Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

  ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY HÓA CHẤT ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.75 KB, 70 trang )

 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
 
 

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG
QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY HÓA CHẤT ĐỒNG NAI

Họ và tên: DƯƠNG HOÀNG ANH
Ngành:
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2009 - 2013

TP.HCM, Tháng 6/2013
 


ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG
QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
TẠI NHÀ MÁY HÓA CHẤT ĐỒNG NAI

Tác giả

DƯƠNG HOÀNG ANH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chuyên ngành
Quản lý môi trường


Giáo viên hướng dẫn: KS. NGUYỄN HUY VŨ

ii 
 


Tháng 6/2013
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM

************

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: DƯƠNG HOÀNG ANH

Mã số SV: 09149004

Khoá học :2009- 2013

Lớp : DH09QM


1. Tên đề tài: Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý an toàn,
sức khỏe nghề nghiệp và môi trường tại Nhà máy Hóa chất Đồng Nai
2. Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
 Tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004/COR.1:2009, tiêu chuẩn
OHSAS 18001:2007 và hệ thống tích hợp giữa hai tiêu chuẩn.
 Tổng quan về Nhà máy Hóa chất Đồng Nai và tình hình thực hiện công
tác quản lý an toàn, sức khỏe và môi trường tại Công ty.
 Đánh giá hiệu lực thực hiện hệ thống quản lý An toàn, sức khỏe nghề
nghiệp và

môi

trường theo

yêu cẩu của

tiêu

chuẩn ISO

14001:2004/COR.1:2009, tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007, các quy định
pháp lý và yêu cầu khác có liên quan.
 Đề xuất các biện pháp khắc phục và cải tiến.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 03/2013 và Kết thúc: tháng 06/2013
4. Họ tên GVHD : KS.NGUYỄN HUY VŨ
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày

tháng năm 2013


Ngày tháng năm 2013

Ban Chủ nhiệm Khoa

Giáo viên hướng dẫn
KS.NGUYỄN HUY VŨ

iii 
 


LỜI CẢM ƠN
Những năm tháng học tập, sinh hoạt tại trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM,
những tháng ngày thực tập tại Nhà Máy Hóa Chất Đồng Nai đã cung cấp cho em
những kinh nghiệm, những kiến thức quý báu trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, quý
thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên trường ĐH. Nông Lâm TP. HCM đã truyền
đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống làm hành trang vững bước
vào đời.
Em xin được gửi lời biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Huy Vũ người đã truyền dạy
cho em những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm sâu sắc trong cuộc sống và
hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo này.
Đồng thời, em xin cảm ơn Lãnh đạo nhà máy, cùng tất cả các cô chú, anh chị làm
việc tại Nhà máy Hóa chất Đồng Nai đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành tốt đợt
thực tập. Đặc biệt là Lê Thanh Đạt đã hết lòng giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho em
trong suốt thời gian thực tập tại Nhà máy.
Cuối cùng em muốn cảm ơn cha mẹ, và các người bạn của lớp DH09QM đã động
viên, chia sẻ về mặt tinh thần với em trong suốt thời gian học tại trường đại học Nông
Lâm TP.HCM.

Xin cảm ơn tất cả mọi người. Chúc mọi người thành công trong cuộc sống!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2013
Sinh viên

Dương Hoàng Anh

 
iv 
 


 

 

TÓM TẮT NỘI DUNG KHÓA LUẬN
Khóa luận “Đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn, sức khỏe nghề
nghiệp và môi trường tại Nhà máy Hóa chất Đồng Nai” gồm các nội dung chính sau:
 Sự tiếp cận đề tài thông qua phần giới thiệu nội dung, phương pháp và mục tiêu
nghiên cứu của đề tài.
 Tổng quan về các tiêu chuẩn ISO 14001:2004/COR.1:2009, OHSAS 18001:2007
và hệ thống quản lý tích hợp.
 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004/COR.1:2009
 Giới thiệu về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
 Giới thiệu về hệ thống quản lý tích hợp An toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi
trường
 Cách thực hiện việc đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp.
 Tổng quan về Nhà máy Hóa chất Đồng Nai
 Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy.
 Cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, các nguyên vật liệu, sản phẩm và quy trình.

 Đánh giá hiện trạng môi truờng tại nhà máy.
 Đánh giá hiện trạng quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hiện tại nhà máy.
 Đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn, sức khỏe nghề nghiệp và
môi trường tại Nhà máy Hóa chất Đồng Nai:
 Cơ sở đánh giá là các tiêu chuẩn, văn bản pháp luật và các quy định nội bộ.
 Từng yêu cầu của hệ thống sẽ được xem xét, đánh giá hiện trạng về tài liệu và
kết quả thực hiện của hệ thống.
 Dựa trên việc đánh giá sẽ có các yêu cầu chưa phù hợp của hệ thống và đề ra
các biện pháp cải tiến cho từng yêu cầu chưa phù hợp.
 Kết luận và kiến nghị: Trình bày những kết luận chung về hiện trạng tài liệu và
hiện trạng thực hiện của hệ thống quản lý tích hợp tại nhà máy và đề xuất những
kiến nghị để cải tiến hệ thống.


