Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

NGHIÊN CỨU LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT TÁC ĐỘNG CỦA DU KHÁCH THEO HỆ THỐNG “GIỚI HẠN CỦA SỰ THAY ĐỔI CÓ THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC – LAC” TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SƠN TRÀ – TP. ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT TÁC
ĐỘNG CỦA DU KHÁCH THEO HỆ THỐNG “GIỚI HẠN CỦA
SỰ THAY ĐỔI CÓ THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC – LAC” TẠI KHU
BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SƠN TRÀ – TP. ĐÀ NẴNG

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thu Trang
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2009 - 2013

Tháng 12/2012


NGHIÊN CỨU LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT TÁC ĐỘNG
CỦA DU KHÁCH THEO HỆ THỐNG “GIỚI HẠN CỦA SỰ THAY ĐỔI
CÓ THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC - LAC” TẠI KHU BTTN SƠN TRÀ – TP.
ĐÀ NẴNG

Tác giả:

NGUYỄN THỊ THU TRANG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành: Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:


Tiến sĩ. Lê Quốc Tuấn

Tháng 12 năm 2012

i


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
Họ và tên SV: NGUYỄN THỊ THU TRANG

Mã số SV: 09157201

Khóa học: 2009 – 2013
1.


Lớp: DH09DL

Tên đề tài: Nghiên cứu lập kế hoạch quản lý và giám sát tác động của

du khách theo hệ thống “Giới hạn của sự thay đổi có thể chấp nhận được” tại khu
bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà – Tp. Đà Nẵng.
2.

Nội dung KLTN sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

-

Tìm hiểu đặc điểm thu hút du khách của khu BTTN Sơn Trà.

-

Đánh giá hiện trạng môi trường và tài nguyên của KBT.

-

Đánh giá tác động của du khách.

-

Đề ra các chỉ thị quản lý và giám sát tác động của du khách.

-

Xác định điều kiện hiện tại của vùng và tiêu chuẩn cho từng chỉ thị.


-

Lập kế hoạch quan trắc.

-

Đề ra các biện pháp ứng phó khi các tiêu chuẩn vượt quá ngưỡng cho phép.
3.

Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 08/2012 và kết thúc 12/2012.

4.

Họ và tên GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày ….tháng….năm 2012

Ngày …..tháng…. năm 2012

Ban chủ nhiệm khoa

Giáo viên hướng dẫn
TS. Lê Quốc Tuấn
ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận

được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, gia đình và bạn bè.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:
Quý thầy cô trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, thầy cô khoa
Môi trường và tài nguyên đã trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết và bổ ích trong
suốt thời gian tôi học tập tại trường để từ đó giúp tôi nâng cao nhận thức và vận dụng
vào thực tiễn. Tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Quốc Tuấn – Trưởng khoa khoa môi
trường và tài nguyên, trường đại học Nông Lâm TP. HCM đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn ban lãnh đạo, các anh chị trong Ban quản lý Sơn Trà và các bãi biển
Đà Nẵng, đặc biệt là Th.S Đặng Ngọc Kim Trang, KS. Lê Quang Việt, và các anh chị
trong phòng quản lý và khai thác Sơn Trà đã giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi
trong quá trình tìm kiếm tài liệu và khảo sát thực địa, đóng góp những ý kiến quý báu
cho tôi trong suốt quá trình thực tập và làm đề tài tốt nghiệp.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, luôn dành cho tôi những
tình cảm chân thành, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!!!
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Trang

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu lập kế hoạch quản lý và giám sát tác động của du khách
theo hệ thống ‘Giới hạn của sự thay đổi có thể chấp nhận được’ tại khu bảo tồn
thiên nhiên Sơn Trà – Tp. Đà Nẵng” được tiến hành tại bán đảo Sơn Trà, thành
phố Đà Nẵng, thời gian thực hiện từ ngày 20/07/2012 đến ngày 20/12/2012 với các

nội dung sau:
-

Tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch và công tác quản lý.

-

Đánh giá hiện trạng môi trường và tài nguyên của KBT.

-

Đánh giá tác động của du khách.

-

Đề ra các chỉ thị quản lý và giám sát tác động của du khách.

-

Xác định điều kiện hiện tại của vùng và tiêu chuẩn cho từng chỉ thị.

-

Lập kế hoạch quan trắc.

-

Đề ra các biện pháp ứng phó.

