Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BỆNH VÀ BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH VI KHUẨN GÂY RA TRIỆU CHỨNG LỞ LOÉT TRÊN ẾCH THÁI LAN (RANA TIGERINA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.84 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BỆNH VÀ BƯỚC
ĐẦU XÁC ĐỊNH VI KHUẨN GÂY RA TRIỆU
CHỨNG LỞ LOÉT TRÊN ẾCH THÁI LAN
(RANA TIGERINA)

NGÀNH
: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KHÓA
: 2002−2006
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ THU HẰNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2006


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BỆNH VÀ BƯỚC ĐẦU
XÁC ĐỊNH VI KHUẨN GÂY RA TRIỆU CHỨNG LỞ
LOÉT TRÊN ẾCH THÁI LAN (RANA TIGERINA)

Thực hiện bởi

Nguyễn Thò Thu Hằng

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản



Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Hữu Thònh
Lưu Thò Thanh Trúc

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2006


TÓM TẮT

Để duy trì và mở rộng nghề nuôi ếch công nghiệp đang bò tổn thất do bệnh ở
Việt Nam, đặc biệt là bệnh có nguồn gốc vi khuẩn, chúng tôi đã tiến hành điều tra
tình hình bệnh trên ếch nuôi (Rana tigerina) ở khu vực ven thành phố Hồ Chí Minh
và nghiên cứu tác nhân gây ra triệu chứng lở loét trên ếch Rana tigerina.
Kết quả điều tra tình bệnh tại 8 hộ nuôi ở Củ Chi, 8 hộ ở quận 9 và 17 hộ ở
Hóc Môn cho thấy nghề nuôi ếch chỉ mới phát triển. Bệnh xảy ra quanh năm. Và khi
ếch xuất hiện những vết loét trên lưng và chân, tỷ lệ chết ghi nhận được trong khoảng
20% và 50% trong những bể bò ảnh hưởng. Ở một vài trại, bệnh dai dẳng trong một
thời gian dài.
Gây cảm nhiễm ếch nuôi với Vibrio metschnikovii, Pseudomonas cepacia,
Xanthomonas malthophilia. Những loài này được phân lập từ ếch bệnh với các dấu
hiệu của triệu chứng lở loét. Ếch thí nghiệm được tiêm vào bắp đùi trái với nồng độ
vi khuẩn khác nhau.
Kết quả không có con ếch nào chết do nguyên nhân vi khuẩn gây nhiễm mà
chết do tập tính ăn nhau. Những kết quả này cho thấy Vibrio metschnikovii,
Pseudomonas cepacia, Xanthomonas malthophilia không gây ra triệu chứng lở loét
trên ếch.


ABSTRACT


To continue and extend the frog farming industry in Vietnam is loss through
disease, particularly due to disease of bacterial origin. We have already being
carried out surveying on status of disease of farming frog in peri – urban Ho Chi
Minh city and studying on causative agents of ulcerative syndrome in tiger frog,
Rana tigerina.
Result of the survey on status of disease of farming frog in Cu Chi, District 9,
Hoc Mon showed that farming frogs has just developed. Disease nearly always
occured all year round. And when the diseased frogs exhibited ulcerative lesions on
the skin of the dorsal surface of the body and legs, mortalities are recorded at
between 20% and 50% in affected ponds. In some farms, the disease persisted for a
long time.
Challenges of cultured frog with Vibrio metschnikovii, Pseudomonas cepacia,
Xanthomonas malthophilia. Those were isolated from diseased frogs with clinical
signs of ulcerative syndrome were carried out. Experimental frogs were injected on
the vetral left thigh with a variety of bacterial concentrations.
Result of challenge: no mortalities were observed in experimental frogs that
death occurs due to cannibalism habit of frogs. These results indicated that
V.metschnikovii, P.cepacia, X. malthophilia were not the causative agents of diseased
frogs.


CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
- Ban giám hiệu, quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh.
- Ban chủ nhiệm, quý thầy cô Khoa Thuỷ Sản đã hết lòng giảng dạy, tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian học tập. Đặc biệt là thầy
Nguyễn Hữu Thònh và cô Lưu Thò Thanh Trúc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng

tôi hoàn thành tốt quyển đề tài này.
- Cô Trần Hồng Thủy đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài.
- Các bạn cùng trường, cùng lớp đã động viên, giúp đỡ, đóng góp ý kiến để
chúng tôi hoàn thành tốt đề tài.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, nên đề tài còn nhiều thiếu sót. Rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn sinh viên.


MỤC LỤC

ĐỀ MỤC
TÊN ĐỀ TÀI
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
TÓM TẮT TIẾNG ANH
CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH ĐỒ THỊ
DANH SÁCH HÌNH ẢNH

I.
II.

GIỚI THIỆU
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1
Một Số Đặc Tính Sinh Học Của ch
2.1.1 Phânloại
2.1.2 Phân bố đòa lý và môi trường sống

2.1.3 Đặc điểm hình thái của ếch
2.1.4 Tập tính ăn
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
2.1.5.1 Mùa vụ sinh sản
2.1.5.2 Phân biệt giới tính
2.1.5.3 Tuổi động dục
2.1.5.4 Tập tính sinh sản
2.2
Tình Hình Nuôi Ếch
2.2.1 Lược sử phát triển nghề nuôi ếch
2.2.2 Những nước nuôi ếch
2.2.2.1 Trên thế giới
2.2.2.2 Tại Việt nam
2.3
Thò Trường Ếch
2.3.1 Thò trường tiêu thụ sản phẩm ếch
2.3.2 Thò trường xuất khẩu ếch
2.3.3 Tại Việt Nam
2.4
Những Trở Ngại Trong Quá Trình Nuôi Ếch
2.5
Hiện Trạng Các Loài Ếch Đang Phải Đối Mặt
2.6
Bệnh Của Ếch
2.6.1 Các công trình nghiên cứu bệnh ếch trên thế giới
2.6.2 Các tác nhân gây bệnh trên ếch
2.6.2.1 Bệnh do virus
2.6.2.2 Bệnh do vi khuẩn gây ra
2.6.2.3 Bệnh do nấm
2.6.2.4 Bệnh do protozoa


TRANG
i
ii
iii
iv
v
vi
ix
x
1

2

2
2
2
3
4
4
4
4
5
5
5
5
6
6
6
7

7
7
8
8
9
10
10
10
11
13
15
16


2.7
2.8
2.8.1
2.8.2
2.9
2.9.1
2.9.2
2.9.3

III.

