Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO SÁT KÝ SINH TRÙNG NHIỄM TRÊN CÁ CHẼM((Lates Calcarifer,Bloch 1970)) Ở GIAI ĐOẠN GIỐNG, ƯƠNG NUÔI TRONG AO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KÝ SINH TRÙNG NHIỄM
TRÊN CÁ CHẼM((Lates Calcarifer,Bloch 1970)) Ở GIAI ĐOẠN
GIỐNG, ƯƠNG NUÔI TRONG AO

Họ và tên sinh viên: LƯƠNG THỊ HOÀNG ANH
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chuyên ngành: NGƯ Y
Niên khóa: 2009-2013

Tháng 7/2013


KHẢO SÁT KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ CHẼM (Lates Calcarifer,Bloch 1970) Ở
GIAI ĐOẠN GIỐNG, ƯƠNG NUÔI TRONG AO.

Tác giả

Lương Thị Hoàng Anh

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn

TS. Đinh Thế Nhân

Tháng 7 năm 2013




LỜI CẢM ƠN

Để đạt được thành quả hôm nay tôi xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh cùng toàn thể
quý thầy cô đã truyền đạt, giảng dạy và trang bị cho tôi kiến thức trong suốt thời gian theo
học tại trường.
Ban Chủ Nhiệm khoa Thủy Sản cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn thầy Đinh Thế Nhân đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian tôi thực hiện khóa luận, thầy Nguyễn Hữu Thịnh đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ
cho tôi trong suốt quá trình học để tôi hoàn thành luận văn được trọn vẹn.
Gia đình, cha mẹ, bạn bè đã tạo đều kiện thuận lợi và động viên tôi hoàn thành
khóa học.

Tp. HCM, tháng 7/2013

Lương Thị Hoàng Anh


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát ký sinh trùng nhiễm trên cá Chẽm ( Lates
Calcarifer, Bloch 1970) ở giai đoạn giống ương nuôi trong ao”, được tiến hành từ
tháng 3 đến tháng 7 năm 2013. Mẫu cá được thu ở trại nuôi cá Chẽm giống ở Nhơn
Trạch- Đồng Nai để kiểm tra thành phần ký sinh trùng. Tất cả các mẫu được tiến hành
phân tích tại Phòng thí nghiệm Bệnh học Thủy sản-khoa Thủy Sản, Trường Đại học Nông
Lâm TP Hồ Chí Minh.
Để nghiên cứu thành phần ký sinh trùng trên cá Chẽm giống, chúng tôi áp dụng
phương pháp nghiên cứu của V.A Dogel, 1929 nhằm xác định thành phần giống loài ký sinh trùng và

dựa trên sự phân loại của Hà Ký- Bùi Quang Tề (1991). Vì cá giống có kích thước nhỏ (3-10 cm) nên chỉ
kiểm tra trên da và mang.

Kết quả thu được: khảo sát trên 272 mẫu cá giống, quá trình khảo sát đã xác định được
5 giống ký sinh trùng ở 3 lớp:
 Lớp Myxosporidia Biischli,1881
Giống Henneguya Thelohan,1892
 Lớp Peritricha Stein, 1859
Giống Apiosoma Blanchard,1855
Giống Trichodina sp Ehrenberg,1830
 Lớp Monogenea Van Beneden, 1858
Giống Pseudorhabdosynochus Yamaguti,1958
Giống Gyrodactylus Nordmann,1832
Thành phần ký sinh trùng, cường độ và tỷ lệ cảm nhiễm khác nhau giữa các tháng
trong cũng một khu vực nuôi, từ đó đưa ra một số phương pháp phòng trị bệnh ký sinh
trùng trên cá Chẽm giống.


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.3: Số cá điều tra
Bảng 4.3.1: kết quả CĐCN và TLCN của thích bào tử sợi có đuôi (Henneguya shaharini
Shariff,1982) trên cá Chẽm giống
Bảng 4.3.1: kết quả CĐCN và TLCN của trùng loa kèn (Apiosoma Blanchard,1855) trên
cá Chẽm giống
Bảng 4.3.1: kết quả CĐCN và TLCN của trùng bánh xe (Trichodina sp) trên cá Chẽm
giống
Bảng 4.3.3.1: kết quả CĐCN và TLCN của sán 16 móc (Pseudorhabdosynochus
epinepheli) trên cá Chẽm giống
Bảng 4.3.1: kết quả CĐCN và TLCN của sán 18 móc (Gyrodactylus sp) trên cá Chẽm
giống

