Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu thành phần loài ký sinh trùng trên cá dầy cyprinus centralus tại thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------

TRƯƠNG THỊ HOA

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI KÝ SINH
TRÙNG TRÊN CÁ DẦY Cyprinus centralus
TẠI THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP
Chun ngành: Ni trồng thuỷ sản
Mã số: 60.62.70
Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Quang Tề

HÀ NộI - 2008

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 12 năm 2008

Trương Thị Hoa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i




LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Thuỷ sản, Ban
Giám hiệu trường ðại học Nơng Lâm - ðại học Huế đã tạo điều kiện cho tơi tham
gia và hồn thành chương trình cao học tại trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội và
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phịng Thơng tin - ðào tạo và Hợp tác quốc tế
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, khoa Sau đại học trường ðại học Nơng
Nghiệp Hà Nội ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi ñể giúp tôi ñạt ñược kết quả học tập
tốt.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn - TS. Bùi Quang Tề - đã tận
tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Qua đây, tơi cũng xin chân thành cảm ơn Dự án FIBOZOPA đã tài trợ cho
tơi một phần kinh phí cho khố học này.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình và đồng nghiệp, đã ln
giúp đở, ủng hộ và động viên tơi trong suốt thời gian tham gia khố học cũng như
hồn thành tốt luận văn này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2008

Trương Thị Hoa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN............................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................ii
MỤC LỤC.....................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................vi
PHẦN 1. MỞ ðẦU ........................................................................................1
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................3
2.1. Một số ñặc ñiểm sinh học của cá dầy..................................................3
2.1.1. Hệ thống phân loại........................................................................3
2.1.2. Phân bố .........................................................................................3
2.1.3. Tính ăn..........................................................................................4
2.1.4. Sinh trưởng ...................................................................................4
2.1.5. Sinh sản ........................................................................................5
2.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới và Việt Nam..5
2.2.1. Trên thế giới .................................................................................5
2.2.2. Ở Việt Nam...................................................................................8
2.3. Những tác hại do ký sinh trùng gây ra trên cá................................10
2.4. Tình hình nhiễm ký sinh trùng (chủ yếu là Trematoda) có nguồn
gốc từ cá truyền sang người......................................................................12
PHẦN 3. ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................. 14
3.1. ðối tượng, thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu...................................14
3.1.1. Vật liệu ....................................................................................... 14
3.1.2. ðối tượng.................................................................................... 14
3.1.3. Thời gian..................................................................................... 14
3.1.4. ðịa ñiểm ..................................................................................... 14
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................14
3.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................15
3.3.1. Dụng cụ, hóa chất cần thiết để giải phẫu và nghiên cứu ký sinh
trùng cá................................................................................................. 15
3.3.2. Phương pháp thu mẫu và giải phẩu cá ......................................... 15
3.3.2.1. Thu mẫu................................................................................. 15

3.3.2.2. Kỹ thuật giải phẫu cá............................................................. 16
3.3.3. Thu mẫu và nghiên cứu ngoại ký sinh trùng................................ 17
3.3.4. Thu mẫu và nghiên cứu nội ký sinh trùng ................................... 18
3.3.5. ðịnh hình, bảo quản và làm tiêu bản ký sinh trùng...................... 19
3.3.5.1. Bào tử sợi - Myxosporea........................................................ 20
3.3.5.2. Trùng lông Ciliophora ........................................................... 20
3.3.5.3. Sán lá ñơn chủ - Monogenea.................................................. 21
3.3.5.4. Sán lá - Aspidogastrea........................................................... 21

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


3.3.5.5. Ấu trùng sán lá song chủ - Trematoda ................................... 21
3.3.5.6. Giáp xác – Crustacea ............................................................ 22
3.3.6. Phân loại ký sinh trùng................................................................ 22
3.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................23
3.4.1. Cường ñộ nhiễm ......................................................................... 23
3.4.2. Tỷ lệ nhiễm................................................................................. 23
3.4.3. Dùng phần mền Excel và SPSS ñể xử lý số liệu.......................... 23
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 24
4.1. Số lượng, chiều dài và khối lượng của cá kiểm tra .........................24
4.2. Thành phần loài ký sinh trùng trên cá dầy......................................24
4.3. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái của các loài KST trên cá dầy
.....................................................................................................................27
4.3.1. Loài Myxobolus koi Kudo, 1919 ................................................. 27
4.3.2. Loài Trichodina jadranica Raabe, 1958...................................... 28
4.3.3. Loài Ichthyophthyrius multifiliis Fouquet, 1876.......................... 29
4.3.4. Loài Dactylogyrus minutus Kuulwiec, 1927 ............................... 31
4.3.5. Loài Dactylogyrus magnihamatus Achmerov, 1952.................... 33
4.3.6. Loài Gyrodactylus ctenopharyngodontis A.Gussev, 1962........... 35

