Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI – BÀU NƯỚC SÔI, ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 120 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH SINH THÁI
THÁC MAI – BÀU NƯỚC SÔI, ĐỒNG NAI

Họ và tên: Nguyễn Thị Mai Thủy
Ngành : Quản Lý Môi Trường Và Du Lịch Sinh Thái
Năm học: 2009 - 2013

Tp Hồ Chí Minh, tháng 12/2012



KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI –
BÀU NƯỚC SÔI, ĐỒNG NAI

Tác giả

Nguyễn Thị Mai Thủy

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn
TS. Ngô An



Tp Hồ Chí Minh, tháng 12/2012



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được rất nhiều sự động
viên, giúp đỡ của Thầy Cô, gia đình, bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến:
Quý thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Trường Đại học Nông Lâm TP.
HCM, những người đã tận tình truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt bốn
năm học qua.
Thầy Ngô An, người đã tận tâm giảng dạy, chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Các cô chú, anh chị trong Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn tôi trong khoảng thời gian tôi thực tập và sinh hoạt tại đây.
Tập thể lớp DH09DL đã luôn bên cạnh, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong thời gian vừa
qua.
Con xin gửi lời cảm ơn từ đáy lòng đến ba mẹ và những người thân trong gia
đình đã luôn quan tâm, ủng hộ con trong khoảng thời gian làm khóa luận tốt nghiệp
này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Mai Thủy


SVTH: Nguyễn Thị Mai Thủy

i


TÓM TẮT

Đề tài “Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững
Khu du lịch sinh thái Thác Mai – Bàu Nước Sôi” được tiến hành từ tháng 9/2012 đến
tháng 12/2012 tại Khu du lịch sinh thái Thác Mai – Bàu Nước Sôi, huyện Định Quán,
tỉnh Đồng Nai.
Mục đích của khóa luận này là góp phần phát triển du lịch sinh thái Khu du lịch
sinh thái Thác Mai – Bàu Nước Sôi một cách bền vững với các nội dung chính như
sau:
-

Khảo sát, đánh giá hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng môi trường của
Khu du lịch sinh thái Thác Mai – Bàu Nước Sôi.

-

Khảo sát hiện trạng hoạt động du lịch tại Khu du lịch sinh thái Thác Mai – Bàu
Nước Sôi.

-

Tìm hiểu, điều tra ý kiến của du khách, cán bộ công nhân viên và cộng đồng địa
phương tại Khu du lịch sinh thái Thác Mai – Bàu Nước Sôi.

-


Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững.
Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu

tài liệu, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp
phỏng vấn chuyên gia, phương pháp ma trận SWOT.
Kết quả thu được :
-

Đánh giá được hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng môi trường và hoạt
động du lịch của khu du lịch.

-

Đánh giá được tiềm năng du lịch sinh thái của khu du lịch sinh thái Thác Mai –
Bàu Nước Sôi : có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái, tài nguyên suối nước
nóng, cảnh quan thiên nhiên đẹp, hoang sơ…

-

Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững từ đó giúp khu du lịch có những kế
hoạch phát triển phù hợp và thu hút đông đảo du khách đến tham quan.

SVTH: Nguyễn Thị Mai Thủy

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. i

TÓM TẮT....................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ.................................................................................x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................2
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................2
1.4 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .................................................................2
1.5 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI ............................................................3
2.1.1 Du lịch sinh thái ...............................................................................................3
2.1.1.1 Định nghĩa ..............................................................................................3
2.1.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ..........................................5
2.1.1.3 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái ............................6
2.1.1.4 Du lịch sinh thái bền vững .....................................................................8
2.1.2 Tài nguyên du lịch sinh thái.............................................................................8
2.1.2.1 Khái niệm ...............................................................................................8
2.1.2.2 Phân loại.................................................................................................8
2.2 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐỊNH QUÁN .........................................................10
2.2.1 Vị trí địa lý .....................................................................................................10
SVTH: Nguyễn Thị Mai Thủy

iii


2.2.2 Khí hậu .......................................................................................................... 10
2.2.3 Tài nguyên đất ............................................................................................... 11