Bảng 4.4: CĐCN TB ( trung/cá) và TLCN TB (%) của các giống KST


DANH SÁCH HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1.1: Hình dạng ngoài của cá Chẽm
Hình 2.1.2: Hình sự khác biệt về giới tính ở cá Chẽm
Hình 2.1.3: Hình phân bố cá Chẽm trên thế giới
Hình 2.1.4.4: Vòng đời của cá Chẽm
Hình 2.3.1: Hình dạng trùng quả dưa
Hình 2.3.2: Cấu tạo của Trypanosoma
Hình 2.3.3: Sán lá mang ký sinh trên mang cá Chẽm
Hình 2.3.4: Rận cá dưới kính hiển vi
Hình 2.3.5: Trùng mỏ neo chụp dưới kính hiển vi
Hình 2.3.6: Trùng bánh xe chụp dưới kính hiễn vi
Hình 2.3.7: Đĩa cá ký sinh trong miệng cá chẽm
Hình 3.1 Một số dụng cụ dùng trong giải phẩu cá
Hình 3.3.2.2: Xoang bụng cá sau khi mổ
Hình 3.3.3.1a: Hình cạo nhớt cá
Hình 3.3.3.1b: Mẫu lame có ghi đầy đủ thông tin
Hình 4.1: Hình ảnh của trại nuôi tại Nhơn Trạch, Đồng Nai
Hình 2.3.5: Trung mỏ neo chụp dưới kính hiển vi
Hình 2.3.6: Trùng bánh xe chụp dưới kính hiễn vi
Hình 2.3.7: Đĩa cá ký sinh trong miệng cá chẽm


Hình 3.1 Một số dụng cụ dùng trong giải phẩu cá
Hình 3.3.2.2: Xoang bụng cá sau khi mổ
Hình 3.3.3.1a: Hình cạo nhớt cá
Hình 3.3.3.1b: Mẫu lame có ghi đầy đủ thông tin

Hình 4.1: Hình ảnh của trại nuôi tại Nhơn Trạch, Đồng Nai
Hình 2.3.5: Trùng mỏ neo chụp dưới kính hiển vi
Hình 2.3.6: Trùng bánh xe chụp dưới kính hiễn vi
Hình 2.3.7: Đĩa cá ký sinh trong miệng cá chẽm
Hình 3.1 Một số dụng cụ dùng trong giải phẩu cá
Hình 3.3.2.2: Xoang bụng cá sau khi mổ
Hình 3.3.3.1a: Hình cạo nhớt cá
Hình 3.3.3.1b: Mẫu lame có ghi đầy đủ thông tin
Hình 4.1: Hình ảnh của trại nuôi tại Nhơn Trạch, Đồng Nai
Hình 4.3.1: Thích bào tử sợi có đuôi (Henneguya shaharini Shariff,1982)
Hình 4.3.1: Cá Chẽm nhiễm Thích bào tử sợi có đuôi (Henneguya shaharini
Shariff,1982)
Hình 4.3.2: Trùng loa kèn (Apiosoma Blanchard,1855)
Hình 4.3.2: Trùng bánh xe (Trichodina sp, thuốc nhuộm dd AgNO3)
Hình 4.3.3.1: Sán lá đơn chủ (Pseudorhabdosynochus epinepheli) Hình 4.3.4.2: Sán 18
móc (Gyrodactylus sp)

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.4: CĐCN TB (trùng/ 1 cá) và TLCN TB (%) giữa các loài KST


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
KST: Ký sinh trùng
CĐCN: Cường độ cảm nhiễm
TLCN: tỉ lệ cảm nhiễm
ppm: mg/l ( parts per million)
TB: trung bình
XTB: giá trị trung bình của mẫu
SE: sai số chuẩn ( standard error)
0


