Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NUÔI CÁ TRA Ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 80 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NUÔI CÁ TRA Ở
THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG

NGÀNH :
THỦY SẢN
KHOÁ :
2002 – 2006
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN TRUNG HIẾU

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2006


i

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NUÔI CÁ TRA Ở THÀNH PHỐ
LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG

Thực hiện bởi

Nguyễn Trung Hiếu

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản



Giáo viên hướng dẫn : Trần Trọng Chơn

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2006


ii

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2/2006 đến tháng 6/2006 nhằm mục
tiêu đánh giá hiện trạng nuôi cá tra ở thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang trong thời
điểm ngành Thủy Sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ thò trường xuất khẩu.
Từ việc tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá tra trong hai mô hình được sử dụng nhiều nhất hiện
nay là nuôi đăng quầng và nuôi sạch trong ao, để từ đó đề xuất những giải pháp kỹ
thuật nuôi sao cho giảm thiểu hao hụt, đảm bảo chất lượng cơ thòt cá và giảm giá thành
sản xuất.
Nội dung nghiên cứu bao gồm: điều tra tình hình nuôi cá tra ở hai mô hình nói
trên, khảo sát mức độ thực hiện theo tiêu chuẩn SQF 1000 CM ở mô hình nuôi ao, đánh
giá hiệu quả kinh tế ở hai mô hình nuôi và tìm hiểu những thuận lợi – khó khăn mà
người nuôi gặp phải trong quá trình sản xuất.
Kết quả điều tra cho thấy:
cá tra.

− Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi cho sự phát triển của nghề nuôi
− Qui mô sản xuất khá lớn, trung bình 0,3 – 0,5 ha/đăng quầng và 0,5 – 1

ha/ao.
− Mô hình nuôi cá tra sạch vẫn chưa hoàn chỉnh.
− Những hộ nuôi cá tra đăng quầng sử dụng thức ăn tự chế biến (100%), trong

đó có 73,3% hộ bổ sung thức ăn viên trong 1 – 2 tháng đầu mới thả giống, còn đối với
những hộ nuôi cá sạch đều sử dụng thức ăn công nghiệp.
− Bệnh cá xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa gió bấc hay mùa lũ
rút. Các bệnh thường gặp như bệnh ký sinh trùng hay do vi khuẩn là chủ yếu.
− Năng suất bình quân thu được từ ao và đăng quầng (26,83 kg/m2 và 34,20
kg/m2) khá cao so với năng suất trung bình của Tỉnh.
− Tỉ suất lợi nhuận trung bình ở ao là 0,24 và đăng quầng là 0,27 cho thấy lợi
nhuận thu được từ nghề nuôi cá tra vẫn rất ổn đònh.
− Mô hình nuôi cá tra sinh thái đã mở ra một triển vọng mới cho ngư dân An
Giang.


iii

ABSTRACT
This thesis was conducted from February 2006 to June 2006 in order to
estimate the actual status of catfish culture at Long Xuyen City, An Giang Province
when the fishery has been encountered with many difficulties from the export
marketing. Researching on the technique of catfish culture in two most popular
methods: fence culture and pond culture then proposing those technical solutions so
that the households reduce waste, ensure the flesh quality and reduce cost.
The content includes investigating catfish culture in these two models, carrying
out a survey of measuring how the households have performed according to the
standard SQF 1000cm through pond culture, evaluating economic effect on these two
models and finding out those advantages and disavantages the households have
encountered during culturing. The results as:
The catfish culture has developed with favourable nature condition and
social – economic condition.
The households have got a relatively large size of culturing, the average
is around 0,3 - 0,5 ha / fence and 0,5 - 1 ha / pond.

-

The model of clear catfish culture has not been fully done.

The households use fish feed by two ways: home – made feed and
processing feed (100%), among them 73,3% additionally use pellet for 1 – 2 months in
newly stocking, while the people culturing clear pamgasites fish on pond model
always use pellet.
Fish diseases have occurred mainly during north – easterly wind season
or the flood has gone down. Those disease are parasitic diseases or bacterial diseases.
Average productivity of pond and fence culture (26,83kg/m2 and 34,2
kg/m2) is quite high relative to that of the Province.
Average profitability rate of pond culture is 0,24 and that of fence
culture is 0,27, showing that profit from pangasius catfish is stable.
households.

Bio pangasius catfish culture has opened a new prospect for An Giang


iv

CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
− Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
− Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản – trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh.
− Sở Khoa Học Và Công Nghệ Tỉnh An Giang.
− Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh An Giang.
− Toàn thể quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến
thức cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập, đặc biệt chúng tôi xin chân thành gởi

lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Trọng Chơn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
− Anh Trần Văn Nhì – phó chi cục trưởng Chi Cục Thủy Sản An Giang đã tận
tình giúp đỡ, động viên chúng tôi và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
− Các bạn sinh viên cùng lớp đã giúp đỡ và động viên chúng tôi trong suốt quá
trình học tập.
Do còn gặp nhiều khó khăn về thời gian, kinh phí và trình độ chuyên môn còn
nhiều hạn chế nên đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.


v

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

TÊN ĐỀ TÀI

i

TÓM TẮT TIẾNG VIỆT

ii

TÓM TẮT TIẾNG ANH

iii


CẢM TẠ

iv

MỤC LỤC

v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

viii

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

ix

I.

GIỚI THIỆU

1

1.1

Đặt Vấn Đề


1

1.2

Mục Tiêu Đề Tài

2

II .

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Sơ Lược Về Điều Kiện Tự Nhiên

3

2.1.1 Vò trí đòa lý

3

2.1.2 Khí hậu – Thủy văn

4

2.1.3 Thành phần loài và số lượng cá thể thủy sinh vật


6

2.2

Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội

7

2.3

Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra

8

2.3.1 Đặc điểm hình thái và phân loại

8

2.3.2 Đặc điểm sinh sản và phân bố

9

2.3.3 Đặc điểm sinh trưởng

9

2.3.4 Đặc tính dinh dưỡng

10


2.4

Lòch Sử Phát Triển Nghề Nuôi Cá Tra Tỉnh An Giang

11

2.5

Hiện Trạng Nghề Nuôi Cá Tra Ở Long Xuyên

12

III .