 


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... iv
TÓM TẮT NỘI DUNG KHÓA LUẬN ....................................................................... v
MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... xi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. xiii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................xiv
Chương 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 1
1.3 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 2
1.4 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI: ............................................................ 2

1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ............................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009,
OHSAS 18001:2007 VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP ................................. 4
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 và ISO 14001: 2004 ....... 4
2.1.1 Giới thiệu về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 ................................................ 4
2.1.2 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 ...................................................... 4
2.2

GIỚI THIỆU HTQL TÍCH HỢP ISO 14001:2004/COR.1:2009 VÀ OHSAS

18001:2007 ................................................................................................................... 5
2.2.1 Cơ sở của HTQL tích hợp................................................................................ 5
2.2.2 Lợi ích khi tích hợp HTQL ISO 140001:2004 và OHSAS 18001:2007 ......... 6
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY HÓA CHẤT ĐỒNG NAI ....................... 9
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY ................................................................. 9
3.1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................... 9
vi 
 


3.1.2 Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 9
3.1.3 Địa chỉ liên hệ .................................................................................................. 9
3.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển: ..................................................................... 9
3.1.5 Diện tích......................................................................................................... 10
3.1.6 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự ..................................................................... 10
3.1.7 Một số sản phẩm của nhà máy....................................................................... 11
3.1.8 Tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn sức khỏe nghề nghiệp, môi trường
................................................................................................................................11
3.2 GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY....................... 12
3.2.1 Nguyên liệu .................................................................................................... 12

3.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất ........................................................................ 12
3.2.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất axit H3PO4 kỹ thuật................................ 12
3.2.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất axit H3PO4 thực phẩm............................ 15
3.2.3Tình hình tiêu thụ năng lượng ........................................................................ 18
3.2.3.1 Điện năng ................................................................................................ 18
3.2.3.2 Hơi nước .................................................................................................. 18
3.2.3.3 Khí nén .................................................................................................... 18
3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY ............................................... 18
3.3.1 Nước thải ....................................................................................................... 18
3.3.2 Khí thải .......................................................................................................... 19
3.3.3.Chất thải rắn ................................................................................................... 20
3.3.4 Chất thải nguy hại .......................................................................................... 21
3.4 HIỆN TRẠNG ATVSLĐ TẠI NHÀ MÁY HOÁ CHẤT ĐỒNG NAI .............. 22
3.3.1 Tổ chức quản lý công tác ATVSLĐ .............................................................. 22
3.3.2 Tai nạn lao động, PCCC và ứng phó THKC tại nhà máy ............................. 23
3.3.2.1 Tai nạn lao động ...................................................................................... 23
3.3.2.2 Công tác phòng ngừa và ứng phó THKC và PCCC ................................ 23
Chương 4 ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG
QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI
TRƯỜNG ..................................................................................................................... 25
vii 
 


4.1 PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG VÀ BAN CHUYÊN TRÁCH.............................. 25
4.1.1 Phạm vi của hệ thống ..................................................................................... 25
4.1.1.1 Nội dung đánh giá ................................................................................... 25
4.1.1.2 Nội dung cải tiến ..................................................................................... 25
4.1.2 Ban chuyên trách ........................................................................................... 25
4.1.2.1 Nội dung đánh giá ................................................................................... 25

4.1.2.2 Nội dung cải tiến ..................................................................................... 26
4.2 CHÍNH SÁCH VÀ VIỆC PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG – AN
TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP .................................................................26
4.2.2 Nội dung đánh giá .......................................................................................... 26
4.2.3 Nội dung cải tiến ............................................................................................ 27
4.3 HOẠCH ĐỊNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG – AN
TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP ................................................................. 27
4.3.1 Nhận dạng các khía cạnh môi trường và nhận dạng mối nguy, đánh giá rủi ro
để xác định các biện pháp kiểm soát ...................................................................... 27
4.3.1.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu .................................................................... 27
4.3.1.2 Nội dung đánh giá ................................................................................... 27
4.3.2.3 Nội dung cải tiến .................................................................................... 28
4.3.2 Yêu cầu của pháp luật và yêu cầu khác ......................................................... 28
4.3.2.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu ..................................................................... 28
4.3.2.2 Nội dung đánh giá ................................................................................... 28
4.3.2.3 Nội dung cải tiến ..................................................................................... 29
4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu về môi trường – mục tiêu về an toàn sức khoẻ nghề
nghiệp...................................................................................................................... 29
4.3.3.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu ..................................................................... 29
4.3.3.2 Nội dung đánh giá ................................................................................... 30
4.3.3.3 Nội dung cải tiến ..................................................................................... 30
4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH .......................................................................... 30
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm giải trình và quyền hạn ............................... 30
4.4.1.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu ..................................................................... 30
viii 
 


