Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VÀ GIÁO DỤC VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA, HUYỆN NINH HẢI, TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 94 trang )

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VÀ GIÁO DỤC
VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA,
HUYỆN NINH HẢI, TỈNH NINH THUẬN

Tác giả

LÊ THỊ KIM CHI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:

TS. HỒ VĂN CỬ


Tháng 12 năm 2013
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN


Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
Họ và tên SV: LÊ THỊ KIM CHI

Mã số SV: 10157018

Khóa học: 2010 – 2014

Lớp: DH10DL

1. Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học rừng dựa vào cộng
đồng tại vườn quốc gia Núi Chúa huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
2. Nội dung KLTN SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
-

Khảo sát hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học rừng và công tác quản lý hoạt
động của VQG đối với cộng đồng.

-

Đánh giá hiện trạng nhận thức và ảnh hưởng của cộng đồng đối với đa dạng
sinh học rừng.

-

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng và hiệu quả công tác
bảo tồn đa dạng sinh học rừng của VQG.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: 08/2013 và kết thúc: 12/2013
4. Họ và tên GVHD: TS. HỒ VĂN CỬ
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày tháng năm 2013


Ngày tháng năm 2013

Ban chủ nhiệm khoa

Giáo viên hướng dẫn

TS. Hồ Văn Cử

SVTH: Lê Thị Kim Chi

ii

GVHD: TS. Hồ Văn Cử


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này, đó không chỉ là công sức của
riêng cá nhân tôi mà còn những tập thể và các cá nhân khác, nhân dịp này tôi muốn
gửi lời cảm tạ chân thành và sâu sắc tới:
TS.Hồ Văn Cử - người thầy đã luôn tận tình giúp đỡ, động viên, định hướng
cho tôi để tôi hoàn thành tốt bài khóa luận này.
Toàn thể quý thầy cô trường đại học Nông Lâm TP.HCM và quý thầy cô khoa
Môi trường và tài nguyên đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt
thời gian trên giảng đường đại học.
PGD.Phạm Vũ Điệp, chị Nguyễn Thị Nhụ và toàn thể các cán bộ đang công tác
tại trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường Vườn quốc gia Núi Chúa tỉnh
Ninh Thuận. Mọi người đã luôn tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu, thu thập thông tin,
luôn nhiệt tình giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành tốt bài khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và người thân

đã luôn bên cạnh động viên, cổ vũ tôi trong những lúc khó khăn nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

LÊ THỊ KIM CHI

SVTH: Lê Thị Kim Chi

iii

GVHD: TS. Hồ Văn Cử


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hiện trạng công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo tồn đa
dạng sinh học rừng dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia Núi Chúa, huyện Ninh Hải,
tỉnh Ninh Thuận” được tiến hành tại thôn Đá Hang, thôn Cầu Gãy và học sinh trường
THCS thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận từ 09/2013 đến 12/2013.
Với mục tiêu góp phần làm tiền đề cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học và giáo dục
nâng cao nhận thức cộng đồng tại VQG Núi Chúa huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận,
đề tài triển khai tìm hiểu các nội dung sau:
-

Khảo sát hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học rừng của VQG Núi Chúa.

-

Khảo sát công tác quản lý các hoạt động của VQG đối với cộng đồng.

-


Đánh giá hiện trạng nhận thức và ảnh hưởng của cộng đồng đối với đa dạng
sinh học rừng.

-

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng và hiệu quả công tác
bảo tồn đa dạng sinh học rừng của VQG.
Bằng phương pháp tổng quan tài liệu, đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng

đồng (PRA) và thống kê đã được sử dụng trong đề tài. Các kết quả đạt được bao gồm:
-

Đối với VQG: Giá trị đa dạng sinh học rừng và giá trị bảo tồn được thể hiện
trong các văn bản thống kê. Nội dung, hình thức các hoạt động bảo tồn dựa vào
cộng đồng.

-

Đối với cộng đồng: Mức độ quan tâm, tham gia và lợi ích từ các hoạt động
tuyên truyền, giáo dục mà VQG đem lại.
 Đối tượng nghiên cứu: là cộng đồng dân tộc Raglai sinh sống tại 2 thôn,
chiếm 75% là nữ giới, đa phần thuộc độ tuổi trung niên, học vấn không
cao và sinh sống tại vùng đệm trước khi VQG thành lập (trên 10 năm) là
80%. Học sinh nằm trong vùng đệm tiếp giáp với 2 thôn và được tổ chức
các hoạt động GDMT.
 Nhận thức ban đầu của cộng đồng về môi trường và đa dạng sinh học
được nâng cao rõ rệt từ trước và sau khi thành lập VQG. Cộng đồng có
thái độ tích cực trong việc tiếp nhận các hoạt động từ VQG, song vẫn
còn thụ động.


SVTH: Lê Thị Kim Chi

iv

GVHD: TS. Hồ Văn Cử


 Mặc dù đã hạn chế các hoạt động săn bắn trái phép nhưng cộng đồng vẫn
đang có những tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng của VQG do chưa
ổn định về kinh tế và đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
-

Đề xuất các giải pháp giúp nâng cao vai trò của cộng đồng; thu hút, khuyến
khích cộng đồng cùng tham gia bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.

