ERP và mô hình bài toán lập kế hoạch, quản lý
sản xuất
Nguyễn Văn Mạnh
Trường Đại học Công nghệ
Luận văn Thạc sĩ ngành: Công nghệ phần mềm; Mã số: 60 48 10
Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Văn Vỵ
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Trình bày tổng quan về Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
(ERP). Giới thiệu mô hình của hệ thống quản lý sản xuất trong ERP. Nghiên cứu các
phương pháp và công cụ giải quyết bài toán lập kế hoạch sản phẩm. Đây là một trong
những bài toán quan trọng nhất trong lập kế hoạch sản xuất. Phát triển một phần mềm
cho quản lý sản xuất trên cơ sở của mô hình lập kế hoạch sản phẩm tối ưu theo công
nghệ hướng đối tượng và tích hợp vào hệ thống ERP của Công ty cửa sổ Eurowindow.
Keywords: Công nghệ phần mềm; Quản lý sản xuất; Lập kế hoạch; Phần mềm ứng
dụng
Content
Thực tế trong nhiều doanh nghiệp, thông tin về sản xuất, kinh doanh ở các chi nhánh là
một hộp đen đối với quản lý cấp trên, vì khoảng cách địa lý và qui trình quản lý không đồng
nhất. Đa số các doanh nghiệp thường trang bị nhiều phần mềm như quản lý bán hàng, quản lý
nhân sự-tiền lương, quản lý kho tàng/tài sản, phần mền kế toán. Do đó họ thường xuyên phải
đối phó với những vấn đề phát sinh như nhu cầu kết nối thông tin giữa các hệ thống bộ phận,
yêu cầu mở rộng chương trình. Mỗi một ứng dụng được phát triển trên nền các công nghệ
khác nhau, hạ tầng thông tin bị manh mún dẫn tới khó khăn trong quản lý, vận hành, hỗ trợ,
bảo trì. Vì tính độc lập của các ứng dụng dẫn tới quy trình không liên thông giữa các phòng
ban, sự gắn kết, chia sẻ thông tin giữa các bộ phận thấp dẫn tới lãng phí tài nguyên, mất kiểm
soát, hạn chế tầm nhìn khái quát trong quản trị doanh nghiệp.
Do những nhược điểm trên, ngày nay rất nhiều các ứng dụng mang tính tập trung hóa,
tin học hóa toàn diện các quy trình quản lý trong doanh nghiệp được đầu tư nghiên cứu phát
triển – đó là hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning – Hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp). Trong nước đã có rất nhiều tập đoàn, công ty trong nhiều lĩnh vực nghành nghề đã
triển khai ứng dụng hiệu quả ERP vào công tác quản trị sản xuất, kinh doanh như Tổng Công
ty Xy măng, Tập đoàn EVN, Tập đoàn Dầu khí, Vietnam Airline, Công ty sản xuất bình nước
Sơn Hà, Công ty may Maxport, …vv.
2
Trên các tạp chí, diễn đàn đã có nhiều bài báo giới thiệu, phân tích những ưu điểm
nhược điểm của hệ thống ERP, các phương pháp luận nhằm đảm bảo triển khai thành công dự
án ERP. Tuy nhiên, do nhiều hạn chế, có những mảng trong hoạt động của doanh nghiệp còn
có khoảng trống, như lập kế hoạch sản xuất. Đây là một mảng công việc khó cả về quản lý và
công nghệ do sự phức tạp của vấn đề, và sự khác biệt của các doanh nghiệp sản xuất khác
nhau. Chính vì vậy, đề tài ”ERP và mô hình bài toán lập kế hoạch quản lý sản xuất” được
chọn làm đề tài luận văn của tôi.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu phương pháp lập kế hoạch trên cơ sở mô hình quy
hoạch tuyên tính để áp dụng cho việc lập kế hoạch sản xuất tối ưu và tích hợp vào hệ thống
ERP đã có của một nhà máy.
Việc đưa thêm vào mô đun này cho phép nhà máy lập kế hoạch sản xuất một cách
nhanh chóng, có điều kiện phân tích lựa chọn phương án sản xuất phù hợp và hiệu quả. Hệ
thống này, cũng tạo cơ sở để thực hiện các chức năng khác một cách thuận lợi và chính xác
(chẳng hạn, chức năng tính giá thành – là một chức năng phức tạp và tốn kém). Nhờ vậy tăng
cường khả năng khai thác hệ ERP và nâng cao hiệu quả của nó.
Ngoài phần mở đầu và kết luân, luận văn gồm bốn chương như sau.
Chương 1: Trình bày tổng quan về ERP.
Chương 2: Giới thiệu mô hình của hệ thống quản lý sản xuất trong ERP.
Chương 3: Nghiên cứu các phương pháp và công cụ giải quyết bài toán lập kế hoạch
sản phẩm. Đây là một trong những bài toán quan trọng nhất trong lập kế hoạch sản xuất.
Chương 4: Phát triển một phần mềm cho quản lý sản xuất trên cơ sở của mô hình lập kế
hoạch sản phẩm tối ưu theo công nghệ hướng đối tượng và tích hợp vào hệ thống ERP của
Công ty cửa sổ Eurowindow.
References
[1] Al-Mudimigh, M Zairi and M Al-Mashari (2001), “ERP software implementation: an
integrative framework”. European Journal of Information Systems, pp 216-226.
[2] Charles Ahern, Stephen R. Damiani, Melanie Heisler, Robert MacIsaac, Essan Ni, Kristin
Penaskovic (2004), Oracle Receivables User Guide, Release 11i. Part No. A80838–05,
pp 422-452, 952-961, 1214-1218.
[3] Christina Ravaglia, Chris Davila, Elisa Agor (2004), Oracle Payables User Guide,
Release 11i. Part No. A81180–06, pp 287, 334, 815.
[4] DAVENPORT, T.H (1998) “Putting the enterprise into the enterprise system”, Harvard
Business Review, pp 121-131.
[5] David Reitan (2004), Oracle Order Management User’s Guide, Release 11i. Part No.
A88765-05, pp 127-129, 765-779.
[6] Gail D’Aloisio, John Hays (2004), Oracle Assets User Guide, Release 11i. Part No.
A81359–07, pp 56-67, 144, 199, 225, 484, 518.
3
[7] Helmut Klaus, Michael Rosemann and Guy G. Gable (2000), “What is ERP?” Information
Systems Frontiers, pp 141-162.
[8] J. Oleskow, P. Pawlewski, M. Fertsch (2001), “LIMMITATIONS AND
PERFORMANCE OF MRPII/ERP SYSTEMS - SIGNIFICANT CONTRIBUTION OF
AI TECHNIQUES”, 19
th
International Conference on Production Research.
[9] Louis Bryan, Judy Gaitan, Nancy Kane, Susan Saperstein (1998), Oracle Master
Scheduling/MRP and Oracle Supply Chain Planning User’s Guide, Release 11, pp 64-
73, 124-130, 156-160,
[10] Tyra Crockett, Susan Ellsworth, Jennifer Sherman (2004), Oracle Cost Management
User’s Guide, Release 11i. Part No. A83507–08, pp 159-389.
[12] Vic Mitchell (2004), Oracle Purchasing User’s Guide, Release 11i. Part No. A82913–
06, pp 316-319, 380-387, 691-693.
[13] Yves Pochet (2001), “Mathematical Programming Models and Formulations for
Deterministic Production Planning Problems”, CORE and IAG. Universit´ e Catholique
de Louvain. Belgium, pp 4-13.
[14]