4.4.1.3 Nội dung cải tiến ..................................................................................... 31
4.4.2 Đào tạo, nhận thức và năng lực ..................................................................... 31

4.4.2.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu ..................................................................... 31
4.4.2.2 Nội dung đánh giá ................................................................................... 32
4.4.2.3 Nội dung cải tiến ..................................................................................... 33
4.4.3 Thông tin liên lạc, sự tham gia và hội ý ........................................................ 33
4.4.3.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu ..................................................................... 33
4.4.3.2 Nội dung đánh giá ................................................................................... 33
4.4.3.3 Nội dung cải tiến .................................................................................... 34
4.4.4 Thiết lập tài liệu hệ thống tích hợp quản lý môi trường và an toàn sức khoẻ
nghề nghiệp ............................................................................................................. 34
4.4.4.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu ..................................................................... 34
4.4.4.2 Nội dung đánh giá ................................................................................... 35
4.4.4.3 Nội dung cải tiến ..................................................................................... 35
4.4.5 Kiểm soát tài liệu ........................................................................................... 35
4.4.5.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu…………………………………………... 36 
4.4.5.2 Nội dung đánh giá ................................................................................... 36
4.4.5.3 Nội dung cải tiến ..................................................................................... 36
4.4.6 Kiểm soát điều hành .................................. Error! Bookmark not defined.36
4.4.6.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu ..................................................................... 37
4.4.6.2 Nội dung đánh giá ................................................................................... 39
4.4.6.3 Nội dung cải tiến ..................................................................................... 42
4.4.7 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp ............................... 43
4.4.7.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu ..................................................................... 43
4.4.7.2 Nội dung đánh giá ................................................................................... 43
4.4.7.3 Nội dung cải tiến ..................................................................................... 44
4.5 KIỂM TRA........................................................................................................... 44
4.5.1 Đo lường và theo dõi kết quả hoạt động của hệ thống quản lý tích hợp môi
trường, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ............................................................... 44
4.5.1.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu ..................................................................... 44
ix 
 



4.5.1.2 Nội dung đánh giá ................................................................................... 45
4.5.1.3 Nội dung cải tiến ..................................................................................... 46
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ của hệ thống................................................................. 46
4.5.2.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu ..................................................................... 46
4.5.2.2 Nội dung đánh giá ................................................................................... 46
4.5.2.3 Nội dung cải tiến ..................................................................................... 47
4.5.3 Điều tra sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa ...... 47
4.5.3.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu ..................................................................... 47
4.5.3.2 Nội dung đánh giá ................................................................................... 47
4.5.3.3 Nội dung cải tiến ..................................................................................... 48
4.5.4 Hồ sơ và quản lý hồ sơ .................................................................................. 48
4.5.4.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu ..................................................................... 48
4.5.4.2 Nội dung đánh giá ................................................................................... 48
4.5.4.3 Nội dung cải tiến: .................................................................................... 49
4.5.5 Đánh giá nội bộ .............................................................................................. 49
4.5.5.1 Hiện trạng hiện trạng hệ thống tài liệu: ................................................... 49
4.5.5.2 Nội dung đánh giá: .................................................................................. 49
4.5.5.3 Nội dung cải tiến ..................................................................................... 50
4.6 Xem xét lãnh đạo ................................................................................................. 50
4.6.1 Cơ sở đánh giá ............................................................................................... 50
4.6.2 Nội dung đánh giá:......................................................................................... 50
4.6.3 Nội dung cải tiến:........................................................................................... 50
Chương 5 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ......................................................................... 52
5.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 52
5.2 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….. 55
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………… 56



 


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BATMT

Ban An toàn - Môi trường

KCN

Khu công nghiệp

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường

TT

Thông tư



Quyết định

PCCC


Phòng cháy, chữa cháy

TGĐ

Tổng giám đốc

TCHC

Tổ chức hành chính

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

XLNT

Xử lý nước thải

QCKTQG

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

TTLT

Thông tư liên tịch

CBCNV

Cán bộ công nhân viên


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

HTQL

Hệ thống quản lý

ATVSV

ATVSV

THKC

Tình huống khẩn cấp

CTNH

Chất thải nguy hại

BCN

Bộ công nghiệp

BYT

Bộ y tế

BCA


Bộ công an

xi 
 


TTLT

Thông tư liên tịch

BLĐTBXH

Bộ lao động thương binh xã hội

BYT

Bộ y tế

LĐLĐVN

Liên đoàn lao động Việt Nam

xii 
 


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Khối lượng chất thải phát sinh ..................................................................... 20 
Bảng 3.2 Danh mục chất thải nguy hại....................................................................... 211 


