Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI VÙNG VEN BIỂN TÂN THÀNH, HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 119 trang )

Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN
VỮNG TẠI VÙNG VEN BIỂN TÂN THÀNH, HUYỆN GÒ CÔNG
ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG

Trang tựa
Tác giả

NGUYỄN TRẦN QUỐC KHÁNH

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng nhu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn
Tiến sĩ Ngô An

Tháng 9/2013
 

Trangi 


Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình đến TS. Ngô An, người Thầy đã tận
tâm hướng dẫn, định hướng, theo sát, động viên, hỗ trợ và đóng góp cho tôi những ý kiến


quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô thuộc khoa Môi trường và Tài nguyên trường
Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu và những
kinh nghiệm thực tiễn cho tôi trong suốt những năm học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ, nhân viên tại KDL
cùng các cô chú, anh chị tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gò Công Đông đã
hết lòng chỉ dạy kinh nghiệm và hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Cảnh Minh, người đã trực tiếp
hướng dẫn tôi thực tập, đã hết lòng chỉ dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Cảm ơn tập thể lớp DH10DL, những người bạn luôn bên cạnh tôi trong khoảng
thời gian sống, học tập và sinh hoạt tại trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
Kính chúc quý thầy, cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban
giám đốc cùng tập thể nhân viên KDL Bình An và tập thể lớp DH10DL lời chúc sức
khỏe, thành đạt và hạnh phúc.
Tp.HCM, ngày 09 tháng 10năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Trần Quốc Khánh

 

Trang ii 


Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển
du lịch sinh thái bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh
Tiền Giang” được tiến hành từ tháng 01/09/2013 đến tháng 15/11/2013 tại biển Tân

Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Các phương pháp được sử dụng: điều tra
xã hội học để nắm bắt những thông tin cụ thể, thực tế nhất từ cộng đồng địa phương,
khách du lịch và nhân viên, khảo sát thực địa nhằm kiểm tra độ tin cậy của những thông
tin thu thập được về hiện trạng tài nguyên du lịch và tình hình hoạt động du lịch, những
yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.
Qua nghiên cứu cho thấy tài nguyên du lịch sinh thái tại biển Tân Thành rất đa
dạng, đặc sắc và có nét đặc trưng riêng tuy nhiên chưa được sử dụng đúng với tiềm năng.
Tình hình hoạt động du lịch sinh thái biển Tân Thành, tỉnh Tiền Giang hiện đang nằm
trong tình trạng yếu kém, ít dịch vụ, doanh thu thấp. Ngoài ra, còn thấy được một số điểm
còn hạn chế như: cơ sở vật chất hạ tầng, tuyên truyền quảng bá, thu hút đầu tư và dịch vụ
du lịch; trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên công tác du lịch còn yếu, thiếu và
sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái biển Tân Thành
tỉnh Tiền Giang còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó đề xuất một số giải pháp cho hoạt động
du lịch sinh thái biển Tân Thành tỉnh Tiền Giang.

Trangiii 


Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii
TÓM TẮT ......................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................................ix
Chương IMỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1

1.1.

Tính cấp thiết đề tài ................................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu đề tài ......................................................................................................... 2

1.3.

Nội dung của đề tài .................................................................................................. 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2

Chương IITỔNG QUAN ................................................................................................... 3
2.1.

Một số khái niệm ..................................................................................................... 3

2.1.1.

Định nghĩa về du lịch sinh thái ............................................................................... 3

2.1.2.

Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái .......................................................... 4

2.1.3.


Du lịch sinh thái bền vững ..................................................................................... 5

2.1.4.

Tài nguyên và tài nguyên du lịch sinh thái............................................................. 6

2.2.

Tổng quan về du lịch tại Việt Nam ......................................................................... 6

2.2.1.

Tính tất yếu phát triển du lịch tại Việt Nam ............................................................ 6

2.2.2.

Nhận định về du lịch và du lịch sinh thái tại Việt Nam .......................................... 7

2.2.3.

Một số điểm du lịch và du lịch sinh thái tại Việt Nam............................................ 9

2.3.

Tổng quan về DL tỉnh Tiền Giang ....................................................................... 11

2.3.1.

Hiện trạng DL tỉnh Tiền Giang ............................................................................. 11


2.3.2.

Tiềm Năng phát triển DL tỉnh Tiền Giang ............................................................ 11

2.4.

Tổng quan về huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang ........................................ 14

 

Trang iv 


Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
2.4.1.

Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 14

2.4.2.

Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................................... 15

2.4.3.

Điều kiện kinh tế- xã hội ...................................................................................... 17

2.4.4.


Tài nguyên phát triển DLST tại huyện Gò Công Đông ........................................ 18

2.4.5.

Các dự án phát triển du lịch................................................................................... 24

2.5.

Tổng quan về xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang ................ 26

2.5.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ...................................................................... 26

2.5.2.

Giao thông ............................................................................................................. 29

2.5.3.

Thủy lợi ................................................................................................................. 29

2.6.

Tổng quan về du lịch tại biển Tân Thành.............................................................. 30

2.6.1.

Khu DL biển Tân Thành ....................................................................................... 30


2.6.2.

Khu DLST Bình An .............................................................................................. 32

2.6.3.

Điểm du lịch tại Cồn Ngang, Cồn Ông mão ......................................................... 34

2.7.

Tiềm năng phát triển DLST.................................................................................. 35

2.7.1.

