Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BAI THU HOACH.NQTW4.XII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.91 KB, 8 trang )

ĐẢNG BỘ PHƯỜNG THẠNH
CHI BỘ VPUB

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BÀI THU HOẠCH

Kết quả học tập, quán triệt
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương 4 khóa XII
Họ và tên: Nguyễn Mộng Hoàng ,
sinh ngày: 28/10/1964
Ngày vào Đảng : 16/10/1998,
Chính thức: 116/10/1999
Chức vụ Đảng : P.Bí thư CB. VPUB, Chức vụ chính quyền : PCT.UBND
Đơn vị : Phường Mỹ Thạnh – TP LX
Đang sinh hoạt tại chi bộ: VPUB,
Đảng bộ phường Mỹ Thạnh
Qua học tập các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương
khóa XII, bản thân đã nhận thức, liên hệ trách nhiệm cá nhân tôi thực hiện và có kiến nghị; đề
xuất như sau:
1. Nhận thức của cá nhân đối với các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị lần thứ 4 Ban
chấp hành Trung ương khóa XII :
* Về thực trạng ( thành tựu, hạn chế, nguyên nhân )
1. Thành tựu
- Đảng đã động viên và phát huy sức mạnh to lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, lãnh đạo
sự nghiệp cách mạng giành được những thắng lợi vĩ đại.
Những thành tựu đạt được trong hơn 25 năm đổi mới là to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất
nước bước đầu thực hiện thành công công cuộc đổi mới, ra khỏi tình trạng kém phát triển, bộ
mặt của đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi, sức mạnh về mọi mặt được tăng
cường, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ
vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, tạo tiền đề để
nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới.


Thành tựu to lớn đó là công sức của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó vai trò lãnh
đạo của Đảng có ý nghĩa quyết định, có sự đóng góp của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng.
- Trong quá trình lãnh đạo cách mạng từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, công tác
xây dựng Đảng đã đạt được những thành tựu quan trọng:
+ Đã ban hành được nhiều chủ trương, nghị quyết về công tác xây dựng Đảng, như: Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng bảo đảm
thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VII về một
số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng; Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII;
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII nêu và nhấn mạnh bốn nguy cơ: nguy cơ tụt hậu xa hơn
về kinh tế, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu,
nguy cơ "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa
VIII về chiến lược cán bộ thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây


dựng Đảng hiện nay; Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã đề ra chín giải pháp về xây dựng Đảng;
Bộ Chính trị khóa X đã chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh"...; Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã khẳng định: trong nhiệm kỳ Đại hội
XI, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện những nhiệm vụ
trọng tâm: nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tập trung giải quyết
một số vấn đề xã hội bức xúc (suy thoái đạo đức, lối sống, tệ nạn xã hội, trật tự, kỷ cương xã
hội); đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí để thực sự
ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn này.
+ Thực hiện các chủ trương, nghị quyết nói trên, việc đổi mới, chỉnh đốn Đảng đã đạt được
nhiều tiến bộ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu được nâng lên; phương thức lãnh đạo của
Đảng được đổi mới và ngày càng hoàn thiện, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trưởng
thành về mọi mặt. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng... Nhờ đó, niềm tin của
nhân dân với Đảng được củng cố, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội được giữ vững.

Trong đánh giá về thành tựu của công tác xây dựng Đảng nêu trên, cần lưu ý một số điểm cơ
bản:
- Về chính trị:
+ Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được nâng ࡣk.
+ Phươnࡣ dhức lãnh đạo của Đảng Tࡣng bǐࡣѣࡣ
॓ࡣược đổi mới.
+ࡣ ࡣࡣ y trò lãni¤đ ࡣࡣ 0Cࡣa(ࡣảng đượࡣ†ciࡣ†rững.
- Về tİ ࡣư ࡣ 䉮 g Cშ 䉮 n* trỊ¨ đạo2䉮 䉮c, lộщ⠠䉮 ễngࡣ
ࡣ# Đa số cႡ ࡣ(bࡣ$đảng viên 3ࡣ
ý ɴࡣࡣࡣ(rშNႨM⁵ ࡣ ỗ~ࡣ ɮࡣog #Ⅱo p( ࡣ mРࡣjấɵ ࡣbhính tࡣ
ࡣ $ đạo đức, lối sống, có ý thức ࡣࡣ
*ầc vụ ࡣ hࡣ$dân, ē8 ࡣ c nhâ ࡣ ࡣ lân tin ô ࡣ ởࡣࡣ&Ѝ ࡣ ႢNiềm Ѵჩ ࡣ`ࡣࡣࡣ nhân dân vớࡣࡣ
ࡣ ẫng đượ ࡣ Bủng ࡣ ࡣ ộ.
- 䉮 ề tổ c䉮 s, cán2ტộ:
Đội ngũ(уán bࡣ
mãnh đạo, quẳࡣ lý các cấp2 ࡣ ã có bước trưởng∠ ࡣ yành và tiến bộ về