C: đơn vị đo nhiệt độ


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành kinh tế của nước ta ngày càng phát triển với sự đóng
góp không nhỏ của ngành thủy sản. Để giữ vững vị trí này thì ngành thủy sản ở nước ta
không chỉ quan tâm đến khai thác thủy sản mà còn phải chú trọng đến nuôi trồng thủy
sản với các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao: cá Mú, cá Bớp,.. Trong đó có đối tượng
nuôi cá Chẽm ngày càng được quan tâm với diện tích nuôi ngày càng tăng. Hiện nay cá
Chẽm đang được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, nghề nuôi cá
Chẽm cũng bắt đầu phát triển trong vài năm gần đây.
Cá Chẽm phân bố nhiều ở Việt Nam, Úc, Trung Quốc, Malaysia. Đây là giống cá
đặc biệt, nó là loài cá có thể sống ở môi trường nước rộng muối. Theo các nhà chuyên
môn, cá Chẽm là giống cá thịt nhóm A, thịt trắng do đó cá Chẽm được người tiêu dùng rất
quan tâm do chất lượng của cá rất cao. Trên thị trường xuất khẩu, hiện cá Chẽm có giá
50-60.000 VNĐ/kg. Bán trong các nhà hàng ở ta, giá đắt nhất lên tới 250.000 VNĐ/kg.
Là một trong những đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, người dân ngày càng đặc
biệt quan tâm đến vấn đề dịch bệnh để đảm bảo vụ nuôi luôn thành công. Trong đó, để
dịch bệnh xảy ra trên cá thường có rất nhiều tác nhân khác nhau: vi khuẩn, virus, nấm, kí
sinh trùng... thì ký sinh trùng (KST) là một trong những tác nhân rất phổ biến. Hơn nữa
nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa là điều kiện thuận lợi cho KST phát triển.
Thành phần giống loài KST trong tự nhiên rất nhiều và chúng gây ra nhiều bệnh trên cá.
Bệnh KST thường gây ảnh hưởng cho cá: tăng trưởng chậm, ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm thuỷ sản và có thể gây chết hàng loạt cho cá nuôi, gây thiệt hại lớn đến nghề

 



nuôi thuỷ sản (Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007). Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã
tiến hành điều tra nghiên cứu ký sinh trùng trên 110 loài cá kinh tế trong tổng số 544 loài
cá nước ngọt và nước lợ, đã xác định và mô tả được 373 loài KST (Hà Ký, 2007). Những
kết quả thu được trong lĩnh vực nghiên cứu KST trên cá không chỉ có ý nghĩa khoa học,
góp phần vào việc nghiên cứu khu hệ KST mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc phòng
trị một số bệnh do chúng gây ra (Bùi Quang Tề, 2001).
Trong những năm gần đây, nghề sản xuất giống cá Chẽm ngày càng phát triển do
nhu cầu con giống ngày càng tang. Tuy nhiên theo nhận định của người dân thì nghề sản
xuất giống thường bị thiệt hại nằng nề trong giai đoạn giống thường là do KST làm cho tỉ
lệ giống giảm. Do đó, nghiên cứu bệnh KST trên cá Chẽm nhằm mô tả những đặc điểm
hình thái của KST và xác định dấu hiệu bệnh tích trong giai đoạn này là rất quan trọng
cho việc phòng trị bệnh do KST.
Được sự phân công của khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Nông Lâm, chúng tôi
xin được thực hiện đề tài: “Khảo sát ký sinh trùng trên cá Chẽm (Lates Calcarifer,
Bloch 1790) ở giai đoạn giống ươn nuôi trong ao ”.
1.2 Mục tiêu
-

Xác định thành phần ký sinh trùng gây nhiễm trên cá Chẽm trong thời gian ương

nuôi.
-

Xác định cường độ cảm nhiễm và tỉ lệ cảm nhiễm của giống KST gây bệnh trên cá

Chẽm ở giai đoạn ương nuôi.
-


Đề nghị các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.


 


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số đặc điểm phân loại cá Chẽm
2.1.1 Phân loại
Năm 1974, tổ chức FAO thê giới đã tổng kết và đưa ra hệ thống phân loại đầy đủ
cho cá Chẽm như sau:
Lớp:

Osteichthyes
Bộ:

Perciformes
Họ:

Serranidae
Giống:
Loài:

Lates
Lates calcarifer

Tên Tiếng Anh: Asian Seabass, Barramundi, Giant perch
Tên Tiếng Việt: cá Vược, cá Chẽm



 