4.3.7. Loài Aspidogaster limacoides Diesing, 1835 .............................. 36
4.3.8. Metacercaria của Centrocestus formosanus Nishigori, 1924 ....... 38
4.3.9. Loài Argulus japonicus Thiele, 1900 .......................................... 39
4.3.10. Loài Alitropus typus Edwards, 1840.......................................... 41
4.4. Tỷ lệ nhiễm và cường ñộ nhiễm ký sinh trùng trên cá dầy............43
4.4.1. Tỷ lệ nhiễm KST trên cá và trên các cơ quan kiểm tra ................ 43
4.4.2. Tỷ lệ nhiễm và cường ñộ nhiễm các loài KST bắt gặp trên cá dầy
............................................................................................................. 45
4.4.2.1. Tỷ lệ nhiễm KST trên cá dầy giai ñoạn cá hương, cá giống và
cá thịt NN ........................................................................................... 45
4.4.2.2. Tỷ lệ nhiễm KST trên cá dầy giai ñoạn cá thịt NN và cá thịt NL
........................................................................................................... 46
4.4.2.3. Cường ñộ nhiễm KST ñơn bào trên cá dầy............................. 48
4.4.2.4. Cường ñộ nhiễm ký sinh trùng ña bào trên cá dầy ................. 49
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ........................................................... 52
5.1. Kết luận ...............................................................................................52
5.2. ðề nghị .................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54
Tiếng Việt ...................................................................................................54
Tiếng Anh ...................................................................................................56
Tiếng Nga....................................................................................................58
PHỤ LỤC..................................................................................................... 60

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Từ gốc


KST

Ký sinh trùng

TLN

Tỷ lệ nhiễm

CðN

Cường độ nhiễm

CðNTB

Cường độ nhiễm trung bình

CQKS

Cơ quan ký sinh

Trùng/TT

Trùng/thị trường 10x10

FIBOZOPA

Fish borne zoonotic parasites

Cá thịt NN


Cá thịt nuôi trong môi trường nước ngọt

Cá thịt NL

Cá thịt nuôi trong môi trường nước lợ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Số lượng, chiều dài và khối lượng cá kiểm tra .............................. 24
Bảng 4.2. Thành phần loài ký sinh trùng trên cá dầy .................................... 26
Bảng 4.4. Cường ñộ nhiễm KST ña bào trên cá dầy ..................................... 50

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Cá dầy Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994 ............................3
Hình 3.1. Giải phẫu cá. ................................................................................. 16
Hình 4.1. Hình dạng của Myxobolus koi ....................................................... 28
Hình 4.2. Hình dạng của Trichodina jadranica (mẫu nhuộm AgNO3 thu trên
mang cá dầy) ................................................................................................ 29
Hình 4.3. Hình dạng cuả Ichthyophthyrius multifiliis (mẫu tươi, thu trên cá
dầy) .............................................................................................................. 30
Hình 4.4. Hình dạng của Ichthyophthyrius multifiliis.................................... 31
Hình 4.5. Hình dạng của Dactylogyrus minutus (thu trên mang cá dầy) ....... 32
Hình 4.6. Hình dạng móc và gai giao phối của Dactylogyrus minutus .......... 32
Hình 4.7. Hình dạng của Dactylogyrus magnihamatus (thu trên mang cá dầy)
..................................................................................................................... 34
Hình 4.8. Hình dạng móc và gai giao phối của Dactylogyrus magnihamatus34
Hình 4.9. Hình dạng của Gyrodactylus ctenopharyngodontis ....................... 36

Hình 4.10. Hình dạng của Aspidogaster limacoides thu trong ruột cá dầy ... 37
Hình 4.11. Hình dạng của Aspidogaster limacoides (theo A. donicum Popov,
1926) ............................................................................................................ 37
Hình 4.12. Hình dạng Metacercaria của Centrocestus formosanus ............... 39
Hình 4.13. Hình dạng của Argulus japonicus................................................ 40
Hình 4.14. Hình Argulus japonicus Thiele, 1900.......................................... 41
Hình 4.15. Hình dạng Alitropus typus (mẫu tươi thu trên da cá dầy)............. 42
Hình 4.16. Alitropus typus Edwards, 1840.................................................... 43
Hình 4.18. ðồ thị tỷ lệ nhiễm KST trên cá dầy ở giai ñoạn cá hương, cá giống
và cá thịt NN ................................................................................................ 46
Hình 4.19. ðồ thị tỷ lệ nhiễm KST trên cá dầy ở giai đoạn cá thịt NN và cá thịt
NL ................................................................................................................ 47
Hình 4.20. ðồ thị cường ñộ nhiễm KST ñơn bào trên cá dầy........................ 48

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi


PHẦN 1. MỞ ðẦU
Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải miền Trung, có hệ thống đầm phá ven
biển rộng lớn, với diện tích khoảng 22.000 ha. ðây là hệ ñầm phá lớn nhất ðông
Nam Á, bao gồm hệ thồng ñầm phá Tam Giang, Cầu Hai, Lăng Cô chạy dọc suốt 5
huyện ven biển Thừa Thiên Huế, từ Phong ðiền ñến Phú Lộc. Hệ ñầm phá Thừa
Thiên Huế có ñiều kiện tự nhiên thuận lợi cho nhiều loài thủy sinh vật phát triển,
một lợi thế cho các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản phát
triển mạnh [16].
Cá dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994) phân bố khá rộng ở khu
vực duyên hải miền Trung và tập trung nhiều ở các thuỷ vực nội ñịa tỉnh Thừa
Thiên Huế. Cá dầy là một trong những loài cá kinh tế của vùng đầm phá Thừa Thiên
Huế. Cá dầy có thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao trên thị trường và ñược người
dân ñịa phương ưa chuộng [12]. Trước đây, nhiều hộ ni cá trong khu vực đã khai