SVTH: Lê Thị Kim Chi

v

GVHD: TS. Hồ Văn Cử


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................... x
MỤC LỤC BẢNG..................................................................................................... xi
MỤC LỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... xii

Chương 1MỞ ĐẦU ............................................................................................. - 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ - 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. - 2 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................ - 2 -

Chương 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. - 3 2.1. Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học ..................................................... - 3 2.1.1.

Khái niệm ĐDSH ....................................................................................... - 3 -

2.1.2.

Giá trị của ĐDSH ...................................................................................... - 3 -

2.1.2.1.

Những giá trị kinh tế trực tiếp ............................................................ - 3 -

2.1.2.2.

Những giá trị kinh tế gián tiếp ............................................................ - 4 -

2.1.3.

Bảo tồn đa dạng sinh học .......................................................................... - 6 -

2.1.4.

Tình hình công tác bảo tồn tại Việt Nam................................................... - 7 -

2.2. Cộng đồng trong công tác bảo tồn ĐDSH ............................................................ - 8 2.2.1.

Khái niệm cộng đồng ................................................................................. - 8 -


2.2.2.

Cộng đồng trong công tác bảo tồn ĐDSH ................................................ - 9 -

2.3. Giáo dục môi trường ........................................................................................... - 10 SVTH: Lê Thị Kim Chi

vi

GVHD: TS. Hồ Văn Cử


2.3.1.

Định nghĩa về GDMT .............................................................................. - 10 -

2.3.2.

Mục đích của GDMT ............................................................................... - 10 -

2.3.3.

Mục tiêu của GDMT ................................................................................ - 11 -

2.3.4.

Nguyên tắc của GDMT ............................................................................ - 11 -

2.3.5.

GDMT và thay đổi hành vi ...................................................................... - 12 -


2.3.6.

Các loại hình GDMT ............................................................................... - 13 -

2.4. Tổng quan về VQG Núi Chúa ............................................................................ - 14 2.4.1.

Lịch sử hình thành VQG Núi Chúa ......................................................... - 14 -

2.4.2.

Chức năng và nhiệm vụ VQG Núi Chúa ................................................. - 14 -

2.4.3.

Tài nguyên đa dạng sinh học Vườn Quốc Gia Núi Chúa ........................ - 15 -

2.4.3.1.

Tài nguyên sinh vật rừng .................................................................. - 15 -

2.4.3.2.

Tài nguyên sinh vật biển ................................................................... - 16 -

2.4.4.

Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.................................... - 16 -

2.4.4.1.


Điều kiện tự nhiên............................................................................. - 16 -

2.4.4.2.

Về kinh tế - xã hội............................................................................. - 19 -

2.5. Sơ lược về đối tượng nghiên cứu ........................................................................ - 22 2.5.1.

Cộng đồng người Raglai ......................................................................... - 22 -

2.5.1.1.

Đời sống ............................................................................................ - 22 -

2.5.1.2.

Phong tục tập quán và Văn hóa ........................................................ - 23 -

2.5.2.

Học sinh ................................................................................................... - 24 -

Chương 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... - 25 3.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... - 25 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... - 25 3.2.1.

Thu thập số liệu thứ cấp .......................................................................... - 25 -

3.2.2.

Phương pháp PRA ................................................................................... - 25 -


SVTH: Lê Thị Kim Chi

vii

GVHD: TS. Hồ Văn Cử


3.2.2.1.

Phỏng vấn bán cấu trúc .................................................................... - 25 -

3.2.2.2.

Quan sát trực tiếp .............................................................................. - 27 -

3.2.2.3.

Phỏng vấn nhóm và tham vấn ý kiến chuyên gia ............................. - 27 -

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... - 28 -

Chương 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. - 29 4.1. Các hoạt động của VQG Núi Chúa đối với cộng đồng....................................... - 29 4.1.1.

Giá trị đa dạng sinh học rừng VQG Núi Chúa ....................................... - 29 -

4.1.1.1.


Hệ thực vật ........................................................................................ - 29 -

4.1.1.2.

Hệ động vật ....................................................................................... - 30 -

4.1.2.

Giá trị bảo tồn ......................................................................................... - 31 -

4.1.3.

Các chương trình hoạt động của VQG đối với cộng đồng dân cư .......... - 33 -

4.2.Những ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội cộng đồng đến đa dạng sinh học ... 34 4.2.1.

Nhận thức cộng đồng thông qua các hoạt động của VQG ...................... - 34 -

4.2.1.1.

Các hình thức tuyên truyền ............................................................... - 34 -

4.2.1.2.

Mức độ tham gia ............................................................................... - 35 -

4.2.1.3.

Tính thường xuyên có mặt trong mỗi hoạt động .............................. - 36 -


4.2.1.4.

Đánh giá của cộng đồng về các hoạt động ....................................... - 37 -

4.2.1.5.

Nhận thức của cộng đồng ................................................................. - 37 -

4.2.2.

Chương trình giáo dục môi trường cho học sinh .................................... - 38 -

4.2.2.1.

Các chương trình đã tham gia ........................................................... - 39 -

4.2.2.2.

Mức độ nhận thức và hành vi của học sinh ...................................... - 40 -

4.2.3.

