Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI VĂN HÓA HỒ MÂY, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ THU HÀ

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI - VĂN HÓA
HỒ MÂY, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ THU HÀ

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI - VĂN HÓA
HỒ MÂY, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

Ngành Cảnh quan & kỹ thuật hoa viên


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. NGÔ AN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2013

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HCM CITY


NGUYEN THI THU HA

SURVEYING TO ASSESS THE STATUS AND PROPOSED
SEVERAL MEASURES FOR SUSTAINTABLE
DEVELOPMENT IN ECO – TOURISM AND CULTURAL
HO MAY, VUNG TAU CITY

Department of Landscaping and Environmental Horticulcute

GRADUATED THESIS

Supervisor: NGO AN, Ph.D

Ho Chi Minh City
May/2013


ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp cuối khóa này tôi xin chân thành gửi
lời cảm ơn tới:
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM đã tạo điều kiện cho tôi
học tập và rèn luyện trong 4 năm qua.
Tiến sĩ Đinh Quang Diệp, trưởng bộ môn Cảnh Quan Và Kỹ Thuật Hoa Viên
cùng toàn thể các thầy cô trong bộ môn đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ cho tôi
trong quá trình học tập.
Toàn thể quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.
Hơn hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Ngô An đã hướng dẫn,
chỉ bảo và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cám ơn tới Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu; Công Ty Cổ Phần Du Lịch Cáp Treo Vũng Tàu đã nhiệt tình cung
cấp những số liệu cần thiết và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận
văn.
Sau cùng tôi xin chân thành cám ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành khóa
luận.
Tôi xin chân thành cám ơn!
.
Đại học Nông Lâm – Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2013
Nguyễn Thị Thu Hà

iii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp
phát triển bền vững tại khu du lịch sinh thái – văn hóa Hồ Mây, Thành phố Vũng
Tàu” được thực hiện tại KDL sinh thái – văn hóa Hồ Mây, thời gian thực hiện từ
tháng 2/2013 đến tháng 5/2013.
Mục tiêu đề tài: Điều tra khảo sát hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái và đề
ra một số biện pháp để phát triển bền vững ở KDL sinh thái – văn hóa Hồ Mây.
Kết quả đạt được:
- Kết quả về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và hoạt động du lịch của KDL
sinh thái – văn hóa Hồ Mây.
- Đưa ra được các kết quả khảo sát đánh giá hiện trạng du lịch sinh thái ở KDL
sinh thái – văn hóa Hồ Mây.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững ở KDL sinh
thái – văn hóa Hồ Mây.

iv


SUMMARY
The research subject “Surveying to assess the status and proposed several
measures for sustaintable development in eco - tourism and cultural Ho May, Vung
Tau City” is done in Ho May resort ecotourism area, real-time is from Feb 2013 to
May 2013.
The purpose of this to Survey the status of ecological tourist activities and
proposed several measures for sustaintable development in eco - tourism and
cultural Ho May.
The results:
- Assessing the characteristics of natual, social and economical conditions,
activities of tourism of Ho May resort.
- Giving the results of a survey to assess the status of ecological tourist in Ho

May resort.
- Proposing a solution for the sustainable development of ecological tourist in
Ho May resort.

v


MỤC LỤC
TRANG
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Tóm tắt .......................................................................................................................iv 
Summary ..................................................................................................................... v 
Mục lục.......................................................................................................................vi 
Danh sách các bảng ....................................................................................................ix 
Danh sách các hình...................................................................................................... x 
Danh sách các sơ đồ ..................................................................................................xii 
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... xiii 
Chương 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1 
Chương 2 - TỔNG QUAN VÀ GIỚI THIỆU ......................................................... 2 
2.1 Giới thiệu về du lịch sinh thái ............................................................................... 2 
2.1.1 Các khái niệm về DLST ..................................................................................... 2 
2.1.2 Quan hệ giữa DLST và các loại hình du lịch khác ............................................ 3 
2.2 Đặc trưng cơ bản của DLST ................................................................................. 4 
2.3 Tài nguyên DLST .................................................................................................. 5 
2.3.1 Khái niệm tài nguyên DLST .............................................................................. 5 
2.3.2 Đặc điểm của tài nguyên DLST ......................................................................... 6 
2.4 Phát triển DLST bền vững .................................................................................... 7 
2.5 Khái quát phương pháp phân tích SWOT ............................................................. 8 
2.6 Giới thiệu về du lịch ở TP.Vũng Tàu .................................................................... 9 
2.6.1 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở TP. Vũng Tàu..................................... 9 