Địa hình , địa mạo ................................................................................................. 35

2.7.2.

Khí hậu .................................................................................................................. 35

2.7.3.

Nhiệt độ ................................................................................................................. 35

2.7.4.

Bức xạ và chiếu sáng ............................................................................................. 36

2.7.5.


Mưa và độ ẩm ........................................................................................................ 36

2.7.6.

Gió giông ............................................................................................................... 36

2.7.7.

Thủy văn ................................................................................................................ 37

2.7.8.

Các nguồn tài nguyên ............................................................................................ 37

2.8.

Thực trạng môi trường .......................................................................................... 39

Chương IIINỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 40
3.1.

Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 40

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 40

3.2.1.

Thu thập số liệu ..................................................................................................... 40


3.2.2.

Khảo sát thực địa ................................................................................................... 40

3.2.3.

Điều tra xã hội học ................................................................................................ 41
Trangv 


Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
3.2.4.

Phân tích SWOT .................................................................................................... 41

3.2.5.

Xử lý số liệu .......................................................................................................... 42

3.2.6.

Phỏng vấn chuyên gia............................................................................................ 42

Chương IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 44
4.1.

Hiện trạng hoạt động DL, tiềm năng DLST tại biển Tân Thành, huyện Gò Công


Đông, tỉnh Tiền Giang ....................................................................................................... 44
4.1.1.

Hiện trạng hoạt động du lịch ................................................................................ 44

4.1.2.

Hiện trạng môi trường tại KDL biển Tân Thành ................................................. 60

4.2.

Kết Quả Điều Tra Xã Hội Học Về Hoạt Động Du Lịch Sinh Thái ..................... 62

4.2.1.

Hoạt động du lịch tại biển Tân Thành qua đánh giá của du khách ...................... 62

4.2.2.

Khả năng phát triển DLST tại biển Tân Thành dưới góc nhìn của cán bộ nhân

viên tại KDL ...................................................................................................................... 67
4.2.3.

Khả năng tham gia vào hoạt động phát triển DLSTcủa cộng đồng địa phương .. 70

4.3.

Phân tích SWOT đối với hoạt động DLST .......................................................... 72


4.4.

Giải pháp phát triển du lịch dựa vào ma trận SWOT ............................................ 74

4.5.

Những thuận lợi khi phát triển DLST .................................................................. 77

4.6.

Những khó khăn trong tổ chức hoạt động DLST ................................................. 78

4.7.

Đề xuất các giải pháp cụ thể phát triển DLST bền vững ...................................... 78

4.7.1.

Nhóm giải pháp về kinh tế: .................................................................................. 78

4.7.2.

Nhóm giải pháp về xã hội: .................................................................................... 86

4.7.3.

Nhóm giải pháp về môi trường: ........................................................................... 86

Chương V KẾT LUẬN VÀKIẾN NGHỊ ........................................................................ 90
5.1.


Kết luận ................................................................................................................. 90

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................... 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 93
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ....................................................................... 94
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................... 102
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC.......................................................................... 102

Trangvi 


Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

 

CBNV

CÁN BỘ NHÂN VIÊN

DL

DU LỊCH


DLST

DU LỊCH SINH THÁI

ĐDSH

ĐA DẠNG SINH HỌC

GVHD

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

HST

HỆ SINH THÁI

KDL

KHU DU LỊCH

KDLST

KHU DU LỊCH SINH THÁI

P.GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PV


PHỤC VỤ

NV

NHÂN VIÊN

TDTT

THỂ DỤC THỂ THAO

TN&MT

TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG

TC HC TV

TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH & TÀI VỤ

TNTN

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

TS

TIẾN SĨ

UBND

ỦY BAN NHÂN DÂN


Trang vii 


Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Một số điểm du lịch và du lịch sinh thái tại Việt Nam ....................................... 9 
Bảng 2.2: Một số điểm du lịch tại tỉnh Tiền Giang ........................................................... 12 
Bảng 2.3: Các dự án phát triển DL chủ yếu theo từng giai đoạn từ năm 2010 - 2020 ...... 25 
Bảng 2.4:Cơ cấu tổ chức tại Khu du lịch biển Tân Thành ................................................ 32 
Bảng 2.5: Cơ cấu tổ chức tại Khu du lịch biển Tân Thành ............................................... 34 
Bảng 4.1: Số lượng du khách trong giai đoạn 2009 – 2012 .............................................. 44 
Bảng 4.2: Doanh thu Khu khu lịch biển Tân Thành trong giai đoạn 2008 – 2012 ........... 44 
Bảng 4.3: Các hạng mục công trình KDL cồn Ngang của Cty Kinh Thành ..................... 59 
Bảng 4.4: Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ khu vực xã Tân Thành, tỉnh
Tiền Giang .......................................................................................................................... 61 

 

Trang viii 


Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

DANH MỤC HÌNH 
Hình 2.1: Sơ đồ tuyến du lịch Tiền Giang ......................................................................... 14 
Hình 2.2: Bãi biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang .......................... 18 
Hình 2.3: Đặc sản biển Gò công ........................................................................................ 20 
Hình 2.4: Làng nghề Vàm Láng - Gò Công ...................................................................... 20 

