Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM
THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN TÀI
NGUYÊN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

Họ và tên sinh viên: TRÀ THỊ KIM YẾN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG&DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2010 – 2014

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2013


KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC
ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG NGẬP
MẶN CẦN GIỜ

Tác giả

TRÀ THỊ KIM YẾN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng
yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn

KS. Võ Thị Bích Thùy




BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
Họ và tên SV: TRÀ THỊ KIM YẾN

Mã số SV: 10157236

Khóa học: 2010 – 2014

Lớp: DH10DL

1. Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động
du lịch đến tài nguyên tại ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ.
2. Nội dung KLTN SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
 Khảo sát hiện trạng hoạt động du lịch tại ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ.
 Tìm hiểu, phân tích các tác động của hoạt động du lịch đến rừng ngập mặn Cần
Giờ.
 Đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch.

3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 09/2013 và kết thúc 12/2013
4. Họ và tên GVHD: KS. VÕ THỊ BÍCH THÙY
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày ….tháng….năm 2013
BCN – KHOA MT&TN

Ngày …..tháng…. năm 2013
GVHD

Võ Thị Bích Thùy



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, con xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn dành cho cha, mẹ - Người đã sinh
thành, nuôi nấng và dạy bảo con nên người.Cảm ơn các anh chị trong Gia đình đã chia sẻ,
động viên em và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa Môi trường và Tài
nguyên – trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt
cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, trong thời gian thực
hiện đề tài, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô Võ Thị Bích Thùy. Em xin
cảm ơn cô đã dành thời gian quý báu của mình để hỗ trợ em hoàn thành khoá luận.
Emchân thành cảm ơn và ghi nhớ sâu sắc tình cảm và sự dìu dắt tận tình mà cô đã dành
cho em.
Cảm ơn lớp DH10DL và những người bạn thân yêu đã luôn động viên tôi tiến về
phía trước, là nguồn động lực to lớn đưa tôi vượt qua rất nhiều khó khăn và thử thách.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn chú Nguyễn Phạm Thuận – Giám đốc TTTTGDMT&
DLST Cần Giờ cùng các anh/chị đang công tác tại trung tâmđã hết lòng giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại ban quản lý rừng phòng hộ Cần

Giờ.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Trà Thị Kim Yến
i


TÓM TẮT
Đề tài: “Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động
du lịch đến tài nguyên tại Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ” được thực hiện tại Ban
quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh từ tháng 8/2013 đến
tháng 12/2013.
Mục đích của khoá luận này là đánh giá một cách đầy đủ các ảnh hưởng của hoạt
động du lịch đến tài nguyên RNM. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp
giảm thiểu tác động tiêu cực mà du lịch mang đến theo hướng kết hợp bảo vệ rừng và bảo
vệ môi trường hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng.
Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu tài liệu, khảo sát
thực địa, ma trận tác động, tính sức chứa, phân tích ma trận SWOT và phương pháp kết
hợp phân tích định tính và định lượng.
Kết quả thu được như sau:
1.

Đánh giá hiện trạng và tiềm năng tài nguyên sinh thái của hoạt động du lịch.

2.

Phân tích, đánh giátác động của việc phát triển du lịch đến tài nguyên rừng


ngập mặn Cần Giờ.
3.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động đó đưa ra các giải pháp quản lý

giảm thiểu tác động đến tài nguyên: tính sức chứa các tuyến du lịch, quản lý chất thải,
đánh giá tác động của du khách đến đời sống động thực vật, phân tích SWOT để tìm ra
các chiến lược cần tiến hành để quản lý hạn chế tác động.

ii


SUMMAR
Project name: “Survey the current status and proposes the solution to minimize the
environmental impact of tourism activities in the mangrove forest managed by Can Gio
protection forest management boards” implemented in the mangrove forest managed by
Can Gio Protection forest management boards, Can Gio district, Ho chi Minh city from
August 2013 to December 2013.
Purpose: have a full appreciation about the impacts of tourism on the mangrove
resources. Based on the research results, proposes solutions to minimize the negative
impacts that tourism causes by the way combine forest protection and environmental
protection to minimize negative impacts on forest resources.
The project uses some research methods such as: research document, fieldwork,
Carring capacity, analysis SWOT and combining qualitative analysis and quantitative.
The results obtained:
1. Assess the current status and Potential ecological resources of tourism
activities
2. Analysis, assess the impact of tourism development on Can Gio mangrove
resources.
3. Based on that analysis and impact assessment, provide management solutions