Hiện trạng sử dụng tài nguyên ................................................................ - 42 -

4.3. Cơ sở đề xuất giải pháp ....................................................................................... - 44 4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn dựa vào cộng đồng .. 45 SVTH: Lê Thị Kim Chi

viii

GVHD: TS. Hồ Văn Cử



Chương 5KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................. - 47 5.1. Kết luận ............................................................................................................... - 47 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................. - 48 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ - 49 PHỤ LỤC .......................................................................................................... - 51 -

SVTH: Lê Thị Kim Chi

ix

GVHD: TS. Hồ Văn Cử


DANH MỤC VIẾT TẮT
BQL

Ban quản lý

ĐDSH

Đa dạng sinh học

FIPI

Forest Inventory and Planning Institute (Viện Điều Tra Quy
Hoạch Rừng)

GDMT

Giáo dục môi trường


HST

Hệ sinh thái

IUCN

International Union for Conservation of Nature (Tổ chức bảo tồn
Thế Giới)

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

PRA

Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

THPHDTNT Trung học phổ thông dân tộc nội trú

UBND

Ủy ban nhân dân

VQG

Vườn quốc gia

SVTH: Lê Thị Kim Chi

x

GVHD: TS. Hồ Văn Cử


MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích và dân số 7 xã vùng đệm VQG Núi Chúa ............................... - 19 Bảng 2.2: Các nhóm dân tộc sống trong các xã xung quanh VQG ......................... - 20 Bảng 4.1: Đối tượng phỏng vấn ............................................................................... - 35 Bảng 4.2: Bảng thể hiện nhận thức của cộng đồng đối với VQG ........................... - 37 Bảng 4.3: Đối tượng tham gia phỏng vấn ................................................................ - 42 -

SVTH: Lê Thị Kim Chi

xi

GVHD: TS. Hồ Văn Cử


MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1: Biểu đồ biểu hiện mức độ quan tâm ..................................................... - 35 Hình 4.2: Tính tham gia thường xuyên các hoạt động của cộng đồng ................. - 36 Hình 4.3: Lý do tham gia thường xuyên và đầy đủ .............................................. - 36 Hình 4.4: Đánh giá của cộng đồng về các hoạt động............................................ - 37 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện tầm quan trọng của VQG đối với cộng đồng. ........... - 38 Hình 4.6: Các hoạt động điển hình mà học sinh tham gia. ................................... - 39 Hình 4.7: Mức độ thích thú của học sinh khi tham gia các hoạt động.................. - 39 Hình 4.8: Học sinh học được sau các chương trình .............................................. - 40 Hình 4.9: Mức độ hiểu biết của học sinh .............................................................. - 41 Hình 4.10: Hành vi trong nhận thức cua học sinh ................................................ - 41 Hình 4.11: Tác động của người dân đến đa dạng sinh học rừng .......................... - 42 Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn theo thôn ....................................... - 43 Hình 4.13: Nguồn thu nhập của các hộ gia đình ................................................... - 43 Hình 4.14: Người dân phụ thuộc vào rừng ........................................................... - 44 -

SVTH: Lê Thị Kim Chi


xii

GVHD: TS. Hồ Văn Cử


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có đa dạng sinh học cao của

thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc
hữu.Các hệ sinh thái có vai trò quan trọng trong điều tiết khí hậu và bảo vệ môi trường,
đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Theo quy hoạch đến năm 2010, Việt
Nam có 30 vườn quốc gia, 52 khu bảo tồn thiên nhiên, 16 khu bảo tồn loài/sinh cảnh
và 19 khu bảo tồn cảnh quan.
Vườn quốc gia Núi Chúa là khu rừng khô hạn tự nhiên nằm trong vùng khô hạn
nhất của Việt Nam, có hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng hiếm thấy ở nước ta với
nhiều tập đoàn sinh vật quần tụ rất phong phú và đa dạng về số lượng cũng như chủng
loài. Năm 1993 trở về trước, tài nguyên khu rừng thường xuyên bị tàn phá làm cho
diện tích rừng ngày càng suy giảm, môi trường sinh thái của nhiều loài động thực vật
bị thu hẹp, nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt. Hậu
quả đó làm cho môi trường tự nhiên vốn đã khắc nghiệt càng có nguy cơ “hoang mạc
hoá”.
Tuy không phải là dân tộc chiếm đa số, song người Raglai lại là dân tộc tác
động nhiều nhất đến tài nguyên rừng VQG Núi Chúa. Cộng đồng người Raglai sinh
sống và gắn bó lâu đời với vùng đất này, hoạt động kinh tế từ xưa vẫn phụ thuộc vào
canh tác nương, rẫy trên các sườn núi và khai thác tài nguyên rừng. Khi VQG Núi

Chúa được thành lập, nạn đốt nương, rẫy trong Vườn đã được ngăn chặn, nhưng việc
khai thác tài nguyên rừng của người Raglai vẫn tiếp diễn, khiến tài nguyên rừng VQG
Núi Chúa bị suy giảm nhanh chóng. Để nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng
đồng dân cư địa phương, ban cán bộ quản lý VQG Núi Chúa đã tổ chức nhiều hoạt
động giáo dục, tuyên truyền với nhiều hình thức và đối tượng khác nhau.

