Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA ĐÔNG XUÂN TẠI XÃ TÂN AN, HUYỆN TÂN HIỆP, TỈNH KIÊN GIANG VÀ XÂY DỰNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP ĐỐI VỚI LÚA ĐÔNG XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA ĐÔNG XUÂN TẠI
XÃ TÂN AN, HUYỆN TÂN HIỆP, TỈNH KIÊN GIANG
VÀ XÂY DỰNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN QUẢN LÝ
DỊCH HẠI TỔNG HỢP ĐỐI VỚI
LÚA ĐÔNG XUÂN

GVHD : PGS.TS LÊ MINH TRIẾT
SVTH : BÙI VIỆT THẮNG
MSSV : 03132035

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA ĐÔNG XUÂN TẠI
XÃ TÂN AN, HUYỆN TÂN HIỆP, TỈNH KIÊN GIANG
VÀ XÂY DỰNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN QUẢN LÝ
DỊCH HẠI TỔNG HỢP ĐỐI VỚI
LÚA ĐÔNG XUÂN


BÙI VIỆT THẮNG
Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng cử nhân
Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS LÊ MINH TRIẾT

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2007


LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn :
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Ban Chủ Nhiệm cùng quý thầy cô Bộ Môn Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp và các
giảng viên, cán bộ, công nhân viên nhà trường đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình học tập tại trường.
- PGS.TS Lê Minh Triết đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa
luận.
- Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, Chi cục thống kê tỉnh Kiên
Giang, Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Kiên Giang, Phòng nông nghiệp và Phòng
thống kê huyện Tân Hiệp, Ủy ban nhân dân xã Tân An, bác Nguyễn Văn Liêng – Phó
chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân An và toàn thể nông dân trong xã đã giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành được các nội dung của khóa luận.
- Gia đình và bạn bè đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu.

Thủ Đức, ngày 01 tháng 05 năm 2007
Sinh viên


Bùi Việt Thắng

]


TÓM TẮT
BÙI VIỆT THẮNG. Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh. Tháng 05/2007.
“KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA ĐÔNG XUÂN TẠI XÃ TÂN AN,
HUYỆN TÂN HIỆP, TỈNH KIÊN GIANG VÀ XÂY DỰNG TÀI LIỆU TẬP
HUẤN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP ĐỐI VỚI LÚA ĐÔNG XUÂN”
Giảng viên hướng dẫn chính : PGS.TS Lê Minh Triết.
Đề tài được thực hiện từ ngày 01/03/2007 đến 02/04/2007 tại xã Tân An, huyện
Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
Đề tài thực hiện khảo sát tình hình sản xuất lúa đông xuân của xã nhằm đúc kết và
đánh giá các biện pháp thâm canh lúa ở địa phương, đồng thời thực hiện xây dựng tài
liệu tập huấn biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp đối với lúa đông xuân để cung cấp
kiến thức cơ bản về biện pháp quản lý dịch hại này cho nông dân, làm cơ sở cho việc
áp dụng một cách phù hợp và có hiệu quả chiến lược quản lý dịch hại tổng hợp trên lúa
nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường.
Nội dung khảo sát:
Tìm hiểu những thuận lợi khó khăn trong sản xuất lúa đông xuân tại địa phương, các
giống được sử dụng phổ biến trong sản xuất, nắm được quy trình kỹ thuật sản xuất
đang được nông dân áp dụng, đặc biệt là các hộ nông dân sản xuất giỏi.
Phương pháp khảo sát:
- Phương pháp khảo sát nhanh : liên hệ với Ủy ban nhân dân xã Tân An, Phòng nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng thống kê và các cán bộ khoa học nông nghiệp
của xã để thu thập các thông tin đến tình hình sản xuất lúa đông xuân.
- Phương pháp khảo sát nông dân : dựa theo phiếu phỏng vấn đã được soạn trước, tiến
hành khảo sát trên 60 nông hộ tại xã Tân An.
Kết quả khảo sát:

- Kỹ thuật trồng lúa đông xuân
+ Xã Tân An có diện tích gieo trồng lúa năm 2005 là 3.114 ha chiếm 89,9% diện tích
tự nhiên, bình quân lương thực đầu người 4600kg/người/năm, năng suất trung bình cả


