Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

“ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỶ LỆ 1:2000 KHU DO XÃ TÂN THÀNH, HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỶ LỆ
1:2000 KHU DO XÃ TÂN THÀNH, HUYỆN TÂN UN,
TỈNH BÌNH DƯƠNG”

SVTH

: LÊ VĂN CHÚC EM

MSSV

: 09124016
:
LỚP
DH09QL
:
KHÓA
2009 – 2013
:
Quản Lý Đất Đai
NGÀNH

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2013-



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI

LÊ VĂN CHÚC EM

“ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỶ LỆ
1:2000 KHU DO XÃ TÂN THÀNH, HUYỆN TÂN
UN, TỈNH BÌNH DƯƠNG “

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Hồng Sơn
(Đòa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

(Ký tên: ………………………………)

- Tháng 8 năm 2013 -


LỜI CẢM ƠN

Thắm thoát đây thôi mà đã gần 4 năm học tại Trường đại học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh đầy thân thương. Tuy 4 năm không phải là một chăng đường
dài nhưng cũng đủ để em có thể học tập, trao dồi những kiến thức và kinh
nghiệm quý báo mà quý Thầy Cô đã tận tình truyền đạt cho em.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Ban giám hiệu
cùng quý Thầy Cô Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh khoa Quản lí
Đất đai & Bất động sản đã tận tâm truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm
quý báo để em làm hành trang trong cuộc sống.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Thầy chủ nhiệm đã tận tình dìu dắt và
đồng hành cùng lớp Quản lí đất đai 09 chúng em trong suốt thời gian qua.

Đặc biệt, Em xin cảm ơn sâu sắc đến Thầy Phạm Hồng Sơn đã quan tâm,
giúp đỡ và tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Ban lãnh đạo
công ty TNHH Đo Đạc Bản Đồ & Dịch Vụ Cây Xanh Thành Lợi đã tạo mọi cơ
hội thuận lợi cho em thực hiện đề tài này.
Em xin cảm ơn Anh Lê Hữu Trọng tổ trưởng tổ đo đạc đã tận tình hướng
dẫn và truyền dạy những kiến thức cho em trong quá trình thực tập.
Bên cạnh đó, mình cũng xin cảm ơn đến toàn thể các bạn trong lớp
DH09QL đã giúp đỡ và động viên minh trong suốt quá trình học tập tại Trường.
Trong quá trình thực hiện đề tài, dù rất nổ lực và cố gắng rất nhiều nhưng
chắc chắn rằng bài luận văn của em vẫn còn những sai sót. Vì vậy kính mong
nhận được những đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô cùng các anh chị đê bài
luận văn của em được hoàn thiện hơn.


TÓM TẮT

Sinh viên thực hiện: Lê Văn Chúc Em, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động
sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Đo ạc thành lập bản
huyện Tân Un, tỉnh Bình Đương ”



ịa chính tỷ lệ 1:2000 khu

o xã Tân Thành,

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Hồng Sơn, Bộ môn Công Nghệ Đòa Chính,
Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.

Nội dung tóm tắt của báo cáo:
Bản đồ địa chính là tài liệu quan trọng trong việc quản lý hành chính về đất đai.
Bản đồ địa chính là cơ sở để thực hiện cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai như cơng
tác đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đề tài tập trung nghiên cứu và tìm hiểu quy trình, nội dung và phương pháp
thành lập bản đồ địa chính theo hệ tọa độ quốc gia hiện hành, ứng dụng cơng nghệ
thơng tin và các trang thiết bị hiện đại, các phần mềm để thành lập bản đồ địa chính.
Đề tài tập trung vào những nội dung cơ bản sau:
-

Thành lập hệ thống lưới địa chính cấp II.
Xây dựng hệ thống lưới khống chế đo vẽ.
Đo vẽ chi tiết các yếu tố nội dung bản đồ địa chính.
Biên tập bản đồ địa chính bằng phần mềm Famis.
Kiểm tra, nghiệm thu và đánh giá chất lượng sản phẩm.

Đề tài đã đạt được những kết quả sau:
+ Xây dựng hệ thống lưới địa chính cấp II gồm 14 điểm đo bằng cơng nghệ
GPS.
+ Xây dựng lưới khống chế đo vẽ gồm 310 điểm kinh vĩ cấp I, và 32 điểm kinh
vĩ cấp II.
+ Đo vẽ chi tiết thành lập 05 mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000: DC-05, DC02, DC-04, DC-03, DC-15


DANH SÁCH VIẾT TẮT
BĐĐC

:

Bản đồ địa chính


TKKT

:

Thiết kế kỹ thuật

QSDĐ

:

Quyền sử dụng đất

UBNN

:

Ủy ban nhân dân

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

DANH SÁCH PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kết quả tọa độ địa chính cấp 2
Phụ luc 2: Bảng phân lớp các đối tượng trong Microstation
Phụ luc 3: Sơ đồ lưới địa chính cơ sở

Phụ lục 4: Sơ đồ lưới kinh vĩ KV1, KV2
Phụ lục 5: Sơ đồ phân mảnh bản đồ địa chính
Phụ luc 6: Bản đồ địa chính DC-05
Phụ luc 7: Bản đồ địa chính DC-02
Phụ luc 8: Bản đồ địa chính DC-04
Phụ luc 9: Bản đồ địa chính DC-03
Phụ luc 10: Bản đồ địa chính DC-10
 
 
 
 
 
 


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục đích, yêu cầu ..................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................2
PHẦN I: TỔNG QUAN ................................................................................................3
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ..................................................................3
I.1.1 Cơ sở khoa học ................................................................................................3
I.1.2 Cơ sở pháp lý ...................................................................................................9
I.1.3 Cơ sở thực tiễn...............................................................................................10
I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu ...........................................................................11
I.2.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên .................................................11
I.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ..........................................................12
I.2.3 Hiện trạng quản lí đất đai .............................................................................15
I.3 Nội dung, phương pháp và phương tiện nghiên cứu .......................................16

I.3.1 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................16
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................16
I.3.3 Phương tiện nghiên cứu ...............................................................................16
I.4 Quy trình thực hiện ............................................................................................19
I.5 Tài liệu, tư liệu ....................................................................................................21
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................22
II.1 Quy trình xây dựng lưới khống chế địa chính ...............................................22
II.1.1 Thiết kế kỹ thuật ..........................................................................................22
II.1.2 Khảo sát, chọn điểm chôn mốc ...................................................................22
II.1.3 Đo đạc lưới địa chính ..................................................................................23
II.1.4 Công tác tính toán bình sai .........................................................................24
II.2 Xây dựng lưới khống chế đo vẽ........................................................................25
II.2.1 Khảo sát thiết kế...........................................................................................25
II.2.2 Giai đoạn thi công .......................................................................................26
II.2.3 Xử lý tính toán lưới không chế đo vẽ ..........................................................27
II.3 Đo vẽ chi tiết nội dung bản đồ địa chính .........................................................31
II.3.1 Yêu cầu trước khi đo vẽ chi tiết ...................................................................31
II.3.2 Quy trình đo vẽ chi tiết ................................................................................32