xiii 
 


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Cách thực hiện đánh giá hệ thống ATSKMT .................................................. 7 
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí tổ chức, nhân sự ........................................................................ 11 
Hình 3.2: Sơ đồ sản xuất H3PO4 kỹ thuật ..................................................................... 15 
Hình 3.3: Sơ đồ sản xuất H3PO4 thực phẩm ................................................................. 17 
Hình 3.4 Hội đồng kiểm tra giám sát an toàn và môi trường ....................................... 23 

xiv 
 


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp ATSKMT tại
Nhà máy Hóa chất Đồng Nai 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nền kinh tế nước ta đang từng bước phát triển, và đã chính thức bước vào nền
kinh tế hội nhập quốc tế. Điều này cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho các đơn
vị sản xuất nói chung. Công tác quản lý môi trường và quản lý an toàn sức khỏe nghề
nghiệp của đơn vị là một trong những mặt bị tác động.
Ngày nay, hai công tác này không chỉ chịu sự ảnh hưởng của quy định pháp
luật, mà các đơn vị còn phải đối mặt với nhiều sức ép từ bên ngoài điển hình là yêu
cầu của khách hàng. Việc được công nhận tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001: 2007, hoặc tiêu chuẩn quốc tế tiêu chuẩn hệ

thống quản lý môi trường ISO 14001: 2004 đã trở thành nhu cầu của các đơn vị. Bên
cạnh đó đơn vị có thể áp dụng đồng thời hai hệ thống này được gọi là hệ thống quản lý
an toàn, sức khỏe và môi trường. Việc áp dụng đơn lẻ hay tích hợp hai hệ thống này
đều yêu cầu đơn vị thực hiện sự cải tiến không ngừng.
Nhà máy Hóa chất Đồng Nai thuộc Khu công nghiệp Biên Hòa I là một đơn vị
đang áp dụng tích hợp hai hệ thống trên. Đề tài “Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải
tiến hệ thống quản lý an toàn sức khỏe & môi trường tại Nhà máy Hóa chất Đồng Nai”
được thực hiện nhằm đóng góp vào sự cạnh tranh và phát triển của đơn vị trong thời
buổi kinh tế mới.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Tìm hiểu về tình hình thực hiện hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe và môi
trường của Nhà máy Hóa chất Đồng Nai.
Đánh giá hiệu lực thực hiện và đề xuất các biện pháp khắc phục, cải tiến hệ
thống quản lý An toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường tại Nhà máy Hóa chất
Đồng Nai.

GVHD: KS.NGUYỄN HUY VŨ

1

SVTH: DƯƠNG HOÀNG ANH


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp ATSKMT tại
Nhà máy Hóa chất Đồng Nai 
1.3 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Việc xây dựng vận hành hệ thống quản lý tích hợp An toàn, sức khỏe nghề
nghiệp




môi

trường

theo

tiêu

chuẩn

OHSAS

18001:2007



ISO

14001:2004/COR.1:2009 còn nhiều vấn đề còn tồn tại trong quá trình tích hợp tài liệu.
Việc tích hợp hệ thống không những tích hợp hệ thống tài liệu mà việc thực thi hệ
thống cũng được thực hiện đồng bộ, nhưng áp dụng vào trong thực tế còn rất nhiều tồn
tại. Để giải quyết những khó khăn này việc đánh giá và cải tiến hệ thống An toàn, sức
khỏe nghề nghiệp và môi trường hiện tại Nhà máy Hóa chất Đồng Nai để từ đó giúp hệ
thống phù hợp hơn và ngày càng hoàn thiện hệ thống.
1.4 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI:
Địa điểm: Nhà máy Hóa chất Đồng Nai.
Đường số 1, KCN Biên Hòa I
Đối tượng nghiên cứu : Các hoạt động, quá trình, sản phẩm và dịch vụ ở Nhà
máy Hóa chất Đồng Nai để sản xuất ra sản phẩm axít photphoric kỹ thuật, axít

photphoric thực phẩm, sản phẩm gốc photphat có khả năng phát sinh các vấn đề về an
toàn, sức khỏe và môi trường.
Giới hạn của đề tài: Nhà máy vẫn còn một số dự án đang triển khai và xây
dựng, trong quá trình thực tập không được tham quan và tiếp cận với các dự án này
nên các dự án này không có trong phạm vi của đề tài.
1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Phương pháp khảo sát thực tế: Khảo sát hiện trạng thực tế về vấn đề an toàn lao
động và hiện trạng môi trường tại nhà máy.
Các khu vực khảo sát:
 Khu vực sản xuất: H3PO4 kỹ thuật, H3PO4 thực phẩm, sản phẩm hóa.
 Khu vực xử lý nước thải
 Các kho chứa: photpho nguyên liệu, kho thành phẩm,…
 Khu vực đóng can
 Các khu vực khác thuộc nhà máy: bếp ăn, phòng y tế,…
- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào phương pháp này để thống kê và mô tả
các thành phần của hệ thống, các rủi ro và khía cạnh môi trường, danh mục các
yêu cầu pháp luật.
GVHD: KS.NGUYỄN HUY VŨ