SVTH: Lê Thị Kim Chi

-1-

GVHD: TS. Hồ Văn Cử


Với mong muốn góp phần vào bối cảnh chung trong việc bảo tồn và nâng cao
tính đa dạng sinh học; nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ sinh học, bảo vệ môi
trường; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại VQG Núi Chúa, tôi tiến hành
thực hiện đề tài:“Khảo sát hiện trạng công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo tồn đa
dạng sinh học rừng dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia Núi Chúa, huyện Ninh Hải,
tỉnh Ninh Thuận”.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài góp phần làm tiền đề cho việc bảo tồn đa dạng sinh học và giáo dục nâng

cao nhận thức cộng đồng tại VQG Núi Chúa huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Ban quản lý VQG Núi Chúa và cộng đồng


bao gồm: học sinh và cư dân sống trong vùng đệm nhưng do hạn chế về thời gian cũng
như nhân lực và vật lực nên đề tài được thực hiện trong phạm vi bao gồm: 2 thôn(thôn
Đá Hang và thôn Cầu Gãy) và 2 trường (trường THCS Ngô Quyền và trường THCS
Nguyễn Văn Linh) thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

SVTH: Lê Thị Kim Chi

-2-

GVHD: TS. Hồ Văn Cử


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học

2.1.1. Khái niệm ĐDSH
Theo Công ước Đa dạng sinh học của Liên hợp quốc “Đa dạng sinh học
(biodiversity, biological diversity) là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các
nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn, dưới nước, ở biển và mọi phức hệ sinh thái mà
chúng là bộ phận cấu thành. Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng
di truyền hay còn gọi là đa dạng nguồn gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ
sinh thái (đa dạng hệ sinh thái)”.
Ở Việt Nam, đa dạng sinh học được định nghĩa theo Luật Đa dạng sinh học
(2008) là sự phong phú về gen, loài, sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
ĐDSH có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và
cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài người, sự bền

vững của thiên nhiên trên trái đất.
2.1.2. Giá trị củaĐDSH
2.1.2.1.
-

Những giá trị kinh tế trực tiếp

Giá trị cho tiêu thụ
Bao gồm các sản phẩm tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày như củi đốt và các

loại sản phẩm khác cho các mục tiêu sử dụng như tiêu dùng cho gia đình và không
xuất hiện ở thị trường trong nước và quốc tế.
Những nghiên cứu về những xã hội truyền thống tại các nước đang phát triển
cho thấy cộng đồng cư dân bản địa khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên xung quanh
như củi đun, rau cỏ, hoa quả, thịt cá, dược phẩm và nguyên vật liệu xây dựng.
-

Giá trị sử dụng cho sản xuất

SVTH: Lê Thị Kim Chi

-3-

GVHD: TS. Hồ Văn Cử


Là giá bán cho các sản phẩm thu lượm được từ thiên nhiên trên thị trường trong
nước và ngoài nước. Sản phẩm này được định giá theo các phương pháp kinh tế tiêu
chuẩn và giá được định là giá mua tại gốc, thường dưới dạng sơ chế hay nguyên liệu.
Tại thời điểm hiện nay, gỗ là một trong những sản phẩm bị khai thác nhiều nhất từ

rừng tự nhiên với giá trị lớn hơn 100 tỷ đôla mỗi năm.Những sản phẩm lâm nghiệp
ngoài gỗ còn có động vật hoang dã, hoa quả, nhựa, dầu, mây và các loại cây thuốc.Thế
giới tự nhiên là nguồn vô tận cung cấp những nguồn loại dược phẩm mới. 25% các
đơn thuốc ở Mỹ có sử dụng các chế phẩm được điều chế từ cây, cỏ.....
2.1.2.2.

Những giá trị kinh tế gián tiếp

Những giá trị kinh tế gián tiếp là những khía cạnh khác của đa dạng sinh học
như các quá trình xảy ra trong môi trường và các chức năng của hệ sinh thái là những
mối lợi không thể so đếm được và nhiều khi là vô giá.
-

Giá trị sử dụng không cho tiêu thụ
Khả năng sản xuất của hệ sinh thái: khoảng 40% sức sản xuất của hệ sinh thái

trên cạn phục vụ cho cuộc sống của con người. Tương tự như vậy, ở những vùng cửa
sông, dãi ven biển là nơi những thực vật thuỷ và tảo sinh phát triển mạnh, chúng là
mắc xích đầu tiên của hàng loạt chuỗi thức ăn tạo thành các hải sản như trai, sò, tôm
cua,...
Bảo vệ tài nguyên đất và nước: các quần xã sinh học có vai trò quan trọng trong
việc bảo vệ rừng đầu nguồn, những hệ sinh thái vùng đệm, phòng chống lũ lụt và hạn
hán cũng như việc duy trì chất lượng nước.
Điều hoà khí hậu: quần xã thực vật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc
điều hoà khí hậu địa phương, khí hậu vùng và ngay cả khí hậu toàn cầu.
Phân huỷ các chất thải: các quần xã sinh học có khả năng phân huỷ các chất ô
nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng
gia tăng do các hoạt động của con người.
Những mối quan hệ giữa các loài: nhiều loài có giá trị được con người khai thác,
nhưng để tồn tại, các loài này lại phụ thuộc rất nhiều vào các loài hoang dã khác. Nếu


