Tải bản đầy đủ (.pdf) (302 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ CỦ CHI THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007  

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 302 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 
 
 
 

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
 
 
 
 

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ CỦ CHI
THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
 
 
 
 

 

 

 

 

 


SVTH: NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2009  2013

 
 
 
 

Tháng 8/2012


XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ CỦ CHI
THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007

Tác giả

NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG

Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn

KS. NGUYỄN HUY VŨ

Tháng 08 năm 2012.



BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khoa:

MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành:

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG

MSSV: 09149156

Khoá học:


Lớp: DH09QM

2009 – 2013

1. Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo
tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 tại Nhà máy Ô tô Củ Chi.
2. Nội dung thực hiện:
 Tìm hiểu về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.
 Tìm hiểu vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, hiện trạng môi trường và cách
thức quản lý tại Nhà máy Ô tô Củ Chi.
 Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn
OHSAS 18001:2007 tại Nhà máy Ô tô Củ Chi.
 Kiến nghị thực hiện OHSAS 18001:2007 tại Nhà máy Ô tô Củ Chi.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: 13/08/2012

Kết thúc: 31/12/2012

4. Họ tên GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ
Nội dung và yêu cầu của báo cáo thực tập đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày

tháng

năm 2012

Ban Chủ nhiệm Khoa

Ngày

tháng


năm 2012

Giáo viên hướng dẫn

KS. NGUYỄN HUY VŨ
 


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tại Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh tôi đã nhận được quan tâm từ phía gia đình, sự ân cần giảng dạy từ phía thầy cô,
sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía Nhà máy Ô tô Củ Chi và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm
ơn:
- Gia đình luôn luôn quan tâm và bên tôi khi gặp khó khăn.
- Quý thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ sinh
viên để có đủ kiến thức vững bước vào đời. Đặc biệt, là thầy Nguyễn Huy Vũ là
người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
- Ban lãnh đạo Nhà máy Ô tô Củ Chi đã có chủ trương tiếp nhận và hướng dẫn sinh
viên thực tập. Đặc biệt, là sự hướng dẫn nhiêt tình từ phía Ông Đoàn Thành Túy –
Phó Trưởng phòng TCHC, Bà Nguyễn Thị Hồng Nhi – Nhân viên nhân sự và tập
thể cán bộ công nhân viên tại Nhà máy đã giúp đỡ và cung cấp những kiến thức cần
thiết cho tôi.
- Tập thể các bạn lớp DH09QM đã cùng vui chơi và giúp đỡ nhau trong học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Kim Phượng

i



TÓM TẮT
Đề tài “ Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà
Máy Ô tô Củ Chi theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007” bao gồm các nội dung chính
sau:
Tổng quan về Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
+ Giới thiệu tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.
+ Lợi ích và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.
+ Tình hình áp dụng OHSAS 18001:2007 tại Việt Nam.
Tổng quan về Nhà máy Ô tô Củ Chi
+ Giới thiệu chung về Nhà máy.
+ Quy trình công nghệ sản xuất tại Nhà máy.
+ Điều kiện môi trường tại Nhà máy.
+ Hiện trạng quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy.
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng quản lý ATVSKNN hiện tại của Nhà máy, kết hợp với
tình hình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng, thực tế sản xuất và các điều kiện của
Nhà máy đề tài đã xây dựng hệ thống quản lý OH&S theo OHSAS 18001:2007 theo
các bước sau:
+ Xác định phạm vi áp dụng và thành lập ban quản lý về An toàn và sức
khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy.
+ Xây dựng chính sách OH&S.
+ Nêu lên các bước xây dựng hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề
nghiệp cho Nhà máy.
+ Xây dựng hệ thống văn bản tài liệu của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
nhằm phục vụ cho việc kiểm soát, giảm thiểu và ngăn ngừa tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp tại Nhà máy.


Trong 93 nguồn/ hoạt động tại 14 khu vực của Nhà máy, đề tài đã nhận diện


được 203 mối nguy thuộc 3 nhóm mối nguy . Nhóm mối nguy vật lý gồm có 108 mối
ii


nguy, nhóm mối nguy hoá học gồm có 42 mối nguy, nhóm mối nguy tâm sinh lý lao
động gồm có 53 mối nguy. Trong đó có 33 mối nguy cần ngăn chặn trong năm nay,
163 mối nguy cần ngăn chặn trong năm tới, 7 mối nguy rủi ro có thể chấp nhận được.


Xác định 8 luật, 15 nghị định, 3 quyết định, 15 thông tư, 6 thông tư liên tịch, 6

QCVN và TCVN. Xây dựng được 6 mục tiêu, 6 chỉ tiêu và 6 chương trình hành động.