to minimize impacts on natural resources: calculate the capacity of tourist
routes, waste Management, assess the impact of visitors on plant and animal
life, phân tích SWOT to figure out strategies need to conduct to manage and
restrain impacts.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... i 
TÓM TẮT ........................................................................................................................... ii 
SUMMAR........................................................................................................................... iii 
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iv 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ vi 
Chương 1MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 
1.1.  Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 
1.2.  Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 1 
1.3.  Ứng dụng của đề tài .............................................................................................. 2 
1.4.  Phạm vi và giới hạn của đề tài ............................................................................. 2 
Chương 2TỔNG QUAN .................................................................................................... 3 
2.1.  Tổng quan về rừng ngập mặn Cần Giờ .............................................................. 3 
2.1.1. 

Vị trí địa lý .................................................................................................... 3 

2.1.2. 

Lịch sử hình thành ........................................................................................ 3 

2.1.3. 


Điều kiện tự nhiên......................................................................................... 3 

2.1.4. 

Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 4 

2.1.5. 

Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................. 5 

2.2.  Tổng quan về Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ ......................................... 6 
2.2.1. 

Tình hình hoạt động...................................................................................... 6 

2.2.2. 

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.............................................................. 6 

2.2.3. 

Bộ máy hoạt động của BQL rừng phòng hộ Cần Giờ .................................. 7 

2.3.  Tour du lịch tại BQL RPH Cần Giờ. .................................................................. 7 
Chương 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 8 
3.1.  Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 8 
3.2.  Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 8 
3.2.1. 


Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................................................................. 8 

3.2.2. 

Khảo sát thực địa .......................................................................................... 9 

3.2.3. 

Phương pháp ma trận hoạt động tác động (AIM) ...................................... 10 
iv


3.2.4. 

Phương pháp tính sức chứa (Carring capacity) ......................................... 10 

3.2.5. 

Phương pháp phân tích SWOT ................................................................... 12 

3.2.6. 

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia. ......................................................... 13 

3.2.7. 

Phương pháp phân tích, xử lý số liệu. ........................................................ 13 

3.3.  Quy trình nghiên cứu.......................................................................................... 13 
Chương 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................... 15 

4.1.  Hiện trạng hoạt động du lịch tại RNM Cần Giờ .............................................. 15 
4.1.1. 

Cơ sở vật chất và hạ tầng ........................................................................... 15 

4.1.2. 

Hiện trạng phát triển du lịch tại RNM Cần Giờ. ........................................ 16 

4.2.  Dự báo lượng khách tăng. .................................................................................. 20 
4.3.  Tính sức chứa của RNM..................................................................................... 20 
4.4.  Tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên RNM Cần Giờ..................... 22 
4.4.1. 

Xác định các hoạt động du lịch tại BQL rừng phòng hộ Cần Giờ. ............ 22 

4.4.2.  Xác định tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên rừng ngập mặn
Cần Giờ .................................................................................................................... 23 
4.4.3. 

Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến tài nguyên rừng. ................. 25 

4.4.4. 

Tác động tích cực của hoạt động du lịch đến tài nguyên rừng .................. 26 

4.5.  Đề xuất giải pháp quản lý, giảm thiểu các tác động của hoạt động du lịch đến
tài nguyên. ..................................................................................................................... 27 
4.5.1.  Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến tài
nguyên RNM Cần Giờ. ............................................................................................... 27 

4.5.2.  Đề xuất giải pháp quản lý tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên
RNM Cần Giờ. ............................................................................................................ 30 
Chương 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 33 
5.1.  Kết luận ................................................................................................................ 33 
5.2.  Kiến nghị .............................................................................................................. 33 
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 35 
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 36 

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQL

Ban quản lý

BVMT

Bảo vệ môi trường

DLST

Du lịch sinh thái

GDBT

Giáo dục bảo tồn

GVHD


Giáo viên hướng dẫn

HDV

Hướng dẫn viên

KDL

Khu du lịch

MAB

Chương trình con người và sinh quyển

(Man and Biosphere Program)
NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

RNM

Rừng ngập mặn

RPH

Rừng phòng hộ

TP

Thành phố


TTTTGDMT

Trung tâm truyền thông giáo dục môi trường

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc.