2.6.2 Các điểm du lịch nổi tiếng ở TP. Vũng Tàu .................................................... 10 
2.6.3 Tình hình triển khai các dự án tại TP. Vũng Tàu ............................................. 12 
2.7 Khái quát về khu du lịch sinh thái – văn hóa Hồ Mây ........................................ 13 
2.7.1 Tiểu sử .............................................................................................................. 13 
2.7.2 Vị trí địa lý ....................................................................................................... 14 

vi


2.8 Định hướng, chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ...................... 15 
Chương 3 - MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 16 
3.1 Mục tiêu .............................................................................................................. 16 
3.2 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 16 
3.3 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 16 
Chương 4 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 18 
4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội KDL sinh thái – văn hóa Hồ Mây
và vùng phụ cận ........................................................................................................ 18 
4.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 18 
4.1.1.1 Địa hình ......................................................................................................... 18 
4.1.1.2 Khí hậu .......................................................................................................... 18 
4.1.1.3 Đất, đá, thổ nhưỡng ....................................................................................... 18 
4.1.1.4 Thủy văn........................................................................................................ 19 
4.1.1.5 Động, thực vật ............................................................................................... 20 
4.1.2 Đặc điểm về kinh tế, xã hội.............................................................................. 21 
4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế ....................................................................................... 21 
4.1.2.2 Dân số - Dân tộc ............................................................................................ 21 
4.1.2.3 Hiện trạng sử dụng đất của KDL .................................................................. 21 
4.2 Hiện trạng phát triển DLST tại KDL sinh thái – văn hóa Hồ Mây ..................... 21 
4.2.1 Hiện trạng cơ sở vật chất.................................................................................. 21 
4.2.1.1 Hệ thống đường ............................................................................................. 21 

4.2.1.2 Hệ thống điện – nước .................................................................................... 22 
4.2.1.3 Hệ thống nhà cửa, kiến trúc .......................................................................... 23 
4.2.2 Hiện trạng cảnh quan tại KDL ......................................................................... 23 
4.2.3 Các loại hình du lịch ........................................................................................ 25 
4.2.3.1 Loại hình du lịch văn hóa – tâm linh ............................................................ 26 
4.2.3.2 Loại hình giải trí – nghỉ dưỡng ..................................................................... 26 
4.2.3.3 Loại hình du lịch sinh thái............................................................................. 27 
4.2.4 Các điểm thu hút khách du lịch ........................................................................ 29 

vii


4.2.5 Tổ chức bộ máy quản lý ................................................................................... 32 
4.2.6 Hoạt động khu du lịch ...................................................................................... 33 
4.3 Kết quả điều tra xã hội học về phát triển DLST ở khu du lịch Hồ Mây ............ 34 
4.3.1 Kết quả phỏng vấn khách du lịch ..................................................................... 34 
4.3.2 Kết quả phỏng vấn ban quản lý khu du lịch..................................................... 38 
4.3.3 Kết quả phỏng vấn cán bộ UBND Phường 1, TP. Vũng Tàu .......................... 38 
4.4 Kết quả phân tích SWOT về phát triển DLST ở khu du lịch Hồ Mây............... 39 
4.5 Đề xuất một số biện pháp phát triển bền vững ở khu du lịch sinh thái - văn hóa
Hồ Mây...................................................................................................................... 42 
4.5.1 Chiến lược tổng quát và các chiến lược cụ thể ................................................ 42 
4.5.2 Các hành động cụ thể thực hiện các chiến lược ............................................... 43 
4.5.2.1 Chiến lược 1 .................................................................................................. 43 
4.5.2.2 Chiến lược 2 .................................................................................................. 46 
4.5.2.3 Chiến lược 3 .................................................................................................. 46 
4.5.2.4 Chiến lược 4 .................................................................................................. 47 
4.5.2.5 Chiến lược 5 .................................................................................................. 47 
4.5.2.6 Chiến lược 6 .................................................................................................. 48 
4.5.3 Một số biện pháp cụ thể để phát triển bền vững khu du lịch Hồ Mây ............. 49 