Đề tài đã xây dựng được hệ thống tài liệu quản lý AT&SKNN theo tiêu chuẩn

OHSAS 18001:2007 gồm 13 thủ tục, 9 hướng dẫn công việc, 46 biểu mẫu.


Phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong đề tài: Phương pháp liệt kê,

phương pháp nghiên cứu thực tế, phương pháp phân tích xử lý số liệu, phương pháp
thống kê cho điểm, phương pháp phỏng vấn và tham khảo ý kiến chuyên gia.
Kết luận và kiến nghị: trình bày các nhận xét chung và đề xuất một số ý kiến nhằm để
xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo theo tiêu chuẩn
OHSAS 18001:2007 tại Nhà máy.

iii



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................i
TÓM TẮT .......................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ...................................................................................................2 
1.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI ...................................................................................................2
1.4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI ...........................................................................2
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ................................................................................2
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................7
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................................................7
2.1. GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007..................................................7
2.1.1. Khái niệm về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007............................................................ 7
2.1.2. Sự ra đời tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 .................................................................. 8
2.1.3. Cấu trúc OHSAS 18001: 2007 ................................................................................... 8
2.1.4. Các yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 ...................................................... 9
2.1.5. Các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến OHSAS 18001:2007 (Theo TCVN
ISO 9000:2007 và OHSAS 18001:2007) ........................................................................ 10
2.2. LỢI ÍCH VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
.......................................................................................................................................13
2.2.1. Lợi ích ....................................................................................................................... 13
2.2.2. Khó khăn ................................................................................................................... 14
2.3. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 TẠI VIỆT NAM 14
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................16

iv


TỔNG QUAN NHÀ MÁY Ô TÔ CỦ CHI ....................................................................16
3.1. GIỚI THIỆU NHÀ MÁY Ô TÔ CỦ CHI ..............................................................16
3.1.1. Thông tin tổng quát về Nhà máy............................................................................... 16
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................................... 16
3.1.3. Phương hướng sản xuất............................................................................................ 17
3.1.4. Vị trí địa lý ................................................................................................................ 18
3.1.5. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................................... 18
3.1.6. Quy mô diện tích ....................................................................................................... 19
3.1.7. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ ............................................................................... 20
3.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ CỦ CHI .......20
3.2.1. Quy trình sản xuất .................................................................................................... 20
3.2.2. Nhu cầu điện – nước ................................................................................................. 21
3.2.3. Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu và hóa chất .......................................................... 22
3.2.4. Các trang thiết bị chính phục vụ cho nhu cầu sản xuất ........................................... 22
3.3. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ CỦ CHI ............................22
3.3.1. Môi trường không khí ............................................................................................... 22
3.3.1.1. Các nguồn phát sinh ô nhiễm .........................................................................22
3.3.1.2. Kết quả đo hiện trạng môi trường không khí .................................................23
3.3.1.3. Cách thức quản lý ..........................................................................................24
3.3.2. Môi trường nước....................................................................................................... 25
3.3.2.1. Nguồn phát sinh nước thải .............................................................................25
3.3.2.2. Cách thức quản lý ..........................................................................................26
3.3.3. Chất thải rắn............................................................................................................. 28
3.3.3.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn ........................................................................28
3.3.3.2. Cách thức quản lý ..........................................................................................29
3.4. HIỆN TRẠNG AT&SKNN TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ CỦ CHI ...............................30
3.4.1. Thời gian làm việc – thời giờ nghỉ ngơi của NLĐ ................................................... 30

3.4.2. Tổ chức thực hiện ATVSLĐ tại Nhà Máy Ô tô Củ Chi ............................................ 31
3.4.3. Các hoạt động về ATVSLĐ tại Nhà Máy Ô tô Củ Chi ............................................. 34
3.4.4. Công tác phòng chống cháy nổ (PCCN) .................................................................. 38
v