Hình 2.1.1: Hình dạng ngoài của cá Chẽm
( Trích />2.1.2 Đặc điểm hình thái
Cá chẽm có thân hình thon dài và dẹp bên, cuống đuôi khuyết sâu. Đầu nhọn, nhìn bên
cho thấy phía trên hơi lõm xuống ở giữa và hơi lồi ở lưng. Miệng rộng và hơi so le, hàm
trên kéo dài đến phía dưới sau hốc mắt. Răng dạng nhung, không có răng nanh, trên nắp
mang có gai cứng, vây lưng gồm có 2 vi: vi trước có 7-9 gai cứng và vi sau có 10-11 tia
mềm. Vi hậu môn có 3 gai cứng, vi đuôi tròn và có hình quạt. Vẩy dạng lược và có kích
cỡ vừa phải, có 61 vẩy đường bên.
Khi cá còn khoẻ, trên mặt lưng có màu nâu, mặt bên và bụng có màu bạc khi sống
trong môi trường nước biển, màu nâu vàng khi sống trong môi trường nước ngọt. Khi cá ở
giai đoạn trưởng thành sẽ có màu xanh lục hay vàng nhạt trên lưng và màu vàng bạc ở
mặt bụng.
Phân biệt cá đực và cái: Thông thường, rất khó phân biệt giới tính ngoại trừ vào mùa
sinh sản, có thể dựa vào đặc điểm sau:
 Cá chẽm đực có mõm hơi cong, cá cái thì thẳng
 Cá chẽm đực có thân thon dài hơn cá cái
 Cùng tuổi, cá chẽm cái sẽ có kích cỡ lớn hơn cá đực

 


 Trong mùa sinh sản, những vẩy gần lổ huyệt của cá đực sẽ dày hơn cá cái
 Bụng của cá cái to hơn cá đực vào mùa sinh sản.

Hình 2.1.2: Hình sự khác biệt về giới tính ở cá Chẽm

( Trích: />2.1.3 Phân bố
Cá Chẽm là loài phân bố rộng ở vùng Nhiệt đới và Cận nhiệt đới thuộc Tây Thái
Bình Dương và Ấn Độ Dương, giữa kinh tuyến 150Đông đến 160 0 Tây; vĩ tuyến 260 Bắc
đến 260 Nam. Cá Chẽm còn phân bố ở khắp phần Bắc Châu Á, phía Nam kéo dài đến
Qeenland ( Australia), phía Tây đến Đông Châu Phi. ( Theo Khoa Thủy sản, trường ĐH
Cần Thơ, 1994).
Ở Việt Nam hiện nay, cá Chẽm đang được nuôi thịt bằng lồng ở khu vực Trung Bộ,
Nam Trung Bộ và nuôi trong ao ở khu vực Tây Nam Bộ và Bắc Bộ.


 


Hình 2.1.3: Hình phân bố cá Chẽm trên thế giới.
( Trích />2.1.4 Đặc điểm sinh học cá Chẽm:
2.1.4.1Đặc điểm sinh thái
Cá chẽm sinh trưởng và phát triển tốt ở điều kiện môi trường nhiệt độ: 25- 30oC. Nếu
nhiệt độ giảm xuống còn 200C thì cá bắt mồi kém, chậm lớn, ở giai đoạn giống thì tỉ lệ
sống thấp.
Cá Chẽm là cá rộng muối, nó có thể sinh trưởng ở độ mặn 2-35o/oo, độ sâu: 5 - 20m.
Chúng thường sống tập trung ở vùng nước ven bờ, cửa sông, rừng ngập mặn và phân bố
cho tới độ sâu 40m.
pH thích hợp là từ 7- 8.5 và hàm lượng Oxy hòa tan là 4- 6 mg/l
2.1.4.2 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá chẽm trưởng thành là loài cá dữ, phàm ăn, thức ăn ưa thích của chúng là các
loài cá tạp, tôm, chúng không ăn thực vật và các loài giáp xác khác như cua, cáy... Cá sinh
trưởng nhanh, sau 1 năm, từ cỡ cá giống 4 - 5cm có thể đạt trọng lượng từ 1,5 - 3kg.

 