4.5.3.1 Biện pháp về cơ chế, chính sách ................................................................... 49 
4.5.3.2 Biện pháp đẩy mạnh quản lý nguồn tài nguyên ............................................ 50 
4.5.3.3 Biện pháp giáo dục môi trường ..................................................................... 50 
4.5.3.4 Biện pháp về thị trường ................................................................................. 50 
Chương 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 51 
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 51 
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 52 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 1 
PHỤ LỤC 2 
PHỤ LỤC 3 

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Doanh thu và lượng khách dự kiến tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu qua các năm. . 15 
Bảng 4.1 Lượng khách và doanh thu của khu du lịch Hồ Mây qua các năm ........... 33 
Bảng 4.2 Phân tích SWOT đối với hoạt động du lịch sinh thái ở KDL Hồ Mây ..... 39 
Bảng 4.3 Danh sách các giống cây trồng hiện có và đề xuất thêm các giống mới... 44 

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH


TRANG

Hình 2.1 Bạch Dinh bên dưới chân Núi Lớn ........................................................... 10 
Hình 2.2 Núi Lớn (Tương Kỳ) ................................................................................. 11 
Hình 2.3 Núi Nhỏ (Tao Phùng) ................................................................................ 11 
Hình 2.4 Tượng chúa Kito dang tay ......................................................................... 11 
Hình 2.5 Hồ Mây ...................................................................................................... 12 
Hình 2.6 Sơ đồ phân khu KDL Hồ Mây .................................................................. 13 
Hình 2.7 Bản đồ Thành phố Vũng Tàu .................................................................... 14 
Hình 2.8 Vị trí khu du lịch sinh thái – văn hóa Hồ Mây .......................................... 14 
Hình 4.1 Các tảng đá dùng làm bảng chỉ dẫn và tạo vẻ đẹp cho cảnh quan ............ 19 
Hình 4.2 Hang đá Belem .......................................................................................... 19 
Hình 4.3 Tảng đá “siêu lực” ..................................................................................... 19 
Hình 4.4 Rừng thông Caribe .................................................................................... 20 
Hình 4.5 Rừng hoa anh đào ...................................................................................... 20 
Hình 4.6 Khu đà điểu................................................................................................ 20 
Hình 4.7 Khu nuôi chim công .................................................................................. 20 
Hình 4.8 Đường tới khu du lịch và hệ thống cáp treo .............................................. 22 
Hình 4.9 Một góc cảnh quan KDL Hồ Mây ............................................................. 23 
Hình 4.10 Một góc tiểu cảnh ở vườn hoa trung tâm ................................................ 24 
Hình 4.11 Vòng xoay trung tâm ............................................................................... 24 
Hình 4.12 Vòi nước được bố trí khắp KDL ............................................................. 25 
Hình 4.13 Đài Rada Viba do Pháp xây dựng ........................................................... 26 
Hình 4.14 Thám hiểm trong rừng nguyên sinh ........................................................ 27 
Hình 4.15 Hồ Mây Hạ .............................................................................................. 28 
Hình 4.16 Một góc Hồ Mây ..................................................................................... 28 
Hình 4.17 Đốt lửa trại tại rừng thông Caribe ........................................................... 28 

x



Hình 4.18 Cắm trại tại rừng thông Caribe ................................................................ 28 
Hình 4.19 Hệ thống cáp treo..................................................................................... 29 
Hình 4.20 Hồ Mây nhìn từ trên cao.......................................................................... 30 
Hình 4.21 Tượng phật Di Lặc nhìn từ Hồ Mây ........................................................ 31 
Hình 4.22 Phật Tích Động với 18 vị la hán .............................................................. 31 
Hình 4.23 Trước cổng vườn hoa trung tâm .............................................................. 31 
Hình 4.24 Biểu đồ thể hiện lượng khách đến KDL Hồ Mây từ năm 2010 đến 10
ngày tết 2013 .................................................................................................... 33 
Hình 4.25 Biểu đồ thể hiện doanh thu của KDL Hồ Mây từ năm 2012 đến 10 ngày
tết 2013 ............................................................................................................. 34 
Hình 4.26 Biểu đồ đánh giá các chương trình trong tour du lịch thu hút khách du
lịch đến khu du lịch Hồ Mây ............................................................................ 35 
Hình 4.27 Biểu đồ thể hiện hiệu quả của các phương tiện truyền thông giúp du
khách biết đến DLST ở khu du lịch Hồ Mây ................................................... 35 
Hình 4.28 Biểu đồ thể hiện tình trạng khách du lịch quay lại KDL Hồ Mây .......... 36 
Hình 4.29 Biểu đồ thể hiện mục đích của du khách khi đến khu du lịch Hồ Mây... 37 
Hình 4.30 Một số công trình còn dang dở ................................................................ 44 
Hình 4.31 Sơ đồ kết nối KDL Hồ Mây với các điểm du lịch trong tỉnh .................. 49 