năm của xã năm 2006 là 12 tấn/ha, trong đó vụ lúa đông xuân 7,5 tấn/ha, vụ lúa hè thu
4,5 tấn/ha.
+ Vụ đông xuân thường được gieo vào khoảng tháng 11 – 12 (dương lịch) và thu
hoạch vào khoảng cuối tháng 2 đến giữa tháng 3 (dương lịch).
+ Bình quân diện tích của các hộ sản xuất là 2,3 ha.
+ Các giống lúa được trồng phổ biến: OM 2517, OM 2513, IR 50404, Jasmine 85, AG
24, KG 24,…
+ Lượng phân bón : 100 – 140 kgN/ha, 40 – 80 kgP205, 40 – 100 kgK20/ha.
+ Mức độ áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới: áp dụng IPM và bón phân theo bảng so màu lá
lúa chưa phổ biến, phương pháp sạ hàng chưa được các hộ nông dân áp dụng.
+ Hiệu quả kinh tế : lợi nhuận trung bình trên 1 ha: 13.735.000 đồng.
+ Có thể áp dụng quy trình sản xuất của các hộ nông dân sản xuất giỏi để phổ biến cho
sản xuất lúa tại địa phương. Tuy nhiên cần từng bước áp dụng thêm những tiến bộ kỹ
thuật mới trong sản xuất : IPM, sạ hàng và bón phân theo bảng so màu lá lúa.
- Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất lúa đông xuân ở địa phương
+ Thuận lợi: Điều kiện đất đai, thủy lợi nói chung phù hợp cho sản xuất lúa, đa số
người nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, nhiều hộ đã sản xuất lúa trên 20
năm.
+ Khó khăn: Thị trường tiêu thụ sản phẩm bấp bênh, giá lúa một số năm xuống khá
thấp, tình hình thời tiết và sâu bệnh còn diễn biến thất thường, giá cả vật tư nông
nghiệp, xăng dầu, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cao nên làm gia tăng chi phí sản
xuất do đó một số nông dân nghèo thường thiếu vốn cho sản xuất.
- Đã xây dựng tài liệu tập huấn biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp đối với lúa đông
xuân cho nông dân địa phương



ABSTRACT
Bui Viet Thang. Nong Lam University - HCM City. May 2007.
“A survey of Spring – Winter Seasonal rice crop at Tan An ward – Tan Hiep district – Kien
Giang province and to build up a training documents and manuals for the Integrated Pest
Management on rice in the Spring – Winter Seasonal Crop”
This theme is carried out from March 1 st 2007 to 2nd April 2007 at Tan An ward – Tan
Hiep district – Kien Giang province.
We carry out a survey of a seasonal Spring – Winter harvests in order to valuate and
summarize the intensive cultivation at the local areas and with the data collected, we are
going to build up a training document for the Integrated Pest Management on rice in the
Spring – Winter Crop to help farmers how to get appropriaate farming applications and
effective in controlling the pests to aconomize the cost of production and protect the
environment as well.

• Scopes of the survey: to look fop what are advantages and disadvantages in the seasonal
crop, all the most popular rice seeds of varirties used, to get better understading what ways
that the farmers do on their farms, particularly with the best productive.

• Methods of the survey:
We approach the local authorities as the local committee ward Tan An, The agricultural and
rural developing deparrment, the agricultural statistics ang scientist board to collect all the
data related to the seasonal Spring – Winter harvest.
We create a questionnaire to have interviews to the local farmers and do the interviews with
60 farmer households at Tan An.

• Results:
- We have got the ways of existing rice planting.
- There are 3,114 hectare in 2005 appropriating 89,9% of its natural land square, on average
4,600 kg paddy/person/year.. The annual productivity approximately in 2006 12 tone/hectare

including Spring – Winter harvest is about 7,5 tone/hectare and the Fall – Summer 4,5
tone/ha.
- Spring – Winter seasonal seeding at the beginning of November or December
( Solar Calendar) and the harvest at the end of February or to the middle of March.
- The average of rice field square 2,3 hectare/household.


- The varieties of rice used are OM 2517, OM 2513, IR 50404, Jasmine 85, AG 24 and KG
24.
- Total of fertilizer used on a hectare: 100 – 140 kgN, 40 – 80 kgP205, 40 – 100 kg K2O.
-

New technical appliation made: IPM application and fertilizing based on the sample color

comparison with the rice leaves are not applied widely. Line – sowing is not applied.
-

Effectiveness: average benefit per hectare 13.735.000 VND

-

To be able to popularize the most effective ways to all farmers in the area. Nevertheless,

we should expand step by step some new methods in production such as IPM or line –
sowing and color compatison to have efficient fertilizing.

• Advantages and Disadvantages:
-

Advantages: Soil and irrigation con ditions are applicable in rice production, most of


farmers have useful experiences, some of them have more 20 years pf experience in rice
production.
-

Disadvantages: unsecured in sales, low price, recent weather and pests are worse and

unpredictable, the material prices increasing as petroleum, fertilizers, biologiacal protection
make the higher cost especially to the poor farmers who do not have enough money and bank
loans are so difficult.
-

We have built up the training documents and manuals for training courses how to take

control by managing of pests on Spring – Winter season for the local men.


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

Trang tựa

i

Lời cảm ơn

ii


Tóm tắt

iii

Abstract

v

Mục lục

vii

Danh sách các chữ viết tắt

x

Danh sách các bảng

xi

Danh sách các hình

xii

Chương 1 : GIỚI THIỆU

1

1.1 Đặt vấn đề


1

1.2 Mục tiêu

2

1.3 Yêu cầu

2

1.4 Giới hạn đề tài

3

Chương 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới.

4

2.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam

6

2.3 Đặc điểm chung và tình hình sản xuất lúa của tỉnh Kiên Giang

8


2.3.1 Đặc điểm chung của tỉnh Kiên Giang

8

2.3.2 Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Kiên Giang

8

2.4 Đặc điểm chung và tình hình sản xuất lúa của huyện Tân Hiệp

10

2.4.1 Đặc điểm chung của huyện Tân Hiệp

10

2.4.2 Tình hình sản xuất lúa của huyện Tân Hiệp

11

2.5 Quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Integrated Pest Management)

12

2.5.1 Khái niệm ngưỡng gây hại kinh tế EIL

12

(Economic Injury Level)



2.5.2 Khái niệm quản lý dịch hại tổng hợp IPM

12

2.5.3 Sự phát triển của khái niệm IPM.

13

2.5.4 Các nguyên lý cơ bản của IPM

16

Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

20

3.1 Thời gian và địa diểm khảo sát.

20

3.2 Phương pháp nghiên cứu.

20

3.2.1 Khảo sát nhanh

20


3.2.2 Khảo sát nông hộ

20

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu.