2

SVTH: DƯƠNG HOÀNG ANH


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp ATSKMT tại
Nhà máy Hóa chất Đồng Nai 
- Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh: Tất cả các số liệu, tài liệu được
tổng hợp, phân tích, đánh giá và nhận xét. Sử dụng các yêu cầu pháp lý, tiêu
chuẩn để xác định sự không phù hợp, hiệu lực thực thi hệ thống.


GVHD: KS.NGUYỄN HUY VŨ

3

SVTH: DƯƠNG HOÀNG ANH


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp ATSKMT tại
Nhà máy Hóa chất Đồng Nai 

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ CÁC TIÊU CHUẨN ISO
14001:2004/COR.1:2009, OHSAS 18001:2007 VÀ
HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 và ISO 14001:
2004/COR.1:2009
2.1.1 Giới thiệu về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
Năm 1991, Ủy ban Sức khỏe và An toàn ở nước Anh (các tổ chức chính phủ chịu
trách nhiệm đẩy mạnh các quy định về sức khỏe và an toàn) đã giới thiệu các hướng dẫn về
quản lý Sức khỏe và An toàn.
Nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý sức khỏe và an toàn đã thúc đẩy
Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) thực hiện phát hành phiên bản đầu tiên – tiêu chuẩn OHSAS
18001 – 1999 về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (hệ thống quản lý
OH&S) – với sự cộng tác của các tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới. Dựa vào tiêu
chuẩn này, hệ thống quản lý của các tổ chức có thể được đánh giá và cấp giấy chứng nhận.
Với phiên bản OHSAS 18001:2007, nó được hình thành do sự đóng góp của 10 tổ chức
chứng nhận, nghiên cứu và cơ quan chính phủ hàng đầu trên thế giới.
Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 được xuất bản vào ngày 1 tháng 7 năm 2007. Phiên
bản này có tương thích cao hơn với các tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001/COR.1:2009,
với cấu trúc các điều khoản tương tự ISO 14001/COR.1:2009. Tiêu chuẩn này được áp dụng

cho tất cả tổ chức mong muốn loại bỏ và giảm thiểu rủi ro cho nhân viên hoặc những nhà
đầu tư khác mà có thể rơi vào rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp với các hoạt động của họ.
2.1.2 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001: 2004/COR.1:2009
Dân số, tài nguyên và môi trường trong những năm gần đây đã trở thành mối quan
tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Quá trình hoạt động công nghiệp đã ngày
càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hiệu quả cuối cùng là làm suy
GVHD: KS.NGUYỄN HUY VŨ

4

SVTH: DƯƠNG HOÀNG ANH


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp ATSKMT tại
Nhà máy Hóa chất Đồng Nai 
thoái chất lượng sống của cộng đồng. Do đó, bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề hết
sức quan trọng, một trong những mục tiêu chính nằm trong các chính sách chiến lược của
các quốc gia.
Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương thức tiếp cận chung về quản
lý môi trường, tăng cường khả năng đo được các kết quả hoạt động của môi trường, tạo điều
kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, năm 1993, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã
triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường có mã hiệu ISO 14000 nhằm mục
đích tiến tới thống nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (EMS) đảm bảo sự phát triển
bền

vững

trong

từng


quốc

gia,

trong

khu

vực



quốc

tế.

Bộ tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 được ban hành vào 15/11/2004 thay thế cho tiêu chuẩn ISO
14001: 1996. Phiên bản ISO 14001: 1996 sẽ hết hạn vào 05/2006. Bộ tiệu chuẩn ISO
14001/Cor.1: 2009 (TCVN ISO 14001: 2010) hiện hành thay thế cho tiêu chuẩn TCVN
ISO 14001: 2005 (ISO 14001: 2004). Tiêu chuẩn ISO 14001 được áp dụng cho tất cả các
loại hình tổ chức không phân biệt quy mô, loại hình hoạt động hay sản phẩm. Áp dụng tiêu
chuẩn ISO 14001 Tổ chức áp dụng hệ thống ISO 14001 để kiểm soát các khía cạnh và tác
động môi trường của các hoạt động sản xuất/ dịch vụ của tổ chức và cải tiến liên tục để đáp
ứng các yêu cầu pháp luật cũng như các yêu cầu của tiêu chuẩn. Áp dụng tiêu chuẩn ISO
14001 tổ chức cần chứng tỏ tổ chức đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ và ngăn ngừa ô
nhiễm.
2.2