II.4 Biên tập bản đồ địa chính .................................................................................34
II.4.1 Quy định chung ...........................................................................................34
II.4.2 Xử lí số liệu đo chi tiết .................................................................................34
II.4.3 Biên tập bản đồ địa chính ...........................................................................36
III.4.4 Kết quả đạc được ......................................................................................59
III.5 Kiểm tra, nghiệm thu, đóng gói sản phẩm giao nộp ....................................59
III.5.1 Kiểm tra ngoại nghiệp ................................................................................59
III.5.2 Kiểm tra nội nghiệp ....................................................................................59
III.5.3 Giao nộp sản phẩm ....................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................62


 
 
 
 


Ngành Quản Lí Đất Đai

SVTH: Lê Văn Chúc Em

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý Nhà nước về đất đai rất quan trọng đối với quốc gia nói chung và từng
tỉnh, thành phố nói riêng vì đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tài liệu sản xuất
đặc biệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn phân bố dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ….Trong đó, bản
đồ địa chính được lập để mô tả các thông tin về thửa đất, hệ thống thủy văn; hệ thống
giao; mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp; mốc giới và chỉ giới quy hoạch
sử dụng đất; mốc giới và ranh giới hành lang bảo vệ an toàn công trình; điểm tọa độ
địa chính.v.v là cơ sở cho công tác kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Vì
vậy, bản đồ địa chính đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước
về đất đai với thửa đất là đối tượng cơ bản cần quản lý của ngành.
Bên cạnh đó, để công tác quản lý Nhà nước về đất đai một cách chặt chẽ, phù
hợp giữa hồ sơ địa chính quản lý và thực tế sử dụng đất thì công tác cập nhật chỉnh lý
biến động đất đai cũng như khắc phục những sai sót phải được thực hiện thường
xuyên.
Trên địa bàn huyện Tân Uyên trong thời gian qua cùng với sự phát triển mạnh
mẽ về kinh tế xã hội đã và đang gây sức ép rất lớn đối với đất đai, gây biến động về
hiện trạng, thay đổi mục đích sử dụng đất. Các nguyên nhân chính dẫn đến sự biến

động về đất đai như: Chuyển mục đích sử dụng, chuyển QSDĐ, tách nhập thửa, sự
phát triển của các hệ thống cơ sở hạ tầng .v.v.
Đối với xã Tân Thành hệ thống bản đồ địa chính hầu hết đều sử dụng bản đồ
giải thửa được thành lập từ năm 1999 để phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng đất
của địa phương. Hiện nay do sự biến động về đất đai khá lớn nên bản đồ không còn
phù hợp với yêu cầu quản lý về đất đai.
Để làm được điều đó, nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất là phải thành lập
BĐĐC, nhằm giúp cho Nhà Nước quản lý chặt chẽ vốn đất, tạo cơ sở pháp lý để giải
quyết các tranh chấp, khiếu nại về đất đai và xác định rõ ràng ranh giới đất đai của
từng chủ sử dụng trên từng thửa đất. Việc quản lý đến từng thửa đất, chỉ có thể thực
hiện được khi chúng ta biết được các thông tin về thửa đất một cách đầy đủ, chính xác
và kịp thời. Cụ thể phải biết chủ sử dụng, vị trí, hình thể, diện tích, mục đích sử dụng
đất, tọa độ và hàng loạt các thông tin có liên quan khác. Do khối lượng thông tin
nhiều, đòi hỏi phải làm thế nào để quản lý một cách có hiệu quả và thống nhất từ trung
ương đến địa phương.
Xuất phát từ những thực tế trên, được sự đồng ý của khoa Quản lí đất đai và Bất
động sản Trường đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Thầy
Phạm Hồng Sơn và sự chấp thuận của Công Ty TNHH Đo Đạc Bản Đồ Và Dịch Vụ
Cây Xanh Thành Lợi, nên em thực hiện đề tài “ Đo đạc thành lập bản đồ địa chính tỷ
lệ 1:2000 khu vực xã Tân Thành, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương” để góp phần
tham gia và hoàn chỉnh hệ thống BĐĐC tại địa phương.
Trang 1


Ngành Quản Lí Đất Đai

SVTH: Lê Văn Chúc Em

2. Mục đích, yêu cầu
Mục đích:

- Phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là cơ sở để thực hiện đăng ký
quyền sử dụng đất (hay gọi tắt là đăng ký đất đai), giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,
đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất…theo quy định của pháp luật.
- Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính xã, huyện và tỉnh.
- Làm cơ sở xây dựng bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất phục vụ
phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai nhằm tạo điều kiện nâng cao năng lực
và hiệu quả quản lý Nhà nước, cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực quản lý đất đai,
kết nối hệ thống thông tin đất đai vào mạng thông tin quản lý hành chính của tỉnh,
mạng thông tin đất đai quốc gia và kết nối với các mạng thông tin chuyên ngành.
Yêu cầu:
- Hệ thống lưới tọa độ địa chính, bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000
của xã được thành lập theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000, kinh tuyến TW 105045’00”,
múi chiếu 30.
- Xác định rõ ràng và chính xác về ranh giới, diện tích, loại đất của từng thửa
đất trên thực địa.
- Xác lập tính pháp lý của từng thửa đất và chủ sử dụng đất.
- Các yêu cầu kỹ thuật xây dựng lưới, đo vẽ thành lập bản đồ tuân theo các quy
định, quy phạm hiện hành của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Đảm bảo các yêu cầu
trong công tác quản lý đất đai theo luật đất đai năm 2003 và các văn bản pháp quy hiện
hành của tỉnh Bình Dương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Các thông tin hình học và phi hình học của bản đồ địa chính gồm ranh giới thửa
đất, vị trí thửa đất, diện tích, loại đất, số hiệu thửa và các thông tin về thửa đất. Quy
trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc đo trực tiếp ngoài thực địa
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện trong vòng 4 tháng: từ tháng 03/2013
đến tháng 07/2013, thu thập số liệu, xử lý và chuẩn hóa bản đồ , hoàn thành các phần

việc mà đề tài đề cập đến, để hoàn thành đúng thời gian quy định.
Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khu dân cư xã Tân
Thành, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương với quy mô khoảng 1.200 ha ở tỷ lệ 1:2000.
 