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14

3.1

Thời Gian Và Đòa Điểm Nghiên Cứu

14

3.2

Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu

14



vi
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu

14

3.2.2 Nội dung nghiên cứu

15

IV .

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

17

4.1

Tình Hình Kinh Tế – Xã Hội

17

4.1.1 Tuổi của các ngư hộ nuôi cá

17

4.1.2 Trình độ văn hoá

17


4.1.3 Kinh nghiệm nuôi

19

4.1.4 Vốn và thò trường

20

4.1.5 Hoạt động và công tác khuyến ngư

21

4.2

22

Khía Cạnh Kỹ Thuật

4.2.1 Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra đăng quầng

22

4.2.2 Quản lý ao nuôi cá tra sạch

34

4.3

45


Hiệu Quả Kinh Tế

4.3.1 Chi phí đầu tư cơ bản trên một đơn vò diện tích

45

4.3.2 Chi phí sản xuất trên một đơn vò diện tích

46

4.3.3 Kết quả – hiệu quả kinh tế trên một đơn vò diện tích

48

4.4

50

Thuận Lợi Và Khó Khăn

4.4.1 Thuận lợi

50

4.4.2 Khó khăn

51

4.5


Đònh Hướng Và Phát Triển

52

V.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

55

5.1

Kết Luận

55

5.2

Đề Xuất

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

57


vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL :

Đồng Bằng Sông Cửu Long

TCMT :

Tiêu Chuẩn Môi Trường

TPLX :

Thành Phố Long Xuyên

DO :

Dissolved Oxygen

BOD5 :

Biochemical Oxygen Demand

FCR :

Food Change Ratio

SQF :

Safe Quality Food


HACCP :

Hazard Analysis Critical Control Points

SIPPO :

Swiss Import Promotion Program

IMO :

Institule for Marketecology


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

NỘI DUNG

TRANG

Bảng 2.1

Đơn vò hành chính và dân số thuộc thành phố Long xuyên

3

Bảng 2.2


Thành phần thức ăn ở dạ dày cá tra trong tự nhiên

10

Bảng 4.1

Tuổi của các ngư hộ nuôi cá

17

Bảng 4.2

Khả năng tham gia tập huấn của nông hộ

22

Bảng 4.3

Tỷ lệ hộ nuôi sử dụng thức ăn ở vùng điều tra

25

Bảng 4.4

Tỷ lệ phối trộn nguyên liệu làm thức ăn nuôi cá tra

26

Bảng 4.5


Danh sách các loại thức ăn công nghiệp nuôi cá tra tại An Giang

28

Bảng 4.6

Năng suất bình quân theo qui mô diện tích

30

2

Bảng 4.7

Mức đầu tư bình quân cho 1000 m nuôi đăng quầng

45

Bảng 4.8

Mức đầu tư bình quân cho 1000 m2 nuôi ao

46

Bảng 4.9

Chi phí sản xuất cho 1000 m2 nuôi ao

47


Bảng 4.10

Chi phí sản xuất cho 1000m2 nuôi ao

47

Bảng 4.11

Kết quả - hiệu quả của 1000 m2 nuôi cá tra sạch trong ao

49

Bảng 4.12

Kết quả - hiệu quả của 1000 m2 nuôi cá tra đăng quầng

49


ix

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒÀ VÀ HÌNH ẢNH
BIỂU ĐỒ

NỘI DUNG

TRANG

Biểu đồ 2.1


Sản lượng cá tra ở ba mô hình nuôi từ 1997 – 2004

13

Biểu đồ 4.1

Trình độ học vấn của nông hộ nuôi cá đăng quầng

18

Biểu đồ 4.2

Trình độ học vấn của nông hộ nuôi cá ao

18

Biểu đồ 4.3

Số năm nuôi cá của nông hộ nuôi đăng quầng

19

Biểu đồ 4.4

Số năm nuôi cá của nông hộ nuôi ao

20

SƠ ĐỒ


NỘI DUNG

Sơ đồ 4.1

Trại nuôi cá theo tiêu chuẩn SQF 1000 CM

HÌNH

NỘI DUNG

Hình 2.1

Hình dạng bên ngoài của cá tra

8

Hình 3.1

Bản đồ hành chính thành phố Long xuyên

16

Hình 4.1

Mô hình nuôi cá tra đăng quầng ở Long Xuyên

24

Hình 4.2


Chế biến thức ăn nuôi cá tra

26

Hình 4.3

Cá tạp xay nhuyễn đem phơi làm thức ăn cho cá

27

Hình 4.4

Máy trộn thức ăn

29

Hình 4.5

Thu hoạch cá tra ở đăng quầng

34

Hình 4.6

Ao nuôi cá tra sạch

36

Hình 4.7


Máy bơm công suất lớn phụ vụ cho sản xuất

41

Hình 4.8

Cống thoát nước

42

Hình 4.9

Kho dự trữ thức ăn và thuốc cho cá

44

TRANG
37
TRANG


-1-

I . GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề

An Giang là tỉnh nằm trong vùng hạ lưu sông Mê Kông, được xem là nơi có tiềm
năng lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước về sản xuất thủy sản