2.2.4 Môi trường ..................................................................................................... 12
2.2.4.1 Môi trường tự nhiên ............................................................................. 12
2.2.4.2 Môi trường xã hội ................................................................................ 13
2.2.5 Tài nguyên du lịch nhân văn ......................................................................... 14
2.2.5.1 Di tích lịch sử....................................................................................... 14
2.2.5.2 Di tích thắng cảnh ................................................................................ 15
2.2.5.3 Các lễ hội: ............................................................................................ 15
2.3 TỔNG QUAN VỀ BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TÂN PHÚ VÀ KHU
DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI – BÀU NƯỚC SÔI, ĐỒNG NAI ................... 16
2.3.1 Về Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú ....................................................... 16
2.3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................... 16
2.3.1.2 Các hoạt động chủ yếu......................................................................... 16
2.3.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự........................................................................ 16
2.3.2 Về Khu du lịch sinh thái Thác Mai – Bàu Nước Sôi..................................... 18
2.3.2.1 Vị trí địa lý ........................................................................................... 18
2.3.2.2 Địa hình ............................................................................................... 18
2.3.2.3 Khí hậu, thủy văn ................................................................................. 18
2.3.2.4 Tình hình dân sinh kinh tế ................................................................... 19
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 20
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 20
3.1.1 Khảo sát, đánh giá hiện trạng tài nguyên, hiện trạng môi trường và hiện trạng
hoạt động du lịch sinh thái tại Khu du lịch sinh thái Thác Mai – Bàu Nước Sôi... 20
3.1.2 Tìm hiểu, điều tra ý kiến của du khách, cán bộ công nhân viên và cộng đồng
địa phương tại Khu du lịch sinh thái Thác Mai – Bàu Nước Sôi. .......................... 20
SVTH: Nguyễn Thị Mai Thủy

iv


3.1.3 Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững. .........................20

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................20
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ...................................................................20
3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa ......................................................................21
3.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học ...................................................................22
3.2.4 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ..............................................................23
3.2.5 Phương pháp ma trận SWOT.........................................................................24
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................25
4.1 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI ......................................25
4.1.1 Hệ động vật ....................................................................................................25
4.1.2 Hệ thực vật .....................................................................................................26
4.1.3 Cảnh quan tự nhiên ........................................................................................29
4.1.4 Đánh giá về tài nguyên du lịch sinh thái .......................................................35
4.1.4.1 Đánh giá vị trí cụm du lịch sinh thái rừng Ban quản lý rừng phòng hộ
Tân Phú ............................................................................................................35
4.1.4.2 Đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái ..................................................36
4.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ......................38
4.2.1 Môi trường không khí ....................................................................................38
4.2.2 Môi trường đất ...............................................................................................38
4.2.3 Môi trường nước ............................................................................................40
4.2.4 Đánh giá hiệu quả trong công tác quản lý .....................................................42
4.3 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH
SINH THÁI THÁC MAI – BÀU NƯỚC SÔI ...........................................................42
4.3.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động du lịch .............................................................42
4.3.2 Tình hình dịch vụ tại Khu du lịch sinh thái Thác Mai – Bàu Nước Sôi ........43
4.3.3 Tình hình doanh thu tại Khu du lịch sinh thái Thác Mai – Bàu Nước Sôi ....45
SVTH: Nguyễn Thị Mai Thủy