Tình Hình Dòch Bệnh Trên Ếch Thái Lan
Tình Hình Nghiên Cứu Bệnh Trên Ếch Thái Lan
Tại Thái Lan
Tại Việt Nam
Một Số Bệnh Trên Ếch Thái và Phương Pháp Phòng Trò

Bệnh do kí sinh trùng
Bệnh do vi khuẩn
Bệnh không do nhiễm trùng

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16
16
16
17
17
17
18
19

3.1
Thời Gian, Đòa Điểm Thu Mẫu và Phương Pháp Thu Thập Số Liệu
3.2
Đòa Điểm Nghiên Cứu
3.3
Vật Liệu và Trang Thiết Bò
3.4
Xác Đònh Bệnh Trên Ếch Nuôi (Bệnh Do Vi Khuẩn Gây Ra)
3.4.1 Phương pháp thu mẫu
3.4.2 Phương Pháp nghiên cứu
3.4.2.1 Sơ đồ xác đònh vi khuẩn gây bệnh
3.4.2.2 Phương pháp kiểm trai và mổ khám bệnh tích
3.4.2.3 Phương pháp phân lập vi khuẩn có trong ếch bệnh
3.4.2.4 Xác đònh đặc tính sinh học của vi khuẩn phân lập được
3.4.3 Đònh danh vi khuẩn

3.4.4 Giữ giống
3.4.5 Gây cảm nhiễm ngược

IV.

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

20
21
21
21
21
21
21
21
21
22
22
24
25
25

4.1
4.1.1
4.1.2
4.1.3
4.1.4
4.1.5
4.1.6
4.2


Điều Tra Tình Hình Nuôi, Tình Hình Bệnh Trên Ếch Rana Tigerina
Hoạt động nuôi
Nguồn nước sử dụng
Thức ăn và chế độ cho ăn
Bệnh và cách trò
Năng suất
Nhu cầu của các hộ nuôi ếch
Nhận Dạng Bệnh Của Ếch Nuôi

26
26
26
28
29
30
34
35
35

4.3

Kết Quả Gây Cảm Nhiễm Ngược

37

V.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bảng câu hỏi điều tra
Phụ lục 2 Kết quả các phản ứng sinh hóa
Phụ lục 3 Kết quả các phản ứng sinh hóa
Phụ lục 4 Thông tin về nuôi ếch

40


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14

Bảng 4.15

NỘI DUNG
Những trở ngại trong quá trình nuôi ếch
Những yếu tố có thể là nguyên nhân làm giảm số lượng ếch
Ranavirus gây bệnh trên ếch
Các loại virus khác gây bệnh trên ếch
Các loài ếch thường thấy Salmonella kí sinh
Thời gian hoạt động của các trại ếch
Nguyên nhân dẫn đến bắt đầu nghề nuôi ếch
Thông tin về nuôi ếch
Loại hệ thống nuôi
Thông số kỹ thuật
Xử lí bể và nước trong quá trình nuôi
Tần suất thay nước trong suốt quá trình nuôi
Thức ăn dành cho ếch
Liều thuốc và hóa chất dùng cho ếch bệnh
Tỷ lệ sống sau thu hoạch
Nguồn tiêu thụ ếch
Nhu cầu của người dân
Số lượng vi khuẩn phân lập từ ếch bò lở loét tại các cơ quan
Vi khuẩn phân lập được từ ếch bò lở loét
Kết quả gây nhiễm với Vibrio metschnikovii

8
10
11
12
15
26

26
27
27
28
28
29
29
33
34
35
35
36
36
38


DANH SÁCH HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
HÌNH ẢNH
Hình 2.1
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.5

NỘI DUNG
Vòng đời của ếch
Đường cắt giải phẩu cơ thể ếch

Bể bố trí thí nghiệm
Các hệ thống nuôi
Ếch bò lở loét và có nhiều khối u trắng xám trên gan
Thuốc và hóa chất dùng để chữa trò và ngăn ngừa bệnh

3
22
25
27
32
33

Hình dạng khuẩn lạc và hình thái vi khuẩn Vibrio metschnikovii

37

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1
Biểu đồ 4.2
Biểu đồ 4.3
Biểu đồ 4.4

NỘI DUNG
Phần trăm số hộ sử dụng các loại thức ăn tươi khác nhau
Phần trăm các bệnh thường gặp trong suốt quá trình nuôi
Tỉ lệ chết của ếch trong suốt thời kỳ dòch bệnh
Nguyên nhân dẫn đến năng suất ếch thấp

30

31
32
34


I.
1.1

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Từ lâu ếch được xem là món ăn ngon được ưa thích nên nhu cầu tiêu thụ thòt
ếch rất cao. Trước đây vào những năm thập niên 90, Mỹ nhập khoảng 6,5 triệu pound
thòt ếch và châu Âu là 6 tấn đùi ếch mỗi năm (Jensen và Camp, 2003). Do nhu cầu
tiêu thụ ếch rất cao nên giữa những năm 1970, tại Braxin nghề nuôi ếch công nghiệp
được chú ý và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. Nắm bắt được vấn đề này,
ngành thủy sản nước ta đang đầu tư nghiên cứu phát triển nghề nuôi ếch ( Rana
tigerina) theo quy mô công nghiệp.
Nghề nuôi ếch công nghiệp chỉ trong vài năm trở lại đây đã phát triển với quy
mô rất lớn và lan rộng khắp cả nùc. Theo khảo sát chỉ trong 2 năm số hộ nuôi ếch
công nghiệp trên đòa bàn Củ Chi – một huyện ven thành phố Hồ Chí Minh là 300 hộ
(SGGP, 5/8/2005).
Nhưng thời gian gần đây nổi lên tình hình dòch bệnh lây lan làm ếch chết
hàng loạt mà không rõ nguyên nhân. Ếch xuất hiện các triệu chứng đỏ chân, mù mắt,
quẹo cổ, sình bụng, chướng hơi, bỏ ăn, mệt mỏi, xuất huyết ở đùi sau, khoang bụng
và có trường hợp chân sau teo lại không thể di chuyển được. Tỷ lệ chết lên đến 60 –
80% đã gây ra những tổn thất không nhỏ cho người nuôi mà chưa có biện pháp chữa
trò hiệu quả.
Hiện nay trên thế giới cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về bệnh của

ếch Rana tigerina như công trình của Chinabut và ctv., (1995) phát hiện ở giai đoạn
nòng nọc của ếch Rana tigerina thường thấy các triệu chứng lắc lư và không giữ được
thăng bằng. Pearson và ctv., (1997) cho biết bệnh đỏ chân bùng phát có thể làm chết
80 – 90% số nòng nọc và ếch trưởng thành trong bể ương nuôi. Hơn nữa có nhiều
nguồn tài liệu có giá trò nghiên cứu về bệnh ếch như của Panwichiaen và Chinabut,
1996; Pearson và ctv.,1997; Somsiri, 1997…Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nghiên
cứu nào về bệnh ếch được báo cáo.
Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong việc nuôi và phòng trò bệnh hữu hiệu,
được sự cho phép của Khoa Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm Tp HCM, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng bệnh và bước đầu xác đònh vi
khuẩn gây ra triệu chứng lở loét trên ếch Thái Lan (Rana tigerina)”.
1.2

Mục tiêu đề tài

Xác đònh các loại hệ thống nuôi và đánh giá kỹ thuật nuôi, tình hình kinh tế
xã hội, nguyên nhân làm giảm sản lượng ếch nuôi.
-

Xác đònh mầm bệnh vi khuẩn trên ếch bò lở loét.