21

Chương 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

22

4.1 Khảo sát tình hình chung của xã Tân An,huyện Tân Hiệp,tỉnh

22

Kiên Giang.
4.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Tân An

22

4.1.2 Điều kiện tự nhiên của xã Tân An

22

4.1.2.1 Vị trí địa lý

22

4.1.2.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn


24

4.1.2.3 Đất đai

24

4.1.3 Nguồn lực lao động và trình độ văn hóa

25

4.1.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Tân An

26

4.2 Kỹ thuật trồng lúa đông xuân tại xã Tân An.

27

4.2.1 Thời vụ trồng

27

4.2.2 Phân bố diện tích ruộng

27

4.2.3 Giống

28


4.2.4 Kỹ thuật làm đất

29

4.2.5 Gieo sạ

30

4.2.5.1 Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống

30

4.2.5.2 Phương pháp sạ

30

4.2.5.3 Mật độ sạ

30


4.2.6 Chăm sóc sau khi trồng

30

4.2.6.1 Dặm tỉa

30


4.2.6.2 Làm cỏ

31

4.2.6.3 Bón phân

31

4.2.6.4 Thủy lợi

34

4.2.6.5 Tình hình sâu bệnh gây hại và biện pháp phòng trừ

34

4.2.7 Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm

36

4.2.8 Mức độ áp dụng các kỹ thuật mới

36

4.2.8.1 Sạ hàng

36

4.2.8.2 Bón phân theo bảng so màu lá lúa


36

4.2.8.3 Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp

37

4.2.9 Những khó khăn và thuận lợi của nông dân

37

4.2.10 Hiệu quả kinh tế

38

4.2.11 Tổng hợp quy trình sản xuất lúa ở những hộ nông dân

39

sản xuât giỏi đạt năng suất cao.
4.3 Xây dựng tài liệu tập huấn quản lý dịch hại tổng hợp

40

đối với lúa đông xuân.
4.3.1 Mục đích

40

4.3.2 Đối tượng


40

4.3.3 Nội dung

40

Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

65

5.1 Kết luận

65

5.2 Đề nghị

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

67

PHỤ LỤC

68

.


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FAO (Food and Agriculture Organization) : Tổ chức lương nông thế giới.
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
IPM (Intergrated Pest Management) : Quản lý dịch hại tổng hợp
GDP (Gross Domestic Product): tổng sản phẩm quốc nội
KHKT : khoa học kỹ thuật
NSG : ngày sau gieo
STT : số thứ tự
SH : sạ hàng
SV : sạ vãi
SXG : sản xuất giỏi
NPK : đạm, lân, kali
NSTB :năng suất trung bình.


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích lúa ở các châu lục trên thế giới từ năm 2000 – 2005.
Bảng 2.2 Sản lượng lúa ở các châu lục trên thế giới từ năm 2000 – 2005.
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam từ năm 2000 – 2004.
Bảng 2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm từ năm 2001 – 2005 của tỉnh Kiên
Giang.
Bảng 2.5 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa đông xuân từ 2001 – 2005 của tỉnh
Kiên Giang.
Bảng 2.6 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm từ năm 2001 – 2005 của Huyện
Tân Hiệp.
Bảng 2.7 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa đông xuân từ năm 2001 – 2005 của
Huyện Tân Hiệp
Bảng 4.1 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tân An
Bảng 4.2 Năng suất lúa xã Tân An 2004 - 2006
Bảng 4.3 Phân bố diện tích ruộng lúa của các hộ khảo sát ở xã Tân An
Bảng 4.4 Tình hình sử dụng giống lúa đông xuân tại xã Tân An

Bảng 4.5 Đánh giá chung của nông dân về các giống lúa đang sử dụng
Bảng 4.6 Lượng giống gieo sạ (kg/ha) vụ lúa đông xuân tại xã Tân An
Bảng 4.7 Số lần bón và thời gian bón phân
Bảng 4.8 Loại phân và số lượng phân bón(kg/ha) cho vụ đông xuân với 4 lần bón
Bảng 4.9 : Mức đầu tư phân đạm cho vụ lúa Đông xuân ở xã Tân An
Bảng 4.10 Mức đầu tư phân Lân cho vụ đông xuân ở xã Tân An
Bảng 4.11 Mức đầu tư phân Kali cho vụ đông xuân ở xã Tân An
Bảng 4.12 Thành phần và mức độ sâu bệnh hại chính trên lúa đông xuân
Bảng 4.13 Mức đầu tư thuốc bảo vệ thực vật.
Bảng 4.14 Những khó khăn thường gặp của nông dân.