xi


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ

TRANG

Sơ đồ 2.1 Vị trí của DLST trong các loại hình du lịch ............................................... 4 

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ minh họa phát triển DLST bền vững ............................................... 8 
Sơ đồ 4.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Du lịch Cáp treo Vũng Tàu .......... 32 
Sơ đồ 4.2 Sơ đồ đề xuất chiến lược xây dựng bền vững KDL Hồ Mây ................... 43 

xii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLST: Du lịch sinh thái
SWOT: Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội – Thách thức (Strengths – Weaknesses Opportunities - Threats )
KDL: Khu du lịch
VQG: Vườn quốc gia
BTTN: Bảo tồn thiên nhiên
HST: Hệ sinh thái
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TP. Vũng Tàu: Thành phố Vũng Tàu
UBND: Ủy ban nhân dân
VH – DL: Văn hóa – Du lịch
WTO: Hiệp hội du lịch quốc tế
ITE: Hội chợ quốc tế
TV: Tivi

xiii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì mức sống con người cũng ngày
càng được quan tâm và nâng cao hơn. Sau những giờ lao động, học tập mệt mỏi,
con người cũng cần có những phút giây thư giãn, giải trí để giảm bớt căng thẳng,

stress của cuộc sống. Đây là một nhu cầu cấp thiết của cuộc sống hiện nay. Người ta
có thể tham gia những hình thức giải trí khác nhau trong đó du lịch, tham quan là
một trong những chọn lựa để giúp họ lấy lại tinh thần, sẵn sàng đương đầu với
những thách thức mới. Nắm bắt được nhu cầu đó, nhiều loại hình du lịch đã và đang
được xây dựng và phát triển. Đáng chú ý hiện nay đó là loại hình du lịch sinh thái.
Du lịch sinh thái là loại hình có xu thế phát triển nhanh chóng trên phạm vi
toàn thế giới, ngày càng chiếm được sự quan tâm của các cấp, bộ, ngành, đặc biệt là
những người có nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí. Đây không những là loại hình du lịch
thiên nhiên, gắn liền giáo dục môi trường, hỗ trợ bảo tồn và phát triển bền vững, mà
còn thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, du khách, tạo cơ hội
việc làm cho người dân và đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho các nhà kinh
doanh, cũng như nâng cao thu nhập cho quốc gia.
Đứng trước những vấn nạn về môi trường hiện nay cũng như nhằm thỏa mãn
nhu cầu vui chơi, giải trí cho người dân thì việc lựa chọn xây dựng và phát triển loại
hình trên là một lựa chọn tối ưu. Và trên hết việc điều tra khảo sát, đánh giá tiềm
năng phát triển và đề xuất một số biện pháp phát triển bền vững vào tài nguyên
DLST không những mang lại lợi ích về kinh tế, tận dụng được những lợi thế khu
vực đang có, mà còn khai thác được những tiềm năng nhằm làm cho DLST ngày
càng đa dạng hơn, có ý nghĩa hơn, có trách nhiệm với thiên nhiên, hỗ trợ cho các
mục tiêu bảo tồn, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng. Chính vì vậy mà
tôi chọn đề tài “Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp phát triển
bền vững tại khu du lịch sinh thái - văn hóa Hồ Mây, Thành phố Vũng Tàu”.