II.
2.1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Một Số Đặc Tính Sinh Học Của Ếch

2.1.1 Phân loại

Ngành: Chordata
Bộ: Anura
Bộ phụ: Phaneroglossa
Họ: Ranidae
Giống: Rana
Loài: Rana tigerina (Daudin, 1802)
2.1.2

Phân bố đòa lý và môi trường sống

Ếch là động vật máu lạnh có xương sống thuộc bộ không đuôi, lớp lưỡng cư.
Chúng có thể hô hấp qua da hoặc qua phổi, do đó ếch dễ dàng thích nghi với các điều
kiện khí hậu. Chúng được tìm thấy ở nhiều khu vực khí hậu khác nhau, kể cả những
nơi có nhiệt độ dưới điểm đóng băng cũng có thể phát hiện được chúng đang ngủ
đông và ngay ở khu vực nhiệt đới, nơi nhiệt độ lên đến 400C trong suốt những tháng
hè cũng thấy chúng đang sinh sống.
Sinh lý sinh sản của ếch chòu ảnh hưởng cao bởi nhiệt độ, chu kỳ chiếu sáng,
ẩm độ và áp suất khí quyển.
Sự biến thái của nòng nọc phụ thuộc vào 2 loại yếu tố sinh thái:
o
Yếu tố môi trường (nhiệt độ, chất lượng nước, thức ăn).
o
Yếu tố cạnh tranh (cạnh tranh trong loài và giữa các loài; sự hiện diện
của các loài động vật ăn mồi).
Tất cả những yếu tố này hoạt động tương tự như một sự chọn lọc tự nhiên. Do
đó chỉ cho phép những con trưởng thành khỏe mạnh sống sót. Trong trường hợp nuôi
dưỡng, nơi mà các yếu tố đều do con người tác động vào thường cho loài có kích
thước to lớn nhưng khả năng đề kháng của những loài này rất yếu, dễ bò tấn công bởi
các loài sinh vật gây bệnh.
Thời kỳ đầu phát triển của phôi thai và giai đoạn nòng nọc phụ thuộc nhiều

vào yếu tố nhiệt độ hơn các giai đoạn khác. Ở vùng nhiệt đới ( >200C) ương trong
khoảng 48h thì trứng bắt đầu nở. Noãn hoàng của ấu trùng được dùng hết trong


khoảng 72h trong điều kiện >260C. Ngay sau khi noãn hoàng được tiêu hết thì ấu
trùng bơi tự do trong nước lập tức trở thành nòng nọc. Trong thời kỳ này, nòng nọc
phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ.
Trong giai đoạn biến thái, chúng bắt đầu ăn lọc gồm các loại phiêu sinh thực
vật, tảo đáy, mùn bã và dần dần chuyển qua ăn các loại protein động vật. Sau đó
đuôi tiêu biến và trở thành ếch con bắt đầu tự tìm kiếm thức ăn cũng như nơi trú ẩn.

Hình 2.1 Vòng đời của ếch (FAO fishery, 2002)
2.1.3

Đặc điểm hình thái của ếch

Rana tigerina là một trong những loài ếch thuộc giống Rana, kích thước trưởng
thành khoảng 15cm và đạt trọng lượng 300g
Cơ thể to khỏe, chóp mõm nhọn, da dày và sần sùi, toàn thân có màu nâu ôliu
với nhiều đốm đen nhỏ, gồm đầu và các chi. Ở phần đầu có 2 mắt lồi, mí mắt phát
triển, mí trên che mất một phần nhãn cầu, mí dưới không cử động, mắt có màng
nháy. Gốc miệng có 2 lỗ vòi Eustache. Thân ếch mang 2 đôi chi, lưng hơi gù, chân
trước ngắn, có 4 ngón, ngón cái ếch phát triển có u lồi, chân sau có 5 ngón, dài và to
khỏe. Giữa các ngón có màng bơi, cả chi trước và chi sau cũng có thể tham gia bơi
lội.


2.1.4

Tập tính ăn


Do thò lực kém, ếch chỉ “đớp” được những con mồi di động xuất hiện trước
mặt chúng như giun, dế, cào cào, châu chấu, dòi … (Việt Chương, 2004). Ngoài ra
ếch còn ăn các loại cám gạo, bột ngô, bột ngũ cốc … nhất là giai đoạn còn nhỏ rất cần
calci giúp nòng nọc phát triển bộ xương. Ếch có khả năng nhảy xa, bơi lội giỏi nhưng
chúng lại là loài sống khá thụ động, chỉ quanh quẩn gần nơi ở và thường ngồi một chỗ
để quan sát và rình mồi di động. Chúng phóng lưỡi ra đớp lấy con mồi nhờ lớp keo
dính ở đầu lưỡi giữ chặt con mồi lại, sau đó thu gom mồi bằng cách cuốn lưỡi vào
miệng rồi dồn sức nuốt chửng con mồi.
2.1.5

Đặc điểm sinh sản

2.1.5.1 Mùa vụ sinh sản
Mùa sinh sản của ếch là mùa mưa, tại Nam bộ là từ tháng 4 – 9 Âm lòch,
nhưng cũng có những trường hợp chúng đẻ sớm hơn (Việt Chương, 2004). Mỗi mùa
ếch cái đẻ được 2 lứa, mỗi lứa cách nhau khoảng 3 – 4 tuần. Ếch 1 tuổi (50 –
60g/con) đã tham gia sinh sản, ếch 2 – 3 tuổi sẽ cho thế hệ con tốt hơn. Ếch đẻ theo
cặp 1 đực 1 cái. Vài năm đầu ếch đẻ ít trứng, những năm kế tiếp ếch đẻ nhiều hơn và
từ 5 – 6 năm tuổi trở về sau số trứng của mỗi lứa ít dần lại. Năm thứ nhất từ 2500 3000 trứng/lứa, ếch 3 – 4 tuổi đẻ 4000 -5000 trứng/lứa.
2.1.5.2 Phân biệt giới tính
Theo Việt Chương (2004), Ếch đực hay ếch cái cùng giống đều có màu da như
nhau và hình dạng bên ngoài cũng na ná giống nhau.
Khi ếch đực 2 tháng tuổi trọng lượng khoảng 100gr sẽ có những biểu hiện
khác nhau.
-

Cùng lứa nhưng ếch đực chậm lớn hơn ếch cái.