Hình 2.5: Du lịch dã ngoại tại vườn sơ ri Gò Công .......................................................... 22 
Hình 2.6: Lăng anh hùng dân tộc Trương Định ................................................................ 23 
Hình 2.7: Lăng Hoàng Gia ................................................................................................ 24 
Hình 2.8: Bản đồ hành chính xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang ..... 26 
Hình 2.9: Vị trí Tổng thể Khu du lịch biển (xã) Tân Thành, Gò Công Đông, tỉnh Tiền
Giang ............................................................................................................................... 30 
Hình 2.10: Vị trí Khu DL biển Tân Thành ........................................................................ 31 
Hình 2.11: Vị trí Khu du lịch sinh thái bình An ................................................................ 33 
Hình 2.12: Du khách trải nghiệm cào nghêu cùng dân địa phương .................................. 35 
Hình 4.1: Sơ đồ KDL biển Tân Thành .............................................................................. 45 
Hình 4.2: Sơ đồ tổ chức KDL biển Tân Thành ................................................................. 46
Hình 4.3: Cầu hướng biển và bờ đê chống sạt lở tại KDL biển Tân Thành...................... 48 
Hình 4.4: Nhà hàng Hương Biển thuộc KDL biển Tân Thành ......................................... 49 
Hình 4.5: Nhà thông tin KDL biển Tân Thành ................................................................. 49 
Hình 4.6:Sơ đồ KDLST Bình An ...................................................................................... 51 
Hình 4.7: Sơ đồ cơ cấu tổ chức KDLST Bình An ............................................................. 52
Hình 4.8: Khu du lịch sinh thái Bình An ........................................................................... 54
Hình 4.9: Nhà hàng chính KDLST Bình An ..................................................................... 55
Hình 4.10: Bungalow thuộc khuôn viên KDLST Bình An ............................................... 55 
Hình 4.11:Phòng Karaoke trong khuôn viên KDLST Bình An ........................................ 56 
Hình 4.12:Quầy quà lưu niệm trong Nhà hàng chính KDLST Bình An ........................... 56 
Hình 4.13: Khu vui chơi trẻ em tại KDLST Bình An ....................................................... 57 

 

Trang ix 


Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

Hình 4.14:Dụng cụ và thùng rác tiện dụng bên Bungalow tại KDLST Bình An .............. 57 
Hình 4.15:Khả năng quay lại của du khách ....................................................................... 62 
Hình 4.16:Các điểm thu hút khách đến KDL .................................................................... 63 
Hình 4.17:Hình thức biết thông tin về các KDL tại biển Tân Thành ................................ 64 
Hình 4.18:Đánh giá của du khách về thái độ phục vụ cuả nhân viên................................ 65 
Hình 4.19: Đánh giá của du khách về chất lượng cảnh quan môi trường ......................... 65 
Hình 4.20:Đánh giá của du khách về giá cả dịch vụ của KDL ......................................... 66 
Hình 4.21: Đánh giá của du khách về chất lượng cơ sở vật chất của các KDL ................ 67 
Hình 4.22:Tuổi hiện tại của nhân viên ban quản lý ........................................................... 67 
Hình 4.23:Cơ hội để tìm hiểu nâng cao kiến thức của nhân viên...................................... 68 
Hình 4.24:Đánh giá của nhân viên về công tác quảng bá du lịch của các KDL biển Tân
Thành ............................................................................................................................... 69 
Hình 4.25: Khả năng phát triển du lịch sinh thái tại Tân Thành ....................................... 69 
Hình 4.26:Nguồn thu nhập của cộng đồng địa phương ..................................................... 70 
Hình 4.27:Khả năng tham gia vào hoạt động DLST của cộng đồng địa phương ............. 71 
Hình 4.28:Mong muốn tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái của cộng đồng ............. 71 
Hình 4.29: Sơ đồ tổ chức nhân sự BQL Khu du lịch biển Tân Thành đề xuất ................ 80 
Hình 4.30: Sơ đồ Định hướng tuyến, điểm liên kết với KDL biển (xã) Tân Thành ........ 85 

Trangx 


Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

Chương I
MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết đề tài

- Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng tại

nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của nhiều
tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi.
Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng;
sự phát triển du lịch sinh tháimang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng
thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng như cộng đồng dân cư các địa
phương, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa –sống xung quanh các khu bảo tồn tự
nhiên, Vườn quốc gia và các khu dự trữ sinh quyển….Ngoài ra, du lịch sinh thái còn góp
phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục
môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí.
- Có người cho rằng: “Du lịch sinh thái(DLST) xuất phát từ các trăn trở về môi
trường, kinh tế và xã hội, là một trong những cách thức để trả nợ cho môi trường tự nhiên
và làm tăng giá trị của các khu bảo tồn thiên nhiên còn lại”. Xuất phát từ nhận thức về lợi
ích của DLSTđối với bảo tồn môi trường tự nhiên, bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc,
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,…
- Việt Nam với đường bờ biển dài 3260km, hệ động thực vật đa dạng và phong phú.
Song song với vị trí thuộc khu vực kinh tế trọng điểm, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nước
ta còn có cả một kho tàng văn hóa dân tộc hào hùng, nét đẹp của dân tộc. Việt Nam là
một nơi chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển hoạt động du lịch sinh thái.
- Với 32km bờ biển, Tiền Giang có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển. Trong
đó, Huyện Gò Công Đông là huyện có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch
sinh thái. Với KDL biển Tân Thành, nơi có hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn,
 