1


Chương 2
TỔNG QUAN VÀ GIỚI THIỆU
2.1 Giới thiệu về du lịch sinh thái
2.1.1 Các khái niệm về DLST

DLST (Ecotourism) là một khái niệm rộng, được hiểu theo nhiều góc độ khác
nhau. Đối với một số người DLST là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép là “du lịch”
và “sinh thái”.
Có quan niệm DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác
động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của các HST. Do vậy cho đến nay khái
niệm về DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau với những tên gọi
khác nhau.
Định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh nhất là định nghĩa của Honey (1999):
“DLST là du lịch đến những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ
với mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du
khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự
quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa
và quyền con người”.
Định nghĩa của Hiệp hội du lịch quốc tế (WTO): “DLST là việc đi lại có trách
nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi
cho người dân địa phương”.
Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của
thế kỷ XX, cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất.
Tổng cục du lịch Việt Nam đã đưa ra định nghĩa DLST ở Việt Nam: “DLST là
loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi

2


trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích
cực của cộng đồng địa phương”.
DLST được xem là cầu nối giữa con người với tự nhiên. Hay nói rõ hơn,
DLST là một loại hình du lịch đưa du khách đến với thiên nhiên, đến với màu xanh
của tự nhiên, nảy sinh từ các quan tâm về môi trường và kinh tế xã hội.
Các nguyên tắc cơ bản của DLST:

- Giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao sự hiểu biết về môi trường, qua đó tạo
ý thức tham gia vào các nổ lực bảo tồn.
- Bảo vệ môi trường và duy trì HST: Vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì HST là
những ưu tiên hàng đầu để phát triển DLST bền vững.
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng: Đây được xem là một trong
những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST, bởi các giá trị văn hóa bản
địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của HST ở một
khu vực cụ thể.
- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương: Đây vừa
là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST.
- Đảm bảo quy mô (sức chứa): HST đặc thù của lãnh thổ du lịch không chấp
nhận lượng du khách vượt quá ngưỡng chịu đựng vốn có của hệ.
2.1.2 Quan hệ giữa DLST và các loại hình du lịch khác
Khi nghiên cứu về DLST, các vấn đề cần quan tâm lưu ý như sau:
- DLST có nhiều định nghĩa khác nhau.
- Các cộng đồng địa phương chưa tham gia thì chưa phải là DLST.
- Hợp tác đa quốc gia được quan tâm nhưng lợi nhuận phân phối không
bình đẳng cũng không phải là DLST.
- Không có gì là sinh thái nhưng cũng chứa sinh thái.
- Lạm dụng thuật ngữ.
Theo Phạm Trung Lương (2002): du lịch tự nhiên (Nature tourism), du lịch
dựa vào thiên nhiên (Nature- Based tourism), du lịch môi trường (Environmental

3


tourism), du lịch đặc thù (Particular tourism), du lịch xanh (Green tourism), du lịch
mạo hiểm (Adventure tourism),… là tất cả thành phần của DLST.
Một số người khác xem DLST như một loại hình riêng biệt.
Chúng ta nên hiểu:

DLST là một khái niệm mô tả dạng phát triển du lịch tôn trọng truyền thống
và văn hóa, bảo vệ, bảo tồn môi trường, giáo dục và chào đón du khách. Thêm vào
đó DLST nên bền vững về mặt kinh tế lâu dài.

THỊ TRƯỜNG DU LỊCH

Du lịch

Du lịch

Du lịch

Du lịch tắm

văn hóa

nông thôn

thiên nhiên

nắng và bờ biển

DU LỊCH

Du lịch

Du lịch

Du lịch y tế và


SINH THÁI

mạo hiểm

kinh doanh

nghỉ dưỡng

Sơ đồ 2.1 Vị trí của DLST trong các loại hình du lịch
(Nguồn: Nguyễn Thị Bích Hạnh, 2011)
2.2 Đặc trưng cơ bản của DLST
- Tính đa ngành: Đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch liên quan
nhiều ngành quản lý (cảnh quan tự nhiên, giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và
các dịch vụ kèm theo). Mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau
thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản,
hàng hóa,…)