SVTH: Lê Thị Kim Chi

-4-

GVHD: TS. Hồ Văn Cử


những loài hoang dã đó mất đi, sẽ dẫn đến việc mất mát cả những loài có giá trị kinh tế
cao.
Nghỉ ngơi và du lịch sinh thái: mục đích chính của các hoạt động nghỉ ngơi là
việc hưởng thụ mà không làm ảnh hưởng đến thiên nhiên thông qua những hoạt động
như đi thám hiểm, chụp ảnh, quan sát chim, thú, câu cá. Du lịch sinh thái là một ngành
du lịch không khói đang dần dần lớn mạnh tại nhiều nước đang phát triển, nó mang lại
khoảng 12 tỷ đôla năm trên toàn thế giới.
Giá trị giáo dục và khoa học: nhiều sách giáo khoa đã biên soạn, nhiều chương
trình vô tuyến và phim ảnh đã được xây dựng về chủ đề bảo tồn thiên nhiên với mục
đích giáo dục và giải trí. Một số lượng lớn các nhà khoa học chuyên ngành và những
người yêu thích sinh thái học đã tham gia các hoạt động quan sát, tìm hiểu thiên
nhiên.Các hoạt động này mang lại lợi nhuận kinh tế cho khu vực nơi họ tiến hành
nghiên cứu khảo sát; nhưng giá trị thực sự không chỉ có vậy mà còn là khả năng nâng
cao kiến thức, tăng cường tính giáo dục và tăng cường vốn sống cho con người.
Quan trắc môi trường: những loài đặc biệt nhạy cảm với những chất độc có thể
trở thành hệ thống chỉ thị báo động rất sớm cho những quan trắc hiện trạng môi trường.
Một số loài có thể được dùng như những công cụ thay thế máy móc quan trắc đắt
tiền.Một trong những loài có tính chất chỉ thị cao là địa y sống trên đá hấp thụ những
hoá chất trong nước mưa và những chất gây ô nhiễm trong không khí.Thành phần của
quần xã địa y có thể dùng như chỉ thị sinh học về mức độ ô nhiễm không khí.Các loài
động vật thân mềm như trai sò sống ở các hệ sinh thái thuỷ sinh có thể là những sinh
vật chỉ thị hữu hiệu cho quan trắc môi trường.

-

Giá trị lựa chọn
Giá trị lựa chọn của một loài là tiềm năng của chúng để cung cấp lợi ích kinh tế

cho xã hội loài người trong tương lai. Những chuyên gia về côn trùng tìm kiếm những
loài côn trùng có thể sử dụng như các tác nhân phòng trừ sinh học; các nhà vi sinh vật
học tìm kiếm những loài vi khuẩn có thể trợ giúp cho các quá trình nâng cao năng suất
sản xuất; các nhà động vật học lựa chọn các loài có thể sản xuất nhiều protein; các cơ
quan y tế, chăm sóc sức khỏe và các công ty dược phẩm đang có những nổ lực rất lớn

SVTH: Lê Thị Kim Chi

-5-

GVHD: TS. Hồ Văn Cử


để tìm kiếm các loài có thể cung cấp những hợp chất phòng chống và chữa bệnh cho
con người.
-

Giá trị tồn tại
Con người có nhu cầu được tham quan nơi sinh sống của một loài đặc biệt và

được nhìn thấy nó trong thiên nhiên hoang dã bằng chính mắt mình. Các loài như gấu
trúc, sư tử, voi và rất nhiều loài chim khác lại càng đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của
con người.Giá trị tồn tại như thế luôn luôn gắn liền với các quần xã sinh học của
những khu rừng mưa nhiệt đới, các rạn san hô và những khu vực có phong cảnh đẹp.
2.1.3. Bảo tồn đa dạng sinh học

Hiện nay có nhiều phương pháp bảo tồn khác nhau. Có thể phân chia các
phương pháp và công cụ thành các nhóm như sau:
-

Bảo tồn nguyên vị (in-situ)
Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ

các loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên mà loài
đang tồn tại. Tuỳ theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi.
Theo Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thì có 6 loại khu bảo tồn:
Loại I: Khu bảo tồn nghiêm ngặt (hay khu bảo tồn hoang dã); Loại II: Vườn quốc gia,
chủ yếu để bảo tồn các hệ sinh thái và sử dụng vào việc du lịch, giải trí, giáo dục; Loại
III: Công trình thiên nhiên, chủ yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đặc biệt; Loại
IV: Khu bảo tồn sinh cảnh hay các loài, chủ yếu là nơi bảo tồn một số sinh cảnh hay
các loài đặc biệt cần bảo vệ; Loại V: Khu bảo tồn cảnh quan đất liền hay cảnh quan
biển, chủ yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đẹp, sử dụng cho giải trí và du lịch;
Loại VI: Khu bảo tồn quản lý tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu quản lý với mục đích sử
dụng một cách bền vững các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên.
-

Bảo tồn chuyển vị (ex-situ)
Bảo tồn chuyển vị bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các vi sinh

vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng. Bảo tồn chuyển vị bao gồm các
vườn thực vật, vườn động vật, các bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các
bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy... Do các sinh vật
SVTH: Lê Thị Kim Chi

-6-


GVHD: TS. Hồ Văn Cử


hay các phần của cơ thể sinh vật được lưu giữ trong môi trường nhân tạo, nên chúng bị
tách khỏi quá trình tiến hoá tự nhiên. Vì thế mà mối liên hệ gắn bó giữa bảo tồn
chuyển vị với bảo tồn nguyên vị rất bổ ích cho công tác bảo tồn ĐDSH.
2.1.4. Tình hình công tác bảo tồn tại Việt Nam
Ở Việt Nam có khoảng 197 khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), trong đó hệ
thống rừng đặc dụng theo quy hoạch đến năm 2010 gồm có 30 vườn quốc gia, 52 khu
bảo tồn thiên nhiên, 16 khu bảo tồn loài/sinh cảnh và 19 khu bảo tồn cảnh quan.
Một đặc điểm nổi bật cần phải được chú ý về bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam là
công tác bảo tồn thiên nhiên phát triển rất chậm so với khai thác rừng.
Do ra đời trong những hoàn cảnh như vậy, nên các KBTTN có những đặc điểm
cơ bản sau:
-

Hầu hết các KBTTN đều nằm ở vùng xa xôi hẻo lánh, có địa hình hiểm trở,
thuộc lãnh thổ của nhiều tỉnh hoặc tiếp giáp với nhiều biên giới quốc gia.