(United Nations Educational Scientific and Cultural Organization)
UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1 Kế hoạch thực hiện khảo sát thực địa ................................................................... 9 
Bảng 3.2 Bảng phân tích SWOT ........................................................................................ 12 
Bảng 3.3 Quy trình nghiên cứu. ......................................................................................... 14
Bảng 4.1 Số lượng khách đến RNM các năm 2009 - 2012 ................................................ 20 
Bảng 4.2 Sức chứa của các tour du lịch tại BQL rừng phòng hộ Cần Giờ. ....................... 21 
Bảng 4.3 Tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên.................................................. 24 
Bảng 4.4 Hoạt động – khía cạnh – tác động ....................................................................... 25 
Bảng 4.5 Xác định SWOT cho hoạt động du lịch .............................................................. 27 
Bảng 4.6 Vạch ra chiến lược và giải pháp giảm thiểu tác động ......................................... 28
Biểu đồ 4.1 Lượng khách du lịch đến BQL RPH Cần Giờ ................................................ 16 
Biểu đồ 4.2 Các sản phẩm du lịch khách thường tham gia ................................................ 18 


vii



Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại BQL rừng phòng hộ Cần Giờ

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển mạnh, cuộc sống về vật chất của

người dân ổn định hơn vì thế nhu cầu du lịch của họ ngày càng tăng. Những nơi có không
khí trong lành, mát mẻ là điểm chọn để họ có thể vui chơi, nghỉ dưỡng và khám phá sau
những ngày vất vả làm việc.
Rừng ngập mặn (RNM) Cần Giờ thuộc huyện ven thành phố Hồ Chí Minh (tp.
HCM) nhưng có không khí trong lành mang lại cảm giác thoải mái, bình yên cho những
ai tới đây. Cùng với hệ động - thực vật phong phú, đa dạng đáp ứng các nhu cầu vui chơi
giải trí của người dân tp. HCM nói riêng, các du khách trong và ngoài nước nói chung.
Ngày 21/ 01/ 2000, RNM Cần Giờ đã được chương trình Con người và Sinh Quyển MAB của UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) đầu tiên của Việt Nam
nằm trong mạng lưới các khu DTSQ của thế giới. Tại đây, nhiều hoạt động du lịch và
chương trình bảo vệ môi trường (BVMT) do ban quản lý phối hợp cơ quan chức năng đã
được thực hiện một cách hiệu quả.
Du lịch phát triển mạnh mang lại nhiều nguồn thu lớn cho huyện Cần Giờ. Cuộc
sống của người dân khu vực ổn định hơn, đời sống vật chất được cải thiện hơn…Tuy
nhiên, bên cạnh những nguồn lợi thu được thì hoạt động du lịch cũng mang lại những bất
lợi đáng kể cho môi trường và tài nguyên của khu vực. Vì thế, đề tài: “Khảo sát hiện trạng
và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại ban
quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ”là bước đầu nghiên cứu và là cơ sở để đánh giá tác động,

đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động đến tài nguyên RNM Cần Giờ.
1.2. Mục tiêu của đề tài
-

Tìm hiểu hoạt động du lịch tại RNM Cần Giờ.

SVTH: Trà Thị Kim Yến

1

GVHD: KS. Võ Thị Bích Thùy


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại BQL rừng phòng hộ Cần Giờ

-

Đánh giá tác động của những hoạt động du lịch đến tài nguyên RNM Cần

-

Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tác động đến sinh thái RNM Cần Giờ.

Giờ.
1.3. Ứng dụng của đề tài
-

Kết quả đề tài có thể làm cơ sở nghiên cứu cho các đề tài tiếp theo về tài

nguyên và du lịch ở Cần Giờ.

-

Cung cấp cho cộng đồng nhiều thông tin liên quan đến vấn đề tài nguyên và

DLSTtại RNM Cần Giờ nói riêng và huyện Cần Giờ nói chung.
-

Nâng cao ý thức cộng đồng trong hoạt động du lịch và những vấn đề liên

quan đến bảo vệ tài nguyên.
1.4. Phạm vi và giới hạn của đề tài
-

Thời gian: Từ tháng 9/2013 đến 12/2013.

-

Do giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những hoạt

động du lịch tại BQL RPH Cần Giờ.

SVTH: Trà Thị Kim Yến

2

GVHD: KS. Võ Thị Bích Thùy


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại BQL rừng phòng hộ Cần Giờ


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.