v



4.3.4 Hiện trạng hoạt động du lịch ......................................................................... 48
4.3.4.1 Kết cấu hạ tầng cơ sở ........................................................................... 48
4.3.4.2 Sản phẩm du lịch ................................................................................. 52
4.3.5 Công tác quản lý du lịch của đơn vị .............................................................. 55
4.3.5.1 Bảo vệ tính đa dạng sinh học thuộc lâm phận quản lý ........................ 60
4.3.5.2 Đầu tư, phát triển du lịch tại Khu du lịch sinh thái Thác Mai – Bàu
Nước Sôi .......................................................................................................... 61
4.4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH
THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI – BÀU NƯỚC SÔI ............. 61
4.4.1 Hoạt động du lịch sinh thái tại Khu du lịch sinh thái Thác Mai – Bàu Nước
Sôi qua đánh giá của du khách ............................................................................... 61
4.4.2 Khả năng phát triển du lịch sinh thái tại Khu du lịch sinh thái Thác Mai –
Bàu Nước Sôi dưới góc nhìn của cán bộ nhân viên tại Khu du lịch ...................... 66
4.4.3 Khả năng tham gia vào hoạt động phát triển du lịch sinh thái của cộng đồng
địa phương .............................................................................................................. 68
4.5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI ... 70
4.5.1 Phân tích ma trận SWOT đối với hoạt động du lịch sinh thái....................... 70
4.5.2 Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững ở
Khu du lịch sinh thái Thác Mai – Bàu Nước Sôi ................................................... 75
4.5.2.1 Giải pháp về cơ chế chính sách ........................................................... 75
4.5.2.2 Giải pháp quy hoạch ............................................................................ 76
4.5.2.3 Giải pháp tuyên truyền quảng bá du lịch ............................................. 76
4.5.2.4 Giải pháp về đa dạng hóa sản phẩm du lịch ........................................ 77
4.5.2.5 Giải pháp về quản lý môi trường ......................................................... 78
4.5.2.6 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực.................................................... 78
4.5.2.7 Giải pháp về công tác đảm bảo an toàn cho du khách......................... 79
4.5.2.8 Giải pháp về vấn đề cộng đồng địa phương ........................................ 79
SVTH: Nguyễn Thị Mai Thủy

vi



CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................80
5.1 KẾT LUẬN ..........................................................................................................80
5.2 KIẾN NGHỊ .........................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................82
PHỤ LỤC ......................................................................................................................83

SVTH: Nguyễn Thị Mai Thủy

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

DLST

Du lịch sinh thái

SWOT

Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức (Strengths – Weaknesses
– Opportunities – Threats)




Quyết định

UBND

Ủy ban nhân dân

KDL

Khu du lịch

ESCPA

Ủy ban Kinh tế – Xã hội Châu Á Thái Bình Dương (The United Nations
Economic and Social Commission for Asia and the Pacific)

WWF

Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế Giới (World Wildlife Fund)

IUCN

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union for
Conservation of Nature)

BQL

Ban quản lý

BV&PTR


Bảo vệ và phát triển rừng

SVTH: Nguyễn Thị Mai Thủy

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: Thành phần ANIONS ...................................................................................30
Bảng 4.2: Thành phần CATIONS .................................................................................31
Bảng 4.3: Yêu cầu kỹ thuật (hóa học) ...........................................................................31
Bảng 4.4: Tình hình doanh thu du lịch qua các năm .....................................................46
Bảng 4.5: Hình thức biết thông tin về KDL sinh thái Thác Mai – Bàu Nước Sôi ........62
Bảng 4.6: Các điểm thu hút khách đến KDL ................................................................63
Bảng 4.7: Những khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ....................................67
Bảng 4.8: Nguồn thu nhập chính của người dân ...........................................................68
Bảng 4.9: Ma trận SWOT đánh giá triển vọng phát triển DLST tại KDL sinh thái Thác
Mai – Bàu Nước Sôi ......................................................................................................70
Bảng 4.10: Các chiến lược phát triển DLST tại KDL sinh thái Thác Mai – Bàu Nước
Sôi ..................................................................................................................................72

SVTH: Nguyễn Thị Mai Thủy

ix


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú ..................................... 17