GIỚI THIỆU HTQL TÍCH HỢP ISO 14001:2004/COR.1:2009 VÀ OHSAS


18001:2007
2.2.1 Cơ sở của HTQL tích hợp
Khi xây dựng một HTQL thì việc đầu tiên là phải đi từ các quá trình trong một tổ
chức. Xem xét các quá trình này, đề ra các yêu cầu đối với đầu vào, đầu ra của quá trình,
đánh giá rủi ro và cơ hội, thiết lập và thực hiện cơ chế kiểm soát, đo lường hoạt động và
phân tích kết quả và cuối cùng là đề ra cơ hội cải tiến và thực hiện.
Một HTQL tốt khi đóng góp cho hoạt động tốt hơn và hài hoà với hoạt động hàng
ngày của một tổ chức và được xây dựng trên cơ sở 2 nguyên tắc cơ bản: đó là Chu trình
Deming – SHEWARD và cách tiếp cận quá trình.
Chu trình Deming – SHEwart miêu tả các bước nối tiếp của Lập kế hoạch - Thực
hiện - Kiểm tra - Khắc phục (Plan – Do – Check – Act) để thực hiện mục tiêu một cách hiệu
GVHD: KS.NGUYỄN HUY VŨ

5

SVTH: DƯƠNG HOÀNG ANH


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp ATSKMT tại
Nhà máy Hóa chất Đồng Nai 
quả và hữu hiệu bao gồm các hoạt động và thực hành (được ghi thành thủ tục) sao cho đảm
bảo thực hiện các bước trên. Việc nhận diện và kiểm soát một cách hệ thống các quá trình
trong một tổ chức, nhất là nhận diện và kiểm soát mối liên hệ và sự tác động qua lại giữa
các quá trình này được gọi là “cách tiếp cận quá trình”.
Một HTQL nếu được xây dựng trên cơ sở kết hợp hai nguyên tắc này, sẽ có hỗ trợ
thực sự cho tổ chức trong việc kiểm soát và hoàn thiện hoạt động.
 P(Plan): Lập kế hoạch
Trong giai đoạn này lãnh đạo lập ra chính sách an toàn sức khỏe và môi trường để
đường lối chung, các khuynh hướng và nguyên tắc hoạt động của tổ chức. Tổ chức cần đảm

bảo sự cam kết về hệ thống quản lý của mình.
Ngoài ra để có một hệ thống quản lý hiệu quả tổ chức phải xác định các hoạt động có thể
có tác động đến môi trường, an toàn và sức khỏe, đồng thời cũng phải xác định các yêu cầu
của pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức tuân thủ. Sau đó lập kế hoạch để thực hiện các
mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình an toàn, sức khỏe và môi trường.
 D (Do): Thực hiện
Trong giai đoạn này các thủ tục vận hành và kiểm soát được áp dụng, tổ chức phải phát
triển những khả năng và có cơ chế hỗ trợ cần thiết để đạt mục tiêu, chỉ tiêu.
 C (Check): Kiểm tra
Xem xét của lãnh đạo về tính phù hợp, đầy đủ, hiệu quả nhằm tạo cơ hội cải tiến liên
tục.
Phản hồi từ việc kiểm tra, giám sát, đo lường các kết quả hoạt động và đánh giá nội bộ.
 A (Act): Hành động khắc phục
Chuyển các ý kiến phản hồi từ kết quả kiểm tra, giám sát và đo lường thành các hành
động khắc phục, hành động phòng ngừa và cải tiến liên tục. Đó có thể là việc thiết lập các
quá trình mới thay thể quá trình cũ thay đổi công nghệ hay chiến lược mới.
2.2.2 Lợi ích khi tích hợp HTQL ISO 140001:2004 và OHSAS 18001:2007
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, thỏa mãn yêu cầu của các bên hữu
quan.Việc tích hợp các hệ thống cho phép doanh nghiệp xem xét các mục tiêu, chính sách
của mình trên phương diện tổng thể dưới nhiều góc độ khác nhau của các bên hữu quan.Sau
khi tích hợp, doanh nghiệp có một hệ thống, một chính sách và mục tiêu trong đó đề cập đầy
đủ các yêu cầu của bên hữu quan.
GVHD: KS.NGUYỄN HUY VŨ