Trong quá trình ươn nuôi cá Chẽm, thức ăn cũng thay đổi theo từng giai đoạn:
 Giai đoạn cá bột cho ăn luân trùng và Artermia.
 Giai đoạn cá giống cho ăn cá tạp Băm nhỏ hoặc thức ăn viên vừa kích cỡ cá.
 Giai đoạn trưởng thành cá ăn các loài tôm, cua , cá hoặc thức ăn công
nghiệp.
Trong điều kiện thiếu thức ăn hoặc thức ăn không phù hợp, cá vẫn ăn thịt lẫn nhau
dẫn đến tỉ lệ hao hụt lớn, tỉ lệ sống thấp.
2.1.4.3 Đặc điểm sinh sản
Cá đẻ quanh năm, mùa đẻ rộ từ tháng 3 - 5 và 7 - 8. Thời gian ấp nở 18 giờ trong
điều kiện nhiệt độ từ 28 - 300C và 12 - 17 giờ trong điều kiện nhiệt độ 29 – 320C, độ mặn
từ 30– 32o/oo.
Thành thục sinh dục: Đặc điểm nổi bật trong việc sinh sản của cá Chẽm là có sự
thay đổi giới tính từ cá đực thành cá cái sau khi tham gia lần sinh sản đầu tiên và đây
được gọi là cá Chẽm thứ cấp. Tuy nhiên, cũng có những cá cái được phát triển trực tiếp từ
trứng và được gọi là cá cái sơ cấp. Chính vì thế trong thời gian đầu (1,5- 2 kg) phần lớn là
cá đực, nhưng khi cá đạt 4- 6 kg, phần lớn là cá cái. Sự chuyển giới tình của cá phụ thuộc
vào điều kiện môi trường và yếu tố dinh dưỡng.
Tập tính sinh sản: nghiên cứu về tập tính sinh sản trong bể của cá Chẽm cho thấy:
cá đực và cá cái thành thục sẽ tách đàn và ngừng ăn 1 tuần trước khi đẻ. Khi cá cái thành
thục sinh dục tốt nó sẽ gia tăng hoạt động sinh dục với con đực và cá cái chín mùi sẽ bơi
lội thường xuyên thành cặp trên mặt nước. Cá đẻ thành nhiều đợt trong 7 ngày. Thời gian
đẻ là vào lúc chiều tối 18- 22h đêm. ( Lược trích từ tài liệu của Đại Học Thủy sản An
Giang)
2.1.4.4 Đặc điểm sinh trưởng
Cá Chẽm trải qua phần lớn thời gian sinh trưởng (2 - 3 năm) trong các thủy vực
nước ngọt như sông, hồ. Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, thường đạt cỡ 3 – 5 kg sau 2 - 3

 



năm và tăng trưởng chậm lại khi đạt 4kg. Cá có kích thước lớn, trọng lượng tối đa là 50
kg.
Cá trưởng thành (3 - 4 tuổi) di cư từ vùng nước ngọt về vùng cửa sông và ra biển,
nơi có độ muối từ 30 - 32 o/oo để phát triển tuyến sinh dục và đẻ trứng sau đó. Cá đẻ đồng
thời với thủy triều lên và theo chu kỳ trăng.

Hình 2.1.4.4: vòng đời của cá Chẽm
( Trích: />2.2 Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng trên cá
2.2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng trên thế giới
Ký sinh trùng cá đã được nghiên cứu từ thời Linnae. Ở Liên Xô cũ Viện sỹ V. A.
Dogiel đã đặt nền móng cho nghiên cứu ký sinh trùng cá. Viện sỹ Bychowsky và ctv, năm
1962 đã xuất bản cuốn sách: “Bảng phân loại ký sinh trùng của cá nước ngọt Liên Xô”,
mô tả 1211 loài ký sinh trùng của khu hệ cá nước ngọt Liên Xô (Bùi Quang Tề, 2001).

 


Jiri Lom và G. Grupcheva (1976; trích bởi Bùi Quang Tề, 2001), nghiên cứu ký
sinh đơn bào của cá chép ở Tiệp Khắc và Bungari, các tác giả đã so sánh sự xuất hiện
bệnh và mô tả loài mới. Năm 1992 Jiri Lom và Iva Dykova đã xuất bản cuốn “Ký sinh
trùng đơn bào (Protozoa) của cá”. Họ cho biết hiện nay có xấp xỉ 2.420 loài ký sinh trùng
đơn bào (Protozoa) ở cá đã được công bố.
Cuối thế kỷ XIX, bệnh cá đã được nghiên cứu bởi các nhà khoa học nhưng cơ bản
vẫn mô tả các triệu chứng lâm sàn là chủ yếu. Sang đầu thế kỷ XX các nhà khoa học thế
giới bắt đầu nghiên cứu và viết sách hướng dẫn các bệnh cá. Nhiều công trình nghiên cứu
bệnh cá có ý nghĩa rất lớn trong quá trình nghiên cứu và học tập về môn bệnh cá sau này.
Năm 1904, Bruno Hofer người Đức đã viết sách “Tác nhân gây bệnh cá” (Ngô Thị Thanh
Nhàn, 2005).
Về sau có một số tác giả nghiên cứu về bệnh cá, trong đó có bệnh ký sinh trùng cá