3.4.4.1. Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) ......................................................38
3.4.4.2. An toàn điện và chống sét ..............................................................................39
3.4.5. Tình hình tai nạn lao động trong năm qua. .............................................................. 39
3.4.6. Đánh giá khả năng áp dụng OHSAS 18001:2007 vào Nhà máy Ô tô Củ Chi ......... 39
CHƯƠNG 4 ......................................................................................................................41
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE ...........................41
NGHỀ NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 .....................................41
4.1. PHẠM VI HỆ THỐNG OH&S VÀ THÀNH LẬP BAN OH&S .........................41
4.1.1. Phạm vi của hệ thống OH&S ................................................................................... 41
4.1.2. Thành lập ban OH&S ............................................................................................... 41
4.2. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH OH&S VÀ PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH .................42
4.2.1. Yêu cầu chung........................................................................................................... 42
4.2.2. Nội dung thực hiện ................................................................................................... 43
4.2.3. Phổ biến chính sách OH&S ...................................................................................... 44
4.3. NHẬN DẠNG MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO ..........................................44
4.3.1. Yêu cầu chung........................................................................................................... 44
4.3.2. Nội dung thực hiện ................................................................................................... 45
4.3.3. Tài liệu tham chiếu ................................................................................................... 48
4.4. KIỂM SOÁT ĐIỀU HÀNH .....................................................................................51
4.4.1. Yêu cầu chung........................................................................................................... 51
4.4.2. Nội dung thực hiện ................................................................................................... 51
4.4.3. Tài liệu tham chiếu ................................................................................................... 52
4.5. YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ YÊU CẦU KHÁC ...................................................53
4.5.1. Yêu cầu chung........................................................................................................... 53

4.5.2. Nội dung thực hiện ................................................................................................... 53
4.5.3. Tài liệu tham chiếu ................................................................................................... 53
4.6. CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH..........................................53
4.6.1. Yêu cầu chung........................................................................................................... 53
4.6.2. Nội dung thực hiện ................................................................................................... 54
4.7. NGUỒN LỰC, VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN .........................54
vi


4.7.1. Yêu cầu chung........................................................................................................... 54
4.7.2. Nội dung thực hiện ................................................................................................... 54
4.8. NĂNG LỰC ĐÀO TẠO VÀ NHẬN THỨC ...........................................................56
4.8.1. Yêu cầu chung........................................................................................................... 56
4.8.2. Nội dung thực hiện ................................................................................................... 56
4.8.3. Tài liệu tham chiếu ................................................................................................... 56
4.9. TRAO ĐỔI THÔNG TIN, THAM GIA VÀ THAM VẤN ...................................56
4.9.1. Yêu cầu chung........................................................................................................... 56
4.9.2. Nội dung thực hiện ................................................................................................... 57
4.9.3. Tài liệu tham chiếu ................................................................................................... 57
4.10. KIỂM SOÁT TÀI LIỆU ........................................................................................57
4.10.1. Yêu cầu chung......................................................................................................... 57
4.10.2. Nội dung thực hiện ................................................................................................. 58
4.10.3. Tài liệu tham chiếu ................................................................................................. 59
4.11. CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP .........................59
4.11.1. Yêu cầu chung......................................................................................................... 59
4.11.2. Nội dung thực hiện ................................................................................................. 59
4.11.3. Tài liệu tham chiếu ................................................................................................. 60
4.12. ĐO LƯỜNG VÀ THEO DÕI KẾT QUẢ THỰC HIỆN .....................................60
4.12.1. Yêu cầu chung......................................................................................................... 60
4.12.2. Nội dung thực hiện ................................................................................................. 60

4.12.3. Tài liệu tham chiếu ................................................................................................. 61
4.13. ĐIỀU TRA SỰ CỐ .................................................................................................61
4.13.1. Yêu cầu chung......................................................................................................... 61
4.13.2. Nội dung thực hiện ................................................................................................. 61
4.13.3. Tài liệu tham chiếu ................................................................................................. 61
4.14. SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC – PHÒNG NGỪA .....62
4.14.1. Yêu cầu chung......................................................................................................... 62
4.14.2. Nội dung thực hiện ................................................................................................. 62
4.14.3. Tài liệu tham chiếu ................................................................................................. 62
vii


4.15. KIỂM SOÁT HỒ SƠ ..............................................................................................63
4.15.1. Yêu cầu chung......................................................................................................... 63
4.15.2. Nội dung thực hiện ................................................................................................. 63
4.15.3. Tài liệu tham chiếu ................................................................................................. 64
4.16. ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ ...............................................................................................64
4.16.1. Yêu cầu chung......................................................................................................... 64
4.16.2. Nội dung thực hiện ................................................................................................. 64
4.16.3. Tài liệu tham chiếu ................................................................................................. 65
4.17. XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO................................................................................65
4.17.1. Yêu cầu chung......................................................................................................... 65
4.17.2. Nội dung thực hiện ................................................................................................. 65
4.17.3. Tài liệu tham chiếu ................................................................................................. 66
CHƯƠNG 5 ......................................................................................................................67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................................67
5.1. KẾT LUẬN................................................................................................................67
5.2. KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................68
 


TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................69
 

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

ATLĐ

An toàn lao động

AT&SKNN

An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

BHLĐ

Bảo hộ lao động

BNN

Bệnh nghề nghiệp

BLĐTBXH

Bộ Lao động - Thương binh xã hội


BYT

Bộ Y tế

BTNMT

Bộ tài nguyên và môi trường

BM

Biểu mẫu

CB-CNV

Cán bộ công nhân viên

ĐDLĐ

Đại diện lãnh đạo

GTVT

Giao thông vận tải

HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải

HDCV


Hướng dẫn công việc

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

KCS

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

NLĐ

Người lao động

OH&S

An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

PCCN

Phòng chống cháy nổ

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


QLCTNH

Quản lý chất thải nguy hại

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNLĐ

Tai nạn lao động

TCVS

Tiêu chuẩn vệ sinh

TNLĐ

Tai nạn lao động

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TT

Thủ tục

TTLT


Thông tư liên tịch
ix


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm. ....................................................21
Bảng 3.2: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý. .......................................26
Bảng 3.3: Danh sách chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất. .........................28
Bảng 3.4: Danh sách chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất. ................28
Bảng 3.5: Danh mục thuốc và dụng cụ y tế tủ thuốc của Nhà máy ..............................33
Bảng 3.6: Quy định cấp phát trang thiết bị BHLĐ ........................................................35
Bảng 3.7: Các loại máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. .................36
Bảng 4.1: Phổ biến chính sách OH&S tại Nhà máy Ô tô Củ Chi. ................................44
Bảng 4.2: Tần xuất xảy ra sự cố ....................................................................................46
Bảng 4.3: Mức độ nghiêm trọng của sự cố ...................................................................46
Bảng 4.4: Đánh giá mức độ nguy hại của sự cố. ...........................................................47
Bảng 4.5: Phân cấp mức độ nguy hại của sự cố ............................................................48
Bảng 4.6: Bảng ví dụ nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro tại khuôn viên Nhà máy
.......................................................................................................................................49
Bảng 4.7: Phân loại mức độ rủi ro và thứ tự thực hiện các giải pháp phòng ngừa. ......51
Bảng 4.8: Một số hướng dẫn công việc được sử dụng trong hệ thống..........................52
Bảng 4.9: Trách nhiệm biên soạn, kiểm tra, ban hành tài liệu. .....................................58
Bảng 4.10: Thời gian lưu trữ các loại hồ sơ. .................................................................63 

x


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc hệ thống OHSAS 18001:2007 .....................................................9

Hình 3.1: Sơ đồ khối hệ thống xử lý bụi sơn và hơi dung môi .........................................24
Hình 3.3: Sơ đồ hệ thống thu gom chất thải nguy hại .......................................................30
Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức Hội đồng bảo hộ lao động. .........................................................32
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức ban OH&S của Nhà máy Ô tô Củ Chi. ......................................42

 
 

xi


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 tại Nhà máy Ô tô Củ Chi

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước, nền kinh tế Việt Nam đang trên
đà phát triển và vươn xa ra toàn cầu. Chính điều đó đã tạo ra cơ hội và thách thách
thức lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Các đơn vị kinh doanh đã nắm bắt được cơ hội đó
nên có định hướng và kế hoạch trong hoạt động sản xuất của mình để có thể cạnh
tranh với thị trường không chỉ trong nước mà còn ngoài nước. Đi đôi với quá trình
phát triển của xã hội, lao động của con người có những chuyển biến tích cực và ngày
càng đa dạng, phức tạp.
Theo thông báo số 303/TB-BLĐTBXH của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã
Hội trong năm 2011 trên toàn quốc đã xảy ra 5896 vụ tai nạn lao động làm 6154 người
bị nạn, trong đó 574 người chết, 1314 người bị thương nặng. So với năm 2010 số vụ
tai nạn lao động và số nạn nhân được thống kê trong năm 2011 tăng, nhưng số vụ tai
nạn có người chết giảm 9,02% và số người chết vì tai nạn lao động giảm 4,49% so với
năm 2010. Với xu hướng phát triển của đất nước đó là những con số báo động về tình

hình TNLĐ xảy ra trong gia đoạn này. Mặc dù số người chết vì tai nạn giảm nhưng số
vụ tai nạn tăng. Điều này cho thấy rằng đơn vị kinh doanh chưa thật quan tâm đúng
mức đến vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Con người là tài sản vô giá, vì vậy tính mạng và sức khỏe của người lao động
phải được đưa lên hàng đầu. Các đơn vị kinh doanh cần quan tâm đến vấn đề an toàn
và sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động. Chính vì vậy tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 ra đời và được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Như chúng ta đã biết ngành cơ khí Ô tô đang được chính phủ chọn là một trong
những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam để đầu tư và phát triển, là một dạng
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ

Trang 1

SVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 tại Nhà máy Ô tô Củ Chi
của ngành công nghiệp nặng. “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007 tại Nhà máy Ô tô Củ Chi” là cách giúp Nhà máy chăm
lo cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ công nhân viên.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp,
tình hình tai nạn lao động tại Nhà máy Ô tô Củ Chi.
- Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy Ô tô Củ
Chi theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.
1.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu gồm những nội dung sau:
- Tổng quan tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.
- Hiện trạng môi trường và an toàn sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy Ô tô Củ Chi.

- Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn
OHSAS 18001:2007 tại Nhà máy Ô tô Củ Chi.
1.4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
- Địa điểm nghiên cứu: Nhà máy Ô tô Củ Chi – Tổ 7, Ấp 12, xã Tân Thạnh Đông,
huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh.
- Thời gian nghiên cứu: 01/08/2012 – 30/12/2012
- Xem xét các vấn đề môi trường và an toàn lao động có liên quan đến hoạt động sản
xuất tại các xưởng của Nhà máy.
- Tìm hiểu công tác quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy.
- Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 và hệ thống các văn bản pháp luật và các tiêu
chuẩn về an toàn vệ sinh lao động.
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 Phương pháp nghiên cứu thực tế
Mục đích
- Quan sát, ghi nhận quá trình, hoạt động, bước công việc sản xuất tại các phân
xưởng và nhìn nhận vấn đề ATLĐ tại Nhà máy để có những kết quả xác thực nhất.
- Quan sát các hoạt động quản lý ATVSKNN tại Nhà máy và việc cấp phát BHLĐ.
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ

Trang 2

SVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 tại Nhà máy Ô tô Củ Chi
- Nhận diện và xác định các nguồn/tình trạng hoạt động gây nguy hiểm cho con
người tại Nhà máy.
Cách thực hiện
Cách thực hiện


Phạm vi

Kết quả

- Các xưởng sản xuất:
Xưởng Thùng vỏ (A0, A1,
Composite), xưởng Sơn,
xưởng Chassis, xưởng
Hoàn chỉnh, Khu KCS.
- Khu vực lưu trữ chất thải.
- Kho chứa hóa chất, kho
nguyên liệu.
- Hệ thống xử nước thải,
xử lý bụi.
- Khối văn phòng, khu nhà
ăn.
- Khuôn viên Nhà máy.
- Khu vực giữ xe.
 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Quan sát, ghi nhận:
+ Dây chuyền sản xuất,
nhiệm vụ phòng ban;
+ Quá trình thực hiện các
bước công nghệ;
+ Tên công việc cụ thể ở
mỗi bước công việc.
- Quan sát, ghi nhận việc
trang bị thiết bị PCCC; việc

cấp phát và sử dụng BHLĐ
của NLĐ; điều kiện môi
trường làm việc.

- Biết được quy trình sản
xuất tại mỗi xưởng.
- Nhận diện được các mối
nguy.
- Đánh giá hiện trạng môi
trường và an toàn vệ sinh
lao động.

Mục đích
- Dựa trên nguồn dữ liệu được cung cấp (Báo cáo giám sát chất lượng môi trường
định kỳ lần 1, tháng 6 năm 2012; Báo cáo an toàn vệ sinh lao động hàng tuần,…), tiến
hành tìm hiểu và lựa chọn những thông tin chính xác và cần thiết để thực hiện khóa
luận. Phân tích số liệu để đưa ra những kết quả cần thiết để giải quyết các vấn đề của
Nhà máy.
- Tìm hiểu và đánh giá quy mô hoạt động và hiện trạng quản lý AT&SKNN tại Nhà
máy.
Cách thực hiện
Cách thực hiện
- Dựa vào việc khảo sát thực tế tại Nhà
máy và các tài liệu sẵn có để phân tích các
số liệu về Nhà máy để có kết quả đánh giá
chính xác nhất
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ

Kết quả
- Tổng quan về Nhà máy Ô tô Củ Chi.

Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống
quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 vào Nhà máy.

Trang 3

SVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 tại Nhà máy Ô tô Củ Chi
 Phương pháp liệt kê
Mục đích
- Nhằm xác định quy mô sản xuất của Nhà máy.
- Làm rõ nội dung của Hệ thống theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.
- Liệt kê các mối nguy, rủi ro và các biện pháp kiểm soát đang áp dụng.
Cách thực hiện
Các yếu tố liệt kê

Nội dung cần xem xét

- Liệt kê các mối nguy, rủi ro, các biện - Các mối nguy liên quan đến các vấn đề an
pháp kiểm soát.
toàn lao động và bệnh nghề nghiệp trong
Nhà máy.
- Thuận lợi, khó khăn khi áp dụng - Tình hình áp dụng OHSAS 18001:2007.
OHSAS 18001:2007.
- Yêu cầu pháp luật mà Nhà máy phải - Danh mục các văn bản pháp luật.
tuân thủ.
- Các xưởng sản xuất.