4


- Tính đa thành phần: Gồm nhiều bên liên quan như khách du lịch, những
người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính
phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch.
- Tính đa mục tiêu: Bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử - văn hóa, nâng cao
chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du
lịch, mở rộng sự giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng cao ý thức trách nhiệm trong xã
hội về bảo tồn.
- Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch, với một quần thể các
điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau.
- Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với

cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ
biển, thể thao theo mùa,… hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí,…
- Tính chi phí: Mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ
không phải với mục tiêu kiếm tiền.
- Tính xã hội hóa: Thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã hội tham gia vào
hoạt động du lịch.
DLST cũng hàm chứa những đặc trưng riêng:
- Tính giáo dục cao về môi trường: DLST đặc biệt quan tâm đến bảo tồn và
bảo vệ môi trường, DLST được coi là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu
phát triển du lịch với mục tiêu bảo vệ môi trường.
- Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng
sinh học: Qua các tác dụng giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường,
hình thành ý thức bảo vệ thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, phát triển bền vững.
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Góp phần nâng cao hơn nữa
nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng.
2.3 Tài nguyên DLST
2.3.1 Khái niệm tài nguyên DLST
Tài nguyên theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng
và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng

5


để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên được phân loại
thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng,
giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng
nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch và nó cũng là yếu tố để hình thành nên các khu,
điểm, tuyến du lịch hấp dẫn.
Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm

các giá trị tự nhiên thể hiện trong các HST cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn
tại và phát triển không tách rời HST tự nhiên đó. Tài nguyên DLST chủ yếu thường
được nguyên cứu khai thác:
+ Các HST tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với
nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các VQG, khu BTTN, các sân chim…).
+ Các HST nông nghiệp (vườn cây ăn trái, trang trại, làng cây cảnh…).
+ Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại
của HST tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội… của cộng đồng.
2.3.2 Đặc điểm của tài nguyên DLST
- Tài nguyên DLST phong phú đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc
có sức hấp dẫn lớn.
Có nhiều HST đặc biệt, nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển nhiều loài sinh
vật đặc hữu quý hiếm được xem là những tài nguyên DLST đặc sắc, có sức hấp dẫn
lớn đến khách du lịch.
- Tài nguyên DLST rất nhạy cảm với tác động.
Do gắn liền với một HST cụ thể nên có sự thay đổi tính chất của một số hợp
phần tự nhiên hoặc sự suy giảm hoặc mất đi của một số loài sinh vật cấu thành dưới
tác động của con người, nguồn tài nguyên này sẽ bị ảnh hưởng ở những mức độ
khác nhau.
- Tài nguyên DLST có thời gian khai thác khác nhau.

6


Có loại khai thác quanh năm, có loại có tính thời vụ. Sự giới hạn chủ yếu do
thời tiết, diễn biến của khí hậu, của mùa di cư, sự sinh sản của các loài vật đặc biệt
các loài đặc hữu quý hiếm.
- Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác tại chỗ
để tạo ra các sản phẩm du lịch.
Do sự tác động, khai thác vì các lý do khác nhau, phần lớn các tài nguyên

DLST hiện còn nằm xa các khu dân cư. Điều này giải thích tại sao phần lớn tài
nguyên DLST chỉ còn ở các VQG, khu BTTN,… nơi có sự quản lý tương đối chặt
chẽ.
- Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài.
Phần lớn tài nguyên DLST được xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái tao,
sử dụng lâu dài. Điều này phụ thuộc vào khả năng tự phục hồi, tái tạo tự nhiên. Tuy
nhiên thực tế cho thấy nhiều loại tài nguyên DLST đặc sắc như các loài sinh vật đặc
hữu, quý hiếm đã và đang biến mất hoàn toàn do những biến đổi tự nhiên và tác
động của con người.
2.4 Phát triển DLST bền vững
Theo các nhà khoa học về du lịch, du lịch phát triển bền vững cần dựa vào
các yếu tố:
+ Thị trường thế giới, về những điểm du lịch mới và các sản phẩm du lịch
ngày càng gia tăng.
+ Phát triển phải coi trọng tài nguyên thiên nhiên.
+ Du lịch trực tiếp mang lại nhiều lợi ích kinh tế và cải thiện phúc lợi cho
cộng đồng.
- “DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các
nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm
đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương
lai.”

7


- “Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã
hội và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức” (Allen K.,
1993).
(Phạm Trung Lương, 2002. Du lịch sinh thái: Những vấn đề về lý luận và thực
tiễn phát triển ở Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục.)