Tổng quan về rừng ngập mặn Cần Giờ

2.1.1.

Vị trí địa lý

Khu DTSQRNM Cần Giờ thuộc địa bàn của huyện Cần Giờ, cách trung tâm tp.
HCM khoảng 50km về hướng Đông Nam.
Tọa độ: 10°22’ – 10°40’ vĩ độ Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông.
RNM Cần Giờ có: phía Bắc giáp Đồng Nai; phía Nam giáp biển Đông; phía Đông
giáp Bà Rịa – Vũng Tàu; phía Tây giáp Tiền Giang và Long An.
Tổng diện tích khu DTSQRNM Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha,
vùng đệm 41.139 ha và vùng chuyển tiếp 29.880 ha.
2.1.2.

Lịch sử hình thành

Trước ngày 30-4-1975, Cần Giờ chỉ là căn cứ quân sự tiền tiêu của địch. Vì vậy,
quần thể sinh vật phong phú của RNM bị phá hủy bởi bom đạn và chất độc hóa học khiến
nơi đây trở thành “vùng đất chết”.
Năm 1979 UBND thành phố Hồ Chí Minh phát động chiến dịch trồng lại rừng Cần
Giờ, thành lập Lâm trường Duyên Hải (đóng tại Cần Giờ, thuộc Ty Lâm nghiệp) với
nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn.
Ngày 21/ 01/ 2000, khu rừng này đã được Chương trình Con người và Sinh Quyển MAB của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm
trong mạng lưới các khu DTSQ của thế giới.
2.1.3.


Điều kiện tự nhiên

SVTH: Trà Thị Kim Yến

3

GVHD: KS. Võ Thị Bích Thùy


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại BQL rừng phòng hộ Cần Giờ

Khí hậu: Mang đặc tính nóng ẩm và chịu chi phối của qui luật gió mùa cận xích đạo
với 2 mùa nắng và mưa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; mùa nắng từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ cao và ổn định. Cần Giờ là huyện có lượng mưa thấp nhất
tp. HCM(130 mm/tháng).
Đất: Đất tại RNM Cần Giờ được hình thành bởi tổng hợp các quá trình lắng tụ trầm
tích sét, quá trình phèn hóa và quá trình nhiễm mặn. Có 4 loại đất cơ bản: đất mặn, đất
mặn phèn ít, đất mặn phèn nhiều, đất cát mịn có pha rất ít bùn ven biển.
Thủy văn:Hệ thống sông ngòi ở huyện Cần Giờ chằng chịt, nguồn nước từ biển
đưa vào bởi hai cửa chính hình phễu là vịnh Đông Tranh và vịnh Gành Rái, nguồn nước
từ sông đổ ra là nơi hội lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai ra biển bằng hai tuyến
chính là sông Long Tàu và Soài Rạp; ngoài ra còn có sông Thị Vải, Gò Gia và các sông
phụ lưu. Diện tích sông rạch là 22.161 ha chiếm 21,27% diện tích toàn huyện.
Chế độ thủy triều: RNM Cần Giờ nằm trong vùng chế độ bán nhật triều, không đều
2 lần nước lớn và hai lần nước ròng trong ngày, 2 đỉnh triều thường bằng nhau nhưng
chân triều lệch rất xa.
Độ mặn: Nước mặn theo dòng triều ngược lên thượng lưu trong thời kỳ triều lên hòa
lẫn với nước ngọt từ nguồn đổ về thành nước lợ, sau đó tiêu đi trong thời gian triều hết.
Địa hình thổ nhưỡng:RNM Cần Giờ do đất phù sa bồi tụ, mặt đất không bằng

phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Đất đai Cần Giờ được chia thành 5 dạng: Đất ngập
triều 2 lần trong ngày, một lần trong ngày, vài lần trong tháng, ngập vào cuối năm, dạng
đất cao rất ít ngập.
2.1.4.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Cơ cấu kinh tế tại RNM Cần Giờ chủ yếu là nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt
thủy sản. Điều kiện cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa đã tạo điều
kiện cho RNM Cần Giờ hình thành và phát triển một số loại hình kinh tế mới như: kinh
tếdu lịch, dịch vụ... và đây cũng được xác định là thế mạnh của huyện Cần Giờ trong
những năm tới.
Diện tích Cần Giờ chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn thành phố, trong đó đất lâm
SVTH: Trà Thị Kim Yến

4

GVHD: KS. Võ Thị Bích Thùy


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại BQL rừng phòng hộ Cần Giờ

nghiệp là 32.109 ha, bằng 46,45% diện tích toàn huyện, đất sông rạch là 22.850 ha, bằng
32% diện đất toàn huyện. Ngoài ra còn có trên 5.000 ha diện tích trồng lúa, cây ăn trái,
cây cói và làm muối. Đất đai phần lớn nhiễm phèn và nhiễm mặn. Trong đó, vùng ngập
mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo,
trong đó chủ yếu là cây đước, cây bần, cây mắm…
2.1.5.