Nშiều mặt. Thàn(℠tựu hơn 25 năm ࡣ i mới†ࡣ ð thàɮࡣ!quả c ࡣࡣ toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, đảng viên...
2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu và kết quả đạt được, chúng ta cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém:
-Trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội:


+ Kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương
xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển đất nước; một số chỉ tiêu về kinh tế không đạt
kế hoạch.
+ Các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, an ninh, môi trường
còn nhiều hạn chế yếu kém gây bức xúc xã hội...
-Trong công tác xây dựng Đảng:

+ Công tác xây dựng Đảng còn nhiều hạn chế, yếu kém chậm đựơc khắc phục.
+ Còn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên.
+ Tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được
ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hoá giàu nghèo và sự
yếu kém trong quản lý điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối
với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước.
Những vấn đề nêu trên chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, không chỉ cản trở sự phát triển đất
nước, mà còn đe dọa đến vai trò lãnh đạo của Đảng, sự tồn vong của chế độ. Cán bộ, đảng viên
tâm huyết và nhân dân lo lắng, trở thành tâm trạng xã hội, nóng lòng mong mỏi Đảng có biện
pháp giải quyết.
II. NGUYÊN NHÂN
Tình hình hạn chế, yếu kém trên đây có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ
quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu:
1. Nguyên nhân khách quan:
Do ảnh hưởng tiêu cực của quá trình đổi mới, chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu, bao
cấp sang kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
+ Việc thực hiện đổi mới kinh tế phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, chưa lường hết được
những tác động của mặt trái cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, chưa có sự chuẩn bị thật kỹ về
lập trường, tư tưởng và cả cách thức tiếp cận mới cho cán bộ, đảng viên.
+ Đặc biệt, còn thiếu những cơ chế, chính sách đồng bộ, khoa học để chủ động ngăn ngừa
những vi phạm.
+ Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc
tế, xây dựng, phát triển với quy mô ngày càng lớn, một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý nắm
giữ khối lượng tài sản, nguồn vốn lớn của tập thể, của Nhà nước, đó là môi trường để chủ nghĩa
cá nhân vụ lợi, thực dụng phát triển.


- Do sự chống phá của các thế lực thù địch:
Các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu và hoạt động "diễn biến hòa bình", thúc đẩy "tự

diễn biến", "tự chuyển hóa", tăng cường hoạt động chống phá, chia rẽ nội bộ Đảng và phá hoại
mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng.
2. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan thể hiện trong ý thức tu dưỡng, rèn luyện của cá nhân cán bộ, đảng
viên, đồng thời cũng thể hiện trong hoạt động của tập thể: tập thể, đặc biệt là các cơ quan, tổ
chức có trách nhiệm, trong đó có các cơ quan lãnh đạo, quản lý. Cụ thể:
- Cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách
nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân.
- Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết,
chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ
luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ.
- Các nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi vừa bị buông lỏng
trong thực hiện, vừa chưa được quy định cụ thể để làm cơ sở cho công tác kiểm tra, giám sát.
- Việc nghiên cứu, sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật thích ứng với quá trình
vận hành của nền kính tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa kịp thời, nhiều văn bản
quy định thiếu chế tài cụ thể.
- Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ còn nể nang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và có cơ
chế thật sự để trọng dụng người có đức, có tài; không kiên quyết thay thế người vi phạm, uy tín
giảm sút, năng lực yếu kém.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống nhiều khi còn hình
thức, chưa đủ sức động viên và thường xuyên nâng cao ý chí cách mạng của cán bộ, đảng viên;
một số nơi có tình trạng những việc làm đúng, gương người tốt không được đề cao, bảo vệ;
những sai sót, vi phạm không được phê phán, xử lý nghiêm minh.
- Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường
xuyên, ráo riết; đấu tranh với những vi phạm còn nể nang, không nghiêm túc. Vai trò giám sát
của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa được phát huy,
hiệu quả chưa cao.
*Những điểm mới, thời cơ thách thức, mục tiêu, giải pháp :