Bằng phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học đề tài đã xác định

được cảnh quan và các giá trị hoang sơ là những đặc điểm thu hút du khách.
Đề tài đã làm rõ các vấn đề về hiện trạng môi trường và đi sâu phân tích làm
rõ tác động của du khách đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong khu vực theo
mô hình DPSIR.
Mười tám chỉ thị được đưa ra dựa trên các chỉ báo của các tổ chức uy tín và
tham khảo ý kiến chuyên gia. Từ đó đưa ra tiêu chuẩn và lập kế hoạch giám sát cho
từng chỉ thị. Cuối cùng đề ra các biện pháp cụ thể để ứng phó khi các chỉ thị vượt quá
ngưỡng cho phép.

iv


MỤC LỤC
TÓM TẮT ..................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................. x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI -------------------------------------------1

1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU --------------------------------------------------2
1.2.1 Mục tiêu chung----------------------------------------------------------------- 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể----------------------------------------------------------------- 2

1.3


ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU -----------2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu --------------------------------------------------------- 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ----------------------------------------------------------- 2
1.3.3 Thời gian nghiên cứu---------------------------------------------------------- 2

1.4

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ----------------------------------3

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 4
2.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN ---------------------------------------------------------------4
2.1.1 Hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên ------------------------------------------- 4
2.1.2 Du lịch sinh thái --------------------------------------------------------------- 5
2.1.3 Chỉ thị môi trường ------------------------------------------------------------- 7
2.1.4 Phương pháp luận “Các giới hạn của sự thay đổi có thể chấp nhận
được” ----------------------------------------------------------------------------------- 8
2.1.4.1 Khái niệm ...................................................................................8
2.1.4.2 Ý nghĩa .......................................................................................8
2.1.2.3 Các bước thực hiện ...................................................................9

2.2

TỔNG QUAN VỀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SƠN TRÀ---- 10
2.2.1 Vị trí địa lí -------------------------------------------------------------------- 10

v



2.2.2 Lịch sử hình thành ----------------------------------------------------------- 11
2.2.3 Đơn vị quản lý --------------------------------------------------------------- 11
2.2.3.1 Phòng quản lý và khai thác du lịch Sơn Trà ..........................11
2.2.3.2 Chức năng – nhiệm vụ .............................................................11
2.2.3.3 Sơ đồ tổ chức ...........................................................................12
2.2.4 Điều kiện tự nhiên ----------------------------------------------------------- 13
2.2.4.1 Địa hình ...................................................................................13
2.2.4.2 Địa chất ...................................................................................13
2.2.4.3 Thổ nhưỡng ..............................................................................13
2.2.4.4 Khí hậu.....................................................................................14
2.2.4.5 Thủy văn...................................................................................14
2.2.5 Tài nguyên thiên nhiên------------------------------------------------------ 15
2.2.6 Đặc điểm kinh tế - xã hội --------------------------------------------------- 17
2.2.7 Tình hình phát triển du lịch ------------------------------------------------ 19
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .................................. 20
3.1

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------ 20

3.2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ----------------------------------------- 20
3.2.1 Thu thập thông tin ----------------------------------------------------------- 20
3.2.2 Khảo sát thực địa ------------------------------------------------------------ 21
3.2.3 Điều tra phỏng vấn ---------------------------------------------------------- 22
3.2.4 Đánh giá nhanh -------------------------------------------------------------- 23
3.2.5 Giới hạn của sự thay đổi có thể chấp nhận được ------------------------ 24
3.2.6 Khung động lực – áp lực– hiện trạng – tác động – đáp ứng (DPSIR) 25


Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 28
4.1

HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ CÔNG TÁC QUẢN



------------------------------------------------------------------------------------ 28

4.1.1 Đặc điểm thu hút du khách ------------------------------------------------- 28
4.1.2 Lượng khách tham quan và mức độ hài lòng của du khách ----------- 33
4.1.3 Công tác quản lý ------------------------------------------------------------- 35
4.1.3.1 Cơ quan quản lý: .....................................................................35

vi


4.1.3.2 Thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý ............................35
4.2

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN

NHIÊN SƠN TRÀ--------------------------------------------------------------------- 37
4.2.1 Môi trường không khí ------------------------------------------------------- 37
4.2.2 Môi trường nước ------------------------------------------------------------- 37
4.2.3 Môi trường đất --------------------------------------------------------------- 38
4.2.4 Hiện trạng rừng và đa dạng sinh học-------------------------------------- 38
4.2.5 Chất thải (rắn lỏng) và chất thải nguy hại -------------------------------- 39
4.2.6 Sự cố môi trường ------------------------------------------------------------ 40
4.3


TÁC ĐỘNG CỦA DU KHÁCH-------------------------------------------- 42
4.3.1 Các hoạt động gây tác động ------------------------------------------------ 42
4.3.2 Đánh giá mức độ tác động của du khách --------------------------------- 43
4.3.2.1 Chất thải rắn -------------------------------------------------------- 43
4.3.2.2 Chất thải lỏng ------------------------------------------------------- 43
4.3.2.3 Chất thải khí --------------------------------------------------------- 43
4.3.2.4 Tiếng ồn -------------------------------------------------------------- 45
4.3.2.5 Suy giảm đa dạng sinh học ---------------------------------------- 45
4.3.2.6 Ý thức và sự náo động do du khách gây ra --------------------- 46