Tài nguyên thiên nhiên


2.1.5.1. Tài nguyên động thực vật
Rừng Cần Giờ có hệ động - thực vật phong phú vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị
khoa học. Trong rừng còn nhiều động vật quí hiếm như tắc kè, kỳ đà nước, trăn nước, trăn
gấm... được ghi trong sách đỏ của nước ta.
Hệ thực vật: chiếm đa số là cây đước có nguồn gốc phát tán từ Indonesia và
Malaysia. Ngoài ra còn có nhiều loại như: chà là, phi lao, bạch đàn, keo lá tràm, bần
trắng, mấm trắng, bần chua, ô rô, dừa lá, xu ổi…
Hệ động vật: khu hệ động vật thủy sinh không xương sống với trên 700 loài, khu hệ
cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài
có vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: tắc kè (Gekko
gekko), kỳ đà nước (Varanus salvator), trăn đất (Python molurus), trăn gấm (Python
reticulatus), rắn cạp nong (Bungarus fasciatus), rắn hổ mang (Naja naja), rắn hổ chúa
(Ophiophagus hannah), vích

(Chelonia mydas), cá sấu hoa cà (Crocodylus

porosus)…Khu hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài chim
nước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau.
2.1.5.2. Sông ngòi, kênh rạch
Diện tích sông ngòi, kênh rạch ở Cần Giờ là 22.161 ha, chiếm 31,49% diện tích toàn
huyện. Nước từ biển đổ vào hệ thống sông chủ yếu qua vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành
Rái, dù cách thành phố chỉ khoảng 50 km nhưng với hệ thống sông rạch bao quanh Cần
Giờ giống như hòn đảo nhỏ yên tĩnh, tách biệt với sự ồn ào, náo nhiệt của thành phố. Vì
vậy, Cần Giờ rất phù hợp với loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.
2.1.5.3. Tài nguyên khoáng sản
Ngoài than bùn, khoáng sản duy nhất của huyện Cần Giờ là cát mặn tập trung ở hai
SVTH: Trà Thị Kim Yến

5


GVHD: KS. Võ Thị Bích Thùy


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại BQL rừng phòng hộ Cần Giờ

lòng sông Lòng Tàu và Nhà Bè, chất lượng kém, lẫn nhiều đất sét, tuy nhiên nếu rửa mặn
có thể dùng phục vụ trong xây dựng.
2.2.

Tổng quan về Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ

2.2.1.

Tình hình hoạt động

BQL rừng phòng hộ Cần Giờ là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc UBND huyện
Cần Giờ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà
nước, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, thực hiện nhiệm vụ do UBND
huyện Cần Giờ giao và chịu sự quản lý chuyên ngành của Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn (Sở NN&PTNT).
2.2.2.


Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
Chức năng và nhiệm vụ

- Quản lý toàn bộ diện tích rừng và đất RPH trên địa bàn huyện Cần Giờ.
- Tham mưu cho UBND huyện và Sở NN&PTNT thành phố trong việc xây dựng
các chính sách, chủ trương, các quy trình kỹ thuật phù hợp với việc tổ chức và quản lý,

bảo vệ và phát triển bền vững RPH Cần Giờ.
- Thực hiện việc giao khoán bảo vệ rừng cho các đơn vị và hộ dân.
- Xây dựng các kế hoạch để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy
sản và an ninh trật tự trong phạm vi RPH Cần Giờ; xây dựng, tổ chức thực hiện các công
trình, dự án lâm sinh, chuyển đổi loài cây nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng.
- Tổ chức hoạt động sản xuất lâm ngư kết hợp nuôi trồng thủy hải sản; các dịch vụ
khoa học- kỹ thuật; mạng lưới bảo vệ rừng kết hợp các dịch vụ tham quan du lịch, dịch vụ
vận chuyển hành khách;
- Tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu
khoa học nhằm phát triển bền vững hệ sinh thái RNM.