nước ngọt, bởi nguồn nước ngọt dồi dào, chất lượng nước tốt, đặc biệt là hai con sông
lớn (sông Tiền và sông Hậu ) cùng hệ thống kênh rạch chằng chòt … Năm 2003, An
Giang có sản lượng nuôi thủy sản nùc ngọt cao nhất trong toàn quốc, đạt 136.231 tấn,
chiếm 20,3% tổng sản lượng thủy sản nước ngọt ĐBSCL (670.562 tấn – theo Niên
Giám Thống Kê năm 2003) và 13,1% tổng sản lượng thủy sản toàn quốc (1.038.575 tấn
– theo Bộ Thủy Sản năm 2004). Đối tượng nuôi chủ yếu là cá da trơn (cá tra và basa
chiếm hơn 80% tổng sản lượng), cá lóc, cá rô đồng, cá rô phi, tôm càng xanh…. và gần
đây là cá chim trắng.
Trong vài năm trở lại đây, có lẽ thủy sản là một trong những ngành gặp nhiều khó
khăn trắc trở nhất trong quá trình phát triển (bò Mỹ áp thuế chống phá giá, các rào cản
kỹ thuật khắt khe của những nước nhập khẩu, các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh
bán phá giá, vấn đề ô nhiễm môi trường, thời tiết-khí hậu khắc nghiệt…) Đặc biệt là
trong năm 2005, người nuôi cá tra An Giang đã thật sự khốn đốn : giá cá bò sụt giảm và
sụt giảm mạnh, liên tục và kéo dài, làm cho người nuôi bò thua lỗ nặng nề.
Đối với người nuôi bè, ngoài sự thua lỗ do giá cá thấp còn bò thiệt hại hơn nữa bởi
tỷ lệ hao hụt rất cao: hơn 30% (do chất lượng con giống kém, nguồn nước bò ô nhiễm
và nhiều vấn đề kỹ thuật khác). Những khó khăn trên đã làm cho số lượng bè giảm
mạnh và phần lớn còn lại đã chuyển sang nuôi đối tượng khác như cá rô phi hay cá
chim trắng.
Đối với hộ nuôi cá tra trong ao hầm thì có khác hơn: chủ yếu là do bò cạn kiệt về
nguồn vốn lo cho cá ăn vì giá cá giảm thấp và cứ tiếp tục nuôi để chờ tăng giá làm cá
càng lớn, chất lượng cá càng giảm, giá thành càng tăng, giá bán càng thấp đi, lãi vay
tiếp tục tăng…. Trước tình hình đó tỉnh An Giang đã có kế hoạch thực hiện chương trình
“Nuôi Cá Tra Sạch Trong Ao” theo tiêu chuẩn SQF 1000 CM, nhằm tạo cho cá tra có
một thương hiệu vững chắc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu nguyên liệu
đến lúc thành phẩm, giúp tăng giá bán sản phẩm, đảm bảo tính hiệu quả kinh tế cho
người nuôi.
Song song với việc giảm mạnh số lượng bè nuôi và sự chuyển biến trong kỹ thuật
nuôi cá tra ao ta thấy có sự phát triển liên tục của mô hình nuôi đăng quầng trong vài
năm trở lại đây đã mở ra một thách thức mới về vấn đề quản lý bên cạnh những hiệu

quả của nó như: chi phí đầu tư thấp, sản lượng thu hoạch từ vài trăm đến vài nghìn tấn,
chất lượng cơ thòt tốt, chi phí thuốc và hoá chất thấp, giá bán sản phẩm cao…
Để nắm rõ tình hình đồng thời giúp nâng cao mức thu nhập cho các nông hộ có
mô hình sản xuất nhiều tiềm năng này, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của


-2ngành Thủy Sản nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng, được sự chấp thuận của
khoa Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Khảo Sát Hiện Trạng Nuôi Cá Tra Ở Thành Phố Long Xuyên, tỉnh An
Giang”
1.2

Mục Tiêu Đề Tài

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá tra đăng quầng, nuôi cá tra sạch trong ao, từ đó đề xuất
những giải pháp kỹ thuật nuôi nhằm góp phần đảm bảo tính bền vững của nghề nuôi cá
tra tại thành phố Long Xuyên, An giang.
Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với việc nuôi cá của nông hộ.
Tìm hiểu sự thuận lợi và khó khăn trong nghề nuôi cá tra ở thành phố Long
Xuyên, tỉnh An Giang.
Kết quả nghiên cứu giúp người nuôi hiểu rõ hơn các yếu tố kỹ thuật cần quan tâm
nhằm giảm thiểu hao hụt, giảm chi phí giá thành, tăng lợi nhuận cho người nuôi.

II . TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sơ Lược Về Điều Kiện Tự Nhiên
2.1.1. Vò trí đòa lý


-3An Giang nằm ở vùng hạ lưu sông Mê Kông, là tỉnh đầu nguồn của vùng đồng
bằng sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chòt và có hai con sông

chính là: sông Tiền dài 80 km, sông Hậu dài 100 km cùng với nhánh sông Châu Đốc
(28km) và sông Vàm Nao (7 km). Tất cả tạo nên cảnh quan đặc thù của vùng sông
nước An Giang, hết sức thuận lợi cho nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển.
Riêng Thành Phố Long Xuyên (TPLX) nằm trong vùng Tứ Giác Long Xuyên,
tỉnh An Giang là một trong 11 huyện, thò, thành góp phần thúc đẩy sự phát triển nghề
nuôi trồng thủy sản. TPLX có diện tích tự nhiên là 106,87 km2, dân số là 263.838
người, gồm 9 phường và 3 xã.
Bảng 2.1 Đơn vò hành chính và dân số thuộc thành phố Long Xuyên
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Đơn vò hành chính

Số ấp, khóm

Diện tích
(km2)

Dân số

(người)

8
5
7
7
3
6
8
9
9
8
9
3

1,36
1,31
1,51
3,70
4,72
11,07
6,29
13,90
20,00
16,51
17,64
8,86

24.284
22.138

27.158
18.115
26.820
26.030
11.983
21.966
26.037
25.940
22.730
16.632

106,87

263.838

Phường Mỹ Long
Phường Mỹ Bình
Phường Mỹ Xuyên
Phường Bình Đức
Phường Bình Khánh
Phường Mỹ Phước
Phường Mỹ Quý
Phường Mỹ Thới
Phường Mỹ Thạnh
Xã Mỹ Hòa
Xã Mỹ Khánh
Xã Mỹ Hòa Hưng
Thành phố Long Xuyên

(Nguồn: Dư Đòa Chí An Giang, 2003)


2.1.2

Khí hậu – thủy văn

2.1.2.1 Khí hậu
a/

Chế độ nhiệt

Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm dao động từ 26,150C – 28,60C, nhiệt độ
trung bình cao nhất vào tháng 4 là 28,60C, tháng 5 là 28,50C, tháng 9 là 280C. Nhiệt độ
thay đổi trong năm gần như thay đổi theo quy luật tháng 4, tháng 5, tháng 9 là các
tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm. Nhiệt độ thấp nhất là vào các tháng 11 đến
tháng 12 (26,150C – 26,40C).