Hình 4.1: Tuyên truyền về bảo vệ động vật rừng.......................................................... 26
Hình 4.2: Một số loài thực vật (Quỳnh lam, chiêu liêu xanh, dâu ta, xưng đào) .......... 28
Hình 4.3: Một trong mười cảnh đẹp Đồng Nai được bình chọn năm 2008 .................. 29
Hình 4.4: Đường đi vào Bàu Nước Sôi ......................................................................... 29
Hình 4.5: Cổng chào Thác Mai ..................................................................................... 33
Hình 4.6: Một góc đảo mai............................................................................................ 34
Hình 4.7: Thác Mai - mùa nước lớn .............................................................................. 35
Hình 4.8: Các cây cầu trong Khu du lịch Thác Mai...................................................... 36
Hình 4.9: Một số hình ảnh về Khu du lịch Thác Mai ................................................... 37
Hình 4.10: Lớp đất cát bị rửa trôi vào mùa mưa ........................................................... 39
Hình 4.11: Thùng rác .................................................................................................... 39
Hình 4.12: Một điểm tập trung rác thải ......................................................................... 40
Hình 4.13: Vị trí khoan nước nóng ............................................................................... 41
Hình 4.14: Hệ thống thoát nước .................................................................................... 42
Hình 4.15: Khu đạp vịt .................................................................................................. 44
Hình 4.16: Người dân địa phương đang lưới cá............................................................ 44
Hình 4.17: Trạm bán vé................................................................................................. 45
Hình 4.18: Quán ăn ....................................................................................................... 49
Hình 4.19: Nhà nghỉ sinh thái ....................................................................................... 50
Hình 4.20: Chòi nghỉ mát .............................................................................................. 50
Hình 4.21: Nhà thay quần áo ......................................................................................... 51
Hình 4.22: Nhà vệ sinh .................................................................................................. 51
SVTH: Nguyễn Thị Mai Thủy

x


Hình 4.23: Đường bách thảo .........................................................................................53
Hình 4.24: Ngũ đảo xanh...............................................................................................53
Hình 4.25: Nhất đảo mai ...............................................................................................54

Hình 4.26: Một góc Thác Mai .......................................................................................54
Hình 4.27: Cầu suối đá ..................................................................................................56
Hình 4.28: Thi công hồ nước nóng hai ngăn .................................................................57
Hình 4.29: Rừng là thùng rác của bạn ...........................................................................58
Hình 4.30: Tuyên truyền bảo vệ rừng ...........................................................................58
Hình 4.31: Bảng nội quy KDL sinh thái Thác Mai - Bàu Nước Sôi .............................59
Hình 4.32: Phao cứu hộ .................................................................................................60
Biểu đồ 4.1: Số lần đến KDL của du khách ..................................................................62
Biểu đồ 4.2: Giá cả dịch vụ du lịch theo đánh giá của du khách ..................................64
Biểu đồ 4.3: Chất lượng cơ sở hạ tầng theo đánh giá của du khách .............................65
Biểu đồ 4.4: Chất lượng vệ sinh môi trường theo đánh giá của du khách ....................65
Biểu đồ 4.5: Ý kiến của nhân viên về việc quảng bá du lịch của KDL.........................67
Biểu đồ 4.6: Tài nguyên động thực vật trong KDL.......................................................69
Biểu đồ 4.7: Hiện trạng môi trường tại KDL ................................................................70

SVTH: Nguyễn Thị Mai Thủy

xi



Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững Khu du lịch sinh thái
Thác Mai – Bàu Nước Sôi, Đồng Nai

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, du
lịch đang phát triển không ngừng. Đối với Việt Nam, du lịch không chỉ tạo ra nguồn
thu rất lớn cho nền kinh tế quốc dân mà còn góp phần đưa bạn bè quốc tế đến với nước
ta, tạo ra mối quan hệ toàn cầu về kinh tế, văn hóa và thúc đẩy việc quảng bá sâu rộng