4.4

ĐỀ XUẤT CÁC CHỈ THỊ QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT --------------- 47

4.5

LẬP KẾ HOẠCH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT CÁC CHỈ THỊ ----- 51

4.6

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ ------------------------------- 53
4.6.1. Chất thải rắn ------------------------------------------------------------------ 53
4.6.2 Chất thải khí ------------------------------------------------------------------ 53
4.6.3 Tiếng ồn ----------------------------------------------------------------------- 54
4.6.5 Công tác quản lý ------------------------------------------------------------- 54
4.6.6 Cơ sở hạ tầng ----------------------------------------------------------------- 56
4.6.7 Nguồn nhân lực -------------------------------------------------------------- 56

Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ..................................................................... 58

5.1 KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------ 58

vii


5.2 KIẾN NGHỊ------------------------------------------------------------------------ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 60
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 62
1. PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN DU KHÁCH .......................................................... 62
2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC................................................................... 64
3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ...................................... 65
4. BẢNG ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN CHỈ THỊ QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT ........... 66
5. MỘT SỐ BẢN ĐỒ KHU BẢO TỒN THÊN NHIÊN SƠN TRÀ ....................... 69

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Hệ thống lập kế hoạch LAC ........................................................................... 9
Hình 2.2: Bản đồ thành phố Đà Nẵng ......................................................................... 10
Hình 2.3: Bản đồ Khu BTTN Sơn Trà. ........................................................................ 10
Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng. 12
Hình 3.1: Mô hình động lực – áp lực – hiện trạng – tác động – đáp ứng (DPSIR)...... 26
Hình 4.1: Trạm Ra đa Đối Không (Trạm ra đa 29) do Quân đội Mỹ xây dựng vào
những năm 1965 ............................................................................................................ 29
Hình 4.2: Toàn cảnh thành phố Đà Nẵng nhìn từ trên đỉnh Bàn Cờ ............................ 29
Hình 4.3: Cây Đa Đại thụ hơn ngàn năm tuổi .............................................................. 29
Hình 4.4: Khu vực này có rất nhiều cây đa tạo thành quần thể đa đặc trưng ............... 29
Hình 4.5: Suối Đá với những hòn đá to, nhỏ nằm ngổn ngang nhưng sự sắp đặt của tạo
hóa ................................................................................................................................. 30

Hình 4.6: Hệ thống đường giao thông cơ bản đảm bảo cho việc đi lại ....................... 30
Hình 4.7: Hệ thực vật đa dạng và phong phú, tính đa dạng sinh học cao .................... 31
Hình 4.8: Vọoc Chà Vá chân nâu (Vọoc Ngũ Sắc - Pygrathrix nemaeus) một loài đặc
hữu Đông Dương có giá trị bảo tồn ............................................................................... 32
Hình 4.9: Biểu đồ lượng khách đến Sơn Trà ................................................................ 33
Hình 4.10: Mục đích đến khu BTTN Sơn Trà của du khách....................................... 34
Hình 4.11: Đánh giá của du khách về khu BTTN Sơn Trà .......................................... 34
Hình 4.12: Hoạt động mở đường làm chia cắt sinh cảnh sống của các loài động vật,
gây sạc lỡ vào mùa mưa ............................................................................................... 37
Hình 4.13: Hệ thống giao thông xuống cấp, mặt đường bị thu hẹp do thực vật xâm lấn
....................................................................................................................................... 37
Hình 4.14: Bậc thang lên đỉnh Bàn Cờ không an toàn, bị xói mòn, sạc lỡ nghiêm
trọng, không có tay cầm cho du khách trong khi độ dốc cao ....................................... 38

ix


Hình 4.15: Nhiều vị trí trên đỉnh Bàn Cờ và nhà Vọng Cảnh không có thực vật bao
phủ có nguy cơ bị xói mòn và sạc lỡ vào mùa mưa ...................................................... 38
Hình 4.16: Thể tích thùng rác nhỏ, không có nấp đậy, hư hại nhiều, rác thường xuyên
bị vun vãi ra ngoài môi trường, mắc lại trong các khe đá ngăn cản dòng nước............ 39
Hình 4.17: Du khách đốt lửa trái phép để nấu nướng ................................................. 40
Hình 4.18: Hệ thống đường mòn không rõ ràng, nhiều nhánh nhỏ .............................. 40
Hình 4.19 : Biểu đồ lượng khách mang thức ăn vào khu bảo tồn ............................... 43
Hình 4.20 : Các loại phương tiện giao thông................................................................ 44
Hình 4.21: Khắc chữ lên cây và các công trình tiện ích .............................................. 46

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Hệ số tải lượng ô nhiễm của khí thải từ các phương tiện giao thông........... 23
Bảng 4.1: Phân tích chuổi DPSIR cho động lực “Phát triển du lịch” ........................... 40