 
 

Trang 2


Ngành Quản Lí Đất Đai

SVTH: Lê Văn Chúc Em

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1 Cơ sở khoa học
1. Các khái niệm:
Bản đồ địa chính gốc: là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện
trọn và không trọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa
đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo khu
vực trong phạm vi một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã, trong một phần hay cả
đơn vị hành chính cấp huyện hoặc một số huyện trong phạm vi một tỉnh hoặc một
thành phố trực thuộc Trung ương, được cơ quan thực hiện và cơ quan quản lý đất đai
cấp tỉnh xác nhận. Bản đồ địa chính gốc là cơ sở để thành lập bản đồ địa chính theo
đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm
đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố
địa lý có liên quan; lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan thực
hiện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận.

Bản trích đo địa chính, mảnh bản đồ trích đo, bản đồ trích đo (gọi chung là
bản trích đo địa chính): là bản đồ thể hiện trọn một thửa đất hoặc trọn một số thửa đất
liền kề nhau, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy
hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan trong phạm vi một đơn vị hành
chính cấp xã (trường hợp thửa đất có liên quan đến hai hay nhiều xã thì trên bản trích
đo phải thể hiện đường địa giới hành chính xã để làm căn cứ xác định diện tích thửa
đất trên từng xã), được cơ quan thực hiện, Ủy ban nhân dân xã và cơ quan quản lý đất
đai cấp tỉnh xác nhận.
Thửa đất: Thửa đất là yếu tố quan trọng, yếu tố chính của nội dung bản đồ địa
chính là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc
được mô tả trên hồ sơ. Ranh giới thửa đất trên thực địa được xác định bằng các cạnh
thửa là tâm của đường ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới hoặc địa
vật cố định (là dấu mốc hoặc cọc mốc) tại các đỉnh liền kề của thửa đất; ranh giới thửa
đất mô tả trên hồ sơ địa chính được xác định bằng các cạnh thửa là đường ranh giới tự
nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới hoặc địa vật cố định.
Loại đất: là tên gọi đặc trưng cho mục đích sử dụng đất. Trên bản đồ địa chính
loại đất được thể hiện bằng ký hiệu tương ứng với mục đích sử dụng đất. Một thửa đất
trên bản đồ địa chính chỉ thể hiện loại đất chính của thửa đất.
Mã thửa đất (MT): được xác định duy nhất đối với mỗi thửa đất, là một bộ
gồm ba số được đặt liên tiếp nhau có dấu chấm (.) ngăn cách (MT=MX.SB.ST ).
Trong đó số thứ nhất là mã số đơn vị hành chính cấp xã (MX); số thứ hai (SB) là số
hiệu và số thứ tự tờ bản đồ địa chính (có thửa đất) của đơn vị hành chính cấp xã; số
thứ ba (ST) là số thứ tự thửa đất trên tờ bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã,
phường, thị trấn.
Trang 3


Ngành Quản Lí Đất Đai

SVTH: Lê Văn Chúc Em


Diện tích thửa đất: được thể hiện theo đơn vị mét vuông (m2), được làm tròn số
đến một (01) chữ số thập phân.
Hồ sơ địa chính: là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất.
Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi người sử dụng đất theo
từng đơn vị hành chính cấp xã, gồm: bản đồ địa chính (hoặc bản trích đo địa chính), sổ
địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
2. Phương pháp thành lập bản đồ địa chính
– Phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa, còn gọi là phương pháp toàn đạc:
Đây là phương pháp chủ yếu và thông dụng trong công tác đo vẽ lâp BĐĐC
hiện nay. Thuật ngữ toàn đạc xuất xứ từ Hy lạp có nghĩa là đo nhanh .Thực vậy, có
thể đồng thời xác định một cách nhanh chóng tọa độ và độ cao của các điểm trên mặt
đất bằng một loại thiết bị đo trực tiếp, máy toàn đạc. Phương pháp toàn đạc mang tính
trực quan, tiến hành đơn giản, đảm bảo độ chính xác, không đòi hỏi về trình độ, thiết
bị kỹ thuật và công nghệ. Thích hợp khi đo vẽ bản đồ địa chính, phạm vi đo vẽ hẹp,
yêu cầu độ chính xác cao.
– Phương pháp sử dụng ảnh máy bay kết hợp với phương pháp đo vẽ trực tiếp ở
thực địa:
Đặc điểm của phương pháp đo ảnh là có thể đo tất cả các đối tượng chụp được
trên ảnh, nhanh chóng thu được các số liệu đo trong cùng một thời điểm trên một
phạm vi rộng lớn, giảm nhẹ công tác ngoài trời, có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế.
Đo vẽ bản đồ bằng phương pháp có sử dụng ảnh chụp máy bay (ảnh hàng
không) được sử dụng kết hợp với phương pháp điều tra, đo vẽ trực tiếp ở thực địa và
thường sử dụng hai phương pháp: phương pháp đo vẽ lập thể ảnh trên các trạm xử lý
ảnh số (phương pháp ảnh số) hoặc trên máy đo vẽ toàn năng chính xác (phương pháp
toàn năng hoặc phương pháp lập thể) và phương pháp tổng hợp (hoặc phối hợp) bình
đồ ảnh .
Các phương pháp này đo vẽ các ô, thửa, các địa vật khác, dáng đất trên cở sở
điều tra, điều vẽ ảnh trước đó hoặc đo vẽ theo hình ảnh, bình đồ ảnh, xét đoán theo

kinh nghiệm. Sau đó sẽ kết hợp với quá trình đo vẽ bù, xác minh theo hình ảnh ở thực
địa .
– Phương pháp đo GPS động nhằm xác định hàng loạt tọa độ các điểm chi tiết
thửa đất để biên vẽ, biên tập BĐĐC (giai đoạn thử nghiệm ở viện Nghiên Cứu Địa
chính):
Các điểm mặt đất được xác định thông qua số liệu quan trắc các vệ tinh nhân
tạo bay trong vũ trụ. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới sử dụng hệ thống định vị
toàn cầu GPS (Global Positioning System ) do Mỹ thiết lập, bao gồm 24 vệ tinh bay
trên 6 quỹ đạo ở độ cao 10.900 miles (20.165 km) được định vị chính xác nhờ các
trạm điều khiển mặt đất. Sử dụng các máy thu GPS đặt tại các điểm quan sát, thu tín
hiệu của ít nhất 4 vệ tinh. Nhờ các phần mềm chuyên dụng xử lý bài toán giao hội, thu
Trang 4


Ngành Quản Lí Đất Đai

SVTH: Lê Văn Chúc Em

được tọa độ không gian (X,Y,Z) của điểm đo trong hệ tọa độ địa tâm. Có 3 phương
pháp: phương pháp phân sai GPS, phương pháp GPS động thời gian thực RTK và
phương pháp GPS động xử lí sau GPS-PPK
– Phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung chi tiết từ cơ sở bản đồ nền
địa chính hoặc bản đồ nền địa hình cùng tỷ lệ.
3. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính
a. Hệ quy chiếu
Căn cứ Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000 cả nước sử
dụng chung hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia mới hệ VN-2000 các tham số chiếu
sau:
Ellipsoit quy chiếu: Hệ quy chiếu quốc tế WGS-84 (World Geodetic Systems – 84)
toàn cầu có kích thước như sau:

+ Bán trục lớn: a = 6.378.137,000 m.
+ Độ dẹt :  =

1
298, 257223563

+ Hằng số trọng trường Trái Đất GM = 3986005.108m3s-2.
+ Tốc độ góc quay quanh trục:  = 7292115,0 x 10-11 rad/s
Kinh tuyến gốc (00) được quy ước là kinh tuyến trục đi qua Grinuyt.
Điểm gốc tọa độ quốc gia: Điểm N00 đặt trong khuôn viên Viện Nghiên cứu Địa
chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
Điểm gốc hệ tọa độ phẳng có X=0 km, Y=500 km.
Điểm gốc của hệ độ cao là độ cao của điểm độ cao gốc ở Hòn Dấu, Hải Phòng.
Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 được
thành lập ở múi chiếu 3o trên mặt phẳng chiếu hình, trong hệ toạ độ Quốc gia VN2000 và độ cao nhà nước hiện hành .
b. Tỷ lệ bản đồ
Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa chiều dài đoạn thẳng trên bản đồ và chiều dài thực
của nó trên thực địa, ký hiệu là 1:Mbd.
Chọn tỷ lệ bản đồ phải căn cứ vào mục đích yêu cầu, nhiệm vụ của công tác
quản lý đất đai, giá trị kinh tế của thửa đất, mức độ khó khăn của từng khu đo, mật độ
thửa trung bình trên ha, phương tiện thiết bị và nguồn tài chính để lựa chọn tỷ lệ đo vẽ
bản đồ cho phù hợp. Ở nước ta hiện nay, sự lựa chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ được thống
nhất theo quy định chung như sau:
Tỷ lệ 1: 200, 1: 500 đo vẽ khu vực đô thị.
Tỷ lệ 1: 1000 đo vẽ khu vực nông thôn.
Tỷ lệ 1: 2000, 1: 5000 đo vẽ khu vực đất canh tác.
Tỷ lệ 1: 10000 đo vẽ khu vực đất lâm nghiệp.
c. Chia mảnh, đánh số hiệu và ghi tên gọi của mảnh bản đồ
Trang 5



Ngành Quản Lí Đất Đai

SVTH: Lê Văn Chúc Em

Bản đồ địa chính được phân mảnh cơ bản theo nguyên tắc một mảnh bản đồ địa
chính gốc là một mảnh bản đồ địa chính. Kích thước khung trong của bản đồ địa chính
lớn hơn kích thước khung trong theo hệ thống chia mảnh đồ địa chính gốc theo quy
phạm là 10cm hoặc 20cm (nghĩa là các mảnh bản đồ địa chính trong đơn vị hành chính
xã có độ gối phủ là 20cm hoặc 40cm ở mỗi cạch khung bản đồ).
Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính là tên của đơn vị hành chính (Tỉnh - Huyện
- Xã) lập bản đồ. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính bao gồm số hiệu của mảnh bản đồ địa
chính gốc, đánh số như bản đồ địa chính gốc và số thứ tự của tờ bản đồ địa chính đánh
theo đơn vị hành chính xã bằng số Ả Rập từ 01 đến hết theo nguyên tắc từ trái sang
phải, từ trên xuống dưới cho tất cả các tỷ lệ đo vẽ và không trùng nhau trong một đơn
vị hành chính xã.
Tờ bản đồ địa chính gốc chia mảnh theo các tỷ lệ:
 Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000
Dựa vào lưới km của hệ tọa độ mặt phẳng theo kinh tuyến trục cho từng tỉnh và
xích đạo, chia thành các ô vuông. Mỗi ô có kích thước thực tế là 6x6 km tương ứng
với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 60x60 km ương
ứng với diện tích là 3600 ha.
Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 gồm 8 chữ số: 2 số đầu là 10, tiếp sau là
gạch nối (-), 3 số tiếp là số chẵn kilômet (km) của tọa độ X, 3 chữ số sau là 3 số chẵn
kilômet (km) của tọa độ Y của điểm góc trái trên của mảnh bản đồ. Trục tọa độ X tính
từ xích đạo có giá trị X=0 km, trục tọa độ Y có giá trị Y=500km trùng với kinh tuyến
trục của tỉnh.
 Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000
Chia mảnh bản đồ 1:10000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế
là 3x3 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000. Kích thước hữu ích của bản

đồ là 60x60 cm tương ứng với diện tích 900 ha.
Số hiệu mảnh bản đồ đánh theo nguyên tắc tương tự như đánh số hiệu mảnh
bản đồ tỷ lệ 1:10000 nhưng không ghi số 10.
 Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000
Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế
1x1 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000. Kích thước hữu ích của bản đồ
là 50x50 cm tương ứng với diện tích 100 ha.
Các ô vuông được đánh số thứ tự theo chữ số Ả rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc
từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 bao gồm
số hiệu mảnh 1:5000, gạch nối và số thứ tự ô vuông. Ví dụ: 242491-4 (trong đó
242491 là số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000, 4 là số thứ tự ô vuông)
 Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000
Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế
0,5x0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000. Kích thước hữu ích của bản
đồ là 50x50 cm tương ứng với diện tích 25 ha.
Trang 6


Ngành Quản Lí Đất Đai

SVTH: Lê Văn Chúc Em

Các ô vuông được đánh thứ tự bằng các chữ cái a,b,c,d theo nguyên tắc từ trái
sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông. Ví dụ: 242491-4-d(trong đó
242491-4 là số hiệu mảnh bản đồ 1:2000, d là số thứ tự ô vuông)
 Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500
Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 16 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế
0,25x0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500. Kích thước hữu ích của bản
đồ là 50x50 cm tương ứng với diện tích 6,25 ha.

Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải,
từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn. Ví dụ : 242491-4-(8) (trong
đó 242491-4 là số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, (8) là số thứ tự ô vuông).
 Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200
Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực
tế 0,10 x 0,10 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200. Kích thước hữu ích của
bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 1 ha.
Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải,
từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ
lệ 1: 2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông . Ví dụ: 242491-4-19(trong đó 242491-4 là
số hiệu mảnh bản đồ 1:2000, 19 là số thứ tự ô vuông)
4. Cơ sở khống chế toạ độ, độ cao trong đo vẽ bản đồ địa chính gồm:
Lưới toạ độ và độ cao nhà nước các hạng.
Lưới địa chính, lưới độ cao kỹ thuật.
Lưới khống chế đo vẽ, điểm khống chế ảnh (gọi chung là lưới khống chế đo
vẽ).
5. Yêu cầu về nội dung và độ chính xác biểu thị các yếu tố nội dung bản đồ
địa chính
a. Độ chính xác bản đồ
Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa
chính số so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá: 15cm
đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000, 30cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000.
Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa
chính in trên giấy (sau khi đã cải chính độ biến dạng của giấy in bản đồ) so với vị trí
của điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá 15cm đối với bản đồ tỷ lệ
1:1000 và 30cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000. Quy định sai số nêu trên ở tỷ lệ
1:1000, 1:2000 áp dụng cho trường hợp đo vẽ đất đô thị và đất khu vực có giá trị kinh
tế cao; trường hợp đo vẽ đất khu dân cư nông thôn ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 các sai số
nêu trên được phép tới 1,5 lần; trường hợp đo vẽ đất nông nghiệp ở tỷ lệ 1:1000,