-4Nhìn chung nhiệt độ trong đất và trong nước tuy có biến động song không lớn ở
cả môi trường đất và nước là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các thủy sinh vật phát
triển quanh năm.
b/

Chế độ mưa

Trong năm lượng mưa trung bình thấp nhất từ tháng 12 đến tháng 3 (không quá
100 mm), lượng mưa cao nhất vào tháng 10, tháng 11 hàng năm (900 mm– 2100 mm).
Lượng mưa cũng thay đổi theo qui luật tăng từ tháng 4 và cao nhất vào tháng 10, 11 và
giảm dần từ tháng 12 đến tháng 3.
Mùa mưa góp một lượng nước lớn chảy tràn vào đồng ruộng, vùng trũng nội đòa,
làm tăng diện tích nước mặt, đồng thời cũng chính nguồn nước mát ngọt trong các thủy

vực đó là môi trường thuận lợi để cá, tôm có điều kiện sinh sôi phát triển.
c/

Chế độ gió

Là vùng có chế độ gió khá thuần nhất do đòa hình bằng phẳng và xa biển, từ
tháng 11 đến tháng 4 hướng gió có tần suất cao nhất là Đông Bắc, có tính chất lạnh và
khô, từ tháng 5 đến tháng 10 hướng gió có tần suất cao nhất là Tây Nam, mang hơi
nước từ vùng vònh Thái Lan, tốc độ gió trung bình là 3 m/s.
d/

Chế độ thuỷ triều
Chế độ thủy triều ở Long Xuyên chòu ảnh hưởng bởi:

- Sóng triều biển Đông mang tính chất bán nhật triều, không đều, có
biên độ lớn dẫn vào sông Hậu và qua các kênh rạch để tiến sâu vào nội đồng.
- Sóng triều vònh Thái Lan: mang tính chất nhật triều, không đều, là
chính, với biên độ nhỏ hơn và dẫn vào qua các cửa kênh.
Căn cứ vào đòa hình Long Xuyên thì chế độ triều ở Long Xuyên chòu ảnh hưởng
của sóng triều biển Đông là chính, điều phối lượng nước trong các loại hình thủy vực.
Đây là một lợi thế để qui hoạch và phát triển nghề nuôi thủy sản ở đây.
2.1.2.2 Thủy văn
a/

Lưu lượng nước

Lưu lượng nước biến động lớn và chòu ảnh hưởng của thủy triều, của lưu lượng
nguồn, mưa tại chỗ, gió chướng …, nhưng dòng chảy trong năm khá ổn đònh do tác động
điều tiết của Biển Hồ.
Lưu lượng đầu nguồn chảy vào châu thổ phân đònh theo mùa rõ rệt và biểu thò

qua chế độ dòng chảy. Vào mùa lũ, nước từ thượng nguồn chảy xuống xuôi theo một
chiều (bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11). Trong đó tháng có dòng chảy lớn


-5nhất là tháng 9 và tháng 10. Mùa khô toàn bộ hệ thống sông ngòi, kênh, mương chảy
theo hai chiều, vào mùa này tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng 4.
Dòng chảy trong mùa lũ đem nguồn phiêu sinh, nguồn dưỡng khí dồi dào tăng
sinh khối thủy vực, đây cũng là một đặc điểm để phát triển mô hình nuôi thủy sản bãi
bồi, nuôi ruộng lúa.
b/ Chất lượng nước
™ Chất lượng nước mặt sông Hậu
Hàm lượng oxy hoà tan (DO): trung bình 3,94 mg/l biến động từ 2,48 – 4,93 mg/l,
hàm lượng DO trung bình thấp hơn nhiều so với TCMT (Tiêu Chuẩn Môi Trường) cho
phép (5mg/l).
Amoniac (NH3) trung bình 0,91 mg/l biến động từ 0,09 – 5,2 mg/l. hàm lượng
NH3 vượt nhẹ so với TCMT cho phép (1,49 mg/l).
Hàm lượng chất hữu cơ (BOD5) trung bình 7,56 mg/l, biến động từ 5 – 11 mg/l,
hàm lượng BOD5 trung bình vượt nhẹ so với TCMT cho phép.
™ Chất lượng nước mặt kênh rạch nội đồng
Hệ thống sông rạch gồm sông Hậu dẫn nước vào nội đồng ở Long Xuyên bởi 9
rạch lớn nhỏ (rạch Cần Xay, Trà Ôn, Long Xuyên, Cái Sơn, Tầm Bót, Gòi Lớn, Gòi
Bé, Cái Sao, Cái Dung). Do Long Xuyên là một tiểu vùng của tỉnh An Giang nên
mạng lưới sông ngòi, kênh rạch cũng nằm trong vùng chòu ảnh hưởng của thủy triều từ
2 phía: thủy triều biển Đông và thủy triều vònh Thái Lan. Tuy bò ảnh hưởng của thủy
triều nhưng do xa biển nên nước sông, kênh, rạch không bò nhiễm mặn.
Chất rắn lơ lửng trong mùa khô trung bình 33,71 mg/l biến động từ 10 – 84 mg/l,
thấp hơn 1/3 so với cùng kỳ năm 2004. Khu vực rạch cái Long Xuyên có hàm lượng
chất rắn lơ lửng cao hơn so với Tiêu Chuẩn Việt Nam và cao hơn so với các khu vực
khác.
Hàm lượng oxy hoà tan (DO): mùa khô trung bình 0,27 mg/l biến động từ 0,07 –