Bảng 4.2: Đánh giá mức độ tác động của du lịch ........................................................ 42
Bảng 4.3: Đánh giá mức độ tác động của du khách đến môi trường tự nhiên ............. 44
Bảng 4.4: Các chỉ tiêu môi trường ............................................................................... 47
Bảng 4.5: Kế hoạch quan trắc, giám sát và các chỉ thị ................................................ 48

x


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQL

Ban quản lý

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

CSCAP

Hội đồng Hợp tác an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình
Dương

ĐDSH

Đa dạng sinh học

DLST

Du lịch sinh thái


DPSIR

Khung động lực – áp lực– hiện trạng – tác động – đáp ứng
(Driver – Pressure – State – Impact – Response)

HST

Hệ sinh thái

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (International Union for
Conservation of Nature)

KBT

Khu bảo tồn

LAC

Các giới hạn của sự thay đổi có thể chấp nhận được (Limit of
acceptable change)

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QĐCP


Quyết định của chính phủ

QL&KT

Quản lý và khai thác

TCSK&VĐTT Tổ chức sự kiện và vận động tài trợ
TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

UBND

Ủy ban nhân dân

UNEP

Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (United Nations
Environmental Programme)

WTO

Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organisation)

WWF

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wide Fund for
Nature)

xi



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Việt Nam là đất nước giàu tiềm năng du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói
riêng. Hiện nay, nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như các bãi biển, các vườn quốc gia,
các khu bảo tồn thiên nhiên đã và đang được khai thác sử dụng phục vụ phát triển du
lịch.
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà là nơi có hệ sinh thái phong phú và đa dạng,
với nhiều loài động thực vật quí hiếm, được chọn làm trọng điểm phát triển du lịch
sinh thái trong chiến lược phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, Bán đảo
Sơn Trà còn được Tổng cục du lịch Việt Nam chọn xây dựng quy hoạch khu du lịch
quốc gia sẽ góp phần thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ,
đồng thời là cơ hội để quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch mới có sức cạnh tranh, thu
hút ngày càng nhiều lượt khách đến tham quan. Đây cũng là áp lực và thách thức rất
lớn đối với công tác quản lý. Các hoạt động của du khách có thể ảnh hưởng nghiêm
trọng đến không gian sống của một số loài sinh vật, làm suy thoái chất lượng môi
trường.
Để phát hiện và điều chỉnh các vấn đề này trước khi nó trở nên quá nghiêm
trọng, cân đối giữa mục tiêu phát triển du lịch một cách bền vững và bảo tồn hệ sinh
thái. Việc lập kế hoạch quản lí và giám sát cẩn thận các tác động, bao gồm cả tích cực
và tiêu cực, cần phải là hoạt động đầu tiên trong việc quản lý tổng thể của khu bảo tồn.
Chính vì những lý do trên đề tài “Nghiên cứu lập kế hoạch quản lý và giám sát tác
động của du khách theo hệ thống “Giới hạn của sự thay đổi có thể chấp nhận
được” tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà – Tp. Đà Nẵng” được chọn làm đề tài tốt
nghiệp.


1


1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung
Xác định những tác động của du khách đến khu bảo tồn.
Xây dựng các chỉ số và các tiêu chuẩn liên quan đến mức độ thay đổi mà các
bên liên quan cho là có thể chấp nhận được tại KBT.
Lập kế hoạch giám sát để đánh giá thường xuyên những thay đổi mà du lịch
mang lại dựa trên những tiêu chuẩn được xác định nhằm đề ra biện pháp ứng phó kịp
thời.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch và công tác quản lý tại KBT.
Đánh giá hiện trạng môi trường và tài nguyên của KBT.
Đánh giá tác động của du khách đến KBT.
Đề ra các chỉ thị quản lý và giám sát tác động của du khách.
Đề ra tiêu chuẩn cho từng chỉ thị.
Lập kế hoạch quan trắc.
Đề ra các biện pháp ứng phó.
1.3

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng mà đề tài nghiên cứu bao gồm: du khách, người dân địa phương,
các cán bộ quản lí KBT, kiểm lâm.
1.3.2

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu các tác động của du khách đến tài nguyên, môi trường
và hoạt động sống của các loài sinh vật tại vùng lõi của khu BTTN Sơn Trà, từ đó xây
dựng các chỉ thị và các tiêu chuẩn liên quan đến mức độ thay đổi do du khách là không
thể chấp nhận được. Lập kế hoạch giám sát để đánh giá thường xuyên những thay đổi
mà du lịch mang lại dựa trên những tiêu chuẩn được xác định.
1.3.3

Thời gian nghiên cứu

Đề tài dự kiến thực hiện trong 5 tháng từ 20/7 đến 20/12/2012.