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Bản đồ vị trí xã Tân An
Hình 4.2 Cơ cấu sử dụng đất của xã Tân An.
Hình 4.3 Thời vụ gieo trồng lúa đông xuân ở xuân Tân An.
Hình 4.4 Bọ trĩ trưởng thành
Hình 4.5 Bọ cánh ngắn
Hình 4.6 Ngài sâu phao
Hình 4.7 Nhện linh miêu
Hình 4.8 Ngài sâu keo
Hình 4.9 Ấu trùng sâu keo
Hình 4.10 Bướm sâu đục thân lúa 2 chấm
Hình 4.11 Ấu trùng sâu đục thân lúa 2 chấm
Hình 4.12 Ong mắt đỏ
Hình 4.13 Ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ
Hình 4.14 Ngài sâu cuốn lá nhỏ
Hình 4.15 Rầy nâu trưởng thành
Hình 4.16 Triệu chứng bệnh đạo ôn trên lá lúa
Hình 4.17 Triệu chứng bệnh đạo ôn trên bông lúa

Hình 4.18 Triệu chứng bệnh đốm vằn trên lá lúa
Hình 4.19 Cỏ lồng vực
Hình 4.20 Cỏ đuôi phụng
Hình 4.21 Cỏ chác
Hình 4.22 Cỏ lác
Hình phụ lục 1 Bản đồ đất xã Tân An
Hình phụ lục 2 Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi đất đai xã Tân An
Hình phụ lục 3 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2004
Hình phụ lục 4 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2015


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Lúa là loại cây lương thực rất quan trọng trên thế giới, đặc biệt đối với các quốc
gia ở khu vực Đông Nam Á và trong đó có Việt Nam.
Cây lúa giữ vị trí hàng đầu về giá trị dinh dưỡng trong nhóm các cây lương thực
và có thể được chế biến thành nhiều sản phẩm quan trọng như các loại bánh, gạo, bột
gạo…nhằm cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người, mặt khác sản
phẩm lúa gạo còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng và đem lại hiệu quả kinh tế cao
cho nền kinh tế của nhiều quốc gia.
Ở Việt Nam, nghề trồng lúa là nghề truyền thống có lịch sử lâu đời, trong quá
trình sản xuất với những kinh nghiệm được tích lũy theo thời gian nông dân Việt Nam
đã chọn lọc được nhiều giống lúa quý có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của
từng vùng, từng khu vực.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và sự gia tăng dân số thì nhu
cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng gia tăng và đòi hỏi phải được đáp ứng tốt cả
về chất và lượng.
Trước tình hình đó vấn đề đầu tư thâm canh để tăng năng suất và chất lượng lúa
gạo , đồng thời hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại cho môi trường và hệ sinh thái

đang là mối quan tâm hàng đầu đối với nền nông nghiệp nhất là trong điều kiện diện
tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.
Xuất phát từ thực tế trên và nhằm xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh
để tăng năng suất lúa, đồng thời cung cấp những kiến thức cơ bản về quản lý dịch hại
tổng hợp trên lúa cho nông dân, được sự cho phép của Bộ môn Sư Phạm Kỹ Thuật
Nông Nghiệp của Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Khảo sát tình hình sản xuất lúa đông xuân tại xã Tân An, huyện Tân
Hiệp, tỉnh Kiên Giang và xây dựng tài liệu tập huấn quản lý dịch hại tổng hợp đối với
lúa đông xuân”.


1.2 Mục tiêu
- Nắm được hiện trạng sản xuất lúa đông xuân tại địa phương.
- Nắm được kỹ thuật sản xuất, phân tích và đánh giá những ưu, nhược điểm để từ đó
đúc kết quy trình kỹ thuật sản xuất lúa đông xuân của địa phương.
- Đề xuất một số biện pháp tăng năng suất và chất lượng lúa gạo.
- Xây dựng tài liệu tập huấn quản lý dịch hại tổng hợp đối với lúa đông xuân.
1.3 Yêu cầu
Thu thập và ghi nhận tổng quát các dữ kiện về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
địa phương.
Khảo sát tình hình sản xuất và kỹ thuật trồng lúa đông xuân tại địa phương trên các
phương diện sau :
• Giống :
- Những giống lúa được trồng trong vụ đông xuân.
- Năng suất các giống lúa đang đạt trong vụ đông xuân qua các năm gần đây
( 2001 – 2006).
- Chất lượng các giống và tính thích nghi với điều kiện địa phương theo đánh giá của
nông dân.
• Kỹ thuật trồng :
- Kỹ thuật làm đất.

- Thời vụ trồng và chăm sóc.
- Mức độ đầu tư thâm canh : phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
- Tình hình sâu bệnh hại và các biện pháp phòng trừ.
- Mức độ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
- Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
• Hiệu quả kinh tế
• Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lúa đông xuân


• Đề xuất của nông dân
Xây dựng tài liệu tập huấn về biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp đối với lúa đông
xuân cho nông dân.
1.4 Giới hạn đề tài
Do điều kiện kinh tế và thời gian có hạn nên đề tài chỉ thực hiện khảo sát đối với
vụ lúa đông xuân, tiến hành khảo sát 60 hộ sản xuất lúa đông xuân tại xã Tân An,
huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang trong thời gian từ 01/03/2007 đến 02/04/2007.