thác nguồn giống cá dầy ngồi tự nhiên đưa vào ni trong ao nhằm làm tăng thu
nhập và đa dạng đối tượng ni. Tuy nhiên, việc khai thác giống ngồi tự nhiên
khơng ổn định và khơng chủ động cho người ni [13]. Do đó, nghiên cứu sinh sản
nhân tạo cá dầy thành cơng đã tạo tiền đề cho việc phát triển ni đối tượng này, làm
đa dạng đối tượng ni. Hiện nay, cá dầy đang được ni khá phổ biến tại Thừa
Thiên Huế, chúng đang được ni ở cả mơi trường nước lợ và nước ngọt [14].
Khi nghề nuôi cá dầy phát triển thì bệnh cá là một trong những vấn đề cần
phải nghiên cứu bởi vì bệnh ln là nguy cơ lớn trong nghề nuôi thuỷ sản. Trong các
tác nhân gây bệnh trên cá, ký sinh trùng là một trong những tác nhân phổ biến nhất.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa là điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng
phát triển. Thành phần giống loài ký sinh trùng trong tự nhiên rất nhiều và chúng gây
ra nhiều bệnh trên cá. Hơn nữa một số bệnh do ký sinh trùng gây ra có ảnh hưởng lớn
tới sức khoẻ con người và ñộng vật. Bệnh ký sinh trùng làm cá tăng trưởng chậm, ảnh
hưởng ñến chất lượng sản phẩm thuỷ sản và có thể gây chết hàng loạt cho cá nuôi,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


gây thiệt hại lớn đến nghề ni thuỷ sản [6]. Cho ñến nay, nhiều nhà nghiên cứu ñã
tiến hành ñiều tra nghiên cứu ký sinh trùng trên 110 loài cá kinh tế trong tổng số 544
lồi cá nước ngọt, đã xác định và mơ tả được 373 lồi ký sinh trùng [6]. Những kết
quả nghiên cứu thu ñược trong lĩnh vực nghiên cứu ký sinh trùng trên cá không chỉ có
ý nghĩa khoa học, góp phần vào việc nghiên cứu khu hệ ký sinh trùng mà cịn có ý
nghĩa thực tiễn trong việc phòng trị một số bệnh do chúng gây ra [19].
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu về thành phần lồi
và mức độ nhiễm ký sinh trùng trên cá dầy. Do đó, nghiên cứu ký sinh trùng trên cá
dầy là công việc cần thiết nhằm xác định thành phần lồi ký sinh trùng, cường ñộ
nhiễm và tỷ lệ nhiễm của chúng trên cá làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp
phịng trị bệnh ký sinh trùng trên cá dầy, góp phần vào việc phát triển ni cá dầy ổn
định và bền vững.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, ñược sự ñồng ý của trường ðại học Nơng
nghiệp Hà Nội, phịng Thơng tin - ðào tạo và Hợp tác quốc tế Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng Thuỷ sản I, giáo viên hướng dẫn, chúng tơi thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu thành phần lồi ký sinh trùng trên cá dầy Cyprinus centralus tại Thừa
Thiên Huế”.

Mục tiêu của đề tài
- Xác định thành phần lồi ký sinh trùng trên cá dầy
- Xác ñịnh tỷ lệ nhiễm và cường ñộ nhiễm ký sinh trùng trên cá dầy

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số ñặc ñiểm sinh học của cá dầy
2.1.1. Hệ thống phân loại
Hệ thống phân loại của cá dầy như sau [16], [22]
Lớp cá xương Osteichthyes
Bộ cá chép Cypriniformes
Họ cá chép Cyprinidea
Giống cá chép Cyprinus
Lồi cá dầy Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994

Hình 2.1. Cá dầy Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994
2.1.2. Phân bố
Cá dầy hay còn gọi là cá hom (Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994) có
vùng phân bố hẹp, từ Quảng Bình ñến các tỉnh miền Nam Trung Bộ, ñặc biệt tập
trung nhiều ở ñầm phá Thừa Thiên Huế. Hiện nay cá Dầy là lồi cá bản địa của Việt
Nam, trên thế giới chưa phát hiện loài cá này [12], [16].


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


Theo các thuỷ vực nước thì cá dầy phân bố trong các sông, tập trung nhiều ở
các thuỷ vực nước ngọt ven biển, nơi có độ mặn cao nhất khoảng 11‰, là lồi cá có
khả năng phát triển tốt ở môi trường nhạt muối. Sản lượng cá khá cao ở ñầm phá
Thừa Thiên Huế khi ñộ muối ở ñây giảm do lũ [12], [16].
2.1.3. Tính ăn
Cá dầy ăn tạp, chúng ăn các loại thức ăn như: mùn bã hữu cơ, thực vật bậc
cao, thực vật bậc thấp, ñộng vật ñáy (giun nhiều tơ, ấu trùng côn trùng, giáp
xác,…). Ở mỗi giai đoạn khác nhau, thành phần thức ăn có sự khác nhau. Ở giai
đoạn cá có kích thước nhỏ hơn 10 cm, thức ăn chủ yếu là các lồi động vật khơng
xương sống cỡ nhỏ, khơng thấy lồi thực vật lớn trong ống tiêu hố. Nhóm có kích
thước từ 10 - 30 cm có phổ thức ăn rộng hơn. Nhóm cá cỡ lớn từ 30 – 40 cm thành
phần thức ăn chủ yếu là ñộng vật ñáy và thực vật bậc cao có sẵn trong mơi trường
[14], [16].
2.1.4. Sinh trưởng
Cá dầy có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Chúng phát triển tốt ở các thuỷ vực
có độ mặn trong khoảng 0,2 – 7,0‰. Khi ñộ mặn tăng, cá kém ăn, chậm lớn, gầy
dần, sau đó nổ mắt và chết [12].
Sinh trưởng về chiều dài và trọng lượng của cá không ñồng nhất trong thời
gian ñầu của ñời sống. Ở nhóm tuổi thấp (0+; 1+) cá chủ yếu tăng nhanh về chiều
dài. Khi đạt đến một kích thước nhất định với tuổi cao (2+; 3+) cá tăng trưởng về
chiều dài chậm lại nhưng trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Tốc ñộ tăng trưởng theo
chiều dài của cá giảm theo tuổi, tuy nhiên khối lượng của cá trong những năm sau
tăng khá nhanh, nhất là ñối với cá cái [12], [16].
Trong tự nhiên cá thuộc loại cỡ trung bình có chiều dài từ 10 - 42 cm, tương
ñương trọng lượng khoảng 30 – 1400 g cá biệt có những cá thể có đạt trọng lượng
3 - 5 kg. Cá 1+ có kích thước 20 - 30 cm và có trọng lượng 300 - 600 g/con [12].