2


1.4

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Kết quả của đề tài giúp các nhà quản lí khu bảo tồn xem xét lại điều kiện hiện
tại của vùng. Hoạt động của du khách và tác động của nó đến cảnh quan, môi trường,
đa dạng sinh học của khu bảo tồn. Từ các giới hạn có thể chấp nhận được đối với các
tác động từ những hoạt động tham quan của du khách, có biện pháp khắc phục, thay
thế kịp thời các hoạt động vượt quá giới hạn cho phép, cân đối giữa hai mục tiêu bảo

tồn và phát triển du lịch.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên
Khu bảo tồn thiên nhiên là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển được
khoanh vùng để bảo vệ đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và văn hoá đi
kèm, được quản lý bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản lý có hiệu quả
khác.
Trong vài thập kỷ qua, các khu BTTN trên thế giới đang có xu hướng tăng cả
về số lượng và diện tích. Hiện nay trên thế giới có hơn 100.000 khu BTTN chiếm
11,7% diện tích đất liền toàn thế giới. Vườn quốc gia chiếm số lượng và diện tích lớn
nhất, tiếp đến là các khu bảo tồn loài và sinh cảnh. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện
một hệ thống quản lý phù hợp trên thực tế nhằm hiện thực hóa các lợi ích tiềm năng
mà khu BTTN có thể đem lại vẫn còn là thách thức lớn tại rất nhiều nơi trên thế giới,
trong đó có Việt Nam.
Mục tiêu quản lý các khu BTTN rất đa dạng, trong đó có các mục tiêu sau:
-

Nghiên cứu khoa học.

-


Bảo vệ đời sống hoang dã.

-

Bảo vệ đa dạng loài và nguồn gen.

-

Duy trì các dịch vụ môi trường.

-

Bảo vệ các đặc điểm tự nhiên và văn hoá.

-

Du lịch và nghỉ dưỡng.

-

Giáo dục.

-

Sử dụng bền vững tài nguyên của hệ sinh thái tự nhiên.

-

Gìn giữ các bản sắc văn hoá và truyền thống.
4



2.1.2 Du lịch sinh thái
Có nhiều định nghĩa khác nhau về DLST:
DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục
đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những
giá trị văn hóa được khám phá.
DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn
được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương.
DLST là di lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo
vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du
khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi về kinh tế sự tự
quản lí cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và
quyền lợi con người.
DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo
dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham
gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Từ 4 định nghĩa này có thể thấy DLST có các đặc trưng sau:
-

Dựa vào thiên nhiên và các nền văn hoá bản địa, chủ yếu ở các khu

BTTN.
-

Chú trọng vào sự nâng cấp và duy trì thiên nhiên, quản lý tài nguyên bền

vững.
-


Hỗ trợ cho công tác bảo tồn thiên nhiên.

-

Mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.

-

Nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường thiên nhiên và văn hoá

bản địa.
-

Đảm bảo cho nhu cầu thưởng thức của các thế hệ mai sau không bị ảnh

hưởng tiêu cực bởi các du khách hôm nay.

5


Những yếu tố thiết yếu để phát triển DLST thành công:
-

Ít gây ảnh hưởng tới TNTN của KBTTN.

-

Thu hút sự tham gia của cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhà điều

hành tour và các cơ quan tổ chức của chính phủ.

-

Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương.

-

Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các

bên tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tư nhân.
-

Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của Khu BTTN.

-

Giáo dục những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn.

-

Sẽ không thể có DLST nếu như không có thiên nhiên (được bảo vệ tốt)

và sự hấp dẫn của thiên nhiên để có thể thưởng thức.
Lợi ích của DLST
-

DLST là một công cụ bảo tồn và đem lại những lợi ích như sau cho các

khu BTTN: DLST đòi hỏi các hoạt động bảo tồn phải có hiệu quả để thu hút du
khách tới tham quan.
-


DLST đem lại nguồn tài chính phục vụ bảo tồn và cộng đồng địa

phương.
-

DLST thúc đẩy hoạt động giáo dục môi trường làm cho du khách nhận

thức được giá trị của thiên nhiên và tôn trọng khu vực họ tới tham quan và những
khu vực khác.
Tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường
-

Các hoạt động du lịch được tiến hành không bền vững sẽ có thể gây ra

các tác động tiêu cực tới môi trường như sau:
-

Tác động lên cảnh quan trên đất liền, trên biển: phá vỡ cảnh quan thiên

nhiên, rác thải, xói mòn, khắc tên lên cây và viết lên vách đá.
-

Tác động tới nguồn nước: ô nhiễm nước ngầm, nước biển và sông hồ.

-

Tác động tới thảm thực vật: ảnh hưởng xấu tới cây cối bên đường đi do

bị dẫm đạp, nhổ cây, cây cối bị phá do các hoạt động cắm trại, đốt lửa.

-

Tác động tới đời sống hoang dã: tác động lên các khu vực sinh sản và

kiếm mồi của động vật hoang dã, du nhập những loài lạ.