hình ảnh Việt Nam đến các quốc gia trên thế giới.
Đồng Nai là tỉnh miền Đông Nam Bộ, là cửa ngõ phía Đông của thành phố Hồ
Chí Minh, phía Bắc giáp Lâm Đồng, phía Đông giáp Bình Thuận, phía Tây giáp Bình
Dương, Bình Phước và TP.Hồ Chí Minh, phía Nam giáp Bà Rịa – Vũng Tàu.
Nằm trong vùng kinh tế năng động nhất của cả nước với tam giác tăng trưởng
TP.Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu, ngoài ra còn có hệ thống giao thông rất
thuận lợi: quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51 và tuyến đường sắt Bắc Nam nối liền 2
miền đất nước.
Ngoài những lợi thế về kinh tế Đồng Nai còn là tỉnh có rất nhiều danh lam
thắng cảnh, các khu rừng sinh thái, các di tích chiến tranh, các di tích khảo cổ rất thích
hợp cho việc phát triển du lịch, một trong những khu vực có nhiều tiềm năng đó là
Khu du lịch sinh thái Thác Mai – Bàu Nước Sôi thuộc địa phận quản lý của Ban quản
lý rừng phòng hộ Tân Phú. Tuy nhiên việc khai thác du lịch tại đây vẫn chưa xứng
đáng với tiềm năng hiện có, chủ yếu mang tính tự phát và chưa có quy hoạch. Trước
tình thế hiện tại, tỉnh Đồng Nai đã đưa ra nhiều chiến lược cụ thể trong đó phát triển
du lịch bền vững là một chiến lược không thể thiếu.
Căn cứ vào những tồn tại thiếu sót và yêu cầu của hoạt động phát triển du lịch,
để tìm hiểu về tài nguyên du lịch cũng như hiện trạng hoạt động du lịch, các thế mạnh,
ưu nhược điểm, cơ hội, thách thức và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững tại
Khu du lịch sinh thái Thác Mai – Bàu Nước Sôi, việc thực hiện đề tài “ Khảo sát, đánh
SVTH: Nguyễn Thị Mai Thủy

1


Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững Khu du lịch sinh thái
Thác Mai – Bàu Nước Sôi, Đồng Nai

giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững Khu du lịch sinh thái Thác Mai
– Bàu Nước Sôi, Đồng Nai “ là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Tìm hiểu, đánh giá hiện trạng tài nguyên du lịch, hiện trạng môi trường, hiện
trạng hoạt động du lịch và đề xuất giải pháp phát triển bền vững tại Khu du lịch sinh
thái Thác Mai – Bàu Nước Sôi, Đồng Nai.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu tài nguyên du lịch tại khu du lịch sinh thái Thác Mai – Bàu Nước Sôi.
Tìm hiểu hiện trạng môi trường, hiện trạng hoạt động du lịch tại Khu du lịch sinh
thái Thác Mai – Bàu Nước Sôi.
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của khu du lịch trong việc
phát triển du lịch sinh thái.
Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững.
1.4 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Dựa theo phương pháp ma trận SWOT, phương pháp điều tra xã hội học và một
số phương pháp khác.
Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu: từ những nghiên cứu của tác giả sẽ
đưa ra được hướng đi mới cho sự phát triển du lịch bền vững của khu du lịch.
1.5 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung vào Khu du lịch sinh thái Thác Mai – Bàu Nước Sôi.
Đối tượng: Tài nguyên du lịch sinh thái, hiện trạng hoạt động du lịch, ban quản
lý, nhân viên, du khách, cộng đồng người dân sinh sống trong khu vực của khu du lịch.
Thời gian thực hiện khóa luận: 4 tháng (từ tháng 9 đến tháng 12/2012).

SVTH: Nguyễn Thị Mai Thủy

2


Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững Khu du lịch sinh thái
Thác Mai – Bàu Nước Sôi, Đồng Nai


CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
2.1.1 Du lịch sinh thái
2.1.1.1 Định nghĩa
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên ngành, liên vùng mang đậm bản
chất văn hóa dân tộc, có tính xã hội hóa cao; là ngành công nghiệp không khói đem lại
nguồn thu rất lớn. Để tồn tại và phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường, phát
triển theo hướng bền vững.
Ngày nay, đất nước đang trong thời kì phát triển, môi trường sống của con
người đặc biệt là tại các thành phố lớn ngày càng ngột ngạt, con người có nhu cầu tìm
về những nơi có không khí trong lành và yên tĩnh để nghỉ ngơi. Du lịch sinh thái được
xem là hướng đi mới, chiếm được sự quan tâm của nhiều người giúp bảo vệ tài nguyên
môi trường, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, rất dễ có sự
nhầm lẫn giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác. Để làm rõ sự nhầm lẫn
này, nhiều khái niệm đã được đưa ra:
Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, có trách
nhiệm hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái, môi trường tự nhiên, các giá trị
văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế to
lớn góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội
nói chung. Loại hình du lịch này đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn
cầu và ngày càng được quan tâm ở nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế. (Ngô An,
2009)
Theo tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN): “Du lịch sinh thái là tham
quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá
để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc
đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu
SVTH: Nguyễn Thị Mai Thủy