1:2000 các sai số nêu trên được phép tới 2 lần.
Trang 7


Ngành Quản Lí Đất Đai

SVTH: Lê Văn Chúc Em

Trong mọi trường hợp các sai số nêu trên không được mang tính hệ thống.
b. Đường ranh giới thửa:
Đây là yếu tố nội dung chính của BĐĐC, trên bản đồ ranh giới thửa đất được
thể hiện bằng nét liền, lực nét 0,15mm và khép kín, ranh giới thửa được thể hiện đầy
đủ các góc ngoặc của đường ranh, khi vẽ các đoạn cong mà có độ cong dưới 0,2mm
theo tỷ lệ bản đồ thì được phép tổng hợp thành đường thẳng.
Trên mỗi thửa đất phải thể hiện đầy đủ 3 yếu tố chính là: số thửa, diện tích, mã loại đất
và ghi dưới dạng hỗn số như sau:
mã loại đất

Số thửa
Diện tích(m2)

Số thửa của tờ BĐĐC được đánh theo số Ả rập, từ 1 đến hết thửa trong tờ bản
đồ theo nguyên tắc đánh liên tục từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, không được
trùng, sót, nhảy cóc. Trường hợp nằm trên nhiều tờ bản đồ kề nhau thì số thửa và diện
tích được ghi ở tờ nào có diện tích lớn nhất. Diện tích thửa đất tính bằng m2, đối với
bản đồ tỷ lệ 1:1000 diện tích tính chính xác tới 0,1m2 .
c. Đường địa giới hành chính:
Trên BĐĐC phải thể hiện đầy đủ các mốc và đường địa giới hành chính các cấp
xã, huyện, tỉnh. Trường hợp đường địa giới các cấp trùng nhau thì thể hiện đường địa
giới cấp cao nhất, ký hiệu đường địa giới các cấp phải thể hiện đúng theo ký hiệu

BĐĐC của Bộ tài Nguyên và Môi trường.
d. Điểm khống chế tọa độ và độ cao:
Trên BĐĐC phải thể hiện tất cả các điểm khống chế tọa độ và độ cao các cấp
có trong khu đo (kể cả những điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định, lâu dài) với
sai số triển điểm ≤0,1mm.
e. Hệ thống giao thông:
Được thể hiện đầy đủ và chính xác đường giao thông các loại. Đối với đường
sắt phải thể hiện đúng tim đường và chỉ giới đường, đối với đường bộ phải thể hiện tên
đường, chất liệu mặt đường, độ rộng và chỉ giới giao thông. Trường hợp đường có độ
rộng hơn 0,5mm theo tỷ lệ bản đồ thì thể hiện bằng 2 nét, ngược lại thể hiện 1 nét
nhưng phải chính xác tim đường. Ngoài ra, còn thể hiện các bến xe, cầu, cống, phà có
liên quan.
f. Hệ thống thủy văn:
Thể hiện toàn bộ hệ thống sông suối, ao hồ, kênh mương, đập nước, giếng
nước. Kèm theo tên gọi và hướng nước chảy. Đối với sông ngòi phải thể hiện đường
bờ và đường mép nước, đường bờ được dùng màu vẽ nét liền, đường mép nước dùng
màu vẽ nét đứt, khi đường bờ và đường mép nước cách nhau ≤0,3mm theo tỷ lệ bản
đồ thì chỉ vẽ đường bờ. Nếu độ rộng của sông suối ≥0,5mm theo tỷ lệ bản đồ thì phải
vẽ 2 nét, nếu nhỏ hơn 0,5mm thì vẽ 1 nét vào trục chính của địa vật.
g. Khu dân cư:
Trang 8


Ngành Quản Lí Đất Đai

SVTH: Lê Văn Chúc Em

Phải thể hiện chính xác đường viền khu dân cư và các hộ theo đúng vị trí, hình
thể, kích thước và thể hiện rõ ràng chính xác ranh giới từng thửa đất của từng chủ sử
dụng. Ngoài ra còn thể hiện đầy đủ chính xác các công trình kinh tế, công trình công

cộng, an ninh quốc phòng như nhà máy, doanh trại quân đội, trường học, nhà văn hóa,
trụ sở UBND các cấp... Khi đo vẽ khu dân cư phải chú ý biểu thị mối liên hệ giữa
mạng lưới giao thông và hệ thống thủy văn trong khu dân cư với mạng lưới giao thông
và hệ thống thủy văn trong khu vực.
h. Các địa vật độc lập:
Thể hiện các địa vật độc lập như đình chùa, nhà thờ, tháp nước, đài tưởng niệm,
trạm biến thế, các cột điện cao thế, các vật có tính chất định hướng bằng các ký hiệu
tương ứng và ghi chú tên gọi của từng địa vật.
i. Hệ thống ghi chú trên bản đồ:
Bao gồm tên đơn vị hành chính xã, huyện, tỉnh, tên đường xá sông suối, ngày
tháng năm, đơn vị thực hiện, kiểm tra, tỷ lệ bản đồ, tiếp biên số thửa... các đối tượng
này được ghi chú theo hướng bắc nam, riêng đối tượng giao thông sông suối được ghi
vuông góc với địa vật .
6. Ý nghĩa thực tiễn của bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính có những tác dụng rất quan trọng trong công tác quản lý nhà
nước về đất đai:
Thống kê đất đai
Giao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ
chức.
Dựa vào BĐĐC để đăng ký cấp giấy CNQSDĐ đất ở, quyền sở hữu nhà ở..
Dựa vào BĐĐC xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động đất đai và biến động
quyền sử dụng đất.
Tác dụng lâp quy hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm dân
cư, quy hoạch giao thông thuỷ lợi.
BĐĐC là tài liệu để giao đất, thu hồi đất khi cần thiết.
I.1.2 Cơ sở pháp lý
1. Các văn bản quy phạm pháp luật
- Luật Đất đai ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 và có hiệu lực kể từ ngày 01
tháng 07 năm 2004.
- Quyết định số 08/2008/QĐ.BTNMT ngày 10/11/2008 của Bộ TN&MT.

- Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư số 08/2007/TT- BTNMT ,ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Trang 9


Ngành Quản Lí Đất Đai

SVTH: Lê Văn Chúc Em

- Chỉ thị 05/2004/CT-TTg, ngày 09 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ
về triển khai thi hành Luật đất đai năm 2003.
- Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 về hoạt động Đo đạc
và Bản đồ.
2. Các văn bản quy định về kinh tế, kỹ thuật
[1] Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1: 500, 1: 1000, 1: 2000,
1: 5000 và 1: 10000 ban hành theo Quyết định số 08/2008/QĐ–BTNMT ngày 10 tháng
11 năm 2008 của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường.
[2] Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 500, 1: 1000, 1: 2000 và 1: 5000 của Tổng
cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành năm 1999.
[3] Thông tư 05/2009/TT-BTNMT ngày 01/06/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa
chính.
[4] Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài
nguyên và Môi trường) về việc hướng dẫn áp dụng hệ qui chiếu và hệ tọa độ Quốc gia
VN-2000 ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2001.
[5] Quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường số 05/2007/QĐ-BTNMTĐKTKĐĐ ngày 24 tháng 10 năm 2007 về sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa
hệ tọa độ quốc tế WGS-84 và hệ tọa độ quốc gia VN-2000.

[6] Ký hiệu bản đồ địa chính thực hiện theo công văn số 4155/BTNMTĐKTKĐĐ ngày 24 tháng 10 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ghi
mã loại đất trong hồ sơ địa chính.
[7] Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
[8] Thông tư 21/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc
Hướng dẫn sửa đổi bổ sung một số nội dung của Quyết định số 08/2008/QĐ–BTNMT
ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường.
[9] Thông tư 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài
nguyên Môi trường quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính.
[10] Quyết định số 1369/QĐ-CT ngày 23 tháng 05 năm 2000 của Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật tuyến đường DH410 trên
địa bàn huyện Tân Uyên.
[11] Quyết định số 6732/QĐ-CT ngày 01 tháng 09 năm 2004 của Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật tuyến đường DT746 trên
địa bàn huyện Tân Uyên.
I.1.3 Cơ sở thực tiễn
Hệ thống bản đồ địa chính số và bản đồ giấy được thành lập là tài liệu làm cơ sở
pháp lý giúp các cơ quan chức năng và nhà đầu tư thực hiện tốt công tác quản lý quỹ đất
trong khu đo và tiến hành công tác cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trang 10


Ngành Quản Lí Đất Đai

SVTH: Lê Văn Chúc Em

Về mặt quản lý Nhà nước: Thành lập bản đồ địa chính nhằm quản lý hiện
trạng sử dụng đất của từng thửa đất, nắm chắc được tình hình biến động về đất đai đến
địa bàn cấp xã.
Về mặt quản lý xã hội: việc hoàn thành bản đồ địa chính giúp cho các cấp

quản lý chặc chẽ quỹ đất của địa phương, góp phần ngăn chặn tình trạng lấn chiếm,
mua bán, sang nhượng đất đai trái phép, ổn định tình hình đất đai tại địa phương.
Về mặt quản lý kỹ thuật: Sản phẩm bản đồ địa chính xã Tân Thành được lập
theo số liệu địa chính theo đúng quy trình, quy phạm do Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường.
I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu
I.2.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
1. Vị trí địa lý
Tân Thành là xã nằm về phía Đông Bắc huyện Tân Uyên, ranh giới hành chính
được xác định như sau:





Phía Đông giáp xã Tân Định, Đất Cuốc.
Phía Tây giáp xã Tân Lập.
Phía Nam giáp xã Đất Cuốc.
Phía Bắc giáp xã Tân Định.

Trang 11


Ngành Quản Lí Đất Đai

SVTH: Lê Văn Chúc Em

UBNN xã cách trung tâm huyện Tân Uyên 13 km. Toàn xã được chia thành 06
ấp, diện tích tự nhiên là 2.713 ha, dân số năm 2010 là 4.822 người. Điều kiện tự nhiên,
khí hậu, thổ nhưởng đất đai thuận lợi để sản xuất và canh tác các laoij cây trồng côngnông nghiệp, trong đó cây công nghiệp giữ vai trò chủ đạo, đặc biệt cây cao su chiếm

ưu thế, hiện nay đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2. Địa hình, địa mạo
Xã có địa hình trung du tương đối bằng phẳng không có đồi cũng như thung
lũng. Địa hình này phù hợp cho canh tác nông nghiêp và phát triển xây dựng.
Ngoài ra nền đất vững chắc cao 25-30m so với mực nước biển, độ dốc 2-5%
thích hợp với xây dựng công trình và các khu công nghiệp.
3. Khí hậu
Xã Tân Thành có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo (nhiệt độ trung bình
khoảng 280 C) thuộc vùng khí hậu Đông Nam Bộ, ít bị bão lụt, chia làm hai mùa rõ rệt,
mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
4. Thủy Văn
Toàn xã có hồ Đá Bàn với diện tích 89,25 ha và Suối Cái chảy dọc theo đường
địa giới của xã tiếp giáp với xã Tân Định.
5. Tài nguyên nước
Theo kết quả điều tra của Chi cục thủy lợi tỉnh Bình Dương phục vụ cho công
tác lập Quy hoạch cấp nước sạch vệ sinh môi trường tỉnh Bình Dương đến 2020, thì
đến nay 100% hộ dân đều được sử dụng nước sạch, chủ yếu lấy từ nước giếng khoan.
Qua đó cho thấy nước ngầm trữ lượng dồi dào về chất lượng thì đảm bảo.
6. Tài nguyên đất
Bảng: Các loại đất trên địa bàn xã Tân Thành
Tên Việt Nam
Diện Tích (Ha)
Tỷ Lệ (%)
Đất xám gley
48,29
1,78
Đất nâu vàng trên phù sa cổ
2.575,3
94,92
Đất dốc tụ

0,3
0,01
Sông suối
98,25
3,29
Tổng
2.713,05
100

Ký Hiệu
Xg
Fp
D

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch năm 2010-2020)

Trên địa bàn xã phần lớn là đất nâu vàng trên phù sa cổ khoảng 2.575 ha chiếm
94,92% diện tích tự nhiên, nhóm đất này rất thích hợp với việc phát triển cây công
nghiệp dài hạn, cây ăn trái. Địa hình tương đối bằng phẳng nên đất đã tích tụ được
lượng mùn và lượng nước tự nhiên phù hợp với các loại hình cây công nghiệp dài hạn,
điển hình như cây cao su, cây điều.
I.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
1. Dân số, lao động, việc làm
Hiện nay, xã có 4.870 nhân khẩu với 1.088 hộ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch dần
theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Hộ lao động nông nghiệp chiếm 65%
Trang 12