0,70 mg/l, hàm lượng DO trung bình thấp hơn nhiều so với Tiêu Chuẩn Việt Nam cho
phép.
Amoniac (NH3): mùa khô trung bình 0,8 mg/l biến động từ 0,09 – 2,22 mg/l. hàm
lượng NH3 vượt 16 lần so với Tiêu Chuẩn Việt Nam cho phép.
Hàm lượng chất hữu cơ (BOD5): mùa khô trung bình 5,04 mg/l, biến động từ 3 – 7
mg/l, hàm lượng BOD5 trung bình vượt nhẹ so với Tiêu Chuẩn Việt Nam cho phép và
tương đương kết quả quan trắc mùa khô năm 2004.
(Sở Tài Nguyên – Môi Trường An Giang, 2004).


-62.1.3 Thành phần loài và số lượng cá thể thủy sinh vật
Theo Phan Văn Ninh (2003), thành phần và số lượng cá thể thủy sinh vật ở các
thủy vực ở Long Xuyên như sau:
2.1.3.1 Phiêu sinh thực vật (Phytoplankton)
Gồm có 6 ngành tảo phân bố trong thủy vực nước ngọt như: Bacillariophyta (tảo
khuê), Chlorophyta (tảo lục), Chrysophyta (tảo vàng ánh), Cyanophyta (tảo lam) và
Pyrrophyta (tảo giáp). Trong đó:
- Ngành tảo khuê và tảo lục phân bố rộng ở các thủy vực, là thức ăn chủ yếu
của phiêu sinh động vật, nhuyễn thể, tôm, cá.
- Ngành tảo mắt phân bố ở thủy vực nước ngọt giàu chất hữu cơ, thường xuất
hiện nhiều vào mùa ấm, có nhiệt độ cao, ánh sáng đầy đủ.
- Ngành tảo lam phân bố ở các thủy vực, có khả năng cố đònh đạm cho ruộng
lúa, nâng cao độ phì nhiêu của đất.

2.1.3.2 Phiêu sinh động vật (Zooplankton)
Ở các kênh mương nội đồng và cồn bãi ven sông người ta tìm được 4 nhóm
phiêu sinh động vật là Protozoa (nguyên sinh động vật), Rotatoria (luân trùng),
Cladocera (giáp xác râu ngành) và Copepoda (giáp xác chân chèo). Trong 4 nhóm thì
Rotatoria chiếm ưu thế về số loài và số lượng, đặc biệt là ấu trùng Nauplius, điều này
chứng tỏ quần thể động vật nổi này phát triển mạnh là nguồn thức ăn tự nhiên quan

trọng trong thủy vực, kế tiếp là nhóm Cladocera, nhóm Protozoa, nhóm Copepoda.
2.1.3.3 Động vật đáy (Zoobenthos)
Từ trong các thủy vực, người ta đã tìm thấy được các nhóm động vật đáy là
nhóm Annelida (giun đốt), Arthropoda (giáp xác), Insecta (côn trùng) và Mollusca
(đôïng vật nhuyễn thể). Đặc biệt nhóm này sẽ phát triển mạnh trong điều kiện thủy vực
có trao đổi nước và bản thân sinh vật mang tính di động. Kế tiếp là nhóm Annelida,
Arthropoda và Insecta có số loài và số lượng thấp hơn Mollusca.
2.2

Điều Kiện Kinh Tế – Xã Hội

Thành Phố Long Xuyên là trung tâm chính trò, kinh tế và văn hóa của tỉnh An
Giang. Cùng với những đặc điểm khác như: điều kiện đòa lý, tự nhiên, khí hậu và thủy
văn đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phân bố dân cư, đặc điểm nhân văn – xã hội, nhất
là đối với sản xuất và đời sống của người dân.


-7Dân số trong vùng phân bố không đều, đa số tập trung chủ yếu ở khu trung tâm
thành phố (205.359 người), càng ra vùng ngoại ô dân số càng giảm rõ rệt (60.200
người). Đa số dân là người Kinh, tôn giáo chủ yếu là Phật Giáo (chiếm 81,23% tổng số
dân) còn lại là đạo Hòa Hảo (8,78%), Công Giáo (3,90%), Hồi Giáo (0,04%), các đạo
khác (4,16%) và không đạo (1,89%). Long Xuyên là nơi tập trung nhiều lao động có
tay nghề và trình độ tương đối cao, có điều kiện nâng cao dân trí và tiếp nhận các
thành tựu khoa học - kỹ thuật.
Số hộ nghèo giảm, năm 1999 là 4,98%, năm 2004 chỉ còn 1,5%. Sự nghiệp giáo
dục, y tế, văn hóa cũng đã có những bước tiến bộ nhất đònh. Tỷ lệ thất nghiệp cũng có
chiều hướng giảm.
Tăng trưởng kinh tế của Long Xuyên năm 2004 là 2.656 tỷ đồng, tốc độ phát
triển kinh tế bình quân 16%/năm. Kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người
tăng, năm 2004 là 10 triệu đồng.