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


Cá dầy ni ở những vùng có mơi trường sinh thái khác nhau cho kết quả
tăng trọng khác nhau. Ở những thuỷ vực vùng ven ñầm phá, nơi bị ảnh hưởng nhẹ
của nước biển, cá có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cá nuôi ở những khu vực
khác. Tốc độ tăng trưởng của cá ni bằng các loại thức ăn khác nhau có sự sai
khác rõ rệt, trong đó, ni cá bằng thức ăn tự chế biến từ ốc, hến, chít chít, trìa,...
cho tốc độ tăng trọng cao hơn thức ăn công nghiệp [14].
2.1.5. Sinh sản
Cá dầy là lồi cá nhiệt đới nên có tuổi sinh sản nhỏ. Ở tuổi 1+ (dài khoảng 25
cm, nặng 300 g/con) ñã chín muồi sinh dục và có thể tham gia đàn sinh sản, tuy
nhiên ñộ tuổi sinh sản chủ yếu nằm trong nhóm 2+ - 3+ tuổi [16].
Trong tự nhiên cá dầy thường đẻ vào những ngày có mưa lớn, nhiệt ñộ và
các yếu tố sinh thái môi trường thay ñổi nhanh chóng. Khi gặp điều kiện thuận lợi,
cá dầy cũng có thể tự đẻ ngay cả khi khơng có cá ñực. Ngoài ra vào mùa sinh sản
nếu nhốt cá dầy trong ao nước tĩnh lâu ngày khi cấp nước mới vào ao cũng có thể
kích thích cá tự đẻ trong ao. Cá dầy là lồi cá đẻ trứng dính, giá thể thích hợp là các
loại cỏ thuỷ sinh mọc trong các khu ruộng trũng hoặc ven ao. Trứng cá dầy sau khi
đẻ và được thụ tinh có màu hồng ngọc, trong suốt và nhỏ hơn nhiều so với trứng cá
chép [12], [13].
Sức sinh sản tuyệt đối có thể đạt trung bình 127.152,8 tế bào trứng/cá thể. Sức
sinh sản tương đối có thể đạt 222 tế bào trứng/g trọng lượng cơ thể. Cá dầy ñẻ trứng
kéo dài, phân ñợt trong năm và ñẻ nhiều lần trong suốt ñời sống. Thời gian ñẻ trứng
của cá chủ yếu từ tháng 3 ñến tháng 8, ñẻ rộ vào tháng 5 và tháng 7 [16].

2.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Trên thế giới
Liên Xô cũ là nước có nhiều nhà khoa học nghiên cứu ký sinh trùng ở cá
sớm nhất và toàn diện nhất. Viện sỹ V.A.Dogiel (1882 - 1956) là người đầu tiên đặt