- Sức khỏe

Mục tiêu

Mục tiêu

xã hội

kinh tế
DLST

- Văn hóa

bền vững

- Cộng đồng

Tăng GDP
( xã hội,
cộng đồng)

Mục tiêu
môi trường

Bảo tồn tài
nguyên, môi trường
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ minh họa phát triển DLST bền vững
2.5 Khái quát phương pháp phân tích SWOT
Phân tích SWOT là một công cụ tìm kiếm tri thức về một đối tượng dựa trên

nguyên lý hệ thống, trong đó:
- Phân tích điểm mạnh (S=Strength), điểm yếu (W=Weakness) là sự đánh giá
từ bên ngoài, tự đánh giá về khả năng của hệ thống (đối tượng) trong việc thực hiện
mục tiêu.
- Phân tích cơ hội (O=Opprtunities), thách thức (T=Threats) là sự đánh giá các
yếu tố bên ngoài, chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống (đối tượng).
Ý nghĩa phân tích SWOT:

8


- Là một cách rất hiệu quả để đi đến một quyết định hoặc một giải pháp phù
hợp nhằm phát huy tốt nhất điểm mạnh, cơ hội thuận lợi và hạn chế nhiều nhất
những điểm yếu và thách thức.
- Thường được sử dụng trong các báo cáo định kỳ, trong xây dựng tổ chức,
thành lập một dự án, chiến lược phát triển cho một ngành kinh tế…
- Có thể áp dụng cho cuộc sống đời thường của cá nhân, khi cần phải quyết
định trước những phương án lựa chọn cho tương lai, vạch ra hành động cho mục
tiêu đó.
2.6 Giới thiệu về du lịch ở TP.Vũng Tàu
2.6.1 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở TP. Vũng Tàu
Đi đầu trong phát triển du lịch toàn tỉnh. Ngoài du lịch biển, mice, văn hóa
tâm linh, mua sắm, giải trí đã định hình từ nhiều năm qua, TP. Vũng Tàu còn có
tiềm năng phát triển loại hình DLST nghỉ dưỡng nhờ địa hình đa dạng kết hợp hài
hòa giữa biển, rừng, núi, sông hồ, đất ngập nước, đồng bằng và tiềm năng nhân văn
đa dạng.
Theo số liệu kiểm kê năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của TP. Vũng Tàu là
khoảng 15 ngàn ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm hơn 47%. Cảnh quan của TP.
Vũng Tàu khá đa dạng nhờ địa hình đồng bằng kết hợp biển, núi rừng, sông hồ.
Đường bờ biển dài 48,1km, độ dốc thoai thoải, bãi biển sạch có thể tắm biển và khai

thác các loại hình du lịch từ biển quanh năm. Độ che phủ rừng của TP. Vũng Tàu là
7,4%, trong đó đa số các khu rừng tập trung trên Núi Lớn, Núi Nhỏ, Núi Nứa (xã
Long Sơn) với các loại cây như: cóc rừng, bằng lăng, tràm bông vàng, anh đào, giá
tỵ và các loại cây họ dầu. Trên địa bàn thành phố còn có nhiều sông lớn như: sông
Dinh, sông Chà Và, sông Bà Cội, sông Mũi Giùi có nhiều bãi bồi và rừng ngập mặn
ven sông giúp điều hòa khí hậu. TP. Vũng Tàu còn nổi tiếng với đặc sản nhãn
xuồng cơm vàng, mãng cầu và vùng nuôi trồng thủy hải sản tập trung lớn trong
nước.
Về tiềm năng nhân văn, Vũng Tàu từng có tên là Tam Thắng để ghi lại sự kiện
thành lập 3 làng đầu tiên là Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam. Ngày nay, ba địa

9


danh ấy cùng với hệ thống các di tích danh thắng gắn liền với quá trình hình thành
phát triển của Vũng Tàu như: Trận địa pháo cổ, Bạch Dinh, nhà lớn Long Sơn, Niết
Bàn tịnh xá, Thích Ca Phật đài, Linh Sơn cổ tự, đồn nhà máy nước… tạo thành
những điểm nhấn của sản phẩm du lịch TP. Vũng Tàu.
Theo ông Lê Xuân Tươi, Bí thư Thành ủy Vũng Tàu, ngoài mục tiêu cải thiện
đời sống cho cư dân địa phương, phát triển DLST còn phải đóng góp vào quản lý
bền vững môi trường tự nhiên. Chuyến khảo sát tuyến đường sông do Thành ủy
Vũng Tàu thực hiện đầu tháng 8 vừa qua là bước đánh giá lại tổng thể giá trị cảnh
quan thiên nhiên, tiềm năng du lịch đường thủy từ TP. Vũng Tàu đến xã đảo Long
Sơn phục vụ cho công tác xây dựng quy hoạch đảo Gò Găng và Long Sơn. “TP.
Vũng Tàu đang hướng tới mục tiêu thu hút khách quốc tế, khách có mức chi tiêu
cao. Sau chuyến khảo sát, thành phố sẽ đánh giá thực trạng, phân tích tiềm năng và
hướng đầu tư cụ thể nhằm đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái, trong đó có tuyến
du lịch đường sông nhằm tạo thêm sản phẩm mới lạ thu hút khách du lịch nhưng
phải bảo đảm tiêu chí bảo tồn bền vững cảnh quan tự nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường” - ông Lê Xuân Tươi nói.