Tuy sản xuất phát triển với tốc độ khá nhanh nhưng cơ sở vật chất hạ tầng và
đời sống nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Thành phố đang tập trung thực hiện các công trình như ổn đònh và phát triển
khu dân cư, chỉnh trang đô thò theo hướng thành phố công nghiệp.
Tiềm năng cùng với thành tựu của công cuộc đổi mới là những thuận lợi cơ bản
để xây dựng thành phố ngày càng văn minh, giàu đẹp.
2.3

Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra

2.3.1 Đặc điểm hình thái và phân loại
Loài cá tra nuôi Pangasius hypophthalmus được mô tả lần đầu bởi Sauvage năm
1878 ở Campuchia.
Bộ:

Siluriformes
Họ:

Pangasiidae
Giống:
Loài:

Pangasius
Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1878


-8-

Hình 2.1 Hình thái bên ngoài cá tra
Cá tra có miệng rộng, dãy răng hàm trên hoàn toàn bò che khuất bởi hàm dưới

khi miệng khép lại. Dạng đầu của cá tra nếu nhìn từ phía bụng có dạng hơi vuông khi
cá còn nhỏ, khi cá lớn tỉ lệ miệng và chiều dài chuẩn nhỏ hơn 10%. Râu có hai đôi (râu
hàm trên và râu hàm dưới).
Thân thon dài, phần sau dẹp. Đường bên hoàn toàn và phân nhánh bắt đầu từ
mép trên của lỗ mang đến gốc vây đuôi. Mặt sau của gai vây lưng, vây ngực có răng
cưa hướng xuống gốc vây. Vây bụng kéo dài chưa chạm đến gốc vây hậu môn.
Về màu sắc, thân có màu xám hơi xanh trên lưng, hai bên hông hơi sáng, dưới
vây bụng hơi vàng. Vây lưng và vây đuôi có màu xám đen, cuối vây đuôi màu hơi đỏ
(Nguyễn Văn Khánh (1996), trích bởi Trần Văn Nhì, 2005). Kích thước cá tra có thể
đạt tới chiều dài 1,3 m; Cá bố mẹ nuôi vỗ có thể đạt tới chiều dài 1,4 m và nặng 22 kg.
2.3.2

Đặc điểm sinh sản và phân bố

Cá tra thành thục chậm hơn các loài cá da trơn khác, chúng thành thục sinh dục
vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Mùa vụ sinh sản của cá tra kéo dài từ tháng 3 đến
tháng 8 đối với cá nuôi bè, nhưng đối với cá nuôi ao thời gian này ngắn hơn, từ tháng 6
đến tháng 8. Sự thành thục cá tra cái cũng diễn ra vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa
(Cacot.P, 1999). Sinh sản cá tra lần đầu tiên được báo cáo tại Thái Lan vào năm 1959,
sau đó là ở Indonesia vào năm 1981 và ở Malaysia năm 1983. Ở Việt Nam sinh sản
nhân tạo cá tra vào năm 1981 nhưng kết quả đạt được rất thấp. Cá bố mẹ nuôi vỗ trong
ao hay bè đều cho kết quả sinh sản nhân tạo tốt với các loại hormon thông thường là
HCG và Ovaprim (Cacot.P, 1999).
Cá tra phân bố nhiều trên lưu vực sông Mê Kông và sông Chaophraya – Thái
Lan. Ở Việt Nam, cá tra phân bố trên sông Tiền, sông Hậu, nhiều nhất là ở vùng hạ
lưu. Cá tra giống chủ yếu được vớt trên sông Tiền, cá trưởng thành chỉ thấy trong ao
nuôi, rất ít khi thấy trong tự nhiên (Võ Tòng Xuân và Vương Học Vinh, 2004). Theo
Cacot.P (1999), ở hạ lưu sông Cửu Long có 11 loài chủ yếu thuộc giống Pangasius,
trong đó có 8 loài có kích thước lớn (chiều dài lớn hơn 50 cm). Đặc biệt có hai loài cá
tra (Pangasius hypophthalmus) và basa (Pangasius bocourti) được nuôi rất nhiều ở

dồng bằng sông Cửu Long.


-92.3.3 Đặc diểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, cá tra cùng cá vồ cờ (Pangasius
sanitwongsei) là hai loài tăng trưởng nhanh nhất trong 10 loài thuộc giống Pangasius.
Cá tra bột tiêu hết noãn hòang, có chiều dài trung bình từ 1,1 cm, sau 14 ngày ương đạt
2,0 – 2,3 cm và trọng lượng là 0,52 g. Cá 5 tuần tuổi đạt 1,28 – 1,5 g, chiều dài 5-6 cm.
sau một năm cá đạt 0,7 – 1,5 kg và đến 3 – 4 năm đạt 3 – 4 kg. Cá còn nhỏ tăng nhanh
về chiều dài, khi cá đạt 2,5 kg là bước vào chu kỳ tích lũy mỡ, cần có chế độ nuôi
dưỡng thích hợp để phát dục tốt. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng còn tùy thuộc rất lớn
vào mật độ nuôi, chất lượng và số lượng thức ăn cung cấp. Độ béo cũng tăng dần theo
sự phát triển của cá, ở năm đầu tiên độ béo tăng nhanh nhất, qua các năm sau độ béo
biến đổi không đáng kể, cá đực có độ béo cao hơn cá cái. (Trần Thanh Xuân, 1994).
2.3.4 Đặc tính dinh dưỡng
Miệng cá tra có răng sắc nhọn trên các xương hàm, xương lá mía và xương
khẩu cái. Gai trên cung mang thưa và ngắn nên không có tác dụng lọc thức ăn như các
loài cá ăn phiêu sinh động vật. Dạ dày hình chữ U, ruột ngắn và không gấp khúc. Với
đặc điểm trên nên trong tự nhiên, tính ăn của cá tra thiên về động vật. Ở giai đoạn cá
bột và cá hương, chúng thích ăn mồi sống, nhưng trong quá trình phát triển thì cá tra
thích ăn mồi chết và có phổ thức ăn rất rộng.
Theo Trần Thanh Xuân (1994), khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày
của cá tra đánh bắt trong tự nhiên có tỉ lệ thành phần thức ăn trong dạ dày được trình
bày ở Bảng 2.2.
Bảng 2.2

Thành phần thức ăn ở dạ dày cá tra trong tự nhiên
Loại thức ăn

Tỷ lệ (%)


Cá tạp

37,8

Ốc

23,9

Thực vật

6,67

Mùn bã hữu cơ

31,6

Cũng như các loài khác, khi bắt đầu ăn thức ăn ngoài, cá tra ăn phiêu sinh động
vật. Thức ăn ưa thích của chúng là Cladocera, nhóm Rotifer cũng xuất hiện nhiều trong
dạ dày nhưng do kích thước nhỏ nên vai trò dinh dưỡng của Rotifer không cao. Trong
điều kiện nuôi trên bể, chúng có thể sử dụng được nhiều loại thức ăn như: Artermia,
trùn chỉ, Moina, Rotifer, thức ăn chế biến … Tuy nhiên, ấu trùng Artermia và trùn chỉ
cho tỉ lệ sống cao và sinh trưởng của cá tốt nhất ( Lê Thanh Hùng (1998), trích bởi
Trần Văn Nhì, 2005).