ở các nước như: Đức, Mỹ, Nhật, Thái Lan, Trung Quốc…
2.2.2.1Tình hình nghiên cứu bệnh kí sinh trùng ở Việt Nam
Người đầu tiên nghiên cứu KST trên cá ở Việt Nam là nhà KST học người Pháp,
bác sỹ Albert Billet. Ông đã mô tả một loài mới sán lá song chủ Distomum hypselobagri
(1898) ký sinh trong bóng hơi cá nheo ở Việt Nam. P. Chevey và J. Lemasson (1936) đã
nghiên cứu sự ký sinh của trùng mỏ neo Lernaea carassii Tidd, 1933 (syn. của L.
cyprinacea Linne, 1758) ở cá chép nuôi (Bùi Quang Tề, 2001).
Các công trình nghiên cứu KST ở cá toàn diện và đầy đủ nhất của Hà Ký (Bùi
Quang Tề, 2001) khi điều tra ký sinh trùng ở 16 loài cá kinh tế ở Bắc Bộ Việt Nam, ông
đã xác định được 120 loài KST thuộc 48 giống, 37 họ, 26 bộ và 10 lớp. Ông cũng đã mô
tả 1 họ, 1 giống và 42 loài mới với khoa học.
Lê Văn Hòa và Phạm Ngọc Khuê (1967; trích bởi Bùi Quang Tề, 2001), Lê Văn
Hòa và Bùi Thị Liên Hương (1969), đã nghiên cứu phân loại giun tròn trên cá ở Nam Bộ.

 


Các tác giả đã mô tả 1 giống và 2 loài mới: Pseudoproleptus lamyi, ampanarougetia
campanarougetae.
Cho đến nay, qua điều tra nghiên cứu trên 50 loài cá nước ngọt trong cả nước đã
phát hiện 300 loài KST (Ngô Thị Thanh Nhàn, 2005). Một số bệnh do KST cá gây ra
gồm có:
- Bệnh Myxobolosis: bệnh phát sinh lần đầu tiên vào thời gian 1973-1974 ở trại cá
Hà Bắc, bệnh do Myxobolus gây ra đã làm chết hàng loạt nhiều cá trôi qua giai đoạn cá
hương và cá giống.
- Bệnh Trichodinasis: bệnh xảy ra lần đầu năm 1961 ở một số loài cá ở Hà Nội,
Trong thực tế bệnh xảy ra nhiều nơi trong cả nước. Hầu hết các loài đều có thể bị nhiễm
bệnh. Đặc biệt ở các ao ương mật độ dày, điều kiện môi trường xấu dễ xảy ra bệnh. Nếu
không kịp thời phát hiện và phòng trừ sẽ dẫn đến thiệt hại đáng kể.
- Bệnh Chilodonellosis: bệnh được phát hiện lần đầu vào tháng 12/1964, do ký

sinh Chilodonella cyprini ký sinh trên da và mang cá. Các loài hay nhiễm ký sinh này
gồm có cá chép, mè trắng, mè hoa, rô phi.
- Bệnh Ichthyopthiriosis: bệnh được phát hiện lần đầu tại ao cá giống Đình Bảng
(Hà Bắc) trên cá rô phi, mè trắng, làm chết nhiều cá giống cá hương. Những loài cá
thường nhiễm là rô phi, trôi, mè, chép, trê.
- Bệnh Dactylogyrosis: bệnh được phát hiện năm 1961 tại Hà Nội và Hà Bắc, do
một số loài trong giống Dactylogyrus gây ra. Nhiều loài cá nuôi và tự nhiên bị cảm nhiễm
loại trùng này như chép, mè trắng…
- Bệnh Argulosis: bệnh được phát hiện năm 1961 tại Hải Phòng, làm chết nhiểu cá
rô phi giống, do rận cá Argulus foliaceus gây ra.

10 
 


- Bệnh Lernacosis: phát hiện lần đầu năm 1961 ở một số ao ương cá giống tại Hà
Nội. Bệnh thường phát sinh vào mùa xuân và đầu mùa hạ khi nhiệt độ nước khoảng 26-28
0

C. Những loài cá thường nhiễm là mè, trôi, chép, diếc…

2.3 Tổng quan về ký sinh trùng trên cá Chẽm: 
Theo báo cáo của FAO và Glenn Schipp (2007), trên cá chẽm có các bệnh ký sinh
trùng sau:
2.3.1 Bệnh do trùng quả dưa: Nguyên nhân gây bệnh là Cryptocaryon irritans.