Trang 1 


Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

nối liền với các hệ động thực vật nơi lưu vực của sông, các vườn cây ăn trái,…cùng với
nền văn hóa bản địa đặc trưng. Đây là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng với biển mênh mông và
hòa mình vào trong câu hát đậm chất miền Tây sông nước. Khu du lịch biển Tân Thành là
nơi có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái theo định hướng phát triển bền
vững. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch vẫn còn nhiều vấn đề bất cập như: sản phẩm du
lịch còn nghèo nàn và kém hấp dẫn, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên công
tác du lịch còn yếu, thiếu và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn thiếu,…. Do đó,
việc đánh giá đúng tiềm năng, định hướng phát triển du lịch sinh thái bềnvững là nhằm
góp phần thúc đẩy phát triển du lịch sinh tháitrong thời gian tới là vấn đề có ý nghĩa thiết
thực.
1.2.

Mục tiêu đề tài
-

Thực hiện đề tài nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại biển Tân Thành,
huyện Gò Công Đông và góp phần khai thác tiềm năng, bảo tồn tài nguyên môi
trường du lịch, đồng thời đem lại lợi ích cho người dân địa phương.

1.3.

Nội dung của đề tài

-

Tìm hiểu tài nguyên du lịch tại Khu du lịch.

-

Tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch tại Khu du lịch.


-

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Khu du lịch trong việc
phát triển du lịch sinh thái.

1.4.

Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Khu du lịch.
Phạm vi nghiên cứu

-

Thời gian nghiên cứu: từ ngày 01 tháng 09 đến ngày 15 tháng 11 năm 2013.

-

Không gian nghiên cứu:các Khu, điểm du lịch ven biển Tân Thành, Gò Công Đông
gồm KDL biển Tân Thành, KDLST Bình An giai đoạn 1, Cồn Ngang, cồn Cống.

-

Đối tượng nghiên cứu: tài nguyên du lịch sinh thái tại KDL, hiện trạng hoạt động
du lịch sinh thái tại KDL, nhân viên, du khách và cộng đồng dân cư.

 

Trang2 



Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

Chương II
TỔNG QUAN
2.1.

Một số khái niệm

2.1.1. Định nghĩa về du lịch sinh thái
Khái niệm du lịch sinh thái vẫn chưa được tìm hiểu kỹ, nó thường bị nhầm lẫn với
các loại hình du lịch khác. Một số tổ chức đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái như sau:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm tại các địa điểm tự nhiên, kết hợp
với bảo vệ môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương” (Lindberg và
Hawkins, 1993).
Theo tổng cục Du lịch Việt Nam,Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và
Ủy ban Kinh tế - Xã hội Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP): “Du lịch sinh thái là loại
hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực
bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, có trách nhiệmhỗ trợ cho
các mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái, môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa,
phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế góp phần tích cực vào sự
phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Loại hình du lịch này đã
và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu và ngày càng được quan tâm ở
nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế. (Phạm Trung Lương, 2002).
Ngoài nhữngkhái niệm và định nghĩa trên còn một sốđịnh nghĩa mở rộng hơn về
nội dung của du lịch sinh thái:
- “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối
tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những
cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài

hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng
 

Trang 3 


Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và TNTN một cách bền vững”
(Lê Huy Bá, 2000).
- Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế (UNWTO): “Du lịch sinh tháilà việc đi lại có
trách nhiệm tới các khu vực tự nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi
cho người dân địa phương”.
Từ những định nghĩa trên có thể thấy du lịch sinh thái có các đặc trưng sau:
- Dựa vào thiên nhiên và các nền văn hoá bản địa, chủ yếu tại các khu bảo tồn thiên
nhiên (BTTN), Vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển….
- Chú trọng vào sự nâng cấp và duy trì thiên nhiên, quản lý tài nguyên bền vững hỗ
trợ cho công tác bảo tồn thiên nhiên.
- Mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
- Nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường thiên nhiên và văn hoá bản địa.
- Đảm bảo cho nhu cầu thưởng thức của các thế hệ mai sau không bị ảnh hưởng tiêu
cực bởi các du khách hôm nay.
- Tóm lại, Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch mới phát triển và đang trở thành
một xu hướng tích cực để đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững gắn liền với việc bảo
tồn thiên nhiên và môi trường, các giá trị nhân văn giàu bản sắc văn hóa của mọi dân tộc,
thông qua việc giáo dục nhận thức của xã hội, của cộng đồng.
2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
- Để phát triển du lịch sinh thái cần có bốn (4) nguyên tắc cơ bản dưới đây:
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó
tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.

- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng.
- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
 Nguyên tắc đầu tiên là một trong những nguyên tắc cơ bản, tạo ra sự khác
biệt rõ ràng giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác.
Du khách có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên, về

 

Trang4 


Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa dẫn đến thái độ cư xử của du
khách tích cực hơn cho bảo tồn, giá trị văn hóa địa phương.
 Nguyên tắc thứ hai có thể hiểu: Hoạt động du lịch sinh thái tiềm ẩn những tác
động tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên, vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường, duy
trì hệ sinh thái là những ưu tiên hàng đầu để phát triển DLST bền vững.
 Một phần thu nhập từ hoạt động du lịch sinh thái sẽ được đầu tư để thực
hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái.
 Nguyên tắc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng được xem là một
trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST, bởi các giá trị văn
hóa bản địa là một bộ phần hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của
HST tại một khu vực cụ thể. Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục,sinh hoạt văn hóa
truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân
bằng sinh thái tự nhiên vốn có và sẽ tác động trực tiếp đến DLST.
 Nguyên tắc cuối cùng vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của du
lịch sinh thái.Du lịch sinh thái sẽ dành một phần lợi nhuận từ hoạt động của mình
để đóng góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.