3



Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững Khu du lịch sinh thái
Thác Mai – Bàu Nước Sôi, Đồng Nai

cực do khách tham quan gây ra và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương tham
gia tích cực”. (Celballos-Lascurain, 1996)
Hiệp hội Du lịch sinh thái (The Internatonal Ecotourism Society): “Du lịch sinh
thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi
trường và Cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”.
Theo Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái còn được hiểu dưới những
tên gọi khác như:
-

Du lịch thiên nhiên.

-

Du lịch dựa vào thiên nhiên.

-

Du lịch môi trường.

-

Du lịch đặc thù.

-

Du lịch xanh.


-

Du lịch thám hiểm.

-

Du lịch bản xứ.

-

Du lịch có trách nhiệm.

-

Du lịch nhạy cảm.

-

Du lịch nhà tranh.

-

Du lịch bền vững.

Tóm lại, cho đến nay khái niệm DLST vẫn còn hiểu dưới nhiều góc độ khác
nhau và còn nhiều điểm chưa thống nhất. Ở Việt Nam, Tổng cục Du lịch Việt Nam,
ESCPA, WWF, IUCN cũng đã đưa ra định nghĩa về DLST: “Du lịch sinh thái là loại
hình du lịch dựa vào thiên nhiên và Văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có
đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng

đồng địa phương”.

SVTH: Nguyễn Thị Mai Thủy

4


Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững Khu du lịch sinh thái
Thác Mai – Bàu Nước Sôi, Đồng Nai

2.1.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
Theo Phạm Trung Lương (2002), để phát triển du lịch sinh thái cần có bốn
nguyên tắc cơ bản:
-

Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi
trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.

-

Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.

-

Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng.

-

Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.


Nguyên tắc đầu tiên là một trong những nguyên tắc cơ bản, tạo ra sự khác biệt
rõ ràng giữa DLST với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác. Du khách có được
sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh
thái khu vực và văn hóa bản địa dẫn đến thái độ cư xử của du khách tích cực hơn cho
bảo tồn, giá trị văn hóa địa phương.
Nguyên tắc thứ hai có thể hiểu như sau: Hoạt động DLST tiềm ẩn những tác động
tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên, vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh
thái là những ưu tiên hàng đầu để phát triển DLST bền vững. Một phần thu nhập từ
hoạt động DLST sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và duy
trì sự phát triển các hệ sinh thái.
Nguyên tắc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng được xem là một
trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST, bởi các giá trị văn hóa
bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh
thái ở một khu vực cụ thể. Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa
truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân
bằng sinh thái tự nhiên vốn có và sẽ tác động trực tiếp đến DLST. Việc bảo vệ và phát
huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc
hoạt động của DLST.

SVTH: Nguyễn Thị Mai Thủy

5


Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững Khu du lịch sinh thái
Thác Mai – Bàu Nước Sôi, Đồng Nai

Nguyên tắc cuối cùng vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST.
DLST sẽ giành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm
cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.

2.1.1.3 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
-

Những yếu tố đóng vai trò thiết yếu đối với việc tổ chức thành công DLST
(Drumm, 2002):
 Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của KBTTN.
 Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhà điều
hành tour và các cơ quan tổ chức của chính phủ.
 Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương.
 Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên
tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tư nhân.
 Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của KBTTN.
 Giáo dục những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn.
 Sẽ không thể có DLST nếu như không có thiên nhiên (được bảo vệ tốt) và
sự hấp dẫn của thiên nhiên để có thể thưởng thức.