6


-

Tác động lên môi trường văn hóa: Mất mát các di tích lịch sử, văn hoá

độc đáo, có giá trị trong các khu BTTN, thay đổi truyền thống văn hoá, phong tục
tập quán của địa phương, thay đổi lối sống, tăng cường tệ nạn xã hội.
2.1.3 Chỉ thị môi trường
Chỉ thị là một tham số hay số đo hay một giá trị kết xuất từ tham số, dùng
cung cấp thông tin, chỉ về sự mô tả tình trạng của một hiện tượng/ môi trường/ khu
vực, nó là thông tin khoa học về tình trạng và chiều hướng của các thông số liên quan
môi trường. Các chỉ thị truyền đạt các thông tin phức tạp trong một dạng ngắn gọn, dễ
hiểu và có ý nghĩa vượt ra ngoài các giá trị đo liên kết với chúng. Các chỉ thị là các
biến số hệ thống đòi hỏi thu thập dữ liệu bằng số, tốt nhất là trong các chuỗi thứ tự thời
gian nhằm đưa ra chiều hướng, Các chỉ thị này kết xuất từ các biến số, dữ liệu.
Chỉ thị môi trường: là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng của môi
trường phục vụ mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo
cáo hiện trạng môi trường.
Các loại chỉ thị môi trường theo mô hình DPSIR: Bộ chỉ thị môi trường theo
mô hình DPSIR bao gồm 5 loại chỉ thị môi trường sau đây:
-


Các chỉ thị về động lực (D) phát triển kinh tế - xã hội, gây biến đổi áp

lực đối với môi trường.
-

Các chỉ thị về áp lực (P) về chất thải ô nhiễm gây biến đổi hiện trạng môi

trường.
-

Các chỉ thị về hiện trạng (S) môi trường (chất lượng/ô nhiễm môi

trường.
-

Các chỉ thị về tác động (I) của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ,

cuộc sống của con người, đối với các hệ sinh thái và đối với kinh tế - xã hội.
-

Các chỉ thị về đáp ứng (R) của Nhà nước, xã hội và con người (chính

sách, biện pháp, hành động) nhằm giảm thiểu các động lực, áp lực gây biến đổi
môi trường không mong muốn và cải thiện chất lượng môi trường.

7


Nguyên tắc xây dựng các chỉ thị môi trường
-


Bảo đảm tính phù hợp.

-

Bảo đảm tính chính xác.

-

Bảo đảm tính nhất quán.

-

Bảo đảm tính liên tục.

-

Bảo đảm tính sẵn có.

-

Bảo đảm tính có thể so sánh.

2.1.4 Phương pháp luận “Các giới hạn của sự thay đổi có thể chấp nhận
được”
2.1.4.1

Khái niệm

LAC là tiến trình được xây dựng bởi Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ nhằm đánh giá

các tác động của du khách đối với khu vực hoang dã, nó chấp nhận rằng sự thay đổi là
không thể tránh được nhưng cần xác lập ở một mức độ nào thì thay đổi có thể chấp
nhận được.
Để thực hiện phương pháp LAC, các nhà quản lý KBT sẽ cần sự tư vấn của
các bên liên quan để xác định cách nhìn nhận chung về những điều kiện có thể chấp
nhận được của vùng nên là gì; xây dựng các chỉ số và các tiêu chuẩn liên quan đến
mức độ thay đổi mà các bên liên quan cho là không thể chấp nhận được tại những
vùng này; và giám sát để đánh giá thường xuyên những hiệu quả mà du lịch mang lại
dựa trên những tiêu chuẩn được xác định trước đây.
2.1.4.2

Ý nghĩa

Hệ thống kế hoạch “Các giới hạn thay đổi có thể chấp nhận được” thể hiện
một bước tiến triển sâu sắc của vấn đề khái niệm hoá so với phương pháp sức chứa du
lịch. Tuy nhiên, LAC chỉ tạo ra một khuôn khổ để xác định các hoạt động quản lý phù
hợp. LAC không xác định cụ thể phải tiến hành những công việc gì, ai sẽ tiến hành và
ở đâu. Các kỹ năng về quản lý, kinh nghiệm của công chúng và tài năng của các nhà
khoa học vẫn là những nhu cầu của phương pháp này. LAC giúp cho việc giải quyết
những vấn đề về quản lý được hiệu quả hơn so với trước kia. Nếu chúng ta hiểu được
những nguyên tắc mà LAC dựa vào, và các điều kiện mà từ đó việc quản lý khách du

8


lịch tại các khu vực được bảo vệ sẽ được tiến hành, thì điều đó sẽ giúp ích rất nhiều
trong việc đưa ra những hệ thống kế hoạch phù hợp hơn với nhu cầu và năng lực của
từng cơ quan quản lý, và phù hợp hơn với sự phức tạp của việc hoạch định khu vực
được bảo vệ trong giai đoạn này, một giai đoạn đầy những thay đổi về chính trị và xã
hội.