Quyền hạn
Tổ chức thiết kế và thi công các công trình chuyên ngành như: trồng rừng, tỉa thưa

chăm sóc rừng, các mô hình sản xuất nuôi trồng thủy hải sản – kinh doanh tổng hợp dưới
tán rừng không trái với quy định nhà nước.
Quan hệ tìm đối tác liên doanh – liên kết phát triển du lịch sinh thái, xây dựng các
dự án phát triển du lịch sinh thái trong cộng đồng hoặc các dự án trợ giúp nhân đạo của
SVTH: Trà Thị Kim Yến

6

GVHD: KS. Võ Thị Bích Thùy


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại BQL rừng phòng hộ Cần Giờ

các tổ chức.
Tổ chức lực lượng bảo vệ rừng và huy động lực lượng bảo vệ rừng các đơn vị nhận

khoán, các đơn vị giáp ranh, UBND các xã để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng.
2.2.3.

Bộ máy hoạt động của BQL rừng phòng hộ Cần Giờ

BQL rừng phòng hộ Cần Giờ do trưởng ban phụ trách và có từ 2 đến 3 phó trưởng
ban giúp việc. Cơ cấu tổ chức của ban gồm có: lãnh đạo ban, một trung tâm truyền thông
GDMT và DLST, 01 đội bảo vệ cơ động, 03 phòng chức năng gồm phòng tài chính – kế
hoạch; phòng tổ chức hành chánh; phòng quản lý phát triển tài nguyên và 06 phân khu
trực thuộc.
2.3.

Tour du lịch tại BQL RPH Cần Giờ.
-

Chèo thuyền kayak khám phá hệ sinh thái RNM Cần Giờ.

-

Tour vui chơi, dã ngoại “Đêm rừng ngập mặn”.

-

Tour “Một ngày trong rừng”.

-

Câu cá giải trí.

-


Hòa nhập với thiên nhiên.

-

Tìm hiểu mô hình sản xuất dưới tán rừng.

-

Tham quan giao lưu trồng rừng.

-

Khám phá, tìm hiểu di tích văn hóa Cần Giờ.

-

Khám phá, tìm hiểu sinh thái RNM Cần Giờ.

SVTH: Trà Thị Kim Yến

7

GVHD: KS. Võ Thị Bích Thùy


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại BQL rừng phòng hộ Cần Giờ

Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

Nội dung nghiên cứu

1.

Khảo sát hiện trạng hoạt động du lịch tại BQL RPH Cần Giờ.

2.

Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên RNM Cần Giờ.

3.

Đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên
RNM Cần Giờ.

3.2.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Đây là phương pháp chính được sử dụng xuyên suốt trong đề tài nhằm mục đích thu
thập các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Xem các nội dung tài liệu để chọn ra định hướng cho đề tài. Tìm hiểu các tác động
của hoạt động du lịch để so sánh, bổ sung các tác động của du khách đến RNM Cần Giờ
một cách đầy đủ hơn. Phân tích nghiên cứu có liên quan để tìm ra các giải pháp cho các

vấn đề còn tồn tại. Nghiên cứu tài liệu được thực hiện từ giai đoạn bắt đầu nghiên cứu,
lựa chọn đề tài, tiến hành nghiên cứu và báo cáo kết quả.
Các tài liệu bao gồm:
-

Bản đồ RNM Cần Giờ.

-

Số liệu về lượng khách tăng giảm qua các năm.

-

Những nghiên cứu liên quan đến tài nguyên, tự nhiên và các hoạt động du lịch,
đặc biệt là DLST.

-

Tư liệu về hoạt động du lịch tham quan nghĩ dưỡng của du khách.

-

Chương trình tour du lịch của RNM Cần Giờ

-

Các hoạt động tham quan giải trí của du khách

SVTH: Trà Thị Kim Yến


8

GVHD: KS. Võ Thị Bích Thùy


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại BQL rừng phòng hộ Cần Giờ

-

Tài liệu định hướng phát triển cho tương lai.

3.2.2.