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Lúa là cây lượng thực lâu đời, thích nghi rộng với điều kiện tự nhiên, đã được
trồng phổ biến ở 122 quốc gia trên thế giới thuộc các châu lục: Châu Á, Châu Âu,
Châu Phi, Châu Mỹ (Bắc Mỹ và Nam Mỹ) và Châu Đại Dương.Trong đó 95% sản
lượng lúa gạo của thế giới (hơn 500 triệu tấn) được sản xuất từ các quốc gia Châu Á (
Lê Minh Triết) [8, tr.2].
Bảng 2.1 Diện tích lúa ở các châu lục trên thế giới từ năm 2000 – 2005(ha)
Năm

Các

Châu lục

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Châu Phi

7.600.663

7.568.168

8.416.329

8.785.867

9.125.196

9.130.990

Bắc Mỹ


1.230.364

1.341.700

1.297.840

1.212.860

1.345.590

1.352.880

Nam Mỹ

5.653.613

5.122.341

5.025.901

5.177.901

5.813.401

6.038.592

Châu Á

138.140.845 136.451.939 131.504.098 132.666.766 133.426.723 135.675.614


Châu Âu
Châu

Đại

Dương
Thế giới

605.915

568.520

555.903

580.220

579.006

565.249

140.123

184.700

151.700

54.200

74.300


58.300

154.106.369 151.966.261 147.700.874 149.208.550 151.027.926 153.511.755

(Nguồn : FAO, 2006. Agricultural and food trade. />Diện tích trồng lúa trên thế giới năm 2002 là 147.700.874 ha, năm 2005 là
153.511.755 ha, tăng 5.810.881 ha so với năm 2002.
Riêng ở Châu Á, diện tích gieo trồng lúa năm 2005 đạt 135.657.614 ha chiếm
88,4% diện tích trồng lúa toàn thế giới.Trong đó, Ấn Độ và Trung Quốc là 2 quốc gia
có diện tích trồng lúa dẫn đầu Châu Á.
Ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là quốc gia có diện tích trồng lúa lớn nhất với
diện tích khoảng 9.891.200 ha.


Bảng 2.2 Sản lượng lúa ở các châu lục trên thế giới từ năm 2000 – 2005(tấn)
Năm

Các
Châu lục

2000

2001

2002

2003

2004

2005


Châu Phi

17.639.927

16.605.157

17.628.874

18.723.632

18.777.472

18.565.960

Bắc Mỹ

8.657.819

9.764.495

9.568.996

9.033.610

10.469.730

10.012.190

Nam Mỹ


20.482.448

19.783.773

19.061.419

20.317.330

23.725.666

23.951.664

Châu Á

545.378.633 544.569.885 524.155.027 529.208.805 547.425.244 556.018.828

Châu Âu
Châu Đại
Dương
Thế giới

3.180.976

3.149.867

3.220.421

3.252.863


3.440.980

3.235.900

1.119.370

1.663.612

1.210.652

459.304

573.658

451.300

598.965.258 598.032.485 578.011.137 583.017.104 606.648.911 614.654.895

(Nguồn : FAO, 2006. Agricultural and food trade. />Sản lượng lúa trên thế giới liên tục tăng trong thời qua. Năm 2000, sản lượng lúa
toàn thế giới là 598.965.258 tấn, đến năm 2005 sản lượng lúa thế giới đạt 614.654.895
tấn, tăng 15.689.637 tấn so với năm 2000.
Năm 2005, sản lượng lúa toàn Châu Á đạt 556.018.828 tấn và giữ vị trí đứng đầu
thế giới.
Riêng đối với khu vực Đông Nam Á, trong giai đoạn từ 2000 – 2005 sản lượng lúa
của Thái Lan liên tục giữ vị trí dẫn đầu, với sản lượng bình quân 26.053.660 tấn/năm.
Sản lượng lúa trên thế giới có thể tăng liên tục như vậy là nhờ vào việc áp dụng
rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, gia tăng mức độ đầu tư thâm canh, từng
bước hoàn chỉnh thủy lợi, bố trí thời vụ hợp lý, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại
trong công tác giống đặc biệt là công nghệ di truyền đã tạo ra được nhiều giống lúa có
năng suất cao, phẩm chất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp với điều kiện sản

xuất thực tế của mỗi quốc gia.
Theo đánh giá của Tổ Chức Nông Lương Thế Giới(FAO), vụ lúa năm 2006 tiến
triển tương đối tốt tại nhiều nước ở bán cầu nam và gần xích đạo.
(Theo )


Theo số liệu của FAO cho thấy sản lượng lúa thế giới 2006 đạt 635 triệu tấn, tăng
0,8% so với năm 2005.
Theo FAO, tại các nước bán cầu nam, sản lượng lúa của các nước Argentina,
Australia, Indonesia và Madagascar có thể tăng do vụ mùa diễn ra khá thuận lợi, trong
khi đó sản lượng lúa của Brazil, Ecuador, Sri Lanka lại có xu hướng giảm.
Đối với các nước thuộc bán cầu bắc, Bangladesh và Trung Quốc đóng góp hầu
hết vào sự gia tăng sản lượng lúa thế giới.
2.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam từ năm 2000 – 2004.
Các chỉ tiêu

2000

Diện tích
7.666,3
(1000 ha)
Năng suất
4,24
(tấn/ha)
Sản lượng
32.529,5
(1000 tấn)
(Nguồn : Niên giám thống kê 2004)