-

Gần 100% số cư dân sống trong KBTTN hoặc trên vùng đệm của KBTTN là
đồng bào thuộc dân tộc ít người, có mức sống thấp, còn tồn tại một số tập quán
lạc hậu.
Cuộc sống của người dân sống trên vùng đệm của khu bảo tồn còn phụ thuộc

nhiều vào các KBTTN.
Vấn đề quan trọng hàng đầu là phân hạng lại hệ thống khu bảo tồn. Việc phân
hạng hệ thống KBT cần phải dựa trên các nguyên tắc sau:
-


Nguyên tắc khoa học: Các tiêu chí phân hạng hệ thống KBT của Việt Nam
cũng có bốn thành phần chính cần bảo vệ:
 Các hệ sinh thái đặc trưng và đại diện cho Việt Nam. Các loài động thực
vật bị đe dọa trong nước và toàn cầu.
 Sinh cảnh cụ thể của các loài động thực vật bị đe dọa hay đặc hữu.
 Cảnh quan thiên nhiên có các giá trị thẩm mĩ, sinh thái hay văn hoá cao
và thường có tính ĐDSH cao.

SVTH: Lê Thị Kim Chi

-7-

GVHD: TS. Hồ Văn Cử


-

Nguyên tắc pháp lý: Một hệ thống phân hạng KBT phi dựa trên luật và các
chính sách về môi trường và BTTN của Chính phủ Việt Nam.

-

Nguyên tắc thực tiễn: Việc phân hạng phi xem xét năng lực quản lý và thông tin
hiện có về thiên nhiên và ĐDSH của Việt Nam.

-

Nguyên tắc hợp tác: Hệ thống phân hạng KBT của Việt Nam chỉ dựa chủ
yếuvào hệ thống phân hạng KBT của IUCN năm 1994 nhưng sẽ được điều

chỉnh để phùhợp với yêu cầu của Việt Nam.

-

Nguyên tắc vì lợi ích cộng đồng: Hệ thống phân hạng KBT phi có sự thamgia
và ủng hộ của cộng đồng, của người dân sống trong và xung quanh KBT. Thiếu
sựtham gia và ủng hộ này, việc bảo vệ các KBT không thể thành công.
Dựa trên các chỉ tiêu nêu trên đã phân hạng khu bảo tồn mới ở Việt Nam:

 Hạng I. Vườn Quốc gia: bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng loài, phục
vụnghiên cứu, giáo dục môi trường và giải trí;
 Hạng II. Khu Bảo Tồn Thiên nhiên: bảo vệ các hệ sinh thái, phục vụ nghiêncứu,
giám sát, giải trí và giáo dục môi trường.
 Hạng III. Khu Bảo Tồn Loài/ sinh cảnh: bảo tồn những loài đặc biệt và bảovệ
nơi cư trú của loài.
 Hạng IV. Khu bảo tồn Cảnh quan: bảo vệ các cảnh quan phục vụ cho vuichơi
giải trí.
Nhận xét: Hiện nay cho thấy hình thức quản lý bảo vệ bảo tồn đa dạng sinh học,
tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia của cộng động còn gặp nhiều khó khăn về chính
sách giao đất, giao rừng, về chế độ khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng
mới. Đa số người dân sống gần rừng bám vào rừng để kiếm sống bằng các hành vi vi
phạm và bằng nhiều hình thức khác nhau, dẫn đến làm mất đa dạng sinh học, tàn phá
tài nguyên thiên nhiên.
2.2.