2.1.3. Du lịch sinh thái bền vững
Hiện nay trên thế giới cũng có rất nhiều khái niệm và định nghĩa về DLST bền
vững nhưngcó hai khái niệm được xem là đầy đủ nhất (Phạm Trung Lương, 2002):
-

“Du lịch sinh thái bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng
các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan
tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong
tương lai”.

-

“Phát triển du lịch sinh thái bền vững cần có sự cân bằnggiữa các mục tiêu kinh tế,
xã hội và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức”
(Allen K, 1993).

 

Trang5 


Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
2.1.4. Tài nguyên và tài nguyên du lịch sinh thái
- Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng
lượng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử
dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
- “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tíchCách mạng, giá
trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả
mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm

tạo nên sự hấp dẫn du lịch”(Luật Du lịch năm 2005).
- Tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao
gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong các hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hoá bản
địa tồn tại và phát triển không tách rời HST tự nhiên đó.
- Chỉ được xem là tài nguyên du lịch sinh thái khi có các thành phần và các thể tổng
hợp tự nhiên, các giá trị văn hoá bản địa gắn với một HST cụ thể được khai thác sử dụng
để tạo ra sản phẩm du lịch.
- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với
nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (Các VQG, khu BTTN, các sân chim…).
- Các giá trị văn hoá bảnđịa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của HST
tự nhiên như: các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các
truyền thuyếtcủa cộng đồng.
- Các tài nguyên du lịch sinh thái cơ bản: Bao gồm các hệ sinh thái điển hình và đa
dạng sinh học.
2.2.

Tổng quan về du lịch tại Việt Nam

2.2.1. Tính tất yếu phát triển du lịch tại Việt Nam
Cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước, chiến lược phát triển du lịch. Ngành du lịch
đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Luật Du lịch năm 2005
khẳng định một bước tiến lớn về khuôn khổ pháp lý.
Sự ra đời của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh không
ngừng của hệ thống doanh nghiệp du lịch, cơ sở hạ tầng, các trung tâm, điểm đến du lịch,

 

Trang6 



Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
khu nghỉ dưỡng, loại hình du lịch đa dạng tạo diện mạo mới và tiền đề quan trọng tạo đà
cho du lịch Việt Nam phát triển.
Theo nhận định của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Hiệp hội Du lịch Châu
Á - Thái Bình Dương (PATA), Việt Nam được xếp vào danh sách điểm đến quốc gia phục
hồi nhanh nhất sau suy thoái kinh tế toàn cầu 2009.
Những kết quả đánh giá thông qua các chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng
GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân.
Ngành Du lịch đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm
bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững an
ninh, quốc phòng.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam là kim chỉ nam định hướng cho các ngành,
các cấp, các thành phần kinh tế - xã hội, trong đó ngành Du lịch là hạt nhân trong quá
trình tổ chức triển khai thực hiện.
2.2.2. Nhận định về du lịch và du lịch sinh thái tại Việt Nam
2.2.2.1.

Về tài nguyên du lịch

Việt Nam có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú và khá hấp dẫn. Với diện tích
phần đất liền trên 330.000 km2 trải dọc nhiều vĩ tuyến bắc - nam với 3/4 đồi núi, địa hình,
khí hậu đa dạng tạo nên diện mạo HST vô cùng đa dạng và phong phú. Với 3.200 km bờ
biển, trên 4000 hòn đảo ven bờ và hệ thống quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; nhiều bãi
biển, vịnh đẹp và nổi tiếng là thế mạnh nổi trội đối với phát triển du lịch. Có thể nói, Việt
nam được xếp vào danh mục các quốc gia có sự ĐDSH cao, giàu tài nguyên thiên nhiên là
điều kiện tốt để phát triển du lịch.
Với trên 4000 năm lịch sử và bề dày truyền thống văn hóa của 54 dân tộc sinh sống
trải dài từ bắc chí nam; nền văn hóa lúa nước với bản sắc đậm đà thể hiện qua lối sống,
tôn giáo, văn hóa dân gian, lễ hội, ẩm thực Việt Nam và đặc biệt là các di sản văn hóa

như: Cố Đô Huế, Hội An, Hoàng Thành Thăng Long, Cồng Chiêng Tây Nguyên, Đề
Tháp Mỹ Sơn... là những điểm sáng, điều kiện rất thuận lợi về tài nguyên du lịch nhân
văn.

 

Trang7 


Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
Những kỳ tích lịch sử qua các thời kỳ để lại những dấu ấn hiển hách gắn liền với
những danh nhân của lịch sử như: Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân
Tông, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp... là những thiên anh hùng
ca có sức hấp dẫn cuốn hút du khách tìm hiểu và thưởng ngoạn.
Tóm lại Việt Nam là một nước có điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch với
những ưu thế của thiên nhiên nhiệt đới ẩm, địa hình, cảnh quan đa dạng với nhiều HST
điển hình khác nhau từ vùng núi cao nguyên đến vùng đồng bằng ven biển và hải đảo.
Trên những khu vực cảnh quan này là địa bàn cư trú của hàng chục các dân tộc thiểu số
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam với những phong tục tập quán, nền văn nghệ dân
gian đặc sắc.
2.2.2.2.