-

Những yêu cầu cơ bản để có thể tổ chức được DLST bao gồm (Phạm Trung
Lương, 2002):
 Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái
cao.
+ Hệ sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điêu kiện địa lý,
khí hậu tự nhiên và động thực vật là điều kiện cần có để phát triển
DLST.
+ Không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình DLST phát triển ở
những vùng nông thôn hoặc các trang trại điển hình.
 Những vấn đề liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST:

SVTH: Nguyễn Thị Mai Thủy


6


Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững Khu du lịch sinh thái
Thác Mai – Bàu Nước Sôi, Đồng Nai

+ Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách DLST về
các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương.
+ Hoạt động DLST đòi hỏi phải theo các nguyên tắc chỉ đạo nhằm bảo vệ
một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc
sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách
du lịch.
 Cần được tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”.
+ Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du
khách mà khu vực có thể tiếp nhận.
+ Đứng ở góc độ sinh học, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà
nếu lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất
hiện các tác động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ
sử dụng gây ra.
+ Đứng ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà
nếu vượt quá thì bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu vì sự
”đông đúc” và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du
khách khác.
+ Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó
bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời
sống văn hóa – xã hội, kinh tế – xã hội của khu vực.
+ Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà
khu du lịch có khả năng phục vụ.
+ Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó

có thể xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực.
+ Các chỉ số sức chứa chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương
pháp thực nghiệm.

SVTH: Nguyễn Thị Mai Thủy

7


Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững Khu du lịch sinh thái
Thác Mai – Bàu Nước Sôi, Đồng Nai

 Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch về tự nhiên, văn hóa
bản địa. Vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham
quan.
2.1.1.4 Du lịch sinh thái bền vững
“DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu
cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến
việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai”.
“Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã
hội và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức” (Allen K.,
1993).
2.1.2 Tài nguyên du lịch sinh thái
2.1.2.1 Khái niệm
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng,
giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể có được sử dụng
nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu
du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Luật Du lịch, 2005).
Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm
các giá trị tự nhiên thể hiện trong các hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa

tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.
2.1.2.2 Phân loại
-

Các loại tài nguyên DLST cơ bản: Bao gồm các hệ sinh thái điển hình và đa
dạng sinh học.
 Hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
Hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới.
Hệ sinh thái rừng rậm gió mùa ẩm thường xanh trên núi đá vôi.
Hệ sinh thái rừng savan.
Hệ sinh thái rừng khô hạn.

SVTH: Nguyễn Thị Mai Thủy

8


Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững Khu du lịch sinh thái
Thác Mai – Bàu Nước Sôi, Đồng Nai

Hệ sinh thái rừng núi cao.
 Hệ sinh thái đất ngập nước.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển.
Hệ sinh thái đầm lầy nội địa.
Hệ sinh thái sông, hồ.
Hệ sinh thái đầm phá.
 Hệ sinh thái san hô, cỏ biển.
 Hệ sinh thái vùng cát ven biển.
 Hệ sinh thái biển – đảo.
 Hệ sinh thái nông nghiệp.

-

Các tài nguyên DLST đặc thù.
 Miệt vườn: Dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp. Miệt vườn là các
khu chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh… rất hấp dẫn đối
với du khách. Đặc điểm này đã hình thành nên những giá trị văn hóa bản địa
riêng được gọi là “văn minh miệt vườn” và cùng với cảnh quan vườn tạo
thành một dạng tài nguyên DLST đặc sắc.
 Sân chim: Là một hệ sinh thái đặc biệt ở những vùng đất rộng từ vài ha đến
hàng trăm ha, hệ thực vật tương đối phát triển, khí hậu thích hợp với điều
kiện sống hoặc di cư theo mùa của một số loài chim. Thường đây cũng là
nơi cư trú hoặc di cư của nhiều loài chim đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng, vì vậy các sân chim cũng thường được xem là một dạng tài
nguyên DLST đặc thù có sức hấp dẫn lớn đối với du khách.
 Cảnh quan tự nhiên: Là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên, trong
đó địa hình, lớp phủ thực vật và sông nước đóng vai trò quan trọng để tạo
nên yếu tố thẩm mỹ hấp dẫn du khách.

-

Tài nguyên văn hóa bản địa: Các giá trị văn hóa bản địa thường được khai thác
với tư cách là tài nguyên DLST bao gồm:
 Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ
cuộc sống của cộng đồng.
 Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống.

SVTH: Nguyễn Thị Mai Thủy

9



×