Cộng đồng trong công tác bảo tồn ĐDSH

2.2.1. Khái niệm cộng đồng

SVTH: Lê Thị Kim Chi


-8-

GVHD: TS. Hồ Văn Cử


Cộng đồng được nới tới ở đây là một đơn vị cấp địa phương của một tổ chức xã
hội bao gồm các cá nhân, gia đình, thể chế và các cấu trúc khác đóng góp cho cuộc
sống hàng ngày của một xã hội, một nhóm người trong một khu vực địa lí xác định, có
thể được biến đổi bởi quá trình vận động lịch sử.
Hay nói cách khác, cộng đồng là tập hợp những người sống gắn bó với nhau
thành một xã hội nhỏ có những điểm tương đồng về mặt văn hóa, kinh tế, xã hội
truyền thống, phong tục, tập quán, có quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với
nhau và có ranh giới không gian trong một thôn bản. Theo quan niệm này, “cộng đồng”
chính là cộng đồng dân cư thôn bản” (sau đây “thôn bản” được gọi chung là “thôn”
cho phù hợp với Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004).
2.2.2. Cộng đồng trong công tác bảo tồn ĐDSH
Thuật ngữ “Dựa vào cộng đồng” là một nguyên tắc mà những người sử dụng tài
nguyên cũng phải là người quản lý hợp pháp đối với nguồn tài nguyên đó.Điều này
giúp phân biệt nó với các chiến lược quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác
hoặc là có tính tập trung hoá cao hoặc là không có sự tham gia của các cộng đồng phụ
thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên đó.
Quản lý bảo tồn tài nguyên dựa vào cộng đồng cũng là một quá trình mà qua đó
những cộng đồng được tăng quyền lực về chính trị và kinh tế để họ có thể đòi và giành
được quyền kiểm soát quản lý và tiếp cận một cách hợp pháp đối với nguồn tài nguyên
của họ. Sự vận động nhằm khởi xướng một vấn đề như thế tốt hơn hết phải được bắt
đầu từ bản thân cộng đồng. Tuy nhiên do yếu về quyền lực nên hầu hết các cộng đồng
đều thiếu khả năng tự khởi xướng quá trình thay đổi. Chính điều này là một trong
những nhân tố đã dẫn đến các tổ chức và cơ quan bên ngoài tham gia, làm cho những
quá trình liên quan đến Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng trở nên dễ dàng hơn, kể cả

việc tổ chức cộng đồng.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của loài người, nhất là do nguy cơ tăng
dân số và quá trình công nghiệp hóa, thế giới tự nhiên vốn đa dạng nay đang bị phá
hoại, làm nghèo nàn, thậm chí nhiều giống loài bị tiêu diệt dẫn đến thuyệt chủng. Bởi
vậy, một trong các vấn đề lớn của nhân loại trong thế kỷ 21 là phải bảo tồn và làm giàu
trở lại thế giới tự nhiên vốn có.
SVTH: Lê Thị Kim Chi

-9-

GVHD: TS. Hồ Văn Cử


2.3.

Giáo dục môi trường

2.3.1. Định nghĩa về GDMT
Hội nghị quốc tế về GDMT trong chương trình đào tạo của trường học do
IUCN/UNESCO tổ chức tại Nevada (Mỹ) năm 1970 đã thông qua định nghĩa về
GDMT như sau:
“GDMT là quá trình nhận ra các giá trị và làm rõ khái niệm về xây dựng những
kỹ năng và thái độ cần thiết, giúp hiểu biết và đánh giá đúng mối tương quan giữa con
người với nền văn hóa và môi trường vật lý xung quanh. GDMT cũng tạo cơ hội cho
việc thực hành để ra quyết định và tự hình thành quy tắc ứng xử trước những vấn đề
liên quan đến chất lượng môi trường” (IUCN,1970).
Khi cách nhìn nhận về môi trường thay đổi, kỳ vọng về thành tựu của giáo dục
cũng thay đổi. Điều quan trọng là tất cả những định nghĩa đều có một số điểm cơ bản
chung như sau:
-


GDMT là một quá trình diễn ra trong một khoảng thời gian ở nhiều địa điểm
khác nhau, thông qua những kinh nghiệm khác nhau và bằng những phương
thức khác nhau.

-

GDMT nhằm thay đổi hành vi.

-

Môi trường học tập là chính môi trường và các vấn đề có trong thực tế.

-

GDMT liên quan đến việc giải thích vấn đề và ra quyết định về cách sống.

-

Trong GDMT, việc học phải tập trung vào người học và lấy hành động làm cơ
sở.

2.3.2. Mục đích của GDMT
Mục đích chính của GDMT được xác định trong Hội nghị Tbilisi (1977) là:
-

Tăng cường nhận thức và sự quan tâm đến các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau
giữa các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị và sinh thái ở thành thị cũng như nông
thôn.


-

Tạo cơ hội cho mọi người tiếp thu những kiến thức, quan điểm về giá trị, thái
độ, ý thức và kỹ năng cần thiết để bảo vệ và cải thiện môi trường.

SVTH: Lê Thị Kim Chi

- 10 -

GVHD: TS. Hồ Văn Cử


-

Tạo ra các mô hình về hành vi thân thiện với môi trường cho từng cá nhân,
cộng đồng và toàn xã hội.

-

Khuyến khích, củng cố và phát huy những thái độ và hành vi tích cực đối với
môi trường hiện có.

2.3.3. Mục tiêu của GDMT
-

Kiến thức: GDMT cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng những kiến thức, sự
hiểu biết cơ bản về môi trường và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa con
người và môi trường.

-


Nhận thức: GDMT thúc đẩy các cá nhân, cộng đồng tạo dựng nhận thức và sự
nhạy cảm đối với môi trường cũng như các vấn đề môi trường.

-

Thái độ: GDMT khuyến khích các cá nhân, cộng đồng tôn trọng và quan tâm
tới tầm quan trọng của môi trường, khuyến khích họ tham gia tích cực vào việc
cải thiện và bảo vệ môi trường.

-

Kỹ năng: GDMT cung cấp các kỹ năng cho việc xác định, dự đoán, ngăn ngừa
và giải quyết các vấn đề môi trường.

-

Sự tham gia: GDMT cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng cơ hội tham gia
tích cực vào giải quyết các vấn đề môi trường cũng như đưa ra các quyết định
môi trường đúng đắn.