- 10 Cá tra 3-4 ngày tuổi có thể bắt đầu ăn lẫn nhau và chúng vẫn tiếp tục ăn lẫn nhau
nếu cá ương không được cho ăn đầy đủ. Khi khảo sát cá bột vớt trong tự nhiên vẫn
thấy chúng ăn lẫn nhau ngay trong các đáy chứa cá bột vớt được, ngoài ra còn thấy
trong cơ thể chúng có rất nhiều phần cơ thể và mắt cá con các loài cá khác (Nguyễn

Tường Anh, 1979).
Cá con 20 ngày tuổi sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến. Cá tra càng lớn, phổ thức
ăn của cá càng rộng. Nhìn chung, loài cá này có tính ăn tạp thiên về động vật. Trong
ao, bè nuôi chúng có thể sử dụng được tấm, cám, rau, bèo, phế phẩm của các nhà máy
chế biến thuỷ sản, thức ăn tự chế dạng ẩm với hàm lượng protein thấp. Đặc điểm này
có ý nghóa rất quan trọng đối với việc phát triển rộng rãi loài cá này (Trần Thủ Khoa
và Trần Thò Thu Hương, 1993). Cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn có
hàm lượng protein khác nhau, nhưng trong điều kiện thiếu thức ăn có thể sử dụng các
loại thức ăn bắt buộc như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc thực vật (Trần Thanh
Xuân, 1994).
2.4

Lòch Sử Phát Triển Nghề Nuôi Cá Tra Tỉnh An Giang

Với lợi thế là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có sông Tiền và sông Hậu chảy qua
với nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm nên An Giang rất thuận lợi cho ngành thủy
sản phát triển. Nghề nuôi cá tra, basa được coi là nghề truyền thống ở An Giang. Trong
những năm đầu của thập niên 70, ngành thủy sản ở An Giang chỉ có hai dạng: đánh bắt
và nuôi trồng. Nghề đánh bắt thủy sản trên sông là chài lưới, vó, câu, chất chà, đặt đáy
khai thác cá tra bột, câu cá basa giống …… Nghề nuôi thủy sản có hai dạng là ương cá
tra bột, nuôi cá tra trong ao và nuôi cá trong lồng bè.
Trong thập niên 70 và 80, đa số ngư dân nuôi cá chỉ sử dụng thức ăn tự chế,
không đảm bảo thành phần và chất lượng dinh dưỡng cho cá phát triển, giống cung ứng
cho người nuôi lệ thuộc vào thiên nhiên, ngư dân không đủ cá giống đảm bảo kích cỡ
đồng đều và chất lượng để nuôi, hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh và bán thâm
canh và cá chỉ để tiêu thụ tại thò trường nội đòa, chưa xuất khẩu. Sang những năm đầu
của thập niên 90, do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong nước tăng cao và đặc
biệt là thò trường nước ngoài cũng có nhu cầu rất lớn, đầy tiềm năng. Tỉnh đã mạnh dạn
đầu tư xây dựng hai nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu lớn (AGIFISH và
AFIEX) và đây có thể được coi là dấu mốc lòch sử của nghề nuôi cá tra, basa tỉnh An

Giang. Vào thời gian đầu hoạt động, nguồn nguyên liệu trong Tỉnh chưa đáp ứng đủ
nên nhà máy phải mua nguyên liệu từ các tỉnh bạn. Để tiến theo kòp với nhu cầu chế
biến, nghề nuôi thủy sản của tỉnh đã chuyển sang hình thức nuôi thâm canh như đóng
thêm bè lớn, nuôi cá tra trong ao với mật độ cao và bổ sung thức ăn để tăng nhanh sản
lượng, tăng vòng quay sản xuất…
Trước nhu cầu ngày càng lớn về con giống, nguồn cung cấp từ thiên nhiên bấp
bênh không còn đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng, thì cá tra, basa giống sản xuất
nhân tạo thành công thay cho nguồn giống thiên nhiên được xem là bước ngoặc của
nghề nuôi cá tra, basa ở An Giang. Để tạo sự ổn đònh lâu dài và phát triển bền vững


- 11 của nghề nuôi cá tra, basa, Tỉnh đã xây dựng đề án phát triển thủy sản đến năm 2010.
Việc xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ thủy sản cũng được đặc biệt quan tâm, nhằm
tạo ra “sản phẩm sạch để xuất khẩu”; để làm cầu nối giữa người nuôi và thò trường,
năm 2002 Hiệp Hội Nghề Nuôi Và Chế Biến Thuỷ Sản An Giang (AFA) được thành
lập.
Tóm lại, nuôi cá tra, basa đã mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân. Phong
trào nuôi cá được đông đảo nông dân hưởng ứng. Từ lợi nhuận thu nhập từ con cá có
thể giải quyết được những vấn đề về kinh tế xã hội, nâng cao mức sống ngư dân và
phát triển nông thôn.
2.5

Hiện Trạng Nghề Nuôi Cá Tra Ở Long Xuyên

Từ khi thò trường xuất khẩu (đặc biệt là Mỹ) phát triển thì nhu cầu về sản lượng
cá tra ngày càng cao, là nguyên nhân thúc đẩy diện tích mặt nước nuôi cá tra của Tỉnh
nói chung và Long Xuyên nói riêng mấy năm qua đã tăng lên rất nhanh.
Cho đến năm 2005, Long Xuyên đã có 88 ha ao; 44,65 ha đăng quầng và 314 bè
(51 bè nuôi cá tra, chiếm 16,24%) nuôi cá tra và tổng sản lượng cá tra thu được là
18.975 tấn (chiếm 99,26% tổng sản lượng thủy sản của Long Xuyên thu được năm