nền móng cho nghiên cứu ký sinh trùng cá [51]. Năm 1929, ông ñưa ra “Phương

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


pháp nghiên cứu ký sinh trùng cá” ñã mở ra một hướng mới cho nhiên cứu về khu
hệ ký sinh trùng trên cá và các loại bệnh cá do ký sinh trùng gây ra. Tiếp bước viện
sỹ V.A.Dogiel, vào năm 1962, viện sỹ Bychowsky và các cộng sự xuất bản cuốn
“Bảng phân loại ký sinh trùng của cá nước ngọt Liên Xơ”, trong đó tác giả đã mơ tả
1.211 lồi ký sinh trùng của khu hệ cá nước ngọt Liên Xơ cũ.
Tiếp tục những năm 1984, 1985, 1987 cơng trình nghiên cứu khu hệ ký sinh
trùng cá nước ngọt Liên Xơ đã xuất bản thành 2 phần gồm 3 tập do O.N.Bauer là
chủ biên chính, S.S.Schulman chủ biên tập 1 [47], A.V. Gussev chủ biên tập 2 [48]
và O.N.Bauer chủ biên tập 3 [46]. Cơng trình đã mơ tả hơn 2000 loài ký sinh trùng
của 233 loài cá thuộc 25 họ cá nước ngọt Liên Xô.
Ở Tiệp Khắc, năm 1992, Jirí Lom và Iva Dyková đã xuất bản cuốn “Ký sinh
trùng ñơn bào (Protozoa) của cá”. Các tác giả này cho biết hiện nay có xấp xỉ 2.420
lồi ký sinh trùng đơn bào ở cá, trong đó có nhiều lồi gây nguy hiểm cho cá nuôi
nước ngọt và cá nuôi nước biển. Cuốn sách ñã giới thiệu phương pháp nghiên cứu
và hệ thống phân loại của 7 ngành ký sinh trùng đơn bào ở cá gồm có ngành trùng
roi (Mastigophora), ngành Opalinata, ngành Amip (Amoebae), ngành trùng bào tử
(Apicomplexa), ngành vi bào tử (Mycrospora), ngành bào tử (Myxozoa), ngành
trùng lông (Ciliophora) [37].
Ở Nhật Bản, năm 1989, Nagasawa K. Awakura T. và Urawa S. đã tổng kết
các cơng trình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá nước ngọt ở Hokkaido - Nhật Bản
và đã xác định được 96 lồi ký sinh trùng bao gồm Protozoa 21 loài; Monogenea 11
loài; Trematoda 22 loài; Cestoda 10 loài; Nematoda 15 loài; Acanthocephala 7 loài;
Mollusca 2 loài; Copepoda 6 loài; Branchiura 1 loài; Isopoda 1 lồi và 38 lồi
chưa xác định đến lồi [39].
Ở Châu Mỹ, Hoffman G.L (1998) đã tổng kết các cơng trình nghiên cứu ký

sinh trùng cá nước ngọt ở Bắc Mỹ trên 416 lồi cá đã xác định được 19 ngành thuộc
4 giới: sinh vật nhân nguyên thủy, ñộng vật nguyên sinh, nấm, động vật đa bào [32].

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


Một số nước khu vực ðơng Nam Á đã có các nghiên cứu ký sinh trùng cá từ
ñầu thế kỷ 20 nhưng chưa nghiên cứu tồn diện các nhóm ký sinh trùng mà thường
chỉ nghiên cứu theo từng nhóm ký sinh trùng như sán lá song chủ, sán lá ñơn chủ
hoặc ký sinh trùng ở một vài loài cá [24].
Tại Thái Lan cơng trình nghiên cứu đầu tiên về bệnh ký sinh trùng cá nuôi là
của C.B.Wilson. Năm 1926,1927, 1928 ơng đã thơng báo về hiện tượng hai lồi rận
cá thuộc giống Argulus ký sinh trên cá nước ngọt [24]. Theerawoot Lerssuthichawal
(1997) ñã nghiên cứu sán lá ñơn chủ ký sinh trên cá trê ở Thái Lan. PaiboonYutisri; Apirum- Thuhanruksa (1985) khi ñiều tra khu hệ ký sinh trùng của
một số loài cá tự nhiên ở một số vùng của Thái Lan đã phát hiện 16 lồi ký
sinh trùng trong đó ơng đã xác định được 3 lồi ngoại ký sinh trùng và 13 loài
nội ký sinh trùng trên cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus) [40].
Ở Indonesia, Louis Bovien (1926, 1927, 1933) ñã nghiên cứu sán dây, sán lá
song chủ và giun đầu gai trên cá nước ngọt ở Java, ơng đã mơ tả một giống mới và
một lồi mới đó là Djombangia penetrans tìm thấy trên cá trê trắng (Clarias
batrachus); Isoparorchis eurytremum ở cá Wallago attu. Nhà khoa học người ðức
là Alfred L. Buschkiel (1932, 1935) ñã nghiên cứu ký sinh trùng đơn bào
(Ichthyophtyrius multifiliis) trên một số lồi cá nước ngọt ở Indonesia [24].
Ở Malaysia, từ năm 1961 – 1973, J.I. Furtado và C.H. Fernanda đã có báo
cáo về phân loại và hình thái một số giun sán ký sinh trên cá nước ngọt Malaysia.
ðến những năm 1978, 1992, Leong Tak-Seng ñã nghiên cứu ký sinh trùng ña bào
trên một số loài cá nước mặn. Mohamed Shariff (1980, 1985, 1992) nghiên cứu ký
sinh trùng trên cá rô phi và một số lồi cá ni trong bể kính. Susan Lim Lee-Hong
(1983,1985,1986,1987,1990, 1997) ñã nghiên cứu hệ thống phân loại sán lá ñơn chủ
trên cá nước ngọt ở Malaysia và ñã phát hiện ra 54 lồi sán lá đơn chủ [34], [35].

Năm 1975, ở Philippines, Carmen C. Velasquez ñã xuất bản cuốn sách “Sán
lá song chủ Trematoda ở cá Philippines” trong đó đã mơ tả 73 lồi thuộc 50 giống,
21 họ sán lá song chủ ký sinh trên 27 họ cá của Philippines [30]. Các tác giả như