Nói về tình hình, nguyên nhân cần thiết phải xây dựng và ban hành Nghị

quyết Trung ương 4 về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi


sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ", Nghị quyết của Đảng đã nêu rõ biểu hiện suy
thoái về tư tưởng chính trị, biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống và biểu hiện về
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ tổ chức Đảng các cấp.
Trong các biểu hiện đó, nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng
của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, không kiên định con đường xã hội
chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin, nói trái, làm trái quan điểm của Đảng;
thậm chí sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh,
phụ họa theo những quan điểm sai trái, lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì
nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao, không thực hiện
đúng các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng.
Sự suy thoái về đạo đức, lối sống còn thể hiện ở chỗ sống ích kỷ, thực dụng,
cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, tham quyền lực, bè phái cục bộ, mất đoàn
kết, tư duy nhiệm kỳ, lợi ích nhóm, quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn bức
xúc của dân; Nhiều tổ chức Đảng và đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là,
mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn " Tự diễn biến",
" tự chuyển hóa"… “Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy
hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch,
phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc".
Nghị quyết Trung ương 4 đã thể hiện nhận thức khá đầy đủ, cụ thể về thực
trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thể hiện quan điểm nhất quán của
Đảng ta là: nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật. Nhận diện
đúng là để qua đó mỗi cá nhân và tổ chức trong Đảng có thể tự soi mình. Việc học
tập, bồi dưỡng lý luận chính trị của mỗi cá nhân cán bộ, đảng viên được đề cao,
nghị quyết đã khẳng định: Một trong các biểu hiện suy thoái chính trị của cán bộ,
đảng viên là “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập

lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ
trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.
Nhận thức đúng là để suy ngẫm và hành động. Không phải để bi quan hay
nhụt ý chí, mà là để sẵn sàng cho một cuộc đấu tranh mới rất quyết liệt trong thời
gian tới, vì sự trong sạch, vững mạnh của mỗi tổ chức Đảng và Đảng Cộng sản
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới của đất nước, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đổi mới được thể hiện trong việc xác định các nhóm nhiệm vụ, giải pháp với
những điểm nhấn quan trọng


Nghị quyết Trung ương 4 nêu rõ 04 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện
trong công tác xây dựng Đảng hiện nay là: (1) Về công tác chính trị tư tưởng, tự
phê bình và phê bình; (2) Về cơ chế, chính sách; (3) Về kiểm tra, giám sát, kỷ luật
Đảng; (4)Về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính
trị - xã hội.
Mỗi nhóm nhiệm vụ giải pháp trên đều có những điểm nhấn quan trọng. Đó
là: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; chú trọng nêu gương người
tốt, việc tốt; ngăn ngừa, cảnh báo, phê phán những việc làm sai trái. Đấu tranh
mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ, vụ lợi, lợi ích nhóm. Là rà soát,
hoàn thiện cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền,
bảo đảm quyền hạn đến đâu thì trách nhiệm đến đó. Xử lý nghiêm những hành vi
vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước; kiên quyết chống tham nhũng, tiêu
cực, lãng phí. Là thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; công
tác cán bộ, công tác kiểm tra; công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên. Là phát huy
vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội, của nhân dân,
của báo chí, của công luận; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội
và Hội đồng nhân dân các cấp; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả phương châm
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”…
Có những việc rất cấp bách, không thể trì hoãn mà đòi hỏi phải làm ngay. Thí

