kinh tế thì đây là một kết quả khá tốt.
3.3. PHÂN BỔ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY NĂM 2009
- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp = 10.037.232.003*28% = 2.810.424.961 ( đồng )
- Nộp tiền thu về sử đụng vốn ngân sách nhà nước:
Số tiền phải nộp = 60.394.114.862*9.6% = 5.797.835.027 (đồng)
- Trừ các khoản tiền phạt vi phạm kỉ luật thu nộp ngân sách nhà nước: tiền phạt vi
phạm hành chính, phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn, các khoản chi phí hợp lệ
chưa được trừ khi xác định thuế lợi tức: 0 (đồng)
- Trừ các khoản lỗ chưa được trừ vào lợi nhuận trước thuế: 0 (đồng)
- Lợi nhuận còn lại:
Lợi nhuận còn lại = 10.037.232.003 - (2.810.424.961+ 5.797.835.027)
= 1.428.972.015 (đồng)
- Trích lập các quỹ đặc biệt:
+ Quỹ đầu tư phát triển sản xuất:
Quỹ đầu tư phát triển sản xuất = 1.428.972.0115 * 80%
= 1.143.177.612 (đồng)
Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8

21
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
+ Quỹ dự phòng tài chính:
Quỹ dự phòng tài chính = 1.428.972.015*10% = 142.897.201,5 (đồng)
Vì ta có 25% vốn điều lệ là: 76.394.114.862 * 25% = 19.098.528.716 (đồng)
+Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc
Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc = 1.428.972.015*5 = 71.448.600,8 (đồng)
+ Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi:
Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi = 1.428.972.015*5 = 71.448.600,8(đồng)
BẢNG PHÂN BỐ LỢI NHUẬN VÀ CÁC QUỸ
Đơn vị tính:VNĐ
Stt Chỉ Tiêu (%) Giá Trị
1 Quỹ đầu tư phát triển sản xuất 80 1.143.177.612
2 Quỹ dự phòng tài chính 10 142.897.201,5
3 Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc 5 71.448.600,8
4 Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi 5 71.448.600,8
Nhận xét:
Mặc dù có những khó khăn làm cho lợi nhuận công ty năm 2009 giảm so với
năm 2008, nhưng tình hình phân bổ lợi nhuận của công ty vào các quỹ khá hợp lí:
Quỹ đầu tư phát triển sản xuất vẫn được ưu tiên hàng đầu (80%) với số tiền
1.143.177.621(đồng), quỹ đóng vai trò quan trọng trong đầu tư phát triển kinh doanh,
đổi mới trang thiết bị, trợ giúp thêm cho việc đào tạo nâng cao trình độ tay nghề và
điều kiện làm việc trong doanh nghiệp, điều này thể hiện định hướng phát triển mở
rộng của công ty.
Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8
22
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
Quỹ dự phòng tài chính chiếm 10% lợi nhuận còn lại với số tiền tương ứng là:
142.897.201,5 (đồng) dùng để chi cho các hoạt động thanh toán khẩn cấp, các khoản
tạm ứng ngay….và các khoản cần chi khác. Do quỹ dự phòng có vai trò vô cùng quan

trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên phần quỹ dự phòng phải
luôn được bảo đảm. Tuy nhiên, nếu để quá nhiều tiền mặt sẽ dẫn đến việc giảm vòng
quay của vốn, làm giảm hiệu suất sử dụng vốn. Nếu số tiền trong quỹ dự phòng của
công ty khá lớn và chưa cần thiết sử dụng ngay thì có thể gửi và ngân hàng để sinh
lời. Tỷ lệ lợi nhuận dành cho quỹ dự phòng này có thể thay đổi linh hoạt cho phù hợp
với tình hình thực tế của công ty.
Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc là: 71.448.600,8(đồng). Trong tình trạng
hiện nay việc tạm cho công nhân nghỉ việc do thiếu đơn chào hàng, lượng hàng hóa
vận chuyển giảm là điều không thể tránh khỏi. Quỹ này sẽ giúp cho công nhân bị tạm
nghỉ việc có thể đảm bảo cuộc sống. Điều này thể hiện sự quan tâm của công ty đến
cán bộ công nhân viên.
Quỹ khen thưởng và phúc lợi xã hội với 71.448.600,8 (đồng). Đây là mức trích
hợp lí. Quỹ khen thưởng thường được lập với mục đích khen thưởng cuối năm, điều
này góp phần kích lệ tinh thần làm việc của người lao động.
Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8
23
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
KẾT LUẬN
Kinh doanh là nghệ thuật giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững,
trong đó lợi nhuận là thước đo chủ yếu để đánh giá sự thành công của doanh nghiệp.
Việc phân phối lợi nhuận của công ty có ảnh hưởng khá nhiều đến định hướng phát
triển của công ty trong những năm kế tiếp.
Việc phân phối lợi nhuận của công ty cổ phần thương mại vận tải Trung Dũng
khá hợp lí, qua đó củng cố lòng tin của nhà nước và toàn thể đội ngũ cán bộ, công
nhân viên của công ty, tạo tiền đề cho công ty mở rộng quy mô và thực sự phát triển
bền vững
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các anh, các chị cán bộ nhân viên trong công ty cổ phần thương mại vận tải Trung
Dũng cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Tăng Thị Hằng. Em xin gửi lời cảm
ơn chân thành tới cô Tăng Thị Hằng cùng toàn thể các anh, các chị trong công ty.

Sinh viên: Lê Thị Sao – Lớp: KTVT8
24

×