Hình 2.3.1: hình dạng trùng quả dưa.
( Trích />Đặc điểm: thuộc trùng lông (Ciliophora), hình dạng cơ thể đều có dạng giống hình
quả dưa nên bệnh này còn có tên gọi là bệnh “trùng quả dưa”. Tuy nhiên, trùng quả dưa
nước ngọt thường có nhân hình móng ngựa, bề mặt cơ thể có nhiều hàng tiêm mao, còn


11 
 


trùng quả dưa nước mặn thường cũng có nhân hình móng ngựa nhưng thắt thành nhiều eo
và có tiêm mao xung quanh cơ thể nhưng không chia thành hàng.
Đây là động vật đơn bào, có lông, sống ký sinh và không có vật chủ chuyên biệt.
Là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh trên cá nuôi biển, đặc biệt ở vùng Nhiệt đới. Cá bị
nhiễm bệnh thường cọ vào đáy hoặc thành của lồng nuôi, cá biếng ăn và trở nên lờ đờ.
Nếu sau đó không chữa trị kịp thời thì mắt cá trở nên đục và có các đốm trắng cũng như
những chỗ lở loét nhỏ có thể xuất hiện trên vảy. Sự tiến triển của bệnh sẽ nhanh, cá có thể
chết trong vòng 2 đến 3 ngày.
2.3.2 Bệnh chùy trùng (Trypanosomosis):

Hình 2.3.2: cấu tạo của Trypanosoma
( Trích />Đặc điểm: trùng hình dãi dài, kích thước 1,2-4,6 x 3,8-5,4 µm. Có sinh 1 mao thể,1
tiêm mao ngắn,1 màng cuốn với 5- 6 nếp gấp không đều nhau và có phần lộ ra ngoài cơ
thể. Chiều dài tiêm mao là 7- 17 µm. Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi. Kí chủ trung
gian là đỉa cá, giai đoạn ấu trùng sống trong ruột đỉa, giai đoạn trưởng thành sống trong
máu cá.
12 
 


Là bệnh gây ra bởi Trypanosoma sp.. Dấu hiệu bệnh là cá bị hôn mê, mất tập
trung, mù mắt và chết. Mắt cũng có thể bị lồi và bị xuất huyết bên trong, đồng thời xuất
hiện vùng lở loét xuất huyết và vùng ăn mòn trên da. Bên trong, thận căng to và tình
trạng thiếu máu xảy ra, kết quả làm cho cá chết với tỷ lệ cao. Khi kiểm tra bằng kính hiển
vi thấy rất nhiều Trypanosoma sp. trong máu và mô.

2.3.3 Bệnh Sán lá mang

Hình 2.3.3: Sán lá mang ký sinh trên mang cá Chẽm
( Trích />Đặc điểm: Sán có dạng dẹp, chiều dài cơ thể từ 0.4-1 mm; lúc còn nhỏ có màu
trắng nhạt và vận động rất hoạt bát. Khi vận động, trùng lộ rõ 4 thuỳ đầu của trùng trong
đó có 4 đôi tuyến đầu tiết chất nhờn phá hoại tổ chức tạo điều kiện cho trùng bám lên
mang cá. Phía sau cơ thể có đĩa bám, chính giữa đĩa bám có một đôi móc giữa; xung
quanh đĩa bám có 7 đôi móc rìa, vì thế thường có tên gọi là sán lá đơn chủ 16 móc.
Ký sinh trên da và mang của cá nhưng chủ yếu là mang. Sán hút máu và phá hoại
cấu trúc của mang, gây nên hiện tượng viêm loét. Do bị kích thích nên mang cá tiết ra
13 
 


nhiều nhớt có màu trắng đục, mang nhợt nhạt và có màu trắng từng vùng, có hiện tượng
sưng, phù nề; cá nổi đầu và bơi lội chậm chạp, cơ thể thiếu máu, cá gầy yếu có thể gây
chết từ rải rác tới hàng loạt nhất là đối với cá hương, cá giống.
2.3.4 Rận cá

Hình 2.3.4: Rận cá dưới kính hiển vi.
( Trích />Đặc điểm:Bệnh này do một số loài giáp xác thuộc giống Argulus gây nên. Trùng
có chiều dài từ 4-8 mm. Màu sắc giống ký chủ hình dạng giống con rận nên còn gọi là rận
cá. Mặt bụng phía đầu của rận có một đôi giác hút để bám chặt vào da cá và một gai
miệng để chọc thủng da ký chủ. Phần đầu và phần ngực dính liền nhau ở phía lưng tạo
thành cái mai. Phần ngực có 4 đốt, mỗi đốt có một đôi chân bơi. Rận đẻ trứng, mỗi lần đẻ
từ 250-300 trứng. Trứng bám vào một số loại giá thể như đá và các loài thực vật thủy sinh.
14 
 