2001

Năm
2002

2003

2004

7.492,7

7.504,3

7.452,3

7.443,8

4,29

4,59

4,63

4,86

32.104,8

34.447,2

34.568,8


35.867,8

Ngành sản xuất lúa gạo ở nước ta trong những năm qua đã có những bước chuyển
tích cực, thực sự giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước.
Hàng năm ngành lúa gạo đã đóng góp từ 12 – 13% trong tổng GDP.
(Theo )
Năm 2005, diện tích trồng lúa ở nước ta là 7.339.500 ha.Tuy nhiên, diện tích này
đang có xu hướng giảm do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp
đang diễn ra với tốc độ nhanh, do giá vật tư, nhiên liệu, phân bón tăng cao, thêm vào
đó là vấn đề nước tưới nên một bộ phận đáng kể diện tích đất trồng lúa đã được
chuyển sang nuôi trồng thủy sản và trồng các loại cây màu có hiệu quả kinh tế cao
hơn. Bên cạnh đó quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã dẫn đến hệ quả là một phần
diện tích đất nông nghiệp đã và đang được chuyển đổi sang mục đích sử dụng phi
nông nghiệp.


Như vậy, để đảm bảo nguồn cung lúa gạo cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu, các địa phương cần chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu các giống lúa, chú trọng các
giống có năng suất và chất lượng cao cho nhu cầu xuất khẩu, tăng cường chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh cho nông dân, thực hiện thâm canh tăng năng suất có
hiệu quả ở các vùng trọng điểm lúa, đặc biệt là vùng ĐBSCL
ĐBSCL với tiềm năng đa dạng và phong phú cho sản xuất nông nghiệp nên đã trở
thành vùng trọng điểm sản xuất lúa của cả nước, sản lượng lúa chiếm khoảng 52%
tổng sản lượng lúa cả nước, hàng năm đóng góp trên 90% sản lượng lúa gạo xuất
khẩu. Sản xuất lúa ở ĐBSCL có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia và góp phần tích cực trong xuất khẩu.
Trong những năm của thập niên 60 (thế kỷ 20) ở ĐBSCL hầu như chỉ có những
cánh đồng lúa 1 vụ với những giống lúa địa phương dài ngày, năng suất thấp.
Trong thời gian 20 năm trở lại đây, nhiều cơ quan nghiên cứu trong đó có Viện

Nghiên Cứu lúa ĐBSCL, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam, Viện
Nghiên Cứu và Phát Triển ĐBSCL (thuộc Đại Học Cần Thơ) đã tạo ra nhiều giống lúa
cao sản ngắn ngày, có tốc độ sinh trưởng nhanh, phẩm chất tốt, năng suất cao, đảm bảo
được các tiêu chuẩn xuất khẩu như IR 50404, OM 2517, IR 59609 … cho phép tạo ra
những cánh đồng 2 -3 vụ với năng suất trung bình 6 – 7 tấn/ha/vụ, đã thay thế hầu hết
những cánh đồng lúa 1 vụ năng suất thấp.Với việc đưa các giống lúa cao sản vào thực
tiễn sản xuất ở ĐBSCL đã góp phần đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng
thứ hai thế giới (sau Thái Lan).Nhằm gia tăng năng suất và sản lượng, bên cạnh công
tác giống thì công tác thủy lợi ở ĐBSCL cũng được nhà nước quan tâm đầu tư. Hệ
thống thủy lợi không ngừng được hoàn thiện góp phần cải tạo các vùng đất bị nhiễm
phèn, nhiễm mặn mà trước đây đã gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất lúa.
Theo dự kiến quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Chính Phủ, Việt Nam dự kiến
đất chuyên lúa chỉ còn 3,96 triệu ha đến năm 2010, nhưng vẫn đảm bảo ổn định sản
lượng lúa 40 triệu tấn/năm nhằm thực hiện chiến lược an ninh quốc gia, rên cơ sở cân
đối đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và mỗi năm xuất khẩu 3,8 – 4 triệu tấn gạo. (Theo
).


2.3 Đặc điểm chung và tình hình sản xuất lúa của tỉnh Kiên Giang
2.3.1 Đặc điểm chung của tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh cực Tây Nam của Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu
Long, có diện tích tự nhiên 629.905 ha, nằm ở tọa độ từ 104040’ đến 105032’40” kinh
độ Đông và 9023’50” đến 10032’30” vĩ độ Bắc (phần đất liền).
- Phía Đông và Đông Nam : giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang.
- Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu.
- Phía Tây : giáp vịnh Thái Lan với bờ biển dài khoảng 200 km.
- Phía Bắc : giáp Campuchia với đường biên giới đất liền dài 56,8 km.
Địa hình phần đất liền tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ hướng phía
Đông Bắc (với độ cao trung bình 0,8 – 1,2 m) xuống Tây Nam ( với độ cao trung bình