Về nguồn lực cho phát triển du lịch

Những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn kể trên qua bàn tay và khối óc của
con người nhào nặn trở thành nguồn lực cơ bản hình thành các sản phẩm du lịch. Về tiềm
năng Việt Nam có thể phát triển một hệ thống sản phẩm du lịch vô cùng phong phú và
hấp dẫn.
Nguồn lực quan trọng là điểm mạnh đáng quan tâm đó là nguồn nhân lực phục vụ

phát triển du lịch. Với dân số 88 triệu dân, phần đông ở độ tuổi lao động sung sức và dân
số trẻ chiếm đa số, Việt Nam có thế mạnh nổi trội về thị trường lao động nói chung và đối
với phát triển du lịch nói riêng. Người Việt Nam có truyền thống lao động cần cù, chăm
chỉ, khéo léo, nhanh nhạy tiếp thu yếu tố mới và đặc biệt có tinh thần thân ái, nhiệt tình,
mến khách và sẵn sàng làm việc mọi lúc mọi nơi với mức lương so sánh tương đối thấp so
với khu vực. Đây là thế mạnh đối với phát triển dịch vụ du lịch.
2.2.2.3.

Về chính sách phát triển du lịch

Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển du lịch thể hiện qua các
Nghị quyết các kỳ Đại hội đảng lần thứ VII, VIII, IX, X và XI, Chỉ thị của Ban Bí Thư,
Nghị quyết của Chính phủ. Qua đó du lịch được nhận thức đúng hơn với vai trò là ngành
kinh tế quan trọng của đất nước. Đặc biệt từ 1999 với sự ra đời của Pháp Lệnh Du lịch và
đến 2005 là Luật Du lịch đã đi vào cuộc sống.

 

Trang8 


Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
Sự ổn định chính trị và chính sách ngoại giao cởi mở làm bạn với các nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới cùng với sự nhận thức đúng đắn, sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước là những yếu tố rất thuận lợi mở đường cho du lịch phát triển.
Mặc dù có tiềm năng phát triển, song DLSTtại Việt Nam mới ở giai đoạn khởi
đầu.Du lịch sinh thái còn là loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức quản lý và
khai thác sử dụng tài nguyên phục vụ cho mục đích du lịch.Công tác nghiên cứu, điều tra
cơ bản và quy hoạch phát triển DLST còn hạn chế. Mặt khác việc đào tạo nghiệp vụ cho

đội ngũ cán bộ điều hành quản lý, hướng dẫn viên DLST còn chưa đáp ứng được nhu cầu
phát triển.
Trong số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hàng năm chỉ có khoảng 5 - 8% tham
gia vào các tour DLSTtự nhiên và khoảng 40 - 45% tham gia vào các tour du lịch tham
quan - sinh thái nhân văn.Còn đối với thị trường khách du lịch nội địa tỷ lệ này thấp hơn.
2.2.3. Một số điểm du lịch và du lịch sinh thái tại Việt Nam
Bảng 2.1:Một số điểm du lịch và du lịch sinh thái tại Việt Nam
STT

Phân vùng

HST điểm

Địa điểm điển hình

Loại hình

hình
1

Vùng núi và Núi đá vôi,

Khu BTTN Bắc Sơn, Hữu

Tham quan

ven

Liên - Lạng Sơn, VQG Ba


nghiên cứu, du

ngập nước,

Bể - Bắc Kạn, hồ Núi Cốc

lịch mạo hiểm,

HST san

- Thái Nguyên, Bái Tử

du lịch lặn biển.

hô...

Long - Quảng Ninh, Cát

biển HST đất

ĐôngBắc

Bà - Hải Phòng, Hạ Long,
2

Vùng núi Tây

HST vùng

Sapa - Fan Xi Păng (Lào


Bắc - Hoàng

núi cao, loài

Cai và Lai Châu), VQG

nghiên

Liên Sơn

sinh vật ôn

Hoàng Liên

cứu, du

đới

Tham quan,

lịch mạo
hiểm.

3

 

Vùng đồng


VQG Ba Vì, Tam Đảo,

Trang9 

Tham quan,


Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
STT

Phân vùng

HST điểm

Địa điểm điển hình

Loại hình

hình

4

bằng sông

Xuân Thủy và Cúc

nghiên cứu du

Hồng


Phương

lịch văn hóa.

Vùng Bắc

Rừng

VQG Bến En, Pù Mát, Vũ

Tham quan,

Trung Bộ

nguyên sinh

Quang, Phong Nha Kẻ

nghiên cứu, du

rộng lớn.

Bàng, Bạch Mã.

lịch mạo hiểm,

Loài thú

du lịch lặn


mới là Sao

biển...

la, Mang lớn
và Voọc Hà
Tĩnh.
5

Vùng Nam

HST rừng

VQG Yok Đon, Ngọc

Tham quan

Trung Bộ và

khộp đất

Linh, Bidoup - Núi Bà,

nghiên cứu,

Tây Nguyên

ngập nước,


Khánh Hòa, Núi Chúa,

mạo hiểm, du

vùng núi

Mũi Né, Tà Cú.

lịch lặn biển.

cao, san hô.
6
7

Vùng Đông

Rừng ngập

VQG Cát Tiên, Côn Đảo

Tham quan,

Nam Bộ

mặn

Cần Giờ.

mạo hiểm...