Rận sống ký sinh trên da, vây, xoang miệng và mang cá. chúng hút máu và tiết
chất độc nên làm cho da cá bị tổn thương và sưng đỏ, tạo điều kiện cho các loại mầm
bệnh khác như vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng tấn công.
2.3.5 Trùng mỏ neo

Hình 2.3.5: Trùng mỏ neo chụp dưới kính hiển vi
( Trích />Đặc điểm: Bệnh này do một số loài giáp xác thuộc giống Lernaea gây nên. Cơ thể
dài từ 6-12 mm. Con đực nhỏ hơn con cái. Đầu có đôi sừng có hình dạng giống mỏ neo
đâm sâu vào cơ thể ký chủ. Sau khi giao phối, con đực sống tự do trong nước vài ngày rồi
chết trong khi con cái lại sống ký sinh trên cá. Trùng đẻ trứng vào trong nước, trứng nở ra
ấu trùng bơi lội tự do trong nước và phải trải qua nhiều lần lột xác mới trở thành con
trưởng thành
15 
 


Trùng ký sinh trên toàn bộ phần phía ngoài cơ thể cá như da, vây, đuôi, mắt, mũi,
xoang miệng và mang, hút chất dinh dưỡng và gây nên những vết thương chảy máu. Cá
bệnh thường gầy yếu, ngứa ngáy, ăn kém, bơi lội chậm chạp. Ngoài ra các vết thương còn
là nơi xâm nhập và tấn công của một số mầm bệnh khác như vi khuẩn, nấm … làm cho
bệnh ngày càng năng hơn.
2.3.6 Trùng bánh xe :

3
Hình 2.3.6: Trùng bánh xe chụp dưới kính hiển vi
( Theo />Đặc điểm: Bệnh do một số loài trùng bánh xe thuộc giống Trichodina. Trùng có
dạng hình tròn, đường kính từ 40-56m. Khi vận động chúng quay tròn cơ thể như bánh
xe nên gọi là trùng bánh xe. Chúng bám vào cơ thể cá nhờ đĩa bám. Sinh sản vô tính bằng
cách phân đôi và sự sinh sản diễn ra quanh năm. Sau khi rời cơ thể cá trùng có thể sống tự
do trong nước được 1-1,5 ngày. Đây là nguyên nhân khiến cho bệnh lây lan từ cá thể này

sang cá thể khác.
Trùng ký sinh trên các loài cá nước ngọt, lợ, mặn. Vị trí ký sinh là ở da, mang, vây.
Một số loài ký sinh trong xoang miệng và bàng quang. Khi mới bị bệnh da cá tiết ra nhiều
nhớt màu trắng đục. Màu da cũng chuyển qua màu xám. Cá có cảm giác ngứa ngáy và
thường nổi đầu lên mặt nước. Khi cá bị bệnh nặng một số lượng lớn trùng bánh xe bám
16 
 


gần kín bề mặt của mang khiến cá bị ngộp do không lầy đủ lượng oxy cung cấp cho cơ
thể. Ngoài ra chúng còn phá hủy cấu trúc của mang nên mang ngày càng mất dần chức
năng hô hấp. Do mang bị kích thích nên tiết ra nhiều nhớt màu trắng đục. Cá bị bệnh nặng
sẽ không định được hướng bơi, lật bụng, chìm xuống đáy ao rồi chết.
2.3.7 Đĩa cá:
Đặc điểm: dài ngắn khác nhau tùy loài và cũng thường thay đổi. Đĩa cá dài trên
30mm, rộng 3,9mm, chiều dài thường dài gấp 10-11 lần chiều rộng. Cơ thể có dạng hình
trụ nhỏ ở phía trước, lớn dần ở phía sau, hơi dẹp lưng bụng, màu sắc thay đổi tủy theo
da của ký chủ, thường là màu nâu đen.
Đĩa cá kí sinh ở da, xoang miệng của cá, làm ảnh hưởng đén sinh trưởng, đãi hút
máu làm cho da cá bị chảy máu, viêm loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn , nấm, kí sinh
trùng Trypanosoma ký sinh gây bệnh. Khi cá bị bệnh, ca sóc cảm giác ngứa ngáy, vận
động không bình thường.

Hình 2.3.7: Đĩa cá ký sinh trong miệng cá chẽm.
( Trích />
2.4 Tổng quan về phương pháp nghiên cứu KST trên cá
17 
 



×