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


Arthur, J.R. Lumanlan-May, S. khi tổng kết nghiên cứu ký sinh trùng trên cá ở
Philippines ñã ñiều tra xác ñịnh ñược 201 loài ký sinh trùng ở 172 loài cá gồm:
Apicomplexa 1 loài, Ciliophora 16 loài, Mastigophora 2 loài, Microspora 1 loài,
Myxozoa 9 loài, Trematoda 90 loài, Monogenea 22 loài, Cestoda 6 loài, Nematoda
20 loài, Acanthocephala 5 loài, Mollusca 1 loài, Branchiura 2 loài, Copepoda 21
loài và Isopoda 5 loài [23].
Ngồi ra, Ấn ðộ cũng là nước có nhiều nhà nghiên cứu ký sinh trùng trên cá.
Năm 1967, Gupta ñã nghiên cứu ký sinh trùng ñơn bào và giun sán ký sinh trên cá
[28]. A.V. Gussev (1976) ñã nghiên cứu khu hệ sán lá đơn chủ ở 37 lồi cá nước
ngọt Ấn ðộ và đã phân loại được 57 lồi sán lá đơn chủ trong đó có 40 lồi mới
[31]. Ở Banglades, A.T.A. Ahmed và M.T. Ezaz (1997) ñã nghiên cứu ký sinh trùng
của 17 lồi cá da trơn, đã xác định được 69 lồi giun sán ký sinh bao gồm
Monogenea 1 loài, Trematoda 24 loài, Cestoda 10 loài, Nematoda 28 lồi,
Acanthocephala 6 lồi [23].
2.2.2. Ở Việt Nam
Người đầu tiên nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam là nhà ký sinh trùng
học người pháp Albert Billet (1856 - 1915). Ơng đã mơ tả lồi mới đó là sán lá song
chủ Distomun hypselobagri (1898) ký sinh trong bóng hơi cá nheo Việt Nam. P.
Chevey và J. Lemasson (1936) ñã nghiên cứu trùng mỏ neo Lernaea carassii Tidd,
1933 trên cá chép nuôi [24]. ðến năm 1961 - 1976, P.G.Mamaev, U.L.Paruchin,
nghiên cứu ký sinh trùng trên 60 loài cá của vịnh Bắc Bộ đã xác định được 190 lồi
giun, sán ký sinh, trong đó đã mơ tả được 9 giống và 37 lồi mới đối với khoa học.
Người Việt Nam đầu tiên có những cơng trình nghiên cứu qui mơ và đầy ñủ

nhất về ký sinh trùng cá là Hà Ký. Năm 1968 - 1971, khi ñiều tra ký sinh trùng trên
16 lồi cá kinh tế ở Bắc Bộ, Việt Nam, ơng ñã xác ñịnh ñược 120 loài ký sinh trùng
thuộc 48 giống, 37 họ, 26 bộ và 10 lớp, trong đó Mastigophora có 2 lồi, Myxozoa
18 lồi, Ciliophora 17 lồi, Monogenea 42 loài, Cestoda 4 loài, Trematoda 8 loài,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


Nematoda 12 loài, Acanthocephala 2 loài, Crustacea 15 loài. Trong đó ơng cũng đã
mơ tả 1 họ, 1 giống và 42 loài mới [52].
Năm 1976, Nguyễn Thị Muội và ctv ñã nghiên cứu giun ñầu gai trên cá
thuộc vùng ñồng bằng Bắc Bộ, đã phân loại được 9 lồi ký sinh trên 12 lồi cá [9].
Từ năm 1981-1985 cơng trình nghiên cứu: “Khu hệ ký sinh trùng ở 20 loài cá nước
ngọt ở miền Trung và Tây Nguyên” của Nguyễn Thị Muội và ðỗ Thị Hồ, đã phát
hiện và phân loại được 117 lồi ký sinh trùng, trong đó lớp sán lá đơn chủ chiếm số
lượng lồi đáng kể [9]. Tiếp theo là cơng trình nghiên cứu “Thành phần ký sinh
trùng trên một số lồi cá biển có giá trị kinh tế tại Phú Khánh - Khánh Hoà” của
nguyễn Thị Muội và ðỗ Thị Hịa (1978 - 1980). Cơng trình này đã phát hiện được
80 lồi ký sinh trùng ký sinh trên cá biển.
Năm 1984, Bùi Quang Tề ñã nghiên cứu và phân loại đuợc 15 lồi ký sinh
trùng trên Cá Trê đen, 10 lồi ký sinh trùng trên Cá Trê vàng, 12 loài trên Cá Trê
trắng và 4 loài trên Cá Trê phi [17].
Moravec F. and O.Sey (1986 - 1991) khi nghiên cứu ký sinh trùng trên cá
nước ngọt miền Bắc Việt Nam đã xác định được 16 lồi sán lá song chủ
(Trematoda), 21 lồi giun trịn (Nematoda), 7 lồi giun đầu gai (Acanthocephala),
trong đó đã mơ tả 16 lồi, 2 giống mới đối với khoa học [38].
Lê Văn Châu và các cộng sự (1997) ñã nghiên cứu vật chủ trung gian sán lá
gan nhỏ, ñã xác ñịnh ñược 10 loài cá nhiễm metacercaria của Clonorchis và
Opisthorchis ở một số tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam [2].
Theo Bùi Quang Tề (2001) khi nghiên cứu ký sinh trùng trên 41 lồi cá kinh

tế nước ngọt ở đồng bằng sơng Cửu Long đã xác định được 157 lồi ký sinh trùng,
70 giống, 46 họ, 27 bộ thuộc 12 lớp, 8 ngành, trong đó có 121 lồi lần đầu tiên phát
hiện ñược ở Việt Nam [19].
Theo Bùi Quang Tề (2007), thành phần giống loài ký sinh trùng ở cá nước
ngọt Việt Nam rất phong phú. Thành phần giống loài ký sinh trùng trên cá nước
ngọt nhiều nhất là lớp sán lá đơn chủ Monogenea, gặp 103 lồi, chiếm 28,14% tổng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