0,2 – 0,4 m) so với mặt biển.
Kiên Giang có tổng số dân là 1.623.384 người (năm 2003), mật độ dân số là 259
người/km2,với hơn 1,2 triệu người sống bằng nghề nông chiếm 75% dân số toàn tỉnh.
Tỉnh có 13 đơn vị hành chính bao gồm 11 huyện ( Kiên Lương, Hòn Đất, Châu
Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, Phú Quốc,
Kiên Hải), thị xã Hà Tiên và thành phố Rạch Giá.
2.3.2 Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Kiên Giang
Bảng 2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm từ năm 2001 – 2005 của tỉnh
Kiên Giang.
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(ha)
(tạ/ha)
(tấn)
2001
550.636
39,73
2.187.948
2002
575922
44,77
2.578.397
2003
562.778
44,22
2.489.629
2004
570.308
48.04

2.739.837
2005
595.797
49,42
2.944.315
( Nguồn: Niên giám thống kê 2003, 2005. Chi cục thống kê tỉnh Kiên Giang )
Năm

Là tỉnh trọng điểm về sản xuất nông – lâm nghiệp với diện tích đất nông nghiệp là
411.974 ha chiếm 65,72% diện tích tự nhiên, riêng đất canh tác lúa là 317.019 ha


chiếm 76,95% diện tích đất nông nghiệp, trong đó Giồng Riềng là huyện có diện tích
canh tác lúa nhiều nhất với hơn 91.970 ha (năm 2001).
Do đặc diểm, điều kiện tự nhiên chi phối, sản xuất nông nghiệp của tỉnh hình
thành bốn vùng sinh thái lớn, đặc trưng cho các kiểu vùng sinh thái của ĐBSCL, bao
gồm: vùng phù sa nước ngọt thuộc tây sông Hậu, vùng phèn ngập lũ thuộc tứ giác
Long Xuyên, vùng nhiễm mặn thuộc bán đảo Cà Mau và vùng đồi núi, hải đảo gồm
huyện Phú Quốc và huyện Kiên Hải.
Tiềm năng nông nghiệp của tỉnh phong phú và đa dạng, bao gồm: lúa, cây công
nghiệp ngắn, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, gia súc, gia cầm…
Trong tám năm (1991 – 1998), kinh tế nông nghiệp – nông thôn có mức tăng
trưởng khá, bình quân hàng năm tăng hơn 7% và chiếm tỷ trọng 67% GDP của tỉnh.
Sản xuất lúa tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn ( 80 – 87%) tổng giá trị sản xuất
nông nghiệp hàng năm.
Năm 1998, diện tích canh tác lúa của tỉnh có hơn 257.000 ha, tăng 72.000 ha so
với năm 1990, sản lượng lương thực 1.925.500 tấn, tăng 225.500 tấn so với năm 1997,
trong đó sản lượng lúa 1.920.500 tấn tăng gấp 2 lần so với năm 1990, đưa mức lương
thực bình quân đầu người từ 890 kg đến 1290 kg. Năm 2004, sản lượng lúa đạt
2.739.837 tấn với năng suất bình quân 48,04 tạ /ha.

Riêng đối với vụ lúa đông xuân của tỉnh, trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2005
đều có sự gia tăng cả về năng suất và sản lượng, bình quân hàng năm năng suất lúa
đông xuân tăng 3,8%.Năm 2004, sản lượng lúa đông xuân đạt 1.424.193 tấn, chiếm tỷ
trọng 51,98% trong tổng sản lượng lúa.


Bảng 2.5 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa đông xuân từ 2001 – 2005 của tỉnh
Kiên Giang.
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(ha)
(tạ/ha)
(tấn)
2001
249.667
44,99
1.123.215
2002
254.380
53,13
1.351.549
2003
266.629
52,58
1.402.066
2004
250.785
56,79
1.424.193

2005
250.768
59,95
1.503.398
( Nguồn : Niên giám thống kê 2003, 2005. Chi cục thống kê tỉnh Kiên Giang )
Năm

Ngành nông nghiệp Kiên Giang đã xây dựng định hướng phát triển nông nghiệp –
nông thôn đến năm 2010 với nhiều nội dung trong đó có việc ưu tiên và tập trung sản
xuất lúa hàng hóa trên cơ sở đẩy mạnh thâm canh tăng vụ ở cả 3 vùng trong đất liền
của tỉnh với cơ cấu chủ yếu : lúa đông xuân – lúa hè thu và hai vụ lúa – một vụ màu ở
những nơi có điều kiện.
Đến năm 2010, phấn đấu nâng công suất xay xát lúa gạo tại chỗ chiếm 90% sản
lượng, trong đó xay xát gạo xuất khẩu tăng từ 377.000 tấn/năm lên 600.000 tấn/năm.
Đồng thời, hoàn chỉnh hệ thống đê biển, cống ngăn mặn và các công trình thủy lợi tạo
nguồn, bảo đảm ngọt hóa hoàn toàn vùng tứ giác Long Xuyên, vùng Tây Sông Hậu và
vùng bán đảo Cà Mau.
2.4 Đặc điểm chung và tình hình sản xuất lúa của huyện Tân Hiệp
2.4.1 Đặc điểm chung của huyện Tân Hiệp
Huyện Tân Hiệp là một trong 13 đơn vị hành chính của tỉnh Kiên Giang, thuộc
vùng phù sa nước ngọt tây Sông Hậu, tiếp giáp với tỉnh Hậu Giang và An Giang, có cơ
cấu kinh tế là nông nghiệp – công nghiệp – thương mại và dịch vụ. Sản xuất chủ yếu là
nông nghiệp. GDP năm 2001 chiếm 8,4% GDP toàn tỉnh.
Huyện có diện tích tự nhiên là 419.330 ha chiếm 6,7% diện tích tự nhiên toàn
tỉnh, dân số của huyện vào năm 2003 là 148.288 người chiếm 9,13% dân số toàn tỉnh,
mật độ dân số 350 người/km2.Trong tổng dân số có tới 36,06% theo đạo Thiên Chúa.