-


Mình ếch đực thon, dài, trong khi ếch cái có thân hình ngắn tròn.

-

Hai bên đầu ếch đực hiện rõ hai túi khí còn gọi là túi âm thanh.

Tiếng kêu của ếch đực liên tục vừa lớn vừa vang xa, ếch cái kêu rời rạc và
giọng nhỏ.
Hai bàn chân trước của ếch đực có độ nhám gọi là chai tay. Ở gốc ngón chân
thứ nhất của bàn chân trước ếch đực có u lồi chai cứng được gọi là chai sinh dục.


2.1.5.3 Tuổi động dục
Trong đời sống hoang dã, thông thường ếch cái 6 tháng tuổi đã bắt đầu đẻ
trứng. Ếch nuôi hồ, tuổi động dục của ếch cái trễ hơn vài tháng. Thường tuổi thành
thục của ếch cái sớm hơn ở ếch đực.
2.1.5.4 Tập tính sinh sản
Vào đầu mùa mưa khi những cơn mưa rào xuất hiện cũng là thời điểm giao
phối của những con ếch thành thục. Tiếng kêu to vang vọng của những chú ếch đực
đang đấu khẩu để gây sự chú ý của những con cái. Sau khi thắng được các đối thủ
khác, ếch đực sẽ tiến hành giao phối với ếch cái. Đầu tiên ếch đực dùng chi trước có
chai tay – chai tay này có sức truyền cảm giới tính – bám vào ếch cái để cặp đôi. Nó
luồn 2 tay vào nách con cái, ôm ghì chặt rồi dùng bàn tay chai sờ vào ngực ếch cái.
Con cái bò kích thích, đẻ trứng. Con đực cũng kòp thời phóng tinh lên trên trứng để thụ
tinh. Trứng gặp tinh trùng thụ tinh, rơi xuống nước và trương to lên dính vào nhau tạo
thành màng trứng nổi trên mặt nước.
2.2

Tình Hình Nuôi Ếch


2.2.1

Lược sử phát triển nghề nuôi ếch

Theo các tài liệu nghiên cứu về lòch sử của nghề nuôi ếch thì vào thế kỉ XIX,
các trang trại thô sơ của nông dân Mỹ đã rào chắn những vũng nước nhỏ có nòng nọc
ếch Rana catesbeiana sinh sống để giữ lại làm giống. Ở đây chúng ăn các loại thức
ăn tự nhiên có sẵn trong thủy vực. Ếch con dọc theo các bờ ao được bắt đem vềà nuôi
trong vườn nhà và cho ăn các loại côn trùng hay thức ăn thừa như thòt vụn, lòng gà
được ủ cho mũn ra. Tuy nhiên sản lượng nuôi kém đã sớm làm nản lòng người nuôi.
Cuối những năm 1930, ếch bò Rana catesbeiana được nuôi ở Braxin, nhưng
cũng không thành công do thức ăn thiếu chất dinh dưỡng, tập tính ăn thòt lẫn nhau và
các vấn đề về bệnh gây ra nhiều tổn thất cho người nuôi ếch. Hoạt động nuôi ếch phổ
biến trở lại ở Braxin vào giữa những năm 1970. Trong thời gian này xuất hiện các
công trình nghiên cứu những điều kiện thuận lợi để phát triển kỹ thuật nuôi ếch mở
đầu cho thời kỳ nuôi ếch công nghiệp.
Cũng như các nước khác trên thế giới từ lâu Việt Nam cũng đã bắt đầu nuôi
ếch đồng (một loại ếch đòa phương của Việt Nam Rana rugulosa). Để nuôi ếch, nông
dân đã đào ao, vét bùn đắp thành cù lao ngay giữa ao, trên cù lao tạo những lùm cây
hay bụi thấp dùng làm nơi trú ẩn cho ếch. Xung quanh bờ ao được rào lại hay đắp đất
cao lên. Nòng nọc và ếch con dọc theo bờ ao được đem về nuôi trong ao nhà. Thức


ăn cho ếch thường là các phế phẩm nông nghiệp hoặc đểù mặc cho tự nhiên, kỹ thuật
nuôi ếch cũng không được chú ý nhiều.
2.2.2

Những nước nuôi ếch


Theo thống kê về tình hình nuôi ếch của tổ chức FAO (2002), các nước nuôi
ếch công nghiệp gồm có Mehico, Goatemala, Salvo, Panama, Ecuo, Achentina,
Thái Lan, Lào, Việt Nam và Malaysia.
2.2.2.1 Trên thế giới
Ếch được xem là đặc sản có giá trò nên từ lâu đã được nuôi với quy mô công
nghiệp ở nhiều nước khác nhau. Đầu tiên là Ai Cập, nước khí hậu ẩm thấp quanh
năm thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của ếch, rất phát triển với nghề nuôi ếch
công nghiệp. Ở đây loài ếch được nuôi phổ biến là giống ếch lai Rana esculanta được
lai từ loài ếch xanh Đòa Trung hải Rana ridibunda và Rana lessonae. Kế đến là Mỹ,
nước nuôi ếch công nghiệp quy mô lớn, với loại ếch bò Rana catesbeiana thường tập
trung nuôi nhiều ở phía Đông và vùng núi Rockey. Ngoài ra còn có một số nước như
Mehico, Cana, Braxin, Ecuo cũng nuôi loại ếch bò này.
Gần đây một số nước chuyên nhập khẩu thòt ếch trước đây cũng có khả năng
nuôi ếch hiệu quả như Pháp, Tây Ban Nha, Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á
(John Backer, 1998).
Đài Loan cũng đã phát triển nghề nuôi ếch công nghiệp từ năm 1990, với loại
ếch bản đòa Rana tigrina pan therina, Figzinger. Đa số ếch được bắt từ tự nhiên sau
đó nuôi vỗ và cho sinh sản (trích bởi Phạm Trí Hảo, Nguyễn Huỳnh Kháng, 2005).
Ngoài ra Đài Loan còn nhập giống ếch bò Nam Mỹ (Rana catesbeiana).
Bên cạnh đó còn có Thái Lan đã phát triển nghề nuôi ếch công nghiệp trên 20
năm, với hơn 300 trại nuôi ếch trải đều khắp đất nước. Các giống bản đòa được nuôi
chủ yếu gồm có Rana tigerina, Rana rugulosa. Ngoài ra, loài ếch bò nhập khẩu Rana
catesbeiana được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1980 cũng được nuôi ở Thái Lan
nhưng tập trung chủ yếu ở phía Bắc (Pariyanonth và Daorerk, 1995).
2.2.2.2 Tại Việt Nam
Hoạt động nuôi ếch chỉ bắt đầu xuất hiện vào những năm 1970, 1971 (Việt
Chương, 2004). Khi đó loài ếch được nuôi chủ yếu là ếch đồng (Rana rugulosa)
nhưng chỉ nuôi tập trung một số nơi ở miền Bắc như Đông Anh (Hà Nội), Hiệp Hà –
Yên Phong (Hà Bắc), Tử Lộc (Hải Hưng), Tham Tất (Hà Tây) (Trần Kiên, 1996) với
hình thức nuôi ao, nuôi hồ nhưng còn lạc hậu. Thức ăn dành cho ếch thì gần như bỏ

mặc cho tự nhiên, đôi khi trong ao còn thả nuôi cua, ốc hay cá con bổ sung thêm thức
ăn. Nguồn ếch giống chủ yếu bắt ngoài tự nhiên.