dụ như: “Bộ Chính trị, Ban Bí thư và ban thường vụ cấp ủy các cấp chỉ đạo rà soát
ngay đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc quyền và xử lý nghiêm những trường
hợp suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, không bảo đảm về tiêu chuẩn, điều
kiện, quy trình bổ nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác thấp, nhất là những trường
hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận”.
Hoặc: “Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế cho từ chức đối với cán bộ làm
việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm
chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là
cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu. Trước mắt rà soát, kiểm tra, xử lý dứt
điểm các vụ việc vi phạm trong thực thi quyền lực, gây bức xúc trong cán bộ, đảng
viên và nhân dân”.
Các nhóm nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Nghị quyết cho thấy quyết tâm
cao của Trung ương Đảng trong tổ chức thực hiện và lãnh đạo thực hiện nghị quyết
về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Bằng trách nhiệm và lòng tin đối với Đảng, bằng tình cảm thiêng liêng đối với
Đảng, với dân, mỗi cán bộ, đảng viên Đảng bộ Bộ Tài chính cần phải biến tư tưởng
thành ý chí hành động cách mạng, việc làm cụ thể, lấy việc thực hiện Nghị quyết


của Trung ương làm động lực thúc đẩy trong thực thi nhiệm vụ, trong công tác và
cuộc sống hàng ngày.
Ngay từ các chi bộ, cần đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức sinh hoạt, gắn
thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng với
đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo
Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị; Thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình, để
chỉ rõ và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ. Cấp ủy các cấp, nhất là người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị
thực hiện nghiêm trách nhiệm nêu gương, đi đầu trong đấu tranh, ngăn chặn, đẩy
lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, vững tin vào Đảng,

nêu cao ý chí và hành động, quyết tâm đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”,
xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
2. Đề xuất, kiến nghị, giải pháp thực hiện :
2.1- Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tập trung xây
dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín,
ngang tầm nhiệm vụ.
2.2- Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
2.3- Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động
và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược (hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ
thống kết cấu hạ tầng đồng bộ), cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô
hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt 2
vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo
đảm an toàn nợ công.
2.4- Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo
đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội . Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ
đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều
kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.
2.5- Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý
phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao
phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

2.6- Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây
dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh.


3. Trách nhiệm cá nhân đối với các chương trình, kế hoạch hành động của chi bộ thực
hiện Nghị quyết :
Sau khi được học tập quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH TW khóa XII trách
nhiện của bản thân tôi sẽ tổ chức thực hiện ở chi bộ như sau:
- Một là, bản thân mỗi cán bộ, đảng viên phải tập trung làm rõ và nêu cao tinh thần trách
nhiệm cá nhân, gương mẫu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách, tự phê bình và phê bình, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức, lối sống để từ đó đề ra
các hoạt động thực hiện công tác chuyên môn, nhất là các chính sách của Đảng, Nhà nước có
liên quan, ảnh hưởng lớn đến mọi người dân.
- Hai là, tự phê bình và phê bình thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc, chân thành trên cơ sở
tình thương yêu đồng chí, đồng nghiệp. Thực hiện nghiêm túc Quy định về những điều Đảng
viên không được làm. Làm tốt việc kiểm điểm hàng năm để có căn cứ xem xét, sàng lọc đội ngũ
cán bộ, đảng viên trong chi bộ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ
sở đảng.
- Ba là, tôn trọng, lắng nghe và giải quyết những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, cán
bộ, công chức là căn cứ quan trọng để tổ chức xem xét cán bộ.
- Bốn là, thực hiện tốt việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “tiếp tục học
tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức, phong cách đạo đức Hồ Chí Minh”. Thực hiện tốt
các nguyên tắc sinh hoạt Đảng. Với truyền thống, bản chất tốt đẹp của Đảng, được nhân dân, cán
bộ, công chức đồng tình, ủng hộ, nhất định chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi nghị quyết này, tạo
bước chuyển biến mới trong công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch,
vững mạnh, đưa đất nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hội nhập và phát
triển toàn diện đất nước với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”
Mỹ Thạnh ngày 03 tháng 3 năm 2017

Người làm bài thu thoạch
Nguyễn Mộng Hoàng



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×