Ngành Quản Lí Đất Đai


SVTH: Lê Văn Chúc Em

số hộ của xã; 9% số hộ làm cơng nhân, dịch vụ và các ngành nghề khác. Xã khơng có
hộ cứu đói; tỷ lệ hộ nghèo giảm dần theo hàng năm, đời sống kinh tế của người dân
tăng lên rõ nét, từng bước nâng cao và ổn định; 100% số hộ có phương tiện nghe nhìn,
100% số hộ có phương tiện đi lại, 100% số hộ dùng nước sạch và có điện sinh hoạt.
2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Sản xuất nơng nghiệp
Xã Tân Thành được thành lập sau 1975 dân cư chủ yếu là dân làm kinh tế mới.
Ngành sản xuất chính là nơng nghiệp chiếm trên 75% dân số với hai ngành
nghề chính là trồng trọt và chăn ni, còn lại một số ít làm các ngành nghề khác. Loại
cây trồng chủ yếu ở địa phương là cây cơng nghiệp đặc biệt cây cao su chiếm trên 97%
diện tích, cơ cấu xã đang chuyển dần từ nơng nghiệp sang tiểu thủ cơng nghiệp,
thương mại và dịch vụ.
b. Tiểu thủ cơng nghiệp, thương mai dịch vụ
Địa bàn có 1 khu chợ cung cấp hàng hóa phục vụ người tiêu dùng trong xã.
Theo số liệu thống kê đến đầu năm 2012, tồn xã có 72 hộ gia đình kinh doanh bn
bán; 2 điểm kinh doanh xăng dầu; 4 điểm vật liệu xây dựng; 5 điểm bán phân bón,
thuốc trừ sâu và các điểm kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ khác cũng được phát triển
dần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tại chổ của người dân địa phương.
3. Thực trạng phát triển cơ sơ hạ tầng
a. Giao thơng
Tồn xã có 02 tuyến giao thơng chính chạy qua ĐT746 và ĐH411 với tổng
chiều dài khoảng 10 km và với hơn 40 km đường giao thơng nơng thơn, phân bố rộng
khắp địa bàn tạo điều kiện cho việc vận chuyển đi lại, lưu thơng hàng hóa của nhân
dân góp phần vào việc phát triển kinh tế. Hệ thống giao thơng được phát triển rộng
khắp địa bàn và liên kết giữa các vùng tạo điều kiện cho việc vận chuyển, lưu thơng
hàng hóa được thuận tiện. Nhiều chương trình dự án mới được triển khai phát triển.
Bảng: Các trục giao thơng chính ở xã
Đường


Chiều
dài (m)

Chiều
rộng (m)

Hành lang
lộ giới (m)

Điểm đầu

Điểm
cuối

Diện tích
(ha)

Tỉnh lộ

3750

12

6

Tân Lập

Tân Đònh


6,75

Huyện lộ
Đường tổ 1
Đường tổ 2
Đường tổ 3
Đường tổ 4
Đường tổ 5
Đường tổ 6
Đường tổ 7
Đường tổ 8
Đường tổ 9
Đường tổ 10
Đường tổ 11
Đường tổ 12

4650
250
250
250
200
300
200
250
250
250
200
250
350


10
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4

6

Đất Cuốc

UBND xã

7,44
0,1
0,1
0,1
0,08
0,12
0,08
0,1
0,1
0,1

0,08
0,1
0,14

Trang 13


Ngành Quản Lí Đất Đai
Ñöôøng toå 13
Ñöôøng toå 14
Ñöôøng toå 15
Ñöôøng toå 16
Ñöôøng toå 17
Ñöôøng toå 18
Ñöôøng toå 19
  Ñöôøng toå 20 
Ñöôøng toå 21
Ñöôøng toå 22
Ñöôøng toå 23
Ñöôøng toå 24
Ñöôøng toå 25
Ñöôøng toå 26
Ñöôøng tổ 27
Ñöôøng toå 28
Ñöôøng toå 29
Ñöôøng toå 30
Ñöôøng toå 31
Ñöôøng toå 32
Ñöôøng toå 33
Ñöôøng toå 34

Ñöôøng toå 35

350
350
300
350
200
200
250
250
250
200
250
400
250
450
450
1000
300
150
400
400
350
200
300

SVTH: Lê Văn Chúc Em
4
4
4

4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4

0,14
0,14
0,12
0,14
0,08
0,08
0,1
0,1
0,1

0,08
0,1
0,16
0,1
0,18
0,18
0,4
0,12
0,06
0,16
0,16
0,14
0,8
0,12

(Nguồn : UBND xã Tân Thành)
b. Thủy lợi – cấp nước
Trên địa bàn có 982 giếng nước khoan và 216 hộ đang sử dụng nước máy, tỷ lệ
người sử dụng nước sạch đạt 100%.
c.

Điện lực

Mạng lưới điện về toàn xã 100% hộ dân có điện cho sinh hoạt và sản xuất . Tuy
nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của người dân trong xã. Hiện nay
UBND xã chưa thực hiện xong dự án xóa điện kế tổng trên địa bàn.
d. Giáo dục
Hiện tại địa phương có 3 điểm trường tiểu học 1 trường THPH và THCS 1
trường mẫu giáo, với tổng diện tích sử dụng 5.5 ha. Trong 5 năm qua kết quả cho thấy
địa phương đã thực sự quan tâm đến chương trình xã hội hóa gíao dục, và được nhìn

nhận đây là một quá trình xã hội luôn được quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
e. Y tế
UBND xã có một trạm y tế xây dựng bán kiên cố quy mô diện tích 1200 m2 tại
ấp 1. Trạm đạt chuẩn quốc gia với 16 phòng khám và 08 cán bộ, đảm bảo khám và
chủng ngừa định kỳ cho các bé từ 0 đến 12 tháng tuổi. Duy trì chế độ trực sẳn, sơ cấp
cứu kịp thời cho nhân dân, thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia đạt 100%.
f. Văn hóa – thông tin – thể dục thể thao

Trang 14


Ngành Quản Lí Đất Đai

SVTH: Lê Văn Chúc Em

Mạng lưới thông tin được phủ toàn thể 6 ấp, đảm bảo công tác tuyên truyền
đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, tin tức hoạt động của địa
phương tới toàn thể nhân dân.
Hàng năm có 95-100% số hộ gia đình đăng ký gia đình văn hóa, cuối năm xét
được 82-83% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa, các ấp đều có quy ước văn hóa.
Những năm qua, phong trào thể dục thể thao của xã luôn được quan tâm, các
ngành đoàn thể vận động nhân dân tham gia tích cực, tỷ lệ nhân dân tham gia luyện
tập thể dục thể thao thường xuyên theo sở thích: đi bộ, cầu lông, thể dục dưỡng sinh
đạt tỷ lệ 30%
I.2.3 Hiện trạng quản lí đất đai
1. Hiện trạng sử dụng đất
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 cho thấy diện tích đất tự nhiên của xã là
2.713,05 ha không đổi so với diện tích kỳ kiểm kê trước đó được phân ra gồm 02
nhóm đất chính:
- Nhóm đất nông nghiệp: 2.444,16 ha chiếm 90,09% so với diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất phi nông nghiệp: 268,89 ha chiếm 9,91% so với diện tích tự nhiên.
Bảng 3: Cơ cấu sử dụng đất năm 2012
Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên

2.713,05

100,00

I. Đất nông nghiệp

2.444,16

90,09

268,89

9,91

0,00

0,00

II. Đất phi nông nghiệp
III. Đất chưa sử dụng


(Nguồn tổng hợp: UBND xã Tân Thành)

2. Tình hình lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận QSDĐ
Đến năm 2010, tổng diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên
địa bàn xã là 2.668,00 ha, đạt 92,29% so với diện tích tự nhiên của xã.
- Diện tích đã cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân: 1.537,88 ha đạt
97,20%.
- Diện tích đã cấp giấy chứng nhận cho tổ chức: 1.130,12 ha đạt 86,35 %.
Qua kết quả trên cho thấy đến năm 2010 tỷ lệ cấp giấy chứng nhận QSDĐ của UBND
xã chỉ đạt 92,29 % so với tổng diện tích tự nhiên của xã như vậy còn tới 7,71% diện
tích tự nhiên còn lại chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, nguyên nhân chủ yếu do
vào thời điểm cấp giấy chứng nhận QSDĐ đại trà của UBND xã ( năm 2000) các chủ
sử dụng đất không xác định được thửa đất trên bản đồ, bên cạnh đó cũng có một số
chủ sử dụng đất không xác định hết phần diện tích mình đang sử dụng, đến khi đăng
ký biến động thì qua kết quả đo đạc mới phát hiện các chủ sử dụng đất này còn một
phần diện tích chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ

Trang 15


Ngành Quản Lí Đất Đai

SVTH: Lê Văn Chúc Em

3. Tình hình biến động đất đai năm 2005-2010
- Do quá trình phát triển kinh tế của các ngành, các lĩnh vực, các thành phần
kinh tế làm cho đất đai trên địa bàn xã biến động rất lớn về hình thể, đối tượng sử dụng
và mục đích sử dụng.Trong đó:
- Diện tích biến động về hình thể thửa đất chủ yếu do mua bán chuyển nhượng

đất đai và thực hiện các dự án trên địa bàn xã làm cho các thửa đất bị thay đổi về hình
thể trong quá trình chia tách thửa đất và dồn thửa khi thực hiện các dự án có quy mô
lớn.
-Diện tích biến động về đối tượng sử dụng đất tập trung chủ yếu là do hộ gia
đình cá nhân.
I.3 Nội dung, phương pháp và phương tiện nghiên cứu
I.3.1 Nội dung nghiên cứu





Xây dựng hệ thống lưới địa chính các cấp
Đo vẽ chi tiết nội dụng bản đồ địa chính
Biên tập – Hoàn chỉnh bản đồ địa chính bằng phần mềm chuyên dùng
Công tác kiểm tra, nghiệm thu

I.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Bản đồ địa chính xã Tân Thành được thành lập trên cơ sở kế thừa hệ thống lưới
địa chính cơ sở. Tiến hành xây dựng lưới địa chính bằng công nghệ GPS, sử dụng máy
toàn đạc điện tử để đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ bằng phần mềm chuyên dụng.
Các phương pháp thường sử dụng:







Phương pháp thu thập và nghiên cứu số liệu, tài liệu

Phương pháp bản đồ
Phương pháp thống kê
Phương pháp đo vẽ toàn đạc điện tử
Phương pháp tin học ứng dụng
Phương pháp chuyên gia

I.3.3 Phương tiện nghiên cứu
1. Máy móc thiết bị

Trang 16


Ngành Quản Lí Đất Đai

SVTH: Lê Văn Chúc Em

 Máy toàn đạc điện tử SOUTH NTS 3.12L với các thông số kỹ thuật sau:
SOUTH - NTS 310

NTS 312R+

NTS 312L

NTS 312B

Độ chính xác đo góc

2”

Phương pháp


Tuyệt đối, liên tục

Góc hiển thị

0.1”

Hệ thống bù trục

Bù hai trục cho phép cài đặt ON/OFF

Độ chính xác bù

1”, 1,5”, 2”

Khoảng cách đo gương đơn

5000m

- Độ chính xác đo tĩnh

(2+2ppm)/ 3 giây

- Đo chính xác (Tracking)

(2 + 2ppm)/ 1giây

Khoảng cách đo không gương

300m


Độ chính xác đo không gương

(2+2ppm)/ 3 giây

Bộ nhớ trong

8.000 điểm

Bộ nhớ Thẻ SD

2G

2G

Truyền, trút dữ liệu

Com, USB, Thẻ,

Com, USB, Thẻ, Com

Định dạng dữ liệu

TXT / DAT / SDR/ DXF/ RAW/ PTS......... Tự do

Hệ số phóng đại

30X

Phân giải


3”

Trường nhìn

1o30’ (26m tại khoảng cách 1km)
Trang 17

3.500m

1.600m

Không có

Không có


Ngành Quản Lí Đất Đai

SVTH: Lê Văn Chúc Em

Khoảng cách nhìn ngắn nhất

1.7 m

Lưới thập tự

Hệ thống chiếu sáng lưới thập

Bàn Phím và màn hình


2 màn hình & bàn phím số

Kiểu dọi tâm

Dọi quang học

Loại Pin ( 02 quả )

Lithium Ion hoặc Niken

Thời gian hoạt động

8 giờ

Gồm : Máy + 1 pin + đế máy

5.8 kg

Nhiệt độ làm việc

-20oC - +50oC

Nhiệt độ bảo quản

-40oC - +70oC

Độ ẩm

95%, không đọng nước


Chịu bụi bẩn và nước

Theo tiêu chuẩn IP55

Topography (Orientation &
Surveying)

Đo đạc khảo sát

Resection

Giao hội nghịch

Tie Distance

Đo khoảng cách gián tiếp

Stake Out

Chuyển điểm thiết kế ra thực địa

Remote Height

Đo cao gián tiếp

Reference Line

Định vị công trình theo đường chuẩn


Area

Đo diện tích

 Máy vi tính
 Máy in
2. Phương tiện xử lý
 Phần mềm tính toán bình sai LTD 2003: LTD là phần mềm bình sai tọa
độ lưới khống chế đo vẽ. Đáp ứng được yêu cầu về độ chính xác trong đo vẽ.
 Phần mềm MicroStation :
Microstation là phần mềm trợ giúp thiết kế và là môi trường đồ họa rất mạnh
cho phép xây dựng, quản lí các đối tượng đồ họa và thể hiện các yếu tố bản đồ.
Microstation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như: Famis, IRAC,
IRAB, GEOVEC, MSFC, Mrfclean, Mrffag,… Chạy trên đó.
Các công cụ của Mirostation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh
(Raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.
Mirostation còn cung cấp công cụ nhập xuất (Import, Export) dữ liệu đồ họa từ
các phần mền khác qua các file (DXF), DWG

Trang 18


×