Khảo sát thực địa

Phương pháp này được thực hiện nhằm ghi nhận các hoạt động, các dịch vụ du lịch
mà RNM phục vụ du khách và các hoạt động du khách thường làm trong suốt quá trình
tham quan du lịch. Phương pháp dùngtìm hiểu hành động, ý thức và mong muốn của du
khách nhằm đánh giá tác động của khách trong quá trình tổng quan tài liệu.
Khảo sát thực địa giúp nắm rõ tình hình thực tế tại BQL rừng phòng hộ. Từ đó, có
được những thông tin cụ thể và chính xác nhất, định hình được những vấn đề thực tế và
đưa ra các giải pháp phù hợp. Kế hoạch khảo sát:
Bảng 3.1: Kế hoạch thực hiện khảo sát thực địa
Thời gian

Địa điểm

Đối tượng

Mục đích


6/9/2013

Khảo sát RNM Tài nguyên động vật, Đánh giá sơ bộ hiện trạng
RNM về tài nguyên thiên
Cần Giờ. Chủ thực vật có trong rừng.

đến

yếu

Ngày

18/9/2013

theo Những hoạt động du lịch nhiên, hoạt động du lịch
qua đó xác định các đối
những
tuyến của du khách.
tượng nào dễ bị tác động,
điểm du lịch.
Thái độ của khách (ý các hoạt động nào của du


thức, tác phong…)

khách có thể gây ra tác

Phương tiện di chuyển động
của khách.


So sánh độ tin cậy các

Các cơ sở phục vụ
lịch.

du thông tin từ tài liệu.
Làm cơ sở,tài liệu cho đề
tài .

Ngày

Mở rộng phạm Tài nguyên động vật, Kiểm tra lại những thông

25/9/2013

vi,

đến

những khu vực nguyên nhân văn…

31/9/2013

có hoạt động du Tình hình du lịch và hoạt thông tin thu thập được

SVTH: Trà Thị Kim Yến

khảo


sát thực vật, các loại tài tin khảo sát đợt 1.

9

So sánh độ tin cậy các

GVHD: KS. Võ Thị Bích Thùy


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại BQL rừng phòng hộ Cần Giờ

lịch diễn ra.
3.2.3.

động của các đoàn khách.

Phương pháp ma trận hoạt động tác động (AIM)

Các bước thực hiện:
a.

Xác định các hoạt động du lịch quan trọng nhất. Xác định các hoạt động du lịch
diễn ra mang tính chất thường xuyên, có tác động nhiều nhất.

b.

Xác định các thành phần tài nguyên chính tham gia trong hoạt động du lịch.

c.


Xác định hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và tình hình hoạt động du lịch.

d.

Xác định tác động của các hoạt động du lịch đến các tài nguyên của RNM.

e.

Xác định tác động của các tổn thương môi trường đến các nguồn tài nguyên.

f.

Xác định các tác động quan trọng nhất và xác định giải pháp giảm thiểu tác động.
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động

DLST tại RNM Cần Giờ
Căn cứ vào điểm đánh giá, phân tích sâu các tác động tiêu cực có điểm -2, -3.
3.2.4.

Phương pháp tính sức chứa (Carring capacity)

Tính lượng khách có thể tham quan mỗi ngày.
Để xác định sức chứa, năm 1985 Boullon đã đề xuất công thức xác định sức chứa
như sau:
Khu vực do du khách sử dụng
Sức chứa =
Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân
Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân: Tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi
du khách thường được xác định bằng thực nghiệm, phụ thuộc vào hình thức hoạt động du
lịch.

Nghỉ dưỡng biển

30 - 40 m2/người

Picnic

60 - 80 m2/người

Thể thao

200 - 400 m2/người

Hoạt động cắm trại ngoài trời

100 - 200 m2/người

Tổng số khách có thể tham quan mỗi ngày được tính theo công thức sau :
SVTH: Trà Thị Kim Yến

10

GVHD: KS. Võ Thị Bích Thùy


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại BQL rừng phòng hộ Cần Giờ

Số lượng khách tham quan/ngày = Sức chứa x hệ số luân chuyển
-

Trong đó hệ số luân chuyển được tính bằng công thức:

Thời gian khu vực mở cửa cho du khách tham quan
Hệ số luân chuyển =
Thời gian trung bình của một cuộc tham quan
Theo Ceballor – Lascurain, sức chứa du lịch của một khu vực cụ thể còn liên quan

đến các yếu tố như: Chính sách cho du lịch và quản lý rừng phòng hộ, hiện trạng tham
quan, các yếu tố ảnh hưởng đến điểm tham quan, khả năng phục vụ,..:
-