số lồi ký sinh trùng phát hiện được, tiếp theo là lớp Myxosporia gặp 46 loài
(12,57%); lớp Nematoda gặp 45 loài (12,3%); lớp Trematoda gặp 45 loài (12,3%);
lớp Oligohymenophorea gặp 35 loài (9,65%); lớp Maxillopoda gặp 26 loài (7,1%);
lớp Acanthocephala gặp 18 loài (4,92%); lớp Cestoides gặp 16 loài (4,37%); cịn 10
lớp khác số lượng lồi ký sinh trùng gặp ít hơn (tổng cộng 32 loài). Trong tổng số
373 loài ký sinh trùng thì phần lớn chúng có chu kì phát triển trực tiếp không qua
vật chủ trung gian (242 lồi, chiếm 64,75%) [6].
ðến nay đã nghiên cứu ký sinh trùng ở 110 loài cá nước ngọt và nước lợ
thuộc 59 giống, 31 họ. Các kết quả nghiên cứu ñã xác định được 373 lồi ký sinh
trùng thuộc 132 giống, 83 họ, 17 lớp, trong đó đã phân loại được 78 lồi, 3 giống và
1 họ mới đối với khoa học. Ngồi ra cịn một số lồi chưa đủ tài liệu để định loại
đến lồi [6].

2.3. Những tác hại do ký sinh trùng gây ra trên cá
Nhiều loài ký sinh trùng là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm cho cá, ñặc
biệt ở giai ñoạn cá hương và cá giống. Nhiều lồi ký sinh trùng đã gây thiệt hại lớn
cho nghề ni cá như nhóm đơn bào ngoại ký sinh, sán lá ñơn chủ, giun sán, giáp
xác.
O.N.Bauer (1969, 1972) cho biết một con cá mè 2 tuổi có thể bắt gặp 10.647
cá thể Dactylogyrus. Trên cá chép cỡ 3,0 - 4,5 cm, cường độ nhiễm Dactylogyrus có

thể lên đến 20 - 30 cá thể/con làm cho cá chết [49]. Theo O.N.Bauer (1977), bệnh
Argulosis là bệnh phổ biến trên cá ở nhiều nước trên thế giới. Argulus ký sinh làm
cho cá hồi 0,1 - 1 kg chết khi cường ñộ nhiễm 100 - 200 cá thể/con. Ở Ucraina, năm
1960 bệnh Argulosis ñã làm chết gần hai triệu cá chép ở giai ñoạn cá bột ở [49].
Theo Hà Ký (1961), bệnh Lernaeosis và Dactylogyrosis ở cá mè hoa giai
ñoạn cá hương trong một số ao nhiễm bệnh 100%, khi cường ñộ nhiễm 210 - 325 cá
thể/con, cá chết 75%. Bệnh ñã làm chết 3 vạn cá mè hoa và trắm cỏ giai ñoạn cá
hương nhập từ Trung Quốc vào nuôi ở trại cá Nhật Tân - Việt Nam [7].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


Năm 1969 hàng loạt cá mè trắng cỡ 12 – 15 cm ở hợp tác xã Tứ Hiệp – Hà
Nội ñã bị chết do Lernaea ký sinh [7]. Năm 1982, trong 100 ao ni cá của tỉnh ðắc
Lắc, Bình ðịnh cá mè, cá trắm cỏ bị nhiễm Lernaea với tỷ lệ từ 70 – 80% và cường
ñộ nhiễm từ 5 – 20 cá thể/con cá [10]. Ở miền Trung, cá vàng bị Dactylogyrus ký
sinh gây ra hiện tượng chết hàng loạt, gây tổn thất lớn cho một số cơ sở ni cá
cảnh [10].
Năm 1979 bệnh ký sinh trùng đã gây chết hàng loạt cá chép ở một số hồ nuôi
cá ở Hà Nội, khi kiểm tra ký sinh trùng ở mang và da thấy có tỷ lệ nhiễm và cường
độ nhiễm Dactylogyrus rất cao lên ñến 100% và 20 - 30 cá thể/lam kính [8].
Vào những năm 1975 – 1985, Myxobolosis và Thelohanellosis thường xuyên
xảy ra trên cá chép Hungari nhập nội nuôi ở Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I,
trại cá Lạng Giang - Bắc Giang, trại cá Tiền Phong - Quảng Ninh. Bệnh ñã làm
kênh nắp mang của cá chép giống và gây chết hàng loạt [20].
ðỉa cá cũng ñã từng gây tác hại lớn cho nghề nuôi thuỷ sản. Năm 1996 –
1997, Piscicola ký sinh và làm chết khoảng 20 – 25 tấn cá rô phi ở ñầm nước lợ
Hưng Yên - Quảng Ninh [17].
Năm 1998, hàng loạt cá trắm cỏ giai ñoạn cá hương ñưa ra ni lồng ở Hồ
Núi Cốc sau 3 ngày thì chết hầu hết, nguyên nhân chính là do cá bị nhiễm ấu trùng

Centrocestus formosanus ở mang với tỷ lệ nhiễm 100%, bào nang ký sinh dày ñặc
trên tơ mang cá [19].
Một số loài cá bị nhiễm nhiều loài ký sinh trùng như cá chép gặp 65 loài, cá
mè trắng Việt Nam gặp 39 loài, cá trắm cỏ gặp 29 loài, cá trê vàng gặp 29 lồi, cá
trơi gặp 27 lồi, cá lóc gặp 25 lồi, cá lóc bơng gặp 23 lồi, cá rơ đồng gặp 22 lồi,
cá chày gặp 21 loài, cá mè hoa gặp 21 loài, cá thát lát gặp 20 loài, cá basa gặp 18
loài, ngoài ra các lồi cá khác số lượng ký sinh trùng gặp ít hơn [6].
Ở giai ñoạn cá giống thường gặp ngoại ký sinh là những ký sinh trùng ñơn
bào và ña bào có chu kỳ phát triển trực tiếp khơng qua ký chủ trung gian. Ở giai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


ñoạn cá thịt còn gặp thêm một số ký sinh trùng có chu kỳ phát triển qua nhiều giai
đoạn biến thái phức tạp và qua vật thủ trung gian [6].