- Số lượng.
- Trang thiết bị máy móc.
 Phương pháp thống kê và cho điểm.
Mục đích
- Đánh giá mức độ rủi ro để có được phương pháp kiểm soát phù hợp.
- Thống kê các mối nguy cần được kiểm soát trong năm nay, các mối nguy cần được
kiểm soát trong năm tới và các rủi ro có thể chấp nhận được.
Cách thực hiện
Cách thực hiện

Kết quả

- Thống kê từng mối nguy trong Nhà
máy.
- Mỗi mối nguy được đánh giá dựa trên
2 tiêu chí: Tần suất xảy ra sự cố (F),
mức độ nghiêm trọng của sự cố (S).
- Sử dụng phương pháp ma trận để đánh
giá mức độ rủi ro (R), theo hình thức
cho điểm đánh giá từng mối nguy.
- Mức độ rủi ro: R = F x S.

- Đánh giá mức độ rủi ro, đề xuất biện
pháp kiểm soát để ngăn ngừa sự cố xảy ra
từ các mối nguy đã được xác định tại Nhà
máy.
- Qua đó đề ra các thức tự ưu tiên cho
các hành động khắc phục và phòng ngừa.
- Để không xảy ra tai nạn trong quá trình
lao động.


GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ

 

Trang 4

SVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 tại Nhà máy Ô tô Củ Chi
 Phương pháp phỏng vấn và tham khảo ý kiến chuyên gia
Mục đích
- Thu thập thông tin về hoạt động sản xuất của các bộ phận.
- Tìm hiểu tình trạng an toàn lao động sức khỏe của CB – CNV thông qua việc tham
phỏng vấn và tham khảo ý kiến nhân viên trong Nhà máy.
Cách thực hiện
Vị trí
Khu vực chứa rác
thải nguy hại.
Hệ thống xử lý
nước thải
Kho

Đối tượng
Một công nhân thu
gom rác.
Một công nhân vận
hành.

Một người quản lý kho.

Xưởng Composite

Hai công nhân trét
matic.
Hai công nhân trét keo.
Hai thợ gò hàn mui xe
Một công nhân làm
việc tại máy căng tole
thùng.
Hai công nhân khoan
ốc vít.
Một công nhân pha sơn
tại phòng pha sơn
Một thợ sơn.
Công nhân
Cán bộ quản lý an toàn.
Nhân viên y tế.

Xưởng hoàn chỉnh
Xưởng Thùng vỏ

Xưởng Chassis
Xưởng sơn

Tổ cơ điện
P. TCHC

Kết quả

Đánh giá tình hình phân loại rác, thu
gom và vận chuyển rác.
Đánh giá tình hình vận hành của hệ
thống
Đánh giá cách bố trí, sắp xếp vật tư
như thế nào

Đánh giá điều kiện làm việc (ồn, bụi,
ánh sáng, mùi, mức độ nguy hiểm của
công việc, việc cấp BHLĐ, việc học
ATLĐ, cấp độc hại như thế nào,…)

Biết tình hình ATLĐ, công tác huấn
luyện ATLĐ, phụ cấp độc hại cho công
nhân, công tác PCCC, an toàn vệ sinh
thực phẩm.

- Các tài liệu được cung cấp từ Nhà máy như: Báo cáo giám sát chất lượng môi
trường định kỳ lần 1 tháng 6 năm 2012; Báo cáo an toàn vệ sinh lao động hàng tuần;
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ

Trang 5

SVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 tại Nhà máy Ô tô Củ Chi
Công tác PCCC năm 2012; Huấn luyện công tác an toàn – vệ sinh lao động và bảo vệ
môi trường năm 2012; Các tài liệu về ATVSLĐ (công tác thực hiện ATVSLĐ, hồ sơ

khám sức khỏe, tình hình tai nạn lao động,…)
- Nghiên cứu tài liệu về tiêu chuẩn OHSAS 18001: 2007 trong sách báo, mạng
internet, bài giảng …(Chi tiết tại Danh mục tài liệu tham khảo).

GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ

Trang 6

SVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 tại Nhà máy Ô tô Củ Chi

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
2.1.1. Khái niệm về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
OHSAS 18000 là một bộ tiêu chuẩn chuyên sâu về Hệ Thống Quản Lý An
Toàn và Sức Khoẻ Nghề Nghiệp (gọi tắt là OH&S) được xây dựng nhằm giúp doanh
nghiệp kiểm soát những rủi ro về an toàn & sức khoẻ nghề nghiệp đồng thời cải thiện
công tác quản lý.
Hai khía cạnh quan trọng của OHSAS 18001:2007 là cam kết chấp hành các
quy định cũng như chính sách pháp luật và cam kết cải tiến liên tục hệ thống. OHSAS
18001:2007 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức kể cả trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp OHSAS 18001:2007
(Occupational Health and Safety Assesment Series) là một tiêu chuẩn quốc tế về an
toàn và sức khỏe nghề nghiệp (gọi tắt là OH&S), được xây dựng từ sự kết hợp của các
tổ chức tiêu chuẩn quốc gia, các tổ chức chứng nhận, các tổ chức tư vấn và các chuyên

gia trong ngành. Mục đích của hệ thống là để kiểm soát các rủi ro về mặt an toàn sức
khỏe nghề nghiệp, cải thiện công tác quản lý.
Hệ thống quản lý OHSAS xác định các quá trình để cải tiến thường xuyên các
hoạt động về an toàn và sức khoẻ và phù hợp với các yêu cầu pháp luật. Hệ thống này
tạo ra nền tảng để tích hợp với kế hoạch kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Nó tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp kiểm soát các rủi ro về an toàn và sức khoẻ và cải tiến
các hoạt động của mình. Bộ tiêu chuẩn OHSAS 18000 bao gồm OHSAS 18002,
hướng dẫn thực hiện OHSAS 18001:2007.

GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ

Trang 7

SVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 tại Nhà máy Ô tô Củ Chi
Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 là tiêu chuẩn dùng để đánh giá và chứng nhận.
Tiêu chuẩn không phải là yêu cầu pháp luật hoặc hướng dẫn áp dụng. Có thể áp dụng
cho tất cả các tổ chức thuộc các quy mô, loại hình, sản xuất và cung cấp các sản phẩm
và dịch vụ khác nhau.
OHSAS 18001:2007 được xây dựng tương thích với hệ thống quản lý ISO
9001:2008 và ISO 14001:2004. Các tổ chức áp dụng OHSAS 18001:2007 đều có thể
dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản lý khác. Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 tuân
thủ theo chu trình PDCA (Plan – Do – Check – Action) và nhấn mạnh vào cải tiến
thường xuyên.
2.1.2. Sự ra đời tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
Năm 1991, Ủy ban Sức khỏe và An toàn ở nước Anh (các tổ chức chính phủ
chịu trách nhiệm đẩy mạnh các quy định về sức khỏe và an toàn) đã giới thiệu các

hướng dẫn về quản lý Sức khỏe và An toàn (Gọi tắt là HSG 65).
Nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý sức khỏe và an toàn đã thúc
đẩy Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) thực hiện phát hành phiên bản đầu tiên – tiêu chuẩn
OHSAS 18001:1999 về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (hệ thống
quản lý OH&S) – với sự cộng tác của các tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới.
Dựa vào tiêu chuẩn này, hệ thống quản lý của các tổ chức có thể được đánh giá và cấp
giấy chứng nhận. Với phiên bản mới OHSAS 18001:2007, đây không phải là tiêu
chuẩn của BSI mà tiêu chuẩn này được hình thành do sự đóng góp của 10 tổ chức
chứng nhận hàng đầu trên thế giới.
2.1.3. Cấu trúc OHSAS 18001: 2007
Cấu trúc của hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp được xây dựng dựa trên
mô hình P-D-C-A ( Plan - Do – Check – Action) và bao gồm các nội dung chính sau:

GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ

Trang 8

SVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 tại Nhà máy Ô tô Củ Chi

Cải tiến liên tục
Chính sách
OH&S

Xem xét của
lãnh đạo


Lập kế hoạch
Kiểm tra

Thực hiện và
điều hành

Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc hệ thống OHSAS 18001:2007
- Thiết lập chính sách OH&S: Đề xuất chính sách an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
tại Nhà máy và được ban lãnh đạo xem xét và phê duyệt.
- Lập kế hoạch: Lập kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp cho Nhà máy dựa vào các yêu cầu trong tiêu chuẩn OHSAS và tình hình chung
của Nhà máy.
- Thực hiện và điều hành: Việc này sẽ được phổ biến rõ ràng đến các bộ phận của
Nhà máy.
- Kiểm tra và hành động khắc phục: Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát hoạt động của
hệ thống để nhận diện những chi tiết không phù hợp và có biện pháp khắc phục, phòng
ngừa.
- Xem xét của lãnh đạo: Tất cả mọi hoạt động của hệ thống phải được lãnh đạo xem
xét và thông qua.
2.1.4. Các yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
OHSAS 18001:2007 bao gồm các yêu cầu sau đây mà tổ chức phải thực hiện đầy
đủ để xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn này:
- Chính sách và cam kết OH&S
- Nhận dạng các mối nguy, đánh giá rủi ro và xác định biện pháp kiểm soát rủi ro
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ

Trang 9

SVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng



Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 tại Nhà máy Ô tô Củ Chi
- Các yêu cầu luật định và yêu cầu khác
- Các mục tiêu và chương trình
- Nguồn lực, vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm giải trình và quyền hạn
- Năng lực, đào tạo và nhận thức
- Trao đổi thông tin, tham gia và tham khảo ý kiến
- Hệ thống tài liệu
- Kiểm soát tài liệu
- Kiểm soát điều hành
- Chuẩn bị và ứng phó với tình huống khẩn cấp
- Giám sát và đo lường việc thực hiện
- Đánh giá sự phù hợp
- Điều tra sự cố, sự hông phù hợp và đề xuất các hành động khắc phục, phòng ngừa
- Kiểm soát hồ sơ
- Đánh giá nội bộ
- Đánh giá và xem xét của lãnh đạo.
2.1.5. Các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến OHSAS 18001:2007 (Theo
TCVN ISO 9000:2007 và OHSAS 18001:2007)
- Hệ thống: Tập hợp các yếu tố có liên quan lẫn nhau hay tương tác.
- Quản lý: Các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức.
- Hệ thống quản lý: Hệ thống để thiết lập chính sách và mục tiêu và để đạt được các
mục tiêu đó.
- Hệ thống quản lý AT&SKNN: Là một phần của hệ thống quản lý của tổ chức được
sử dụng để triển khai và thực hiện chính sách AT&SKNN và quản lý các rủi ro về
AT&SKNN.
- Tổ chức: Công ty, tập đoàn, hãng, xí nghiệp, bên có thẩm quyền hay viện, hoặc một
phần hay kết hợp hay kết hợp tất cả các tổ chức trên, là tổ chức có sáp nhập hay
không, nhà nước hay tư nhân mà bản thân có bộ máy hành chính và các chức năng

hoạt động.
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ

Trang 10

SVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 tại Nhà máy Ô tô Củ Chi
- Quá trình: Tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác để biến đổi
đầu vào thành đầu ra.
- Năng lực: Phẩm chất và khả năng đánh giá cá nhân đã được chứng minh về ứng
dụng kiến thức và kỹ năng.
- Hiệu lực: Mức độ thực hiện các hoạt động đã hoạch định và đạt được các kết quả đã
hoạch định.
- Hiệu quả: Quan hệ giữa kết quả đạt được và nguồn lực được sử dụng.
- Lãnh đạo cao nhất: Cá nhân hay nhóm người định hướng và kiểm soát một tổ chức
ở cấp cao nhất.
- Tài liệu: Thông tin và phương tiện hỗ trợ thông tin
- Hồ sơ: Tài liệu công bố các kết quả đạt được hay cung cấp bằng chứng về các hoạt
động được thực hiện.
- Hệ thống quản lý đo lường: Tập hợp các yếu tố có liên quan lẫn nhau và tương tác
cần thiết để đạt được sự xác nhận về đo lường và kiểm soát liên tục các quá trình đo.
- Thiết bị đo: Phương tiện đo, phần mềm, chuẩn đo lường, mẫu chuẩn hay các thiết bị
phụ hay tổ hợp các yếu tố trên cần thiết để thực hiện một quá trình đo.
- Đánh giá: Quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản để nhận được
bằng chứng đánh giá và xem xét đánh giá chúng một cách khách quan để xác định
mức độ thực hiện các chuẩn mực đánh giá.
- Chuyên gia đánh giá: Người có khả năng phẩm chất và năng lực và cá nhân để tiến

hành một cuộc đánh giá.
- Đoàn đánh giá: Một hay nhiều chuyên gia đánh giá tiến hành cuộc đánh giá, với sự
hỗ trợ của các chuyên gia kỹ thuật khi cần thiết.
- Bên hữu quan: Cá nhân hay nhóm bên trong hay bên ngoài nơi làm việc liên quan
hay chịu ảnh hưởng của việc thực hiện AT&SKNN của tổ chức.
- Cải tiến liên tục: Quá trình lặp lại để nâng cao hệ thống quản lý AT&SKNN nhằm
đạt được những cải tiến trong việc thực hiện AT&SKNN tổng thể và phù hợp với
chính sách AT&SKNN của tổ chức.
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ

Trang 11

SVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng


×