2.1.2.3 Các bước thực hiện

Hình 2.1: Hệ thống lập kế hoạch LAC
Để xây dựng kế hoạch quản lý và giám sát tác động của du khách theo hệ
thống “Giới hạn của sự thay đổi có thể chấp nhận được” gồm 9 bước, trong đó có 5
bước cơ bản gồm:
1) Xác định các vấn đề và mối liên quan của khu vực: bao gồm tất cả những
người có liên quan, xác định các giá trị thống nhất của điểm DLST các điểm thu hút,
cơ hội, thách thức và các vấn đề liên quan.
2) Định nghĩa và mô tả các kiểu hoạt động theo yêu cầu: bước này cần thực
hiện tổng quát chung, không suy nghĩ cho bất kỳ vị trí nào. Xem xét tất cả các kiểu
hoạt động khác nhau mà DLST có thể tham gia. Sau đó, các hoạt động có thể yêu cầu
cần được áp dụng cho địađiểm hay vùng xác định.
9


3) Chọn các chỉ thị: các chỉ thị này cần được chọn với các thông số quản lý
có liên quan nhất tại một điểm nào đó. Các chỉ thị này cần liên hệ một cách trực tiếp
với các hoạt động của các du khách có thể kiểm soát được.
4) Thiết lập các tiêu chuẩn cho từng chỉ thị: các tiêu chuẩn cần hình thành
các giới hạn của sự thay đổi có thể chấp nhận được. một số tác động là không thể tránh
khỏi nhưng nhà quản lý phải tự nguyện nói rằng tác động bao nhiêu thì chúng sẻ chịu
đựng trước khi thay đồi cách thức mà họ quản lý.
5) Các điều kiện quan trắc và các hành động thực hiện: nếu các giới hạn có
thể chấp nhận được bị vượt qua, thực hiện các thây đổi trong quản lý sẻ đem lại các
điều kiện kinh tế, xã hội, tài nguyên trở lại có thể chấp nhận được. (adapted from
Wallace, 1993).
2.2

TỔNG QUAN VỀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SƠN TRÀ


2.2.1 Vị trí địa lí
KBTTN Sơn Trà nằm trên bán đảo Sơn Trà phụ cận với thành phố Đà Nẵng
về phía Đông Bắc, phía Tây Bắc giáp vịnh Đà Nẵng, phía Đông Bắc và Đông Nam
giáp biển đông, phía Tây Nam giáp đất liền và Cảng Tiên Sa.
Tọa độ địa lý của KBT từ 16006’ đến 16009’ vĩ độ Bắc và từ 108013’ đến
108021’ kinh độ Đông.

Hình 2.2: Bản đồ thành phố Đà Nẵng. Hình 2.3: Bản đồ Khu BTTN Sơn Trà.
(Nguồn Internet)

(Nguồn Internet)

10


2.2.2 Lịch sử hình thành
KBTTN Sơn Trà được hình thành theo Quyết định số 41/TTg ngày 24/1/1977
của Thủ tướng Chính phủ, KBT được coi là khu rừng cấm quốc gia có diện tích 4000
ha. Ngay sau đó, vào ngày 12 /9/1989, UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đã xây
dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp khu này trở thành khu bảo tồn thiên nhiên rộng 4439
ha với khu bảo tồn nghiêm ngặt rộng 2595 ha. Sau quy hoạch 3 loại rừng năm 2008
của UBND thành phố Đà Nẵng theo quyết định 6758 ngày 20/8/2008 diện tích rừng
đặc dụng chỉ còn 2591,1 ha.
2.2.3 Đơn vị quản lý
2.2.3.1 Phòng quản lý và khai thác du lịch Sơn Trà
Phòng quản lý và khai thác du lịch Sơn Trà thuộc ban quản lý bán đảo Sơn Trà
và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, được thành lập theo Quyết định số 4694/QĐ-UBND
ngày 11/7/2006 của UBND thành phố Đà Nẵng.
2.2.3.2 Chức năng – nhiệm vụ

Công tác an ninh trật tự: Đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại các điểm dừng
chân, các tuyến du lịch đã đưa vào khai thác, không để xảy ra tình hình gây rối làm
mất an ninh trật tự tại các điểm dừng chân.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND quận Sơn Trà,
Đồn biên phòng 252, Chi Cục thuỷ sản Đà Nẵng triển khai các giải pháp bảo vệ khu
vực có rạn san hô và hệ sinh thái biển ven Bán đảo Sơn Trà, không để xảy ra tình trạng
khai thác san hô và cá cảnh trong khu vực đã thả phao bảo vệ.
Công tác vệ sinh môi trường: Quản lý và giám sát công tác vệ sinh môi trường
tại các tuyến, điểm tham quan du lịch trên bán đảo Sơn Trà, đảm bảo vệ sinh môi
trường tại các điểm dừng chân và các tuyến tham quan. Phối hợp với Công ty Môi
trường Đô thị Đà Nẵng tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại các điểm
tham quan, đảm bảo việc vận hành liên tục của các nhà vệ sinh công cộng tại Sơn Trà.
Công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng: Phối hợp với Hạt kiểm lâm liên
quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn và các ngành chức năng trong công tác giữ gìn, bảo vệ
rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên tại bán đảo. Tham gia trong công tác phòng
cháy, chữa cháy rừng tại Bán đảo Sơn Trà.
11