Sức chứa tự nhiên (physical capacity): là số khách tối đa mà điểm tham quan có
khả năng chứa.
PCC = A x V/a x Rf
Trong đó:
A (Area for tourist use): Diện tích dành cho du lịch
V/a (Visitor/area): Chỉ tiêu bình quân cho diện tích (số khách/m2)
Rf (Rotation foctor): Hệ số vòng quay (số lượng tham quan hàng ngày)
mà Rf = Tổng thời gian mở cửa/ thời gian trung bình một lần tham quan.
- Sức chứa thực tế (Real capacity): là sức chứa tự nhiên bị hạn chế bởi các điều kiện

cụ thể của địa điểm tham quan như: Môi trường, sinh thái, xã hội.
100- Cf1
RCC = PCC x

100- Cf2
x

100

100- Cfn
x……x


100

100

Cf - các biến số điều chỉnh, nếu biểu thị bằng % sẽ là:
Ml
Cf =

x 100
Mt

Trong đó:
Cf: Biến số điều chỉnh.
Ml: Mức độ hạn chế của biến
Mt: Tổng số khả năng của biến.

SVTH: Trà Thị Kim Yến

11

GVHD: KS. Võ Thị Bích Thùy


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại BQL rừng phòng hộ Cần Giờ

Các biến số điều chỉnh liên quan tới các đặc điểm và điều kiện cụ thể của mỗi tuyến,
điểm tham quan và không nhất thiết giống nhau.
Sức chứa cho phép (enable capacity): là sức chứa thực tế bị hạn chế bởi các điều


-

kiện liên quan đến mức độ quản lý du lịch. Chẳng hạn, mức độ đảm bảo yêu cầu
quản lý chỉ đáp ứng X%, ECC sẽ là:
ECC = RCC x X/100
Như vậy, PCC luôn lớn hơn RCC và RCC lớn hơn ECC hoặc chỉ bằng khi mức độ
quản lý đảm bảo 100%.
Sức chứa thay đổi tuỳ thuộc vào địa điểm, tính mùa vụ, thời gian, thái độ của người
sử dụng, các phương tiện, tình trạng và mức độ quản lý, cũng như đặc trưng về môi
trường của bản thân điểm du lịch.
3.2.5.

Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp được sử dụng để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách
thức đối với sự phát triển du lịch của RNM Cần Giờ để từ đó lựa chọn các giải pháp thích
hợp nhất.
Bảng 3.2:Bảng phân tích SWOT
Tích
các
lược:

chiến

lược

ta cần xếp

S
Yếu tố bên


W

O

S+O

O–W

T

S–T

W–T

ngoài(External
factors)

hợp

(Internal factors)

Phân tích SWOT

Sau

đã vạch ra
chiến

Yếu tố bên trong


tự ưu tiên

khi
các
thì
thứ
các

chiến lược theo quy tắc sau:
- Các chiến lược có sự lặp đi lặp lại nhiều lần nhất là chiến lược ưu tiên nhất.
- Chiến lược không chứa đựng sự mâu thuẫn mục tiêu có ưu tiên tiếp theo.
- Chiến lược chỉ chứa một xung đột, mâu thuẫn nhưng khi thực hiện thì sự tổn hại
đến mục tiêu là không nghiêm trọng và có thể khắc phục được.

SVTH: Trà Thị Kim Yến

12

GVHD: KS. Võ Thị Bích Thùy


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại BQL rừng phòng hộ Cần Giờ

- Các chiến lược còn lại thì cân nhắc sự tổn hại đến mục tiêu để quyết định giữ lại
hay bỏ đi.
3.2.6.

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.


Là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tổng hợp và
hỏi các ý kiến của chuyên gia về lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và sản xuất.
Tổng hợp ý kiến của những chuyên gia về những tác động của hoạt động du lịch đến
tài nguyên RNM Cần Giờ.
3.2.7.

Phương pháp phân tích, xử lý số liệu.

Sử dụng phương pháp xử lý số liệu: phần mềm Excell để phân tích các số liệu điều
tra, vẽ biểu đồ; phần mềm Word để trình bày kết quả đạt được.
3.3.

Quy trình nghiên cứu

SVTH: Trà Thị Kim Yến

13

GVHD: KS. Võ Thị Bích Thùy


×