Khoảng 2 – 3 năm trở lại đây, ếch Thái Rana tigerina du nhập vào Việt nam
làm nổi lên phong trào nuôi ếch công nghiệp trong cả nước. Ếch được nuôi rộng rãi ở
các huyện ven thành phố Hồ Chí Minh như Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, các tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long và cả ở miền Bắc. Nhu cầu về con giống rất cao và chưa
có khả năng đáp ứng đủ.
2.3

Thò Trường Ếch

2.3.1 Thò trường tiêu thụ sản phẩm ếch
Những thống kê về thò trường tiêu thụ sản phẩm ếch rất ít được báo cáo. Chỉ
một vài tài liệu thống kê cho biết nhu cầu tiêu thụ ếch (tất cả các loài)ï của Mỹ là cao
nhất theo sau đó là Pháp, Cana, Bỉ, Ý, Tây Ban Nha. Những năm thập niên 90,
châu Âu nhập 6 tấn đùi ếch mỗi năm (Jensen và Camp, 2003). Từ 1981 – 1984 Mỹ
nhập hơn 6,5 triệu pounds (3 triệu kg) thòt ếch mỗi năm. Số liệu này cho thấy có
khoảng 26 triệu con ếch bò giết để lấy thòt (Jensen và Camp, 2003).
Châu Á cũng là thò trường tiêu thụ đùi ếch đứng thứ hai trên thế giới, trong đó
loài ếch Edible của Trung Quốc (Hoplobatrachus rugulosus) được tiêu thụ mạnh nhất
(Jensen và Camp, 2003). Chỉ trong một năm, 6 triệu con ếch Edible Trung Quốc được
nhập khẩu từ Thái Lan vào Hồng Kông (Wai-Neng Lau và ctv.,1999).
Những mặt hàng từ ếch đùi ếch, ếch sống, ếch dùng cho giảng dạy và nghiên
cứu. Thò trường đùi ếch rộng khắp thế giới. Giá đùi ếch năm 2004 dao động từ 3,86 –
10,14USD/kg.
Nhu cầu ếch sống để chế biến thành thức ăn tăng, đặc biệt là người Đông
Nam Á sống ở Cana và Mỹ. Giá bán sỉ dao động giữa 2.25USD và 3.75USD/kg cả
con tùy thuộc vào trọng lượng.

Ếch sống dùng trong mục đích giảng dạy và nghiên cứu được bán cho các
công ty của Mỹ. Có 3 loại kích thước : 4 – 5’, 5 – 6’ và 6 – 7’ chiều dài tính từ đỉnh
đầu đến huyệt. Giá dao động từ 1,30 – 3,25 USD mỗi loại.
2.3.2 Thò trường xuất khẩu ếch
Theo đánh giá của tổ chức FAO, năm 1980, hoạt động nuôi ếch chỉ cung cấp
3% thò trường ếch (tất cả các loài) trên thế giới. Trong khi năm 2002 đánh giá nuôi
trồng đã cung cấp đến 15%.
Đùi ếch được xem là món ăn ngon trên khắp thế giới. Nhiều nước châu Âu và
Mỹ đã nhập một số lượng lớn đùi ếch, hầu hết là từ châu Á (Martin, 2000). Trong đó
Ấn Độ và Banglet là nguồn cung cấp chính. Hàng năm Ấn Độ và Banglet xuất
khẩu 150 triệu con ếch tới châu Âu, Australia và Mỹ (Bangladesh Observer, Dhaka,


30/1/1985). Nhưng kể từ năm 1985, sản lượng xuất khẩu đùi ếch của hai nước này
giảm một cách đáng kể do mật độ ếch trong tự nhiên giảm (Abdulali, 1985; Pandian
và Marian, 1986; Dash và Mahanta, 1993).
Từ năm 1969, Indonesia bắt đầu xuất khẩu ếch (Susanto, 1989). Và kể từ đó
Indonesia trở thành một trong những nước xuất khẩu đùi ếch lớn nhất thế giới
(Niekisch, 1986; Martens, 1991; Schmuck, 2000).
Hiện nay Đài Loan là nước xuất khẩu đùi ếch lớn nhất thế giới, cung cấp hơn
80% tổng nhu cầu ếch trên thế giới.
2.3.3 Tại Việt Nam
Thò trường ếch ở Việt Nam còn rất mới mẻ nhưng đây là thò trường xuất khẩu
có nhiều tiềm năng. Số lượng ếch không đủ để đáp ứng nhu cầu thò trường thế giới,
nên chỉ ký hợp đồng với các công ty theo từng container loại 9 tấn và loại 18 tấn
(Báo SGGP, 30/7/2005).
Giá xuất khẩu đùi ếch tùy theo loại, thấp nhất 2 USD/kg và có thể lên đến 4
USD/kg. Giá thu mua để xuất khẩu 35.000 – 50.000 đồng/kg.
Hiện nay ếch đang là mặt hàng sốt trong nước. Giá đùi ếch làm sẵn bán trong
các hệ thống siêu thò lớn tại thành phố Hồ Chí Minh như Co-op Mart, Citimart,

Maximart là 80.000 – 90.000 đồng/kg (Khắc Nguyên, SGTT 4/8/2005).
2.4

Những Trở Ngại Trong Quá Trình Nuôi Ếch

Cũng giống như các hoạt động nuôi thủy sản khác, nuôi ếch cũng có thể gây
ra nhiều trở ngại nếu quản lý kém. Sau đây là bảng tổng hợp những vấn đề phát sinh
trong quá trình nuôi ếch bao gồm hiện trạng, rủi ro và một số đề suất để ngăn ngừa
hoặc làm giảm nhẹ thiệt hại.

Bảng 2.1 Những trở ngại trong quá trình nuôi ếch
Hiện trạng

Rủi ro

Kế hoạch giảm nhẹ


Xử lý nước thải trong trại; nước
thải được tái sử dụng trong nuôi
trồng thủy sản; dùng thức ăn ít
gây ô nhiễm.
Dùng các loại chế phẩm sinh học
thay cho thuốc và hóa chất; quản
lý hiệu quả và phòng ngừa bệnh.
Thực hiện đầy đủ các bước
nghiên cứu tác động sinh thái;
tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn
an toàn sinh học để ngăn chặn
hiện tượng thoái hóa giống; kiểm

dòch động vật được đưa vào.