Vùng đồng

Đất ngập

Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên

Tham quan,

bằng sông Mê

nước và

Giang. Tràm Chim Đồng

nghiên cứu,

Kông

rừng ngập

Tháp - U Minh Thượng,

sông nước, miệt

mặn, các

Phú Quốc.

vườn.


miệt vườn,
sân chim.
(Nguồn: Tham khảo định hướng chiến lược phát triển du lịch sinh thái Việt Nam,Ths. Lê
Văn Minh - ViệnNghiên cứu Phát triển Du lịch).

 

Trang10 


Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
2.3.

Tổng quan về DL tỉnh Tiền Giang

2.3.1. Hiện trạng DL tỉnh Tiền Giang
Tiền Giang thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, có vị trí địa lý phía Bắc và Đông Bắc
giáp tỉnh Long An và Tp.Hồ Chí Minh, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh
Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long. Tiền Giang nằm trong tọa độ
105050’ – 106045’ độ kinh Đông và 10035’ – 10012’ độ vĩ Bắc, trải dài trên bờ Bắc sông
Tiền với chiều dài hơn 100km. Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện-thị-thành,
169 xã-phường-thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 2.484,2 km2, chiếm khoảng 6% diện
tích đồng bằng sông Cửu Long, 8,1% diện tích vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 0,75
diện tích cả nước. Dân số năm2009 là 1.670.216 người, chiếm khoảng 9,72% dân số vùng
đồng bằng sông Cửu Long và khoảng 1,95% dân số cả nước.
Số khách tham quan du lịch trong 9 tháng đầu năm 2013 đạt 746 ngàn lượt khách
tương đương so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế là 353,3 ngàn lượt khách giảm 3,1% so
cùng kỳ. Tổng doanh thu khách sạn – nhà hàng – du lịch thực hiện được 2.591,7 tỷ đồng
tăng 19,4% so cùng kỳ, trong đó doanh thu du lịch lữ hành chiếm 1,3%.

2.3.2. Tiềm Năng phát triển DL tỉnh Tiền Giang
2.3.2.1.

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Với đặc điểm điều kiện tự nhiên đa dạng của Tiền Giang tạo cho nơi đây tiềm năng
du lịch độc đáo, là điều kiện thuận lợi phát triển nhiều loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng,
DLST, du lịch sông nước, du lịch miệt vườn phong phú, hấp dẫn.
Các điểm du lịch hiện nay tập trung chủ yếu ở các khu vực du lịch đang được các
đơn vị khai thác và đưa vào chương trình tham quan, gồm:
a) Khu du lịch cù lao Thới Sơn
Đây là khu du lịch trung tâm thu hút khách du lịch của tỉnh Tiền Giang. Trong
những năm gần đây, mỗi năm lượng khách du lịch đến Thới Sơn càng tăng, bình quân
hàng năm đón trên 300.000 lượt khách, trong đó có trên 70% là khách quốc tế. Việc phát
triển khu du lịch khu du lịch cù lao Thới Sơn trong thời gian qua đã góp phần nâng cao
đời sống công đồng địa phương, thu hút khoảng 1.800 lao đông chủ yếu người dân ở địa
phương.
 

Trang11 


Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
b) Khu du lịch biển Tân Thành
Công ty cổ phần Du lịch TG đang thực hiện mở rộng quy mô, xây dựng nhà
hàng,đa dạng các loại hình vui chơi trên biển,… Tham gia đầu tư xây dựng khu du lịch
biển Tân Thành thành điểm du lịch trung tâm khu vực Gò Công, nơi đón tiếp khách du
lịch từ Tp. HCM và các tỉnh lân cận.
c) Khu du lịch Cái Bè

Hiện nay, Cty CP Thương mại – Dịch vụ Cái bè là đơn vị chủ lực đầu tư phát triển
khu du lịch Cái Bè, liên kết các hộ dân xây dựng 8 điểm tham quan, cơ sở vật chất phù
hợp cảnh quan môi trường thiên nhiên sông nước phục vụ khách du lịch… Khu du lịch
Cái Bè ngày càng thu hút khách du lịch, bình quân 80.000 lượt khách/năm, góp phần giải
quyết việc làm cho hơn 700 lao động địa phương.
d) Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười
Nơi đây hiện có hệ sinh thái vùng ngập phèn độc đáo, với các loài thực vật đặc hữu
như: tràm gió, bàng, lác, đưng, sậy,… và là vương quốc các loài đông vật hoang dã như:
rắn, rùa, gà nước, le le, chằng nghịt, cò, ong mật, cá…sẽ phục vụ tốt công tác nghiên cứu
của các nhà khoa học cũng như nơi tham quan học tập của mọi đối tượng.
2.3.2.2.