Công tác quản lý và khai thác dịch vụ du lịch: Đưa vào hoạt động và quản lý
quán cà phê Đà Nẵng View và Biệt thự mẫu. Tập trung công tác đào tạo hướng dẫn
thuyết minh viên tại các điểm đến. Phối hợp với điạ phương, các ngành liên quan kiểm
tra, chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh trái phép tại bán đảo Sơn Trà. Tổ chức quản
lý và khai thác các dịch vụ du lịch tại bán đảo Sơn Trà. Quản lý, kiểm tra và giám sát
các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh tại bán đảo Sơn Trà.
Công tác bảo vệ tài sản: Giám sát, theo dõi các hành vi gây thiệt hại tài sản
đầu tư tại các điểm dừng chân, hệ thống bảng chỉ dẫn, hướng dẫn, nội quy tham quan;
kịp thời phát hiện và đề xuất hướng xử lý các trường hợp gây hư hỏng, mất mát.
Đề xuất xây dựng tuyến điểm, sản phẩm du lịch mới tại Bán đảo Sơn Trà:
Liên kết và hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong việc đẩy mạnh khai

thác, phát triển các tour, tuyến tham quan tại bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch
Đà Nẵng.
Ngoài ra phòng quản lí và khai thác du lịch Sơn Trà còn thực hiện một số
nhiệm vụ khác do Thủ trưởng đơn vị giao.
2.2.3.3 Sơ đồ tổ chức

Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng
12


2.2.4 Điều kiện tự nhiên
2.2.4.1

Địa hình

Dãy núi chính của bán đảo Sơn Trà chạy theo hướng Đông- Tây, các sườn
theo hướng Bắc-Nam, có độ dốc lớn từ 25 đến 30 độ, bị chia cắt mạnh bởi khe suối.
Nhìn chung sườn Đông-Bắc dốc hơn sườn Tây-Nam.
Đỉnh cao nhất của bán đảo Sơn Trà là đỉnh Sơn Trà (còn gọi là đỉnh Ốc) cao
696m, tiếp theo là đỉnh truyền hình 647m, đỉnh quả cầu 621. Từ những đỉnh núi này có
thể quan sát được vùng biển và các vùng dân cư quanh bán đảo và thành phố Đà Nẵng.
2.2.4.2

Địa chất

Về địa chất, bán đảo Sơn Trà cũng như đại bộ phận đồi núi thuộc địa phận tỉnh
Quảng Nam- Đà Nẵng từ được hình thành từ kỷ tiền Cambri các đây khoảng 2 tỷ năm.
Có kiểu địa hình đồi và núi thấp, cấu tạo bởi macma axit chạy theo hướng kinh tuyến.
Độ cao tuyệt đối là 696m, độ cao trung bình của bán đảo là 350. Do cấu tạo của địa
hình là khối macma axit nên các đỉnh đồi và núi ở đây thường nhọn và có sườn dốc

lớn.
Sự tác động tổng hợp của các yếu tố ngoại cảnh và nội tại đã tạo ra ở bán đảo
Sơn Trà một lớp vỏ phong hóa kiểu feralit macma axit granit. Quá trình hình thành
chính là rửa trôi các chất kim loại kiềm, kiềm thổ silic, tích lũy sắc, nhôm và các sản
phẩm phong hóa tàn tích và sườn tích.
2.2.4.3

Thổ nhưỡng

Về thổ nhưỡng bán đảo Sơn Trà được cấu tạo bởi đá Granit, đất được cấu tạo
chủ yếu là đất feralit vàng nâu phát triển granit. Loại đất này có thành phần cơ giới
nhẹ, khả năng giữ nướng kém, tầng đất trung bình, đá lộ nhiều, bình quân chiếm tới
20-30% diện tích mặt đất, có nơi đến 50% hoặc hơn 50%.
Tổ hợp đất núi vàng nâu: phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá macma
axit granit. Đất có kết cấu rời rạc, khả năng giữ đất, giữ nước kém. Độ phì nhiêu thuộc
loại trung bình.
Tổ hợp đất đồi vàng nâu: phát triển trên sản phẩm phong hóa tàn tích và sườn
tích của đá granit, độ phì tiềm năng tự nhiên ở mức trung bình.

13


×