Tổn thương
các cơ quan

Sự biến đổi sinh thái, ô nhiễm
hữu cơ nguồn nước sinh hoạt
do con người gây ra.

Vi khuẩn
kháng kháng
sinh

Kích thích khả năng đề kháng
tự nhiên của vi khuẩn.

Đưa vào
những loài
ngoại lai

Xuất hiện những mầm bệnh
mới; cạnh tranh với loài đòa
phương; giống lai không
mong muốn.

Tài nguyên sử
dụng sai mục
đích

Đất và nước có thể được sử

dụng trong nhiều mục đích
hiệu quả khác sinh ra nhiều
lợi ích kinh tế xã hội hơn.

So sánh phân tích giá trò/lợi ích
với hoạt động xã hội hoặc kinh tế
đã xảy ra hoặc đang tiềm ẩn

Chỉ chọn một số loài để nuôi
ếch công nghiệp.

Tiến hành nghiên cứu mật độ;
tận dụng hoạt động nuôi thủy sản
để trữ lại nguồn giống trong
những bãi nuôi tự nhiên.

Thu trứng và
nòng nọc
ngoài tự nhiên

(Nguồn: FAO, 2002)
2.5

Hiện Trạng Các Loài Ếch Đang Phải Đối Mặt

Theo tổ chức CITES (Convention on International Trade in Endangered
Species - Quy ước về buôn bán quốc tế những loài đang có nguy cơ giảm dần) trong
khoảng 12000 loài động vật hiện nay thì ếch là một trong những loài đang gặp nguy
hiểm do bò giết lấy da, lấy thòt cung cấp cho nhà hàng hoặc làm vật thí nghiệm trong
trường học và các phòng thí nghiệm.

Theo thống kê của Fitzgerald (1989), năm 1985, Mỹ đã nhập khẩu hơn 11.000
con ếch, da sống và các sản phẩm khác trò giá 350.000USD dành cho các mặt hàng
xa xỉ phẩm như ví da, ủng và các mặt hàng khác…
Hơn nữa hàng triệu con ếch bò giết do dùng trong việc giảng dạy giải phẩu mà
các chương trình máy tính và phim ảnh không thể cung cấp đầy đủ các thông tin.
Không những vậy ếch còn được săn bắt với mục đích thương mại. Ở US
National Parks, hàng triệu con đã bò bắt trong suốt mùa săn bắt. Tháng 2 và 3 năm
1996, 6 tấn ếch được đưa đi từ Big Cypress National Preserve bán cho các nhà hàng
và những nhà tiêu thụ tư nhân (Dodds, 1996).


Hiện nay số lượng ếch giảm đi một cách đáng kể do chòu tác động của các yếu
tố như đa dạng sinh học bò xáo trộn; môi trường sống bò chia cắt, thay đổi và bò tàn
phá (Fisher và Shaffer, 1996, Davidson và ctv., 2001, Marsh và Trenham, 2001); đưa
vào những loài mới không phải bản đòa (Vredenburg, 2004, Kats và Ferrer, 2003) và
khai thác quá mức (Jennings và Hayes, 1985, Lannoo và ctv., 1994 …).
Bảng 2.2 Những yếu tố có thể là nguyên nhân làm giảm số lượng ếch
Yếu tố
Cách thức
Môi trường sống bòï chia Các con đường mở ra để vận chuyển, đi lại; nhà cửa,
cắt, thay đổi và tàn phá
các công trình được dựng lên.
Loài mới du nhập vào
Những loài không thuộc bản đòa sẽ là con mồi hoặc
cạnh tranh với loài bản đòa.
Lạm thác
Những loài ếch hoang dã bò săn bắt và bán ra thò
trường dùng làm thức ăn, vật nuôi hoặc làm thuốc
hay cung cấp cho các chợ và siêu thò.
Thay đổi nhiệt độ

Ếch là loài cực kì nhạy cảm với thay đổi rất nhỏ của
nhiệt độ và độ ẩm. Sự thay đổi của thời tiết ( El Nino
hoặc sự ấm dần lên của trái đất) có thể làm thay đổi
tập tính sinh sản, làm giảm khả năng miễn dòch và
tăng sự nhạy cảm với các hóa chất độc hại.
Bức xạ UV-B
Bước sóng của bức xạ UV-B trong khí quyển đã tăng
lên một cách đáng kể so với các thập niên trước. Các
nhà nghiên cứu nhận ra rằng bức xạ UV-B có thể
giết trực tiếp các loài động vật lưỡng cư, gây ra các
hiện tượng như chỉ số tăng trưởng thấp và hoạt động
miễn dòch khác thường.
Hóa chất độc hại
Các loại hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, kim loại
nặng và Nitrogen từ phân bón có thể gây chết hoặc
làm yếu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến ếch.
Một trong những biểu hiện của ếch bò nhiễm hóa
chất bao gồm: chết, tăng trưởng và phát triển kém,
tập tính sống khác thường, giảm khả năng sinh sản,
hệ miễn dòch suy yếu và xuất hiện tính trạng lưỡng
tính.
Dòch bệnh
Sự kết hợp của các loại bệnh mới với tính nhạy cảm
của ếch làm chết ấu trùng và ếch trưởng thành.
(Young và ctv., 2001) (trích của V. Vredenburg 22/2/2006)
2.6

Bệnh Của Ếch

2.6.1 Các công trình nghiên cứu bệnh ếch trên thế giới



Các công trình nghiên cứu về ếch được thực hiện từ nhiều thế kỷ trước và cho
đến nay số lượng các công trình nghiên cứu về đề tài này cũng ngày càng tăng. Đầu
tiên là của Bellis (1957, 1961) và Fishbeck (1968) nghiên cứu sinh thái và sự vận
động của loại ếch Wood Frog (Rana sylvatica). Phân bố và sinh thái của loài ếch da
xanh do Fleming (1976) nghiên cứu. Hedeen (1970, 1971, 1972) xem xét sinh thái và
lòch sử tự nhiên của loài ếch Mink. Merrell (1965, 1970) nghiên cứu về di truyền sinh
thái của ếch Leopard phương Bắc ở Minnesota. Lược sử ếch Leopard (Rana pipens)
ở Minnesota (Merrel, 1997) cung cấp những thông tin về phân bố và số lượng ếch
Rana pipens trong quần thể…
2.6.2

Các tác nhân gây bệnh trên ếch

Các tác nhân bệnh trên ếch bao gồm virus, vi khuẩn, nước bò ô nhiễm, nấm và
động vật đa bào.
2.6.2.1 Bệnh do virus
Ranavirus
Ranavirus là một giống thuộc họ virus Iridoviridae. Chúng là icosohedryl, có
màng bao gồm 2 sợi DNA, đường kính (từ điểm đầu đến điểm cuối) là 152 đến 157
nm (Hyatt và ctv., 2000).
Ranavirus có khả năng gây chết hàng loạt các loài ếch (Speare và ctv.,
2001). Hầu hết Ranavirus gây ra hoại tử các mô và được phân lập dưới phần da bò lở
loét (Hyatt và ctv., 2000).