6

SVTH: DƯƠNG HOÀNG ANH


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp ATSKMT tại

Nhà máy Hóa chất Đồng Nai 
Sự tích hợp giúp quản lý dễ dàng hơn, cơ cấu tổ chức đơn giản hơn.Tổ chức có thể
chỉ cần một đại diện lãnh đạo.Nếu chỉ có một hệ thống văn bản thì quy trình hướng dẫn
công việc sẽ nhất quán, dễ dàng tìm kiếm tra cứu và dễ dàng áp dụng đây là yếu tố quan
trọng trong việc đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống.
Tối thiểu các rắc rối gây ra bởi nhiều hệ thống do sự chồng chéo, trùng lặp khi áp
dụng riêng rẽ cùng lúc nhiều hệ thống, đồng thời giảm mâu thuẩn giữa các hệ thống.
Tiết kiệm tài nguyên và nâng cao tính thống nhất trong hoạt động quản lý.
Tối đa hoá các lợi ích thu được từ một hệ thống và thiết lập khuôn khổ để cải tiến
liên tục cho từng hệ thống.
Giảm thời gian, chi phí cho các đợt đánh giá. Nếu tách riêng hai hệ thống thì mỗi
năm sẽ phải tổ chức nhiều đợt đánh giá hơn và chi phí giá sẽ tăng lên.
Đơn giản hóa hệ thống QLMT và hệ thống AT & SK đang có làm cho việc áp dụng
được dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.
Toàn tổ chức sẽ hoạt động trong một hệ thống thống nhất.Đây là điều mà bất kỳ một
nhà lãnh đạo nào đều cũng mong muốn.
Giảm việc lặp đi lặp lại các thủ tục tương tự nhau và giảm các công việc hành chính
cồng kềnh.
Giảm chi phí bồi thường tai nạn lao động, chi phí do các hoạt động ô nhiễm môi
trường.
2.3 CÁCH THỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG
Tiêu chuẩn, pháp luật
Cơ sở đánh giá
Hệ thống tài liệu ATSKMT

Đánh giá
và cải tiến

Hiện trạng thực hiện ATSKMT


Hình 2.1:Cách thực hiện đánh giá hệ thống
GVHD: KS.NGUYỄN HUY VŨ

7

SVTH: DƯƠNG HOÀNG ANH


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp ATSKMT tại
Nhà máy Hóa chất Đồng Nai 
Khi hệ thống quản lý tích hợp được áp dụng, bước đầu tiên tổ chức phải thiết lập hệ
thống tài liệu dựa trên các tiêu chuẩn một cách đầy đủ. Bước tiếp theo sẽ là thực thi hệ
thống trên cơ sở là hệ thống tài liệu mà do tổ chức đã soạn thảo.
Đánh giá và cải tiến hệ thống chúng ta cần phải dựa vào các bước của quy trình áp
dụng ở trên.Trong quá trình thiết lập, soạn thảo hệ thống tài liệu, chúng ta cần đánh giá xem
hệ thống tài liệu đã đầy đủ, phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn chưa? Cần phải xem xét và
nếu chưa đầy đủ hoặc không phù hợp chúng ta cần tiến hành bước cải tiến để hệ thống tài
liệu luôn đảm bảo theo yêu cầu của tiêu chuẩn.Tiếp theo là bước thực thi hệ thống, chúng ta
cần phải đánh giá việc thực hiện hệ thống theo các quy trình, quy định, hướng dẫn mà đã
thiết lập trong hệ thống tài liệu. Trong quá trình thực hiện sẽ có khả năng nảy sinh nhiều vấn
đề, có thể làm cho việc thực hiện không tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn và pháp luật,
hoặc hệ thống tài liệu thiết lập không phù hợp với việc thực hiện thực tiễn, khi đó cần phải
điều chỉnh lại hệ thống tài liệu sao cho phù hợp với thực tiễn lẫn các yêu cầu của tiêu chuẩn
và pháp luật.
Việc đánh giá HTQL nhằm tìm cơ hội cải tiến sẽ được tiến hành theokế hoạch hoặc
yêu cầu đặc biệt để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt hơn và luôn tuân thủ theo các yêu cầu
của tiêu chuẩn và pháp luật.

GVHD: KS.NGUYỄN HUY VŨ


8

SVTH: DƯƠNG HOÀNG ANH


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp ATSKMT tại
Nhà máy Hóa chất Đồng Nai 

Chương 3
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY HÓA CHẤT ĐỒNG NAI
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY
3.1.1 Vị trí địa lý
- Phía đông bắc giáp xí nghiệp Việt Thái
- Phía tây bắc giáp xí nghiệp điện tử Biên Hòa
- Phía tây nam giáp xí nghiệp bê tông Biên Hòa
- Phía đông nam giáp đường số 1 KCN Biên Hòa 1
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
- Mang đặc điểm của khí hậu thành phố Biên Hòa với đặc điểm chung là nóng
ẩm, mưa nhiều, phân làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mưa lớn tập trung, lượng mưa chiếm
85-90% tổng lượng mưa trong năm.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít, chỉ chiếm 10-15%
tổng lượng mưa trong năm, trong khi nhiệt độ và lượng bốc hơi lớn gây khô hạn
ở nhiều nơi.
- Tổng lượng mưa trung bình trong năm 1600-1800mm.
- Nhiệt độ cao đều trong năm 23-29 oC.
3.1.3 Địa chỉ liên hệ
- Tên nhà máy: Nhà máy Hóa chất Đồng Nai
- Địa chỉ