2.3.4. Nguyên tắc của GDMT
Hội nghị Tbilisi đã thống nhất 6 nguyên tắc của GDMT:
-

Nguyên tắc 1: coi môi trường là 1 tổng thể. Xem xét môi trường trên mọi khía
cạnh tự nhiên, nhân tạo, công nghệ và xã hội (kinh tế, kỹ tuật, lịch sử - văn hóa,
đạo đức, thẩm mỹ) như sau:
 Tự nhiên: các yếu tố hữu sinh như động, thực vật và các yếu tố vô sinh như
đất, nước, không khí tác động qua lại lẫn nhau trong các hệ thống và thực

hiện các chức năng sinh thái hỗ trợ cho cuộc sống.
 Xã hội: những người sống cùng nhau, tác động lẫn nhau và hình thành nên
cách sống với nhiều quy tắc và cách ứng xử văn hóa khác nhau.

SVTH: Lê Thị Kim Chi

- 11 -

GVHD: TS. Hồ Văn Cử


 Kinh tế: hệ thống có tính bền vững giúp con người có việc làm và có thu
nhập để chi trả cho những nguồn lợi và những dịch vụ con người cần.
 Chính trị: môi trường cho phép đóng góp và tác động đến những quyết định
về tiếp cận tài nguyên thiên nhiên, kinh tế vàcách thức con người sống cùng
nhau.
-

Nguyên tắc 2: GDMT là một quá trình liên tục và lâu dài, bắt đầu từ trước tuổi
đến trường và tiếp tục trong suốt thời ký trưởng thành ở tất cả các hệ đào tạo
chính quy.

-

Nguyên tắc 3: phương pháp tiếp cận của GDMT là liên ngành dựa trên cơ sở
nội dung riêng của từng ngành, từng môn học để hình thành những quan điểm
hoàn chỉnh, cân bằng và có tính hệ thống.

-


Nguyên tắc 4: xem xét những vấn đề môi trường cơ bản trên quan điểm của cấp
địa phương, quốc gia, vùng và toàn cầu để người học có thể đánh giá đúng về
điều kiện môi trường ở những khu vực địa lý khác nhau.

-

Nguyên tắc 5: GDMT tập trung vào tình hình môi trường hiện nay và tương lai
có thể xét đến bối cảnh lịch sử.

-

Nguyên tắc 6: Đề cao giá trị và sự cần thiết của việc hợp tác ở cấp địa phương,
quốc gia và quốc tế trong việc phòng chống và giải quyết các vấn đề môi trường.

2.3.5. GDMT và thay đổi hành vi
Hành vi là một tập hợp các quyết định, thói quen và những hành động của con
người. Hành vi được thiết lập dựa vào sở thích, quan điểm về các giá trị, hiện trạng
kinh tế - xã hội và một số yếu tố khác như: kinh nghiệm, văn hóa và tín ngưỡng.
Nhìn chung, hầu hết các hành vi của con người khi can thiệp vào hệ sinh thái tự
nhiên thường xuất phát từ những tính toán lợi ích kinh tế nhằm đáp ứng những nhu cầu
ngày càng cao, càng đa dạng và thường thiếu cân nhắc đến khả năng chịu đựng của hệ
sinh thái.

SVTH: Lê Thị Kim Chi

- 12 -

GVHD: TS. Hồ Văn Cử



“ GDMT có nhiệm vụ làm thay đổi thái độ và hành vi của toàn xã hội, sao cho
quan điểm đạo đức bảo tồn mới liên quan đến động, thực vật và con người trở thành
hiện thực” (ICCEm 1984, đoạn 67).
Giáo dục ngày nay còn được coi là phương tiện để:
-

Giúp thay đổi quan điểm về giá trị, hành vi và lối sống. Đây là những yếu tố
cần thiết để đạt được sự phát triển bền vững và đảm bảo được an ninh, hòa bình
cho nhân loại.

-

Giúp con người có được các thông tin đầy đủ để có thể hỗ trợ cho những thay
đổi theo định hướng bền vững ở các lĩnh vực khác nhau.

-

Giúp phổ biến kiến thức, phát triển kỹ năng cần thiết cho phương thức sản xuất
và tiêu thụ bền vững, cải tiến công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, công
ngiệp, nông nghiệp, năng lượng.

2.3.6. Các loại hình GDMT
Có 3 loại hình chính:
-

GDMT chính quy: môn GDMT được đưa vào kế hoạch học tập chính khóa của
các trường học và cơ sở giáo dục. Nó bao gồm những hoạt động diễn ra trên
giảng đường và trên hiện trường.

-


GDMT không chính quy: GDMT được lập kế hoạch và nhằm vào những đối
tượng, mục tiêu nhất định nhưng diễn ra ngoài hệ thống giáo dục chính quy.
Các hoạt động GDMT được thông qua các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các
lớp tập huấn cho cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, trong các câu lạc bộ thanh
niên, nhà bảo tàng và các hoạt động mang tính ngành nghề khác nhau.

-

GDMT thông thường: là loại hình không có kế hoạch xác định. Hình thức giáo
dục có thể được thực hiện khác nhau, thường thông qua hệ thống phương tiện
thông tin đại chúng, các cuộc đối thoại, ca hát, loa truyền thanh, báo chí, phim
ảnh,…

SVTH: Lê Thị Kim Chi

- 13 -

GVHD: TS. Hồ Văn Cử


×