2.4. Tình hình nhiễm ký sinh trùng (chủ yếu là Trematoda) có nguồn gốc
từ cá truyền sang người
Theo tổ chức y tế thế giới, ký sinh trùng có nguồn gốc từ thuỷ sản rất phổ
biến tại các nước ðông Nam Á, trong đó có Việt Nam, chúng được coi như là mối
nguy đối với sức khoẻ cộng đồng và an tồn thực phẩm trong các sản phẩm thuỷ
sản. Năm 1995, ước tính trên thế giới có khoảng 78,9 triệu người có nguy cơ nhiễm
sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis và Opithorchis viverrine. Ở Việt Nam có khoảng
7 triệu người có nguy cơ nhiễm sán lá gan và 1 triệu người ñã bị nhiễm sán lá gan
có nguồn gốc từ cá [5], [41].
Theo Arthur J.R, Bui Quang Te (2006), Việt Nam ñã ñiều tra nghiên cứu
ñuợc 373 loài ký trùng trên cá, trong đó có 143 lồi sán lá song chủ (Trematoda)
thuộc 42 họ, 90 giống. Trên cá nuớc ngọt ñã xác ñịnh ñuợc 48 loài sán lá song chủ,
cá nuớc lợ, mặn có 95 lồi sán lá song chủ ký sinh ở cá [27].
Hiện nay, có khoảng 30 lồi sán lá song chủ thuộc các giống Metagonimus,

Heterophyes,

Heterophyopsis,

Stellantchasmus,

Centrocestus,

Pygidiopsis,

Procerovum, Haplorchis và Stictodora là tác nhân gây bệnh sán lá gan và sán ruột
cho người [29].
Theo Nguyễn Văn ðề và ctv (2001) khi ñiều tra tình hình nhiễm ký sinh
trùng đường ruột và sán truyền qua thức ăn trên 526 hộ với 2.686 người tại tỉnh Hồ
Bình cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ là 5% và tỷ lệ nhiễm sán lá phổi là 1,4%
[3].
Năm 2003, Nguyễn Văn ðề và ctv ñã ñiều tra tỷ lệ nhiễm Clonorchis
sinensis trên người ở 9 tỉnh phía Bắc đã xác định được Thái Bình có tỷ lệ nhiễm
thấp nhất 0,2%, cao nhất là Nam ðịnh 26%. Sán lá gan Opisthorchis viverrini phát

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


hiện ký sinh trên người ở 3 tỉnh phía Nam là Ðà Nẵng, Ðắc Lăk, Phú n, trong đó
tỷ lệ nhiễm cao nhất là Phú Yên, từ 15,2 – 39,6% [4].
Lê Văn Châu và ctv (1997) ñã ñiều tra ở 25 huyện thuộc 7 tỉnh vùng ven
sơng Hồng thì có 20.000 người nhiễm Clonorchis sinensis, trong đó nhóm tuổi có tỷ
lệ nhiễm cao nhất là 40 – 59 tuổi [2]. Theo kết quả ñiều tra của dự án FIBOZOPA,
tại Nam ðịnh, xét nghiệm 600 chủ hộ tại hai xã Nghĩa Phú và Nghĩa Lạc huyện
Nghĩa Hưng cho thấy tỷ lệ người nhiễm sán lá ruột và sán lá gan nhỏ lên tới 65%

[1].
Theo số liệu khảo sát của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung
ương năm 2006, tồn quốc có 45 tỉnh thành bị nhiễm sán lá gan với tổng số 71.465
người bị nhiễm. Riêng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn ñã tiếp
nhận hơn 1.200 nguời nhiễm sán lá gan, trong đó có nhiều người phải cấp cứu. Tại
bệnh viện nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày cũng tiếp nhận hàng chục
nguời nhiễm sán lá gan [1].
Ngoài ra, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên có điều kiện thuận
lợi cho ký sinh trùng phát triển. Hơn nữa tập quán ăn uống, sinh hoạt chưa ñảm bảo
vệ sinh cũng là ñiều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của các bệnh giun, sán. Do
đó, bênh sán lá gan nhỏ ñã ñược phát hiện ở 21 tỉnh tại Việt Nam, tập trung ở một
số ñịa phương có tập quán ăn gỏi cá hoặc ăn cá chưa nấu chín. Những nơi có tỷ lệ
nhiễm sán lá gan nhỏ cao (từ 30 – 70%) là nơi người dân thường xuyên ăn gỏi cá
như Kim Sơn – Ninh Bình, Nghĩa Hưng – Nam ðịnh, Nga Sơn – Thanh Hoá, Ba Vì
– Hà Tây, Phú Mỹ - Bình ðịnh… [4]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13



×