: Đường số 1, Khu Công nghiệp Biên Hòa I, Tỉnh Đồng Nai

- Điện thoại : (061) 3836 197 – 3834 839
- Fax

: (061) 3836 198

- Email

:

3.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển:
Nhà máy được thành lập trước năm 1975, do những nhà tư sản giàu có người
Hoa lập nên. Khi đó Nhà máy có tên gọi là: Nhà máy Đồng Nai Hoá chất. Sản phẩm
GVHD: KS.NGUYỄN HUY VŨ
 

9

SVTH: DƯƠNG HOÀNG ANH


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp ATSKMT tại
Nhà máy Hóa chất Đồng Nai 
chính của nhà máy là: natri sunfat và amoni clorua. Sản phẩm được tiêu thụ bởi thị
trường trong nước.
Sau năm 1975, đất nước được giải phóng, quyền quản lý trực tiếp nhà máy
không phải là các nhà tư sản người Hoa. Nhà máy được tiếp quản bởi Ủy ban Quân
quản thuộc thành phố Biên Hoà.
Năm 1976, nhà máy được giao lại cho Tổng cục Hoá Chất.

Ngày 21/07/1976, Công ty Hóa chất cơ bản Miền Nam được thành lập và nhà
máy chính thức trở thành một thành viên của công ty.
Từ năm 1992 đến năm 1995, song song với việc tiếp tục sản xuất natri sunfat,
nhà máy bắt đầu chuyển hướng sản xuất muối (muối xay, muối tinh, muối bột dùng
trong thực phẩm và trong thức ăn gia súc).
Từ năm 1995 đến năm 1999, nhà máy ngưng sản xuất natri sunfat mà chuyển
hẳn sang sản xuất muối.
Năm 2000, dây chuyền sản xuất muối chuyển về Thủ Đức và nhà máy chính
thức đi vào hoạt động dây chuyền sản xuất axit photphoric 85% năng suất 2.500
tấn/năm.
Ban đầu, nhà máy chỉ sản xuất axit photphoric kỹ thuật. Thị trường chủ yếu
trong nước và Đài Loan.
Tháng 4/2001, nhà máy cải tiến và nâng năng suất từ 2500 tấn/năm lên 7000
tấn/năm.Lượng xuất khẩu đi Đài Loan đạt 2000 tấn/năm.
Năm 2006, nhà máy đưa dây chuyền sản xuất axít H3PO4 thực phẩm với công
suất 3000 tấn/năm vào sản xuất.
3.1.5 Diện tích
Tổng diện tích khuôn viên: 10.358 m2
Diện tích sử dụng: 10.358 m2
Số nhà xưởng: 6; Số nhà tầng: 3; Số kho hàng: 3
3.1.6 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự
- Lãnh đạo cấp cao gồm có giám đốc, phó giám đốc; các phòng ban gồm: Kế
toán, Kỹ thuật, Kế hoạch - Kinh doanh, Hành chính - Tổ chức, ngoài ra còn có
Ban An toàn - Môi trường.
GVHD: KS.NGUYỄN HUY VŨ
 

10

SVTH: DƯƠNG HOÀNG ANH



Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp ATSKMT tại
Nhà máy Hóa chất Đồng Nai 
- Sơ đồ như hình sau:

Hình 3.1: Sơ đồ bố trí tổ chức, nhân sự
3.1.7 Một số sản phẩm của nhà máy
 Axít photphoric kỹ thuật (H3PO4-85%):
- Được sản xuất từ nguyên liệu photpho vàng theo phương pháp nhiệt.
- Được dùng trong sản xuất thực phẩm, sản xuất trong công nghiệp, sản xuất
phân bón, xử lý nước, xử lý bề mặt kim loại…
 Axít photphoric thực phẩm:
- Được sản xuất từ Axít photphoric kỹ thuật 85%.
- Dùng trong công nghệ sản xuất thực phẩm, sản xuất dược phẩm, sản xuất các
sản phẩm gốc photphat, phụ liệu trong nước ngọt,...
 Các sản phẩm khác:
- Dung dịch Amoniac (NH4OH); Canxi Clorua (CaCl2.2H2O); M.A.P - mono
amon phốt phát ((NH4)H2PO4); D.A.P - di amon phốt phát ((NH4)2HPO4);
natri hydrophốt phát (Na2HPO4.12H2O); natri photphat (Na3PO4.12H2O)
- Dùng làm phân bón vi lượng cho nông nghiệp.
3.1.8 Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, môi trường, an toàn, sức
khỏe nghề nghiệp
GVHD: KS.NGUYỄN HUY VŨ
 

11

SVTH: DƯƠNG HOÀNG ANH



×