( Nguồn: />2.6.2 Các điểm du lịch nổi tiếng ở TP. Vũng Tàu
- Bạch Dinh: Tọa lạc tại số 10 đường Trần Phú,
được Pháp xây dựng từ năm 1898 đến năm 1916
dùng làm nơi nghỉ mát, gọi là Villa Blanche, là một
dinh thự màu trắng, mái ngói đỏ sừng sững trên núi
nổi bật trên nền xanh tươi của cây cỏ, cao gần 30m
so với mực nước biển, dọc theo bãi trước về phía
Núi Lớn. Hiện nay, Bạch Dinh được dùng làm nhà
bảo tàng, trưng bày các chuyên đề như: đồ gốm

Hình 2.1 Bạch Dinh bên
dưới chân Núi Lớn

thời Khang Hy, súng thần công cùng nhiều hiện vật có giá trị khác…

10


- Núi Lớn: Vũng Tàu có hai hòn núi là Núi
Lớn và Núi Nhỏ. Núi Lớn có diện tích khoảng 400
ha, đỉnh núi cao 250m, có 3 đỉnh lớn là Vũng Mây,
Núi Lớn và Hòn Sụp. Theo đường Núi Lớn (
đường Trần Phú) quanh sườn núi từ Bến Đình sẽ
đến chùa Thích Ca Phật Đài, Bãi Dâu, đến Bãi

Hình 2.2 Núi Lớn

Trước dài 10km, đường dốc quanh co, trên là núi,

(Tương Kỳ)


dưới là biển, phong cảnh hữu tình, hùng vĩ nên thơ. Nhiều thắng cảnh dọc đường đi
như tượng Đức Mẹ, tượng Phật Bà Quan Âm…
- Núi Nhỏ: Có diện tích khoảng 120 ha, đỉnh núi cao 170m. Về truyền thuyết,
Núi Nhỏ mang tên Tao Phùng kể về câu chuyện giữa người con gái vua Thủy Tề và
một chàng trai làng chài. Theo đường vòng Núi
Nhỏ ( đường Hạ Long) chạy từ bãi trước qua Bãi
Ô Quắn, Bãi Dứa đến mũi Nghinh Phong và ra
Bãi Sau dài khoảng 6 km. Đường mới, rộng và
đẹp. Hai bên đường có nhiều điểm du lịch hấp
dẫn như Bãi Trước, chùa Niết Bàn Tịnh Xá,
Hình 2.3 Núi Nhỏ (Tao
Phùng)

tượng Chúa Kito, Hòn Bà…
- Tượng chúa

Kito: Nằm trên đỉnh Núi Nhỏ, được dựng vào năm 1972,
cao 32m, đứng dang hai tay, mặt hướng ra biển. Trong
lòng tượng có một cầu thang xoáy trôn ốc đi từ bệ lên cổ
tượng gồm 133 bậc, hai bên vai tượng được thiết kế như
hai cái ban công, mỗi bên có đủ chỗ cho 6 người đứng
ngắm cảnh TP. Vũng Tàu.

Hình 2.4 Tượng chúa
Kito dang tay

- KDL sinh thái – văn hóa Hồ Mây: Nằm trên đỉnh Núi Lớn, rộng khoảng 30
ha, là một trong những KDL sinh thái – văn hóa đẹp vừa được xây dựng ở TP.
Vũng Tàu. Hồ Mây trở thành điểm du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài

nước, đến với nơi đây du khách như tách khỏi cuộc sống hiện đại để có thể thỏa

11


×