Bảng 2.3 Ranavirus gây bệnh trên ếch
Khu vực


Virus

Loài

Châu Á
Tiger frog virus (TFV)
Rana tigrina
Trung Quốc
Thái Lan

Australia

Rana grylio virus (RGV)

Rana grylio

RTV

Rana tigrina

Châu Đại Dương
Limnodynastes
Bohle Iridovirus (BIV)
ornatus
Châu Âu
RUK

Anh

Rana temporaria


Rana esculenta iridovirus
Rana esculenta
(REIR)
Bắc Mỹ

Mỹ

Tadpole edema virus (TEV)

Rana catesbiana

Frog virus 3 (FV3), (FV1, 2,
9-23), LT1-LT4

Rana pipiens

TEV, Redwoodvrius

Rana aurora

FV1-3, FV9-23

Rana pipiens

Tài liệu tham
khảo
He và ctv.,2002
Zhang QiYa và
ctv., 2001

Ahne &
Essbauer., 2001
Speare & Smith.,
1992
Drury et al 1995;
Hyatt và
ctv., 2000
Ahne và ctv.,
1998
Wolf và ctv.
1968
Hyatt và ctv.
2000
Ahne &
Essbauer, 2001
Ahne &
Essbauer, 2001

Nam Mỹ
?

LSV

Rana tigrina

Ahne &
Essbauer, 2001

(Lee Berger và Rick Speare, 2003)
Bệnh do các loại virus khác gây ra

Có hơn 6 nhóm virus khác được báo cáo hiện diện trên ếch. Những loại virus
này có thể gây bệnh trên ếch nhưng tác động của chúng đến những loài hoang dã thì
chưa được nghiên cứu hết mà chỉ mới tìm hiểu một phần về loài virus trên ếch
Erythrocytic Virus (FEV) ở Canada.


Bảng 2.4 Các loại virus khác gây bệnh trên ếch
Virus / nhóm
virus
Virus
erythrocytic
trên ếch

Kí sinh trên
ếch
R. catesbiana,
R. clamitans, R.
septentrionalis
R. pipiens

Khu vực

R. boulengeri

Trung
Quốc
Trung
Quốc
Châu Âu


Không xác đònh

Bernard và
ctv., 1969
Werner, 1993

Không xác đònh

Werner, 1993

Gây hôn mê, lở
loét da

Briggs &
Burton, 1973

Mỹ

Lucké renal
adenocarcinoma

Châu Âu

Làm giộp biểu


Lucké, 1938;
McKinnell &
Carlson, 1979
Bennati và

ctv., 1994

Châu Âu

Không xác đònh

Tazikistan

Không xác đònh

R.
nigromaculata
R. catesbiana

Virus
leucocyte
trên ếch
Rana pipiens
Virus gây
mụn giộp
Lucké
Herpesvirus- Rana dalmatina
chỉ ảnh hưởng
đến da
Virus sindbis Rana ridibunda
West nile
virus

Rana ridibunda


Cana

Mỹ

Ảnh hưởng lên
ếch
Gây thiếu máu;
giảm khả năng
sống sót
Không xác đònh

Tài liệu tham
khảo
Gruia-Grey và
ctv., 1992

Kozuch và
ctv., 1978
Kostiukov và
ctv., 1985;
1986

(Lee Berger và Rick Speare, 2003)
Virus gây bệnh trên ếch Erythrocytic
FEV (Frog Erythrocytic Virus) được phát hiện ở những loài ếch hoang dã
Rana spp. ở công viên Algonquin, Ontario, Canada (Gruia-Grey và ctv., 1989;
Gruia-Grey và Desser, 1992). FEV là thành viên của họ virus Iridoviridae, đường
kính trên 450 nm, có màng bao bọc, gồm 2 sợi DNA. FEV hiện diện trong các tế bào
máu. FEV lây lan qua ếch từ ruồi hoặc muỗi, không lây qua nước, đường miệng và
máu. Khi ếch bò nhiễm FEV các tế bào máu sẽ bò thay đổi hình dạng từ bầu dục

chuyển sang hình cầu, da tái xanh và thiếu máu.


Virus gây bệnh mụn giộp Lucké
LTHV (Lucké tumor herpesvirus) được báo cáo chỉ tìm thấy trên loài ếch da
beo Rana pipiens, ở Mỹ (McKinnell và Carlson, 1997). Gần đây LTHV cũng được
xem như là Rana herpesvirus 1 (RaHV-1) (Davison và ctv., 1999).
RaHV được xem là thành viên của họ virus Herpesviridae. Nghiên cứu gen
nhận thấy rằng RaHV-1 thuộc giống virus thường gây ra bệnh mụn giộp trên cá.
Virus này kích thích hoạt động tuyến trên thận củaloài R. pipiens ở Mỹ. Bệnh được
mô tả vào năm 1934 (Lucké, 1934) và lan truyền trong tự nhiên, được công nhận vào
năm 1938 (Lucké, 1938).
Dấu hiệu biểu hiện của bệnh là da bò mụn giộp, hôn mê và chết. Bệnh xảy khi
quan sát thấy những khối u lớn lên và di căn (Anver và Pond, 1984). Những u trắng
nhỏ ít hoặc nhiều xuất hiện trên thận và phát triển thành những khối lớn.
Virus Herpes (Loại virus gây bệnh trên da giống loại Herpes)
Ở Italia, có trên 80% loài R. dalmatina hoang dã bò giộp lớp biểu bì kết hợp
với virus tương tự như virus gây bệnh herpes, nhưng không gây chết ếch (Bennati và
ctv., 1994).
Virus Leucocyte (virus gây bệnh trên bạch cầu)
Là loại virus có DNA hình đa diện nằm trong tế bào chất. Virus này được tìm
thấy trong tế bào chất của tế bào máu trắng của ếch bệnh R. catesbiana. Khi bò nhiễm
bệnh, ếch thường có dấu hiệu hôn mê, vết thương nhỏ bò rỉ dòch (Briggs và Burton,
1973).
2.6.2.2 Bệnh do vi khuẩn gây ra
Do độc tố của vi khuẩn không mạnh và thường gây bệnh rải rác không lan
truyền thành dòch nên rất ít bệnh do vi khuẩn gây ra trên ếch được biết đến. Chỉ một
số ít bệnh được nghiên cứu do tác nhân vi khuẩn gây ra.
Vi khuẩn gây nhiễm trùng máu
Là vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây bệnh. Có nhiều báo cáo mô tả chi tiết

về sự lây lan của vi khuẩn gây nhiễm trùng máu trên các loài ếch nuôi. Nguyên nhân
gây ra thường do A. hydrophila và những loài vi khuẩn gram (-) khác như
Pseudomonas spp., Proteus spp., Flavobacterium indologenes và F. meningosepticum
(Hubbard, 1981; Taylor và ctv., 1993; Olson và ctv., 1992; Anver và Pond, 1984).