Các điểm du lịch tỉnh Tiền Giang
Bảng 2.2: Một số điểm du lịch tại tỉnh Tiền Giang
STT

Địa phương

Điểm du lịch
KDL cù lao Thới Sơn
Khu dịch vụ DL cù lao Tân Long

1

TP. Mỹ Tho

Bảo Tàng Tiền Giang
Chùa Vĩnh Tràng
Đình Điều Hòa
Làng nghề bún, hủ tíu, làng hoa

Lăng Hoàng Gia

2

TX. Gò Công

Đình Trung
Nhà Đốc Phú Hải

 

Trang12 


Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
Lăng Trương Định
Làng nghề tủ thờ, mắm tôm chà
Vườn sơri
Chợ nổi Cái Bè
Cù lao Tân Phong
3

H. Cái Bè

Nhà cổ, đình Mỹ Lương
Làng nghề bánh tráng, bánh phồng, cốm, kẹo
KDL Xẻo Mây

4


Cai Lậy

5

Tân Phước

Lăng Tứ Kiệt
Di tích Chiến Thắng Ấp Bắc
KDLST Đồng Tháp Mười
Trại rắn Đồng Tâm
Chùa Sắc Tứ

6

Châu Thành

Di tích Rạch Gầm – Xoài Mút
Vườn vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim
Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam

7

Chợ Gạo

8

Gò Công Tây

9


Gò Công Đông

Lăng Thủ Khoa Huân
Di tích khảo cổ Óc-eo Gò Thành
HTX Bình Tây
Đình Đồng Thạnh
Lăng Trương Định ở Gia Thuận
Vườn sơri Gò Công
Lũy Pháo Đài Trương Định

10

Tân Phú Đông

KDL Cồn Ngang
Vườn mãng cầu, ca cao.

 

Trang13 


Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

Hình 2.1: Sơ đồ tuyến du lịch Tiền Giang
2.4.

Tổng quan về huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang


2.4.1. Điều kiện tự nhiên
Gò Công Đông là một trong 9 đơn vị hành chánh cấp huyện thị của tỉnh Tiền
Giang, tổng diện tích tự nhiên là 447,5 km2, dân số năm 2005 là 192.027 người, mật độ
dân số 429 người/km2.
2.4.1.1.


Ranh giới hành chính

Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An, TP Hồ Chí Minh qua ranh giới tự nhiên
là sông Soài Rạp.



Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre qua ranh giới tự nhiên là sông Cửa Đại



Phía Đông biển Đông



Phía Tây giáp huyện Gò Công Tây
2.4.1.2.



106o35’00” - 106o48’48” kinh độ Đông.




10o12’10” - 10o29’49” vĩ độ Bắc.
2.4.1.3.

 

Tọa độ địa lý

Vị trí địa lý kinh tế

Trang14 


Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt đông và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại vùng ven biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang


Huyện Gò Công Đông nằm trên địa bàn 3 huyện phía Đông tỉnh Tiền Giang, trung
tâm huyện cách TP Mỹ Tho 42km và thị xã Gò Công7,5 km về hướng Tây; cách
các thị trấn Vĩnh Bình 19,5 km, Chợ Gạo 31 km, Tân Hiệp 54km, Mỹ Phước 67
km, Cai Lậy 71 km, Cái Bè 88 km. Ngoài ra, trung tâm huyện cách TP Hồ Chí
Minh chỉ vào khoảng 68 km (theo QL.50).



Trên địa bàn bàn huyện Gò Công Đông có các trục giao thông thủy bộ quan trọng:




Về đường bộ: trục ĐT. 862 ra QL.50 hướng về TP Mỹ Tho (hướng Tây) và TP Hồ
Chí Minh (hướng Bắc); 2 trục quan trọng hướng ra biển Đông là ĐT. 871 đi Vàm
Láng và trục ĐT.862 đi Tân Thành.



Về đường thủy: 2 tuyến đường thủy quan trọng trên địa bàn là tuyến sông Soài Rạp
hướng ra biển Đông (phía Đông) và thông với kênh nước Mặn về phía Bắc vào TP
Hồ Chí Minh và cảng Hiệp Phước. Trục sông Tiền cũng là tuyến thủy lộ quan
trọng đi từ cửa Tiểu lên đến Phnom Penh

2.4.2. Tài nguyên thiên nhiên
2.4.2.1.


Khí hậu, thời tiết

Điều kiện khí hậu, thời tiết của huyện Gò Công Đông mang các đặc điểm chung:
nên nhiệt cao, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ, khí hậu phân hóa thành 2 mùa tương
phản (mùa mưa từ tháng V đến tháng XI trùng với mùa gió Tây Nam và mùa khô
từ tháng XII đến tháng IV trùng với mùa gió Đông Bắc). ác chỉ số chung như nhau:



Nhiệt độ trung bình 27oC, chênh lệch giữa các tháng khoảng 3-4oC



Lượng mưa thuộc vào loại thấp nhất đồng bằng sông Cửu Long (<1300mm/năm),
ẩm độ không khí bình quân 84-85% và thay đổi theo mùa.




Số giờ nắng cao (2400-2600 giờ) và phân hóa theo mùa.
2.4.2.2.



Chế độ thủy văn

Huyện Gò Công Đông có mật độ dòng chảy khá dày tại khu vực phía Bắc, khu vực
ven biển Đông và khu vực cù lao. Các kênh rạch chính là sông Soài Rạp, sông
Tiền, sông Gò Công, kênh Salicette, kênh Champeaux, kênh Trần VĂn Dõng,
kênh Xóm Gồng, rạch Cần Lộc, rạc Gốc, rạch Long Uông và các lạch triều trên 2
xã cù lao. Trong đó sông Tiền và sông Soài Rạp là 2 sông chính.

 

Trang 15 


×