2005 là 19.116 tấn).
Trong đó, tổng sản lượng cá tra nuôi ở ao, bè và đăng quầng lần lượt là 11.707;
1.442,5 và 5.825,5 tấn. Vì vậy, chúng ta có thể nói cá tra là đối tượng nuôi chủ lực của
ngư dân Long Xuyên.
Do trước đây, lợi nhuận thu được nghề cá tra, basa nuôi bè là rất cao so với lợi
nhuận thu được từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác (như trồng trọt, chăn nuôi,
…). Điều này đã dẫn đến sự bùng nổ số lượng bè và sản lượng cá một cách tự phát
không có sự hướng dẫn của các nhà quản lý và các nhà khoa học.
Từ nguyên nhân trên đã dẫn đến nguồn nước nuôi bò ô nhiễm trong quá trình
nuôi hay từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, nước thải sinh hoạt... Dần dần mô hình
này không còn đem lại hiệu quả kinh tế như mô hình nuôi ao và đăng quầng. Vì vậy,
trong vài năm qua, 2 mô hình nuôi cá tra ở ao và đăng quầng đã phát triển rất rõ nét và
dần chiếm được ưu thế trong khi mô hình nuôi bè đang giảm nhanh về số lượng cũng
như tỷ lệ chuyển sang nuôi các đối tượng khác (cá rô phi, cá chim trắng …) ngày càng
tăng dần.


- 12 -

200,000
180,000
160,000
140,000
120,000
100,000
80,000
60,000
40,000
20,000
-


Nuôi ao
Nuôi bè
Nuôi đăng quầng

1997

1999

2001

2003

2004

Thời gian (năm)

Biểu đồ 2.1

Sản lượng cá tra ở ba mô hình nuôi từ 1997 - 2004

( Nguồn: Huỳnh Phạm Việt Huy, 2004 )

III . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Thời Gian Và Đòa Điểm Nghiên Cứu


- 13 − Thời gian nghiên cứu: đề tài được tiến hành từ 25/02 /2006 đến 28/06/2006.

− Đòa điểm thực hiện đề tài: TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.
3.2

Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu

3.2.1

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1.1 Phương pháp điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra 15 hộ nuôi cá tra đăng quầng và 20 hộ nuôi cá tra sạch
trong ao bằng những phương pháp sau:

Thu thập số liệu thứ cấp: các số liệu thứ cấp được thu từ các cơ quan ban
ngành có liên quan (Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang, Chi Cục Thuỷ Sản, Cục Thống
Kê, Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn An Giang, Hiệp Hội Nghề Nuôi & Chế
Biến Thủy Sản An Giang (AFA)), các tài liệu báo cáo khoa học và các kết quả nghiên
cứu có liên quan trước đây.

Thu thập số liệu sơ cấp: các số liệu sơ cấp thu được từ kết quả phỏng
vấn trực tiếp cá nhân bằng phương pháp thăm dò dư luận, kết hợp giữa quan sát và
khảo sát thực tế. Phiếu điều tra được sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp được thiết kế
và chuẩn bò sẵn để thuận lợi cho việc phỏng vấn, bao gồm:
ƒ Phiếu điều tra các hộ nuôi cá tra đăng quầng ở Thành Phố Long Xuyên, tỉnh
An Giang.
ƒ Phiếu điều tra các hộ nuôi cá tra sạch trong ao ở Thành Phố Long Xuyên,
tỉnh An Giang.
3.2.1.2

Phương pháp xử lí số liệu


Sửû dụng phương pháp thống kê mô tả, áp dụng phần mềm Excel để xử lý và
phân tích các số liệu, tính các chỉ số trung bình (Mean), số lớn nhất (Max), số nhỏ nhất
(Min), … của các chỉ tiêu về sự đầu tư cho sản xuất của các hộ nuôi, tính toán về lợi
nhuận, thu nhập của người nuôi.

3.2.2

Nội dung nghiên cứu

− Tìm hiểu về hiện trạng kinh tế – xã hội của các hộ nuôi cá tra. Nghề nuôi cá
tra đăng quầng, nuôi cá tra sạch trong ao tại thành phố Long Xuyên, An Giang có mang
lại thu nhập ổn đònh cho người nuôi hay chưa.
− Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá tra đăng quầng, mô hình nuôi cá
tra sạch trong ao.


- 14 − Khảo sát trình độ quản lý của nông hộ, mức độ thực hiện chương trình nuôi cá
tra sạch theo tiêu chuẩn SQF 1000 CM.
− Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn mà người nuôi gặp phải trong quá trình
sản xuất.


- 15 -

Tỉ lệ 1:100000

Hình 3.1 Bản đồ hành chính thành phố Long Xuyên
(Nguồn: Dư Đòa Chí An Giang, 2003)


IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1

Tình Hình Kinh Tế – Xã Hội

4.1.1

Tuổi của các ngư hộ nuôi cá

Trong khía cạnh kinh tế – xã hội thì tuổi đời càng cao cho thấy người nuôi cá đã
tích lũy một bề dày kinh nghiệm nhất đònh trong nghề. Những kinh nghiệm này được
đúc kết từ quá trình sản xuất thực tế lâu dài, từ những khó khăn mà người nuôi gặp phải
trong thời gian nuôi; Từ đó phần nào đã hình thành trong bản thân mỗi người nuôi một
khả năng ứng phó nhất đònh trong hoàn cảnh xảy ra các sự cố về: mùa vụ, con giống,
quản lý thức ăn, xử lý dòch bệnh, thời điểm đánh bắt …
Bảng 4.1 Tuổi của các ngư hộ nuôi cá
Nuôi đăng quầng

Nuôi ao


×