Một dấu hiệu được cho là nhiễm trùng máu gọi là “đỏ chân” do bò xuất huyết
và nổi ban đỏ trên da chân sau (Emerson và Norris, 1905).
Những loài ếch nuôi bò bệnh nhiễm trùng máu tỉ lệ chết rất cao. Những dấu
hiệu khi nhiễm bệnh là da tái nhợt, đốm đỏ, thường chỗ da lở loét bò xuất huyết, cơ
thể lờ phờ, biếng ăn, phù, xuất huyết trong các nội quan, gan bò tái.
Những nghiên cứu cho thấy vi khuẩn gây nhiễm trùng máu làm cho loài ếch R.
muscosa ở California bò chết đột ngột một số lượng lớn (Bradford, 1991). Dòch bệnh
giữa các loài nòng nọc thuộc giống ếch Rana sylvatica ở đảo Rhode, Mỹ đã được báo
cáo là do A. hydrophila (Nyman, 1986).
Streptococcus nhóm B
Streptococcus nhóm B gây ra triệu chứng xuất huyết trên ếch đã làm chết
khoảng 80% số ếch trong khoảng 100.000 hộ nuôi ếch bò (R. catesbiana) ở Brazil
(Amborski và ctv., 1983) và ở Uruguay (Mazzoni, 2001).
Bệnh bùng phát do kết hợp với mật độ nuôi ếch quá dày và bò stress. Các dấu
hiệu bệnh khi ếch nhiễm Streptococcus nhóm B là nhiễm trùng máu, gan và lách bò
hoại tử và gây xuất huyết trên ếch.
Bệnh Chlamydia
Chlamydia là loài vi khuẩn suy biến sống trong nội bào chỉ kí sinh ở động vật
lưỡng cư. Khi ếch bò nhiễm Chlamydia, các tế bào trong cơ thể sẽ nhanh chóng bò phá
hủy và tạo thành những khối u ác tính chứa đầy mủû. Các báo cáo của Honeyman và
ctv., 1992; Howerth, 1984; Newcomer và ctv., 1982; Wilcke và ctv., 1983 đã ghi
nhận Chlamydia gây ra tỉ lệ chết tương đối cao ở các loài ếch nuôi Xenopus laevis ở
Mỹ, và Ceratobatrachus guentheri ở Cana. Gần đây, C. pneumoniae được xác đònh
là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi mãn tính trên loài ếch hoang dã ở Australia,

Myxophyes iteratus (Berger và ctv., 1999).
Mycobacteria
Bệnh Mycobacteria chỉ phát hiện được trên ếch nuôi và các loài động vật bò
tổn thương hệ miễn dòch, thường gây ra tỉ lệ chết thấp. Đây là loài thường xuyên hiện
diện trong môi trường nước, do đó khả năng đề kháng với Mycobacteria của loài sống
trong nước cao hơn đối với các loài sống trên cạn (Reichenbach-Klinke và Elkan,
1965). Mycobacteria thường gây bệnh chủ yếu trên da, đường hô hấp và ruột.
Ếch bò nhiễm Mycobacterium marinum, qua thực nghiệm cho thấy xuất hiện
các u hạt mãn tính nhưng không gây chết (Ramakrishnan và ctv., 1997). Theo
Reichenbach-Klinke và Elkan (1965), ếch bò bệnh do Mycobacteria thường biểu hiện


có các khối u lớn và u nhỏ khắp các cơ quan bên trong. Những cơ quan như gan,
lách, thận hoặc tinh hoàn hầu như có thể bò phá hủy hoàn toàn trước khi chết.
Salmonella
Salmonella là thành viên của họ Enterobactericae, thường được tìm thấy trong
ruột của những loài vật khỏe mạnh, được bài tiết ra theo phân, và có thể là nguyên
nhân gây ra những căn bệnh nguy hiểm trên con người và vật nuôi trong nhà.
Salmonella là nguyên nhân chủ yếu làm cho“ thức ăn độc hại”, gây ra bệnh viêm dạ
dày - ruột và nhiều bệnh nguy hiểm khác. Sự xâmnhiễm của Salmonella xảy ra ở bất
cứ thời điểm nào của quá trình chế biến thức ăn. Bệnh do Salmonella gây ra trên người
phải được khai báo vì chúng tiềm tàng khả năng gây bệnh dữ dội.
Ếch có thể mang mầm bệnh Salmonella, nhưng chỉ rất ít trường hợp báo cáo
nhiễm Salmonella trên ếch (Reichenbach-Klinke và Elkan, 1965; Anver và Pond,
1984). Ở Australia, một đợt bùng phát bệnh viêm dạ dày - ruột xảy ra trên người được
cho là có thể xuất phát từ loài ếch xanh leo cây (Litoria caerulea) đã làm ô nhiễm
nguồn nước trong hồ chứa nước mưa (Taylor và ctv., 2000).
Bảng 2.5 Các loài ếch thường thấy Salmonella kí sinh
Khu vực


Kí sinh trên ếch

Tần xuất

Tài liệu tham khảo

Châu Âu
Quần đảo
Canary
Phía Bắc đảo
Queensland

Rana perezei

60%

Australia
Phân lập được
Litoria caerulea
một lần

Monzon Moreno và
ctv., 1995
Taylor và ctv., 2000

(Lee Berger và Rick Speare, 2003)
2.6.2.3 Bệnh do nấm
Chromomycosis
Chromomycosis là loài nấm có vách thuộc ngành nấm bào tử Ascomycota,
được cho là ảnh hưởng lên các tế bào sắc tố. Các loại nấm bắt màu như Fonsecaea

pedrosi, F. dermatitidis, Cladosporium sp., Scolecobasidium sp. và Phialophora sp.
phân lập được từ vết thương của ếch nuôi R. pipiens, R. catesbiana (Beneke, 1978;
Cicmanec và ctv., 1973; Elkan và Philpot, 1973; Rush và ctv., 1974; Miller và ctv.,
1992). Các loại nấm này cũng có thể gặp trong các bể nuôi ếch. Những dấu hiệu
thường thấy khi ếch nhiễm bệnh như cơ thể suy nhược, có nốt sần, lở loét và có nhiều


×