Huyện có 10 đơn vị hành chính bao gồm thị trấn Tân Hiệp và các xã Tân Hội,
Tân An, Tân Thành, Thạnh Trị, Thạnh Đông,Thạnh Đông A, Thạnh Đông B, Tân Hiệp

A, Tân Hiệp B.
2.4.2 Tình hình sản xuất lúa của huyện Tân Hiệp
Bảng 2.6 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm từ năm 2001 – 2005 của Huyện
Tân Hiệp.
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(ha)
(tạ/ha)
(tấn)
2001
72.574
45,05
326.929
2002
73.504
56,06
412.061
2003
74.338
54,79
407.266
2004
79.942
57,32
458.193
2005
79.708
59,90
477.464

(Nguồn : Niên giám thống kê 2003, 2005. Chi cục thống kê tỉnh Kiên Giang)
Năm

Trong những năm gần đây (2001 – 2005) , được sự quan tâm đầu tư của các cấp
chính quyền nên hệ thống thủy lợi không ngừng được mở rộng để phục vụ cho công
tác tưới tiêu, đồng thời bà con nông dân ở đây được các cán bộ khuyến nông kết hợp
với Trạm bảo vệ thực vật thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất các
giống lúa chất lượng cao, công tác phòng chống sâu, bệnh hại…nên năng suất và sản
lượng lúa toàn huyện trong không ngừng tăng lên.
Diện tích sản xuất lúa toàn huyện năm 2005 là 79.708 ha, chiếm 13,37% diện tích
sản xuất lúa toàn tỉnh, với sản lượng 477.464 tấn, chiếm 16,2% tổng sản lượng lúa
toàn tỉnh.
Sản lượng lúa đông xuân năm 2005 của huyện đạt 260.320 tấn , chiếm 17,31%
tổng sản lượng lúa đông xuân của toàn tỉnh.
Vụ đông xuân năm 2006 – 2007 Tân Hiệp dẫn đầu toàn tỉnh về năng suất và sản
lượng với mức đạt bình quân 7,5 tấn/ha, với tổng sản lượng 270.000 tấn
( Theo www.kiengiang.gov.vn ).
Để đạt được kết quả này là do bà con nông dân đã áp dụng đã áp dụng tốt các
biện pháp khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng , mạng lưới khuyến nông các xã, các hợp
tác xã nông nghiệp và các cán bộ khoa học kỹ thuật nhiệt tình hướng dẫn nông dân


vượt qua nguy cơ thất mùa do rầy nâu (Nilapavarta lugens) gây hại và bệnh vàng lùn –
lùn xoắn lá.
Bảng 2.7 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa đông xuân từ năm 2001 – 2005 của
Huyện Tân Hiệp
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(ha)

(tạ/ha)
(tấn)
2001
36.202
51,03
184.755
2002
36.202
66,62
241.192
2003
36.236
66,51
241.003
2004
36.186
71,06
257.127
2005
36.186
71,94
260.320
(Nguồn : Niên giám thống kê 2003, 2005.Chi cục thống kê tỉnh Kiên Giang)
Năm

2.5 Quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Integrated Pest Management).
2.5.1 Khái niệm ngưỡng gây hại kinh tế EIL(Economic Injury Level):
Ngưỡng gây hại kinh tế là mức mật độ dịch hại thấp nhất gây hại về kinh tế đối
với sản xuất của một loại cây trồng nào đó (Trần Thị Thiên An) [1, tr.11].
Ví dụ:

- Ngưỡng gây hại kinh tế của sâu đục thân lúa 2 chấm: ở giai đoạn cây lúa 4 – 5 lá và
đẻ nhánh hữu hiệu là 2 ổ trứng/m2 hoặc 8 – 10 sâu non/m2, giai đoạn cây làm đòng và
trổ bông là 1 ổ trứng/m2 hoặc 5 sâu non/m2.
- Ngưỡng gây hại kinh tế của rầy nâu: giai đoạn đẻ nhánh 200 con/100 tép, giai đoạn
lúa làm đòng và trổ 500 con/ 100 tép.
2.5.2 Khái niệm quản lý dịch hại tổng hợp.
Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là một hệ thống quản lý dịch hại dựa trên cơ sở
sinh thái học là cơ bản, dựa trên sự kết hợp đúng đắn , sự ứng dụng hợp lý các biện
pháp phòng trừ khác nhau trong suốt quá trình trồng trọt nhằm đạt được sản lượng cây
trồng cao nhất và tác hại đến môi trường ít nhất, nghĩa là sử dụng hài hòa tất cả những
biện pháp có sẵn một cách thích hợp , trên cơ sở phân tích hệ sinh thái đồng ruộng hợp
lý để giữ cho chủng quần dịch hại luôn dưới ngưỡng gây hại kinh tế.
(Từ Thị Mỹ Thuận) [7, tr.48]


×